MỞ ĐẦU . 1
Chương 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ DÂN CHỦ VÀ VAI TRÒ CỦA MẶT
TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM TRONG VIỆC THỰC HIỆN QUY CHẾ
DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ. 9
1.1. Một số khái niệm liên quan đến “Dân chủ” và “Dân chủ Xã hội chủ
nghĩa” . 9
1.2. Nội dung, đặc điểm của Quy chế dân chủ cơ sở của Việt Nam . 15
1.3. Vai trò của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong việc thực hiện quy
chế dân chủ ở cơ sở. 18
Chương 2: THỰC TRẠNG VAI TRÒ CỦA ỦY BAN MẶT TRẬN TỔ
QUỐC VIỆT NAM QUẬN PHÚ NHUẬN, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH TRONG VIỆC THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ. 23
2.1. Khái quát về điều kiện kinh tế - xã hội của quận Phú Nhuận, Thành phố
Hồ Chí Minh. 23
2.2. Thực trạng thực hiện vai trò của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận
Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh trong việc thực hiện quy chế dân chủ ở
cơ sở . 27
2.3. Những thành tựu, khó khăn, hạn chế của việc UBMTTQ tham gia thực hiện
dân chủ trong thời gian qua . 44
Chương 3: PHưƠNG HưỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CƠ BẢN
NHẰM PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA ỦY BAN MẶT TRẬN TỔ QUỐC
VIỆT NAM QUẬN PHÚ NHUẬN, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRONG VIỆC THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ . 53
3.1. Phương hướng cơ bản phát huy vai trò của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam quận Phú Nhuận trong việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở . 53
85 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 17/03/2022 | Lượt xem: 487 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Vai trò của ủy ban mặt trận tổ quốc Việt Nam quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh trong việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ác khoản
vận động trong dân; các ý kiến góp ý, phản ánh đều được ghi nhận vào sổ
biên bản Tổ dân phố, sau đó được UBND phường trả lời bằng văn bản và
UBMMTQ phường giám sát việc trả lời của UBND. Tỷ lệ hộ nhân dân tham
gia sinh hoạt bình quân đạt 70%.
Với chức năng của mình, UBMTTQ quận Phú Nhuận giám sát Ủy ban
nhân dân các phường về việc duy trì vận hành có hiệu quả Hệ thống quản lý
chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008 như niêm yết công
khai đầy đủ các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết với quy trình,
thành phần hồ sơ, thời hạn giải quyết cùng các khoản phí, lệ phí (nếu có) tại
vị trí thuận tiện cho các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân theo dõi, thực hiện.
33
Tổ chức kiểm tra và tập huấn bổ sung việc vận hành hệ thống quản lý chất
lượng theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008, thường xuyên tham
khảo ý kiến của khách hàng thông qua phiếu khảo sát ý kiến đối với sự phục
vụ của Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả trong giải quyết thủ tục hành chính
nhằm kịp thời chấn chỉnh những hạn chế, thiếu sót, nâng cao mức độ hài lòng
của tổ chức, cá nhân. Qua kết quả khảo sát từng năm, hầu hết người dân đều
đánh giá cao công tác cải cách hành chính và thái độ niềm nở, nhiệt tình của
đội ngũ cán bộ, công chức. Giám sát công tác giải quyết đơn thư kiến nghị,
tranh chấp, khiếu nại, tố cáo của công dân được thực hiện kịp thời, nghiêm
túc. Ủy ban nhân dân các phường duy trì lịch tiếp công dân thường xuyên
của lãnh đạo, qua đó lắng nghe, tiếp nhận và giải quyết kịp thời không để xảy
ra tình trạng kéo dài và khiếu nại tập thể.
UBMTTQ Quận chủ động thực hiện giám sát việc công khai, minh bạch
các nguồn thu trong dân; các chế độ chính sách có liên quan đến đối tượng hộ
nghèo, diện hưu trí và kết quả bình xét hộ nghèo, hộ cận ngh o hàng năm;
công khai rộng rãi về các dự án, công trình mở rộng, nâng cấp hẻm, tiến độ
thực hiện, phương thức hỗ trợ, bồi thường; công khai danh sách và quy trình
xét, tuyển chọn công dân thi hành nghĩa vụ quân sự hàng năm. Các chủ
trương, chính sách cho vay vốn để phát triển sản xuất, buôn bán thuộc chương
trình giảm nghèo-tăng hộ khá; chương trình sửa chữa, chống dột, xây dựng
nhà tình nghĩa, nhà tình thương cho diện chính sách, hộ ngh o cũng được
bình xét công khai từ tổ dân phố và đề xuất Ủy ban nhân dân và Ban thường
trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phường xem xét, giải quyết.
Ngoài ra, UBMTTQ Quận còn phối hợp với Hội đồng phối hợp phổ biến,
giáo dục pháp luật quận và Ủy ban nhân dân 15 phường đã tuyên truyền miệng
1.968 cuộc với hơn 500 lượt văn bản quy phạm pháp luật cho 167.220 người
tham dự là cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, sinh viên, học sinh và
34
nhân dân trên địa bàn quận; trong đó, tập trung tuyên truyền các văn bản quy
phạm pháp luật có liên quan mật thiết đến đời sống người dân để nâng cao kiến
thức pháp luật, làm tiền đề cho việc phát huy dân chủ tại địa phương.
2.2.2.2. Những nội dung nhân dân bàn và quyết định
Liên quan đến những nội dung nhân dân bàn và quyết định, UBMTTQ
quận Phú Nhuận đã phát huy vai trò của mình trong việc phối hợp với chính
quyền các cấp trong việc động viên, hướng dẫn nhận dân thể hiện trách nhiệm
“bàn và quyết định” của mình cụ thể như : Ðối với các khoản thu theo Pháp
lệnh như Quỹ phòng chống lụt bão, phường thực hiện thu đủ và đúng đối
tượng theo quy định. Đối với các khoản thu vận động ủng hộ các quỹ phong
trào theo phát động của thành phố và quận như quỹ “Xã hội”, quỹ “Vì người
ngh o”, quỹ “Vì Trường Sa thân yêu – Vì tuyến đầu Tổ quốc” (nay là quỹ “Vì
biển đảo quê hương - Vì tuyến đầu Tổ quốc”) hay các quỹ của địa phương
như quỹ “quốc phòng-an ninh”, quỹ “Tuổi thơ”, quỹ “Xóa đói, giảm ngh o”,
quỹ “Đền ơn đáp nghĩa”, quỹ học bổng Nguyễn Thị Minh Khai ... đều được
UBND phường đưa ra lấy ý kiến, thống nhất mức đóng trên cơ sở đồng thuận,
nhất trí của các hộ dân.Việc thực hiện các công trình nâng cấp, mở rộng hẻm
theo phương thức “Nhà nước và nhân dân cùng làm” đều được đưa ra tham
khảo và lấy ý kiến của người dân đi đến thống nhất trước khi triển khai thực
hiện đã được nhân dân đồng tình ủng hộ. Trong suốt những năm qua, Ủy ban
nhân dân các phường đã vận động nhân dân và các doanh nghiệp trên địa bàn
tích cực ủng hộ đóng góp 18.253.851.000 đồng, hiến 12.925,45 m2 đất để
thực hiện 168 công trình công cộng và ủng hộ 7.389.041.000 đồng thực hiện
các công trình khác phục vụ dân sinh; đóng góp 31.304.201.000 đồng vào các
nguồn quỹ phục vụ chương trình an sinh xã hội của địa phương; cùng với Ủy
ban nhân dân quận đã vận động nhân dân và doanh nghiệp đóng góp quỹ Xã
hội quận trong các cuộc đi bộ đồng hành vì người nghèo từ năm 2008 đến nay
35
là 22.572.583.000 đồng (đóng góp trực tiếp tại Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam quận).
UBMTTQ quận đề nghị UBMTTQ phường cùng với UBND các phường
tổ chức lấy ý kiến nhân dân về danh sách các hộ nghèo cần được giúp đỡ,
thảo luận đóng góp thực hiện chương trình “Giảm nghèo - Tăng hộ khá” của
địa phương; thực hiện việc đăng ký gia đình văn hóa, khu phố văn hóa, tổ dân
phố văn minh nghĩa tình trong phong trào “ Toàn dân đoàn kết xây dựng đời
sống văn hóa”, tất cả những việc làm đó đã nhận được sự ủng hộ nhiệt tình
của người dân. Trong những năm qua, trên cơ sở khảo sát của Ủy ban nhân
dân và Ban vận động Vì người nghèo quận cùng với các phường (UBMTTQ
là trưởng ban vận động Vì người nghèo) và kết quả lấy ý kiến biểu quyết đề
xuất của các hộ nhân dân, đã thực hiện xây dựng mới, sửa chữa, chống dột
541 căn nhà tình nghĩa, nhà tình thương với tổng số tiền 9.577.093.000 đồng
theo đúng trình tự, thủ tục.
UBND các phường đã chủ động phối hợp UBMMTQ các phường tổ
chức 181 buổi hội nghị đối thoại trực tiếp giữa lãnh đạo UBND phường với
nhân dân (có 14.153 lượt người tham dự) để kịp thời nắm bắt những vấn đề
bức xúc, phản ánh tâm tư, nguyện vọng của người dân; trao đổi bàn bạc thống
nhất giải pháp xử lý các vụ việc trên tinh thần công khai, dân chủ thật sự; qua
đó đã tạo được sự đồng thuận cao trong biện pháp, cách làm giữa chính quyền
và nhân dân, là điều kiện thuận lợi trong quá trình triển khai tổ chức thực
hiện. Đồng thời, thông qua các buổi tiếp công dân, hòm thư góp ý, sổ tiếp
nhận ý kiến công dân và phiếu tham gia khảo sát, thăm dò ý kiến khách hàng,
các buổi giao ban với Ban điều hành khu phố, tổ dân phố, Ủy ban nhân dân
các phường đã ghi nhận và giải quyết các ý kiến đóng góp của người dân về
dự thảo chương trình liên quan đến phát triển kinh tế - xã hội, các chương
trình, dự án nâng cấp và mở rộng hẻm trên địa bàn, xem xét giải quyết kiến
36
nghị về quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người dân liên quan đến
phương án đền bù, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng.
Hàng năm, Ủy ban nhân dân các phường đều xây dựng kế hoạch và triển
khai đến Ban điều hành Tổ dân phố tổ chức Hội nghị nhân dân định kỳ 6
tháng/lần. Tại Hội nghị, UBMTTQ cùng với nhân dân tham dự và đã thảo
luận, bàn bạc, thống nhất biểu quyết những vấn đề có liên quan đến đời sống
hàng ngày như việc đề ra Quy ước Tổ dân phố, việc lựa chọn người có trình
độ, uy tín để tham gia Ban điều hành khu phố, Tổ dân phố, Ban Thanh tra
nhân dân, Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng, việc thực hiện những công
trình phúc lợi tại địa bàn dân cư. Ủy ban nhân dân các phường đều có phân
công cán bộ, công chức cùng tham dự sinh hoạt với Tổ dân phố để nắm bắt
tâm tư, nguyện vọng, kiến nghị của nhân dân và kịp thời phản ánh, đề xuất
lãnh đạo giải quyết hợp tình, hợp lý trên cơ sở tuân thủ những quy định của
pháp luật. Bên cạnh đó không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động của Ban
Thanh tra nhân dân, Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng để tăng cường và
phát huy vai trò dân chủ cơ sở.
Ủy ban nhân dân quận thường xuyên quan tâm chỉ đạo các đơn vị cơ sở
gắn việc thực hiện quy chế dân chủ với thực hiện các nhiệm vụ chính trị tại
địa phương, đơn vị...thông qua việc giám sát tuyên truyền của UBMTTQ Việt
Nam quận. Cấp ủy các chi, đảng bộ quan tâm lãnh đạo, quán triệt và triển
khai kế hoạch thực hiện quy chế dân chủ đến cán bộ, đảng viên, công chức,
viên chức bảo đảm thực hiện dân chủ trong quan hệ và giải quyết công việc
với công dân; thực hiện quy định công tác tiếp công dân, phát huy dân chủ để
người dân tham gia góp ý với đảng, với chính quyền, đoàn thể, đề xuất những
chủ trương, giải pháp thực hiện nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước
liên quan đến công tác quản lý nhà nước trên các lĩnh vực tại địa phương.
37
Thông qua các buổi họp giao ban định kỳ hay Hội nghị nhân dân, Ban
điều hành khu phố, tổ dân phố tổ chức lấy ý kiến góp ý, thống nhất của nhân
dân như việc lập danh sách các hộ nghèo cần được giúp đỡ; xây dựng, sửa
chữa, chống dột nhà tình thương; thảo luận đóng góp thực hiện chương trình
mục tiêu “3 giảm” (tội phạm, mại dâm, ma túy); thực hiện việc đăng ký, bình
xét gia đình văn hóa, khu dân cư tiên tiến, văn hóa trong phong trào “Toàn
dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư"; việc thực hiện những
công trình phúc lợi công cộng, thảo luận cách thực thực hiện và mức đóng
góp các công trình "Nhà nước và nhân dân cùng làm" tất cả những việc làm
đó đã nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của người dân, phát huy vai trò làm chủ
của người dân trong việc tham gia thảo luận, quyết định những chủ trương,
chính sách liên quan thiết thực đến cuộc sống hàng ngày. Ủy ban nhân dân,
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc quận và các phường đã tập trung xem xét, giải quyết
kịp thời, đúng pháp luật, đúng thời gian và trình tự quy định đối với những
vấn đề nhân dân bàn, bỏ phiếu để cấp có thẩm quyền quyết định. Ban điều
hành khu phố, tổ dân phố và Ban công tác Mặt trận đã duy trì tổ chức thực
hiện có hiệu quả những vấn đề do nhân dân bàn và quyết định trực tiếp.
Từ khi Pháp lệnh 34/2007/PL-UBTVQH11 có hiệu lực thi hành đến nay,
nhân dân ngày càng ý thức hơn vai trò làm chủ của mình trong việc thực hiện
các vấn đề liên quan đến đời sống tại địa phương. Vì thế, thông qua các buổi
tiếp dân, hộp thư góp ý, sổ tiếp nhận ý kiến người dân và phiếu tham gia khảo
sát, thăm dò ý kiến khách hàng, các buổi sinh hoạt tổ dân phố hoặc khi địa
phương tổ chức lấy ý kiến đóng góp của người dân về dự thảo chương trình,
kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm, về bảng giá đất và quy hoạch,
kế hoạch triển khai các chương trình dự án nâng cấp và mở rộng hẻm trên địa
bàn, phương án đền bù, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng, góp ý về tình hình trật tự
an toàn giao thông, tình hình vệ sinh môi trường, mỹ quan đô thị, an ninh trật
38
tự trên địa bàn quận.. thì người dân tham gia đóng góp, thảo luận rất sôi nổi,
quyết định với tinh thần trách nhiệm cao. Cán bộ, đảng viên, công chức trong
toàn bộ hệ thống chính trị ở cơ sở đã nhận thức sâu sắc hơn về quyền làm chủ
và vai trò của nhân dân trong sự nghiệp đổi mới. Trong hoạt động, chính
quyền cơ sở đã chủ động, tích cực hơn trong việc đối thoại và lắng nghe ý
kiến, kiến nghị của nhân dân.
Nhân dân được tham gia giám sát việc quản lý quy hoạch sử dụng đất
đai, về triển khai các dự án, chế độ chính sách đền bù giải phóng mặt bằng,
chế độ quản lý tài chính, quyết toán thu chi ngân sách, các khoản đóng góp
của nhân dân để xây dựng cơ sở hạ tầng của địa phương... Nhờ đó quyền dân
chủ được phát huy, ý thức trách nhiệm và tinh thần làm chủ của nhân dân
được nâng lên, việc huy động sức dân để đầu tư phát triển kinh tế, xây dựng
cơ sở hạ tầng, chỉnh trang đô thị được triển khai thuận lợi, công tác quản lý tài
chính, nguồn vốn trong xây dựng cơ sở hạ tầng ở các phường chặt chẽ hơn,
mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân được giải quyết từ cơ sở, tình hình an ninh
trật tự được giữ vững, mối quan hệ nhân dân với Đảng, chính quyền và các
đoàn thể ngày càng được củng cố bền chặt hơn, góp phần đẩy mạnh sự nghiệp
phát triển kinh tế - xã hội, công nghiệp hóa, hiện đại hóa của quận.
2.2.2.3. Những việc nhân dân giám sát, kiểm tra
Nhằm tạo điều kiện để người dân thực hiện vai trò giám sát, kiểm tra, các
phường đều thực hiện việc báo cáo kết quả hoạt động định kỳ của chính quyền địa
phương, xây dựng phương hướng, nhiệm vụ bằng văn bản gửi đến các ban, ngành,
đoàn thể, Ban điều hành khu phố, tổ dân phố để thông báo đến đoàn viên, hội viên
và nhân dân hoặc thông tin qua các cuộc họp giao ban định kỳ với Mặt trận Tổ
quốc, các đòan thể và Ban điều hành khu phố, tổ dân phố ... Hình thức giám sát
trực tiếp, gián tiếp thông qua các tổ chức đại diện cho mình trong thời gian
qua của người dân đã có những chuyển biến tích cực hơn như mạnh dạn góp ý
39
kiểm điểm Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND; thành lập, tham gia các tổ giám sát
đầu tư cộng đồng ở tất các các công trình; thông qua MTTQ và các đoàn thể
góp ý xây dựng chính quyền v.v...
Trong điều kiện thực hiện thí điểm mô hình không tổ chức Hội đồng
nhân dân quận, huyện, phường trên địa bàn Thành phố, vai trò của Mặt trận
Tổ quốc, các đoàn thể chính trị-xã hội đại diện cho quyền lợi, tiếng nói của cử
tri, đoàn viên, hội viên được quan tâm đẩy mạnh, phát huy. Thông qua các
buổi họp, sinh hoạt của các tổ chức, các phản ánh, kiến nghị được Mặt trận Tổ
quốc tập hợp thành văn bản gửi đến chính quyền và các cơ quan chức năng có
liên quan để được xem xét giải quyết kịp thời. Mặt trận Tổ quốc và các đoàn
thể đã phối hợp với Hội đồng phối hợp tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp
luật thực hiện tốt công tác tuyên truyền cho cán bộ, công chức và nhân dân
nâng cao hiểu biết pháp luật để có thể tự bảo vệ quyền lợi chính đáng, hợp
pháp của mình. Việc tổ chức hội nghị nhân dân, lấy phiếu tín nhiệm đối với
cán bộ chủ chốt (Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân và Chủ tịch, Phó
Chủ tịch Ủy ban nhân dân) đã được Ủy ban Mặt trận Tổ quốc 15 phường tổ
chức theo đúng trình tự, thủ tục và kế hoạch đã đề ra. Có 42 người được tổ
chức kiểm điểm góp ý, trong đó có 29 người được lấy phiếu tín nhiệm. Kết
quả, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các phường đều đạt từ 80% trở lên (trong đó
có 02 phường đạt 100%), Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân các phường đạt 75%
trở lên (trong đó có 02 phường đạt 100%).
Nhìn chung, thông qua việc tổ chức hội nghị nhân dân, lấy phiếu tín
nhiệm đối với cán bộ chủ chốt tại phường, nhân dân đã tích cực tham gia góp
ý, phát biểu thẳng thắn, chân tình, khách quan với tinh thần xây dựng đã góp
phần tích cực trong việc xây dựng đội ngũ cán bộ chính quyền ở cơ sở ngày
càng trong sạch, có đủ phẩm chất đạo đức và năng lực để hoàn thành nhiệm
vụ được giao.
40
Thực hiện Quy chế “MTTQ Việt Nam giám sát cán bộ, công chức, đảng
viên ở khu dân cư” tại 15 phường; kết quả bước đầu được sự đồng thuận cao
trong cán bộ, công chức, đảng viên và nhân dân trên địa bàn quận, có những
tác động không nhỏ đến ý thức tự giác chấp hành đường lối, chính sách của
Đảng, pháp luật của Nhà nước, phẩm chất đạo đức cũng như tinh thần trách
nhiệm, phục vụ nhân dân của đội ngũ cán bộ, công chức và đảng viên; từ đó
nâng cao hiệu quả công tác cải cách hành chính, góp phần tích cực trong việc
khắc phục tệ quan liêu cửa quyền, ngăn ngừa tham nhũng.
Thực hiện Công văn số 2525/UBND-VX ngày 12 tháng 5 năm 2015 của
Ủy ban nhân dân Thành phố về giới thiệu cán bộ, công chức (chưa là đảng
viên) về Ủy ban Mặt trận Tổ quốc nơi cư trú để thực hiện giám sát, Ban
thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc 15 phường đã nhận xét việc chấp hành
chủ trương, chính sách, pháp luật, về đạo đức, lối sống, mối quan hệ đoàn kết
tại nơi cư trú của 350 cán bộ, công chức (trong đó có 149 cán bộ, công chức
cấp Sở, ngành và 201 cán bộ, công chức cấp quận, huyện).
Mặt trận các cấp thực hiện tốt chức năng giám sát việc chấp hành chủ
trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong việc tổ chức bầu cử đại biểu
Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 – 2021 với
các nội dung : Giám sát hoạt động của các tổ chức phụ trách bầu cử, Giám sát
việc giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân
và thủ tục, hồ sơ ứng cử; Giám sát việc tổ chức lấy ý kiến cử tri nơi cư trú đối
với người ứng cử; Giám sát việc lập danh sách cử tri và việc giải quyết khiếu
nại, tố cáo về danh sách cử tri; Giám sát việc niêm yết danh sách những người
ứng cử; việc xóa tên người trong danh sách ứng cử đại biểu Quốc hội, đại
biểu Hội đồng nhân dân các cấp..
Việc thực hiện Quy chế phối hợp hoạt động giữa Ban Thường trực Uỷ ban
MTTQ với UBND quận và các phường đều thực hiện tốt, hàng năm đều có tổ
41
chức kiểm điểm, sơ kết rút kinh nghiệm; đồng thời thường xuyên sửa đổi, bổ
sung những nội dung mới phù hợp với thực tiễn đặt ra nhất là những nội dung,
lĩnh vực liên quan đến người dân nhằm từng bước nâng cao chất lượng và
hiệu quả công tác phối hợp. Mặt trận chủ động phối hợp với UBND tổ chức tốt
các cuộc tiếp xúc cử tri vơi Đại biểu Quốc hội, Đại biểu HĐND thành phố trước
và sau các kỳ họp tạo điều kiện cho người dân trực tiếp đề đạt nguyện vọng cũng
như những vấn đề xã hội quan tâm, đồng thời phát huy tốt vai trò giám sát của
nhân dân đối với các đại biểu. Các ý kiến, kiến nghị của cử tri được UBND quận
xem xét giải quyết thoả đáng.
Hệ thống MTTQ quận đã phối hợp với Ủy ban nhân dân cùng cấp tổ
chức tiếp xúc – đối thoại với nhân dân để chính quyền kịp thời giải quyết các
ý kiến kiến nghị, các bức xúc và nguyện vọng chính đáng của người dân, đã
tổ chức 50 cuộc tiếp xúc đối thoại tại cấp quận và phường, liên quan đến các
lĩnh vực: Tình trạng ngập nước tại khu dân cư, công tác quy hoạch bồi thường
giải phóng mặt bằng và đầu tư xây dựng cơ bản, công tác công khai minh
bạch các khoản thu chi trong dân, công trình công cộng - mở rộng hẻm, đảm
bảo an toàn giao thông,công tác phòng chống tội phạm và công tác cải cách
hành chính, tranh chấp nhà đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử sụng nhà đất,
quyền sở hữu nhà và tài sản khác gắn liền trên đất. Qua tiếp xúc đối thoại,
chính quyền các cấp đã nghiêm túc tiếp thu những ý kiến kiến nghị của nhân
dân thuộc thẩm quyền, giải thích các chủ trương của nhà nước.
UBMTTQ quận Phú Nhuận còn chủ động xây dựng kế hoạch phối hợp
với các ngành tổ chức giám sát việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở theo
Pháp lệnh số 34 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, giám sát việc tiếp công dân
giải quyết đơn thư khiếu nại, tranh chấp tại UBND 15 phường, giám sát thi
hành pháp luật đối với các cơ quan chức năng trên các lĩnh vực như: cải cách
hành chánh, công tác phòng chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm chống
42
lãng phí; chính sách về tôn giáo, vệ sinh môi trường, hoạt động về lĩnh vực
giáo dục Giám sát việc thực hiện chương trình hành động của các đại biểu
Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp khi tham gia ứng cử, giám sát việc
thực hiện nhiệm vụ của người đại biểu do nhân dân bầu, thông qua các hoạt
động trong kỳ họp và tiếp xúc với cử tri giám sát việc tiếp nhận và trả lời
những phản ánh, kiến nghị của cử tri; phối hợp với Tổ đại biểu Hội đồng nhân
dân thành phố tiếp công dân giải quyết khiếu nại, kiến nghị của công dân kết
quả đã tiếp 4 vụ liên quan đến khiếu nại của cử tri. Tổ chức tiếp nhận 32 đơn
(bao gồm đơn kiến nghị và đơn khiếu nại) của người dân gửi đến UB.MTTQ
quận và đã được chuyển đến các cơ quan chức năng, UBND quận giải quyết
theo thẩm quyền, kết quả đã được các cơ quan chức năng phản hồi kết quả
giải quyết đến UB.MTTQ quận đạt kết quả 100 % số đơn đã chuyển, trong
năm 2012 tiếp nhận đơn kiến nghị của 11 hộ dân cư ngụ tại hẻm 282 đường
Nguyễn Trọng Tuyển phường 10 mua nhà của Cty Cổ phần Địa ốc Sài Gòn
hơn 10 năm nhưng chưa được cấp chủ quyền, nguyên nhân do Cty chưa thực
hiện nghĩa vụ nộp bổ sung số tiền 5 tỷ truy thu tiền chênh lệch bán nhà xưởng
theo kết luận của Thanh tra thành phố. Ban Thường trực UB.MTTQ quận
phối hợp cùng Tổ Đại biểu HĐND thành phố - Đơn vị số 21 tiếp xúc với đại
diện các hộ dân, đồng thời có văn bản kiến nghị về UBMTTQ thành phố. Kết
quả đã được đ/c Lê Hoàng Quân – Chủ tịch UBND thành phố tổ chức cuộc
họp để chỉ đạo tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn. Đến nay các hộ đã được
hướng dẫn làm thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử
dụng đất tại UBND quận.
UBMTTQ quận Phú Nhuận và phường phối hợp với HĐND quận và
phường giám sát, kiểm tra tình hình thực hiện chính sách, pháp luật trong công tác
quản lý, sử dụng lòng lề đường, vỉa h trên địa bàn quận, phường của UBND quận
và phường như sau: Với các đợt liểm tra, xử lý, các ngành chức năng của quận
43
và Ủy ban nhân dân các phường đã tăng cường kiểm tra, xử lý các hành vi vi
phạm về lấn chiếm lòng lề đường, vỉa hè. Tình hình trật tự lòng lề đường trên
địa bàn đã có nhiều chuyển biến tích cực, một số tuyến đường chính cơ bản
được thông thoáng góp phần xây dựng mỹ quan đô thị trên địa bàn quận như
Nguyễn Văn Trỗi, Phan Xích Long, Phan Đình Phùng, Phan Đăng Lưu,
Hoàng Văn Thụ, Hồ Văn Huêbên cạnh đó Ủy ban nhân dân quận có văn
bản đề xuất UBND thành phố xem xét sửa đổi, bổ sung Quyết định số
74/2008/QĐ-UBND ngày 23/10/2008 của Ủy ban nhân dân thành phố về ban
hành quy định quản lý sử dụng lòng đường, vỉa h trên địa bàn thành phố Hồ
Chí Minh (văn bản số 168/UBND ngày 17/3/2017) như : đề xuất cấm đỗ xe
tại các tuyến đường khu dân cư Rạch Miễu, phường 2, phường 7 (trừ tuyến
đường Hoa Phượng); đỗ xe có thu phí tại tuyến đường Hoa Phượng, phường 2
(từ đường Phan Xích Long đến đường Trường Sa); đỗ xe 01 chiều bên phía
tiếp giáp với công viên Gia Định đối với tuyến đường Đặng Văn Sâm,
phường 9 (đoạn từ đường Nguyễn Kiệm đến đường Hoàng Minh Giám) và
khu vực xung quanh chung cư 43 Hồ Văn Huê, phường 9. Triển khai kẻ vạch
sơn vỉa h đủ điều kiện phục vụ cho nhu cầu để xe hai bánh tự quản tại các
tuyến đường : Phan Xích Long (phường 1,2,7); Hồ Văn Huê (phường 9); Trần
Huy Liệu (phường 8,15); Lê Văn Sỹ (phường 10, 11, 13, 14) và trước bệnh
viện Hoàn Mỹ (đường Phan Xích Long, phường 1). Hiện nay, quận đang khảo
sát để cho kẻ vạch sơn đối với vuiả hè tuyến đường Trường Sa có chiều rộng
từ 3m trở lên. Đồng thời, Ủy ban nhân dân quận đang xem xét phương án cải
tạo, nâng cấp bãi giữ xe Nhà thi đấu Rạch Miễu để tăng hiệu quả khai thác, sử
dụng nhằm giải quyết tình trạng thiếu chỗ đỗ xe ô tô, xe gắn máy, từng bước
giải quyết nhu cầu dừng, đỗ xe tại khu vực này.
Thông qua giám sát của UBMMTQ và HĐND, nhận thấy Ủy ban nhân
dân quận nghiêm túc triển khai, chỉ đạo các ngành chức năng, các phòng ban
44
chuyên môn và UBND 15 phường thực hiện tốt tình hình thực hiện chính
sách, pháp luật trong công tác quản lý, sử dụng lòng lề đường, vỉa h trên địa
bàn, được cả hệ thống chính trị, người dân đồng tình hưởng ứng thực hiện và
chấp hành lòng đường, vỉa h , qua đó xây dựng nếp sống văn minh mỹ quan
đô tị. Đa số UBND các phường đã chủ động, tích cực tăng cường công tác
kiểm tra xử lý trật tự lòng lề đường trên địa bàn.
2.3. Những thành tựu, khó khăn, hạn chế của việc UBMTTQ tham
gia thực hiện dân chủ trong thời gian qua
2.3.1. Những thành tựu của UBMTTQVN quận Phú Nhuận trong việc tổ
chức, triển khai thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở :
Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của mình, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và
các đoàn thể chính trị - xã hội thành viên đã phối hợp chặt chẽ với chính quyền
để tuyên truyền, phổ biến rộng rãi trong đoàn viên, hội viên và nhân dân những
chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước về xây
dựng và thực hiện quy chế dân chủ bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú,
phù hợp với từng đối tượng; quan tâm phát huy vai trò các chức sắc tôn giáo,
người có uy tín trong cộng đồng dân cư, nhằm thông qua các vị này tuyên
truyền, phổ biến việc thực hiện quy chế dân chủ trong các tầng lớp nhân dân;
chủ động lồng ghép nội dung các phong trào, các cuộc vận động của Mặt trận Tổ
quốc vào các nội dung thực hiện quy chế dân chủ; tích cực tham gia vào việc bầu
cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân, bầu Ban điều hành khu phố,
tổ dân phố; vận động nhân dân tham gia xây dựng quy ước ở khu dân cư. Bên
cạnh đó, Mặt trận Tổ quốc cũng đẩy mạnh các hoạt động giám sát và vận động
nhân dân giám sát việc thực hiện quy chế dân chủ thông qua các hình thức như:
củng cố, kiện toàn tổ chức và hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân, Ban Giám
sát đầu tư của cộng đồng; tham gia công tác tiếp dân và xử lý đơn thư khiếu nại,
tố cáo của công dân; tham gia các buổi tiếp xúc cử tri để giám sát hoạt động của
45
chính quyền và đội ngũ cán bộ, công chức; tham gia phản biện xã hội, góp ý xây
dựng Đảng, xây dựng chính quyền theo Quyết định số 217-QĐ/TW và Quyết
định số 218-QĐ-TW ngày 12 tháng 12 năm 2013 của Bộ Chính trị (khóa XI).
Ban Thường trực Ủy ban MTTQVN quận được cơ cấu tham gia Ban chỉ
đạo, Tổ chuyên viên tham mưu thực hiện quy chế dân chủ cơ sở quận, đã phát
huy tích cực vai trò tham mưu, chỉ đạo thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở
theo Pháp lệnh 34:
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_vai_tro_cua_uy_ban_mat_tran_to_quoc_viet_nam_quan_p.pdf