MỤC LỤC
trang
MỤC LỤC . .1
MỞ ĐẦU .3
Chương 1 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CHUNG VỀVẤN ĐỀ CHỦ
NGHĨA HIỆN THỰC TRONG LÝ LUẬN VĂN HỌC ỞVIỆT
NAM TỪ1975 ĐẾN NAY.10
1.1. Cơsởxã hội và tưtưởng:.10
1.1.1. Cơsởxã hội:.10
1.1.2. Cơsởtưtưởng:.15
1.2. Tình hình nghiêncứu:.22
1.2.1. Những năm 1975 – 1985:.26
1.2.2. Những năm 1986- 2000:.32
1.2.3. Những năm đầu thếkỷXXI:.41
Chương 2 VẤN ĐỀCHỦNGHĨA HIỆN THỰC TRONG CÁC GIÁO
TRÌNH LÝ LUẬN VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ1975 ĐẾN NAY.53
2.1. Lược thuật nội dung các giáotrình bàn vềchủnghĩa hiện thực:.54
2.1.1. Chủnghĩa hiện thực theo nghiên cứu của Lê Đình Kỵ:.54
2.1.3. Chủnghĩa hiện thực theo nghiên cứu của ĐỗVăn Khang:.74
2.2. Đánh giá việc biên soạn giáotrình lýluận văn học vềvấn đềchủnghĩa hiện thực:.78
Chương 3 VẤN ĐỀCHỦNGHĨA HIỆN THỰC TRONG CÁC TIỂU
LUẬN, CHUYÊN KHẢO VỀLÝ LUẬN VĂN HỌC ỞVIỆT
NAM TỪ1975 ĐẾN NAY.95
3.1. Khái niệm:.96
3.2. Thời điểm xuất hiện của chủnghĩa hiện thực:.100
3.2.1. Chủnghĩa hiện thực trong văn học cổphương Đông:.101
3.2.2. Sựxuất hiện của chủnghĩa hiện thực ởViệt Nam:.104
3.3. Văn học phản ánh hiện thực:.108
3.3.1. Khái niệm hiện thực:.108
3.3.2. Vấn đềvăn học phản ánh hiện thực:.115
3.4. Vịtrí và quan hệcủa chủnghĩa hiện thực:.131
3.4.1. Vịtrí của chủnghĩa hiện thực:.131
3.4.2. Mối quan hệcủa chủnghĩa hiện thực với các trào lưu, phương pháp sáng tác khác:.136
3.5. Xuhướng vận động và phát triển của chủnghĩa hiện thực:.142
KẾT LUẬN . .153
TÀI LIỆU THAM KHẢO.157
166 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5857 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong lý luận văn học ở Việt Nam từ 1975 đến nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ắc sau:
“Nguyên tắc I: Coi hiện thực trực tiếp là đối tượng của nghệ thuật, chủ
nghĩa hiện thực phê phán rất tôn trọng các chi tiết chân thực, lịch sử, cụ thể
(Ăngghen)
Nguyên tắc II: Chú trọng mối quan hệ biện chứng giữa tính cách điển hình
và hoàn cảnh điển hình (Ăngghen)
Nguyên tắc III: “Nghệ thuật phải có tính khuynh hướng rõ rệt, tác phẩm
nghệ thuật phải là “bài thơ ai oán không dứt vì cảnh tan rã không thể tránh khỏi
của xã hội thượng lưu”, phải “thấy rõ “những đối thủ chính trị quyết liệt nhất của
mình” để phơi bày và phủ định nó”
Nguyên tắc IV: “Không được Sinle hóa mà quên mất Sêchxpia”. Nghĩa là
không được biến nhân vật thành người phát ngôn lộ liễu. Nguyên tắc là “vô ngã”;
là “hóa thân”, nghệ sĩ không can thiệp vào sự vật, để cho sự vật nói lên toàn bộ
bản chất của nó” [27, tr.281].
77
Ở phần này, các nguyên tắc được Đỗ Văn Khang nêu một cách ngắn gọn và
không có diễn giải, dẫn chứng.
Về Phong cách sáng tác của phương pháp hiện thực phê phán, Đỗ Văn
Khang viết: “Dũng cảm đứng giữa dòng đời, mà “cây đời thì mãi mãi xanh tươi”,
nghệ thuật hiện thực phê phán làm cho phong cách của nó rất phát triển”. Từ nhận
xét khái quát này, ông đã diễn giải cụ thể hơn. Biểu hiện thứ nhất của sự phát triển
phong cách là: “Nếu bút pháp của nghệ thuật lãng mạn đạt tới phong độ trữ tình
say đắm, thì bút pháp của nghệ thuật hiện thực phê phán đạt tới chiều sâu của sự
phân tích nghiêm ngặt, với “chiều rộng của tầm mắt, sự táo bạo của tư tưởng, tính
chân xác của ngôn từ, và những điều tiên đoán thiên tài về tương lai” (Gorki) [27,
tr.281].
Biểu hiện thứ hai là: “Nếu quy mô tài năng của các nghệ sĩ lãng mạn tích
cực dù là bậc thầy, cũng chỉ phản ánh được một số cảnh đời, một số phận; thì quy
mô tài năng của các nghệ sĩ hiện thực phê phán như L.Tôxtôi đã trở thành tấm
gương phản chiếu cách mạng Nga” (Lênin), còn Bandắc lại dựng lên được cả một
thời kỳ dài của xã hội mà các sử gia, các nhà kinh tế học, các nhà thống kê thời đó
gộp lại cũng không nói đủ “những điều tuyệt diệu nhất”, xảy ra ở xã hội Pháp lúc
đó.
Và cuối cùng, “Sự đổi mới về phong cách của nghệ thuật hiện thực phê phán
so với nghệ thuật lãng mạn còn thể hiện rất rõ trong quá trình xây dựng nhân vật”.
Theo ông, nhân vật của nghệ thuật lãng mạn nặng về tượng trưng, ước lệ, còn nhân
vật của nghệ thuật hiện thực phê phán “nói năng, vận động trong môi trường lịch
sử cụ thể với những tính cách bên trong sinh động. Hơn thế, phong cách phân tích
nghiêm ngặt và trào lộng của nghệ thuật hiện thực phê phán, chưa có nghệ thuật
nào đạt tới sự phân tích toàn diện và sắc sảo cái số phận quá chua cay của họ đến
như vậy” [27, tr.282].
Như vậy, bằng việc so sánh với phong cách của các nhà văn lãng mạn, Đỗ
Văn Khang đã chỉ ra sự vượt trội về phong cách của các nhà văn hiện thực.
78
Nhìn chung, trong khuôn khổ hạn hẹp nhất, Đỗ Văn Khang đã cố gắng nói
được nhiều nhất về chủ nghĩa hiện thực.
2.2. Đánh giá việc biên soạn giáo trình lý luận văn học về vấn đề chủ nghĩa hiện
thực:
Theo Huỳnh Như Phương, có lẽ sau môn triết học và mỹ học thì lý luận văn
học có sức khái quát và trừu tượng hơn cả. Vì lẽ đó, việc biên soạn giáo trình lý
luận văn học không hề giản đơn. Tuy nhiên, do nền lý luận văn học Việt Nam ra đời
khi lý luận văn học thế giới đã định hình và có được những thành tựu đáng kể, nên
khi bàn về bất cứ vấn đề nào, các nhà nghiên cứu Việt Nam cũng có được những
tiền đề hết sức thuận lợi. Trước khi xuất hiện ở Việt Nam vào những năm 60, chủ
nghĩa hiện thực đã có mặt trong giáo trình của các nền lý luận văn học lớn trên thế
giới, nhất là lý luận văn học Liên Xô. Xuất hiện trong những giáo trình lý luận văn
học từ 1975 đến nay, chủ nghĩa hiện thực đã có lịch sử ít nhất là 15 năm được bàn
đến ở Việt Nam. Trên cơ sở đó, có thể nói rằng, việc biên soạn giáo trình về vấn đề
chủ nghĩa hiện thực từ 1975 đến nay có những thuận lợi rất đáng kể. Tuy nhiên, với
mục tiêu trang bị cho người học một cái nhìn khách quan và bao quát về chủ nghĩa
hiện thực, giáo trình lý luận văn học Việt Nam cần thoát khỏi trường nhìn của các
nhà lý luận Xô Viết, những người mà nó từng “chịu ơn”. Mặt khác, là các giáo trình
ra đời sau, nhất là trong bối cảnh đổi mới của đất nước, các giáo trình sau 1975 cần
thể hiện được sự độc lập nhất định với các giáo trình trước đó, cần có sự năng động
cần thiết với những nhu cầu mới của thời đại. Vì vậy, nó phải chọn lọc những yếu tố
hợp lý để kế thừa, đồng thời mạnh dạn có những thay đổi kịp thời với những quan
niệm đã trở nên ấu trĩ. Dựa trên những yêu cầu ấy, có thể thấy việc biên soạn giáo
trình lý luận văn học sau 1975 có những thuận lợi và thách thức riêng. Với những
thuận lợi và thách thức ấy, các giáo trình lý luận về chủ nghĩa hiện thực sau 1975 đã
được giới thiệu trên đều có những ưu, nhược điểm riêng.
Do chủ nghĩa hiện thực là một hiện tượng văn học mang tính lịch sử, đồng
thời là vấn đề lý thuyết đã được nền học thuật thế giới công nhận nên việc trình bày
79
vấn đề có nhiều điểm giống nhau giữa các giáo trình lý luận văn học Việt Nam là
điều dễ hiểu. Thật vậy, xem xét những bộ giáo trình được biên soạn từ sau 1975 đến
nay, chúng ta dễ dàng nhận ra sự giống nhau ấy.
Điểm giống nhau trước hết là các nhà nghiên cứu đều nhìn nhận chủ nghĩa
hiện thực là một hiện tượng mang tính lịch sử, chống lại quan điểm dung tục đề cao
quá mức chủ nghĩa hiện thực nhưng thực chất là không hiểu đúng đắn bản chất của
chủ nghĩa hiện thực. Cả ba nhà nghiên cứu đều xác định chủ nghĩa hiện thực chính
là một trào lưu văn học, một phương pháp sáng tác có quá trình phát sinh, phát triển
và kết thúc.
Về đặc điểm của chủ nghĩa hiện thực, các nhà nghiên cứu đều bàn đến một
số đặc điểm phổ biến của chủ nghĩa hiện thực như điển hình hóa, tính khách quan
và sự chân thực của chi tiết. Bàn đến chủ nghĩa hiện thực, có lẽ không ai không biết
đến câu nói nổi tiếng của Ăngghen: “Theo tôi, ngoài sự chân thực của các chi tiết
ra, chủ nghĩa hiện thực phải phản ánh được những tính cách điển hình trong những
hoàn cảnh điển hình”. Theo Ăngghen, hai yếu tố quan trọng của chủ nghĩa hiện
thực là chi tiết chân thực và điển hình hóa. Khi chi tiết đã chân thực, tính cách và
hoàn cảnh đều mang tính điển hình thì chắc chắn hình tượng nhân vật nói riêng và
tác phẩm nói chung phải mang tính khách quan. Như vậy, câu nói của Ăngghen đã
bao hàm cả ba vấn đề: sự chân thực của chi tiết, điển hình hóa và tính khách quan.
Chính vì vậy, các giáo trình của chúng ta đều mổ xẻ, phân tích chủ nghĩa hiện thực
theo những tiêu chí trên. Đi sâu vào từng vấn đề, sự lý giải cũng có nhiều điểm
giống nhau. Về chi tiết, cả ba nhà nghiên cứu đều nhấn mạnh tính chân thực của chi
tiết. Về tính khách quan, họ đều khẳng định nhà văn hiện thực chủ nghĩa luôn ý
thức được vai trò của mình nhưng không cho phép mình can thiệp thô bạo vào tác
phẩm mà phải tôn trọng sự thực khách quan. Về tính điển hình, cả ba nhà nghiên
cứu đều nhìn nhận mối quan hệ biện chứng giữa tính cách điển hình và hoàn cảnh
điển hình. Có thể nói, phần bản chất của chủ nghĩa hiện thực đều được các bộ giáo
trình cắt nghĩa giống nhau. Điều đó cho thấy tính xác định trong bản chất của chủ
nghĩa hiện thực cũng như tính ổn định trong lý thuyết về chủ nghĩa hiện thực.
80
Bên cạnh các đặc tính trên, các giáo trình còn giống nhau ở việc nhận định
về nhân vật trung tâm, về cảm hứng chủ đạo và tính khuynh hướng của tác phẩm
hiện thực chủ nghĩa. Vì nhân vật trung tâm của chủ nghĩa hiện thực là những con
người phản diện, hiện thực được phản ánh trong tác phẩm là “vùng nghịch chiều”
của cuộc sống nên cảm hứng chủ đạo của chủ nghĩa hiện thực là phê phán. Cảm
hứng phê phán đó thể hiện tính khuynh hướng của tác phẩm hiện thực chủ nghĩa, đó
là “làm lung lay tinh thần lạc quan của chủ nghĩa tư bản về trật tự hiện có”, thể
hiện được “cảnh tan rã không thể tránh khỏi của xã hội thượng lưu” và “những đối
thủ chính trị quyết liệt nhất của mình”.
Như vậy, từ những yêu cầu về nội dung đến hình thức của tác phẩm hiện
thực chủ nghĩa đều đã được cả ba nhà nghiên cứu quan tâm và lý giải khá giống
nhau. Không những vậy, họ còn có sự gặp gỡ nhau về phương pháp nghiên cứu. Đó
là việc so sánh chủ nghĩa hiện thực với các trào lưu, phương pháp sáng tác khác
trong khi phân tích, từ đó để thấy được sự ưu việt của chủ nghĩa hiện thực. Trên cơ
sở kế thừa và phê phán các phương pháp sáng tác xuất hiện trước, chủ nghĩa hiện
thực tất phải có những điểm giống và khác, những điểm kế thừa, đặc biệt là những
điểm tiến bộ hơn các hiện tượng văn học trước đó. Chính vì vậy, so sánh là phương
pháp cần thiết và hữu hiệu để chỉ ra mối liên hệ giữa các phương pháp sáng tác,
cũng như chỉ ra những ưu điểm của chủ nghĩa hiện thực. Nắm bắt được điều này, cả
ba nhà nghiên cứu đều không bỏ qua thao tác so sánh.
Trong quá trình phân tích, để những luận điểm của mình có cơ sở, các nhà
nghiên cứu đều dựa vào ý kiến của các nhà kinh điển như Mác, Ăngghen, Lênin,
Bêlinxki, Sécnưsépxki, Gorki,… đồng thời chứng minh bằng tác phẩm của các nhà
văn nổi tiếng như Bandăc, Xtăngđan, Lep Tônxtôi,..
Nhìn chung, khi bàn đến chủ nghĩa hiện thực, cả ba giáo trình có những điểm
giống nhau rất cơ bản, đảm bảo được tính thống nhất cần có của “sách giáo khoa”
về một vấn đề khoa học. Tuy nhiên, nếu chỉ giống nhau thì chúng ta chỉ cần một
giáo trình là đủ. Do vậy, để mỗi cuốn giáo trình đều có lý do tồn tại, cần có sự khác
nhau. Thực tế cho thấy, tuy có sự giống nhau cơ bản trong việc trình bày một vấn đề
81
lớn như chủ nghĩa hiện thực, nhưng cả ba nhà nghiên cứu đều có những kiến giải
riêng, tạo nên diện mạo riêng cho các giáo trình.
Trước hết, tuy cùng nhìn nhận chủ nghĩa hiện thực là một phương pháp sáng
tác, nhưng ba nhà nghiên cứu lại có quan niệm rất khác nhau về khái niệm này. Với
Lê Đình Kỵ, phương pháp sáng tác “là những nguyên tắc phản ánh - bao gồm cả
nhận thức và biểu hiện – cuộc sống bằng hình tượng nghệ thuật”. Do viết chung
với Lê Đình Kỵ cuốn giáo trình năm 1983, định nghĩa của Phương Lựu ít nhiều
thống nhất với định nghĩa trên của Lê Đình Kỵ. Theo Phương Lựu, “phương pháp
sáng tác là một hệ thống hữu cơ những nguyên tắc tư tưởng – nghệ thuật được xác
định bởi một thế giới quan nhất định trong những điều kiện lịch sử xã hội nhất định,
dùng để phản ánh (chọn lựa, bình giá, khái quát) cuộc sống bằng hình tượng” [57,
tr.470]. Định nghĩa này trong các giáo trình sau đó của Phương Lựu đều được sử
dụng lại. Tuy nhiên, với Đỗ Văn Khang, định nghĩa này được xếp trong quan niệm
sai lầm về phương pháp sáng tác. Khi bàn về các quan niệm khác nhau về phương
pháp sáng tác, ông chỉ ra có hai quan niệm sai lầm. Quan niệm thứ nhất cho rằng
“không nên đưa khái niệm phương pháp sáng tác vào hệ thống lý luận văn học, vì
trước đây chưa có khái niệm này. Khái niệm này chỉ được đề xuất từ năm 1932
trong cuộc thảo luận về phương pháp hiện thực xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô cũ” [27,
tr.235]. Quan niệm thứ hai “thừa nhận tính hợp lý của khái niệm phương pháp sáng
tác, nhưng đã mắc sai lầm là đồng nhất phương pháp sáng tác với các nguyên tắc
nghệ thuật”. Sau khi cho rằng: “Sau 22 năm, ở nước ta, có sách còn viết”, Đỗ Văn
Khang đã trích dẫn định nghĩa nêu trên của Phương Lựu. Từ đó, ông tỏ ra tán thành
quan niệm thứ ba, đó là vận dụng nguyên lý tính hệ thống để giải quyết vấn đề
phương pháp sáng tác. Theo ông, phương pháp sáng tác là “linh hồn của một nội
dung hoạt động sáng tạo nghệ thuật – được biểu hiện thành các bình diện mang
tính chất các giải pháp thẩm mỹ nhằm khắc phục trở ngại để từ chân lý đời sống tới
chân lý nghệ thuật một cách tối ưu” [27, tr.241]. Tuy nhiên, trong cuốn giáo trình
gần đây nhất, Phương Lựu tiếp tục sử dụng lại định nghĩa của mình nhưng khẳng
định việc cho thuật ngữ phương pháp sáng tác do các nhà lý luận Xô Viết nêu ra là
82
một điều ngộ nhận. Theo ông, khái niệm này đã xuất hiện trước đó hàng thế kỷ, do
Gớt nêu ra “một cách nhất quán với một tần số cao” trong cuộc đàm thoại với
Eckhenman.
Như vậy, quan niệm của các nhà nghiên cứu về phương pháp sáng tác quả là
không giống nhau. Từ những quan niệm ấy, việc xác định nội hàm của khái niệm
này cũng khác nhau, dẫn đến việc lý giải các đặc điểm của các phương pháp sáng
tác cũng khác nhau.
Với Lê Đình Kỵ, do quan niệm phương pháp sáng tác là những nguyên tắc
phản ánh (nhận thức và biểu hiện) cuộc sống (bằng hình tượng) nên mỗi phương
pháp sáng tác có những nguyên tắc riêng. Các nguyên tắc của từng phương pháp
sáng tác ông đưa ra khá tự do, dựa trên đặc điểm của tác phẩm và quan niệm của
những nhà văn, nhà lý luận thuộc trào lưu văn học chứa đựng phương pháp sáng tác
đó. Với chủ nghĩa cổ điển, đó là nguyên tắc đề cao lý tính, mô phỏng cổ đại, mô
phỏng tự nhiên hay sự ngăn cách giữa các thể loại. Với chủ nghĩa lãng mạn, đó là
sự ưu tiên cho mộng tưởng, điển hình hóa lãng mạn chủ nghĩa và đề cao tình cảm,
cảm xúc. Đối với chủ nghĩa hiện thực, đó là tính khách quan, mối quan hệ giữa thực
tại và lý tưởng, điển hình hóa. Với hướng nghiên cứu này, diện mạo riêng của các
phương pháp sáng tác được định hình khá rõ, từ đó dễ phân biệt chúng với nhau. Có
điều, để so sánh giữa các phương pháp sáng tác, người học cần tự mình tìm kiếm
mối tương quan giữa các nguyên tắc của các phương pháp sáng tác với nhau. Chẳng
hạn nếu chủ nghĩa cổ điển đề cao lý tính thì chủ nghĩa lãng mạn đề cao tình cảm,
còn chủ nghĩa hiện thực tôn trọng tính khách quan, trong mối tương quan với chủ
quan của nhà văn. Nếu chủ nghĩa cổ điển có tính quy phạm chặt chẽ, chủ nghĩa lãng
mạn lại phóng túng tự do thì chủ nghĩa hiện thực chú ý đến điển hình. Nếu chủ
nghĩa cổ điển yêu cầu mô phỏng cổ đại, chủ nghĩa lãng mạn đề cao mộng tưởng thì
chủ nghĩa hiện thực nhấn mạnh tính lịch sử, cụ thể. Có điều, không phải người học
nào cũng có khả năng xâu chuỗi được vấn đề như thế. Đó chính là hạn chế của cách
phân loại này của Lê Đình Kỵ.
83
Khác với cách làm của Lê Đình Kỵ, Đỗ Văn Khang sử dụng một hệ thống
tiêu chí áp dụng thống nhất cho các phương pháp sáng tác. Do quan niệm phương
pháp sáng tác gồm 4 bình diện: trường thẩm mỹ (nơi nhà văn khai thác chất liệu
thẩm mỹ khách quan), tư tưởng sáng tạo (thế giới quan, ý chí, nghị lực sáng tạo,
cảm hứng chủ đạo, thị hiếu thẩm mỹ, lý tưởng thẩm mỹ, dự đồ sáng tác của nhà
văn,…), nguyên tắc sáng tác (những lề lối, cách thức cần phải tuân thủ trong suốt
quá trình làm việc), và phong cách sáng tạo của phương pháp sáng tác, nên Đỗ Văn
Khang đã áp dụng thống nhất cả 4 tiêu chí này cho tất cả các phương pháp sáng tác,
trong đó có chủ nghĩa hiện thực. Với hướng nghiên cứu này, việc đối chiếu các
phương pháp sáng tác được thuận lợi hơn, cho phép người học hình dung các
phương pháp sáng tác trong một hệ thống với những tiêu chí thống nhất. Tuy nhiên,
cách triển khai này lại không khắc họa được cụ thể diện mạo của các phương pháp
sáng tác qua các tiêu chí. Vấn đề chỉ được sáng tỏ khi ta đi sâu tìm hiểu từng tiêu
chí mà thôi.
Tuy không phải ra đời muộn nhất, nhưng giáo trình của Phương Lựu lại kết
hợp được điểm mạnh của hai giáo trình trên. Ông vừa có một hệ thống các tiêu chí
chung để khảo sát tất cả các phương pháp sáng tác, bao gồm: khái niệm, cơ sở xã
hội và ý thức, nhân vật trung tâm, nguyên tắc khắc họa tính cách và thi pháp. Tuy
nhiên, khi cần nhấn mạnh diện mạo riêng của phương pháp sáng tác nào, ông có thể
cụ thể hóa tiêu chí ấy. Với chủ nghĩa hiện thực, trên tinh thần chung là đảm bảo các
tiêu chí trên, nhưng Cơ sở xã hội và ý thức, ông còn bàn đến Nguyên tắc lịch sử - cụ
thể, với tư cách là một nguyên tắc tư duy. Phần Nhân vật trung tâm, có thêm Cảm
hứng chủ đạo. Phần Nguyên tắc khắc họa tính cách được cụ thể hóa thành các vấn
đề Tính chung và tính riêng của điển hình, Mối quan hệ giữa tính cách điển hình và
hoàn cảnh điển hình, Tính cách điển hình với chủ quan của nhà văn – vấn đề nhân
vật nổi loạn. Phần Thi pháp được thể hiện qua Sự kế thừa có đổi mới từ chủ nghĩa
lãng mạn, Sự chân thực của chi tiết và Sự nở rộ của tiểu thuyết xã hội. Như vậy,
cách triển khai của Phương Lựu vừa giúp chúng ta hình dung cụ thể về diện mạo
84
từng phương pháp sáng tác, vừa có thể đối sánh chúng thông qua một hệ thống tiêu
chí thống nhất.
Dựa trên nội dung của các giáo trình, có thể nhận thấy Đỗ Văn Khang không
bàn đến khái niệm và lịch sử của chủ nghĩa hiện thực, mà trực tiếp đi vào bản chất
của chủ nghĩa hiện thực. Đây là một trong những lý do khiến cho giáo trình của ông
khá sơ lược.
Với Lê Đình Kỵ và Phương Lựu, hai phần này đều được lưu tâm. Trong khi
Lê Đình Kỵ chỉ ra quan niệm sai lầm về chủ nghĩa hiện thực thì Phương Lựu chỉ ra
tính đa nghĩa của khái niệm này. Nhìn chung, hai ông đều cho rằng chủ nghĩa hiện
thực xuất hiện từ thời Phục hưng, và văn học phong kiến mạt kỳ phương Đông,
nhưng Phương Lựu nhấn mạnh đỉnh cao của nó vẫn là chủ nghĩa hiện thực thế kỷ
XIX. Từ quan niệm đó, Lê Đình Kỵ đã khảo sát chủ nghĩa hiện thực cả trong văn
học Việt Nam, từ thời Nguyễn Du, Tú Xương đến Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố,
Vũ Trọng Phụng và Nam Cao,… Tích cực lấy dẫn chứng trong phạm vi tư liệu khá
rộng ấy, dung lượng của giáo trình ông viết về chủ nghĩa hiện thực của Lê Đình Kỵ
lớn hơn cả. Với Phương Lựu, do xác định rất rõ thời điểm cực thịnh của chủ nghĩa
hiện thực là thế kỷ XIX và ở Tây Âu, nêu cụ thể những cơ sở xã hội và tư tưởng nảy
sinh phương pháp sáng tác này, nên các sáng tác được ông dẫn ra không vượt ra
ngoài phạm vi đó.
Những nghiên cứu ngày nay cho thấy, tác phẩm của Nguyễn Du, Tú Xương,
mặc dù có tính hiện thực, nhưng chúng chưa đủ điều kiện là tác phẩm hiện thực chủ
nghĩa. Như vậy, phạm vi nghiên cứu của Lê Đình Kỵ là quá rộng.
Nếu quan niệm chủ nghĩa hiện thực là một hiện tượng lịch sử, một phương
pháp sáng tác ra đời trong một thời điểm và xã hội nhất định thì cách làm của
Phương Lựu hoàn toàn hợp lý. Tuy nhiên, nếu nói như Lê Đình Kỵ “những nhà văn
ra đời muộn hơn, khi một phương pháp sáng tác đã được khẳng định rồi, mà điều
kiện khách quan và ý thức của xã hội chưa cho phép hình thành một phương pháp
sáng tác khác, thì về cơ bản họ sáng tác theo phương pháp có sẵn. Vì thế, có người
sáng lập mà cũng có người áp dụng một phương pháp sáng tác” [46, tr.8], thì văn
85
học Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945 chính là “người áp dụng” chủ nghĩa hiện thực
đã được khai sinh trên đất Pháp năm 30 của thế kỷ XIX (Ở đây, ta không kể đến
những đặc thù của nền văn học hiện thực chủ nghĩa Việt Nam). Thế nhưng, trong
phần trình bày về chủ nghĩa hiện thực, Phương Lựu không có một dẫn chứng nào
của văn học Việt Nam giai đoạn 30 - 45. Ở một chỗ khác, ông có bàn đến chủ nghĩa
hiện thực phương Đông, nhưng lại là văn học trung đại. Đến chủ nghĩa hiện thực xã
hội chủ nghĩa, ông có nhắc đến những nhân vật của chủ nghĩa hiện thực Việt Nam
như Chị Dậu, Chí Phèo, Anh Pha, nhân vật của văn học Trung quốc như A.Q…
nhưng là để so sánh, làm nổi bật đặc điểm của nhân vật văn học hiện thực xã hội
chủ nghĩa. Do đó, phạm vi nghiên cứu của Phương Lựu lại khá hẹp. Như vậy, mức
độ quan tâm của các nhà nghiên cứu đối với vấn đề lịch sử và phạm vi của chủ
nghĩa hiện thực là không giống nhau và cùng chưa thỏa đáng. Cần một sự giới
thuyết rõ hơn và cái nhìn bao quát hơn thì chủ nghĩa hiện thực mới được giới thiệu
trong sự trọn vẹn của nó.
Trong mối liên hệ với các hiện tượng văn học khác, Đỗ Văn Khang chỉ nói
đến mối quan hệ giữa chủ nghĩa hiện thực và chủ nghĩa lãng mạn, Lê Đình Kỵ nói
đến văn học dân gian, văn học phong kiến, chủ nghĩa cổ điển, chủ nghĩa lãng mạn,
chủ nghĩa tự nhiên và chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa, Phương Lựu so sánh
với văn học Hi La, văn học Phục hưng, chủ nghĩa cổ điển, chủ nghĩa lãng mạn, chủ
nghĩa tự nhiên, chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa. Đối tượng so sánh có thể rộng
hẹp khác nhau, nhưng các nhà lý luận đều nhằm mục đích làm nổi bật chủ nghĩa
hiện thực. Có điều, trong mối quan hệ với chủ nghĩa lãng mạn, phương pháp sáng
tác được xem là đối tượng phê phán của các nhà văn hiện thực, chỉ có Phương Lựu
nêu lên mối quan hệ gắn bó, kế thừa và phát huy giữa chủ nghĩa hiện thực với chủ
nghĩa lãng mạn. Tuy Lê Đình Kỵ cũng cho rằng nguyên tắc điển hình hóa của chủ
nghĩa hiện thực đã kế thừa nét riêng của chủ nghĩa lãng mạn nhưng không thấy
được những đặc điểm quan trọng như sự kế thừa và phát huy việc mở rộng đề tài,
chất trữ tình, và đặc biệt là chất hiện thực của tác phẩm lãng mạn tích cực, sự giao
thời giữa hai phương pháp,... Vấn đề không phải là chúng ta tính toán xem chủ
86
nghĩa hiện thực có ít hay nhiều điểm tương đồng với chủ nghĩa lãng mạn mà nó thể
hiện cái nhìn biện chứng về mối liên hệ giữa các phương pháp sáng tác. Khẳng định
sự ra đời của chủ nghĩa hiện thực là sự phản ứng chống lại chủ nghĩa lãng mạn,
không có nghĩa là ta phủ nhận sạch trơn phương pháp sáng tác này. Nên nhớ là chủ
nghĩa lãng mạn đã từng được xem là một phương pháp tích cực, khi nó chống lại
chủ nghĩa cổ điển. Đó là chưa kể nó đã hấp thu những tinh hoa của truyền thống
nghệ thuật của nhân loại để đến giờ truyền lại cho chủ nghĩa hiện thực, thậm chí,
trao cả những vẻ đẹp của riêng nó.
Về tính lịch sử - cụ thể, Lê Đình Kỵ có nhắc qua trong phần bàn về điển
hình. Ông cho rằng “tái hiện tính cách điển hình trong hoàn cảnh điển hình, điều
đó cũng có nghĩa là chủ nghĩa hiện thực phản ánh cuộc sống xã hội trong tính cụ
thể - lịch sử của nó”. Đó là sự thể hiện đời sống vật chất, kinh tế, phong tục, sinh
hoạt hết sức cụ thể của con người trong một môi trường xác định. Đó cũng là tâm lý
của nhân vật thể hiện thông qua những cái hằng ngày. Với Phương Lựu, tính lịch sử
- cụ thể được xem như nguyên tắc tư duy, kết tinh từ những đặc điểm về tình trạng
xã hội và những thành tựu về các ngành khoa học tự nhiên và xã hội thế kỷ XIX,
thay thế cho nguyên tắc lý tính đã ngự trị trong khoa học và văn học nghệ thuật
hàng bao thế kỷ. Xác định được nguyên tắc này, Phương Lựu đã giải quyết tốt về
mặt triết học khả năng phản ánh cuộc sống của chủ nghĩa hiện thực. Dựa trên
nguyên tắc này, các nhà văn mới có thể bám sát đối tượng và mô tả đúng với thực
trạng và bản chất của nó. Hơn nữa, nguyên tắc này cho phép nhà văn nhìn thấy sự
vận động của hiện tượng, từ đó mới thấy được sự thay đổi của hoàn cảnh cũng như
tính cách.
Về điển hình, các nhà nghiên cứu cũng trình bày khác nhau. Đỗ Văn Khang
không nói nhiều hơn phát biểu của Ăngghen về mối quan hệ giữa tính cách điển
hình và hoàn cảnh điển hình. Ông xem đó là một nguyên tắc sáng tác của chủ nghĩa
hiện thực mà không diễn giải gì thêm. Trong khi đó, cả Lê Đình Kỵ và Phương Lựu
đều bàn khá kỹ về vấn đề này, có điều, cách hiểu về điển hình của họ khác nhau.
Quan niệm “lý tưởng hóa không nhất thiết làm cho đẹp hơn, cho đạo đức hơn, cho
87
đạt tới cái hoàn mỹ toàn thiện, mà có thể làm cho xấu hơn. Nghĩa là sự lý tưởng
hóa bao gồm cái chính diện, cũng như cái phản diện, cái thiện cũng như cái ác”,
Lê Đình Kỵ cho rằng “trước chủ nghĩa hiện thực, điển hình hóa, về đại thể gắn liền
với lý tưởng hóa”. Ngược lại, Phương Lựu cho rằng “nói một cách nghiêm ngặt,
đến chủ nghĩa hiện thực phê phán mới thật sự có điển hình”. Một cách nói “đại thể”
và một cách nói “nghiêm ngặt” đã dẫn đến hai cái nhìn khác nhau. Với Phương
Lựu, điển hình hóa như một “đặc sản” của chủ nghĩa hiện thực, trong khi với Lê
Đình Kỵ, điển hình trước đó tồn tại dưới dạng lý tưởng hóa. Tuy nhiên, khi bàn về
nội dung cụ thể của điển hình thì hai nhà nghiên cứu đều thống nhất về sự hài hòa
giữa tính chung và tính riêng. Có điều, trong giáo trình của Phương Lựu, vấn đề
được giải quyết sáng rõ hơn. Từ chỗ chỉ rõ tính chung và tính riêng của tính cách,
Phương Lựu đi đến chỉ ra tính chung và tính riêng của hoàn cảnh. Tất nhiên, tính
chung bao giờ cũng được thể hiện thông qua tính riêng. Sau đó, ông đặt tính cách
vào hoàn cảnh, tính cách trở nên đa dạng, sinh động và vận động, phát triển. Dưới
sự trình bày của Phương Lựu, mối quan hệ giữa tính cách và hoàn cảnh hiện ra rõ
nét. Để hình dung được điều này, độc giả có phần vất vả hơn với giáo trình của Lê
Đình Kỵ. Các vấn đề được ông đề cập đến khá đầy đủ, song việc sắp xếp không
gọn, gây khó theo dõi. Ngược lại, đọc giáo trình của Phương Lựu, ta có cảm giác dễ
chịu hơn do vấn đề được kiến giải khúc chiết hơn.
Về chi tiết trong chủ nghĩa hiện thực, cả ba nhà nghiên cứu đều nhấn mạnh
đến việc xây dựng chi tiết chân thực. Đỗ Văn Khang cho rằng “chủ nghĩa hiện thực
phê phán rất tôn trọng các chi tiết chân thực, cụ thể”. Lê Đình Kỵ khẳng định
“trong văn học hiện thực chủ nghĩa, chi tiết không phải là mục đích tự thân, mà là
phương tiện điển hình hóa, của sự khái quát nghệ thuật”. Từ đó, ông còn cho rằng
chủ nghĩa hiện thực “quan tâm đến phần chi tiết thuộc phần sâu kín nhất của tâm lý
c
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LVVHLLVH005.pdf