Luận văn Vai trò nhà nước đối với giảm nghèo nhanh và bền vững ở các huyện miền núi vùng cao (lấy ví dụ ở huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An)

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VAI TRÒ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI GIẢM NGHÈO NHANH VÀ BỀN VỮNG Ở CÁC HUYỆN MIỀN NÚI VÙNG CAO 9

1.1- Một số lý luận chung về đói nghèo, giảm nghèo nhanh và bền vững: 9

1.1.1- Một số vấn đề chung về đói nghèo: 9

1.1.2- Một số vấn đề về giảm nghèo nhanh và bền vững và vai trò của nó đối với chính trị, kinh tế, xã hội đất nước: 14

1.2- Nội dung và sự cần thiết vai trò Nhà nước đối với giảm nghèo nhanh và bền vững ở các huyện miền núi vùng cao: 17

1.2.1- Nguyên nhân, đặc điểm, đói nghèo của các huyện miền núi vùng cao: 17

1.2.2- Nội dung vai trò Nhà nước đối với giảm nghèo nhanh và bền vững ở các huyện miền núi vùng cao: 19

1.2.2.1- Xác định quan điểm, mục tiêu tổng quát nhiệm vụ xóa đói, giảm nghèo nhanh và bền vững: 19

1.2.2.2- Hoạch định chính sách và tạo môi trường, hành lang pháp lý thụân lợi để thực hiện giảm nghèo nhanh và bền vững: 21

1.2.2.3- Đầu tư hợp lý cho các huyện miền núi vùng cao: 23

1.2.2.4- Nhà nước tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người nghèo vươn lên thoát nghèo nhanh và bền vững : 25

1.2.2.5- Nhà nước kiểm tra, giám sát, đánh giá, điều chỉnh thực hiện chương trình: 27

1.1.3- Sự cần thiết về vai trò Nhà nước đối với giảm nghèo nhanh và bền vững ở các huyện miền núi vùng cao: 28

1.3- Kinh nghiệm về vai trò Nhà nước đối với giảm nghèo nhanh và bền vững ở một số nước và một số địa phương trong nước. 30

1.3.1- Tổng quan kinh nghiệm: 30

1.3.1.1- Kinh nghiệm của một số quốc gia: 30

1.3.2- Kinh nghiệm của một số địa phương trong nước về giảm nghèo nhanh và bền vững: 33

1.3.2- Bài học kinh nghiệm rút ra về vai trò Nhà nước từ việc nghiên cứu kết quả giảm nghèo nhanh và bền vững của một số quốc gia và địa phương trong nước: 35

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VAI TRÒ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI GIẢM NGHÈO NHANH VÀ BỀN VỮNG Ở HUYỆN MIỀN NÚI VÙNG CAO QUẾ PHONG, TỈNH NGHỆ AN THỜI GIAN QUA 37

2.1- Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội và tình hình đói nghèo ở huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An: 37

2.1.1- Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội ở huyện Quế Phong: 37

2.1.2- Thực trạng đói nghèo ở huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An: 43

2.2- Thực trạng vai trò Nhà nước đối với giảm nghèo nhanh và bền vững trên địa bàn huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An thời gian qua: 47

2.2.1- Kết quả đạt được: 47

2.2.1.1- Về quan điểm, mục tiêu tổng quát nhiệm vụ xóa đói, giảm nghèo nhanh và bền vững trên địa bàn huyện: 47

2.2.1.2- Thực hiện việc hoạch định chính sách và tạo môi trường, hành lang pháp lý thụân lợi để thực hiện giảm nghèo nhanh và bền vững: 48

2.2.1.3- Thực hiện đầu tư cho các chương trình dự án trên địa bàn: 50

2.2.1.4- Thực hiện việc hỗ trợ người nghèo vươn lên thoát nghèo nhanh và bền vững : 53

2.21.5- Nhà nước kiểm tra, giám sát, đánh giá, điều chỉnh thực hiện chương trình: 55

2.2.2- Những tồn tại hạn chế về vai trò Nhà nước đối với giảm nghèo nhanh và bền vững thời gian qua: 57

2.2.3- Nguyên nhân tồn tại: 60

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NÂNG CAO VAI TRÒ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI GIẢM NGHÈO NHANH VÀ BỀN VỮNG Ở CÁC HUYỆN MIỀN NÚI VÙNG CAO 62

3.1 - Cơ hội và thách thức vai trò Nhà nước đối với giảm nghèo nhanh và bền vững ở các huyện miền núi vùng cao: 62

3.2- Quan điểm, mục tiêu chung của vai trò Nhà nước đối với công tác giảm nghèo nhanh và bền vững cho các huyện miền núi vùng cao thời gian tới: 64

3.2.1- Quan điểm: 64

3.2.2- Mục tiêu: 65

3.3- Một số giải pháp nâng cao vai trò Nhà nước đối với giảm nghèo nhanh và bền vững ở các huyện miền núi vùng cao: 67

3.3.1- Giải pháp về hoàn thiện cơ chế chính sách XĐGN: 67

3.3.1.1- Cơ chế chính sách luôn đi cùng với bố trí nguồn lực đầu tư đầy đủ: 67

3.3.1.2- Xây dựng nhiều chương trình đặc thù cho từng lĩnh vực phát triển: 71

3.3.2- Hoàn chỉnh các loại quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện: 78

3.3.3- Đẩy mạnh công tác “xã hội hoá đầu tư” cho XĐGN: 80

3.3.4- Tuyên truyền vận động các hộ nghèo tích cực thực hiện giảm nghèo nhanh và bền vững: 82

3.3.5- Xây dựng và đào tạo đội ngũ cán bộ địa phương cơ sở: 85

3.3.6- Tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện giảm nghèo nhanh và bền vững. 88

KẾT LUẬN 91

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 93

 

 

doc110 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4039 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Vai trò nhà nước đối với giảm nghèo nhanh và bền vững ở các huyện miền núi vùng cao (lấy ví dụ ở huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phải biết rõ mỗi địa phương có điều kiện tự nhiên, phong tục tập quán khác nhau để có sự điều chỉnh phù hợp, như vậy mới có thể phát huy tối đa hiệu quả. Cần có thêm các chính sách đặc thù phù hợp với thực tế của từng địa phương. CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VAI TRÒ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI GIẢM NGHÈO NHANH VÀ BỀN VỮNG Ở HUYỆN MIỀN NÚI VÙNG CAO QUẾ PHONG, TỈNH NGHỆ AN THỜI GIAN QUA 2.1- Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội và tình hình đói nghèo ở huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An: 2.1.1- Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội ở huyện Quế Phong: Quế Phong là huyện vùng núi cao, biên giới nằm về phía Tây Bắc của tỉnh Nghệ An, có đường biên giới với nước bạn Lào dài 73 km, là huyện cuối cùng nằm trên trục đường Quốc lộ 48, cách thành phố Vinh 180 km. Tọa độ địa lý của huyện nằm trong khoảng 19o26' đến 20o vĩ độ Bắc, 104o30' đến 105o10' kinh độ Đông. Phía Đông Bắc giáp huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hoá; Phía Nam giáp huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An; Phía Tây Nam giáp huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An; Phía Tây Bắc giáp nước Cộng hoà DCND Lào. Diện tích tự nhiên của toàn huyện là 189.500 ha. Địa hình bị chia cắt mạnh bởi các dãy núi cao và hệ thống sông, suối khá dày đặc, điển hình là dãy núi Trường Sơn có độ cao từ 1.600-1.828m. Do địa hình chủ yếu là núi cao lại bị chia cắt mạnh, có độ dốc lớn nên diện tích đất để sản xuất cây hàng năm ít, giao thông đi lại và bố trí dân cư khó khăn. Về đặc điểm khí hậu: Nhiệt độ trung bình năm từ 22-240C. Nhiệt độ cao nhất trung bình năm là 340C; nhiệt độ thấp nhất trung bình năm là 90C. Lượng mưa trung bình hàng năm là 1.800mm và phân bố theo mùa. Mùa mưa từ thàng 5 đến tháng 10, lượng mưa tập trung 80-90% lượng mưa cả năm thường gây ngập lụt, lũ quét, lũ ống. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa thấp nên dễ gây thiếu nước, khô hạn, gây thiếu nước, giảm tốc độ sinh trưởng của cây trồng, phát sinh dịch bệnh gia súc, gia cầm và ảnh hưởng tới sinh hoạt cũng như sức khỏe của nhân dân. Các nguồn tài nguyên trên địa bàn huyện tương đối đa dạng: Đất nông nghiệp 157.399,77 ha, đất phi nông nghiệp 4.196,31 ha, đất chưa sử dụng 27.490,3 ha. Các loại đất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp là đất phù sa, đất có tầng sét loang lổ và sau đó tới nhóm đất đồi đỏ vàng. Xu thế biến đổi lý hoá tính của đất một số nơi đang diễn theo chiều hướng xấu do tập quán sản xuất canh tác cũ lạc hậu, điều kiện tưới tiêu còn rất hạn chế,... đã làm đất thường có phản ứng chua, lân và ka li dễ tiêu nghèo. Về tài nguyên nước, huyện Quế Phong có nhiều sông suối phân bố tương đối đều trên địa bàn huyện, mật độ trung bình từ 0,5 - 0,6 km/km2, có bốn con sông chính chảy qua. Nhờ hệ thống sông suối khá dày, thảm thực vật rừng được bảo vệ phục hồi nhanh nên nguồn sinh thuỷ được duy trì, đảm bảo có đủ nước ổn định phục vụ sản xuất và sinh hoạt cho nhân dân trên địa đàn huyện và có tiềm năng phát triển thuỷ điện. Tuy nhiên, cũng do những đặc điểm nêu trên nên dễ bị ảnh hưởng của mưa lũ, lũ ống, lũ quét gây sạt lở đất, ảnh hưởng lớn đến hạ tầng và sản xuất cũng như đời sống dân sinh. Tài nguyên khoáng sản ở Quế Phong không nhiều về chủng loại, trữ lượng ít, các loại khoáng sản chính như: thiếc có trữ lượng 6.905 tấn, Vàng sa khoáng, sắt, đá vôi, cát, đá, sỏi phục vụ sản xuất vật liệu xây dựng. Về tài nguyên rừng, toàn huyện có 149.509,7 ha đất rừng, trong đó diện tích rừng tự nhiên có 140.203 ha, ngoài ra có gần 210 ha rừng gỗ Pơ mu là loại gỗ quý hiếm với có trữ lượng khoảng 6.500 m3. Rừng trồng 8.307 ha, chủ yếu là rừng quế, cây gỗ nguyên liệu (keo, xoan, bạch đàn). Động vật rừng trước đây khá phong phú về chủng loại như gấu, voi, lợn rừng, hươu, nai,... tuy nhiên do tình trạng săn bắn thú rừng vẫn diễn ra nên đến nay số lượng động vật rừng còn rất ít. Lâm nghiệp là tiềm năng thế mạnh của Quế Phong, diện tích đất có rừng lớn, nhiều tầng phong phú về chủng loại và trong điều kiện có độ ẩm cao nên cây rừng phát triển nhanh. Nhưng để phát triển mạnh kinh tế rừng, cần có cơ chế chính sách về đầu tư thoả đáng và gắn lợi ích kinh tế hộ đồng bào dân tộc với chương trình phát triển lâm nghiệp để khoanh nuôi, bảo vệ và khai thác lâu dài có hiệu quả đất rừng. Dân số trung bình huyện Quế Phong năm 2009 là 63.250 người, số hộ trung bình là 12.968 hộ, trong đó hộ dân tộc thiểu số 11.474 hộ (chiếm 88,5%); bao gồm 4 dân tộc chính cùng sinh sống (dân tộc thiểu số chiếm hơn 90% dân số). Trong đó: Dân tộc Thái chiếm 82,8%, sống chủ yếu ở vùng núi thấp ven sông suối và chân núi, có truyền thống canh tác lúa nước nhưng thiếu chí hướng làm giàu; Dân tộc Mông chiếm 4,2%, sống chủ yếu ở các dãy núi cao dọc tuyến biên giới, siêng năng, chăm chỉ và biết cách làm ăn nhưng do điều kiện sản xuất quá khó khăn nên hầu hết đói quanh năm và thường di dịch cư tự do; Dân tộc Khơ mú chiếm 3,0%, sống rải rác ở các dãy núi cao trung bình, thường du canh du cư, trình độ dân trí thấp, thiếu chịu khó trong lao động sản xuất. Toàn huyện có 14 đơn vị hành chính (xã, thị trấn), trong đó có 12 xã đặc biệt khó khăn được hưởng chính sách chế độ theo Quyết định 135/CP (chương trình hỗ trợ đầu tư xây dựng hạ tầng và phát triển kinh tế xã hội cho 1750 xã đặc biệt khó khăn, vùng sâu vùng xa). Huyện Quế Phong là một trong 61 huyện nghèo của cả nước được hỗ trợ đầu tư giảm nghèo nhanh và bền vững theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ. Thực trạng điều kiện tự nhiên và tình hình phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn huyện cũng đan xen những thuận lợi và thách thức, trong đó những khó khăn về điều kiện tự nhiên và trình độ dân trí của một huyện miền núi vùng cao vẫn là thách thức lớn. Tỷ lệ hộ đói nghèo toàn huyện đến đầu 2009 là 50,59%. Tổng hợp số hộ dân và thành phần dân tộc như sau: Bảng 2.1: Tình số hộ dân và thành phần dân tộc huyện Quế Phong TT ChØ tiªu §¬n vÞ tÝnh Thùc hiÖn qua c¸c n¨m TH n¨m 2005 TH n¨m 2006 TH n¨m 2007 TH 2008 1 Tổng sè hé trung b×nh Hé 11170 11672 12179 12968 Trong ®ã: Hé d©n téc thiÓu sè Hé 9913 10308 10779 11474 - Hé d©n téc Kinh Hé 1256 1364 1400 1494 - Hé d©n téc Th¸i Hé 9241 9659 10065 10777 - Hé d©n téc M«ng Hé 279 245 275 283 - Hé d©n téc Kh'mó Hé 379 390 421 400 - Hé d©n téc thiÓu sè kh¸c Hé 14 14 18 14 (Nguồn: Đề án giảm nghèo nhanh và bền vững đến năm 2020 huyện Quế Phong) Tình hình về cơ sở hạ tầng: Có 61 km đường Quốc lộ 48 qua huyện là đường nhựa. Đường do huyện quản lý gồm 10 tuyến, tổng chiều dài 121 km, trong đó có 47 km là đường nhựa cấp VI miền núi, còn lại là đường đất, các công trình cầu cống vĩnh cửu trên các tuyến còn ít. Đường từ trung tâm xã đi các thôn bản có tổng chiều dài 221 km, loại đường này đi lại hết sức khó khăn, hầu hết là đường mòn nền đất nên hư hỏng thường xuyên sau mỗi mùa mưa lũ, hàng năm huyện phải huy động nhân dân tự tu sửa để đi lại với hàng ngàn ngày công lao động. Huyện đã xây dựng được 33 công trình thuỷ lợi vừa và nhỏ (công trình nhỏ là chủ yếu), trong đó có 11 công trình phát huy hiệu quả tốt, tổng năng lực thiết kế 1.329 ha, đạt 53,16% diện tích đất ruộng 2 vụ, song thực tế mới chủ động nước tưới được 931 ha, diện tích còn lại (gần 1.200 ha) vẫn chủ yếu do nhân dân tự làm phai, đập tạm, guồng để lấy nước tưới tự chảy, mức độ hiệu quả còn hạn chế do thường bị mưa lũ cuốn trôi hàng năm. Hệ thống kênh mương phần lớn chưa được đầu tư kiên cố hoá. Hệ thống cung cấp nước sinh hoạt đã đầu tư xây dựng được 7 công trình cung cấp nước sinh hoạt tự chảy cho 2.500 hộ dân. Các công trình có quy mô nhỏ, đáp ứng nhu cầu sản xuất và sinh hoạt cho cấp thôn bản, tỷ lệ hộ dân được dùng nước sinh hoạt đạt 63%. Tuy nhiên chất lượng cung cấp nước chưa đảm bảo thường xuyên do việc duy tu bảo dưỡng, bảo quản chưa tốt. Hiện nay vẫn còn nhiều thôn bản đang phải sử dụng nước sinh hoạt từ khe suối tự nhiên. Điện lưới quốc gia: Giai đoạn 2005-2008 đầu tư xây dựng mới được 6,82km đường dây 0,4kv, 3km đường dây 35kv; cung cấp điện lưới quốc gia cho 10/14 xã thị (57% số thôn bản, 62,8% số hộ được dùng điện lưới quốc gia). Các công trình công cộng, phúc lợi trên địa bàn như trường học, trạm xá cơ bản được xây dựng mới cấp 4 và trường học nhà kiên cố, tuy nhiên hệ thống trụ sở làm việc của các xã đang chưa được xây dựng kiên cố. Về thực trạng sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp: Diện tích gieo cấy lúa nước cả năm giai đoạn 2005-2008 bình quân đạt 4.070 ha/năm, năng suất bình quân đạt 44 tạ/ha. Bình quân lương thực đầu người tăng từ 310 kg/người năm 2005 lên 316 kg/người năm 2008. Diện tích lúa rẫy giảm dần, năm 2008 huyện đưa chỉ tiêu làm rẫy chỉ 500 ha/năm. Tuy nhiên, so với tiềm năng và so với các huyện nghèo của tỉnh Nghệ An thì kết quả đạt được còn hạn chế, tiềm năng về đất đai còn lãng phí. Từ năm 2005, huyện đã thử nghiệm và khẳng định có thể sản xuất 3 vụ đối với diện tích đất ruộng trên địa bàn 4 xã vùng thấp nhưng do sức ỳ ngại khó, ngại vất vả của bà con nông dân dân tộc và không quen với tính khẩn trương liên tục của việc xoay vòng sản xuất 3 vụ nên kết quả đạt được không cao. Ngoài ra, một số diện tích còn bị bỏ hoang, đầu tư thâm canh và chăm sóc kém dẫn tới năng suất tăng chậm. Năng suất lúa nước có những nơi đạt 9-10 tấn/ha/vụ, nhưng cũng còn nhiều vùng chỉ đạt từ 2-3 tấn/ha/vụ,…Diện tích cây công nghiệp ngắn ngày trung bình trong 3 năm qua như mía nguyên liệu, lạc, đậu,... đều tăng song chủ yếu chỉ tập trung ở một số xã nơi có đồng bào dân tộc Kinh sinh sống. Tỷ trọng chăn nuôi trong ngành nông nghiệp chuyển dịch tích cực, tăng từ 37% năm 2005 lên 46% vào năm 2008. Tổng đàn trâu bò tăng từ 31.581 con năm 2005 lên 34.942 con năm 2008 (tăng bình quân 3,42%/năm); Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng đàn chăn nuôi còn thấp (chủ yếu do chăn thả rông tự nhiên không kiểm soát được dịch bệnh và mất trộm), năng suất chất lượng còn thấp (do chậm lai tạo, chuyển vùng giống chăn nuôi, cung cấp thức ăn kém, nuôi dưỡng và phát huy sau đầu tư con giống chưa tốt); chất lượng hoạt động của đội ngũ cán bộ làm công tác khuyến nông, lâm, ngư ở cơ sở còn yếu kém, các mô hình trình diễn chưa phù hợp với điều kiện thực tế của nhân dân,…Đại bộ phận đất rừng, đất vườn được giao của các hộ dân chưa có giá trị kinh tế (hầu hết đang bỏ hoang), thu nhập từ rừng chủ yếu hái lượm và săn bắt, lấy củi làm chất đốt và khai thác gỗ để làm nhà ở, có rất ít hộ dân biết đầu tư để trồng rừng nguyên liệu, trồng cây ăn quả,… trên đất được giao. Về thực trạng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng và hoạt động dịch vụ của huyện Quế Phong phát triển chậm mặc dù có tiềm năng, điều kiện để phát triển nhanh hơn và trở thành một ngành kinh tế chính, chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế, tạo được nhiều việc làm và thu nhập cho nhân dân. Về đánh giá thực trạng phát triển chung: Tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2005-2008 bình quân đạt 13,3%/năm, đạt cao nhất là năm 2008 (16,4%). Cơ cấu kinh tế ngành chuyển dịch tích cực, đúng định hướng: tỷ trọng ngành nông lâm ngư nghiệp giảm từ 58,88% năm 2005 xuống còn 48,99% năm 2008; các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ tăng từ 41,12% năm 2005 lên 51,01% năm 2008. Trong những năm qua, đời sống của nhân dân đã được cải thiện một bước, các chính sách an sinh xã hội ngày càng được quan tâm thực hiện tốt, thu nhập bình quân đầu người (theo giá hiện hành) tăng từ 3,9 triệu đồng/người năm 2005 lên 7,24 triệu đồng/người năm 2008, bình quân tăng 22,9%/năm. Tuy nhiên điều kiện mọi mặt cho phát triển kinh tế - xã hội toàn huyện còn rất khó khăn, tỷ lệ đói nghèo còn rất cao đòi hỏi vai trò Nhà nước phải có những tác động tích cực mạnh mẽ để chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững đi đúng hướng đích nhanh chóng. 2.1.2- Thực trạng đói nghèo ở huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An: Quế Phong là huyện miền núi cao địa hình phức tạp, cơ sở hạ tầng chưa được đầu tư đầy đủ, đồng bộ, phong tục tập quán sinh hoạt, sản xuất lạc hậu còn khá nặng nề, đặc biệt là các xã vùng sâu, vùng xa, xã đặc biệt khó khăn có tỷ lệ hộ nghèo rất cao. Thực trạng nghèo đói ở các địa phương như sau: Bảng 2.2 : Thực trạng đói nghèo theo địa bàn hành chính TT Đơn vị Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 T. số hộ Hộ nghèo Tỷ lệ % T. số hộ Hộ nghèo T lệ % T. số hộ Hộ nghèo Tỷ lệ % 1 Kim Sơn 826 56 6,78 822 64 7,79 822 51 6,2 2 Tiền Phong 1670 835 50 1726 945 54,7 1741 801 46,01 3 Hạnh Dịch 581 401 69,02 596 443 74,3 628 432 68,79 4 Đồng Văn 690 393 56,96 897 443 49,3 926 361 38,98 5 Thông Thụ 890 557 62,58 976 592 60,6 1026 413 40,25 6 Mường Nọc 1263 626 49,56 1232 555 45,0 1245 368 29,56 7 Quế Sơn 703 421 59,89 724 348 48,0 749 390 52,07 8 Châu Kim 772 391 50,65 753 435 57,7 816 417 51,10 9 Nậm Giải 321 158 49,22 351 210 59,8 378 201 53,17 10 Cắm Muộn 863 496 57,47 882 526 59,6 908 564 62,11 11 Q.g Phong 906 503 55,52 939 592 63,0 967 655 67,74 12 Châu Thôn 665 375 56,39 673 359 53,3 701 306 43,65 13 Nậm Nhong 373 240 64,34 392 230 58,6 404 236 58,42 14 Tri Lễ 1224 776 63,4 1338 706 52,7 1378 714 51,81 Tổng cộng 11747 6228 53,02 12301 6448 52,4 1268 5909 50,59 (Nguồn: Báo cáo tình hình đói nghèo huyện Quế Phong 2009) Tổng số hộ nghèo toàn huyện tính đến cuối năm 2008 là 5.909 hộ/12.968 hộ, chiếm tỷ lệ 50,59%, trong đó: - Hộ nghèo khu vực nông thôn: 5.862 hộ, chiếm 99,28% số hộ nghèo. - Hộ nghèo khu vực thành thị (thị trấn): 47 hộ, chiếm 0,72% số hộ nghèo. Tình hình đói nghèo tại bảng trên có thể phân ra 3 vùng như sau: + Vùng Trung tâm huyện: Số hộ nghèo: 2.027 hộ/5.373 hộ, tỷ lệ hộ nghèo 37,8%. Đặc biệt có 3 bản có tỷ lệ hộ đói nghèo đặc biệt khó khăn là bản Đai, bản Cọc, Piếng Mòn của xã Quế Sơn; Na Nhắng của xã Tiền Phong. + Vùng Tây Nam: Số hộ nghèo: 2.676 hộ/4.736 hộ, tỷ lệ hộ nghèo 56,5%. 6/6 xã của vùng đều có tỷ lệ hộ nghèo trên 50% số hộ. + Vùng Tây Bắc: Số hộ nghèo : 1.206 hộ/2.580 hộ, tỷ lệ hộ nghèo 46,7%. Số xã có tỷ lệ hộ nghèo cao trên 50%: Có 8 xã, gồm: Hành Dịch 68,79%; Nậm Nhoóng 58,42%; Quế Sơn 52,07%; Cắm Muộn 62,11%; Quang Phong 67,74%; Châu Kim 51,1%; Tri Lễ 51,81%; Nậm Giải 53,17%. Cũng theo kết quả rà soát năm 2008, trong 50,59% số hộ nghèo được chia thành các nhóm nguyên nhân chủ quan chính sau: - Tư tưởng chịu khổ, không chịu khó, trông chờ ỷ lại: Chiếm 36,1%; - Thiếu vốn và tư liệu sản xuất: Chiếm 15,7%; - Thiếu kinh nghiệm, kiến thức hạch toán làm ăn: Chiếm 29,3%; - Đông con hoặc thiếu lao động: Chiếm 7,8%; - Mắc các tệ nạn xã hội: Chiếm 11,1%. Về nguyên nhân khách quan dẫn đến đói nghèo cũng do nhiều yếu tố như hệ thống giao thông, thủy lợi, điện lưới Quốc gia, thông tin tuyên truyền, cơ sở vật chất ngành giáo dục, y tế,… tuy được đầu tư xây dựng nhưng vẫn chưa đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ và đời sống kinh tế - xã hội của nhân dân. Trình độ dân trí đang rất thấp, tinh thần ý chí tự chủ, khắc phục khó khăn vươn lên làm giàu còn hạn chế, chưa tạo được động lực ganh đua trong cộng đồng dân cư. Nhận thức của nhân dân về việc tổ chức cuộc sống, tổ chức sản xuất còn hạn chế, áp dụng các tiến bộ KHKT vào sản xuất còn chậm, hầu hết chưa có ý thức về kinh tế hàng hóa và kinh tế thị trường. Phong tục tập quán sinh hoạt cũ lạc hậu còn nặng nề, tác phong sinh hoạt theo nếp sống cũ. Phong cách sống giản đơn, tùy tiện đang in sâu trong nhiều cộng đồng dân cư vùng sâu, vùng xa. Một số tập quán mới nảy sinh trong kinh tế, đời sống văn hóa hiện nay đang theo chiều hướng có giảm bớt thủ tục nhưng nặng ăn uống linh đình (đám ma, cưới xin,..,). Tập quán sản xuất cũ chủ yếu độc canh cây lúa, hình thức canh tác còn lạc hậu chậm đổi mới như: Sản xuất lúa nước chủ yếu dùng sức trâu, bò và người dẫm thay cho cày, bừa; lượng phân bón có nhiều từ các nguồn như phân chuồng, phân xanh, phân lèn nhưng không có ý thức đầu tư mà chủ yếu cấy chay. Chăn nuôi gia súc thì chủ yếu thả rông nên dễ mất trộm, khó kiểm soát dịch bệnh và phá hoại cây trồng. Trong những năm vừa qua có nhiều hộ dân vay vốn ngân hàng CSXH để đầu tư phát triển chăn nuôi nhưng bị chết do dịch bệnh, do rét,.. dẫn đến không phát huy được đồng vốn, không thoát nghèo được, thậm chí nghèo thêm. Tiềm năng đất đai, lao động dồi dào nhưng phát triển đa sản phẩm còn hạn chế, các loại cây màu phát triển chậm, điều kiện sản xuất 3 vụ trên 1 đơn vị diện tích lớn và nhiều vùng thuận lợi nhưng không thực hiện được, dẫn đến lãng phí tiềm năng, lợi nhuận trên đơn vị diện tích thấp; mặt khác người dân chưa có ý thức hạch toán và tính hiệu quả trong sản xuất. Thực trạng công tác định canh, định cư và bố trí sắp xếp dân cư là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến công tác XĐGN. Các dân tộc khác nhau có phong tục định cư và sinh hoạt khác nhau. Đối với người Thái có thói quen làm nhà ở sát nhau dễ xảy ra hoả hoạn, không có đất sản xuất màu, không có đất để làm công trình vệ sinh và chuồng trại chăn nuôi, nhà ở sát chân núi hoặc gần sông suối dễ bị sạt lở, lũ quét. Người Mông làm nhà và sinh sống ở trên các đỉnh núi cao, thường di dịch cư tự do, không có điều kiện sản xuất do vậy rất khó xây dựng hạ tầng và làng bản nông thôn mới. Đối với người Kh’mú thường du canh du cư do không có điều kiện sản xuất và do tập quán sản xuất, không chí thú làm ăn, tư tưởng được chăng hay chớ nên rất khó vận động nhân dân tự vươn lên thoát nghèo. Cộng đồng này cơ bản quanh năm nghèo đói, tỷ lệ hộ khá, giàu rất thấp. Quá trình thực hiện công tác di dân tái định cư, bố trí sắp xếp dân cư trong những năm qua vẫn còn nhiều vấn đề bất cập: Việc di dân tái định cư, bố trí sắp xếp dân cư còn mang tính tự phát, giải quyết những điểm nóng, điểm bức xúc mà chưa theo một quy hoạch tổng thể, giải quyết có tính chất toàn diện; việc đầu tư, hỗ trợ còn nhỏ giọt, thiếu đồng bộ, tiến độ chậm, thủ tục phức tạp, tư vấn có năng lực thực sự để lập quy hoạch và dự án tái định cư hoàn chỉnh và đồng bộ không nhiều,… dẫn đến hiệu quả sau thực hiện dự án còn thấp, cá biệt xảy ra những bức xúc mới vì nơi ở tái định cư mới lại không bằng nơi ở cũ về mọi mặt,... 2.2- Thực trạng vai trò Nhà nước đối với giảm nghèo nhanh và bền vững trên địa bàn huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An thời gian qua: 2.2.1- Kết quả đạt được: 2.2.1.1- Về quan điểm, mục tiêu tổng quát nhiệm vụ xóa đói, giảm nghèo nhanh và bền vững trên địa bàn huyện: Xác định nhiệm vụ giảm nghèo nhanh và bền vững là nhiệm vụ chính trị quan trọng nhất của một huyện miền núi vùng cao nghèo khó như Quế Phong, Thời gian qua Huyện uỷ - HĐND - UBND huyện đã quan tâm và tập trung lãnh đạo, chỉ đạo công tác XĐGN như ban hành Nghị quyết số 05-NQ/HU về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo xoá đói giảm nghèo giai đoạn năm 2007 – 2010 nhằm đẩy mạnh khai thác tiềm năng, huy động nội lực để tập trung xoá đói giảm nghèo; Huyện đã xây dựng quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020, đặc biệt lưu ý đến việc xây dựng quy hoạch chi tiết phát triển sản xuất nông lâm nghiệp, coi đó là sự phát triển nòng cốt cho người dân nghèo vươn lên thoát nghèo. Nhà nước cấp huyện đã xây dựng nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội cho 5 năm, có bước chuẩn bị cho 5 năm tiếp theo và định hướng cho năm 2020; Tăng nhanh và nâng cao hiệu quả vốn đầu tư vốn đầu tư phát triển kinh tế xã hội, hỗ trợ đầu tư nhiều hơn. Các chương trình nhiệm vụ được xây dựng dựa trên điều kiện tiềm năng, sự chủ động của huyện và sự lồng ghép sử dụng có hiệu quả của các nguồn đầu tư của cấp trên cho huyện. Đảng bộ chính quyền và nhân dân huyện Quế Phong đã thực hiện đồng bộ và tổng hợp nhiều nguồn lực, nhiều chính sách đầu tư cho công tác xoá đói giảm nghèo. Hàng năm UBND huyện đều giao chỉ tiêu kế hoạch cho các cơ quan thực hiện hướng dẫn, giúp đỡ, đỡ đầu cho các hộ nghèo trên địa bàn huyện,... 2.2.1.2- Thực hiện việc hoạch định chính sách và tạo môi trường, hành lang pháp lý thụân lợi để thực hiện giảm nghèo nhanh và bền vững: Huyện đã ban hành một số cơ chế, chính sách, giải pháp hỗ trợ giảm nghèo như quy định về cơ chế đầu tư và yêu cầu xây dựng công trình trên địa bàn, cụ thể hoá cơ chế cho vay vón sản xuất, cho vay vốn XĐGN, thực hiện cơ chế quản lý đầu tư và xây dựng đúng quy trình và bình đẳng với mọi thành phần kinh tế; Nhà nước cấp huyện có cơ chế tạo việc làm, giáo dục đào tạo, dạy nghề, nâng cao dân trí, có chính sách phù hợp với cán bộ,… Đây là những cơ chế, chính sách, giải pháp hỗ trợ đầu tư mạnh mẽ cho sản xuất và xây dựng hạ tầng. Từ đó các hộ sản xuất tiểu thủ công nghiệp được vay vốn sản xuất thuận lợi, dễ dàng, các đơn vị thi công xây dựng mang tính cạnh tranh bình đẳng để có những công trình chất lượng tốt không phân biệt tư nhân hay Quốc doanh,…. Nhà nước cấp huyện đã tạo môi trường pháp lý để kinh doanh bình đẳng, có tính cạnh tranh đồng thời thực hiện cơ chế, chính sách về ưu đãi đối với các ngành, vùng, các sản phẩm và dịch vụ cần ưu tiên hoặc khuyến khích phát triển, không phân biệt thành phần kinh tế cho các xã vùng sâu vùng xa. Đến nay đã có 5 Công ty lớn tham gia trồng rừng nguyên liệu trên địa bàn, 7 cong ty xây dựng thuỷ điện, nhiều doanh nghiệp tư nhân vào kinh doanh, xây dựng và được các cấp tạo mọi điều kiện thuận lợi cho sản xuất, kinh doanh. Chính quyền địa phương đã thực hiện dân chủ, công khai trong xây dựng chủ trương phát triển kinh tế, xã hội tận cơ sở, đưa ra dân bàn, dân góp ý và giám sát kiểm tra các chương trình, dự án, các khoản giúp đỡ nhân đạo, từ thiện cho người nghèo, các khoản đóng góp xây dựng nhà tình nghĩa, nhà tình thương... Trong quá trình thực hiện các công trình, dự án đã ưu tiên sử dụng nguồn lao động tại chỗ để giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho người nghèo. Mức thu nhập từ việc tham gia xây dựng của lao động tại chỗ ước tính đạt 30% thu nhập của người dân. Hàng năm, bằng nguồn ngân sách huyện đã tổ chức tập huấn cho nông dân được hơn 2.000 lượt người của 14/14 xã, thị trấn, vốn Chương trình 135TTg tổ chức được 1.200 lượt người; tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác XĐGN cho tất cả các xã, thị trấn với tổng số 214 cán bộ xã, bí thư, trưởng bản; bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho cán bộ cơ sở và đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện với số lượng từ 8 - 10 đợt, mỗi đợt có từ 70 đến 100 người tham gia. Huyện thực hiện nhất quán chủ trương tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các tổ chức cá nhân tham gia vào phát tiển kinh tế, xã hội, xoá đói giảm nghèo trên địa bàn với mục tiêu các bên cùng có lợi và không vi phạm pháp luật, không ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp của cộng đồng và của người lao động trên địa bàn. Huyện động viên mọi thành phần kinh tế tham gia vào đầu tư, sản xuất và xây dựng, tạo mọi điều kiện thuận lợi để nhân dân địa phương tham gia vào bằng sức lao động để hưởng thu nhập chính đáng trên những chương trình đang đầu tư tại địa phương. 2.2.1.3- Thực hiện đầu tư cho các chương trình dự án trên địa bàn: Thời gian qua huyện Quế Phong đã được hỗ trợ đầu tư bằng nhiều chương trình dự án từ kêu gọi đầu tư, đóng góp của các tổ chức, cá nhân để đầu tư, xây dựng các công trình hạ tầng thiết yếu (giao thông, thuỷ lợi, nước sinh hoạt, trường học, trạm xá, bệnh viện, trụ sở, nhà cộng đồng, chợ,...) phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt cho các huyện miền núi vùng cao. Huyện đã tổ chức quản lý và phân bổ nguồn vốn đầu tư hợp lý cho các công trình. Kết quả đạt được đáng phấn khởi từ thực hiện các chương trình dự án như sau : Chương trình 135 giai đoạn II đã đầu tư xây dựng được 38 công trình, tổng vốn đã thực hiện của cả giai đoạn 34,495 tỷ đồng. Cụ thể: Có 3 công trình điện tổng vốn đầu tư 3,77 tỷ đồng phục vụ cho sản xuất và đời sống của 375 hộ, 2.208 khẩu; 7 công trình giao thông tổng vốn đầu tư 7,17 tỷ đồng có tổng chiều dài 9,28 km chủ yếu là đường cấp phối đá dăm, trong đó có 01 km đường bê tông; 10 công trình trường học tổng vốn đầu tư 8,65 tỷ đồng được 46 phòng học kiên cố và các thiết bị kèm theo, 04 phòng hiệu vụ, phục vụ cho hơn 2.000 học sinh các cấp; có 6 công trình nước sinh hoạt tổng vốn đầu tư 5,8 tỷ đồng với tổng chiều dài đường ống 22,29 km, 42 bể nước + nhà tắm phục vụ cho 1.260 hộ dân (hơn 6.000 nhân khẩu); có 9 công trình thuỷ lợi tổng vốn đầu tư 6,88 tỷ đồng với hệ thống đập, kênh dẫn nước phục vụ tưới cho 105 ha ruộng nước; 3 công trình trạm y tế tổng vốn đầu tư 2,2 tỷ đồng được 16 phòng khám và điều trị, 14 phòng hộ sinh và các công trình phụ trợ. Về đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực cán bộ thôn, bản giai đoạn 2006-2008 đã đào tạo được cho 835 người với tổng vốn đã thực hiện 1,025 tỷ đồng. Về dự án hỗ trợ phát triển sản xuất. Trong giai đoạn 2005-2008 đã thực hiện hỗ trợ sản xuất cho 11 xã thuộc Chương trình 135 và 5 bản đặc biệt khó khăn của 2 xã khu vực II, đã đầu tư cho 18.858 lượt hộ, trong đó 18.269 lượt hộ là người dân tộc thiểu số, 1.396 lượt hộ nghèo với tổng số vốn đầu tư 3,843 tỷ đồng, nhân dân đóng góp 463,5 triệu đồng. Chương trình 135 của Chính phủ đã góp phần làm thay đổi căn bản bộ mặt nông thôn miền núi, cải thiện lớn đời sống của nhân dân, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo công ăn việc làm tăng thu nhập của nhân dân, đặc biệt là các hộ nghèo. Đây thực sự là một chương trình góp phần xóa đói giảm nghèo có hiệu qu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docVai trò nhà nước đối với giảm nghèo nhanh và bền vững ở các huyện miền núi vùng cao (lấy ví dụ ở huyện quế phong, tỉnh nghệ an).doc
Tài liệu liên quan