MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ MÔI TRƯỜNG VÀ Ý THỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 7
1.1. Môi trường và vai trò của nó đối với cuộc sống của con người 7
1.2. Ý thức bảo vệ môi trường và ý nghĩa của việc xây dựng ý thức bảo vệ môi trường 18
Chương 2: THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG VÀ Ý THỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA ĐỒNG BÀO CÁC DÂN TỘC MIỀN NÚI PHÍA BẮC NƯỚC TA HIỆN NAY 32
2.1. Khái quát một số đặc điểm tự nhiên và xã hội cơ bản của khu vực miền núi phía Bắc 32
2.2. Truyền thống ứng xử đối với môi trường thiên nhiên của đồng bào các dân tộc miền núi phía Bắc 35
3.3. Những biến đổi của môi trường miền núi phía Bắc trong điều kiện đổi mới hiện nay và thực trạng bảo vệ môi trường của đồng bào các dân tộc ở đây 42
Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU XÂY DỰNG Ý THỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO ĐỒNG BÀO CÁC DÂN TỘC MIỀN NÚI PHÍA BẮC 58
3.1. Về quan điểm 58
3.2. Phương hướng và giải pháp 62
KẾT LUẬN 76
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 78
82 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3226 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Vấn đề xây dựng ý thức bảo vệ môi trường sinh thái cho đồng bào các dân tộc miền núi phía Bắc nước ta, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
..
Sự phân bố dân cư ở vùng miền núi phía Bắc không đồng đều. Nhiều nơi, mật độ dân số cao và tiếp tục có xu hướng gia tăng. Có những vùng, do điều kiện tự nhiên quá khắc nghiệt, mật độ dân số rất thấp, chẳng hạn như Mường Tè (Sơn La) chỉ có khoảng 16 người/km2. Trong thời gian qua, mức sinh của đồng bào các dân tộc thiểu số phía Bắc vẫn còn khá cao, trung bình là 3,8 con. Bên cạnh đó, do thực hiện chương trình phân bổ dân cư nhằm phân phối lại lực lượng lao động, bắt đầu từ năm 1960, hàng chục vạn người đã được chuyển từ các tỉnh đồng bằng lên miền núi phía Bắc để phát triển những vùng kinh tế mới. Ngoài ra, trong những năm gần đây, luồng di cư tự do cũng là một nguyên nhân khiến cho dân số vùng núi phía Bắc tăng nhanh. Cùng với tốc độ gia tăng tự nhiên ở mức độ cao, các luồng di dân có kế hoạch và tự phát (gia tăng cơ học) đã đưa tốc độ tăng trưởng dân số vùng núi phía Bắc lên hơn 300%. Theo đánh giá của các nhà khoa học, hiện nay dân cư sinh sống ở vùng miền núi phía Bắc là khá đông và mật độ trung bình đạt 75 người/km2 là quá cao đối với một khu vực mà diện tích đất trồng có hạn [xem: 8, tr. 231]. Chính vì thế, áp lực của sự gia tăng dân số đối với môi trường tự nhiên ở đây đã và sẽ tiếp tục là một vấn đề nan giải. Trên thực tế, một số nơi đã xảy ra tình trạng cạnh tranh đất đai, một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số bị đẩy lùi sâu vào rừng, khiến rừng tiếp tục bị tàn phá...
2.2. Truyền thống ứng xử đối với môi trường thiên nhiên của đồng bào các dân tộc miền núi phía Bắc
2.2.1. Lối sống hòa hợp với thiên nhiên, nương nhờ và thuận theo thiên nhiên
Chúng ta đều biết rằng, trong mối quan hệ gắn bó hữu cơ với môi trường tự nhiên, con người có vai trò, khả năng rất to lớn đối với việc khai thác, sử dụng tự nhiên vì mục đích tồn tại, phát triển của mình. Những hoạt động sản xuất cũng như dân sinh của con người hướng đến sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường, hay ngược lại, tàn phá tài nguyên và hủy diệt môi trường... phụ thuộc rất nhiều vào thói quen, phong tục, tập quán và những yếu tố khác, tức là phụ thuộc vào văn hóa của mỗi cá nhân, cộng đồng và dân tộc. Nói cách khác, điều quan trọng nhất ở đây thuộc về thái độ, hành động của từng con người, từng cộng đồng dân cư trước môi trường thiên nhiên. Thái độ, hành động của con người đối với môi trường tự nhiên có tính chất "thân thiện", "hòa hợp" hay "thống trị", "tước đoạt" được quy định bởi chính lối sống, truyền thống văn hóa, phong tục tập quán vốn có.
Trong lịch sử hình thành và phát triển của mình, đồng bào các dân tộc miền núi phía Bắc đã xây dựng nên những lối sống, phong tục, tập quán thích ứng với điều kiện tự nhiên như làm nhà sàn, canh tác nương rẫy... mang đậm bản sắc văn hóa của dân tộc, trong đó có nhiều yếu tố tích cực. Các quy ước, quan hệ luật tục trong cách ứng xử của đồng bào đã trở thành cơ sở điều chỉnh hành vi của mọi thành viên trong cộng đồng. Trong các quy ước, luật tục đó quy định khá rõ ràng những điều khoản cần thiết để điều tiết hoạt động của các thành viên như, xây dựng nhà vệ sinh, nơi chăn nuôi, khu vực sản xuất, thu nhặt rác thải... Ngày nay, nhiều giá trị truyền thống tốt đẹp trong đời sống xã hội vẫn được đồng bào bảo lưu, gìn giữ, phát huy và tạo nên cái mà nhiều nhà khoa học gọi là "văn hóa môi trường". Thí dụ, trong ngày hội đầu xuân, người H’mông đề ra nhiều quy ước, trong đó có quy ước bảo vệ rừng và đất đai của bản. Người Khơ Mú ở bản Co Chai (Sơn La), trong những năm gần đây, có quy ước giữ gìn và bảo vệ hai loại rừng cơ bản là rừng đầu nguồn và rừng "ma". Nhờ vậy, 1 ha rừng "ma" và 5 ha rừng đầu nguồn ở ngay kề cạnh bản vẫn được bảo tồn và phát triển. Tại một số vùng, người Dao, người Cơ Tu vẫn duy trì tục lệ trồng cây quế mừng ngày sinh của các cháu nhỏ. Hoặc dân tộc Dao ở vùng quế Văn Yên (Yên Bái) có một tập quán lâu đời và cũng là nét văn hóa đáng trân trọng: khi con gái, con trai đến tuổi trưởng thành, được gia đình "dựng vợ, gả chồng", theo lệ, phải trồng cho làng (bản) 10 cây quế.
Lối sống hòa hợp, thân thiện với môi trường tự nhiên của đồng bào các dân tộc miền núi phía Bắc thể hiện qua các quy ước có tính luật tục trong việc khai thác sử dụng từng yếu tố của tự nhiên. Chẳng hạn, từ lâu, người H’mông đã có phương thức khai phá rừng theo tập quán được hình thành trên cơ sở của ý thức sống chung, hòa mình với rừng. Nhờ lối sống ấy, họ đã trụ vững trên những dải núi cao trong suốt hàng trăm năm. Trong lễ "ăn thề" - nào sùng được tổ chức thường xuyên hàng năm, người H’mông đưa ra những quy định hết sức chi tiết về vấn đề khai phá, đốt rừng làm nương rẫy. Họ thống nhất với nhau về những khu rừng chưa được phép khai thác, rừng đầu nguồn... Đồng thời, họ cũng đưa ra những những hình phạt rất cụ thể để nghiêm trị những kẻ cố tình vi phạm. Nhờ những luật tục rất nghiêm khắc và ý thức của từng cá nhân trước lợi ích của bản thân, của cộng đồng, rừng và đất rừng đã được đồng bào khai thác, sử dụng khá hợp lý. Có ý kiến cho rằng, "phương thức khai thác rừng truyền thống của người H’mông đã thể hiện rõ hành vi đốt phá rừng của họ không phải là một hành động tự do hoàn toàn vượt ngoài ý thức, mà đó là một động thái tự do trong khuôn khổ tập tục của cả cộng đồng" [26, tr. 310]. Trong nhiều dân tộc thiểu số phía Bắc, đồng bào có những quy định khá chặt chẽ - dù rằng đó chỉ là sự thỏa thuận có tính quy ước của cộng đồng, như không được chặt cây hay đốt phá rừng vào mùa khô, không được tát cạn một khúc sông, dòng suối hay đầm hồ để bắt cá... Thậm chí, có nơi người ta cấm xâm phạm vào những khu rừng phòng hộ, đoạn suối đầu nguồn vốn được niềm tin có tính chất tín ngưỡng của đồng bào coi là "linh thiêng", là của "Giàng". Có thể nói, chính "một thứ "luật" bảo vệ môi trường kiểu dân gian như vậy được tuân thủ lâu đời trở thành lối sống đạo đức, một nét ứng xử của người dân trước thiên nhiên, để giữ cho sự cân bằng giữa các yếu tố cấu thành môi trường sinh thái" [35, tr. 39].
Trải qua hàng ngàn năm, lối sống nương nhờ vào tự nhiên, hòa hợp với tự nhiên trở thành một giá trị truyền thống quý báu của đồng bào các dân tộc miền núi phía Bắc, được các thế hệ kế thừa, nối tiếp và phát huy. Từ bao đời nay, để duy trì cuộc sống và hoạt động sản xuất, đồng bào các dân tộc miền núi phía Bắc đã xây dựng nên một lối sống khá phù hợp với điều kiện môi trường tự nhiên. Điều này thể hiện khá rõ qua tập quán sinh hoạt và lao động của nhân dân. Trong việc khai thác, sử dụng đất đai, nguồn nước và khí hậu vào mục đích sản xuất nông nghiệp, tùy theo địa vực cư trú và đặc điểm tự nhiên, người dân đã lựa chọn những phương thức khai thác tài nguyên thích hợp. Chẳng hạn, ở các vùng thấp, đồng bào dân tộc Tày, Thái, Mường... khai thác đất thành ruộng; ở vùng cao, đồng bào H’mông, Lô Lô... làm nương hay nương thổ canh hốc đá... Nhìn chung, trong canh tác nông nghiệp theo hình thức nương rẫy, đồng bào các dân tộc miền núi phía Bắc đều thực hiện các biện pháp luân canh, bỏ hóa nhằm sử dụng, khai thác đi đôi với bảo vệ, phục hồi tài nguyên đất... Người dân cũng đã sớm biết lợi dụng dòng chảy để đưa nước vào ruộng (vùng thấp), ruộng bậc thang (vùng giữa và vùng cao). Đặc biệt, "để thích ứng với đặc điểm khí hậu, đồng bào các dân tộc đã đúc kết được nông lịch tương đối chuẩn xác và khoa học cho từng vùng và tộc người, so sánh các công việc trong sản xuất nông nghiệp của các dân tộc với các chỉ số khí hậu, thời tiết địa phương thì thấy giữa chúng có mối quan hệ tương thích với nhau. Đó chính là những tri thức địa phương đảm bảo cho các dân tộc lợi dụng được khí hậu, thời tiết thuận lợi và hạn chế bớt thiên tai" [3, tr. 225].
Canh tác nương rẫy là một hình thức sản xuất đặc trưng của đồng bào các dân tộc thiểu số ở nước ta nói chung, ở miền núi phía Bắc nói riêng. Nó cho phép đồng bào các dân tộc có thể khai thác, tận dụng những vùng đất nhỏ hẹp vào mục đích sản xuất nông nghiệp, đáp ứng nhu cầu lương thực thực phẩm... Theo sự đánh giá của một số nhà khoa học, canh tác nương rẫy là một phương thức có hiệu quả nhất đối với khu vực miền núi của các nước nhiệt đới ẩm. Một đơn vị năng lượng bỏ ra có thể cho phép thu được từ 5 đến 15 đơn vị năng lượng sản phẩm. Thậm chí có ý kiến còn khẳng định, khả năng tăng năng suất trong canh tác nương rẫy là thực tế và sự phát triển nông nghiệp vùng cao có thể lấy canh tác nương rẫy làm điểm xuất phát và sử dụng khoa học nông nghiệp hiện đại để tăng năng suất. "Thực tế, canh tác nương rẫy đang được duy trì như một hệ nông nghiệp chủ yếu ở vùng nhiệt đới và đóng vai trò quan trọng, bởi vì nó bao trùm một vùng rộng lớn, chứa đựng sự đa dạng về truyền thống, văn hóa và con người và đang trở thành tiêu chuẩn thực tiễn, nơi mà các nhóm văn hóa, truyền thống đã bị phá vỡ bởi những hoạt động khai thác của một nền văn hóa xa lạ" [8, tr. 232]. Đặc biệt, phương thức canh tác ruộng bậc thang, ngăn suối dẫn nước tưới ruộng... của đồng bào các dân tộc không chỉ được đánh giá như một nghệ thuật, kỹ thuật sản xuất; hơn thế, xét theo quan điểm tự nhiên và sinh thái học, nó còn là sự biểu hiện một lối sống "nương nhờ" và văn hóa ứng xử "thân thiện", "ô hòa hợp" với môi trường tự nhiên. Hiện nay, chính quyền ở một số tỉnh như Lai Châu, Sơn La... đã triển khai thực hiện chương trình định canh định cư cho đồng bào các dân tộc ít người (dân tộc H’mông, Dao...) trên địa bàn, thông qua các dự án xây dựng ruộng bậc thang, nương có bờ... đạt hiệu quả khá tốt. Đây là một biểu hiện của sự kế thừa, vận dụng sáng tạo và nâng lên một trình độ mới những giá trị truyền thống tích cực trong lối sống và tập quán sản xuất của nhân dân miền núi phía Bắc, nhằm khôi phục và tiếp tục phát triển mối quan hệ gắn bó vốn có giữa con người và tự nhiên.
2.2.2. Nguyên nhân và kết quả của lối sống hòa hợp với thiên nhiên
Suốt một thời gian dài trong lịch sử tồn tại và phát triển của mình, đồng bào các dân tộc miền núi phía Bắc đã tạo lập và duy trì được một lối sống "thân thiện", hài hòa với tự nhiên. Sở dĩ có được điều đó là do nhiều nguyên nhân, cả khách quan và chủ quan. Trong đó, theo chúng tôi, bao gồm một số nguyên nhân chủ yếu sau:
Một là, nền sản xuất xã hội của khu vực này còn kém phát triển. Trong lịch sử, nền sản xuất của cư dân khu vực miền núi phía Bắc chưa bao giờ được đánh giá là ngang bằng, lại càng không thể là vượt trội hơn hẳn về mặt trình độ so với các vùng miền khác (vùng đô thị, đồng bằng) của cả nước. Có thể khẳng định rằng, cách đây chưa lâu, nền sản xuất của khu vực này vẫn hoàn toàn mang tính chất tự cung, tự cấp. Thậm chí, cho đến nay, tính chất tự cung tự cấp vẫn là một đặc trưng nổi bật trong hoạt động kinh tế của một số dân tộc ít người, đặc biệt là những dân tộc sinh sống ở vùng sâu, núi cao... Trình độ sản xuất lạc hậu, các phương tiện sản xuất chủ yếu là thủ công như dao, cuốc, búa rìu...; các hoạt động kinh doanh thương mại cũng kém phát triển do không có hệ thống giao thông thuận tiện. Trong điều kiện lực lượng sản xuất như vậy, sự tác động của con người đến tự nhiên thông qua hoạt động sản xuất là rất hạn chế. Vì thế, tự nhiên chưa bị con người khai thác triệt để, cùng kiệt; môi trường sống chưa bị ô nhiễm, biến dạng hoặc bị phá vỡ. Thực tế cho thấy, sức công phá rừng (để phát nương làm rẫy...) của người dân bằng con dao, cái rìu, sức kéo trâu bò... khi đó là vô cùng nhỏ so với năng lực của những phương tiện hiện đại ngày nay như cưa máy, ô tô... Mức độ rửa trôi đất đai trên những vùng đất dốc được canh tác bằng cày cuốc, chọc lỗ gieo hạt (hơn nữa thảm thực vật lại chưa bị thu hẹp) là không đáng kể so với cày máy. Những sản phẩm từ rừng đại ngàn như gỗ, cây thuốc quý, động vật... được khai thác phục vụ nhu cầu sinh hoạt là chủ yếu, chứ không phải vì mục đích lợi nhuận. Tất cả những điều đó đã chứng minh rằng, nền sản xuất kém phát triển, mang tính tự cung tự cấp... là nguyên nhân quan trọng làm cho sự tác động của con người đến tự nhiên còn nằm trong một giới hạn nhất định và có thể kiểm soát được. Kết quả là việc khai thác những nguồn tài nguyên thiên nhiên để phát triển sản xuất như rừng, đất đai, khoáng sản... chưa vượt quá khả năng chịu đựng, tái tạo của nó. Nhờ vậy, môi trường vẫn được duy trì trong trạng thái cân bằng.
Hai là, trình độ dân trí còn thấp và dân cư thưa thớt cũng là một lý do quan trọng. Chính vì dân trí còn thấp mà phần nào cuộc sống của con người chủ yếu lệ thuộc vào tự nhiên. Hoạt động sản xuất của đồng bào các dân tộc miền núi phía Bắc tập trung vào việc lợi dụng tự nhiên hoặc khai thác các sản phẩm sẵn có trong tự nhiên. Người ta chưa thể "sáng tạo" ra những công cụ, phương pháp, cách thức... có thể cho phép khai thác tự nhiên được nhanh nhất, nhiều nhất như sau này - khi trình độ sản xuất cũng như dân trí được nâng cao thêm một bước. Đương nhiên, dân trí thấp là một trong những cản trở sự phát triển xã hội theo chiều hướng tiến bộ, tích cực. Song, theo chúng tôi, ở một mức độ nhất định, lối sống hòa hợp theo kiểu "nương nhờ" tự nhiên trước đây của đồng bào các dân tộc miền núi phía Bắc còn được quy định bởi chính sự thấp kém của trình độ dân trí.
Bên cạnh đó, mật độ dân cư thưa thớt cũng là một tác nhân quan trọng giữ cho môi trường tự nhiên khu vực miền núi phía Bắc trước đây chưa phải đối mặt với những nguy cơ, thách thức nghiêm trọng. Nói cách khác, quan hệ giữa con người với tự nhiên chưa trở nên căng thẳng trước khi có sự bùng nổ dân số. Như chúng ta đã biết, diện tích tự nhiên khu vực miền núi phía Bắc tuy khá rộng nhưng lại có đặc điểm cấu trúc địa chất, địa hình khác biệt với vùng đồng bằng. Diện tích đất đai thuận lợi cho hoạt động canh tác nông nghiệp của cư dân trên địa bàn là rất hạn chế. Hơn nữa, chất lượng đất cũng rất thấp, nên năng suất kém. Vì vậy, các hoạt động sản xuất (nhất là hoạt động sản xuất nông nghiệp) và điều kiện sinh sống... ở khu vực này chỉ diễn ra bình thường khi lượng dân số phát triển đến một mức độ hợp lý. Cách đây khoảng 4, 5 thập kỷ, mật độ dân số trung bình của khu vực miền núi phía Bắc khá thấp, thậm chí cá biệt có nơi rất thấp. Trong điều kiện (tự nhiên, xã hội) như vậy, phương thức canh tác nương rẫy, du canh du cư của đồng bào các dân tộc ở đây được xem là phù hợp. Môi trường tự nhiên, khi đó, hoàn toàn không phải hứng chịu sức ép nặng nề từ sự gia tăng, phát triển dân số.
2.3. Những biến đổi của môi trường miền núi phía Bắc trong điều kiện đổi mới hiện nay và thực trạng ý thức bảo vệ môi trường của đồng bào các dân tộc ở đây
2.3.1. Thực trạng và những vấn đề cấp bách đang đặt ra
So với nhiều năm trước đây, sự phát triển của đời sống xã hội trên các phương diện kinh tế, chính trị xã hội... ở nước ta nói chung, khu vực miền núi phía Bắc nói riêng đã đạt được nhiều tiến bộ quan trọng. Song, bên cạnh những mặt tích cực, quá trình phát triển kinh tế - xã hội cũng đã và đang đặt ra một loạt vấn đề bức xúc cần được giải quyết, đặc biệt là vấn đề môi trường sinh thái.
Trước đây, không ít người vẫn lầm tưởng rằng các vấn đề môi trường sinh thái chỉ xuất hiện và được đặt ra ở những nơi mà nền sản xuất xã hội phát triển nhanh chóng. Thực tế cho thấy, sự phát triển kinh tế - xã hội ở các tỉnh miền núi phía Bắc còn thấp hơn nhiều so với mặt bằng chung của cả nước, nhưng đã phải đối mặt với một loạt vấn đề liên quan đến môi trường sinh thái.
Rừng nhiệt đới - tài nguyên thiên nhiên đặc biệt quan trọng không chỉ đối với cuộc sống của đồng bào các tỉnh miền núi phía Bắc, mà cả với sự phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh miền Bắc đang tiếp tục bị suy giảm cả về chất lượng lẫn số lượng. Nếu trước đây người ta có thể dễ dàng tìm thấy nhiều loại cây gỗ quý hàng trăm năm tuổi, thì ngày nay điều đó là rất khó khăn. Thậm chí, một số loài chỉ còn rất ít và có nguy cơ tuyệt diệt. Nếu như năm 1943 có khoảng trên 50% diện tích rừng che phủ trong cả nước, thì đến nay, chỉ còn khoảng trên 25%, trong đó đáng lo ngại là rừng đầu nguồn ở miền núi Tây Bắc giảm rất nhanh, chỉ còn trên dưới 10%. Mất thảm thực vật che phủ, đất đai bị xói mòn, rửa trôi mạnh và trở nên bạc màu, thoái hóa. Người ta ước lượng rằng, lượng đất mất đi hàng năm do bị rửa trôi vào khoảng từ 150 - 350 tấn/ha. Kết quả là những vùng đất trống, đồi trọc có xu hướng gia tăng; nhiều đoạn sông suối và công trình phục vụ sản xuất (thủy lợi, hồ chứa nước...) có độ bồi lắng cao...
Sự biến đổi của các yếu tố tự nhiên, môi trường (chủ yếu do mất rừng) đã dẫn đến sự xuất hiện của hàng loạt sự cố môi trường. Một số liệu thống kê cho thấy, tính từ năm 1958 đến nay, tại Tây Bắc đã xảy ra ít nhất 29 trận lũ quét - lũ bùn đá với mức độ nghiêm trọng. Ước tính thiệt hại do lũ quét gây ra cho vùng này (đến năm 2000) là khoảng 200 người bị chết, hàng trăm người khác bị thương, trên 1.000 ngôi nhà bị phá hủy hoàn toàn. Đặc biệt, trong vài năm trở lại đây, hiện tượng này tái xuất hiện nhiều lần ở những phạm vi nhất định với tần xuất xấp xỉ 20 lần so với giai đoạn trước năm 1970 [xem: 2].
Nạn săn bắt động vật hoang dã, khai thác cạn kiệt nhiều loài thực vật, nhất là cây dược liệu... phục vụ nhu cầu tiêu dùng và thương mại đã khiến cho nguy cơ suy giảm tính đa dạng sinh học và mất một số nguồn gen dự trữ... ngày càng hiện thực hơn. Người ta đã ước tính rằng, lợi nhuận do buôn bán động vật hoang dã bất hợp pháp mang lại chỉ thua kém buôn bán ma túy và vũ khí. Lãi suất cao đã khiến cho các hoạt động săn bắt, buôn bán động thực vật quý hiến ngày càng trở thành vấn đề phức tạp. Vì thế, mặc dù Nhà nước đã có lệnh cấm săn bắt, mua bán các loại động vật quý hiếm nhưng tình trạng khai thác, vận chuyển và mua bán trái phép vẫn xảy ra liên tục ở nhiều nơi, nhất là vùng biên giới Việt - Trung.
Bên cạnh đó, nhiều tài nguyên khoáng sản, đặc biệt là vàng và đá quý tiếp tục bị khai thác, đào bới một cách tự do gây lãng phí, ô nhiễm và mất cảnh quan môi trường. Thậm chí, một cảnh quan văn hóa tự nhiên - ngọn núi có nàng Tô Thị (tỉnh Lạng Sơn) đã đi vào những câu truyện cổ tích cũng bị người ta khai phá để làm vật liệu xây dựng (lấy đá nung vôi)... Những cơ sở khai thác khoáng sản theo phương pháp thủ công của các địa phương và tình trạng đào đãi tự do do nhu cầu giải quyết công ăn việc làm của lực lượng lao động dư thừa, nhàn rỗi, do mong muốn "làm giàu", "đổi đời"... của một số tập thể và cá nhân vẫn diễn ra khá phổ biến. Các cơ sở này hoạt động theo nguyên tắc "dễ làm khó bỏ" hoặc "lãi làm lỗ bỏ", phương pháp khai thác và tuyển lựa chủ yếu là bằng thủ công, cơ khí nhỏ. Phong trào khai thác mỏ một cách tự phát, vô tổ chức diễn ra ngày càng tăng, đặc biệt là từ năm 1985 trở lại đây. Chẳng hạn, khai thác vàng ở Cao Bằng, Bắc Cạn, Thái Nguyên; khai thác thiếc ở Tuyên Quang; Antimoan ở Hà Giang, Hòa Bình; than ở Quảng Ninh, Thái Nguyên... Tại những khu vực này, ngoài việc môi trường bị suy thoái, đã xảy ra nhiều tai nạn lao động nghiêm trọng như lở đất đá thải ở Mangan (Tốc Tác, Cao Bằng) làm chết trên 200 người [xem: 30, tr. 129].
Những năm gần đây, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh, vùng miền núi phía Bắc, trong đó có chính sách phát triển cây lương thực. Qua một số năm thực hiện, ở các địa phương này đã có sự chuyển biến tốt, sản lượng lương thực tăng cao; về cơ bản đã góp phần quan trọng vào công tác xóa đói, giảm nghèo cho đồng bào các dân tộc. Tuy nhiên, vấn đề môi trường lại nảy sinh nhiều bất cập cần phải quan tâm giải quyết. Đó là tình trạng rừng bị tàn phá bừa bãi do việc đưa giống ngô năng suất cao vào canh tác ở các địa phương, tình trạng "cây ngô lấn rừng" đã xảy ra ở các tỉnh Sơn La, Lai Châu, Yên Bái...
Hoạt động sản xuất nông nghiệp của đồng bào các tỉnh miền núi phía Bắc cũng đã trực tiếp tác động xấu đến môi trường sinh thái. Hiện nay, do diện tích đất đai trồng lúa nước rất hạn chế, một bộ phận đáng kể đồng bào các dân tộc ở đây vẫn dựa vào phương thức canh tác du canh. Phần lớn người dân thường phát rừng làm rẫy trồng lúa nương. Bên cạnh đó, xu hướng sử dụng các sản phẩm hóa học trong sản xuất nông nghiệp đang có xu hướng gia tăng. Thí dụ, theo Báo cáo Chiến lược bảo vệ môi trường tỉnh Lạng Sơn đến năm 2010, do thiếu phân bón, không hiểu biết tác hại trước mắt cũng như lâu dài của việc sử dụng không hợp lý phân hóa học, thuốc trừ sâu và do chạy theo lợi nhuận trước mắt..., nông dân Lạng Sơn đã sử dụng khá nhiều phân bón hóa học trong sản xuất lúa, ngô và các loại rau màu khác. Lượng phân NPK được sử dụng hàng năm trung bình khoảng 300kg/ha. Các loại thuốc bảo vệ thực vật Vofatok, Monitor, Lindan, Bassa, Dipterex, Trebon... được sử dụng với số lượng lớn, từ 0,4 - 0,5 kg/ha cây lương thực. Đặc biệt, ở những vùng trồng rau ven thị xã, lượng thuốc bảo vệ thực vật sử dụng lên tới 5 - 10 kg/ha. Đáng lưu ý là có một số loại thuốc có độ độc tính cao, thời gian phân hủy lâu... đã bị cấm sử dụng như Vofatok, Monitor, Lindan, đặc biệt có cả những loại thuốc bảo vệ thực vật nhập lậu từ Trung Quốc không rõ nguồn gốc, đặc tính nhưng nông dân vẫn dùng.
Tất cả những hành vi đó của con người đã tác động không nhỏ đến môi trường sinh thái khu vực. Tình trạng này là một nguy cơ tiềm tàng, đe dọa trực tiếp môi trường sống và sức khỏe con người.
Tóm lại, trong quá trình tác động vào tự nhiên để tồn tại và phát triển, các tộc người ở khu vực miền núi phía Bắc đã và đang làm cho môi trường tự nhiên nơi đây bị biến đổi theo chiều hướng xấu đi; đặc biệt, có nơi có lúc, vấn đề này đã xấu đi một cách nghiêm trọng. Hiện trạng đó tự nó đã nói lên rằng, ý thức bảo vệ môi trường của phần lớn người dân thuộc các dân tộc miền núi phía Bắc còn rất thấp kém, thiếu tính tự giác. Nhận định chung về tình hình đó, Chỉ thị 36-CT/TW ngày 25/8/1998 về Tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đã nêu rõ: Việc bảo vệ môi trường ở nước ta chưa đáp ứng được yêu cầu của quá trình phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn mới. Môi trường nước ta vẫn tiếp tục bị ô nhiễm và suy thoái, có nơi nghiêm trọng. Việc thi hành pháp luật bảo vệ môi trường chưa nghiêm minh, ý thức tự giác bảo vệ và gìn giữ môi trường công cộng chưa trở thành thói quen trong cách sống của đại bộ phận dân cư.
2.3.2. Một số nguyên nhân cơ bản
Từ sự phân tích trên đây về những biến đổi theo chiều hướng ngày càng xấu đi của môi trường sinh thái, có thể đưa ra một nhận định rằng ý thức bảo vệ môi trường sinh thái của nhân dân ta nói chung và đồng bào các dân tộc miền núi phía Bắc nói riêng còn rất thấp, chưa biểu hiện thành những hành động cụ thể, chưa trở thành một nếp sống văn hóa của mỗi người, mỗi gia đình và cộng đồng. Hiện trạng môi trường đang ngày càng xấu đi và sự suy giảm các nguồn tài nguyên ít có khả năng tái tạo được do tác động của con người ở khu vực miền núi phía Bắc cho thấy, hầu hết các thành viên trong cộng đồng các dân tộc ở đây chưa ý thức hết trách nhiệm tham gia vào sự nghiệp bảo vệ môi trường, phong trào quần chúng tham gia bảo vệ môi trường còn thấp; nếp sống, phương thức hành động "không thân thiện" với môi trường của mỗi người dân còn chậm được khắc phục. Họ chỉ quan tâm chủ yếu đến lợi ích kinh tế trước mắt, mà chưa có cách nhìn nhận vấn đề một cách toàn diện và hướng đến tương lai lâu dài hơn: bảo vệ môi trường để tồn tại và phát triển bền vững. Tình hình đó bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau, cả chủ quan và khách quan. Theo chúng tôi, có thể xếp chúng nằm trong hai nhóm chủ yếu: nguyên nhân kinh tế - xã hội và nguyên nhân về mặt nhận thức.
Nhóm nguyên nhân kinh tế - xã hội:
Như chúng ta đã biết, công nghiệp hóa, hiện đại hóa là một quá trình, một bước đi tất yếu để thực hiện phát triển toàn diện các mặt kinh tế - xã hội trên phạm vi cả nước nói chung và khu vực miền núi phía Bắc nói riêng. Thực tế, quá trình này đã mang lại cho vùng núi phía Bắc những đổi thay quan trọng trên nhiều phương diện của đời sống xã hội, đánh dấu một giai đoạn phát triển mới của đồng bào các dân tộc thiểu số ở đây. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, chúng ta cũng phải thừa nhận rằng, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa cũng đã và đang tạo nên sức ép to lớn đối với môi trường sinh thái. Có thể đưa ra hàng loạt ví dụ để minh chứng cho sự thật đó. Chúng ta đều biết rằng, Nhà máy thủy điện Hòa Bình được xem là một công trình thế kỷ, một thành tựu quan trọng của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nguồn "than trắng" vô tận nơi đây đang hàng ngày, hàng giờ cung cấp năng lượng cho các hoạt động kinh tế, dân sinh trên phạm vi cả nước. Song, không phải ai cũng biết rằng, sự ra đời của hồ chứa cung cấp nước cho thủy điện Hòa Bình đã làm ngập khoảng 152.000 ha rừng (kể cả rừng trồng), 1.600 ha lúa hai vụ, 1.100 ha lúa một vụ và hàng ngàn ha vườn cây ăn quả của nhân dân; trên 8.000 hộ dân cư với khoảng 50.000 người thuộc các dân tộc khác nhau phải di chuyển khỏi nơi cư trú lâu đời của họ [xem: 45, tr. 497] Vì lợi ích chung của cả nước, người dân nơi đây phải thay đổi chỗ ở và tập quán canh tác (từ canh tác lúa nước trên ruộng chuyển sang làm nương rẫy...). Để có đủ lương thực thực phẩm duy trì cuộc sống của ngần ấy con người, đồng bào buộc phải khai phá một diện tích đất đai mới, ít nhất cũng tương đương với số diện tích đã bị ngập. Trong khi đó, quỹ đất phù hợp cho sản xuất nông nghiệp ở khu vực miền núi phía Bắc không nhiều và đã được sử dụng hết. Để thỏa mãn nhu cầu n