MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
Trang
1.Tính cấp thiết của đề tài
2. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài
5. Kết cấu của đề tài
NỘI DUNG
Chương 1: TÌNH HÌNH KINH TẾ, CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI TRUNG HOA
THỜI KỲ CỔ ĐẠI
1.1. Thời kỳ Ân Thương – Tây Chu
1.1.1. Triều Hạ
1.1.2. Triều Thương
1.1.3. Triều Tây Chu
1.2. Thời kỳ Xuân Thu – Chiến Quốc
1.2.1. Thời kỳ Xuân Thu
1.2.2. Thời kỳ Chiến Quốc
Chương 2: NHỮNG QUAN ĐIỂM CƠ BẢN VỀ CON NGƯỜI TRONG
TRIẾT HỌC TRUNG HOA CỔ ĐẠI
2.1. Quan điểm về con người thời Ân Thương – Tây Chu
2.2. Quan điểm về con người thời Xuân Thu – Chiến Quốc
2.2.1. Quan điểm của Nho gia về vấn đề con người
2.2.2. Quan điểm của Đạo gia về vấn đề con người
2.2.3. Quan điểm của Pháp gia về vấn đề con người
KẾT LUẬN
PHỤ LỤC
TÀI LỆU THAM KHẢO
56 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 6231 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Vấn đề con người trong triết học Trung Hoa cổ đại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
số vấn đề lí luận cơ bản như nhân tính là gì? Có nhân tính
chung không? Nhân tính có thể cải biến không? Những câu hỏi này thúc đẩy
hậu thế thâm nhập tìm hiểu giải đáp.
Kế thừa và phát triển quan niệm về Tính của Khổng Tử, từ thời Chiến
Quốc về sau, vấn đề Tính mới thực sự được các nhà Nho quan tâm với những
quan niệm khác nhau. Có người cho rằng bản tính con người vừa thiện vừa ác. Lại có người cho rằng, bản tính con người không thiện cũng không ác...Song
nổi bật nhất là hai quan niệm đối lập nhau về Tính của Mạnh Tử và Tuân Tử.
Mạnh Tử (371 – 289 TCN) tên là Mạnh Kha, tự là Tử Du, người gốc
nước Trâu, là người theo phái Nho gia của Tăng Tử nước Lỗ. Ông thuộc về
dòng công tộc Mạnh Tôn, cha là Khích Công Nghi, mẹ là Cừu Thị. Khi ông
lên ba tuổi thì cha chết, được mẹ nuôi dưỡng giáo dục lễ nghĩa rất chặt chẽ. Có
thể nói ông là người đã đi sâu tìm hiểu bản tính con người trên cơ sở nhân học
của Khổng Tử. Mạnh Tử là người đầu tiên đề cập đến vấn đề cá nhân, vấn đề
nhân tính một cách có hệ thống và cụ thể.
Cũng như Khổng Tử và Khổng Cấp, Mạnh Tử cho rằng, bản tính của
con người là do trời phú. Nhưng khác với họ, Mạnh Tử lại khẳng định rằng,
cái bản tính của con người vốn thiện. Vì vậy tư tưởng nổi bật nhất trong triết
học của Mạnh Tử là vấn đề triết lý nhân sinh, mà trọng tâm của nó là học
thuyết về “Tính thiện”. Học thuyết này của Mạnh Tử vừa là nền tảng của
chính sách trị nước theo chủ nghĩa “nhân chính”, vừa là căn cứ để ông đấu
tranh chống lại các quan điểm tư tưởng của các học thuyết đối lập đương thời.
Ở Trung Quốc đương thời, bàn về bản tính con người, ngoài thuyết của
Mạnh Tử còn có ba học thuyết khác với những quan điểm hoàn toàn trái
ngược nhau:
Thuyết thứ nhất cho rằng “Bản tính của con người có tính thiện, có
tính bất thiện. Cho nên khi vua Nghiêu làm vua thì lại có kẻ thất đức như
Tượng làm tôi. Khi Cổ Tẩu làm cha lại có bậc hiền như ông Thuấn làm con.
Nay nếu cho bản tính người là thiện, ắt các trường hợp trên đều sai cả sao?”
[5, 217].
Thuyết thứ hai nói: “Tính của người ta có thể khiến cho làm điều thiện,
có thể khiến cho làm điều bất thiện. Cho nên, vua Văn, vua Vũ là vua nhân
đức mà thịnh thì dân ưa làm điều thiện, vua U, vua Lệ là vua bạo ngược nổi
lên thì dân ưa làm điều tàn bạo” [5, 217].
Thuyết thứ ba, thuyết của Cáo Tử lại cho rằng: “Bản tính con người ta
không thiện cũng không bất thiện”, “sinh hoạt ở đời là tính – sinh chi vị tính”.
Cáo Tử nói: “Tính như cây kỷ, cây liễu, nghĩa như cái chén, cái thìa. Đem cái
tính tự nhiên của con người ta uốn nắn mà làm điều nhân nghĩa cũng như đem cây kỷ, cây liễu đẽo gọt mà cái chén cái thìa vậy”. Cáo Tử lại ví: “Tính tự
nhiên của con người ta như nước chảy, khiến chảy về phía đông thì chảy về
phía đông, khiến chảy về phía tây thì chảy về phía tây. Tính người không phận
biệt thiện hay bất thiện cũng như nước không phân biệt phía đông, phía tây
vậy” [5, 218].
Mạnh Tử bác bỏ tất cả những quan điểm ấy, theo ông bản tính con
người là thiện, nó là bản nguyên tinh thần, vốn có của con người do thiên lý,
trời phú cho con người.
Nhưng tại sao bản tính con người là thiện và tính thiện ở đâu mà có?
Mạnh Tử lý giải:
Tính thiện của con người được thể hiện qua bốn đức tính lớn là: nhân,
nghĩa, lễ, trí. Bốn đức lớn đó bắt nguồn từ Tứ đoan: Lòng trắc ẩn (biết thương
người), lòng tu ố (biết thẹn), lòng từ nhượng (biết cung kính) và lòng thị phi
(biết phân biệt phải trái). Đây là những đoan mà con người bẩm sinh ra con
người đã có. Tứ đoan là bốn đầu mối của thiện gọi là thiện đoan. Thiện đoan
là cái chất cố hữu của con người như mần cây vốn có trong hạt, như thân thể
vốn có tứ chi. Nếu con người biết nuôi dưỡng thiện đoan thì thành thánh nhân
không khó, còn nếu con người đánh mất thiện đoan, để nó mai một, suy tàn thì
con người trở nên nhỏ nhen, không khác gì cầm thú. Ông cho rằng “Người ta
ai cũng có lòng trắc ẩn, lòng tu ố, lòng từ nhượng, lòng thị phi. Không có lòng
trắc ẩn không phải là người, không có lòng tu ố không phải là người, không có
lòng từ nhượng không phải là người, không có lòng thị phi cũng không phải là
người. Lòng trắc ẩn là đầu mối của nhân, lòng tu ố là đâu mối của nghĩa, lòng
từ nhượng là đầu mối của lễ, lòng biết phải trái là đầu mối của trí. Người ta có
bốn đầu mối đó như là có tứ chi. Có bốn đầu mối ấy mà biết khếch sung ra thì
như lửa bắt đầu cháy, như suối bắt đầu chảy, mỗi ngày một lớn ra, mạnh thêm
lên. Không biết khếch sung ra thì dẫu việc như thường như thờ cha mẹ cũng
không làm được” [5, 220].
Bản tính con người là thiện vì “tính là cái chung, cái bản chất của một
loài. Loài người có nhiều điểm giống nhau, trước hết là tài chất, là bản năng
thiện do trời phú. Sau đó các quan năng để nhận biết tốt xấu, thị phi…Với tài
chất và quan năng ấy, ai ai cũng có sẵn mần thiện và đều có thể trở thành thiện. Mạnh Tử cho rằng: “Phàm những vật đồng loại đều mang một bản chất
giống nhau. Tại sao đối với con người, người ta lại nghi ngờ điều đó? Các bậc
thánh nhân và chúng ta đều đồng loại…Đồng nhau ở chỗ nào? Ấy là chỗ hợp
với lý, với nghĩa vậy. Thánh nhân là người biết trước được cái tâm của mọi
người đồng nhau đấy thôi. Cho nên lý và nghĩa làm cho tâm ta ưa thích cũng
giống như món ăn thịt người làm cho ta ưa thích vậy” [27, 164].
Xét về cái miệng đối với mùi thức ăn, thì mọi người đều nếm và thích
như nhau cả. Nếu cái miệng của Dịch Nha – một đầu bếp nước Tề có tài nấu
ăn, đối với vị ngon mà không giống như mọi người, tựa như giống chó và
giống ngựa, không đồng loại với con người, thì sao đối với vị ngon của thức
ăn thiên hạ lại đều công nhận rằng Dịch Nha là người khéo nấu ăn. Đối với vị
ngon mà thiên hạ đều theo Dịch Nha là vì cái miệng của thiên hạ thích vị ngon
ai cũng như ai.
Cái tai nghe cũng vậy. Thiên hạ đều công nhận rằng ông Sư Khoáng –
quan đầu sở âm nhạc nước Tấn, là một người có tài tấu nhạc giỏi nhất, đó là
do tai của con người ta ai cũng như ai.
Cái mắt nhìn cũng vậy. Đẹp như Tử Đô nước Trịnh thì thiên hạ ai
chẳng cho là đẹp. Người mà cho Tử Đô là không đẹp tất là những kẻ không có
mắt. Cho nên nói rằng, miệng đối với vị ngon đều thích như nhau, tai đối với
tiếng hay đều nghe như nhau, mắt đối với sắc đẹp thì đều thấy như nhau. Thế
mà cái tâm của người ta lại không giống nhau là cớ sao? Những cái mà tâm
người ta đều thích như nhau là những cái gì? Đó là lý và nghĩa. Thánh nhân là
bậc đã tìm được trước ta những cái mà tâm của ta đều thích. Cho nên lý và
nghĩa làm cho ta thích cái tâm của ta, cũng như thịt giống thú ăn cỏ, ăn lúa làm
cho thích cái miệng của ta vậy” [5, 223].
Mạnh Tử cho rằng bản tính con người là thiện vì trong mỗi con người
đều có cái “tâm”. Tâm là cái chủ thể trong mỗi con người, là cái thần minh có
đủ mọi lý, trời phú cho ta để hiểu biết, ứng đối với vạn vật, vạn sự. Tính là cái
lý hoàn toàn của tâm. Đem cái tâm tính ấy mà ứng xử với vạn vật bên ngoài là
tình, cho nên tâm của ta đối với tâm của trời đất là một thể. “Tâm là cơ quan
để suy nghĩ, nhờ có tâm mà ta biết được những điều phải trái, nhân nghĩa.
Không suy nghĩ thì không thể biết được”. Tâm là nguồn gốc của tính thiện trời phú cho con người, vì thế Mạnh Tử mới viết: “trắc ẩn chi tâm”, “tu ố chi tâm”,
“từ nhượng chi tâm”, “thị phi chi tâm”. Vậy nên, người có tính ấy ắt có tâm
ấy, tâm với tính là một. “Hễ biết hết cái tâm của mình thì biết rõ cái tính của
mình, biết rõ cái tính của mình thì biết rõ cái tính của trời vậy” [5, 224].
Sở dĩ Mạnh Tử cho rằng, khi tận tâm tính của mình, con người ta có thể
biết được trời, hiểu rõ đạo lý, nhân nghĩa tức là con người ta có trở thành
thánh thiện, là vì tâm vốn có “lương năng” và “lương tri”. Đó là cái biết sinh
ra đã biết, do trời phú cho ta, không cần học tập mà hay, còn gọi là “sinh tri”.
Mạnh Tử cho rằng: “Không đợi phải học mà làm được, ấy là lương năng của
mình, không phải đợi suy nghĩ mà biết được, ấy là lương tri của mình. Còn
bồng trên tay mà không đứa trẻ nào không biết yêu cha mẹ nó, đến khi lớn lên,
không đứa nào không biết kính anh nó. Thân yêu cha mẹ ấy là nhân, cung kính
tôn trưởng ấy là nghĩa, không có gì khác lạ, vì là cái đạo thông hành tất cả
trong thiên hạ, ai ai cũng vậy” [5, 224]. Nghĩa là với cái biết “tiên thiên” trời
phú, trong tâm con người ta vốn có lòng nhân nghĩa, chỉ vì ta đắm đuối vào sự
đam mê vật dục nên cái tâm bản thiên thuần hậu của ta lu mờ đi, không còn
phân biệt được phải trái tốt xấu nữa, khiến ta bỏ mất cái tính thiện cao quý
trong con người mình. Bởi vậy, phải tận tâm, “tồn tâm dưỡng tính”.
Như vậy theo Mạnh Tử, cái biết phái trái, chánh tà, nhân nghĩa để có
tính thiện do tâm đem lại là cái biết tự mình biết, trời sinh ra làm người đã có
cái biết ấy, đó là cái biết tiên thiên, cái “sinh tri” như người Trung Quốc cổ đại
vẫn thường gọi.
Tính thiện của con người không phải nhất thành bất biến. Người ta có
thể đánh mất cái cố hữu của mình mà sa vào đường bất thiện. Ấy là khi ngoại
cảnh tác động vào. “Cái bản tính của con người giống như bản tính của nước
là chảy vào chỗ trũng. Không một người nào sinh ra tự nhiên bất thiện mà
cũng không một thứ nước nào sinh ra tự nhiên chảy ngược dòng. Song nếu
như bị đắp đập ngăn bờ thì nước sẽ tràn cả núi, cũng vậy, nếu bị vật dục che
lấp thì bản tính vốn lành sẽ ngược chiều ngay” [27, 165].
Tác dụng của ngoại cảnh cũng có giới hạn của nó. Khi tâm của con
người thật vững vàng thì vật dụng vô hữu hiệu”. Vì vậy Mạnh Tử rất chú trọng
đến giáo hóa con người để không mai một lương tâm. Ông cho rằng con đường chủ yếu là “tồn tâm, dưỡng tính”. Đó là sự giữ gìn, bồi dưỡng, đừng
làm tổn hại hay mất thiên tâm, thiên tính của mình. Đối với ông “Có tước
người. Nhân, nghĩa, trung, tín, vui làm điều lành không mỏi, là cái tước trời
cho. Công khanh, đại phu là cái tước người cho. Người đời xưa lo sửa cái
thiên tước thì cái nhân tước theo sau. Người đời nay lo sửa cái thiên tước để
cầu lấy cái nhân tước, khi đã có nhân tước thì bỏ cái thiên tước thành ra mất
tất cả. Như thế thật là mê hoặc” [27, 166].
Vì sao lại bỏ cái thiên tước, theo cái nhân tước lại mất tất cả? Theo
Mạnh Tử, chỉ là cái bản tính thiên phú mới là cái chân thật, tồn tại vĩnh cửu,
còn cái nhân tước tưởng tôn quý nhưng là ngụy tạo do con người tự đặt ra, lúc
thế này, lúc thế khác tùy ý của con người nên nó chỉ tồn tại nhất thời trong
cuộc sống” [27, 166].
Mạnh Tử cho rằng những người không tồn tâm, không dưỡng tính là
những người tự hủy hoại mình, những người tự rời bỏ bản thân mình. Ông cho
rằng “Nói không phải lễ nghĩa, gọi là tự hại mình. Thân ta không ở nhân,
không theo điều nghĩa, gọi là tự bỏ mình. Nhân là cái nhà người ta ở yên.
Nghĩa là con đường chính người ta đi. Bỏ cái nhà yên không ở, bỏ cái đường
chính không đi, thế có thảm không. Còn “nếu khéo bồi dưỡng thì không vật
nào không sinh trưởng” [27, 166].
Tồn tâm, dưỡng tính quan trọng nhất là “không làm mất cái tâm hồn
nhiên thành thực như trẻ thơ – Bất thất kỳ xích tử chi tâm giả dã”, đừng để cho
nó xa vào vòng lầm lạc bởi những ham muốn nhục dục lôi kéo.
Sau nữa, theo Mạnh Tử “Phép tu tâm dưỡng tính thì không có gì hay
hơn là quả dục. Làm người mà quả dục thì tuy có người chưa giữ được cái tâm
nhưng cũng là ít có vậy. Làm người nhiều ham muốn, tuy có kẻ giữ được bản
tâm nhưng cũng là ít có vậy” [5, 225]. Quả dục hay bớt những ham muốn nhục
dục ở đây, Mạnh Tử chia làm hai loai: Một là những ham muốn phàm tục như
thích danh, thích lợi, tửu sắc, muốn ăn ngon mặc đẹp mà bất chấp đạo lý, lễ
nghĩa thì phải hỏa dục. Trái lại, loại ham muốn thứ hai là những ham muốn
cao thượng, rất nên bồi dưỡng: “Sống thì ta vẫn muốn sống, nhưng có cái ham
muốn còn hơn sự sống nữa, cho nên ta chẳng chịu làm những việc cẩu thả mà
giữ lấy mạng sống. Sự chết ta vẫn ghét, nhưng có cái còn đáng ghét hơn cái chết nữa, cho nên ta chẳng tìm cách để tránh hoạn nạn. Nhưng cái sở dục quan
trọng hơn cả sự sống đó là lễ nghĩa, nhưng cái đáng ghét hơn cả sự chết đó là
bất lễ, bất nghĩa. Không riêng gì người hiền mới có cái lòng ấy mà người ta ai
ai cũng có…Như đói gần chết, có người cho một giỏ cơm, một tô canh, nhưng
lớn tiếng gọi cho một cách vô lễ, hoặc chà đạp dưới chân rồi mới cho thì thà
chết đói chứ chẳng chịu nhận. Lại có ai cho mười ngàn chung thóc mà không
hợp nghĩa thì chẳng chịu nhận. Nếu nhận mà không hợp lễ nghĩa thì bỏ mất
cái tâm vốn thiện của mình” [5, 225].
Vì trong thân thể con người ta có phần cao quý, có phần ti tiện, có phần
lớn, có phần nhỏ, nên phép tồn tâm dưỡng tính theo Mạnh Tử còn là giữ lấy
cái phần cao quý nhất trong con người. “Nuôi phần nhỏ là tiểu nhân, dưỡng
phần lớn là đại nhân”. Phần lớn, phần cao quý trong con người chính là lương
tâm (gọi là đại thể), còn phần nhỏ, phần ti tiện là giác quan, tai mắt (gọi là tiểu
thể), luôn bị vật dục lôi kéo: “Tai mắt của người ta không phải để suy nghĩ mà
hay bị ngoại vật che lấp và chỉ là vật nọ giao với vật kia mà tiếp dẫn nhau làm
cho những giác quan ở con người bị cảnh trần lôi cuốn. Tâm là cơ quan để suy
nghĩ. Suy nghĩ thì hiểu biết rõ được đạo lý. Không suy nghĩ thì không biết
được phải trái chính tà. Trong những cái trời phú cho ta trước hết ta phải giữ
gìn, bồi dưỡng cái lớn thì cái nhỏ không lấn lướt được. Khi đã giữ gìn tu
dưỡng cái căn bản trong con người thì sự thực không ở đâu xa: “Vạn vật đều
đủ ở trong ta. Ta tự xét mình thành thực thì có cái vui thú nào lớn hơn nữa.
Mình bảo tồn tâm, dưỡng tính của mình để thờ trời vậy” [5, 227].
Trong con người ta cùng với tâm tính là phần cao quý trời phú cho ta
còn có phần khí. Khí lưu thông khắp cả vũ trụ, ngưng tụ lại thành hình thể, tạo
nên vạn vật và con người. Nhờ có khí lưu hành trong cơ thể mà vạn vật và con
người mới có sự sinh trưởng. Vì vậy cùng với tồn tâm người ta phải dưỡng cả
khí. Khí và chí liên hệ với nhau thành cơ thể sống. Khí chính là phần thể chất,
khí chất, còn chí chính là phần tinh thần, ý thức của con người. Trong đó “chí
là nguyên soái điều khiển cái khí, khí là phần sung mãn lưu thông trong thân
thể. Cao nhất là cái chí rồi tới cái khí. Cho nên ta nói rằng, mình phải giữ bền
cái chí, đừng làm hư hại cái khí” [5,229]. Con người ta phải có sự điều hòa
giữa chí và khí mới có thể tồn tại, phát triển sinh động được. Vì: “Khi cái chí chuyên nhất về một điều gì đó thì nó động tới cái khí. Khi cái khí chuyên nhất
về một điều nào đó thì nó động tới cái chí. Ví như bây giờ có kẻ chạy gấp,
chạy mau, đó là động tới khí lực của mình làm động ngược lại tới cái tâm chí
vậy” [5, 229]. Do đó, phải, giữ bền cái chí, mà không cần làm hại cái khí”.
Bản thể của khí là tự nhiên, rất lớn, rất mạnh ở khắp cả khoảng trời đất, nên
còn gọi “hạo nhiên khí”. Con người ta vốn là sự bẩm thụ của tinh khí trời đất
mà sinh thành, nên dưỡng khí hạo nhiên là phải theo lẽ tự nhiên thẳng thắn mà
dưỡng nó, làm cho tính và khí, tinh thần và thể chất nương tựa nhau, điều hòa
với nhau, thì thân thể con người mới mạnh khẻo, lành mạnh, tâm trí mới sáng
suốt, minh mẫn để suy nghĩ và hành động đúng đạo lý. Mạnh Tử gọi đó là
“khéo nuôi khí hạo nhiên”.
Để bảo tồn và phát triển tâm tính, chí khí của con người, Mạnh Tử chủ
trương cần có sự tu dưỡng, rèn luyện, giáo dục đạo lý cho mọi người, nhất là
những kẻ làm vua, bậc quân tử: “Sự gìn giữ của người quân tử là tự sửa mình
mà thiên hạ được thái bình vậy – Quân tử chi thủ, tu kỳ thân nhi thiên hạ bình”
. Chính ở đây Mạnh Tử có những đóng góp to lớn trong lý luận về giáo dục và
đã được những nhà tư tưởng của các thế hệ sau kế thừa. Ông quan niệm:
“Người ta tuy có đạo lý, nhưng cứ ăn no mặc ấm, ngồi rồi không dạy bảo thì
gần giống cầm thú”. Hơn nữa, nếu không học thì “nhiều người làm mà không
biết ý nghĩa của việc mình làm, có thói quen mà chẳng chịu xem xét các thói
quen của mình, trọn đời cứ theo đó mãi mà chẳng biết phải quấy, chẳng rõ cái
đạo…Nên đạo ở gần mà đi tìm ở xa, việc dễ mà đi tìm ở cái khó”. Và khi
người ta không được dạy dỗ, “không có lễ nghĩa nữa thì ắt trên dưới sẽ hỗn
loạn” nên, “Trời sinh ra người ta, khiến kẻ tiên tri dạy kẻ hậu tri, kẻ tiên giác
dạy kẻ hậu giác”. “Người trung chính dạy kẻ không trung chính, người tài
năng dạy kẻ không có tài năng” [5, 231].
Trong phép trị nước cũng như trong giáo dục, theo Mạnh Tử phải có
phép tắc, chuẩn mực. Chuẩn mực ấy không có gì khác hơn là phép tắc, đức độ,
đạo lý của các bậc thánh hiền. Phép tắc đó theo ông, không thể tùy tiện thay
đổi, không thể tự hạ xuống theo trình độ thấp kém của người học được. Mạnh
Tử nói: “Ông thợ cả dạy nghề mộc không vì người thợ vụng mà đòi bỏ cái dây
nảy mực. Hậu Nghệ dạy bắn không vì người bắn vụng mà thay đổi cái mức dương cung” [5, 231]. Theo chuẩn mực đó, Mạnh Tử đòi hỏi người dạy và
người học phải luôn luôn chuyên tâm, trì chí, khiêm tốn và phải có thái độ cầu
tiến trong việc học tập. Có như thế mới đạt được mục đích của đạo
Trong việc giáo dục, Mạnh Tử phân biệt rất rõ các loại đối tượng với
nhau và tùy theo khả năng, sở trường của từng người mà đưa ra phương pháp
và nội dung dạy khác nhau: “Quân tử dạy người có năm hạng. Có hạng người
đã học cao, thì cách dạy như trận mưa phải thời, để thấm nhuần mà cảm hóa
cho…Có hạng người tính chất thuần hậu, dạy cho học được thành đức hạnh.
Có hạng người thiên tư sáng suốt, dạy cho họ được thành tài năng. Có hạng
người hỏi điều gì trả lời cho, để giải thích cho những điểm nghi hoặc. Có hạng
người chỉ trộm nghe những điều hay lẽ phải mà tự nhiên tu tỉnh lấy mình.
Năm hạng người ấy quân tử tùy từng hạng người mà dạy” [5, 233].
Vì luôn tin vào bản tính thiện của con người cho nên Mạnh Tử cho rằng
sự tự sửa mình, tự giáo dục mình, phản tỉnh nội tâm của mỗi người là rất quan
trọng. Người tà khúc, gian ác hay kẻ ngay thẳng, lương thiện không thể tự
giấu mình hay lừa dối người khác được. Trước sau nó sẽ lộ ra ở diện mạo, lời
nói, ánh mắt, sắc mặt. Trong tâm mà ngay thẳng thì diện mạo của con người
bao giờ cũng sáng sủa. Trong tâm tà khúc thì diện mạo con người bao giờ
cũng tối tăm. Mạnh Tử nói: “Cái bản chất trời phú cho của người quân tử là
những điều nhân, nghĩa, lễ, trí, căn cứ ở trong lòng rồi phát hiện ra ngoài, thấy
hòa vui ở mặt, trông đầy đặn ở lưng và phô bày ra ở chân tay”. Như vậy theo
Mạnh Tử “cái đạo học hỏi không có gì khác, chỉ cốt tìm lại cái tâm…”, tồn
tâm, thành tâm và tận tâm mà thôi” [5,233].
Tóm lại trong học thuyết về con người, Mạnh Tử đã cố gắng lý giải,
khẳng định bản tính thiện của con người và nhiệt tâm giáo hóa con người, cải
biến xã hội cho một ngày tốt đẹp hơn. Đó là thiện chí thể hiện tính nhân bản
sâu sắc trong triết học của ông. Với tư tưởng khá phong phú qua các phạm trù
đạo đức, tâm lý như tâm, tính, chí, khí, nhân, nghĩa, lương năng, lương
tri…cùng với những quan điểm đặc sắc về những biện pháp giáo dục con
người của mình, Mạnh Tử đã đóng góp một phần quan trọng vào kho tàng lý
luận về giáo dục trong lịch sử tư tưởng Trung Quốc cổ đại. Tuy nhiên, khi Mạnh Tử cho rằng những quy tắc đạo đức xã hội là ý
thức và tình cảm “tiên nhiên”, do trời phú cho con người thì quan điểm đạo
đức luân lý của ông vẫn hằn sâu dấu ấn giai cấp và mang nặng màu sắc của
chủ nghĩa duy tâm thần bí. Thực chất của những quan điểm ấy chính là nhằm
khẳng định nguồn gốc tri thức và hành vi đạo đức của con người là do thần mở
đường chỉ bảo. Vì thế học thuyết đạo đức của ông đã trở thành công cụ phục
vụ đắc lực cho lợi ích của giai cấp quý tộc, mưu chứng minh rằng giáo điều
đạo đức và chế độ phụ quyền gia trưởng của bọn vua chúa thống trị là chân lý
phổ biến vĩnh viễn.
Đến Tuân Tử (313 – 238) trước thực trạng xã hội hết sức rối loạn lúc
bấy giờ, từ chỗ hoài nghi ông đi đến phản đối thuyết tính thiện của Mạnh Tử.
Đây chính là những cơ sở cho những quan niệm mới và sự lý giải mới về Tính
ở Tuân Tử. Theo ông Tính là cái tự nhiên, cái bẩm sinh có sẵn trong con
người, không thể học, luyện tập mà có được, vì nó là cái trời sinh ra. Như vậy
cũng như Khổng Tử và Mạnh Tử, Tuân Tử khẳng định bản tính con người là
đồng nhất, là như nhau. Song khác với Mạnh Tử, Tuân Tử lại cho rằng, bản
tính con người vốn là ác. Nếu như Mạnh Tử xuất phát từ những giá trị có tính
xã hội thiên về đạo đức để khẳng định bản tính con người là thiện, thì Tuân Tử
lại xuất phát từ những nhu cầu có bản năng sinh vật, tự nhiên của con người để
đề xuất thuyết “Tính ác” của mình.
Tuân Tử viết Tính ác chuyên luận bàn về nhân tính. Ông tìm hiểu nhân
tính theo một góc độ khác Mạnh Tử. Ông đưa ra quy định cho phạm trù Tính
và lấy lý luận Tính ác làm cơ sở lý luận của hệ thống lôgíc của triết học.
Theo Tuân Tử, bản tính trời cho của con người chủ yếu là cái tâm lợi
dục. Phàm là người đều “sinh ra đã hiếu lợi”, “sinh ra đã có cái dục của tai
mắt”. Dục vọng tâm lý nội tại này “không nhờ sức người mà đã có tự nhiên,
đó tức là nhân tính…“Tính của con người là đói muốn no, lạnh muốn ấm, mệt
muốn nghĩ….Mắt hiếu sắc, tai hiếu thanh, miệng hiếu vị, tâm hiếu lợi, xương
cốt da thịt hiếu an nhàn, những điều đó sinh ra tính tình con người, cảm nhận
tự nhiên không nhờ sức người rồi sau mới sinh ra”. Cái dục của tai mắt miệng
da thịt xương cốt và cả tâm hiếu lợi và những cái từ đó sinh ra cũng đều là cái
nhân thể tâm cảm nhận tự nhiên có, do đó nó là thiên tính mà con người vốn có, không nhờ gia công mới có. Tâm dục lợi này thúc đẩy con người lấy việc
mưu cầu lợi ích vật chất làm mục đích hoạt động của họ. Đương nhiên thiên
tính của con người không phải chỉ có tâm lợi dục. Ngoài tâm lợi dục ra còn có
khả năng phân biệt và hiểu biết thiên phú. “Con người sở dĩ là con người,
không phải chỉ vì có hai chân và không có lông mao mà là vì có khả năng
phân biện” [20, 88]. Cái gọi là “biện” chỉ khả năng nhận thức phân biệt. Con
người cao hơn cầm thú. Sở dĩ là người không những chỉ vì có thế đứng hai
chân, thân thể không có lông mà hơn nữa là sinh ra đã có khả năng nhận thức
phân biệt sự vật. Công năng phân biệt của cảm giác của tai mắt miệng mũi
xương cốt da thịt là công năng nhận biết của con người. Công năng nhận biết
này nói đến cùng là tâm tri của con người. Tâm là chủ thần minh của thân thể
con người. “Tâm sinh ra đã biết”. Tâm “tài tính biết nghĩa” khiến cho con
người không những có dục vọng mưu cầu ấm no an lạc như động vật, hơn nữa
có thể cảm biết ngoại vật, phân biệt cái lý của vật thậm chí biết đạo của trời,
đạo của người. “Phàm biết là tính của người, có thể biết là lý của vật”. Nhận
biết và phân biệt là thiên tính của con người, gọi là tài tính có khả năng nhận
biết”[20, 89]. Theo Tuân Tử, nhân tính bao gồm lợi dục và tài tính chi năng
của con người vốn có từ khi sinh ra.
Người người đều có nhân tính. “Phàm là người có chỗ giống nhau: đói
muốn ăn, rét muốn ấm, mệt muốn nghĩ, ham lợi ghét hại…Vua Vũ, vua
Nghiêu cũng như vậy”. “Thích vinh ghét nhục, ham lợi ghét hại. Những điều
đó người quân tử cũng như tiểu nhân đều như nhau”. Tâm lợi dục thì ai ai
cũng như nhau, quân tử hay tiểu nhân, thánh nhân hay bạo chúa đều nhất nhất
không ngoại lệ...Năng lực nhận biết phân biệt sự vật thì người người đều có
như nhau trong người quân tử hay kẻ tiểu nhân. Từ đó Tuân Tử rút ra kết luận:
“Phàm tính của con người thì Nghiêu Thuấn với Kiệt, Chích đều cùng một
tính như nhau, quân tử hay tiểu nhân cùng điều một tính như nhau” [20, 90].
Chính bởi vì con người có nhân tính chung mới có thể cùng nhau thành loài
người. Nhân tính là lợi dục và tài tính tra năng chung cho loài người. Tuân Tử
nhận thức và quy định nhân tính như thế, rõ ràng thiên về bản chất tự nhiên
của con người và xem bản chất tính xã hội của con người là nhân tạo hậu thiên. Như vậy quan điểm nhân tính của Tuân Tử khác biệt rất lớn với quan
điểm của Mạnh Tử.
Xuất phát từ nhận thức bản tính tự nhiên của con người quy định nhân
tính thành lợi dục và tài tính chi năng. Tuân Tử đi đến tư tưởng nhân tính ác.
Ông nói: “Nay tính của con người sinh ra đã tham lợi, thuận theo đó thì tất
sinh tranh đoạt mà quên nhường nhịn, sinh ra đã thích làm điều ác, thuận theo
đó thì sinh ra chém giết mà quên trung tín, sinh ra mà đã có sinh dục sắc dục
(thích thanh sắc) của tai mắt, thuận theo đó thì sinh ra dâm loạn mà quên lễ
nghĩa văn lý. Nếu thuận theo Tính, Tình của con người thì tất ngoài thì tranh
đoạt, trong thì phạm phận, loạn đạo lý và cuối cùng thì bạo ngược. Cho nên
phái có thầy và pháp luật giáo hóa, dạy đạo lễ nghĩa, sau đó mới có ra ngoài
thì nhường nhịn, bên trong thì giữ đạo lý, cuối cùng mới bình trị. Từ đó mà
xét, rõ ràng con người tính ác, thiện là ngụy tạo” [20, 91]. Con người sinh ra
có tâm lợi dục, thuận theo tâm lợi dục, truy cầu thỏa mãn lợi dục thì sinh ra
tranh đoạt, chém giết, dâm loạn, cuối cùng đi đến bạo ngược. Sự giáo hóa của
xã hội, lễ nghĩa, pháp độ là để đề phòng và tiết chế cái ác của nhân tính, khiến
cho con người hướng thiện để tạo tác cuộc sống chung.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 66629.doc
- 66629.pdf