Luận văn Vai trò người bào chữa trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh

MỞ ĐẦU .1

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ PHÁP LUẬT VỀ VAI

TRÒ NGƯỜI BÀO CHỮA TRONG GIAI ĐOẠN ĐIỀU TRA VỤ ÁN HÌNH

SỰ .9

1.1. Khái niệm người bào chữa.9

1.2. Vai trò của người bào chữa trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự .14

1.3. Lịch sử hình thành và phát triển địa vị pháp lý của người bào chữa trong tố

tụng hình sự Việt Nam .25

1.4. Những yếu tố tác động đến vai trò của người bào chữa trong giai đoạn điều

tra vụ án hình sự.26

Chương 2: THỰC TRẠNG VAI TRÒ CỦA NGƯỜI BÀO CHỮA TRONG

GIAI ĐOẠN ĐIỀU TRA VỤ ÁN HÌNH SỰ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ

MINH.30

2.1. Quy định của pháp luật tố tụng hình sự hiện hành về vai trò của người bào

chữa trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự.30

2.2. Thực tiễn thực hiện các quy định của pháp luật Tố tụng hình sự về vai trò

của người bào chữa trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự tại Thành phố Hồ Chí

Minh trong bốn năm ( 2015-2018). .31

2.3. Thực trạng tác động đến việc thực hiện quy định của pháp luật Tố tụng hình

sự về vai trò của người bào chữa trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự tại thành

pdf86 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 16/03/2022 | Lượt xem: 276 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Vai trò người bào chữa trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự Trong quan hệ pháp luật hình sự, mối quan hệ giữa một bên là người bị tình nghi phạm tội hay người bị buộc tội và một bên là đại diện các cơ quan tiến hành tố tụng, có nghĩa vụ chứng minh hành vi phạm tội của người bị tình nghi là có hành vi phạm tội, dành cho người bị buộc tội quyền tự bảo vệ mình, chứng minh mình vô tội trước các cáo buộc của các cơ quan tiến hành tố tụng. Thứ nhất, về chủ thể của quyền bào chữa : Theo quy định của Hiến pháp năm 2013, chủ thể của quyền bào chữa bao gồm: “Người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử”. Người bị buộc tội gồm “Người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo”. Chủ thể của quyền bào chữa gồm cả luật sư, trợ giúp viên pháp lý và những chủ thể khác được pháp luật quy định vì họ được thực hiện quyền bào chữa trong TTHS. Bộ luật TTHS 2015 khẳng định: “Người bào chữa là người được người bị buộc tội nhờ bào chữa hoặc cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng chỉ định và được cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng tiếp nhận việc đăng ký bào chữa”. Thứ hai, Hiến pháp năm 2013” Quyền bào chữa là một quyền đặc biệt của người bị buộc tội bảo vệ mình trước các hành vi của các cơ quan tiến hành tố 31 tụng trong quan hệ pháp luật hình sự”, nên quyền này phát sinh từ thời điểm quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân bị hạn chế bởi các hoạt động tố tụng và kết thúc khi có quyết định của cơ quan tiến hành tố tụng khẳng định người này có tội hoặc không có tội. Thứ ba, về nội dung của quyền bào chữa.Trong TTHS, quyền bào chữa luôn song hành với nguyên tắc suy đoán vô tội: “Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự luật định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật”. Nội dung của quyền bào chữa không phải là chống lại sự buộc tội mà phải khẳng định quyền bào chữa là quyền để chống lại sự vi phạm pháp luật của các chủ thể tiến hành tố tụng hay quyền buộc những chủ thể tiến hành tố tụng phải thực hiện đúng quy định của pháp luật. Hiến pháp 1946, 1959, 1980 đều xếp “Quyền” bào chữa trong chương về cơ quan Tư pháp. Hiến pháp năm 2013 mở rộng Quyền bào chữa đối với “Người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra... Đó là” Quyền cơ bản của công dân, quyền con người”. Thực hiện chiến lược cải cách tư pháp, nhiều văn bản luật ra đời nhằm tạo cơ chế pháp lý bảo đảm thực hiện quyền bào chữa như: Bộ luật Tố tụng hình sự, Luật Tổ chức Tòa án nhân dân, Luật Tổ chức Viện kiểm sát, Luật Luật sư, Luật Trợ giúp pháp lý... và nhiều văn bản dưới luật khác. 2.2. Thực tiễn thực hiện quy định của pháp luật về vai trò của người bào chữa trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự tại Thành phố Hồ Chí Minh . 32 2.2.1. Thực tiễn thực hiện việc bảo đảm quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự Những vi phạm trong bảo đảm quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, nhất là quyền được nhờ người khác bào chữa dẫn đến vi phạm thủ tục tố tụng hình sự như : Thứ nhất: Hiện nay, vai trò người bào chữa khi tham gia TTHS còn gặp khó khăn trong việc tiếp cận vụ án trong giai đoạn điều tra ngay từ đầu do sự chậm trễ về thủ tục cấp văn bản thông báo người bào chữa của CQĐT là vi phạm phổ biến. Vai trò người bào chữa trong giai đoạn điều tra với thực tiễn tại thành phố Hồ Chí Minh tập trung chủ yếu vai trò bào chữa là luật sư . Tuy nhiên còn gặp khó khăn trong việc tiếp xúc với người bị tạm giữ, bị can; có mặt trong các cuộc hỏi cung bị can, trong việc thu thập chứng cứ, việc nghiên cứu và ghi chép, sao chụp hồ sơ, tài liệu của vụ án. Thứ hai: Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát không yêu cầu cử luật sư cho bị can là người chưa thành niên; cho bị can bị khởi tố, truy tố về tội có khung hình phạt là 20 năm tù, tù chung thân, tử hình. Các quan niệm trên đều không chính xác. Theo quy định của pháp luật TTHS trước khi ban hành BLTTHS năm 1988, thì chỉ Tòa án mới phải có trách nhiệm chỉ định người bào chữa trong trường hợp bị can, bị cáo chưa thành niên, bị cáo có thể bị xử phạt tử hình. Vì thế, việc CQĐT, VKS không yêu cầu Đoàn luật sư phân công Văn phòng luật sư cử luật sư cho họ hoặc đề nghị Uỷ ban Mặt trận tổ quốc, tổ chức thành viên 33 của Uỷ ban cử luật sư cho thành viên của mình là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng. Thứ ba: Cơ quan điều tra từ chối yêu cầu cử luật sư không đúng pháp luật. Điều tra viên thuyết phục bị can, bị cáo lập biên bản từ chối luật sư trong một số trường hợp thuộc khoản 2 điều 77 BLTTHS. Nhiều trường hợp CQĐT không yêu cầu cử luật sư cho bị can là người chưa thành niên khi chỉ một mình người đó từ chối là không đúng pháp luật. Mặt khác,trường hợp người bị bắt, người bị tạm giữ, người bị tạm giam trong giai đoạn điều tra đề nghị từ chối người bào chữa do người thân thích của họ nhờ thì ĐTV phải cùng người bào chữa đó trực tiếp gặp người bị bắt, người bị tạm giữ, người bị tạm giam để xác nhận việc từ chối. 2.2.2. Thực trạng thực hiện thủ tục đăng ký bào chữa; cấp, gửi văn bản thông báo cho người bào chữa . Về xuất trình các loại giấy tờ: Khi thực hiện các quy định của Thông tư 70/2011/TT-BCA, luật sư thường phải xuất trình nhiều giấy tờ hơn so với quy định tại điều 78 BLTTHS 2015 như: Thẻ luật sư kèm theo bản sao có chứng thực; giấy yêu cầu luật sư của NBBT hoặc của người đại diện, người thân thích của NBBT. Cá biệt, CQĐT yêu cầu phải cung cấp giấy đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề, chứng minh thư nhân dân, căn cước công dân của người bào chữa . Đa số các Quận, Huyện, phòng CSĐT các tội phạm về trật tự xã hội, phòng CSĐT các tội phạm về kinh tế và chức vụ đồng ý giấy yêu cầu luật sư của người đại diện, người thân thích của NBBT có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về mối quan hệ của họ với NBBT (điểm b khoản 2 Điều 78 BLTTHS 2015), tuy nhiên 34 CSĐT công an huyện Cần Giờ, phòng CSĐT các tội phạm về ma túy không đồng ý xác nhận này và yêu cầu người thân thích của họ cung cấp bản chính hoặc bản sao có chứng thực về mối quan hệ của họ với NBBT. Yêu cầu xác nhận trên của CQĐT gây khó khăn cho người tham gia bào chữa phải đi lại nhiều lần. Về quy định thay đổi hoặc từ chối người bào chữa: Quy định thay đổi hoặc từ chối người bào chữa trong giai đoạn điều tra chưa thống nhất. Cơ quan điều tra cấp tỉnh, huyện thực hiện đúng, đầy đủ quy định khoản 2 điều 77 BLTTHS 2015: “Trường hợp người bị bắt, người bị tạm giữ; người bị tạm giam trong giai đoạn điều tra có đề nghị từ chối người bào chữa do người thân thích của họ nhờ thì Điều tra viên phải cùng người bào chữa đó trực tiếp gặp người bị bắt, người bị tạm giữ, người bị tạm giam để xác nhận việc từ chối”.Thực tiễn tại một số huyện (CQĐT Công an huyện Cần Giờ, Củ Chi) không thực hiện quy định này gây khó khăn cho luật sư khi thông báo bị can đã từ chối luật sư do người thân thích của họ nhờ nhưng ĐTV không cùng luật sư vào trại giam để xác nhận việc từ chối luật sư trong giai đoạn điều tra. Về vấn đề tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp thủ tục đăng ký bào chữa: Quy định tại điểm a, khoản 2 điều 5 Thông tư số 70/2011/TT-BCA quy định luật sư có thể nộp trực tiếp hoặc nộp qua đường bưu điện, hoặc đường công văn (bằng thư bảo đảm hoặc chuyển phát nhanh), nhưng thực tế trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy trên 95% số luật sư tham gia khảo sát chủ động nộp trực tiếp hồ sơ xin cấp văn bản thông báo người bào chữa tại các cơ quan tiến hành tố tụng và chưa đến 5% số luật sư nộp qua đường bưu điện. Theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 5 Thông tư số 70/2011/TT-BCA, 35 trường hợp người đề nghị cấp văn bản thông báo người bào chữa hoặc người thuộc tổ chức hành nghề luật sư nơi luật sư đề nghị cấp văn bản thông báo người bào chữa trực tiếp đến CQĐT đề nghị cấp văn bản thông báo người bào chữa và nộp các giấy tờ liên quan thì ĐTV, cán bộ được phân công tiếp nhận và kiểm tra, nếu thấy thiếu hoặc thủ tục chưa đúng thì hướng dẫn ngay cho họ sửa đổi, bổ sung. Nếu đủ các giấy tờ quy định thì viết giấy biên nhận đã nhận đủ hồ sơ đề nghị cấp văn bản thông báo người bào chữa, trong đó hẹn rõ thời gian đến nhận văn bản thông báo người bào chữa cho người đăng ký bào chữa hoặc văn bản từ chối. Tuy nhiên, luật sư cho biết ít khi hoặc không bao giờ được cấp văn bản thông báo người bào chữa đúng hạn hoặc vào thời điểm hẹn trả ghi trên giấy biên nhận. Về thời gian cấp văn bản thông báo người bào chữa: Người bào chữa khi tham gia tố tụng trong giai đoạn điều tra thì thời hạn được cấp văn bản thông báo người bào chữa là một nội dung cần làm rõ về mốc thời gian tiếp nhận. Thông tư 70/2011/TT-BCA thì thời gian bắt đầu xem xét cấp giấy chứng nhận người bào chữa/văn bản thông báo người bào chữa được tính từ thời điểm ĐTV, cán bộ được phân công tiếp nhận đầy đủ các giấy tờ liên quan đến việc bào chữa cho đến khi giao giấy chứng nhận người bào chữa/văn bản thông báo người bào chữa. Điều 78 BLTTHS (sửa đổi) quy định trong mọi trường hợp người bào chữa (luật sư, bào chữa viên nhân dân, trợ giúp viên pháp lý) phải đăng ký bào chữa. Khi đăng ký, người bào chữa xuất trình thẻ LS, các giấy tờ liên quan khác... kèm theo bản sao có chứng thực và giấy yêu cầu của người bị buộc tội, hoặc của người đại diện, hoặc của người thân thích của người bị buộc tội. Văn bản thông báo của cơ quan tố tụng cho người đăng ký bào chữa không phải là thủ tục hành 36 chính mà là nghĩa vụ của cơ quan tố tụng. Cơ quan tố tụng có nghĩa vụ phải thông báo cho cơ sở giam giữ về việc có người bào chữa tham gia tố tụng. Nghị quyết 03 lẫn Thông tư 70 đều chỉ đề cập đến điều kiện cấp giấy chứng nhận người bào chữa mà không quy định điều kiện, tiêu chuẩn để một người được công nhận là bào chữa viên nhân dân, thẩm quyền công nhận bào chữa viên nhân dân, quyền và nghĩa vụ của bào chữa viên nhân dân, cách thức tổ chức, quản lý và cử tham gia bào chữa. Trong thực tế, hoạt động của bào chữa viên nhân dân cũng không được tổ chức thành một hệ thống nên chức danh này tuy vẫn được ghi nhận trong BLTTHS đang có hiệu lực thi hành nhưng bào chữa viên nhân dân tham gia tố tụng rất hiếm hoi. Thực tiễn quy định về thời hạn “trong thời hạn 24 giờ kể từ khi nhận đủ giấy tờ ” hoàn toàn không thể thực hiện trong giai đoạn điều tra từ các Cơ quan Cảnh sát Điều tra theo Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự. Trong phạm vi đề tài, tác giả giới hạn trong hệ thống CQĐT của Công an tại Thành phố Hồ Chí Minh về việc tiếp nhận, xem xét, cấp, gửi văn bản thông báo người bào chữa trong giai đoạn điều tra VAHS. Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Hồ Chí Minh không tập trung đầu mối để giải quyết mà người tham gia bào chữa phải nộp thủ tục đăng ký bào chữa cho bộ phận tiếp nhận các Phòng cảnh sát điều tra từng lĩnh vực. Án trật tự xã hội nộp về Phòng Cảnh sát Điều tra tội phạm về Trật tự xã hội (PC 02); Án kinh tế và chức vụ nộp về Phòng Cảnh sát Điều tra tội phạm về tham nhũng kinh tế và chức vụ (PC 03); Án ma túy nộp về phòng Cảnh sát Điều tra tội phạm về Ma túy (PC 04) thông qua giấy biên nhận có chữ ký của cán bộ tiếp nhận 37 của từng Phòng cảnh sát điều tra được phân công tiếp nhận. Về trách nhiệm và giá trị sử dụng văn bản thông báo : Điểm khác biệt giữa Thông tư 70/2011/TT-BCA và BLTTHS 2015 là: Thông tư 70/2011/TT-BCA không quy định về giá trị sử dụng của Giấy chứng nhận người bào chữa. Tại một số Quận, Huyện giấy chứng nhận người bào chữa được cấp trong giai đoạn điều tra lại không được chấp nhận trong các giai đoạn kế tiếp, dẫn đến luật sư phải làm lại thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận. Khoản 1, khoản 2 Điều 79 BLTTHS 2015 quy định, việc cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải báo trước cho người bào chữa một khoảng thời gian hợp lý cho luật sư; BCVND;TGVPL ... nhất là khi tiến hành các hoạt động tố tụng tại những địa điểm cách xa về mặt địa lý; sự cấp thiết đối với từng hoạt động điều tra mà việc không tham gia của người bào chữa sẽ ảnh hưởng lớn đến việc giải quyết VAHS nhất là trong các hoạt động như đối chất, khám nghiệm hiện trường, thực nghiệm điều tra. 2.2.3. Thực trạng thực hiện quyền của người bào chữa có mặt khi hỏi cung bị can, lấy lời khai của người tạm giữ; gặp người bị tạm giữ, bị can đang bị tạm giam trong giai đoạn điều tra BLTTHS 2015, Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam, các Thông tư hướng dẫn quy định luật sư thực hiện các quyền trên như sau: Quyền gặp riêng tư trong quá trình tạm giữ, tạm giam:Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 73 BLTTHS 2015, người bào chữa với vai trò chủ động gặp người bị tạm giữ, bị can trong giai đoạn điều tra, truy tố; Trước đây, BLTTHS năm 2003 không quy định người bào chữa được tiếp xúc riêng tư với với người bị bắt, bị can tại cơ sở giam giữ trong giai đoạn điều tra, nên 38 hoàn toàn tùy thuộc vào lịch làm việc hoặc sự chấp thuận của ĐTV. Quy định về người bào chữa gặp người bị bắt, bị can đang bị tạm giam theo quy định tại khoản 1 điều 10 Thông tư 70/2011/TT-BCA thực hiện theo cơ chế xin – cho, nghĩa là “Khi người bào chữa có văn bản đề nghị CQĐT cho gặp bị can đang bị tạm giam thì CQĐT làm các thủ tục theo quy định của pháp luật để người bào chữa gặp bị can đang bị tạm giam; nếu từ chối cho gặp thì phải thông báo cho người bào chữa biết bằng văn bản và nêu rõ lý do từ chối”. Để khắc phục bất cập trên, ngày 23-01-2018, Bộ Công an, Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao, Tòa án Nhân dân Tối cao, Bộ Quốc phòng đã ban hành Thông tư Liên tịch 01/BCA-VKSNDTC-TANDTC-BQP quy định phối hợp giải quyết cho người bị bắt, bị can gặp người bào chữa: “Việc phối hợp tổ chức cho người bị tạm giam gặp người bào chữa theo quy định tại điều 80 BLTTHS 2015 và Điều 22, Điều 34 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam”; “Khi nhận được văn bản thông báo người bào chữa cho người bị tạm giam của cơ quan thụ lý vụ án thì cơ sở giam giữ tổ chức cho người bào chữa được gặp người bị tạm giam theo quy định của pháp luật”; “Trường hợp cần phải giám sát cuộc gặp thì Thủ trưởng, người có thẩm quyền của cơ quan đang thụ lý vụ án phối hợp với cơ sở giam giữ tổ chức giám sát”, mở rộng cho phép luật sư gặp người bị tạm giam không những tại cơ sở giam giữ mà còn “tại nơi khám bệnh, chữa bệnh ngoài cơ sở giam giữ”. Quyền được hỏi người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can khi người có thẩm quyền tiến hành lấy lời khai, hỏi cung đồng ý: Thực trạng, đây là việc hỏi bị động nghĩa là trong giai đoạn này, việc hỏi do ĐTV chủ động tiến hành, luật sư muốn hỏi phải 39 được sự đồng ý của ĐTV. Trong trường hợp ĐTV đang hỏi cung, có những câu hỏi người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can muốn hỏi người bào chữa là luật sư thì ĐTV không đồng ý cho luật sư trả lời vì cho rằng giai đoạn này ĐTV đang hỏi nên không đồng ý cho luật sư trả lời và cho rằng quyền này chỉ được luật sư thực hiện sau khi kết thúc việc lấy lời khai, hỏi cung. Trường hợp nếu ĐTV không đồng ý thì luật sư giải thích với người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can sẽ trả lời những câu hỏi này khi việc lấy lời khai, hỏi cung của ĐTV kết thúc hoặc đề nghị ĐTV giải thích về quyền của người bị bắt (điểm d khoản 1 điều 58), người bị tạm giữ (điểm c khoản 2 điều 59), bị can (điểm d khoản 2 điều 60) “Trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại mình hoặc buộc phải nhận mình có tội” hoặc không trả lời câu hỏi này. Đồng thời, luật sư sẽ khuyến khích, động viên họ trả lời câu hỏi trên vào phần hỏi của luật sư khi việc lấy lời khai, hỏi cung của ĐTV kết thúc. Quyền hỏi của luật sư sau khi kết thúc lấy lời khai, hỏi cung của ĐTV, mặt khác khi đặt những câu hỏi, luật sư phải thuyết phục ĐTV lập biên bản theo quy định tại khoản 3 điều 184 BLTTHS 2015, ghi đầy đủ câu hỏi của luật sư và câu trả lời của NBBT. Luật không quy định biên bản câu hỏi của luật sư và câu trả lời của NBBT có được lập thành biên bản riêng hay không, thực tế thường được ghi cùng vào một biên bản hỏi cung. Liên quan đến việc thực hiện ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh việc hỏi cung bị can, lấy lời khai người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại phạm tội trong qua trình điều tra. Ngày 01-02-2018, Bộ Công an-Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao – Tòa án Nhân dân Tối cao – Bộ Quốc Phòng đã ban hành Thông tư Liên tịch số 03/TTLT–BCA-VKSNDTC-TANDTC-BQP. 40 Điều 5 Thông tư liên tịch 03 quy định: Trình tự, thủ tục thực hiện ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh việc hỏi cung bị can hoặc lấy lời khai người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại phạm tội. Điểm c khoản 2 điều 5 Thông tư quy định: “Trường hợp không bố trí được thiết bị ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh thì không được tiến hành hỏi cung, lấy lời khai. Việc này ghi rõ trong biên bản, có xác nhận của cán bộ chuyên môn... trường hợp không bố trí được thiết bị ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh thì cán bộ hỏi cung, lấy lời khai thông báo cho bị can biết, nếu họ đồng ý thì tiến hành làm việc, trường hợp họ không đồng ý thì không được hỏi cung, lấy lời khaiViệc này phải ghi rõ trong biên bản, có xác nhận của cán bộ chuyên môn”. Theo quy định, kết quả ghi âm được sử dụng cho các mục đích bị can thay đổi lời khai so với lời khai trước, sử dụng, đánh giá chứng cứ để làm rõ hành vi phạm tội của bị can và đồng phạm nếu có, đảm bảo cho việc giải quyết vụ án được khách quan toàn diện, bên cạnh đó, dùng kết quả này để kiểm tra việc chấp hành pháp luật của ĐTV, cán bộ điều tra, KSV trong quá trình hỏi cung, lấy lời khai người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại phạm tội. Hiện nay tại 5 phòng hỏi cung của Trại Tạm giam Chí Hòa thuộc Cơ quan cảnh sát điều tra Công an Thành phố Hồ Chí Minh đã lắp đặt thiết bị ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh, nhưng chưa đưa vào sử dụng.Cơ quan cảnh sát điều tra cấp Bộ đã lắp đặt thiết bị ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh, đã đưa vào sử dụng; tại 24 Cơ quan cảnh sát điều tra cấp huyện chưa lắp đặt thiết bị ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh. Như vậy có thể thấy, luật và các văn bản dưới luật đều quy định khá chi tiết trong việc bố trí các thiết bị ghi âm, ghi hình có âm thanh. Tuy nhiên thực tiễn áp dụng tại 41 địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, việc thực hiện quy định trên vẫn còn khá thờ ơ, chưa tuân thủ thời hạn luật định, do vậy đến nay việc lắp đặt thiết bị ghi âm, ghi hình có âm thanh vẫn chưa triển khai có hiệu quả. 2.2.4. Thực trạng thực hiện nghĩa vụ của người bào chữa trong giai đoạn điều tra VAHS. Bào chữa, bảo vệ quyền lợi cho các đương sự là một trong những hoạt động quan trọng, và trong nhiều trường hợp là quy định bắt buộc không thể thiếu trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo; người bị hại; người có quyền, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự. Thực tiễn cho thấy, không phải người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, đương sự nào cũng có khả năng tự bào chữa, tự bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho mình. Do vậy, pháp luật tạo điều kiện để họ thực hiện quyền bào chữa, bảo vệ quyền lợi của mình bằng việc có thể nhờ người khác, trong đó có luật sư. Để thực hiện được tốt nhiệm vụ bào chữa, bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho thân chủ của mình, bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, người bào chữa cần được tham gia vào quá trình giải quyết vụ án hình sự càng sớm càng tốt. Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2018 đã quy định luật sư được tham gia tố tụng từ trước khi có quyết định khởi tố bị can hoặc quyết định tạm giữ. Điều 74 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định“Người bào chữa tham gia tố tụng từ khi khởi tố bị can”. Theo quy định mới, từ ngày 01/01/2018, công dân có quyền mời người bào chữa tham gia bào chữa cho mình trước khi có quyết định khởi tố bị can hoặc quyết định tạm giữ của cơ quan điều tra nhằm bảo đảm quyền lợi trong giai đoạn 42 điều tra vụ án hình sự. Tuy nhiên, qua thực tế, đặc biệt là tham gia trong các giai đoạn tố tụng/tranh tụng trong các vụ án hình sự với tư cách là người bào chữa, người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho các đương sự trong các vụ án hình sự ngay từ giai đoạn điều tra, tác giả nhận thấy rằng, các quy định của pháp luật hiện hành vẫn còn nhiều bất cập trong thực tiễn, gây khó khăn cho người bào chữa thực hiện công việc của mình. Sự tham gia của người bào chữa trong giai đoạn điều tra còn mang tính hình thức; việc áp dụng chế tài, xử lý những vi phạm đối với những người có hành vi cản trở hoạt động hành nghề hầu như chưa được các cơ quan có thẩm quyền quan tâm, thực hiện. Bởi các lẽ đó, người bào chữa chưa được bảo đảm vai trò của mình trong sự nghiệp bảo vệ công lý, nên chưa góp phần để việc điều tra được đầy đủ, vô tư, khách quan, đúng quy định của pháp luật, là cơ sở pháp lý để tòa án xét xử đúng người, đúng tội; hạn chế oan sai, bỏ lọt tội phạm. 2.3. Thực trạng các yếu tố tác động đến vai trò của người bào chữa trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự tại thành phố Hồ Chí Minh 2.3.1. Địa lý - Dân cư, tình hình Kinh tế - Văn hoá - xã hội, An ninh trật tự - An toàn xã hội Địa lý, dân cư tình hình Kinh tế - Văn hoá - Xã hội, An ninh trật tự - An toàn xã hội :Thành phố Hồ Chí Minh là đô thị lớn nhất nước ta, một trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa và khoa học kĩ thuật quan trọng của cả nước. Lãnh thổ của thành phố trải dài theo hướng tây bắc – đông nam và nằm trong khoảng từ 10022’13’’ đến 11022’17’’ vĩ độ Bắc và từ 106001’2’’ đến 10701’10’’ kinh độ Đông. 43 Điểm cực bắc của thành phố là xã Phú Mỹ Hưng (huyện Củ Chi), điểm cực nam ở xã Long Hòa (huyện Cần Giờ), điểm cực tây tại xã Thái Mỹ (huyện Củ Chi) và điểm cực đông là xã Thanh An (huyện Cần Giờ). Tính theo đường chim bay, chiều dài của thành phố theo hướng tây bắc – đông nam khoảng 100 km và chiều ngang nơi rộng nhất là hơn 40 km.Thành phố Hồ Chí Minh tiếp giáp với 6 tỉnh: phía bắc và phía đông là các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai và một phần tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu; phía tây là các tỉnh Tây Ninh, Long An và tỉnh Tiền Giang. Về phía nam, thành phố tiếp giáng với Biển Đông, mà trực tiếp là vịnh Đồng Tranh và vịnh Gành Rái. Diện tích tự nhiên của thành phố là 2.09,01 km, chiếm hơn 6,36% diện tích cả nước, trong đó gồm 442,13 km nội thành và 1.652,88km ngoại thành với số dân năm 2002 lên tới 5.449.217 người, bằng 6,83% dân số của cả nước. Về mặt kinh tế, Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, đồng thời cũng là một đỉnh của tam giác tăng trưởng kinh tế trong vùng.Điều đó có ý nghĩa đặc biệt đối với việc phát triển kinh tế của thành phố. Thành phố là đầu mối giao thông vào loại lớn nhất nước ta với sự có mặt của các tuyến giao thông huyết mạch như đường ô tô, đường sắt, đường biển, đường sông và đường hàng không. Do đó, việc giao lưu với các vùng trong nước và các nước trong khu vực cũng như trên thế giới rất thuận lợi. Như vậy, vị trí địa lí của Thành phố Hồ Chí Minh là một thế mạnh, góp phần mở rộng giao lưu liên kết ở trong và ngoài nước, giúp kinh tế của thành phố nhanh chóng hội nhập vào thị trường khu vực và thế giới. 44 Năm 2018 là năm thứ ba thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ X; năm đầu tiên thực hiện thời kỳ ổn định ngân sách địa phương giai đoạn 2017-2020, với tỷ lệ điều tiết ngân sách thành phố giảm từ 23% còn 18%; là năm thành phố tham gia tổ chức nhiều sự kiện quan trọng như Năm APEC 2017, Lễ hội văn hóa thế giới Thành phố Hồ Chí Minh - Gyeongju, các hoạt động kỷ niệm thiết lập ngoại giao với một số nước như Lào, Campuchia... Những kết quả đạt được của Thành phố đã được thể hiện sinh động qua những chỉ số phát triển kinh tế ấn tượng. Đó là tổng sản phẩm nội địa (GRDP) tăng trưởng 8,25%, cao hơn so với cùng kỳ (8,05%). Cơ cấu kinh tế thành phố tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng các ngành dịch vụ chất lượng cao, giá trị gia tăng lớn, có lợi thế cạnh tranh. Xuất khẩu hàng hóa đạt 35,2 tỷ USD, tăng 15,1%; nhập khẩu đạt 43,1 tỷ USD, tăng 13,2%.Đầu tư trong nước bao gồm vốn đăng ký và bổ sung đạt hơn 899.000 tỷ đồng, tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ. Thu hút đầu tư nước ngoài đạt 6,38 tỷ USD, tăng gấp 2 lần so cùng kỳ. Lượng kiều hối đạt 5,2 tỷ USD với 70% được đưa vào đầu tư là nguồn lực quan trọng thúc đẩy sản xuất kinh doanh. Chỉ số phát triển công nghiệp tăng 7,9%, bốn ngành công nghiệp trọng yếu (cơ khí - chế tạo, điện tử - công nghệ thông tin, công nghiệp hóa chất - nhựa - cao su, chế biến tinh lương thực - thực phẩm) tăng bình quân 15,5%, cao hơn mức tăng chung của toàn ngành. Khu công nghệ cao nâng cao hiệu quả hoạt động với giá trị sản xuất đạt 12 tỷ USD. Đặc biệt, Thành phố đã nỗ lực thực hiện tốt công tác thu ngân sách với kết quả đạt 347.982 tỷ đồng, đạt 100,03% dự toán, tăng 12,94%. Trước những thách thức lớn đang đặt ra trong quá trình phát triển đô thị, đồng 45 thời trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng, Thành phố đã có nhiều nỗ lực chỉ đạo và thực hiện ngày càn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_vai_tro_nguoi_bao_chua_trong_giai_doan_dieu_tra_vu.pdf
Tài liệu liên quan