Luận văn Vấn đề phát huy vai trò của Công đoàn Việt Nam trong việc bảo vệ lợi ích của người lao động ở các doanh nghiệp ngoài quốc doanh hiện nay

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: MỘT SỐ LÝ LUẬN CHUNG VỀ VAI TRÒ CỦA CÔNG ĐOÀN TRONG VIỆC BẢO VỆ LỢI ÍCH CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG 7

1.1. Lý luận chung về vai trò của công đoàn trong việc bảo vệ lợi ích của người lao động 7

1.2. Công đoàn Việt Nam với việc bảo vệ lợi ích của người lao động 23

1.3. Hoạt động công đoàn trong việc bảo vệ lợi ích của người lao động một số nước hiện nay và bài học kinh nghiệm vận dụng vào Việt Nam 42

Chương 2: THỰC TRẠNG VAI TRÒ CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM TRONG VIỆC BẢO VỆ LỢI ÍCH CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG Ở DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH HIỆN NAY 49

2.1. Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh hiện nay ở Việt Nam 49

2.2. Thực trạng về vai trò của Công đoàn Việt Nam trong việc bảo vệ lợi ích của người lao động ở các doanh nghiệp ngoài quốc doanh hiện nay 61

Chương 3: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM TRONG VIỆC BẢO VỆ LỢI ÍCH NGƯỜI LAO ĐỘNG Ở CÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH HIỆN NAY 86

3.1. Quan điểm cơ bản để phát huy vai trò của Công đoàn Việt Nam trong việc bảo vệ lợi ích của người lao động hiện nay 86

3.2. Những giải pháp chủ yếu để phát huy vai trò của công đoàn trong việc bảo vệ lợi ích của người lao động ở các doanh nghiệp ngoài quốc doanh hiện nay 97

3.3. Một số kiến nghị 109

KẾT LUẬN 113

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 115

 

doc119 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3298 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Vấn đề phát huy vai trò của Công đoàn Việt Nam trong việc bảo vệ lợi ích của người lao động ở các doanh nghiệp ngoài quốc doanh hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ệp nhà nước trong cùng thời kỳ, cao hơn vốn đầu tư nước ngoài, cao gấp 4 lần so với tổng vốn đầu tư của doanh nghiệp tư nhân 9 năm trước đó cộng lại. Từ năm 2005 - 2008, tỷ trọng vốn đầu tư của các DNNQD trong tổng vốn đầu tư của toàn xã hội tăng lên nhanh chóng: từ 27% năm 2005 lên 35% năm 2006, khoảng 40% năm 2007 và 42 % năm 2008. Nếu so sánh đầu tư tư nhân trong nước và đầu tư nước ngoài thì có một thực tế khá rõ nét là, nếu doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chỉ diễn ra ở một số tỉnh thành phố có đặc thù riêng và có vị trí thuận lợi thì đầu tư của tư nhân xuất hiện ở tất cả các tỉnh, thành phố với nhiều hoàn cảnh khác nhau. Theo số liệu thống kê cho thấy đầu tư của tư nhân trong nước tăng nhanh hơn đầu tư trực tiếp của nước ngoài, điều này cho thấy thu hút vốn đầu tư tư nhân trong nước dễ được thực hiện và có tính khả thi cao hơn thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Vốn đầu tư của các doanh nghiệp dân doanh đã và đang đóng vai trò quan trọng, thậm chí là nguồn vốn đầu tư chủ yếu đối với phát triển kinh tế địa phương. 2.1.2.2. Đóng góp ngày càng lớn vào GDP và ngân sách của nhà nước Kinh tế ngoài quốc doanh có mặt rộng khắp các vùng trong cả nước, hoạt động ở hầu hết các ngành kinh tế, tạo ra lượng sản phẩm lớn, đa dạng, phong phú, đáp ứng phần lớn cơ bản đời sống của các tầng lớp nhân dân. Những năm qua, chính sự phát triển của các DNNQD đã góp phần quyết định trong việc cải thiện, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của các vùng dân cư và toàn xã hội, đồng thời đóng góp không nhỏ và ngày càng tăng vào nguồn thu ngân sách nhà nước và GDP cả nước (chiếm 48% GDP). Một đặc điểm quan trọng nữa là tốc độ tăng trưởng của các DNNQD là trên 10% năm 2001 là 13,22%, năm 2006 là 13,89%, năm 2007 là 14% luôn gắn với tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế (tốc độ tăng trưởng GDP). 2.1.2.3. Giải quyết việc làm cho người lao động và phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam, hàng năm có thêm khoảng 1,2 - 1,4 triệu người đến tuổi lao động, ngoài ra số lao động trong lĩnh vực công nghiệp chuyển sang làm trong các ngành phi nông nghiệp tăng đáng kể, số lao động dôi dư từ các cơ quan, doanh nghiệp nhà nước do tinh giảm biên chế, giải thể hoặc sắp xếp lại. Yêu cầu mỗi năm phải tạo thêm hàng triệu việc làm đang là một áp lực lớn đối với nhà nước và các cấp chính quyền địa phương, kinh tế ngoài quốc doanh phát triển khắp các vùng đất nước tạo khả năng to lớn trong việc giải quyết việc làm và đời sống của người lao động nhất là trong hoàn cảnh thiếu việc làm gay gắt như hiện nay. Việc tạo thêm công ăn việc làm rõ ràng không chỉ giải quyết vấn đề xã hội mà là giải quyết vấn đề cơ bản của phát triển kinh tế nước ta hiện nay. Bên cạnh việc tạo công ăn, việc làm cho người lao động, một đóng góp mang ý nghĩa không nhỏ của các cơ sở dân doanh là đào tạo và bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho người lao động làm việc trong doanh nghiệp bởi phần lớn lao động làm việc trong các doanh nghiệp thời gian qua đều là lao động giản đơn chưa qua đào tạo và để sử dụng được số lao động này thì các chủ DNNQD phải đào tạo tay nghề và ý thức làm việc cho họ. Nhiều cơ sở đã tổ chức xưởng học việc hoặc gửi lao động đến các trung tâm và trường dạy nghề... Hình thức đào tạo ở đây rất đa dạng, linh hoạt mang lại hiệu quả cao. 2.1.2.4. Góp phần tích cực vào sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hợp lý, hiệu quả, hiện đại Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là một yêu cầu tất yếu trong quá trình thực hiện CNH, HĐH đất nước. Trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế luôn có sự đóng góp của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh. ưu thế nổi trội của các doanh nghiệp trong khu vực này là: năng động, nhạy bén, linh hoạt trong đầu tư sản xuất kinh doanh, nắm bắt và đáp ứng nhu cầu nhanh nhạy của thị trường để tìm kiếm lợi nhuận. Do vậy, họ luôn tìm kiếm, phát hiện ngành, lĩnh vực, mặt hàng xã hội đang thiếu, đang cần đầu tư sản xuất, đồng thời không ngừng cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm để có ưu thế trong cạnh tranh và thu được nhiều lợi nhuận, từ đó thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hợp lý, ngày càng hiện đại hơn. Theo số liệu thống kê qua các thời kỳ, tỷ trọng tham gia của kinh tế ngoài quốc doanh vào các lĩnh vực của nền kinh tế có sự thay đổi đáng kể qua các giai đoạn. Chính sự thay đổi này của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh đã thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong cả nước, đặc biệt là trong lĩnh vực dịch vụ. Năm 1990, tỷ trọng dịch vụ trong cơ cấu kinh tế nước ta là 38,1%, tăng lên 39.8% năm 1995 và sau đó năm 2000 là 41%, hiện nay tỷ trọng này là 44%. Như vậy, với sự đóng góp của kinh tế ngoài quốc doanh đã thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng nâng dần tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp. 2.1.2.5. Tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh Kinh tế ngoài quốc doanh được tái lập sau đổi mới đã tạo điều kiện cho việc hình thành và phát triển các loại thị trường trong nền kinh tế. Các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau trên cả thị trường đầu vào và thị trường đầu ra. Với sự lớn mạnh của kinh tế ngoài quốc doanh và các thành phần kinh tế khác, hàng hoá tiêu dùng được tự do lưu thông trong cả nước, cung cầu, giá cả được xác lập theo nguyên tắc của thị trường. Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, Việt Nam đang mở rộng hợp tác kinh tế với tất cả các quốc gia trên thế giới theo nguyên tắc đa phương hoá và đa dạng hoá. Trong bối cảnh đó, sự tồn tại và lớn mạnh của các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế này đã làm cho môi trường cạnh tranh năng động hơn. Môi trường kinh doanh thực sự mang tính cạnh tranh cao diễn ra không chỉ giữa các DNNQD mà chính các doanh nghiệp nhà nước cũng chịu sức ép buộc phải nâng cao hiệu quả kinh doanh hơn. Các DNNQD đã làm thay đổi cung cách quản lý của các doanh nghiệp nhà nước buộc các doanh nghiệp này phải nâng cao năng lực cạnh tranh của mình làm cho nền kinh tế hoạt động năng động hơn và hiệu quả hơn. Sự ra đời của kinh tế ngoài quốc doanh Việt Nam không chỉ thúc đẩy cạnh tranh trong nước phát triển mà còn thúc đẩy cạnh tranh hội nhập tạo ra môi trường thuận lợi cho các thành phần kinh tế khác có thể khai thác tiềm năng của đất nước, đồng thời mở rộng cạnh tranh thương mại đối với các nước trong khu vực và trên thế giới. Đó là sự chuẩn bị cho nền kinh tế Việt Nam trước ngưỡng cửa hội nhập. Ngoài những vai trò cơ bản trên, kinh tế ngoài quốc doanh còn góp phần tạo nên sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất, thực hiện dân chủ hoá nền kinh tế, kích thích và thúc đẩy sản xuất phát triển... 2.1.3. Đời sống của công nhân lao động trong khu vực kinh tế ngoài quốc doanh Sự phát triển của các DNNQD đã giải quyết được một trong những vấn đề bức xúc trong đời sống xã hội hiện nay. Đó là vấn đề việc làm, tạo ra những điều kiện để huy động các tiềm năng của đất nước cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Song các doanh nghiệp ngoài quốc doanh ngay từ đầu cũng bộc lộ những hạn chế của nó. Phần lớn DNNQD là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các doanh nghiệp này vốn ít, trình độ công nghệ yếu, năng lực quản lý của chủ doanh nghiệp thấp. Nhiều chủ doanh nghiệp chưa hiểu rõ luật pháp trong kinh doanh, vướng vào nhiều sai phạm trong quản lý, đẩy doanh nghiệp vào tình trạng bế tắc, phá sản lại làm gay gắt và phức tạp thêm những vấn đề về việc làm và đời sống, lợi ích của những người lao động bị vi phạm nghiêm trọng. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, trình độ công nghệ cũng còn ở mức trung bình, thậm chí đã lạc hậu, mới được tân trang lại để đưa vào Việt Nam, không phù hợp với thể hình và sức khoẻ người Việt Nam. Điều đó xuất hiện một số bệnh tật liên quan đến nghề nghiệp. Công nhân lao động, nhất là khu vực kinh tế ngoài quốc doanh và có vốn đầu tư nước ngoài, do những khó khăn về điều kiện, giờ giấc làm việc và môi trường sinh sống nên ít được sinh hoạt chính trị, xã hội, ít được thông tin, tuyên truyền, do đó ý thức giác ngộ giai cấp, nhận thức chính trị, nhận thức về Đảng, về giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn, hiểu biết về pháp luật, chính sách còn rất hạn chế; một số ít người lao động còn bàng quan với chính trị, có lối sống thực dụng; kỷ luật lao động và tác phong công nghiệp còn yếu. Tiền lương là nguồn thu nhập chính, còn thấp so với nhu cầu tối thiểu, chưa đáp ứng được mức sống và sự thay đổi cơ cấu tiêu dùng của người lao động. Qua tiến hành điều tra với 285 công nhân lao động trong 23 doanh nghiệp ngoài quốc doanh về mức thu nhập hiện nay thu được kết quả như sau: Bảng 2.1: Thu nhập hàng tháng của người lao động Đơn vị tính: đồng STT Mức thu nhập Số người % 1 Dưới 500.000đ 16 5,62 2 Từ 500.000 - 750.000đ 152 53,39 3 Từ 750.000 - 1.000.000đ 98 34,39 4 Từ 1.000.000 - 1.500.000đ 11 3,86 5 Trên 1.500.000đ 8 2.80 Nguồn: Xử lý số liệu điều tra. Nhìn vào bảng số liệu cho ta thấy phần lớn công nhân lao động làm việc trong doanh nghiệp ngoài quốc doanh hiện nay có mức thu nhập từ 500.000- 750.000 đồng/tháng chiếm 53,33%, mức thu nhập từ 1.000.000 đồng/tháng trở lên chiếm 6,66% những người có mức thu nhập này phần lớn là những người làm quản lý hoặc làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Mức lương nhìn chung vẫn còn thấp, chưa tương xứng với kết quả lao động và chưa khuyến khích được công nhân, lao động hăng say làm việc. Trong nhiều doanh nghiệp, nhất là trong các doanh nghiệp tư nhân và hợp tác xã, cơ sở sản xuất cá thể, tình trạng công nghệ, thiết bị lạc hậu, lao động thủ công, nặng nhọc và độc hại vẫn chiếm tỷ lệ cao; phương tiện bảo vệ cá nhân còn thiếu và kém chất lượng; công nhân lao động vẫn phải làm việc trong điều kiện môi trường bị ô nhiễm, không đảm bảo các điều kiện về vệ sinh, an toàn lao động. Tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp còn nghiêm trọng. Hàng năm, theo báo cáo chưa đầy đủ, có khoảng 4000 người bị tai nạn lao động, trong đó số bị chết khoảng 400 người. Trên thực tế con số này còn lớn hơn rất nhiều và có xu hướng tăng lên nhưng chúng ta chưa thống kê được hết, nhất là ở các ngành nông nghiệp, thuỷ sản, ở khu vực sản xuất ngoài quốc doanh. Việc chăm sóc sức khoẻ, phòng chống bệnh nghề nghiệp cho người lao động ở nhiều nơi chưa được quan tâm đúng mức; sức khoẻ của một số bộ phận công nhân bị giảm sút. Các vi phạm về an toàn và vệ sinh lao động không được xử lý nghiêm minh, kịp thời. Tình trạng vi phạm pháp luật về lao động trong các doanh nghiệp diễn ra khá phổ biến, nhất là vi phạm những quy định về thời giờ làm việc, nghỉ ngơi, trả lương chậm không được đền bù, vi phạm những quy định về giao kết hợp đồng lao động và việc ký TƯLĐTT, không thực hiện nghiêm chỉnh các chính sách về BHXH, BHYT, BHLĐ... Tình trạng một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trốn tránh, chiếm dụng, nợ tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế còn phổ biến và khá nghiêm trọng, nhưng Nhà nước chưa có biện pháp chấn chỉnh; chế tài xử lý và việc thực thi pháp luật chưa đủ mạnh, nên những quyền lợi thiết thân của người lao động còn bị xâm phạm. Việc tổ chức cho người lao động nghỉ ngơi, dưỡng sức nói chung chưa được quan tâm đúng mức. Qua khảo sát ở các doanh nghiệp nói trên chúng tôi thấy BHXH, BHYT là vấn đề người lao động hết sức quan tâm. Ai cũng mong muốn được chăm lo sức khoẻ để làm việc và có tiền lương, khi hết tuổi lao động được hưởng các chính sách BHXH. Nhưng trong số 285 người được khảo sát chỉ có 150 người được tham gia BHXH, BHYT. Điều này được thể hiện cụ thể hơn ở bảng số liệu sau: Bảng 2.2: Chế độ BHXH, BHYT của người lao động Chế độ BHXH, BHYT Công ty TNHH Công ty Cổ phần Hợp tác xã Tổng số Có Số người 36 79 35 150 % 31,30 64,75 72,92 52,63 Không Số người 79 43 13 135 % 68,70 35,24 27,08 47,37 Tổng (%) 100 100 100 100 Nguồn: Xử lý số liệu điều tra. Nhìn vào bảng số liệu trên chúng ta thấy là việc tham gia chế độ BHXH, BHYT của người lao động trong các DNNQD còn hạn chế mới đạt 52,63%. Như vậy là còn 47,37% người lao động chưa được tham gia đóng BHXH, BHYT. Nếu chia theo loại hình doanh nghiệp thì con số này có sự khác nhau. Trong loại hình Công ty Cổ phần có 79/122 người (chiếm 64,75%) trong mẫu điều tra được tham gia đóng BHXH, BHYT; Loại hình hợp tác xã có 35/48 người (chiếm 72,92%) được tham gia đóng BHXH, BHYT; Loại hình doanh nghiệp có số người được tham gia đóng BHXH, BHYT thấp nhất là ở công ty trách nhiệm hữu hạn với 36/115 người (chiếm 31,30%). Hiện nay, việc thực hiện giao kết hợp đồng lao động ở khu vực doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt trên 90%; doanh nghiệp tư nhân đạt trên 60%. Đa số là hợp đồng lao động ngắn hạn và xác định thời hạn từ 1-3 năm (chiếm trên 80%). Điều đáng quan tâm là, nhiều doanh nghiệp tư nhân mặc dù có công việc thường xuyên, nhưng người sử dụng lao động chỉ ký hợp đồng lao động dưới 3 tháng để trốn tránh nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội, gây thiệt thòi lớn cho người lao động. Tỉ lệ doanh nghiệp ký TƯL ĐTT có tăng nhưng còn thấp: Doanh nghiệp nhà nước đạt trên 80%, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt gần 30%, doanh nghiệp tư nhân đạt trên 15%. Quyền lợi của một bộ phận người lao động bị xâm phạm dưới nhiều hình thức; cường độ lao động cao, trong khi tiền lương được hưởng thấp; tình trạng tự đưa ra định mức lao động cao hơn thực tế, bắt người lao động phải tăng ca, làm thêm giờ cao hơn mức quy định của Bộ luật Lao động diễn ra khá phổ biến, nhất là ở các ngành May mặc, Da giày, Chế biến thuỷ hải sản, trong các doanh nghiệp tư nhân, một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các doanh nghiệp sử dụng lao động thời vụ, lao động hợp đồng ngắn hạn. Nhiều công nhân, lao động do phải làm thêm giờ quá nhiều đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ và hạnh phúc gia đình. Tranh chấp lao động tập thể và đình công diễn ra phức tạp và có xu hướng tăng lên. Các vụ tranh chấp lao động tập thể và đình công đều xuất phát từ các yêu cầu bức xúc, chính đáng của người lao động không được giải quyết, có mục đích kinh tế và thuộc phạm vi quan hệ lao động. Các cuộc đình công đều chưa theo đúng quy định của pháp luật như xảy ra tự phát, không có các bước hoà giải trước, không do Công đoàn cơ sở quyết định sau khi đã lấy ý kiến của tập thể lao động. Điều này cũng có lý do là trên 70% các cuộc đình công xảy ra ở những nơi chưa có Công đoàn cơ sở; còn những nơi tuy đã có tổ chức Công đoàn, song Công đoàn cơ sở còn thiếu sâu sát, không nắm trước được tình hình. Tuy vậy, khi xảy ra đình công, Công đoàn đã rất chủ động và tích cực phối hợp với các cơ quan chức năng ở địa phương giải quyết. Nguyên nhân trực tiếp và chủ yếu của các cuộc đình công là do chủ doanh nghiệp và người quản lý không chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật lao động, vi phạm quyền, lợi ích của người lao động, xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm của con người. Nhiều nơi công tác quản lý nhà nước về lao động bị buông lỏng, chính quyền và các cơ quan chức năng thiếu sự phối hợp với Công đoàn trong việc tuyên truyền thực hiện pháp luật và giải quyết các mâu thuẫn trong quan hệ lao động; công tác thanh tra, kiểm tra thi hành pháp luật lao động chưa thường xuyên; chế tài và biện pháp xử lý chưa nghiêm minh, quy định của pháp luật còn thiếu chặt chẽ và chưa đồng bộ. Cũng có một số ít trường hợp do một bộ phận công nhân, lao động nóng vội, chưa thực hiện tốt các bước thương lượng, hoà giải mà đã có phản ứng đình công, lãn công. Một số nơi tuy có tổ chức Công đoàn, nhưng hoạt động kém hiệu quả, chưa sát công nhân, không nắm được những tâm tư, bức xúc của người lao động. Cá biệt có cán bộ Công đoàn cơ sở còn bảo vệ những hành vi sai trái của người sử dụng lao động. Nguyện vọng thiết tha của công nhân, lao động nói chung và ở doanh nghiệp ngoài quốc doanh nói riêng là Nhà nước có chính sách thực sự đảm bảo cho người lao động được học tập nâng cao trình độ học vấn, tay nghề; các quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng như về tiền lương, nhà ở, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế ... được bảo đảm; đời sống văn hoá tinh thần được nâng cao, tổ chức Công đoàn ngày càng vững mạnh, thực sự là chỗ dựa đáng tin cậy, là người đại diện bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. 2.2. Thực trạng về vai trò của Công đoàn Việt nam trong việc bảo vệ lợi ích của người lao động ở các Doanh nghiệp ngoài quốc doanh hiện nay 2.2.1. Khái quát Coi trọng chăm lo đời sống, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động đã và đang trở thành chức năng trung tâm của Công đoàn Việt Nam trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Với chủ trương phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước XHCN Việt Nam thừa nhận sự tồn tại khách quan của nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế. Quá trình cổ phần hoá, tạo điều kiện cho kinh tế tư nhân phát triển, mở rộng hợp tác quốc tế thu hút vốn đầu tư nước ngoài đã thúc đẩy sự hình thành và phát triển khu vực kinh tế ngoài quốc doanh. ở loại hình doanh nghiệp đã xuất hiện quan hệ chủ - thợ, công nhân, lao động làm việc dưới sự quản lý của chủ doanh nghiệp. Nhưng người chủ chạy theo lợi nhuận đã tìm mọi cách thúc ép công nhân làm việc trong những điều kiện căng thẳng, trong môi trường lao động độc hại với thời gian lao động kéo dài làm cho sức khoẻ công nhân giảm sút, suy kiệt. Trong khi đó đồng lương thấp kém, giá cả leo thang, thu nhập không đủ sống càng là nỗi lo âu, ám ảnh đời sống người lao động. ở một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài xuất hiện tình trạng người chủ đánh đập, ức hiếp người lao động dẫn đến quan hệ chủ - thợ ngày càng căng thẳng. Vì vậy Công đoàn phải thực sự là tổ chức quần chúng rộng lớn của công nhân, lao động, đại diện cho công nhân lao động bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của họ. Để bảo vệ lợi ích của người lao động, Công đoàn phát huy vai trò của mình trong việc giải quyết vấn đề tiền lương, tiền thưởng, nhà ở, quỹ phúc lợi… đại diện cho công nhân, lao động thương lượng, ký kết TƯLĐTT, tham gia giải quyết tranh chấp lao động, về đình công, bãi công theo pháp luật, về khiếu nại, tố cáo của công nhân, viên chức lao động. Qua đó phát huy tinh thần làm chủ, bình đẳng, công bằng xã hội, phát triển các hoạt động văn hoá, văn nghệ, du lịch, thể thao, tham gia, nghỉ mát cho người lao động. Trong việc bảo vệ lợi ích người lao động, thời gian qua, Công đoàn đã làm rõ những vấn đề cơ bản như: lợi ích của công nhân lao động gắn với lợi ích của tập thể, của Nhà nước. Sự tồn tại và vững mạnh của Nhà nước XHCN là sự bảo đảm lợi ích cơ bản, lâu dài cho người lao động. ở đây, lợi ích của công nhân lao động không chỉ thuần tuý là cơm ăn, áo mặc mà cao hơn là lợi ích chính trị (đại diện là nhà nước của giai cấp công nhân và nhân dân lao động), lợi ích kinh tế, văn hoá, tinh thần, lợi ích trước mắt và lâu dài, lợi ích cá nhân, tập thể, Nhà nước … tất cả là sự thống nhất trong chế độ XHCN ở Việt Nam. Trong việc chăm lo, bảo vệ lợi ích người lao động thì Nhà nước là người bảo đảm, Công đoàn là người đại diện, đưa ra những giải pháp thực hiện vai trò của mình theo luật định để bảo vệ lợi ích của đoàn viên. Đây là mối quan hệ biện chứng giữa nghĩa vụ và quyền lợi, đồng thời là cơ sở nhận thức về lợi ích công nhân, viên chức, lao động trong điều kiện mới, thể hiện đúng tính chất giai cấp, tính chất cách mạng của Công đoàn Việt Nam. Thực hiện tốt vai trò bảo vệ lợi ích của người lao động, Công đoàn Việt Nam thực sự góp phần xây dựng giai cấp công nhân ngày càng vững mạnh, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. 2.2.2. Những mặt tích cực của Công đoàn Việt Nam trong việc bảo vệ lợi ích của người lao động ở các doanh nghiệp ngoài quốc doanh hiện nay 2.2.2.1. Công đoàn chủ động tham gia với Đảng và Nhà nước trong việc hoạch định đường lối chính sách phát triển kinh tế - xã hội, chăm lo lợi ích người lao động Trong quá trình Nhà nước tiến hành xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách nói chung, hệ thống chính sách pháp luật liên quan đến người lao động nói riêng, Công đoàn có quyền và trách nhiệm rất lớn trong việc chủ động nghiên cứu, tập hợp ý kiến, nguyện vọng của người lao động để tham gia với cơ quan soạn thảo, bảo đảm cho các chế độ, chính sách, pháp luật khi ban hành được đồng bộ, thống nhất, có tính khả thi, phù hợp với quyền, lợi ích của người lao động. Thực hiện chính sách của Đảng và Nhà nước về đổi mới, sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước, hầu hết Công đoàn ngành Trung ương, Liên đoàn lao động địa phương đã cử cán bộ tham gia các Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp cấp mình, đồng thời tuyên truyền giúp cho người lao động có nhận thức đúng đắn, tích cực ủng hộ và thực hiện quá trình tổ chức, sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước tại cơ sở, tham gia giải quyết những vướng mắc ở cơ sở, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, bảo đảm việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động. Công đoàn còn tích cực tham gia xây dựng các cơ chế thành lập các tổ chức để giải quyết tranh chấp lao động như: Hội đồng hoà giải lao động cơ sở, Hội đồng trọng tài lao động cấp tỉnh, Hội thẩm nhân dân toà án các cấp. Đặc biệt, các cấp Công đoàn đã chủ động tham gia giải quyết nhiều vụ tranh chấp lao động, đình công góp phần xây dựng quan hệ lao động lành mạnh trong các doanh nghiệp, bảo vệ lợi ích của người lao động. Các cấp công đoàn tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động xã hội với nhiều nội dung, hình thức đa dạng, phong phú. Nổi bật là việc thực hiện chương trình hành động xoá đói giảm nghèo trong công nhân viên chức, lao động, việc hỗ trợ giải quyết việc làm thông qua nguồn vốn vay từ quỹ quốc gia, việc xây dựng các loại quỹ hỗ trợ giải quyết việc làm, quỹ tình nghĩa, nhân đạo, từ thiện, quỹ vì nữ công nhân, lao động nghèo, Quỹ tấm lòng vàng Lao động và nhiều hình thức phong phú khác của các Công đoàn cơ sở cũng đã góp phần quan trọng giải quyết việc làm cho hàng vạn lao động, giảm hộ nghèo trong nhân dân và công nhân, lao động, làm cho người lao động hiểu và gắn bó hơn với tổ chức Công đoàn, nâng cao vị thế của tổ chức Công đoàn trong xã hội. Công đoàn đã tổ chức nghiên cứu tình hình nhà ở của công nhân, lao động và kiến nghị với Chính phủ về chính sách nhà ở cho công nhân, viên chức, lao động có thu nhập thấp và công nhân, lao động trong các khu chế xuất, khu công nghiệp. Đồng thời Công đoàn còn vận động công nhân lao động, các cơ quan, đơn vị đóng góp để xây dựng nhà tình nghĩa dành cho các đối tượng chính sách, nhà tình thương cho công nhân, lao động nghèo, nhà ở cho giáo viên vùng sâu, vùng xa. 2.2.2.2. Công đoàn tham gia kiểm tra thực hiện luật lao động, các chính sách, chế độ liên quan đến lợi ích người lao động Đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng xuất phát từ chức năng bảo vệ lợi ích người lao động, tham gia quản lý kinh tế, quản lý xã hội của Công đoàn trong điều kiện của công cuộc xây dựng CNXH ở nước ta. Thực hiện nhiệm vụ này, Công đoàn cần chủ động và tích cực tham gia với Nhà nước trong việc xây dựng, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật, chế độ, chính sách về BHLĐ; củng cố và nâng cao năng lực nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật BHLĐ của Viện nghiên cứu khoa học kỹ thuật BHLĐ; nâng cao chất lượng đào tạo kỹ sư BHLĐ tại Trường đại học Công đoàn; tăng cường bộ phận chỉ đạo công tác BHLĐ trong hệ thống Công đoàn, góp phần tích cực vào chăm lo cải thiện điều kiện làm việc, phòng chống tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, bảo đảm an toàn, bảo vệ sức khoẻ cho người lao động. Tích cực tham gia phòng chống tai nạn giao thông, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm. Tăng cường kiểm tra, giám sát việc thi hành pháp luật thực hiện các chế độ, chính sách đối với người lao động, nhất là chính sách đối với doanh nghiệp đông lao động nữ, DNNQD. Bảo vệ có hiệu quả quyền lợi hợp pháp, chính đáng của người lao động, bảo đảm sự hài hoà giữa phát triển kinh tế với thực hiện tốt các chính sách xã hội, trước hết là chính sách về việc làm, tiền lương, tiền công, BHXH, BHYT, BHLĐ, chính sách về nhà ở nhất là nhà ở cho lao động có thu nhập thấp, các khu công nghiệp tập trung. Chẳng hạn, đề nghị với nhà nước có quy định mỗi khi cho thành lập và xây dựng các doanh nghiệp, các khu công nghiệp mới phải có phương án kèm theo xây dựng khu nhà ở cho công nhân, lao động. Dưới sự lãnh đạo của cấp uỷ Đảng, Công đoàn tăng cường phối hợp với các cấp chính quyền thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, tổ chức tốt đại hội công nhân viên chức, hội nghị cán bộ công chức nâng cao chất lượng hoạt động của các Ban thanh tra nhân dân, đặc biệt chú trọng việc ký kết và nâng cao chất lượng nội dung thoả ước lao động tập thể, coi đấy là những biện pháp quan trọng nhất để bảo vệ quyền lợi người lao động trong các DNNQD. Tham gia với các ngành chức năng phấn đấu để các DNNQD thực hiện việc giao kết hợp đồng lao động và ký TƯLĐTT theo đúng quy định của pháp luật, kiến nghị với Đảng nghiên cứu xây dựng quy chế dân chủ cho các cơ sở thuộc khu vực ngoài quốc doanh và doanh nghiệp có vốn nước ngoài. Phát triển đa dạng các hình thức và nâng cao chất lượng công tác tư vấn pháp luật và trợ giúp pháp lý cho người lao động. Tiếp tục thành lập các văn phòng tư vấn pháp luật và thực hiện tư vấn pháp luật miễn phí cho người lao động; hỗ trợ người lao động trong quá trình tham gia tố tụng. Nâng cao năng lực sử dụng các quyền của C

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan van.doc
  • docbia.doc
Tài liệu liên quan