Luận văn Vấn đề bản chất và đặc trưng của văn học trong giáo trình lý Luận văn học Việt Nam từ những năm 1960 đến nay

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN.3

MỤC LỤC .4

MỞ ĐẦU.1

1. Lý do chọn đề tài . 1

2. Lịch sử vấn đề. 2

3. Mục đích nghiên cứu đề tài . 10

4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu. 11

5. Phương pháp nghiên cứu. 13

6. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài . 13

7. Cấu trúc luận văn. 14

Chương 1: SỰ VẬN ĐỘNG QUAN NIỆM VỀ VẤN ĐỀ BẢN CHẤT XÃ HỘI CỦA

VĂN HỌC.15

1.1. Vận động kế thừa . 15

1.1.1. Đối tượng của văn học.17

1.1.2. Văn học là một hình thái ý thức thuộc thượng tầng kiến trúc .20

1.1.3. Văn học và hiện thực .22

1.1.4. Văn học và các hình thái ý thức thượng tầng kiến trúc .24

1.1.5. Tính khuynh hướng của văn học .26

1.1.6. Chức năng của văn học.30

1.2. Vận động đổi mới tư duy về một số vấn đề cơ bản của bản chất xã hội

. 32

1.2.1. Vấn đề văn học và hiện thực.33

1.2.2. Vấn đề văn học và chính trị .36

1.2.3. Vấn đề chức năng của văn học .40

Chương 2: SỰ VẬN ĐỘNG QUAN NIỆM VỀ BẢN CHẤT THẨM MỸ CỦA VĂN

HỌC .49

2.1. Quan niệm về bản chất thẩm mỹ của văn học trong giáo trình lý uận

văn học trước năm 1986 . 50

2.1.1. Hình tượng nghệ thuật .51

2.1.2. Điển hình nghệ thuật.54

pdf141 trang | Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 1311 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Vấn đề bản chất và đặc trưng của văn học trong giáo trình lý Luận văn học Việt Nam từ những năm 1960 đến nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
những năm 80 của thế kỷ XX, thời điểm đất nước và văn học có nhiều biến đổi, giáo trình Lý luận văn học, năm 1986, do Phương Lựu chủ biên, vẫn kế tục nhiều vấn đề, luận điểm của những giáo trình trước đó. Xét về mức độ đổi mới tư duy, so với các giáo trình cùng thời, công trình này chưa thể sánh bằng. Tuy nhiên, người đọc có thể tìm thấy ở đây những dấu hiệu đổi mới trong cách đặt và kiến giải vấn đề. Về lý tưởng thẩm mỹ của 59 văn học nghệ thuật chẳng hạn. Tác giả Trần Đình Sử, người chấp bút chương VI, Văn nghệ, một hình thái ý thức xã hội đặc thù, không đặt ra một mục riêng để bàn sâu về đặc thù lý tưởng thẩm mỹ trong văn học nghệ thuật. Nhưng khi tác giả đi vào phân tích các phương diện thẩm mỹ như đối tượng, nội dung, hình tượng, điển hình nghệ thuật, ta bắt gặp ở đấy những quan điểm mới. Tựu trung, tác giả có ý nhấn mạnh cội nguồn bản chất thẩm mỹ của văn học nằm ở quan niệm của nó về chân lý đời sống và chân lý về cái đẹp. Trong đó, chân lý về cái đẹp luôn được gắn liền với cái tốt, cái thật. Ông viết: “Đặc điểm của nội dung văn nghệ là khát vọng thiết tha muốn thể hiện một quan niệm về chân lý đời sống, một chân lý về cái đẹp, cái tốt, cái thật thể hiện trong các hiện tượng tự nhiên và xã hội, trong các quan hệ giữa người và người, trong tính cách con người” [41, tr.128]. Đó là loại chân lý không phải từ sự áp đặt của hệ ý thức khác, mà chính từ sự thể nghiệm của nhà văn trong cuộc sống. Qua tác phẩm nghệ thuật, nhà văn “muốn nói to lên cho mọi người, muốn thuyết phục họ và chia sẻ với họ” chân lý thẩm mỹ do mình tiên nghiệm. Cho nên, theo tác giả, nội dung của văn học nghệ thuật không phải là cuộc sống như nó vốn có, mà là “cuộc sống được ý thức về mặt tư tưởng và giá trị”, được tái hiện “trong tương quan với lý tưởng, khát vọng, tình cảm của con người” [41, tr.128]. Nghĩa là như nó cần phải có. Quan điểm này tiếp tục được giáo trình Văn học, nhà văn, bạn đọc (2002) khẳng định, phát triển. Tác giả Nguyễn Nghĩa Trọng, trong phần Nội dung tình cảm xã hội thẩm mỹ, cho rằng tự bản chất văn học luôn hướng đến một lý tưởng và ước mơ cao đẹp, vượt lên trên cái đẹp của cuộc sống đời thường. Tuy nhiên, khác với các hình thái ý thức như chính trị, đạo đức, triết học, văn học đi đến lý tưởng của mình bằng con đường tình cảm. Lý tưởng của văn học là lý tưởng về một xã hội cao thượng, nhân văn, nên tình cảm trong văn học cũng khác tình cảm thông thường. Nó là tình cảm xã hội thẩm 60 mỹ. Nói cách khác, bằng con đường tình cảm thẩm mỹ, văn học xây dựng lý tưởng của nó sao cho vừa bám trụ với hiện thực cuộc sống lại vừa thể hiện một hình mẫu khác đời sống. Ông viết: “Nghệ thuật không thoát ly nhưng cần làm cho tâm hồn con người được nâng cao hơn so với tình cảm thực tế hàng ngày trong mọi lĩnh vực cuộc sống” [42, tr.64]. Đối tượng trung tâm phản ánh của văn học dĩ nhiên là cái đẹp, cái cao cả, nhưng cũng không xa lánh cái thấp hèn. Trái lại, văn học trực diện, đấu tranh với cái xấu xa thấp hèn trong thế “đối sánh nó theo một lý tưởng và ước mơ cao đẹp” [42, tr.64]. Ngay cả ở những tình huống như vậy cũng là văn học đang “gián tiếp gắn bó với cái đẹp”. Tác giả Nguyễn Nghĩa Trọng cũng cho rằng, với tâm điểm là cái đẹp hoàn thiện, lý tưởng thẩm mỹ của văn học “tuy không đồng nhất, nhưng là thống nhất với chân lý và đạo lý” đời sống [42, tr.64]. Nói cách khác, cái đẹp trong quan niệm thẩm mỹ của văn học bao gồm cái chân thật và cái thiện. Mặt khác, ông cũng thấy rằng, văn học là một dạng ý thức, tình cảm. Văn học thông qua phản ánh hiện tượng cuộc sống bằng hình thức trực quan mà bộc lộ khao khát, ước mơ. Vì vậy, dù hiện tượng văn học phản ánh là gì đi nữa thì đấy cũng “chỉ là bóng dáng của cuộc đời, chứ không phải là bản thân cuộc đời đích thực” [42, tr.62]. Mặt khác, ông cho rằng, văn học cũng như nghệ thuật “không hề bày ra một quyền lợi thiết thực nào cả, cho dù rất tự nhiên và chính đáng đi nữa. Văn nghệ là một thứ hoàn toàn “hình thức”, hiểu theo nghĩa rất rộng về mặt triết học của từ này” [42, tr.62]. Đến với văn học, bất luận là sáng tác hay thưởng thức, phê bình đều “phải thật “vô tư”, không vướng víu bởi những quyền lợi và đòi hỏi quá thiết thực, cho dù có cần thiết và cấp bách đến đâu” [42, tr.62]. Như vậy, cách lập luận của tác giả cho thấy, bản chất của văn học là cái đẹp dưới dạng tinh thần. Việc văn học phản ánh hiện tượng đời sống xã hội là tất yếu nhưng cũng là dạng phản ánh thẩm mỹ và bộc lộ tình 61 cảm trong chiều kích thẩm mỹ của riêng nó. Mọi quy chiếu hiện thực từ tác phẩm ra đời sống và ngược lại đều bóp chết giá trị nghệ thuật của văn học. Trong các giáo trình thời đổi mới, Lý luận văn học (nhập môn) (2010) của Huỳnh Như Phương có lẽ là cuốn giáo trình trình bày được nhiều điểm mới mẻ hơn cả, đồng thời giải quyết vấn đề cũng nhuần nhị hơn. Công trình là kết quả của quá trình nhiều năm tiếp nhận, chọn lọc, tổng hợp lý thuyết mỹ học, văn học hiện đại thế giới, cùng những suy ngẫm khoa học và kinh nghiệm giảng dạy của ông. Trong những vấn đề bản thể của văn học, tác giả nhìn nhận bản chất thẩm mỹ cũng quan trọng, thiết yếu như bản chất xã hội và bản chất ngôn ngữ. Trong quan niệm của Huỳnh Như Phương, văn học được xem không phải như một phương tiện phản ánh hiện thực và bộc lộ ý thức chính trị, mà “như một sự khám phá và sáng tạo thẩm mỹ”. Dẫu rằng, văn học nghệ thuật không phải là lĩnh vực duy nhất có yếu tố thẩm mỹ, nhưng “là lĩnh vực mà trong đó ý thức thẩm mỹ được thực hiện trọn vẹn nhất, là hình thái cao nhất của sự biểu hiện ý thức thẩm mỹ” cả trên bình diện xã hội lẫn trên bình diện cá nhân [59, tr.70]. Khám phá và sáng tạo thẩm mỹ, văn học hướng đến mục đích xây dựng một “vương quốc” hoàn mỹ. Ở vương quốc ấy, cảm quan của con người về cái đẹp, về sự hài hòa trong đời sống thiên nhiên và xã hội được phát triển tự do và hoàn thiện nhất. Cần thiết phải phân biệt giữa lý tưởng xã hội, lý tưởng đạo đức và lý tưởng thẩm mỹ, để có cái nhìn bao quát, sâu sát đối tượng, tránh đi những ngộ nhận như lý luận trước năm 1986. Mặt khác, giải quyết đúng đắn vấn đề này, có thể chứng minh một cách thuyết phục về bản chất và đặc trưng của văn học, đồng thời xác lập vị thế của hình thái ý thức này trong tồn tại xã hội. Giáo trình Lý luận văn học (nhập môn) (2010) đã làm được điều này. Tác giả Huỳnh Như Phương sớm nhận diện được mấu chốt của vấn đề bản chất văn 62 học, ở chỗ phải xác định cho được mục tiêu, lý tưởng đặc thù của văn học nghệ thuật. Ông xác định: mục tiêu cơ bản của vận động xã hội là lý tưởng xã hội; mục tiêu cơ bản của chuẩn mực đạo lý là lý tưởng đạo đức; mục tiêu cơ bản của nghệ thuật là lý tưởng thẩm mỹ. Lý tưởng thẩm mỹ “hướng tới cái đẹp trong ước mơ và khát vọng của con người, nó nêu bật hình ảnh về những giá trị và quan hệ thẩm mỹ hoàn chỉnh mà con người cho rằng cần phải có, cần nên có” [59, tr.89]. Là đại diện cho tính tất yếu phổ quát của cái đẹp, lý tưởng thẩm mỹ bao hàm trong nó những nội dung chủ yếu của lý tưởng xã hội và lý tưởng đạo đức. Quan niệm của Huỳnh Như Phương trong giáo trình này một lần nữa cho thấy, rõ ràng bản chất thẩm mỹ đã được lý luận văn học xác tín trở lại (lần đầu có lẽ vào thập niên 30 của thế kỷ trước, đặc biệt ở cuộc tranh luận “nghệ thuật vị nhân sinh” và “nghệ thuật vị nghệ thuật). Nói cách khác, lý luận văn học Việt Nam thời đổi mới nói chung, giáo trình lý luận văn học bậc đại học nói riêng, không coi yếu tố thẩm mỹ là phương tiện trung chuyển mà là mục đích tự thân của nghệ thuật. Nói như vậy, không có nghĩa nghệ thuật xa rời đời sống, co mình trong khu tự trị. Lý luận thời đổi mới thừa nhận văn học nghệ thuật bái vọng cái đẹp viễn tượng, nhưng dù thế nào nó vẫn luôn giữ cho “đôi chân” chạm đất. Bằng cách thông qua phản ánh hiện thực, nó tạo ra hình ảnh cụ thể cảm tính về cái đẹp cần phải có, cái đẹp trong ước mơ để mọi người có thể cảm nhận được. Một vấn đề khác liên quan đến lý tưởng thẩm mỹ được đặt ra – vấn đề vai trò của nhà văn trong tương quan với hoạt động sáng tạo nghệ thuật và đời sống xã hội. Từ những lập luận ở trên, có thể thấy, cùng với việc thay đổi quan niệm về bản chất thẩm mỹ, quan niệm về vai trò của nhà văn trong hoạt động sáng tạo cũng được giáo trình lý luận văn học thời đổi mới nhìn nhận lại. Nhà văn, anh ta không chỉ là người tri nhận được chân lý đời sống, chân 63 lý đạo đức, mà còn sớm tri nhận được chân lý nghệ thuật – một thứ chân lý mà vốn dĩ trong nó đã bao hàm chân lý của những hình thái ý thức khác. Do vậy, việc nhà văn sáng tạo tác phẩm nghệ thuật không phải là việc ghi nhận các sự kiện, hiện tượng đời sống và mê dụ người đọc bằng lối kể chuyện sinh động. Nhà văn, trong quan niệm của giáo trình từ năm 1986 đến nay, là người gìn giữ và sáng tạo cái đẹp lý tưởng, là người đưa lý tưởng thẩm mỹ đến với đời sống nhân loại và khơi gợi trong tiềm thức nhân loại lòng khao khát cái đẹp hoàn thiện, bằng cách xây dựng hình tượng cụ thể cảm tính về nó. Tác phẩm văn học là sản phẩm sáng tạo tinh thần của anh ta và anh ta đã dùng nó để “chăn dắt” phần tinh thần của nhân loại. Tuy vậy, điều này cũng không có nghĩa tác phẩm văn học chỉ miêu tả cái đẹp, xa lánh cái xấu xa thấp hèn. Một thời gian dài trong lịch sử văn học Việt Nam, nhất là những năm đất nước bị bom đạn tàn phá, lý luận, phê bình thiên về cái cao cả, mà quên rằng cái bi, cái hài, cái tầm thường cũng là đối tượng phản ánh của văn học nghệ thuật. Dù quả thực, khi tinh thần dân tộc trỗi dậy, thì không chỉ người làm lý luận mà chính những nhà văn cũng dễ rung động bởi cái cao cả. Nhưng khi sự chú ý đó đi quá ngưỡng, lý luận bị lệch khỏi “đường ray” mà lẽ ra cần chạy và đã để lạc những “hành khách” nó cần đón. Những người nghiên cứu và công chúng yêu văn học vẫn còn nhớ biết bao câu chuyện buồn của làng văn Việt Nam về những tác giả, tác phẩm văn học ra đời giữa thời chiến. Hữu Loan, Trần Dần, Phùng Quán, Lê Đạt,là những trường hợp như thế. Ngay khi có điều kiện, lý luận văn học thời đổi mới, trong đó có giáo trình lý luận văn học bậc đại học, đã kịp thay đổi nhận thức của mình. Khái niệm thẩm mỹ được hiểu với nội hàm rộng hơn cái đẹp. Theo đó, đối tượng của văn học cũng được thừa nhận không chỉ có cái đẹp, cái cao cả mà còn có cái bi, cái hài. Và nhà văn, anh ta xây dựng hình tượng không phải chỉ để phản ánh hiện thực như nó vốn có, đang có mà như là nó cần phải có trong lý 64 tưởng thẩm mỹ của anh ta. Tác giả Huỳnh Như Phương viết, trong Lý luận văn học (nhập môn) (2010): “Nhà văn là người thay mặt cho xã hội nói lên những điều không bằng lòng, những mối bất hòa với thực tại, đồng thời diễn đạt những ước mơ, khát vọng của con người bằng ngôn ngữ nghệ thuật. Khi ước mơ và khát vọng đó không thực hiện được, trở nên xa vời, tác phẩm sẽ thấm đẫm một nỗi buồn về lý tưởng” [59, tr.90]. Lúc này, nhà văn giải quyết mâu thuẫn giữa hiện thực và lý tưởng “không phải bằng cách biến lý tưởng phải phục tùng hiện thực mà bằng cách miêu tả hiện thực với tinh thần phê phán” [59, tr.90]. Cuộc sống có muôn màu, nhưng không phải lúc nào, với ai cũng tròn đầy. Thử thách nhiều mà hạnh phúc thì chỉ như một tấm chăn hẹp, kéo bên nào cũng lệch. Chính vì vậy mà lý tưởng thẩm mỹ hun đúc, hình thành trong tư tưởng con người. Nó là khát vọng và ước mơ của con người về một tương lai tươi đẹp. Khi được thể hiện trong nghệ thuật, một thực thể có “đôi mắt” không ngừng hướng về cái đẹp viễn tượng và “đôi chân” không ngừng chạm đất, “lý tưởng thẩm mỹ trở thành phương thức dự báo sự vận động tiến hóa của xã hội, phương thức bồi dưỡng nhân cách và tâm hồn con người” [59, tr.90]. Văn học, với tư cách là ngành nghệ thuật ngôn từ, “là một trong những con đường tuyệt diệu nhất để diễn đạt lý tưởng thẩm mỹ và làm cho mọi người có thể cảm nhận được”. Trong tác phẩm văn học, nhà văn vừa khám phá cái đẹp thực tại, vừa sáng tạo cái đẹp mới và “chiêm nghiệm mình trong một thế giới do mình sáng tạo nên” [59, tr.71] , dưới dạng hình tượng cụ thể cảm tính. Do vậy, viết là một quá trình, nói như tác giả Huỳnh Như Phương, là “tái tạo và sáng tạo thế giới các đối tượng”, chứ không thuần túy là miêu tả cái đẹp hiện tồn theo tính tất yếu lịch sử như quan niệm của giáo trình lý luận trước đổi mới. Bản chất của quá trình viết ấy là sáng tạo theo quy luật của cái đẹp, mà thông qua đấy, nhà văn với vai trò chủ thể, là người đi trước trong 65 kinh nghiệm khám phá thẩm mỹ, “truyền bản chất của mình cho các đối tượng” khách quan. Đến lượt mình, “những đối tượng ấy lại truyền cái bản chất người (tác giả nhấn mạnh) cho công chúng quan tâm thưởng ngoạn” [59, tr.71]. Bằng cách ấy, nhà văn thuyết phục bạn đọc cả về phương diện lý trí lẫn phương diện cảm xúc. Vì vậy, tác giả Huỳnh Như Phương cho rằng: “Trong khi những hiện tượng đời sống được miêu tả ở góc nhìn tích cực hay tiêu cực, nhà văn cũng luôn gợi lên trong người đọc sự đồng cảm với lý tưởng thẩm mỹ của mình, kêu gọi công chúng trở thành người đồng hành và người kế tục lý tưởng mà mình đề cao” [59, tr.91]. Nói văn học có chức năng giáo dục tức là giáo dục thẩm mỹ như thế. 2.2.2. Hình tượng nghệ thuật và phản ánh thẩm mỹ Có sự khác biệt trong quan niệm của giáo trình lý luận văn học trước và sau năm 1986 về hình tượng nghệ thuật. Trước năm 1986, hình tượng (mà đỉnh cao của nó là điển hình nghệ thuật) thường được cho là phương tiện phản ánh hiện tượng xã hội của văn học nghệ thuật. Do đó, dù có phần hư cấu, nhưng nó vẫn phải đảm bảo sự tương ứng với hiện thực khách quan. Nghĩa là được xây dựng theo quy luật tồn tại của cuộc sống. Theo đó, dòng văn học hiện thực chủ nghĩa được đánh giá cao với xu hướng phản ánh chân thật cuộc sống thông qua sự chân thật, sinh động của hình tượng. Từ năm 1986 đến nay, đặc biệt ở những giáo trình xuất bản mấy năm gần đây, vấn đề này đã được nhận thức lại, cởi mở và nhuần nhị hơn. Xuất phát từ quan niệm mục đích của văn học là biểu hiện lý tưởng thẩm mỹ, giáo trình lý luận văn học từ 1986 đến nay nhìn nhận hình tượng nghệ thuật như là hình thức cụ thể hóa lý tưởng thẩm mỹ, điều mà văn học theo đuổi. Bởi vì, như tác giả Huỳnh Như Phương viết trong Lý luận văn học (nhập môn) (2010): “Lý tưởng – đó ý niệm về sự hoàn thiện, là ước mơ về tương lai” [59, 66 tr.88]. Nó cần được biểu hiện bằng hình thức cụ thể cảm tính. Với tư cách là ngành nghệ thuật ngôn từ, văn học có thế mạnh trong xây dựng hình tượng. Hình tượng của văn học có thể coi là một trong những “con đường tuyệt diệu nhất để diễn đạt lý tưởng thẩm mỹ và làm cho mọi người có thể cảm nhận được”, và nếu không có hình tượng, văn học nói riêng, nghệ thuật nói chung “sẽ không thể tạo ra ấn tượng về hình ảnh cái đẹp cần phải có, cái đẹp trong ước mơ” [59, tr.89]. Được xem là hình thức cụ thể hóa những vấn đề thẩm mỹ trừu tượng, hình tượng nghệ thuật, trong quan niệm của các tác giả giáo trình thời đổi mới, có thể miêu tả cái thực trong đời sống hoặc cái chỉ có trong tâm tưởng nhà văn, miễn là nó tìm được sự tương đồng với hình thức tồn tại của đời sống. Giáo trình Văn học, nhà văn, bạn đọc (2002) có đoạn viết: Hình tượng nghệ thuật, “đó là một thể thống nhất sinh động giữa thực và hư, trực tiếp và gián tiếp, ổn định và biến hóa, thống nhất và đa dạng, mang đầy nội dung cuộc sống, tư tưởng và cảm xúc” [42, tr.71]. Vai trò của hình tượng không chỉ ở chỗ biểu hiện ý thức thẩm mỹ, ý thức xã hội của nhà văn bằng một hình thức cụ thể, mà còn là cầu nối, giữ cho văn học nghệ thuật gắn liền với đời sống, thuyết phục người đọc bằng cả lý trí và cảm xúc. Để biểu hiện lý tưởng thẩm mỹ, văn học có thể xây dựng hình tượng của mình theo hình thức tồn tại của nhiều loại đối tượng trong cuộc sống. Đó không chỉ là hình tượng về cái đẹp, cái cao cả, mà còn có hình tượng về cái bi, cái hài, Tất cả đều được văn học xây dựng trong thế đối sánh với cái đẹp lý tưởng mà nó muốn hướng tới. Về vấn đề hình tượng nghệ thuật và phản ánh thẩm mỹ, giáo trình Lý luận văn học (nhập môn) (2010) trình bày bốn nhóm hình tượng, tương ứng với bốn nhóm đối tượng đời sống mà văn học thường khám phá, gồm: cái đẹp, cái cao cả, cái bi và cái hài. Theo tác giả Huỳnh Như Phương, khám phá 67 cái đẹp là hoạt động thường xuyên của văn học. Chính ở việc khám phá và sáng tạo cái đẹp, văn học đưa lý tưởng thẩm mỹ hóa thân vào trong những nhân vật tích cực, trở thành phương thức bồi dưỡng nhân cách và tâm hồn con người. Còn việc khám phá cái cao cả, theo ông, chỉ là một hoạt động đặc biệt, xét trên phạm vi từng người nghệ sĩ cũng như phạm vi cả nền văn học. Văn học thời kỳ nào cũng cần khám phá cái cao cả, đặc biệt ở thời chiến tranh. Tuy nhiên, ông cho rằng việc đề cao cái cao cả trở thành đặc điểm bao trùm sáng tác văn học hay xem nhẹ vai trò của nó đều là những khuynh hướng sai lầm. Bên cạnh cái đẹp, cái cao cả, văn học còn khám phá cái bi, cái hài với tư cách là những phương diện căn bản của đời sống xã hội, mà suy đến cùng cũng là “gợi lên nỗi buồn về lý tưởng”. Như vậy, có thể nói, hình tượng văn học là hình thức phản ánh tình cảm xã hội thẩm mỹ của văn học. Một cách nói khác, như ở giáo trình Văn học, nhà văn, bạn đọc (2002): “Nghệ thuật là hình tượng về tình cảm xã hội thẩm mỹ” [42, tr.65]. Nó không phải là sự sao chép, mô phỏng thực tại, mà là sự sáng tạo mang đậm màu sắc chủ quan của nhà văn về đời sống xã hội, dưới sự soi rọi của lý tưởng thẩm mỹ. Từ những dẫn chứng, phân tích ở trên cho thấy, giáo trình lý luận từ năm 1986 đến nay đã kiến giải vấn đề bản chất thẩm mỹ theo chiều hướng mới, tiến gần vào bản thể đối tượng. Nhìn nhận bản chất của sự phản ánh trong văn học là sự sáng tạo theo quy luật cái đẹp, giáo trình lý luận thời đổi mới cũng đồng thời gợi mở vấn đề vai trò của nhà văn đối với xã hội và vấn đề dân chủ nghệ thuật. Tiểu kết Trong Văn học là gì?, J.P. Sartre có một nhận định khá thú vị: “Người ta không là nhà văn vì đã chọn nói về những điều nhất định nào đó mà vì đã chọn nói chúng ra bằng cách nào đó” [60, tr.32]. Thực vậy, nếu chỉ để trình 68 bày, mô tả hiện tượng đời sống thì có lẽ người đời sẽ không cần đến văn học và cũng không ai vì sự trình bày, mô tả ấy mà “dấn thân”. Lý luận văn học hiện đại đã chứng minh rằng hiện thực không phải là đích đến, không phải là điểm cuối cùng của văn học. Hiện thực chỉ là khởi đầu của sự sáng tạo nghệ thuật mà thôi. Cần có một lý do nào đó sâu xa hơn, trực tiếp hơn, đủ tạo thành động lực thôi thúc nhà văn cầm bút. Đấy chính là lòng yêu mến cái đẹp, sự khao khát vươn tới một thế giới hoàn thiện hơn. Nghiên cứu giáo trình lý luận văn học Việt Nam, chúng tôi nhận thấy có sự khác biệt trong quan niệm của các tác giả giai đoạn trước và sau năm 1986 về vấn đề bản chất thẩm mỹ của văn học. Trước năm 1986, vấn đề bản chất thẩm mỹ chưa được đánh giá thỏa đáng. Các phương diện thẩm mỹ như hình tượng nghệ thuật, điển hình nghệ thuật được kiến giải như là những phương thức đặc trưng của văn học trong phản ánh hiện thực đời sống. Theo đó, tính chân thực được đánh giá cao, thể hiện giá trị nhận thức của tác phẩm. Từ năm 1986 đến nay, ở các giáo trình lý luận vấn đề bản chất thẩm mỹ được trình bày như là một bản chất tự nhiên, cốt yếu của văn học, với nhiều luận điểm mới mẻ được đề xuất và luận giải một cách khoa học, nhuần nhuyễn, rốt ráo. Hình tượng nghệ thuật giờ đây không được hiểu như là phương thức phản ánh hiện thực mà như là phương thức cụ thể hóa lý tưởng thẩm mỹ của văn học về một hiện thực cần phải có trong ước mơ của con người. 69 Chương 3: SỰ VẬN ĐỘNG QUAN NIỆM VỀ BẢN CHẤT NGÔN NGỮ CỦA VĂN HỌC Văn học là thực thể đa diện. Nếu chỉ khám phá nó từ một góc nhìn thì kết quả thu được cũng không khác chuyện thầy bói xem voi là bao. Thực tế, nhân loại đã chứng kiến sự vận động của lịch sử lý luận văn học thế giới di chuyển từ cực này sang cực khác, tựa như sự vận động của con lắc đồng hồ. Ngày nay, khi nhìn ngoái nhìn những chặng đường lý luận văn học đã đi qua từ thời kỳ cổ đại, trung đại, tiền hiện đại, hiện đại và hậu hiện đại, giới chuyên môn đã có được một bức tranh tương đối toàn diện về văn học. Và người ta buộc phải thừa nhận rằng văn học không chỉ có bản chất xã hội, bản chất thẩm mỹ, mà còn có bản chất ngôn ngữ. Ở phương diện nào, văn học cũng bộc lộ phẩm chất sáng tạo và tính linh hoạt của nó. Nhìn từ phương diện xã hội, ta thấy văn học có mối quan hệ máu thịt với đời sống con người, với số phận cá nhân và số phận dân tộc. Xét trong mối quan hệ này, văn học hiện hình rõ ràng là một hình thái ý thức, một thành tố trong quỹ đạo văn hóa động đồng và góp phần không nhỏ vào tiến bộ xã hội. Từ phương diện nghệ thuật, văn học có mối quan hệ máu thịt với đời sống thẩm mỹ. Nó hướng dẫn con người khám phá cái đẹp thực tại, nhưng cũng đồng thời đại diện cho tiếng nói mãnh liệt, thao thiết của con người về sự hoàn mỹ trong tương lai. Nhìn từ phương diện này, văn học chứng tỏ nó là một loại hình nghệ thuật thứ thiệt, là một trong những con đường tuyệt diệu nhất để tạo ra ấn tượng về hiện thực cần phải có, diễn đạt lý tưởng thẩm mỹ và làm cho mọi người cảm nhận được một cách rõ rệt, cụ thể. Với bản chất thẩm mỹ, văn học khu biệt mình với các hình thái ý thức xã hội khác, như chính trị, đạo đức, triết học, tôn giáo, 70 Nếu chỉ nhìn văn học từ phương diện xã hội và thẩm mỹ thì chúng ta vẫn chưa thể chỉ ra được đặc trưng của nó với các loại hình nghệ thuật khác, như hội họa, âm nhạc, điêu khắc, sân khấu, điện ảnh, Để có được sức sống bền lâu, văn học không chỉ cần một lý do, mà còn cần có một hình thức tồn tại của riêng nó. Khoa học văn học hiện đại không chỉ quan tâm nghiên cứu đặc trưng của văn học ở cấp độ tác phẩm, cái đơn vị làm nên lịch sử của lĩnh vực nghệ thuật này, mà còn chú ý nghiên cứu cái bản chất mà nhờ nó một văn bản trở thành tác phẩm. Đó là tính văn học ẩn chứa trong mỗi mối liên kết của văn bản từ cấp độ câu, đoạn cụ thể cho đến cấp độ kết cấu tổng thể, hữu cơ và trừu tượng. Chìa khóa của mối liên hệ ấy chính là ngôn ngữ. Có thể nói, thế kỷ XX là thế kỷ mà lý luận văn học thế giới tập trung mũi nhọn chú ý vào bản chất ngôn ngữ và các vấn đề liên quan của văn bản văn học. Ngày nay, ở những thập niên đầu của thế kỷ XXI, giới chuyên môn có dịp ngoái nhìn lại chặng đường đã qua, người ta thừa nhận thành tựu quan trọng nhất của lý luận văn học hiện đại thế giới chính là “việc khám phá văn bản nghệ thuật như là cấu trúc ngôn từ động” [10, tr.15]. Xem xét văn học từ phương diện ngôn ngữ cho ta những cơ sở vững chãi để nhận diện nó một cách cơ bản, trực tiếp và thiết thực nhất. Tuy nhiên, xoay quanh vấn đề này, lý thuyết văn học hiện đại đã phải trải qua một quá trình cọ xát, va đập giữa các trường phái lý thuyết khác nhau, thậm chí đối nghịch nhau về quan điểm, phương pháp. Đây là câu chuyện dài. Trong khuôn khổ luận văn, chúng tôi muốn dừng lại để nói về quan niệm bản chất ngôn ngữ của văn học của lý thuyết mác xít - trường phái lý thuyết mà nền lý luận văn học nước ta nói chung, giáo trình lý luận văn học nói riêng đã và đang “kiên trì”, “quán triệt”. Trên cơ sở triết học Marx – Lenin và những ý kiến của Marx, Engel, Lenin bàn về văn học, lý luận văn học mác xít đã hình thành và phát triển ở 71 nhiều nước phương Đông, Phương Tây với nhiều sắc thái đa dạng. Ở đâu, những người theo lý thuyết mác xít cũng chú ý đến sự tương tác giữa văn học với hiện thực đời sống, đến xuất xứ, nguyên nhân và các yếu tố liên quan đến nội dung tư tưởng tác phẩm. Từ đấy, các nhà lý luận theo trường phái này “thường lẩy ra những vấn đề cấp thiết nhất có khả năng hướng văn học phục vụ kịp thời những mục đích xã hội” [10, tr.33]. Một đặc điểm liên đới dễ nhận thấy trong hệ thống lý luận mác xít là sự mờ nhạt của mô hình ngôn ngữ. Với những người theo đuổi lý thuyết này, kể cả những nhà lý luận hàng đầu, ngôn ngữ chưa giờ được đề cập đến như một thực thể kiến tạo nghĩa của tác phẩm. Với họ, ngoài chức năng một công cụ trung chuyển hiện thực, ngôn ngữ không có vai trò gì đặc biệt. Lý luận văn học nước ta, trong đó có giáo trình lý luận văn học, từ những năm 1960 đến nay, đặc biệt từ sau năm 1986, đã có những bước vận động đổi mới tư duy, tiếp nhận những điểm khả thủ của các lý luận văn học hiện đại phương Tây nhằm bổ khuyết cho hạn chế của mình. Tuy nhiên, qua nghiên cứu một số giáo trình lý luận tiêu biểu, chúng tôi nhận thấy sự chuyển biến trong nhận thức về bản chất ngôn ngữ có phần chậm hơn so với việc đổi mới tư duy về bản chất xã hội và bản chất thẩm mỹ. Nhìn nhận ngôn ngữ trong vai trò thuần túy là công cụ, là chất liệu cho việc xây dựng hình tượng văn học trở thành “lối mòn” tư duy trong nhiều năm, ở các giáo trình trước năm 1986 và một số giáo trình sau đó. Cố nhiên, giáo trình thời đổi mới có được sự nhuần nhuyễn hơn tro

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftvefile_2013_01_25_7517355109_7417_1869347.pdf
Tài liệu liên quan