Luận văn Vấn đề tiếp biến văn hóa trong các trò chơi truyền hình

 

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: TIẾP BIẾN VĂN HOÁ - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 8

1.1. Hệ thống khái niệm liên quan 8

1.2. Ảnh hưởng của trò chơi truyền hình với đời sống văn hoá công chúng 28

Chương 2: THỰC TRẠNG VIỆC TIẾP BIẾN VĂN HOÁ TRÊN CÁC TRÒ CHƠI TRUYỀN HÌNH HIỆN NAY 32

2.1. Tình hình chung 32

2.2. Thực trạng việc tiếp biến văn hoá trên các trò chơi truyền hình 34

2.3. Sự chuyển tiếp văn hoá trong các chương trình trò chơi truyền hình 40

Chương 3: DỰ BÁO XU HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT HUY HIỆU QUẢ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TRÒ CHƠI TRUYỀN HÌNH 66

3.1. Dự báo xu hướng và một số định hướng lớn về tình hình phát triển trò chơi truyền hình trong những năm tới 66

3.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả tiếp biến văn hoá trong các chương trình trò chơi truyền hình 70

KẾT LUẬN 78

TÀI LIỆU THAM KHẢO 85

 

 

doc88 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 8694 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Vấn đề tiếp biến văn hóa trong các trò chơi truyền hình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng như các quyền thử thách được rút ngắn lại và được thay đổi. Khác với Argentina, chương trình gốc là dành cho đối tượng học sinh cấp 3, còn ở Việt Nam là dành cho các bạn sinh viên và các bạn trẻ ở các công ty vì họ có sức khoẻ và thời gian cũng như sự tự nhiên và sôi nổi hơn phù hợp với tính chất chương trình. HKCC đề cao việc giới thiệu, chia sẻ những kiến thức văn hoá, điều này đã thể hiện ở các phần thi như Cho bạn hay cho ai, Giai điệu thân quen và Băng chuyền với hình thức trả lời câu hỏi. Có thể nói khán giả truyền hình tiếp nhận HKCC là một sân chơi mới lạ, có nhiều yếu tố bất ngờ, khá đặc biệt so với các game show hiện nay. Ngoài ra, như đã nói ở trên, nhóm sản xuất không áp dụng thử thách Nụ hôn vì hoàn toàn không phù hợp với văn hoá và con người Việt Nam. Chúng tôi đã phải nghiên cứu và sáng tạo những thử thách hoàn toàn mới có mức độ phù hợp như: Nhảy theo điệu nhạc, Trang phục đặc biệt, Khoảnh khắc ấn tượng…Để giữ tinh thần trẻ trung của format, chương trình đã rất lưu tâm đến việc lựa chọn các hình thức thử thách vừa sinh động, vừa thú vị và có ý nghĩa để tăng kịch tính và hấp dẫn cho HKCC. Trên thực tế, chương trình đã nhận được rất nhiều sự ủng hộ và hy vọng các khán giả sẽ bất ngờ và hài lòng với những thử thách mới của HKCC. Thực trạng tiếp biến văn hóa thể hiện rất rõ trong các trò chơi truyền hình. Trước hết phải nói về sự bất đồng ý kiến trong khi thực hiện các chương trình mua bản quyền. Có 2 điều thể hiện rõ ràng nhất khi sản xuất một trò chơi trên truyền hình là nội dung và đội ngũ thực hiện. Trước hết về nội dung, việc sửa đổi nhất định các chương trình mua bản quyền để phù hợp với khán giả Việt Nam là rất quan trọng. Thứ hai là về đội ngũ thực hiện. Trong khi các nước đã có bề dầy phát triển hàng chục năm, mỗi chương trình đều có cụ thể nhân sự với sự chuyên môn hóa rất cao. Cách quản lý và thực hiện chương trình của họ khác hẳn so với Việt Nam. Trong khi đó với cách làm truyền hình của một nước nghèo như Việt Nam, chúng ta không đủ điều kiện sử dụng nhân sự và kỹ thuật như yêu cầu. Một số khác biệt khác như các đơn vị làm truyền hình của Việt Nam thường có một bộ phận nhỏ nhân sự quay phim chung cho tất cả các chương trình nên không có những nhân sự chuyên chỉ quay cho chương trình đó. Rất nhiều trường hợp một nhân sự hoàn toàn mới, chưa hề quen với chương trình được phân công làm chương trình đó và phải mất thời gian để họ làm quen lại với chương trình nếu không công việc của họ sẽ đạt ở mức rất thấp. Trong khi với cách làm chuyên nghiệp thì từng chương trình có kíp nhân sự riêng, chuyên thực hiện chương trình đó để đạt tính chuyên nghiệp cao nhất. Rất nhiều lần các chuyên gia làm việc với kíp sản xuất Việt Nam không hài lòng với những thiết bị không sẵn sàng của Việt Nam, tiến độ cung ứng chậm, thủ tục rườm rà v.v... Khi sản xuất chương trình Set for life( Tiếp sức), cố vấn nước ngoài đã yêu cầu rất cao, thậm chí đã có lúc bà báo trước sẽ dừng thực hiện chương trình nếu phía Việt Nam không đảm bảo đủ thiết bị đúng chất lượng. Sàn sân khấu phải thay chất liệu để đảm bảo chất lượng cao nhất. Họ không chấp nhận một sản phẩm kém chất lượng trên sóng. Từ việc đó, những người làm truyền hình Việt Nam có thể học tập rất nhiều từ thái độ, tinh thần, cách làm việc của họ. Vì vậy khi mua bản quyền không những phải điều chỉnh đề phù hợp văn hóa Việt Nam mà còn phải điều chỉnh về phương tiện kỹ thuật, con người và phong cách làm việc. So với việc mua bản quyền phim, dịch và phát sóng trong nước, việc mua bản quyền trò chơi truyền hình và sản xuất nội địa là một bước tiến mới, là một tiếp biến văn hóa quan trọng. Nếu xem phim nước ngoài, khán giả sẽ thấy toàn bộ nội dung câu chuyện, tình tiết, bối cảnh, cách nhân vật giao tiếp với nhau hoàn toàn của nước ngoài. Nhưng trong trò chơi truyền hình chỉ có kịch bản khung là của nước ngoài, còn người dẫn, người chơi, chất liệu câu hỏi v.v... đều là của Việt Nam, được làm cho hợp “nhãn vị” của người Việt Nam. Với việc mua bản quyền, chúng ta đã lựa chọn những chương trình hay nhất, được kiểm nghiệm bởi một lớp khán giả truyền hình nước ngoài, được đo bằng sự thành công trên các kênh truyền hình khác nhau, các quốc gia khác nhau. Hơn nữa, việc cùng sản xuất một chương trình với một số nước khác làm truyền hình Việt Nam gần hơn với công nghệ và chất lượng cao và nội dung cập nhật với thời đại. Tuy nhiên nếu những người sản xuất không nhạy cảm nắm bắt tâm lý của công chúng truyền hình thì sẽ va phải những trở ngại như không phù hợp văn hóa, phản cảm… 2.3. SỰ CHUYỂN TIẾP VĂN HOÁ TRONG CÁC CHƯƠNG TRÌNH TRÒ CHƠI TRUYỀN HÌNH Thật may mắn tác giả luận văn là người đã từng tham gia trực tiếp sản xuất các chương trình trò chơi có bản quyền từ nước ngoài như Ai là triệu phú, Hành trình văn hóa, Chiếc nón kỳ diệu, Hành khách cuối cùng và Tiếp Sức… nên cũng có sự nhìn nhận rất rõ vấn đề tiếp biến văn hóa thông qua các trò chơi này. Đầu tiên chúng ta cùng khảo sát chương trình Ai là triệu phú: Có thể nói đây là một trong những trò chơi nổi tiếng nhất thế giới và đã được bán bản quyền cho rất nhiều nước. Vì Việt Nam là nước mua bản quyền sau nhiều nước nên việc chuyển giao format không phải là một vấn đề quá lớn đối với họ mà lại quá lớn đối với chúng ta. Kíp sản xuất đã có một chuyến đi sang Indonexia để mục kích sở thị người ta sản xuất chương trình "Who want to be millionare" như thế nào. Tất nhiên trước khi sang thì toàn bộ hồ sơ giới thiệu cũng như đĩa demo đã được nghiên cứu kỹ lưỡng. Sang tận nơi mới thấy rằng từ trước đến giờ chúng ta sản xuất trò chơi truyền hình với một công nghệ quá lạc hậu và thủ công. Việc tiếp nhận đầu tiên là chúng tôi đã tìm hiểu và học hỏi bảng chức danh của kíp sản xuất truyền hình nước sở tại, chúng tôi đã xây dựng một cơ cấu gọn nhẹ hơn và vẫn đảm bảo những chức danh chính trong chương trình. Quả thực đây là sự phân công nhân sự và làm rõ trách nhiệm của từng chức danh trong kíp sản xuất. Nếu như trước đây nhiều vị trí còn bị chồng chéo dẫm chân lên nhau trong quá trình ghi hình thì bây giờ với bảng chức danh này điều đó không còn nữa khi học tập mô hình của Anh: Phân công vị trí trong chương trình " Ai là triệu phú?" TT Tên Công việc Ghi chú 1 Lại Văn Sâm Tổng đạo diễn, Phụ trách chung, Dẫn CT 2 Nguyễn Đức Hoà Trợ lý tổng đạo diễn, Đạo diễn hình 3 Lại Bắc Hải Đăng Viết kịch bản, Phụ trách nội dung 4 Lưu Minh Vũ Phụ trách nhóm tuyển chọn người chơi, Đón và sắp xếp ăn ở cho người chơi. Chuẩn bị bộ đàm khi ghi hình 5 Đoàn Ngọc Bảo Biên tập, Trợ lý làm câu hỏi 6 Đỗ Hồng Cư Tổ chức sản xuất, Chủ nhiệm, Phụ trách nhóm làm câu hỏi 7 Hoàng Thị Hải Trợ lý trường quay (Kiểm tra âm nhạc theo KB) 8 Vũ Từ Thu Thuỷ Trợ lý chọn người chơi 9 Trần Ngọc Minh Trợ lý đạo diễn, time keeper 10 Phạm Minh Hoa Biên tập, trợ lý, chuẩn bị băng ghi hình, lo thủ tục công văn giấy tờ xe cộ, kỹ thuật 11 Trần Quang Minh Trợ lý trường quay Nhóm nhân sự Emedia 12 Nguyễn Thuý Hạnh Phụ trách chung E media 14 Đặng Thu Phương Trợ lý câu hỏi 15 Phạm Lê Việt Trợ lý câu hỏi 16 Lê Quỳnh Trang Trợ lý người chơi (ăn ở đi lại) 17 Nguyễn Thu Hằng Trợ lý tuyển chọn người chơi 18 Nguyễn Cao Sơn Trợ lý kỹ thuật 19 Hoàng Văn Trung Trợ lý kỹ thuật vi tính 20 Tham Kwok Whye Super Visor Nhóm Kỹ thuật vi tính VTV (4 người) 21 Nguyễn Thành Trung Phụ trách nhóm Kinh tế thị trường vi tính 22 Kỹ thuật vi tính 23 Kỹ thuật vi tính 24 Kỹ thuật vi tính Nhóm Ánh sáng và Sân khấu 26 Vũ Văn Tuấn Phụ trách nhóm ánh sáng trường quay 27 Nguyễn Khải Kỹ thuật ánh sáng 28 Hùng (TTMT) Phụ trách thiết kế sân khấu Nhóm kỹ thuật xe màu và âm thanh VTV: 7 người Quay phim: 8 người Như vậy tổng số người tham gia là 28 người (trong đó hơn một nửa là thuê khoán theo vụ việc) so với kíp sản xuất tại Anh là 45 người (không kể quay phim và kỹ thuật). Bước kế tiếp là chúng tôi làm công tác tiếp nhận format tại Việt Nam, tất nhiên là có sự tham gia hướng dẫn và giám sát của chuyên gia nước ngoài. Một trường quay S10 cùng với sân khấu theo chuẩn format( giống y hệt như các nước đã mua từ trước), phương tiện kỹ thuật máy móc, vi tính, đồ họa, hệ thống ghế với bình chọn của khán giả….đã được chuẩn bị kỹ càng. Quá trình chuyển giao không dễ dàng như những chương trình khác bởi yêu cầu của chuyên gia nước ngoài là phải giống bản gốc từng cỡ hình một. Cứ đến đoạn này thì hình phải như thế nào, MC ra sao, ánh sáng, tiếng động, nhạc phải ăn khớp, chỉ cần một bộ phận không ăn khớp thì phải làm lại. Đây là một sự kết hợp hoàn hảo của tất cả các bộ phận. Như vậy VTV đã có một đội ngũ sản xuất chuyên nghiệp theo công nghệ sản xuất trò chơi hiện đại. Có thể nói đây là những tiếp nhận theo chiều hướng tích cực. Tuy nhiên lịch sử chuyển đổi các trò chơi truyền hình vào Việt Nam cũng cho chúng ta thấy trò chơi truyền hình chính là tấm gương phản ánh sự khác biệt lớn về văn hóa và phong tục tập quán của nước ta với nhiều nước trên thế giới. Sự khác biệt đầu tiên rất dễ nhận thấy đó là sự khác biệt về văn hóa vì trò chơi truyền hình chính là sản phẩm văn hóa tinh thần của mỗi quốc gia. Có thể thấy rõ điều này khi “Who want to be a millionare” đã không ngần ngại đưa vào câu hỏi nội dung liên quan đến quan hệ nam nữ như tình dục và giới tính. Với người phương Tây thì những chủ đề trên thường được nói rất tự nhiên và rộng rãi, họ không ngần ngại khi nói chủ đề này trên các phương tiện thông tin đại chúng, mặt khác khán giả truyền hình của họ chấp nhận chuyện này và coi đó là chuyện bình thường. Trong khi đó người Việt Nam chúng ta lại khác hoàn toàn, với lối sống khép kín, tế nhị họ không chấp nhận chủ đề này nếu như đưa vào làm câu hỏi. Ngoài ra một yếu tố chính tạo nên sự hấp dẫn của các trò chơi truyền hình có bản quyền nước ngoài chính là phần thưởng khổng lồ.“Who want to be a millionare” có thể biến người chơi đang từ nghèo rớt mùng tơi trở thành triệu phú đô la chỉ sau 2 giờ đồng hồ. Còn ở Việt Nam thì không thể để phần thưởng lớn như vậy được (Người chơi trả lời câu hỏi thứ 15 thì được phần thưởng trị giá 150 triệu đồng), sự khác nhau này đã phản ánh hai phong cách sống khác biệt. Người phương Tây có lối sống thực dụng tham gia vì phần thưởng quá hấp dẫn, còn người Việt Nam tham gia vì khám phá chính bản thân mình, trắc nghiệm kiến thức của mình và chỉ có một phần nhỏ tham gia vì phần thưởng. Có thể nói trong những trò chơi truyền hình có bản quyền nước ngoài thì Ai là triệu phú là trò chơi gần như bê nguyên si luật chơi, không hề sửa đổi một chút nào. Luật chơi này được thống nhất với tất cả các nước mua bản quyền: Chơi như thế nào? - 10 ứng cử viên sẽ tham gia trả lời 1 câu hỏi nhanh (dạng câu hỏi sắp xếp các dữ kiện theo logic). Người có câu trả lời chính xác và nhanh nhất sẽ được chọn làm người chơi chính thức. - Người chơi sẽ trả lời lần lượt qua 3 vòng câu hỏi: 6 câu dễ, 5 câu trung bình, 4 câu khó. Mỗi câu trả lời đúng, số tiền thưởng sẽ tăng theo thang câu hỏi. Câu hỏi dạng lựa chọn ABCD. * Phao cứu trợ: Mỗi người chơi được phép sử dụng 4 lần sự trợ giúp từ bên ngoài: - 50 / 50: Sau khi xem câu hỏi, người chơi có quyền xin bớt đi nửa số phương án. Như vậy, người chơi chỉ còn phải lựa chọn 1 trong 2 phương án còn lại mà thôi. - Tham khảo ý kiến khán giả: Sau khi xem câu hỏi, người chơi có quyền xin ý kiến khán giả. Khán giả có mặt tại trường quay sẽ được trang bị thiết bị máy tính để có thể đưa ra phương án mình lựa chọn. Một bảng thống kế phần trăm số người ủng hộ cho từng phương án sẽ được hiện trên màn hình máy tính của người chơi. Tất nhiên, không nhất thiết người chơi phải nghe theo ý kiến của khán giả. - Gọi điện thoại cho bạn: Sau khi xem câu hỏi, người chơi có quyền gọi điện thoại cho 1 người bạn để tham khảo ý kiến với thời gian quy định là 30 giây. - Tư vấn tại chỗ: Người chơi được quyền chọn 3 khán giả mà mình tin tưởng để tham khảo lựa chọn của họ rồi mới quyết định phương án trả lời cuối cùng của mình. Chú ý: Người chơi có thể sử dụng từng phao cứu trợ khi nào cần và chỉ 1 lần duy nhất. Tuy nhiên, người chơi cũng có thể sử dụng cùng lúc 2 hay cả 3, hay 4 phao cứu trợ cùng lúc. - Sẽ có nhiều hình thức tuyển chọn: + Thông qua hệ thống điện thoại tự động + Thông qua bản đăng ký + Thông qua test * Yêu cầu người chơi - Không có tật trong phát âm - Hình thức không mang dị tật, gây phản cảm - Có sự hiểu biết chung về các lĩnh vực ở mức khá trở lên. Phần tiếp nhận trong quá trình chuyển giao của Ai là triệu phú rất tích cực và rõ ràng, nhưng phần biến đổi trong trò chơi này được thể hiện rõ nhất qua những câu hỏi. Được biết khi ký hợp đồng mua bản quyền trò chơi này VTV không mua ngân hàng dữ liệu câu hỏi bởi phần lớn những câu hỏi đó không phù hợp với văn hóa Việt Nam. Ví dụ như chủ đề và quan hệ nam nữ, vấn đề chính trị của các quốc gia hoặc những câu hỏi không có ý nghĩa giáo dục đối với công chúng xem truyền hình…. Khảo sát qua một kịch bản đã phát sóng gần đây nhất (xem phụ lục 1) chúng ta thấy: Như vậy trong 30 câu hỏi được chuẩn bị thì có tới 19 câu có nội dung liên quan đến Việt Nam và 7 câu được sử dụng chất liệu là ca dao và tục ngữ. Những câu hỏi có kiến thức liên quan đến nước ngoài chiếm tỷ lệ rất thấp trong một kịch bản, tuy nhiên nội dung của những câu này chỉ liên quan đến ẩm thực, thể thao, địa danh du lịch, không có những câu hỏi liên quan đến chính trị. Nhóm thực hiện kịch bản cũng sắp xếp những câu hỏi liên quan đến ca dao tục ngữ gần gũi dễ nhớ với người chơi để xếp lên những câu hỏi đầu nhằm giúp người chơi có tinh thần thoải mái khi tham gia chơi. Để minh chứng cho những nhận định vừa rồi chúng ta sẽ khảo sát thêm cuộc thứ 184 của Ai là triệu phú (xem phụ lục 2). Như vậy trong tổng số 30 câu, những câu hỏi có nội dung liên quan đến kiến thức nước ngoài chỉ có 7, chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực như thể thao, công nghệ thông tin, vi tính, thuật ngữ, giáo dục. Còn lại là tục ngữ, ca dao và văn học, lịch sử Việt Nam. Có thể nói cách lựa chọn câu hỏi như trên không chỉ góp phần cho người tham gia dễ chơi hơn mà còn có ý nghĩa giáo dục rất cao. Trong bối cảnh xã hội phát triển mạnh mẽ về kinh tế, hội nhập về văn hóa, con người bị cuốn theo công việc thì trò chơi này không chỉ góp phần giúp công chúng xem truyền hình giải trí lành mạnh mà còn gìn giữ bản sắc dân tộc. Nếu như "Who want to be millionare" chỉ giới thiệu người chơi tên là gì đến từ đâu và sau đó trả lời câu hỏi liên tục cho đến khi bị loại hoặc chiến thắng thì Ai là triệu phú không như vậy. Người dẫn chương trình Lại Văn Sâm luôn có phần giao lưu vui vẻ và hóm hỉnh với người chơi nhằm giúp quý vị khán giả truyền hình hiểu rõ hơn người chơi là ai, đến từ đâu có sở thích tính cách như thế nào, quan niệm về tình yêu cuộc sống ra sao…Nói tóm lại chân dung của người chơi được phác họa rõ nét nhất. Có thể thấy rằng việc tiếp nhận từ bản gốc của Ai là triệu phú phải tuân thủ rất chặt chẽ về bố cục chương trình, công nghệ sản xuất, hình thức thể hiện, chính sự tiếp nhận này cũng giúp cho đội ngũ sản xuất của VTV trở nên chuyên nghiệp hơn, bắt kịp với công nghệ sản xuất trò chơi truyền hình hiện đại của thế giới. Bên cạnh đó phần biến đổi trong Ai là triệu phú chủ yếu là nội dung câu hỏi nhưng lại quan trong nhất bởi nội dung của chương trình phải được công chúng xem truyền hình Việt Nam chấp nhận và yêu thích. Sự tiếp biến hợp lý đến mức 20h tối thứ 3 hàng tuần trên kênh VTV3 khán giả luôn đón xem Ai là triệu phú và trò chơi này luôn đứng trong top 3 các chương trình trò chơi có doanh thu quảng cáo lớn nhất VTV. Hành trình văn hóa: Sơ lược về sự ra đời và phát triển của chương trình "Hành trình văn hoá" "Hành trình văn hoá" được chuyển đổi từ một trò chơi truyền hình của Mỹ mang tên "Culture Quest" (Câu hỏi văn hoá). Ở Mỹ đây là một trò chơi không mấy tên tuổi nhưng khi chuyển sang truyền hình Việt Nam, "Hành trình văn hoá" thực sự trở thành một trò chơi được công chúng yêu thích. "Hành trình văn hoá" ra số đầu tiên vào ngày 31/3/2001 trên sóng VTV3. Lúc đầu chỉ có 2 biên tập chính đó là Đỗ Bạch Dương và Hoa Thanh Tùng trực tiếp tham gia sản xuất và chương trình này dự kiến mang tên là "Vòng quanh trái đất" nhưng sau đó đổi tên thành "Hành trình văn hoá". Đến nay, chương trình này đã kết thúc sau 5 năm tồn tại. Một chặng đường không dài so với các trò chơi truyền hình trên thế giới nhưng là một khoảng thời gian đáng kể để khẳng định vị trí của chương trình so với các trò chơi truyền hình khác. Bảng điều tra dư luận khán giả xem truyền hình năm 2002 cho thấy trò chơi này được đánh giá là một trong những chương trình truyền hình hấp dẫn nhất. 13% khán giả truyền hình được hỏi đánh giá trò chơi này là chương trình truyền hình yêu thích nhất của họ. "Hành trình văn hoá" cũng đứng thứ 9 trong số các chương trình truyền hình hấp dẫn nhất của Đài truyền hình Việt Nam và đứng thứ 4 trong số các trò chơi truyền hình được hâm mộ nhất thời điểm đó, chỉ sau "Chiếc nón kỳ diệu", "Đường lên đỉnh Olympia", "Ở nhà chủ nhật". Với "Hành trình văn hoá", người dẫn chương trình Bạch Dương trở thành một trong 10 MC truyền hình được yêu thích. Nguyên nhân nào đã khiến "Hành trình văn hoá" được mua bản quyền thực hiện tại Việt Nam? Có thể khẳng định rằng một trong những nhân tố quan trọng khiến "Hành trình văn hoá" được thực hiện tại Việt Nam bởi chương trình này đề cập đến văn hoá - một lĩnh vực được nhiều người quan tâm. Hơn nữa đây là một chương trình thực hiện dưới dạng một trò chơi. Nghĩa là, bằng những câu hỏi trắc nghiệm, những tình huống, những trò chơi để trao đổi với khán giả một hiện tượng hay một vấn đề văn hoá. Điều này nói lên nhiều thứ: Đây sẽ là trò chơi khơi gợi sự tò mò của khán giả, vì văn hoá các dân tộc khác nhau vốn chứa đựng đầy những điều lạ lùng và bí mật. Chương trình cũng sẽ cung cấp một lượng kiến thức bổ ích và phong phú về văn hoá, một lĩnh vực luôn mới mẻ và hấp dẫn với bất cứ ai, dù là một học giả hay một công dân bình thường. "Có một nhà văn hoá nổi tiếng đã nói rằng "Văn hoá chính là cái con người ta phải học sau khi tưởng như đã biết hết mọi thứ". Như vậy, khả năng giáo dục, phổ biến kiến thức, tính chất giải trí và khêu gợi trí tò mò là ưu thế đặc biệt của trò chơi này. Cần nói thêm rằng, trong cuộc sống hiện đại, có rất nhiều lĩnh vực con người phải học hỏi và nghiên cứu như: tin học, toán học, vật lý, sinh học... Nhưng có lẽ, chẳng lĩnh vực nào mà sức thu hút của nó lại bao hàm một số lượng công chúng rộng rãi như văn hoá. Có lẽ bởi một người trong cuộc sống có thể thiếu hụt những kiến thức về toán học, vật lý, tin học... nhưng chẳng ai có thể tồn tại trong một cộng đồng mà lại không có kiến thức về văn hoá. "Hành trình văn hoá" không những giúp khán giả được giải trí, được tự bổ sung kiến thức mà còn kích thích ý thức trân trọng và giữ gìn bản sắc văn hoá của mỗi dân tộc nói riêng và ham muốn tìm hiểu và khám phá nền văn hoá các nước trên thế giới nói chung. Khi ta đặt câu hỏi hay một tình huống về một nền văn hoá của một dân tộc nào đó trên thế giới, ta đã ngầm ngợi ca cái giá trị tinh thần phi vật thể của dân tộc đó. Do vậy, trò chơi truyền hình này còn mang ý nghĩa xã hội và nhân văn sâu sắc. Tất cả những ưu thế chúng ta đã nói ở trên cũng là những nguyên nhân khiến trò chơi này được mua bản quyền thực hiện tại Việt Nam. Sức hấp dẫn của "Hành trình văn hoá" Đi chơi, đi chơi nào, du lịch không tốn công tốn sức đây. Nào chúng ta hãy lên đường khám phá những điều kỳ thú cùng với 3 du khách: Anh nguyễn văn A Chị phạm thị B Bác Trần văn C. Còn bây giờ chúng ta đón chào người dẫn đường- Anh Thanh Tùng. Trịnh Long Vũ- MC chương trình Chiếc nón kỳ diệu- là người luôn đọc mở đầu cho chương trình, khán giả rất ấn tượng bởi cách mở đầu chương trình như vậy. Hai người dẫn phối hợp ăn ý cùng với người tham gia có vốn kiến thức nhất định về văn hoá đã tạo nên một sự hấp dẫn. Chính vì vậy những người tham gia cuộc chơi phải có sự chọn lọc kỹ càng. Để tìm người tham dự cuộc chơi "Chiếc nón kỳ diệu", người ta tiến hành bốc thăm để tìm ra người may mắn thì với "Hành trình văn hoá", người chơi phải trải qua một vòng kiểm tra trắc nghiệm về kiến thức văn hoá. Đồng thời, có một cuộc trò chuyện trao đổi giữa người làm chương trình và người chơi để thử nghiệm phản ứng của họ trước những vấn đề văn hoá nói chung và cách ứng xử trước đám đông. Họ phải trả lời được một số câu hỏi nhất định để thể hiện trình độ hiểu biết của mình. Sự chọn lọc có vẻ hơi gắt gao này khiến "Hành trình văn hoá" có vẻ khác nhiều trò chơi khác. Nhưng chính những điều này đã tạo nên sức hấp dẫn riêng của chương trình. Xem "Hành trình văn hoá", khán giả không chỉ giải trí mà còn có điều kiện trắc nghiệm kiến thức của mình, đồng thời qua đó mở rộng tầm hiểu biết. Khả năng thu lượm được cho bản thân một điều gì đó về kiến thức văn hoá và sự hiểu biết chính là phần quan trọng đưa khán giả tới trước máy thu hình để theo dõi cuộc chơi. Và như thế "Hành trình văn hoá" cũng là một hình thức học tập, hướng khán giả tới một sự hiểu biết đa dạng và rộng mở về thế giới. "Học mà chơi, chơi mà học" - đó chính là sức mạnh của "Hành trình văn hoá" và một số trò chơi khác trên truyền hình Việt Nam. Đó cũng là sự khác biệt lớn giữa trò chơi truyền hình nước ta với nhiều nước trên thế giới. Văn hoá đã hấp dẫn cho nên một cuộc thi dưới dạng câu hỏi về văn hoá chắc chắn sẽ tạo cho người xem sự thích thú và ham mê. Vì như chúng ta đã nói, bản chất của con người từ thủa lọt lòng là luôn đặt ra những câu hỏi về thế giới và suốt cuộc đời họ mải miết đi tìm những câu trả lời cho những câu hỏi ấy. "Hiểu về văn hoá người khác để hiểu hơn về chính mình", đó chính là bí quyết của chương trình này. Sự bất ngờ may rủi cũng góp phần tạo nên sức lôi cuốn của cuộc chơi. Khán giả truyền hình Lương Lệ Huyền Chiêu (207 Trần Quý Cáp - Ninh Hoà - Khánh Hoà) đã nhận thấy rõ điều này khi viết về "Hành trình văn hoá": "Ở đây không chú trọng vấn đề cái gì? (What) mà đặt vấn đề như thế nào (How). Anh có thể thắng trong cuộc chơi không không chỉ vì anh có kiến thức rộng mà còn vì anh có trực giác tốt, linh cảm kỳ diệu và một sự đồng điệu với con người" (Mục khán giả với truyền hình - "Truyền hình" hàng tuần ra ngày 11/4/2002). Và cũng vì vai trò của cái linh cảm nhiều khi rất vô lý nhưng lại chính xác ấy mà "Hành trình văn hoá" là một trò chơi trí tuệ nhưng không phải chỉ dành cho những con mọt sách mà hướng tới tất cả mọi người. Do vậy nó thu hút đông đảo khán giản tham gia. Sự biến đổi của Hành Trình văn hóa: Trong rất nhiều lý do tạo nên sức hấp dẫn của "Hành trình văn hoá", có một vấn đề cực kỳ quan trọng: đó là sự sáng tạo của những người làm chương trình khi chuyển đổi một trò chơi truyền hình nước ngoài sang truyền hình Việt Nam. Chúng tôi còn nhớ thời gian đó việc đi tham quan nơi bán bản quyền thực hiện ghi hình chương trình là một việc rất khó thực hiện, chỉ có đĩa demo là cơ sở tốt nhất để nhóm thực hiện chương trình nghiên cứu. Sau đó trí tưởng tượng và những cuộc chơi thử nghiệm là cơ sở vững chắc để chúng tôi bắt tay vào sản xuất. Thời kỳ đó 2 biên tập viên chính là Bạch Dương và Thanh Tùng thực hiện tất cả các vị trí như: Tổ chức sản xuất, chủ nhiệm, kịch bản, biên tập, dẫn chương trình, luật chơi…và cả lựa chọn người chơi. Khi "Hành trình văn hoá" ra mắt công chúng lần đầu tiên, trò chơi này không khác nhiều lắm với trò chơi truyền hình ở nước ngoài về hình thức thể hiện. Về luật chơi và hình thức chơi cũng không có gì thay đổi. Vẫn là luật thi với 4 chặng trong đó với chặng 1 là phần thi trắc nghiệm kiến thức văn hoá với những đáp án được đưa cho người chơi lựa chọn. Chặng 2 với những câu trả lời cho đáp án đúng hay sai. Chặng 3 với câu trả lời cho một tình huống được đưa ra do những người làm chương trình thực hiện tại một vùng, miền có một tập tục đặc biệt nào đó. Chặng 4 giành cho những người có số điểm cao nhất với câu hỏi về 10 nước khác nhau. Từ hình thức quay của phóng sự tình huống đến khách mời tại trường quay đều không có gì đổi khác. Cách tách hai người chơi đến cách cược điểm và tặng điểm cho mỗi người chơi đều rất giống truyền hình của nước ngoài. Với thời lượng của chương trình chỉ có 30 phút nên MC chỉ đủ thời gian đọc câu hỏi và người chơi trả lời sau 10 giây suy nghĩ, cứ như vậy hết chặng này đến chặng khác, nhiều khi khán giả không theo dõi kịp diễn biến vì quá nhanh. Thiết nghĩ thời điểm đó thực hiện theo chuẩn fomat đã là một thành công lớn rồi vì chúng ta còn rất thiếu thốn về kỹ thuật cũng như còn xa lạ với công nghệ sản xuất CTTCTH. Nhận thấy có rất nhiều vấn đề bất cập những người làm chương trình đã nỗ lực rất nhiều để đây thực sự là trò chơi của người Việt Nam và được công chúng đón nhận. Hơn nữa đây là một trò chơi về văn hoá nên nếu thực hiện dập khuôn và thiếu sáng tạo thì trò chơi sẽ trở nên kỳ quái, thậm chí lố bịch. Vấn đề đặt ra với những người làm chương trình là, phải làm sao để kế thừa được cách làm thông minh và sáng tạo của trò chơi truyền hình nước bạn mà vẫn phản ánh được diện mạo văn hoá tinh thần phong phú của người Việt Nam. "Hành trình văn hoá" - những biến đổi trên truyền hình Việt Nam Sự thay đổi lớn nhất chính là thay đổi về kịch bản của trò chơi với những câu hỏi và tình huống được đưa ra. Đỗ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLUAN VAN.doc
  • docbia.doc
Tài liệu liên quan