Luận văn Vấn đề giáo dục đạo đức cho thanh niên Thanh Hoá trong giai đoạn hiện nay

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1. Tính cấp thiết của đề tài 1

2. Tình hình nghiên cứu đề tài 2

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 4

6. Đóng góp khoa học và ý nghĩa của luận văn 4

7. Kết cấu của luận văn 4

Chương 1. TẦM QUAN TRỌNG VÀ YÊU CẦU, NỘI DUNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO THANH NIÊN Ở THANH HOÁ TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 5

1.1. TẦM QUAN TRỌNG CỦA GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO THANH NIÊN Ở THANH HOÁ TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 5

1.1.1. Đạo đức là một chuẩn mực, là cơ sở của sự hình thành và phát triển nhân cách thanh niên 5

1.1.2. Đặc điểm và vai trò của thanh niên ở Thanh Hoá trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội 8

1.1.2.1. Đặc điểm của thanh niên Thanh Hoá 8

1.1.2.2. Vai trò của thanh niên Thanh Hoá trong sự phát triển kinh tế - xã hội 13

1.2. YÊU CẦU VÀ NỘI DUNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO THANH NIÊN Ở THANH HOÁ TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 17

1.2.1. Yêu cầu giáo dục đạo đức cho thanh niên ở Thanh Hoá trong giai đoạn hiện nay 17

1.2.2. Nội dung giáo dục đaọ đức cho thanh niên ở Thanh Hoá trong giai đoạn hiện nay 19

Chương 2. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO THANH NIÊN Ở THANH HOÁ TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 26

2.1. NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO THANH NIÊN Ở THANH HOÁ TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 26

2.1.1. Điều kiện tự nhiên 26

2.1.2. Truyền thống lịch sử, văn hoá 27

2.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội 28

2.2. TÌNH HÌNH GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO THANH NIÊN Ở THANH HOÁ HIỆN NAY - NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA 29

2.2.1. Đánh giá những thành tích đã đạt được, những mặt còn hạn chế và nguyên nhân của nó 29

2.2.2. Một số vấn đề đặt ra trong công tác giáo dục đạo đức cho thanh niên ở Thanh Hoá trong giai đoạn hiện nay 36

2.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO THANH NIÊN THANH HOÁ TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 39

2.3.1. Tạo lập môi trường kinh tế - văn hoá - xã hội lành mạnh 39

2.3.2. Kết hợp giữa giáo dục gia đình, nhà trường, đoàn thể với xã hội 42

2.3.3. Đổi mới nội dung, đa dạng hoá các hình thức giáo dục đạo đức cho thanh niên 46

2.3.4. Tổ chức các phong trào, hoạt động phù hợp gắn với từng đối tượng thanh niên 48

KẾT LUẬN 50

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 52

 

 

doc92 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 6705 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Vấn đề giáo dục đạo đức cho thanh niên Thanh Hoá trong giai đoạn hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a lao động là ở chỗ, thông qua lao động có ích con người biết sống và cần phải sống bằng lao động trung thực của mình. Với lao động, con người chẳng những không gây trở ngại cho cho sự tồn tại của người khác mà còn có điều kiện giúp đỡ người khác và đóng góp cho xã hội, góp phần đem lại hạnh phúc cho mọi người. Sự thấu hiểu, cảm thông giữa những con người trong lao động là cơ sở hình thành những xúc cảm, tình cảm đạo đức, trong đó có tình cảm nghĩa vụ và tình cảm đạo đức như ý thức trách nhiệm, sự tận tuỵ cũng như niềm tự hào đối với công việc của mình. Những xúc cảm và tình cảm đạo đức là động lực thúc đẩy chủ thể đạo đức thực hiện hành vi đạo đức nhằm sáng tạo ra các giá trị đạo đức, nó tạo ra sự hứng thú và niềm say mê sáng tạo, là yếu tố đem lại hiệu quả cao trong hoạt động của chủ thể. Do vậy, cần hình thành thái độ lao động tự giác, lao động có kỷ luật, có kỹ thuật và đạt năng suất cao. Chỉ có người nào biết quý trọng sức lao động của mình và của những người lao động khác, trân trọng những thành quả lao động, coi lao động như một nhu cầu sống thì người ấy mới có thể trở thành người lương thiện, người tốt. Con người khác con vật ở chỗ, con người có lao động, biết tạo ra của cải vật chất đáp ứng nhu cầu của mình, còn con vật thì chỉ biết sử dụng những cái có sẵn trong tự nhiên, lệ thuộc vào tự nhiên. Muốn trở thành con người chân chính, muốn "người hơn nữa" thì phải rèn luyện để có một thái độ lao động tự giác, phải làm cho lao động trở thành một nhu cầu thiết yếu của mỗi con người. C.Mác đã từng nói: Tình yêu lao động là tình yêu đối với cuộc sống. Thanh niên Thanh Hoá hiện nay chiếm 55% lực lượng lao động của tỉnh, đây là nguồn lực dồi dào thúc đẩy sự nghiệp CNH - HĐH, với họ được lao động là động lực để rèn luyện và phát triển. Tuy nhiên, rất ít thanh niên ý thức được vấn đề này nên dẫn đến lười lao động, ý thức và tinh thần lao động kém, không cống hiến hết tài năng, sức lực và trí tuệ của mình trong công tác, học tập và lao động sản xuất, chỉ quen hưởng thụ mà không muốn làm việc. Đặc biệt, đối với đối tượng thanh niên nông thôn, họ quen làm việc trong môi trường tự do, không phải chịu sự quản lý của tổ chức nên họ thích thì làm không thích thì chơi, việc hôm nay không làm để ngày mai, công việc đơn giản không yêu cầu đến trình độ, kỹ thuật. Chính vì thế, khi nhập cuộc với công việc yêu cầu về trình độ, kỷ luật, thời gian, dưới sự quản lý của tổ chức... họ đã không đáp ứng được yêu cầu dẫn đến tình trạng đi muộn về sớm, chậm chễ trong công việc, vô tổ chức, vô kỷ luật. Trong sự nghiệp CNH - HĐH đất nước, xu thế hội quốc tế chúng ta cần phải khắc phục tình trạng này để đảm bảo thời gian lao động cũng như việc thực hiện kỷ cương, nguyên tắc làm việc đáp ứng yêu cầu đặt ra trong một xã hội CNH - HĐH. Tóm lại, đạo đức là một yêu cầu cơ bản, là tiêu chí và là nền tảng trong sự phát triển nhân cách thanh niên. Đó là thành phần nòng cốt trong cấu trúc nhân cách của con người nói chung và thanh niên nói riêng. Đạo đức không phải là cái có sẵn, không hình thành một cách tự phát mà thông qua giáo dục, rèn luyện. Thanh niên Thanh Hoá là lực lượng đông đảo trong dân cư và lực lượng lao động chủ yếu của địa phương. Trong suốt quá trình cách mạng các thế hệ thanh niên Thanh Hoá đã và đang có nhiều đóng góp làm nên những trang sử vẻ vang của quê hương đất nước. Ngày nay, tuổi trẻ Thanh Hoá đang tiếp tục phát huy những truyền thống quý báu, rèn đức, luyện tài và giữ gìn những phẩm chất đạo đức góp phần xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, xây dựng quê hương Thanh Hoá anh hùng. Song bên cạnh những mặt tích cực, những đóng góp to lớn của tuổi trẻ Thanh Hoá đối với sự phát triển đất nước, thanh niên Thanh hoá cũng chịu ảnh hưởng tác động từ mặt mặt trái của nền kinh tế thị trường. Những biểu hiện suy thoái đạo đức, lệch lạc nhân cách đã và đang nảy sinh là nguy cơ làm suy giảm chất lượng nguồn lực này. Vì vậy, giáo dục đạo đức cho thanh niên Thanh Hoá với yêu cầu và nội dung cụ thể là thiết thực và phù hợp với thanh niên trong giai đoạn hiện nay. Chương 2. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO THANH NIÊN Ở THANH HOÁ TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 2.1. NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO THANH NIÊN Ở THANH HOÁ TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 2.1.1. Điều kiện tự nhiên Đạo đức với tư cách là một hình thái ý thức xã hội, mối quan hệ với tồn tại xã hội, là cái phản ánh tồn tại xã hội. Vì vậy, khi nghiên cứu và giải quyết các vấn đề về đạo đức cũng như việc giáo dục đạo đức phải gắn với tác động của điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế, văn hoá, xã hội. Tỉnh Thanh Hoá, phía Bắc tiếp giáp với 3 tỉnh: Sơn La - Hoà Bình - Ninh Bình, phía Nam giáp với tỉnh Nghệ An, phía Tây giáp tỉnh Hủa Phăn (nước CHDCND Lào), phía Đông là vịnh Bắc Bộ với chiều dài bờ biển là 102 km. Toạ độ địa lý: 1918 - 2000 vĩ độ Bắc 10422 - 10604 kinh độ đông Ở vị trí địa lý này Thanh Hoá nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Khí hậu có 2 mùa rõ rệt, mùa nóng trùng với mùa mưa và mùa lạnh trùng với mùa khô. Nhiệt độ trung bình năm vào khoảng 23- 24C. Lượng mưa trung bình năm từ 1.600 - 1.800 mm. Lượng mưa lớn, ánh sáng dồi dào là những điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nông, lâm, ngư nghiệp. Là tỉnh có số diện tích tự nhiên 11.168 km, gồm miền núi, vùng cao - biên giới, vùng đồng bằng và vùng biển, xếp thứ 6 về diện tích trong cả nước. Thanh Hoá nằm ở vị trí cửa ngõ nối liền Bắc Bộ với Trung Bộ và Nam Bộ, do đó Thanh Hoá là tỉnh thuận lợi với hệ thống giao thông như quốc lộ 1A, đường sắt Bắc - Nam chạy suốt vùng đồng bằng, đường Hồ Chí Minh chạy qua vùng trung du, quốc lộ 15A nối liền với các tỉnh Tây Bắc, quốc lộ 217 thông với nước bạn Lào, quốc lộ 45, 47 nối miền xuôi với miền núi, quốc lộ 10 nối các tỉnh duyên hải Bắc bộ. Trong lịch sử nơi đây đã từng là căn cứ địa vững chắc chống ngoại xâm, là kho nhân tài, vật lực phục vụ tiền tuyến. Điều kiện tự nhiên của Thanh Hoá có nhiều thuận lợi cho sự phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội. Chẳng hạn, với vị trí địa lý của Thanh Hoá, việc giao lưu với các tỉnh trong nước và đi ra các nước trên thế giới được thực hiện một cách dễ dàng. Chính vì vậy, con người nơi đây sống thân thiện, cởi mở, chan hoà. Đó là điều kiện để tiếp thu những cái mới, cái hay, cái đẹp trong quá trình giao lưu, hội nhập. Đồng thời, nó cũng dễ bị tác động, tập nhiễm của những cái xấu, cái lạ và rất dễ thay đổi do những tác động khác nhau. Thanh Hoá thuộc vùng khí hậu nhiệt đới, thêm vào đó do vĩ độ kém Bắc bộ, lại có nhiều địa hình che chắn nên ảnh hưởng của những đợt gió mùa đông từ phương Bắc tràn về đã làm giảm sự khắc nghiệt của thời tiết. Đồi núi chiếm diện tích lớn làm cho Thanh Hoá là tỉnh có tiềm năng lớn về kinh tế lâm nghiệp, dồi dào lâm sản, tài nguyên rừng phong phú. Bờ biển Thanh Hoá kéo dài theo hướng Bắc - Nam, với thềm lục địa tương đối nông, rộng, bằng phẳng, ít có rãnh sâu hoặc đảo, núi như các tỉnh khác, với nhiều loại hải sản ngon và quý. Bờ biển Thanh Hoá có nhiều bãi cát đẹp, rộng, sạch. Do đó, Thanh Hoá là tỉnh có thế mạnh về khai thác du lịch và phát triển kinh tế biển. Đồng bằng Thanh Hoá rộng 2.900 km, là đồng bằng rộng nhất của các tỉnh miềm Trung và là đồng bằng rộng thứ ba của cả nước sau đồng bằng Sông cửu Long và đồng bằng Bắc bộ. Đồng bằng Thanh Hoá chủ yếu được bồi đắp bằng phù sa của sông. Tuy nhiên, do vịnh biển hẹp và nông, nhiều đồi núi lại trải qua nhiều biến cố như đất nâng lên, sụt xuống, sông đổi dòng nhiều lần, nước biển nhiều lần lấn sâu vào đất liền rồi lại rút ra. Do đó, đất đai ở đây không được bằng phẳng, ít có cánh đồng thẳng cánh cò bay mà cao, thấp khác nhau. Tóm lại, thiên nhiên ở Thanh hoá đa dạng, phong phú, muôn hình, muôn vẻ tạo cho con người nhiều điều kiện thuận lợi nhưng cũng không ít khó khăn trong quá trình sử dụng cải tạo và chinh phục tự nhiên để tồn tại và phát triển kinh tế - xã hội. Cuộc đấu tranh giữa con người và thiên nhiên ở đây luôn diễn ra gay gắt. Con người xứ Thanh luôn phải vật lộn với thiên tai, đã hao tổn biết bao sức lực và trí tuệ để chế ngự được phần nào những khó khăn do thiên nhiên gây ra, đồng thời khai thác và sử dụng các nguồn lực do thiên nhiên ưu đãi. Chính cuộc đấu tranh gian khổ giữa con người với tự nhiên đã góp phần hun đúc nên tinh thần lao động cần cù, sáng tạo, chịu thương, chịu khó, ý chí tự lực, tự cường, tình yêu con người với con người, con người với thiên nhiên... Chính đây là môi trường tự nhiên đã góp phần tạo nên ý chí, bản lĩnh nghị lực và nhiều phẩm chất tốt đẹp cũng như những mặt còn hạn chế của con người và tuổi trẻ xứ Thanh. 2.1.2. Truyền thống lịch sử, văn hoá Thanh hoá đã trải qua nhiều giai đoạn lịch sử trong tiến trình phát triển của dân tộc. Di chỉ Núi Đọ tiêu biểu cho sơ kỳ đồ đá cũ, di chỉ Hoa Lộc tiêu biểu cho sơ kỳ thời đại đồng thau và nhiều di chỉ thuộc nền văn hoá Đông Sơn rực rỡ đặc trưng cho hậu kỳ thời đại đồ đồng và sơ kỳ thời đại đồ sắt của Việt Nam. Chiều sâu và tính liên tục đó của lịch sử nói lên rằng, Thanh Hoá đã là một bộ phận lâu đời của đất nước ta. Khoảng 30 vạn năm về trước, nơi đây đã là địa bàn cư trú của con người. Thanh Hoá nổi tiếng trong lịch sử về "địa lợi, nhân hoà", với vùng đất "địa linh, nhân kiệt", những truyền thống dân tộc và của địa phương được con người Thanh Hoá giữ gìn và phát huy. Niềm tự hào lớn nhất của Thanh Hoá là con người với những "trai anh hùng, gái đảm đang" của tỉnh. Sách Ô châu lục cận của Dương Văn An đời Mạc đã nhận xét "người châu Ái phóng khoáng và chuộng điều nghĩa". Lịch sử để lại những tên tuổi của các vị anh hùng dân tộc như: Triệu Thị Trinh, Lê Hoàn, Lê Lợi, Hồ Quí Ly, Dương Đình Nghệ..., điều này thể hiện truyền thống yêu quê hương đất nước, anh hùng bất khuất chống giặc ngoại xâm của nhân dân Thanh Hoá. Những học giả nổi tiếng như Lê Văn Hưu, Nhữ Bá Sĩ, Đào Duy Từ, Nguyễn Sư Lộ, Trần Án Triêm, Lê Huy Du...là những con người đã phát huy truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo của quê hương Thanh Hoá và để các thế hệ sau tiếp tục giữ gìn phát huy bằng các thành tích xuất sắc trong lao động, học tập và chiến đấu. Những công trình thuỷ lợi khổng lồ như hệ thống thuỷ lợi Bái Thượng, hai con đê sông Chu và sông Mã biểu hiện tinh thần lao động cần cù, ý chí tự lực tự cường, tinh thần chịu khó chịu khổ, nghị lực kiên cường của hàng triệu người con Thanh Hoá trong khai hoang, cải tạo tự nhiên, trong đấu tranh chống lũ lụt, hạn hán. Trong 2 cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ, dưới sự lãnh đạo của Đảng, kế thừa truyền thống quê hương anh hùng, nhân dân Thanh Hoá một lòng dốc hết sức lực cùng với nhân dân cả nước đấu tranh giành lại độc lập cho nước nhà. Những trang sử hào hùng đã ghi lại chiến công của con người Thanh Hoá một thời bom đạn với những danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng lực lượng công an nhân dân, Anh hùng lao động như Bùi Văn Bịn, Bùi Xuân Trúc, Lê Xuân Xinh, Nguyễn Nho Bồng, Ngô Thị Tuyển, Nguyễn Xuân Trạc,... Trong giai đoạn hoà bình thống nhất, những người con của quê hương Thanh Hoá đem tài năng và sức lực của mình góp phần làm giàu mạnh quê hương, đất nước. Với danh hiệu Anh hùng lao động trong thời kỳ đổi mới như: Lê văn Tam - Giám đốc Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn... Thanh Hoá còn có kho tàng văn hoá dân gian quý báu với điệu hò sông Mã, hát trống quân, múa Đông Anh, Xuân Pá Pồn Pông... Những danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử hào hùng gắn với quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Về di sản văn hoá có Núi Đọ Đông Sơn (tiêu biểu là trống đồng Đông Sơn). Về di tích lịch sử có kinh thành cổ Lam Kinh (Thọ Xuân), thành Nhà Hồ (Vĩnh Lộc), chiến khu Ngọc Trạo (Thạch Thành), chiến khu Ba Đình (Nga Sơn), chiến khu Nam Ngạn - Hàm Rồng,... Đền thờ các vị anh hùng dân tộc như: đền thờ Bà Triệu (Hậu Lộc), đền thờ Lê Hoàn (Thọ Xuân), đền thờ Dương Đình Nghệ, Lê Văn Hưu (Đông Sơn), đền thờ Chu Văn Lương, Trần Khát Chân... Những danh thắng như: núi Vọng Phu với truyền thuyết người đàn bà chung thuỷ chờ chồng đến hoá đá, núi Rồng nằm trên dãy núi Ngũ Hoa Phong với 99 ngọn núi, núi Ngọc hay còn gọi là núi Châu Phong, Biển Sầm Sơn một trong những bãi biển đẹp của đất nước, Vườn quốc gia Bến En, các hang động nổi tiếng như động Bích Đào, động Từ Thức, động Tiên Sơn, bãi chim Tiến Nông, hang cá thần Cầm Lương, bán đảo Nghi Sơn, hồ Sông Mực... là niềm tự hào của con người nơi đây. Tất cả những truyền thống tốt đẹp, những giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể mà cha ông chúng ta đã dày công xây dựng, gìn giữ cho đến ngày nay vẫn được nhân dân Thanh Hoá phát huy tới cao độ, tạo nên sức mạnh và điểm tựa vững chắc, là động lực khích lệ tuổi trẻ Thanh Hoá trong hoà bình bằng tài năng, sức lực của mình vững vàng chiếm lĩnh những đỉnh cao về khoa học, công nghệ, văn hoá, đạo đức, cùng nhau chiến thắng nghèo nàn, lạc hậu, xây dựng quê hương Thanh Hoá giàu mạnh. 2.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội Tổng dân số của Thanh Hoá là 3,67 triệu người (2005), có các dân tộc anh em cùng chung sống (Kinh, Mường, Thái, HMông, Dao, Khơ Mú, Tày...). Mật đô dân số trung bình: 325,5 người/km. Về tổ chức hành chính gồm 24 huyện, 1 thành phố, (thành phố Thanh Hoá) 2 thị xã (Bỉm Sơn và Sầm Sơn), với tổng số 582 xã, 30 thị trấn, 18 phường, trong đó 220 xã thuộc miền núi (có 205 xã thuộc vùng núi cao) [61, tr 121]. Ngoài ra, Thanh Hoá còn là nơi có quy mô diện tích lớn với nhiều vùng sinh thái khác nhau và nguồn tài nguyên phong phú. Với tiềm năng đa dạng và phong phú về tài nguyên như con người, đất đai, khoáng sản, khí hậu,... những yếu tố đó là điều kiện thuận lợi để Thanh Hoá phát triển du lịch, dịch vụ và một nền sản xuất hàng hoá đa dạng với những ngành mũi nhọn đặc thù, phát triển mạnh kinh tế, mở rộng giao lưu trong nước và quốc tế. Cùng với sự phát triển của cả nước, mặc dù phải vượt qua những yếu kém của nền kinh tế, những tác động của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực và mặt trái của nền kinh tế thị trường, từ năm 1990 đến nay tỉnh Thanh Hoá đã có những thay đổi đáng kể trong lĩnh vực phát triển kinh tế góp phần nâng cao đời sống của nhân dân. Theo báo cáo chính trị của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá tại Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI: "tốc độ tăng GDP bình quân đầu người năm 2005 đạt 430 USD, tăng 1,5 lần so với năm 2000" [14, tr.17]. Bên cạnh những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, chúng ta có thể thấy những khó khăn thử thách đặt ra với nhân dân Thanh Hoá nói chung và thế hệ thanh niên ở Thanh Hoá nói riêng trong quá trình xây dựng cuộc sống mới, con người mới. Là tỉnh có địa hình khá phức tạp chia cắt nhiều, với diện tích đồng bằng ít chỉ có 16%, vùng ven biển chiếm 10,7%, trong khi đó địa hình trung du, miền núi chiếm 73,3% trong tổng diện tích toàn tỉnh. Khí hậu Thanh Hoá cũng thường xuất hiện các hiện tượng thời tiết đặc biệt như bão, lụt, áp thấp nhiệt đới về mùa mưa và hạn hán về mùa khô, ảnh hưởng của gió Tây làm cho khí hậu khô và nóng. Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, dẫn đến đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân còn thấp. Theo tài liệu thống kê của tỉnh năm 2004 so với cả nước và một số tỉnh khác về tốc độ GDP, và GDP bình quân trên đầu người còn thấp. Ví dụ, tốc độ GDP của Thanh Hoá tính theo phần trăm là 8,5%, trong khi đó cả nước là 7,7%, Ninh Bình tỉnh giáp với Thanh Hoá là 11,8%, Thái Bình là 10,3%, Nghệ An là 10,1%, Quảng Nam là 11,6%, Hải Phòng là 11,1%. GDP bình quân đầu người của Thanh Hoá tính theo VNĐ là 5100, cả nước là 8649, Ninh Bình 4182, Thái Bình 4495, Nghệ An 4879, Quảng Nam 1454, Hải Phòng 1816,4. Máy điện thoại bình quân cho 1000 dân thì Thanh Hoá là 42 cái, trong khi đó cả nước là 121, Ninh Bình 49, Thái Bình 39, Nghệ An 50, Quảng Nam 55. Mức so sánh này cho thấy điều kiện kinh tế của tỉnh còn thấp so với mặt bằng chung của xã hội. Bên cạnh đó là vấn đề dân số, dân số Thanh Hoá đông nhưng mật độ dân số phân bố không đều giữa các huyện thị (Xem Phụ lục1). Điều kiện tự nhiên, văn hoá, lịch sử, kinh tế - xã hội đã góp phần tạo nên nét tính cách riêng của con người Thanh Hoá nói chung và thế hệ thanh niên ở Thanh Hoá nói riêng. Đồng thời, nó cũng tác động không nhỏ đến việc giáo dục đạo đức cho thanh niên ở Thanh Hoá trong giai đoạn hiện nay. 2.2. TÌNH HÌNH GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO THANH NIÊN Ở THANH HOÁ HIỆN NAY - NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA 2.2.1. Đánh giá những thành tích đã đạt được, những mặt còn hạn chế và nguyên nhân của nó - Những thành tích đạt được trong giáo dục đạo đức cho thanh niên ở Thanh Hoáửtong gia đoạn hiện nay. Giáo dục là yếu tố chủ đạo trong quá trình hình thành và phát triển đạo đức của thanh niên. Giáo dục đóng vai trò rất quan trọng trong việc hình thành nhân cách con người. Thực chất của giáo dục đạo đức là nhằm hình thành, phát triển và hoàn thiện ý thức đạo đức cũng như năng lực thực hịên hành vi đạo đức của mỗi cá nhân. Giáo dục đạo đức không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến việc hình thành và phát triển yếu tố đạo đức mà còn ảnh hưởng đến việc hình thành và phát triển yếu tố tài năng trong mỗi nhân cách. Nhận thức được vai trò của việc giáo dục đạo đức nói chung và giáo dục đạo đức cho thanh niên nói riêng, trong những năm gần đây việc đánh giá cao vai trò của thanh niên đối với sự tồn taị và phát triển đất nước cùng với chiến lược phát triển con người toàn diện, Đảng, Nhà nước ta đã coi trong hơn nữa việc giáo dục đạo đức cho thanh niên. Nghị quyết Đại hội IX của Đảng đã xác định đối với thế hệ trẻ cần phải: Chăm lo giáo dục, bồi dưỡng đào tạo phát triển toàn diện về chính trị, tư tưởng, đạo đức lối sống, văn hoá, sức khoẻ, nghề nghiệp, giải quyết việc làm, phát triển tài năng và sức sáng tạo, phát huy vai trò xung kích trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc [10, tr 126]. Thực hiện theo tinh thần Nghị quyết Đại hội IX của Đảng, các cơ quan chức năng tỉnh Thanh Hoá đã bám sát đường lối, chủ trương của Đảng tập trung chỉ đạo theo hướng đổi mới nội dung, phương thức hoạt động không ngừng giáo dục và nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo trong đó có giáo dục đạo đức cho thanh niên và mang lại hiệu quả cao. Điều đó được thể hiện: Tình hình tư tưởng của thanh niên ổn định, đa số thanh niên tin vào sự lãnh đạo của Đảng, gương mẫu đi đầu trong việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Thanh niên Thanh Hoá tự tin, lạc quan, năng động, sáng tạo và tin tưởng vào đường lối đổi mới của Đảng. Chấp hành và thực hiện tốt các chính sách của Đảng và Nhà nước đề ra. Gương mẫu học tập và rèn luyện, vững bước tiến vào thế kỷ mới, thế kỷ của tri thức, khoa học và công nghệ. Thành tựu và công tác giáo dục đạo đức cho thanh niên ở Thanh Hoá có sự đóng góp to lớn của các chủ thể giáo dục. Đó là sự quan tâm, phối hợp đồng bộ giữa các lực lượng, tổ chức và các đoàn thể trong tỉnh. Các chủ thể giáo dục quan tâm và đề ra các hình thức, phương pháp giáo dục khá phong phú. Các cơ quan, tổ chức đoàn thể có những mô hình giáo dục đạo đức thiết thực, bổ ích, phù hợp với lứa tuổi và tâm sinh lý của thanh niên. Bằng những phương pháp và hình thức giáo dục khác nhau, ban tổ chức cơ sở Đoàn đã biết lồng ghép những nội dung giá trị đạo đức mới với những giá trị đạo đức truyền thống của địa phương, của dân tộc với những giá trị đạo đức của nhân loại và của thời đại vào các hoạt động để giáo dục thanh niên. Trong công tác giáo dục truyền thống, gắn với các hoạt động kỷ niệm lớn của Đảng, đất nước, dân tộc và quê hương, các cấp bộ Đoàn trong toàn tỉnh đã tổ chức có hiệu quả các hoạt động giáo dục về truyền thống yêu nước, cách mạng cho đoàn viên thanh niên và được nhiều đoàn viên thanh niên tham gia. Qua báo cáo của các đơn vị trong năm 2005 toàn tỉnh có 420. 500 lượt đoàn viên thanh niên tham gia các hoạt giáo dục truyền thống do Đoàn Thanh niên tổ chức. Các cuộc thi "Đảng quang vinh - Bác Hồ vĩ đại, đất nước phồn vinh tiến vào thế kỷ XXI", được tổ chức năm 2001 với hơn 300.000 bài dự thi, "75 năm lịch sử vẻ vang của Đảng Cộng sản Việt Nam", với hơn 500.000 bài dự thi, "75 năm lịch sử vẻ vang của Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh" với hơn 800.000 bài dự thi, "60 năm nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam" với 725.347 bài dự thi, đạt giải ba tập thể toàn quốc. Tổ chức thực hiện các phong trào hành động cách mạng của tuổi trẻ. Đó là, các phong trào lớn như "Thanh niên lập nghiệp", "Tuổi trẻ giữ nước" do Trung ương Đoàn phát động được Ban thường vụ tỉnh đoàn thực hiện và triển khai rộng trong toàn tỉnh, được thanh niên ủng hộ và tham gia nhiệt tình. Hai phong trào này đã góp phần cổ vũ động viên, khích lệ thanh niên, nhiều thanh niên đã vươn lên lập thân, lập nghiệp và làm giàu ngay trên mảnh đất của gia đình và của địa phương mình. Bên cạnh hai phong trào lớn trên, đoàn thanh niên trong tỉnh còn phát động các phong trào hành động mang ý nghĩa giáo dục đạo đức truyền thống sâu sắc như: "Áo lụa tặng bà", "Tấm chăn nghĩa tình ấm lòng mẹ", "Thanh niên Thanh Hoá với nhà ở cho hộ nghèo", "Tuổi trẻ Thanh Hoá sống, chiến đấu, lao động và học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại", tổ chức đợt sinh hoạt chính trị "Tiếp lửa truyền thống - mãi mãi tuổi hai mươi"..., tiếp tục tăng cường hơn nữa các hoạt động giáo dục lý tưởng, giáo dục truyền thống đạo đức, lối sống, nếp sống cho đoàn viên thanh niên. Bên cạnh những phong trào như vậy, các cấp các ngành còn phối hợp tổ chức các hoạt động giáo dục đạo đức, lối sống cho thanh niên, các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao... phát động phong trào "Học tập vì ngày mai lập nghịêp", "Xây dựng nét đẹp tuổi trẻ học đường Thanh Hoá", các cuộc vận động "Tuổi trẻ sống đẹp"," Thanh niên không hút thuốc lá", "Cần, kiệm là nếp sống đẹp trong thanh niên". Các mô hình "Cưới theo nếp sống mới" các cuộc thi tuyên truyền viên phòng chống HIV/AIDS, tìm hiểu phòng chống ma tuý, tổ chức các hoạt động hưởng ứng ngày môi trường thế giới, phòng chống dịch cúm A (H5N1), tuần lễ quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường; các hoạt động như thể dục, thể thao, các hoạt động tuyên truyền cho thanh niên tích cực tham gia cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá". Trong công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, sự phối hợp với các ngành chức năng, tổ chức tuyên truyền tìm hiểu luật thanh niên, tổ chức các cuộc thi "An toàn giao thông", "Vì hạnh phúc của bạn", vận động "Tuổi trẻ xung kích tình nguyện giữ gìn trật tự an toàn giao thông. Các hoạt động "Em yêu đường sắt quê em" và phát huy các mô hình "Ngõ phố tự quản, cổng trường tự quản về ATGT". Tất cả những hoạt động trên đều nhằm tạo cho thanh niên bản lĩnh, kinh nghiệm trong phấn đấu tu dưỡng bản thân, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Cũng thông qua các phong trào đó thanh niên được giáo dục sâu sắc hơn về đạo đức, lối sống, về truyền thống vẻ vang của dân tộc, về lý tưởng cách mạng và trách nhiệm của tuổi trẻ trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh Thanh Hoá đã tạo điều kiện cả về vật chất lẫn tinh thần cho thanh niên, tạo cho thanh niên Thanh Hoá có nhiều cơ hội như tạo vốn, tạo việc làm cho thanh niên, đặc biệt là thanh niên nông thôn, những dự án và các hoạt động hỗ trợ thanh niên được triển khai như: Xây dựng hơn 300 điểm trình diễn kỹ thuật khuyến nông - khuyến lâm - khuyến ngư, thành lập hơn 200 CLB "Thanh niên với kỹ thuật nghề nông", CLB "Thanh niên làm kinh tế giỏi", các làng nghề thanh niên. Hỗ trợ hơn 15 ngàn đoàn viên vay vốn, giải quyết việc làm với tổng số vốn gần 30 tỷ đồng. Sự kết hợp của các ban ngành trong tỉnh như Sở Công an, Sở Lao động thương binh xã hội, Sở Giáo dục đào tạo... đã đồng bộ phát hiện, đối tượng vi phạm các tệ nạn xã hội như mại dâm, nghiện hút ma tuý, cướp giật, trộm cắp, lừa đảo trên địa bàn tỉnh và bằng các biện pháp cải tạo, giáo dục, cảm hoá, tạo công ăn việc làm cho những đối tượng này giúp họ trở về với con người thật của họ, hoàn lương và tu chí làm ăn, góp phần giảm bớt các tệ nạn xã hội, tham gia vào các hoạt động xã hội tạo ra năng suất lao động thúc đâỷ sự phát triển kinh tế của tỉnh. Đây là những hoạt động mang tính giáo dục sâu sắc mà các cấp, các ngành trong tỉnh đã tổ chức thành công mang lại kết quả và giá trị to lớn đối với việc hình thành và phát triển nhân cách và những phẩm chất đạo đức của thanh niên. Có thể thấy rằng những thành tích đạt được trong giáo dục đạo đức cho thanh niên ở Thanh Hoá như hiện nay là đáng khích lệ, biểu dương và tiếp tục phát huy hơn nữa. Để có được thành tích như vậy là do: Các cấp lãnh đạo trong tỉnh đặc biệt là Tỉnh đoàn Thanh Hoá đã bám sát đường lối của Đảng, chủ trương chính sách của Nhà nước về công tác và phong trào thanh niên. Chủ động xây dựng kế hoạch, chương trình hành động phù hợp với từng đối tượng thanh niên ở từng cơ sở từng địa phương. Sự quan tâm, lãnh, chỉ đạo của các cấp, các ngành, các đoàn thể trong tỉnh đã đầu tư, phối hợp một cách đồng bộ trong việc giáo dục đạo đức cho thanh niên ở Thanh Hoá. Đội ngũ cán bộ đoàn trong tỉnh có trình độ cao, năng động, sáng tạo, linh hoạt, biết vận dụng, và xử lý các phương pháp phù hợp trong tập hợp, đoàn kết, giáo dục và rèn luyện thanh niên. - Những mặt còn hạn chế: Bên cạnh những thành công và những kết quả đạt được về đạo đức và công tác giáo dục đạo đức ch

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docVấn đề giáo dục đạo đức cho thanh niên Thanh Hoá trong giai đoạn hiện nay.doc
Tài liệu liên quan