MỞ ĐẦU. 7
Chương 1. KHÁI QUÁT VỀ VẤN ĐỀ BIỂN ĐÔNG . 23
1.1. Khái quát về Biển Đông . 23
1.1.1. Vị trí địa lý . 23
1.1.2. Tài nguyên thiên nhiên . 23
1.1.3. Tầm quan trọng chiến lược của Biển Đông. 24
1.2. Vấn đề Biển Đông.
1.2.1. Giới hạn lại vấn đề.
1.2.2. Vấn đề tranh chấp chủ quyền lãnh thổ, tranh chấp các vùng biển
.
1.2.3. Vấn đề tự do hàng hải, hàng không .
1.2.4. Sự đấu tranh kiềm chế lẫn nhau giữa các cường quốc .
1.3. Lợi ích của Mỹ ở Biển Đông .
1.3.1. Lợi ích kinh tế - tự do hàng hải, hàng không .
1.3.2. Lợi ích an ninh chiến lược.
* Tiểu kết chương 1: .
26 trang |
Chia sẻ: anan10 | Lượt xem: 1070 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Vấn đề biển đông trong chiến lược xoay trục Châu á của Mỹ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đến lợi ích của rất nhiều quốc gia trên thế giới, trong
đó có Mỹ - quốc gia luôn tuyên bố mình có lợi ích chiến lược quan trọng tại khu
vực Biển Đông.
Thế kỷ XXI được đánh gia sẽ là thế kỷ của Châu Á – Thái Bình Dương. Bởi
đây là một khu vực đông dân cư và có tốc độ phát triển nhanh, sôi động nhất thế
giới hiện nay. Nhận thức được tầm quan trọng ngày càng lớn của khu vực Châu Á
– Thái Bình Dương đối với nước Mỹ và trước những diễn biến phức tạp của tình
hình thế giới, trong đó có sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc. Từ nhiệm kỳ của
Tổng thống Obama, nước Mỹ đã có những động thái và chiến lược thể hiện sự thay
đổi lớn trong chính sách đối ngoại bằng việc tuyên bố “Xoay trục Châu Á”. Lời
tuyên bố chính thức cho chiến lược “Xoay trục Châu Á” của Mỹ đã được Ngoại
trưởng Hillary Clinton công bố tại hội nghị thượng đỉnh khối APEC gồm các nhà
lãnh đạo của 21 nền kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương nhóm họp tại Honolulu,
ngày 10/11/2011, với sự khẳng định hết sức mạnh mẽ: Thế kỷ XXI sẽ là thế kỷ
Thái Bình Dương của nước Mỹ.
“Xoay trục Châu Á” (Pivot to Asia ) hay “Tái cân bằng Châu Á – Thái Bình
Dương” (Rebalancing to Asia – Pacific region) là những thuật ngữ phổ biến của báo
9
chí và giới nghiên cứu, phân tích chính trị khi nói về những thay đổi chiến lược trong
chính sách đối ngoại của Mỹ tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, thể hiện vị trí
quan trọng của khu vực này đối với nước Mỹ. Để tiến hành chiến lược xoay trục Châu
Á, Mỹ đã đưa ra rất nhiều các chính sách, các chương trình hành động cụ thể, trong đó
có các chính sách về vấn đề Biển Đông. Mặc dù là một cường quốc ngoài khu vực Biển
Đông nhưng nước Mỹ luôn khẳng định mình có lợi ích chiến lược tại khu vực này,
những chính sách về vấn đề Biển Đông đang ngày một giữ vị trí quan trọng đối với
chiến lược xoay trục Châu Á của Mỹ. Trong cục diện chiến lược xoay trục Châu Á,
Biển Đông sẽ là một mắt xích vô cùng quan trọng. Vùng biển này có vị trí địa chính trị
chiến lược, nơi mà nước Mỹ có nhiều lý do và cơ hội để tiến hành chiến lược xoay trục
Châu Á của Mình. Từ những lợi ích về tự do hàng hải, giao lưu kinh tế, lợi ích về an
ninh chiến lượckhi can thiệp vào vấn đề Biển Đông Mỹ sẽ có thể bảo vệ tốt hơn
những lợi ích của Mỹ, đây cũng chính là lý do lớn nhất đảm bảo cho những chính sách
về vấn đề Biển Đông nói riêng và cả chiến lược xoay trục Châu Á nói chung luôn nhận
được sự ủng hộ của Quốc hội và người dân Mỹ. Thứ hai, khi can thiệp vào vấn đề Biển
Đông, Mỹ đã có thêm nhiều cơ hội thể hiện vai trò quốc tế của mình tại khu vực, khẳng
định quyết tâm trở lại Châu Á.
Nước Mỹ hiện vẫn là một siêu cường của thế giới, không thể phủ nhận
những tác động to lớn từ vai trò quốc tế của nước Mỹ. Kể từ khi tuyên bố xoay trục
Châu Á và có những chính sách can thiệp vào vấn đề Biển Đông, những chính sách
này đã có tác động rất lớn đối với tình hình khu vực và thế giới. Những chính sách
này của Mỹ thực chất diễn ra như thế nào? Nó có tác động gì tới tình hình các mâu
thuẫn, tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông? Việt Nam chúng ta chịu tác động như
thế nào từ những chính sách này? Chúng ta cần làm gì để giữ vững chủ quyền, toàn
vẹn lãnh thổ đồng thời giữ vững môi trường hòa bình để phát triển đất nước?
Nhận thức được những tác động to lớn từ những chính sách của Mỹ đối với
vấn đề Biển Đông và để trả lời cho những câu hỏi nêu trên, tôi quyết định lựa chọn
10
đề tài “Vấn đề biển Đông trong chiến lược xoay trục Châu Á của Mỹ” làm luận
văn Thạc sĩ. Với mong muốn tìm hiểu, phân tích những chính sách về vấn đề biển
Đông và vị trí, vai trò của nó trong chiến lược xoay trục Châu Á của Mỹ. Từ đó
luận văn bước đầu đưa ra những dự báo về xu hướng chính sách về vấn đề Biển
Đông của Mỹ và khuyến nghị một số hướng giải pháp cho Việt Nam, góp phần đấu
tranh giữ vững chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
2. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
* Các công trình nghiên cứu bằng tiếng Việt
- Những công trình nghiên cứu về các yêu sách, mâu thuẫn, tranh chấp
trên Biển Đông
Như chúng ta đã biết, hiện nay Biển Đông đang là một chủ đề nóng, nhận
được sự quan tâm nghiên cứu của giới khoa học trong và ngoài nước. Các nhà
nghiên cứu trong nước ngày càng có nhiều công trình viết về vấn đề biển Đông,
điều này cho thấy mức độ quan tâm và tầm quan trọng của vấn đề biển Đông trên
lĩnh vực khoa học ở nước ta.
Các công trình nghiên cứu về chủ quyền lịch sử của Việt Nam trên hai quần
đảo Hoàng Sa và Trường Sa là vô cùng phong phú, đa dạng, đây là mảng đề tài
truyền thống được các nhà nghiên cứu trong nước rất quan tâm. Tiến sĩ sử học
Nguyễn Nhã với tác phẩm : “Quá trình xác lập chủ quyền của Việt Nam tại quần
đảo Hoàng Sa và Trường Sa” (Luận án tiến sĩ, bảo vệ tại hội đồng bảo vệ luận án
tiến sĩ Trường Đại học KHXH&NV TP Hồ Chí Minh, tháng 1-2003); nhà nghiên
cứu Vũ Phi Hoàng với công trình: “Hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa bộ phận
lãnh thổ Việt Nam”; Văn Trọng với công trình “Hoàng Sa quần đảo Việt Nam”;
Lưu Văn Lợi với công trình: “Cuộc tranh chấp Việt – Trung trên hai quần đảo
Hoàng Sa và Trường Sa”; Nhóm tác giả: Đinh Kim Phúc, Dương Danh Huy,
Nguyễn Xuân Diện, Hoàng Việt, Đinh Ngọc Thu với tác phẩm : “Chủ quyền quốc
11
gia trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường sa”; nhóm tác giả: Thiện Cẩm, Nguyễn
Đình Đầu, Nguyễn Thái Hợp, Nguyễn Nhã, Nguyên Ngọc, Phan Đăng Thanh,
Nguyễn Quang Thắng, Hoàng Việt có công trình “Biển Đông và hải đảo Việt
Nam”, công trình đã cung cấp một số chứng cứ lịch sử và khoa học về chủ quyền
của Việt Nam trên Biển Đông, những bản đồ cổ, những luận chứng lịch sử từ thời
nhà Lê, chúa Nguyễn và triều Nguyễn, cũng như các Châu bản của triều Nguyễn
chứng minh rõ rệt rằng Việt Nam đã thực thi chủ quyền trên vùng lãnh hải rộng lớn
này một cách liên tục và hòa bình...vv.
Cuốn “Biển Đông: Địa chính trị, lợi ích, chính sách và hành động của các
bên liên quan” do TS. Đặng Đình Quý chủ biên, xuất bản năm 2013 là cuốn sách
phân tích khá rõ nét về yếu tố địa chính trị và những hành động của các quốc gia
có lợi ích tại Biển Đông. Trong đó khẳng định vị trí địa chính trị chiến lược quan
trọng của Biển Đông không những đối với các quốc gia ven bờ mà còn bao gồm cả
các cường quốc như Mỹ và Nhật. Cuốn sách cũng đi sâu và phản ánh và phân tích
những hành động, những yêu sách của cả các quốc gia trực tiếp tham gia tranh
chấp và các quốc gia có lợi ích liên quan, trong đó đặc biệt chú ý tới những hành
động có tính chất ngày càng hung hăng của Trung Quốc.
Bộ sách kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế về vấn đề Biển Đông do Học viện
Ngoại giao kết hợp cùng Hội Luật gia tổ chức tại Hà Nội qua các năm 2009, 2010,
2011, 2012 do TS. Đặng Đình Quý chủ biên bao gồm 3 cuốn: Biển Đông – Hợp
tác vì An ninh và Phát triển trong khu vực; Biển Đông – Hướng tới một khu vực
hòa bình, an ninh và hợp tác; Tranh chấp biển Đông: Luật pháp, Địa chính trị và
Hợp tác quốc tế. Đây là một bộ kỷ yếu tập hợp rất phong phú các bài nghiên cứu
của học giả trong và ngoài nước về vấn đề Biển Đông trên rất nhiều lĩnh vực.
Cuốn sách “Về vấn đề Biển Đông” của tác giả Nguyễn Ngọc Trường phát
hành năm 2014. Đây là công trình được đầu tư công phu, cung cấp một cái nhìn
tổng thể, khách quan về vấn đề Biển Đông. Nội dung cuốn sách được chia thành ba
12
phần chính. Phần thứ nhất: Biển Đông: khái quát về đặc điểm, tình hình Đông Nam
Á và Biển Đông. Phần thứ hai: Chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo
Hoàng Sa và Trường Sa. Phần này cung cấp cho bạn đọc những luận cứ lịch sử,
pháp lý quan trọng khẳng định chủ quyền và quyền lợi biển của Việt Nam tại hai
quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Phần thứ ba: Các nước lớn và ASEAN với Biển
Đông. Tác giả đã trình bày quan điểm, hướng giải quyết vấn đề Biển Đông của các
nước lớn như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Nga, Ấn Độ và các nước trong khối
ASEAN. Từ việc lựa chọn và chắt lọc nhiều nguồn thông tin tư liệu, tác giả đã làm
rõ diễn biến chính sách của các bên, những quan điểm chiến lược, cũng như chiều
hướng vận động mang tính quy luật trong chính sách của các nước lớn liên quan.
Ngoài ra còn rất nhiều bài viết đăng trên các tạp chí nghiên cứu chuyên
ngành: Tạp chí nghiên cứu Quốc tế; Tạp chí nghiên cứu Đông Nam Á, các
website nghiên cứu có uy tín: nghiencuubiendong.vn, nghiencuuquocte.org
- Những công trình nghiên cứu về chính sách của Mỹ đối với khu vực
Châu Á – Thái Bình Dương
Cuốn “Châu Á - Thái Bình Dương trong chính sách đối ngoại của Mỹ, Nhật
Bản và Trung Quốc” của tác giả Ngô Xuân Bình, xuất bản năm 2008, từ việc đánh
giá bối cảnh khu vực, tác giả đã luận giải, đánh giá vị thế và quyền lực của ba
cường quốc có ảnh hưởng nhất khu vực là Mỹ, Trung Quốc và Nhật Bản tại Châu
Á - Thái Bình Dương. Tác giả còn nhấn mạnh tới các yếu tố thực lực quốc gia để
xác định chính sách đối ngoại và các mối quan tâm chủ yếu của ba cường quốc trên
đối với Châu Á – Thái Bình Dương. Quan hệ Mỹ - Trung cũng được giành để phân
tích sâu hơn thông qua một nhân tố cân bằng là ASEAN. Đây là một cuốn sách
phân tích về sự quan tâm của Mỹ đối với khu vực Châu Á.
Cuốn sách “Cục diện thế giới đến 2020” do Phạm Bình Minh chủ biên, xuất
bản năm 2010. Cuốn sách tập trung phân tích về cục diện thế giới, những nhân tố
13
tác động tới xu hướng phát triển của nó đến năm 2020; phân tích về cục diện khu
vực Châu Á – Thái Bình Dương; đưa ra dự báo về quan hệ giữa các nước lớn (Mỹ,
Trung Quốc, Nhật Bản và Nga) đến năm 2020. Trong cuốn sách này, các tác giả đã
đưa những luận chứng về một số vấn đề lớn và phức tạp như quan hệ giữa các
nước lớn, chiến lược đối ngoại của Mỹ, Trung Quốc, quan hệ và chính sách của
Trung Quốc đối với các nước trong khu vực Đông Nam Á trong đó bao gồm cả
vấn đề Biển Đông.
Cuốn “Quan hệ Mỹ - Trung hợp tác và cạnh tranh luận giải dưới góc độ cân
bằng quyền lực” do Nguyễn Thái Yên Hương chủ biên. Tài liệu tập trung đánh giá,
phân tích về quan hệ Mỹ - Trung trong hơn 30 năm qua, kể từ khi hai nước thiết
lập quan hệ ngoại giao và triển vọng của mối quan hệ này đến năm 2020 theo góc
độ của khoa học chính trị, xem xét quan hệ nước lớn dưới góc độ cân bằng lực
lượng, từ đó góp phần cho việc hoạch định triển khai chính sách đối ngoại của Việt
Nam trong hiện tại và tương lai.
Cuốn sách “Cạnh tranh chiến lược ở khu vực Đông Nam Á giữa một số
nước lớn hiện nay” của tác giả Nguyễn Hoàng Giáp (Chủ biên), xuất bản năm
2013. Cuốn sách đã phân tích chính sách đối với Đông Nam Á, mối quan hệ cạnh
tranh chiến lược giữa một số nước lớn ở khu vực Đông Nam Á, đặc biệt là chính
sách của Mỹ và Trung Quốc. Cạnh tranh Mỹ - Trung là cặp cạnh tranh nổi bật,
quyết liệt nhất so với các cặp còn lại, và có thể đạt được sự cân bằng chiến lược
khá ổn định vì lợi ích của hai nước.
Cuốn “Quan hệ Hoa Kỳ - ASEAN 2001 – 2020” của tác giả Nguyễn Thiết
Sơn. Cuốn sách trình bày thực trạng quan hệ Hoa Kỳ - ASEAN trên các mặt quan
trọng như: những điều chỉnh chiến lược của Mỹ đối với khu vực các nước ASEAN,
thực trạng quan hệ kinh tế, chính trị, an ninh quân sự của Hoa Kỳ với các nước
ASEAN. Đồng thời, tác giả còn nêu ra những dự báo về triển vọng quan hệ Hoa
14
Kỳ - ASEAN trong 10 năm tới và những tác động của mối quan hệ song phương
đối với sự phát triển của các nước ASEAN, cũng như đối với Việt Nam.
Cuốn “Hợp tác và cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung ở Đông Nam Á ba thập
niên đầu sau chiến tranh Lạnh” của tác giả Trần Khánh. Cuốn sách lý giải xu
hướng cụ thể trong quan hệ quốc tế ở Đông Nam Á cũng như cặp quan hệ Mỹ -
Trung trong lịch sử đương đại - cặp quan hệ đang tác động sâu sắc, mạnh nhất đến
xu hướng hợp tác và phát triển ở Đông Nam Á nói riêng, trật tự thế giới nói chung
trong ba thập niên đầu thế kỷ XXI.
Ngoài ra còn nhiều bài viết phân tích về chính sách của Mỹ đối với khu vực
Châu Á đăng trên các tạp chí nghiên cứu chuyên ngành: Bài viết “Những nhân tố
tác động đến điều chỉnh chính sách Châu Á - Thái Bình Dương của Mỹ thời gian
tới” của tác giả Nguyễn Thị Thanh Vân, đăng trên tạp chí Châu Mỹ ngày nay, số
201; Bài viết “Nhìn lại chính sách của chính quyền tổng thống B.Obama đối với
ASEAN” của tác giả Lê Lan Anh đăng trên tạp chí Châu Mỹ ngày nay, số 157; Bài
viết “Chiến lược can dự trở lại” Châu Á – Thái Bình Dương của Mỹ” của tác giả
Nguyên Nhâm, đăng trên tạp chí Châu Mỹ ngày nay, số 158; Bài viết “Sự điều
chỉnh chính sách Đông Nam Á của chính quyền Obama” của tác giả Lê Khương
Thùy, đăng trên tạp chí Châu Mỹ ngày nay, số 153vv.
Nhìn chung những công trình nghiên cứu về chính sách của Mỹ đối với khu
vực Châu Á – Thái Bình Dương tương đối phong phú, đa dạng, các tác giả đều đi
sâu phân tích các chính sách, các mối quan hệ của Mỹ đối với khu vực Châu Á –
Thái Bình Dương.
- Những công trình nghiên cứu về chính sách của Mỹ đối với vấn đề Biển
Đông
Bài viết “Chính sách của Mỹ về vấn đề Biển Đông” của TS. Nguyễn Anh
Cường, đăng trên Tạp chí Châu Mỹ ngày nay là một bài nghiên cứu phân tích sâu
về các chính sách của Mỹ đối với vấn đề Biển Đông. Bài nghiên cứu đã chỉ ra Mỹ
15
có lợi ích rất lớn ở Biển Đông và càng về những năm gần đây Mỹ càng trở nên
quan tâm hơn tới vấn đề Biển Đông. Bài nghiên cứu cũng đã bước đầu tổng kết
những xu hướng về chính sách đối với biển Đông của Mỹ. Bài viết là một nguồn
tài liệu tham khảo rất quý báu đối với luận văn của tôi.
Bài viết “Tam giác Trung Quốc-ASEAN-Mỹ tại Biển Đông: Lợi ích, Chính
sách và Tương tác” của TS. Trần Trường Thủy được trình bày tại Hội thảo quốc tế
về Biển Đông lần thứ 4 tại TP. Hồ Chí Minh. Bài viết đã phân tích, đánh giá chuỗi
hành động - phản ứng của các bên ở Biển Đông làm gia tăng căng thẳng trong khu
vực này, ảnh hưởng đến quan hệ giữa Trung Quốc và các quốc gia láng giềng, đặt
ra những thách thức đối với ASEAN trong việc duy trì vai trò trung tâm trong cấu
trúc an ninh khu vực, đồng thời củng cố thêm quyết tâm “tái cân bằng” của Mỹ đối
với Châu Á. Bài viết nhận định vấn đề Biển Đông đã đồng thời trở thành “thuốc
thử” cho ý định “phát triển hòa bình” của Trung Quốc, vị trí thống lĩnh của Mỹ ở
khu vực và sự thống nhất của ASEAN. Bài viết phân tích các lợi ích và chính sách
của Trung Quốc, ASEAN và Mỹ ở Biển Đông, phân tích mối quan hệ giữa tam
giác này trong những năm gần đây và đưa ra một số gợi ý cho sự ổn định khu vực.
Ngoài ra còn nhiều bài viết đăng trên các tạp chí nghiên cứu chuyên ngành
uy tín như: Bài viết “Những điểm mới trong chiến lược của Mỹ đối với ASEAN và
Biển Đông” của tác giả Nguyễn Nhâm, đăng trên tạp chí Châu Mỹ ngày nay số
165; Bài viết “Lợi ích của Mỹ ở Biển Đông” của tác giả Phạm Thùy Trang, đăng
trên tạp chí Châu Mỹ ngày nay số 77...vv. Nhìn chung các công trình nghiên cứu
về chính sách của Mỹ đối với vấn đề Biển Đông đều là các công trình được đầu tư
công phu, đi sâu phân tích về sự can dự của Mỹ đến vấn đề Biển Đông thông qua
các chính sách cụ thể, đồng thời cũng chỉ ra tác động của những chính sách này
đến vấn đề Biển Đông và đến các quốc gia trong khu vực. Tuy nhiên, số lượng các
công trình nghiên cứu về chính sách của Mỹ đối với vấn đề Biển Đông của các nhà
16
nghiên cứu trong nước nhìn chung vẫn còn khá khiêm tốn. Đây cũng là một khó
khăn lớn đối với tôi trong quá trình tìm kiếm tài liệu tham khảo cho luận văn.
* Các công trình nghiên cứu bằng tiếng Anh
Các vấn đề liên quan đến Biển Đông hiện nay, đang nhận được sự quan tâm
đặc biệt của các nhà khoa học quốc tế. Trên thế giới đã có hẳn một ngành khoa học
nghiên cứu hẹp về Biển Đông.
- Những công trình nghiên cứu về vấn đề mâu thuẫn, tranh chấp trên
Biển Đông:
Những công trình nghiên cứu về chủ quyền các đảo, quần đảo, bãi đá trên khu
vực Biển Đông, điển hình như bà Monique Chemillier – Gendrenau, giáo sư công
pháp và khoa học chính trị Trường Đại học Pais VII với tác phẩm: “Chủ quyền trên
hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa”; Bradford L.Thomas với tác phẩm: “Quần
đảo Trường Sa: một tranh chấp”; Ferrier Jean- Pierre với tác phẩm: “Tranh chấp
các đảo Hoàng Sa và vấn đề chủ quyền trên các đảo không người ở”; Hurel Audrey
với tác phẩm: “Các đảo Trường Sa: Một ngồn tranh chấp tại Đông Nam Á” Nhìn
chung các học giả và nhà nghiên cứu phương Tây luôn giữ được lập trường trung
lập, khách quan vì họ không chịu ảnh hưởng và không bị chi phối bởi tinh thân dân
tộc hay bất cứ thế lực nào của các quốc gia có tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông.
Cuốn sách Asia’s Cauldron: the South China Sea and the End of a Stable
Asia - Pacific (Tạm dịch: Chảo dầu Châu Á: Biển Đông và sự kết thúc một khu vực
Châu Á - Thái Bình Dương ổn định) của tác giả Robert Kaplan đề cập đến chiến
lược cường quốc biển của Trung Quốc trong so sánh với học thuyết cường quốc
biển của Alfred Mahan và học thuyết Monroe của Mỹ từ cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ
20. Là một chuyên gia địa chính trị, Robert Kaplan đã xuất bản 3 cuốn sách trong
vòng 4 năm gần đây liên quan đến lĩnh vực này. Với phong cách kết hợp giữa phân
tích địa chính trị, quan hệ quốc tế với sử và ký đặc trưng, trong cuốn Chảo dầu
Châu Á, Kaplan đã vẽ ra một bức tranh toàn cảnh về Biển Đông mà trong đó, mỗi
17
mảng màu tượng trưng cho một quốc gia xung quanh vùng biển này. Lấy tư liệu từ
quá trình tự mình ngao du tìm hiểu về các nước ở khu vực, ông đã viết nên những
câu chuyện cuốn hút về lịch sử, về cá nhân lãnh đạo tài giỏi và trên hết, về cạnh
tranh địa chính trị phức tạp ở Biển Đông.
Cuốn The SouthChina Sea The Struggle for Power in Asia (Tạm dịch: Biển
Đông: Cuộc chiến Quyền lực ở Châu Á) của tác giả Hayton. Ở chương mở đầu, tác
giả nhẹ nhàng dẫn dắt độc giả đi qua quãng thời gian 5.000 năm của Biển Đông.
Hayton cẩn thận đúc rút từ đó là: Yêu sách lịch sử của Trung Quốc đối với vùng
biển phía nam của Hồng Kông và đảo Hải Nam đa phần là vô giá trị. Bằng chứng
của Trung Quốc đơn giản không thể đứng vững trước biên niên sử thời chúa
Nguyễn của Việt Nam.
Một số bài viết của các nhà nghiên cứu, trình bày tại Hội thỏa Khoa học
Quốc tế về Biển Đông (lần 1, 2, 3) tổ chức tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, tiêu
biểu như: GS. Stein Tonnesson – Viện nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Oslo Nauy:
“Liệu có thể giải quyết được các tranh chấp chủ quyền và phân định trên Biển
Đông với các đảo ở Biển Đông”; GS. TS Ramsees Amer – Nghiên cứu viên cao
cấp, Trung tâm Nghiên cứu Châu Á - Thái Bình Dương, Đại học Stockhome Thụy
Điển với bài viêt: “Cách tiếp cận quản lý các tranh chấp biên giới của Trung
Quốc và Việt Nam: Bài học, liên hệ và tác động tới tình hình Biển Đông”vv. Hầu
hết các nhà nghiên cứu đều đi sâu, phân tích các vấn đề liên quan đến pháp lý quốc
tế, an ninh chính trị, tự do hàng hải trên Biển Đông, giữ lập trường khách quan.
- Các công trình nghiên cứu về chính sách của Mỹ đối với khu vực Châu
Á:
Bài viết “The Obama Administration’s Strategic Rebalancing to Asia:
Shifting from a Diplomatic to a Strategic Constraiment of An Emergent China”
(Chiến lược xoay trục Châu Á của chính quyền Obama: Chuyển từ kiềm chế ngoại
giao sang kiềm chế chiến lược trước một Trung Quốc đang trỗi dậy) của GS .
18
Renato Cruz De Castro Khoa Nghiên cứu Quốc tế , Đại học De La Salle , Phi-líp-
pin. Bài viết đã thể hiện mối liên hệ giữa Chiến lược Xoay truc̣ Châu Á của Tổng
thống Barrack Obama và Tuyên bố Hà Nội 2012 về tranh chấp Biển Đông của
Ngoại trưởng Hillary Clinton. Tháng 7/2012, tuyên bố của Ngoại trưởng Clinton
trong Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) đã gợi mở một chiến lược ngoại giao mới
nhằm đối phó với một Trung Quốc đang trỗi dậy và đầy quyết đoán - đó là chiến
lược kiềm chế.
Bài viết “Pivot Problems: What Washington Should Concede in Asia” (Các
vấn đề của chiến lược xoay trục: Những gì Washington nên nhượng bộ ở Châu Á)
của tác giả Jennifer Lind - Giáo sư Đại học Dartmouth, Mỹ. Bài viết đã phân tích
các chính sách, các vấn đề liên quan đến chiến lược xoay trục Châu Á của Mỹ.
Trên cơ sở những phân tích đó, tác giả đã đưa ra những khuyến nghị chính sách đối
với chiến lược xoay trục Châu Á của Mỹ trong thời gian tới.
Bài viết “The United Sates in the Asia Pacific” của tác giả J. Dosch. Bài viết
đã phác thảo những sự kiện chính trong quan hệ Mỹ – Đông Á và những chính
sách hàng đầu của Mỹ đối với khu vực châu Á từ khi kết thúc Chiến tranh Thế giới
lần thứ hai cho đến những năm đầu của thế kỉ 21. Bài viết đã nêu bật ba biến số
chính đã hình thành cấu trúc cho sự can dự của Mỹ vào Châu Á – Thái Bình
Dương giải thích tại sao nước Mỹ có thể giữ một vị thế sức mạnh nổi trội ở Châu
Á – Thái Bình Dương.
Cuốn “International Relations Theory and the Asia-Pacific” của G. John
Ikenberry and Michael Mastanduno. Cuốn sách đã phân tích khá sâu sắc về sự
tương tác giữa siêu cường đang suy giảm là Mỹ và cường quốc đang lên là Trung
Quốc ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, qua đó đưa ra một số nhận định về
các kịch bản về trật tự khu vực trong tương lai.
Nhìn chung các công trình nghiên cứu về chính sách của Mỹ đối với khu vực
Châu Á – Thái Bình Dương là khá đa dạng và phong phú cả về số lượng và nội
19
dung. Điều này chứng tỏ các nhà nghiên cứu nước ngoài đã, đang và sẽ dành nhiều
sự quan tâm đối với các chính sách của Mỹ tại khu vực Châu Á – Thái Bình
Dương.
- Các công trình nghiên cứu về chính sách của Mỹ đối với vấn đề Biển
Đông:
Trung tâm Chiến lược và Nghiên cứu Quốc tế (CSIS) là một cơ sở nghiên
cứu uy tín của Mỹ chuyên thực hiện các nghiên cứu chính sách và phân tích chiến
lược về các vấn đề chính trị, kinh tế và an ninh quốc tế trên thế giới với sự chuyên
tâm cụ thể dành cho các vấn đề liên quan đến quan hệ quốc tế, thương mại, công
nghệ, tài chính, năng lượng và địa chiến lược. Đây cũng là nơi thường xuyên công
bố những công trình nghiên cứu về các chính sách của Mỹ đối với vấn đề Biển
Đông. Trên cơ sở các thông tin từ hội thảo thường niên về Biển Đông lần thứ 4,
CSIS đã đưa ra bản bản báo cáo với tựa đề “Recent Trends in the South China Sea
and U.S Policy” (Những diễn biến gần đây ở Biển Đông và chính sách của Mỹ).
Bản báo cáo này đưa ra một cái nhìn tổng quan về những diễn biến mới nhất ở
Biển Đông và những gợi ý chính sách cho Mỹ và các đối tác.
Bài viết “US Policy Towards the Disputes in the South China Sea Since
1995” (Chính sách của Mỹ đối với tranh chấp Biển Đông từ 1995 đến nay) của M.
Taylor Fravel - GS Khoa học Chính trị và là thành viên Chương trình Nghiên cứu
An ninh tại Viện Công nghệ Massachusetts. Bài viết được đang trên tạp chí RSIS.
Bài viết phân tích chính sách của Mỹ đối với tranh chấp Biển Đông có 4 đặc điểm.
Đầu tiên, Mỹ sẽ có sự thay đổi về chính sách nhằm đối phó với những thay đổi về
mức độ căng thẳng trong tranh chấp. Thứ hai, chính sách của Mỹ đối với Biển
Đông dựa trên tiền đề nguyên tắc là duy trì tính trung lập đối với các yêu sách về
chủ quyền. Thứ 3, khi mối liên quan của mình trong quản lý căng thẳng gia tăng,
Mỹ sẽ tập trung nhiều hơn vào tiến trình và nguyên tắc thay vì một kết quả cuối
cùng trong vấn đề giải quyết các tranh chấp, hoặc giải quyết các tranh chấp, đặc
20
biệt là quản lý xung đột thông qua tiến trình đạt được một Bộ quy tắc ứng xử giữa
ASEAN và Trung Quốc. Thứ 4, chính sách của Mỹ đối với Biển Đông là định hình
hành vi của Trung Quốc ở Biển Đông thông qua nhấn mạnh đến cái giá phải trả
cho hành vi cưỡng ép và theo đuổi các yêu sách trái với thông lệ của luật quốc tế.
Trong báo cáo Một chiến lược quốc gia về Biển Đông đăng tháng 04/2014
trên tạp chí Backrgrounder, hai học giả Steven Groves và Dean Cheng đề xuất việc
công bố Chính sách quốc gia về biển Đông của nước Mỹ, xem đây là phương tiện
hữu hiệu để thực hiện bước chuyển đổi trên. Hai tác giả đã đưa ra 4 luận điểm để
chứng minh Mỹ nên xây dựng và ban hành Chiến lược Quốc gia về Biển Đông.
Hai tác giả cũng đã đưa ra 7 khuyến nghị chính sách về vấn đề Biển Đông đối với
Mỹ.
Bài viết “Understanding Recent Developments in US - China – ASEAN
Relations: A Perspective” (Tìm hiểu những diễn biến gần đây trong quan hệ Mỹ -
Trung Quốc – ASEAN: TỪ góc nhìn của Mỹ) của bà Bonnie Glaser, Nhà nghiên
cứu cấp cao, Chủ tịch Nghiên cứu Trung Quốc, Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và
Chiến lược (CSIS) Mỹ. Bài viết đã sẽ so sánh quan hệ Mỹ-Trung-ASEAN trong
giai đoạn 2002-2006 với giai đoạn 2007-2012 và chỉ ra những thay đổi quan trọng
và hậu quả của chúng. Bài viết đặc biệt chú ý phân tích vấn đề Biển Đông trong
quan hệ Mỹ-Trung-ASEAN. Bài viết sẽ kết thúc với một số suy nghĩ về các động
lực đang thay đổi trong quan hệ Mỹ-Trung-ASEAN và các thách thức với chính
sách của Mỹ trong việc theo đuổi các lợi ích của Mỹ ở khu vực và đặc biệt là ở
Biển Đông.
Các công trình nghiên cứu của các tác giả quốc tế về chính sách của Mỹ đối
với vấn đề Biển Đông cũng khá phong phú và đa dạng cả về số lượng và nội dung.
Với việc Mỹ tuyên bố chiến lược xoay trục Châu Á, mảng đề tài nghiên cứu về
chính sách của Mỹ đối với khu
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 02050004417_6882_2006733.pdf