Luận văn Vấn đề ý thức cá nhân trong tiểu thuyết Việt Nam từ sau 1986

MỤC LỤC

Trang

LỜI CẢM ƠN . 3

MỤC LỤC. 4

MỞ ĐẦU. 6

1. Lý do chọn đề tài. 6

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề. 7

3. Mục đích nghiên cứu. 10

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 10

5. Phương pháp nghiên cứu. 11

6. Đóng góp của luận văn. 12

7. Cấu trúc luận văn . 12

CHƯƠNG 1: VÀI NÉT VỀ VẤN ĐỀ Ý THỨC CÁ NHÂN TRONG VĂN HỌC VIỆT NAMHIỆN ĐẠI . 14

1.1. Khái niệm ý thức cá nhân . 14

1.2. Thế mạnh của tiểu thuyết trong việc thể hiện ý thức cá nhân . 19

1.3. Vấn đề ý thức cá nhân trong văn học Việt Nam hiện đại. 23

1.3.1. Vai trò của ý thức cá nhân trong văn học Việt Nam . 23

1.3.2. Hành trình của ý thức cá nhân trong văn học Việt Nam . 32

1.4. Tiền đề cho sự trở lại ý thức cá nhân trong tiểu thuyết Việt Nam sau 1986 . 35

1.4.1. Bối cảnh xã hội. 35

1.4.2. Sự ảnh hưởng của văn hóa phương Tây . 40

CHƯƠNG 2: SỰ THỂ HIỆN Ý THỨC CÁ NHÂN QUA NỘI DUNG TIỂU THUYẾT VIỆTNAM SAU 1986. 46

2.1. Ý thức cá nhân về số phận con người . 46

2.2. Ý thức cá nhân về nhân cách con người. 59

2.2.1. Sự tha hóa nhân cách con người. 59

2.2.2. Sự hoàn thiện nhân cách con người . 66

2.3. Ý thức cá nhân về đời sống tinh thần của con người . 70

2.3.1. Hướng về những khát vọng cá nhân. 70

2.3.2. Lý giải và nhận thức đời sống tâm linh con người. 76

2.4. Ý thức cá nhân về việc nhìn lại cuộc chiến tranh đã qua . 82

2.5. Ý thức cá nhân về đời sống xã hội . 89

CHƯƠNG 3: SỰ THỂ HIỆN Ý THỨC CÁ NHÂN QUA NGHỆ THUẬT TRẦN THUẬT CỦA

TIỂU THUYẾT VIỆT NAM SAU 1986. 100

3.1. Khái niệm trần thuật. 100

3.2. Sự đổi mới hình tượng người trần thuật/ người kể chuyện . 101

3.2.1. Người trần thuật vô nhân xưng (trần thuật ở ngôi thứ ba). 103

3.2.2. Người trần thuật với tư cách là một nhân vật (Trần thuật ở ngôi thứ nhất) . 1045

3.3. Sự đổi mới về điểm nhìn trần thuật. 109

3.4. Sự đổi mới về giọng điệu trần thuật . 118

3.4.1. Khái quát về giọng điệu trong tiểu thuyết Việt Nam từ sau 1986 . 118

3.4.2. Các giọng điệu nổi bật trong tiểu thuyết Việt Nam từ sau 1986. 120

3.5. Sự đổi mới trong ngôn ngữ trần thuật . 132

3.5.1. Sự biến đổi kết cấu ngôn ngữ trần thuật. 132

3.5.2. Đặc diểm ngôn ngữ trần thuật . 139

KẾT LUẬN. 144

TÀI LIỆU THAM KHẢO. 146

pdf150 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 499 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Vấn đề ý thức cá nhân trong tiểu thuyết Việt Nam từ sau 1986, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ười, là nguồn mạch nhân văn chưa bao giờ vơi cạn trong văn chương nghệ thuật. Những con người cô đơn trong các tác phẩm tiểu thuyết nhiều khi xuất phát từ niềm khao khát tự do, hạnh phúc, khao khát một cuộc sống đích thực. Con người càng hiện đại càng ở trình độ phát triển cao, càng nhiều khát vọng hoàn thiện thì nỗi cô đơn càng sâu sắc khi đi vào thế giới sâu thẳm của cái tôi con người. Chúng ta khó có thể tìm thấy dạng nhân vật này trong văn học cách mạng 1945-1975 bởi con người trong văn học thời kỳ này là con người của tập 71 thể, của cộng đồng. Ngược lại, nhân vật trong văn xuôi thời kỳ đổi mới mang tất cả nỗi buồn, cô đơn của con người hiện đại. Trong Nỗi buồn chiến tranh, nhân vật cha Kiên, một người họa sĩ già lập dị, ông không phải là người lính nên nỗi buồn và sự cô đơn của ông (từ bỏ căn phòng ấm cúng của hai cha con để lên sống ở tầng áp mái chật hẹp, bưng bít, bị xã hội phê phán, bị tập thể ruồng bỏ, chìm sâu vào thế giới của ảo giác, thế giới của siêu thực) không do sự tàn ác và nhẫn tâm của chiến tranh mang lại mà nỗi buồn và sự cô đơn đó bắt nguồn từ chính tài năng thiên bẩm của ông. Ông là một họa sĩ có tài, có tâm, ông không đi theo những lối mòn nghệ thuật như những họa sĩ đương thời mà ngược lại ông đi một lối riêng. Ông dấn thân vào địa hạt của tranh trừu tượng, siêu thực. Cái tôi cá thể của ông với những khao khát tự do đã bứt ra khỏi cái tôi tập thể, và vì thế nó hoàn toàn rơi vào sự cô đơn, cô lập. Những ý thức của tập thể đã không thể hiểu được cái tôi cá thể của ông. Có lẽ mong ước lớn nhất của ông là được mọi người thừa nhận những tác phẩm cũng như tài năng của mình. Vậy mà những bức tranh yêu ma siêu thực của ông chỉ đem lại cho mọi người một cảm giác rùng rợn và ghê sợ, họ khai tử các tác phẩm của ông ngay từ khi chúng chưa ra đời. Cái tôi nghệ sĩ của ông bị đâm một nhát dao chí mạng và cùng những uất ức dồn nén khiến ông trở nên tuyệt vọng và quyết định đi đến cái chết. Có thể thấy, sự cô đơn của người họa sĩ ấy là biểu hiện của khát vọng tự do, muốn được là chính mình. Với nhân vật Từ Lộ (Giàn thiêu của Võ Thị Hảo), ẩn chứa trong sự thù hận, thói đam mê quyền lực dường như vẫn có một khao khát được là chính mình bởi dù mang hình tướng Từ Lộ, Từ Đạo Hạnh hay Lý Thần Tông, chưa bao giờ con người ấy được sống đúng là mình. Lúc nào ông cũng thấy thiếu vắng. Những khi ở cùng Nhuệ Anh, Động Trầm hay Ngạn La thì Từ Lộ-Thần 72 Tông mới tìm lại được mình, tìm lại niềm khao khát cái đẹp hồn nhiên, thuần hậu. Bên cạnh Từ Lộ-Thần Tông, Võ Thị Hảo còn xây dựng nhiều nhân vật biểu tượng cho tự do. Sư bà Nhuệ Anh đã kiên quyết dứt bỏ mọi sợi dây ràng buộc (dù những cám dỗ thông thường hay vinh hoa tột đỉnh) để làm một ngọn gió lang thang, mang theo cơn mưa cứu sinh tưới nhuần cây cỏ. Nàng thuộc về tự do và tình yêu thuần khiết, thánh thiện. Trái lại, cô cung nữ Ngạn La lại gợi đến cái tự do hoang dã. Tính cách “mèo hoang”, vẻ đẹp thiên phú, không phấn son, không tự ý thức, vượt ra ngoài mọi sự kiểm soát của mưu đồ và quyền lực. Cả Nguyễn Xuân Khánh và Nguyễn Mộng Giác đều dùng tự do làm “nốt nhấn” trong cấu trúc nhân cách các vĩ nhân. Với những con người khổng lồ, là thủ lĩnh, là hào kiệt như Hồ Quý Ly, như Quang Trung, khát vọng tự do đã thành bão tố rung chuyển cả thời đại. Hồ Quý Ly không ngại bị lưu danh như một kẻ bất trung, thoán nghịch, dám chấp nhận trả giá, vượt lên căn bệnh “ngu trung” của cả thời đại để thực hiện giấc mộng canh tân Đại Việt. Quang Trung không tự trói mình trong mớ thi thư lễ nghĩa của đám hủ nho, đành lòng chấp nhận sự rạn vỡ trong quan hệ ruột rà để làm những điều mà ông cho là cần thiết cho quốc gia dân tộc. Dẫu kết thúc sự nghiệp khác nhau nhưng cả hai đều là những nhân cách lớn lao, lớn trước hết ở khả năng dám là mình. Nếu như trong những năm 1945-1975, hạnh phúc của con người được hòa vào hạnh phúc chung của dân tộc, hạnh phúc là được cống hiến cho sự nghiệp chung của đất nước, thì giờ đây trong tác phẩm của mình, Lê Lựu lại chú ý đến hạnh phúc riêng tư, hạnh phúc cá nhân. Lê Lựu quan niệm, hạnh phúc của con người trước hết là được ấm no, thứ đến là được yêu thương và cao hơn hết, hạnh phúc là khi tư tưởng cá nhân được khẳng định, là khi con người xác định được vị trí của mình trong mối quan hệ với cộng đồng xã hội. Ở những nhân vật như 73 Sài, Hương, chúng ta cảm nhận được những khát vọng về tình yêu, về hạnh phúc và cả những nỗi đau khi phải từ bỏ nó. Không chỉ có Lê Lựu, từ sau năm 1986, một số tác giả đã dành nhiều tâm huyết của mình thể hiện khát vọng tìm kiếm tình yêu và hạnh phúc trong những năm đầu xây dựng chế độ mới, những năm chiến tranh tàn khốc. Lê Lựu thể hiện mối tình đầu cay đắng sóng gió của Sài, Hương. Bảo Ninh, Dương Hướng, Hoàng Lại Giang, Tạ Duy Anh, Nguyễn Quang Lập cảm thông với những lứa đôi hạnh phúc, không trọn vẹn do chiến tranh. Hạnh phúc tan vỡ của Hạnh và Nghĩa (Bến không chồng-Dương Hướng), tình yêu đầy đau khổ của Loan và Phúc Tâm (Tình yêu và tội lỗi-Hoàng Lại Giang) và bao nhiêu người con gái con trai trong Bến không chồng, trên khắp mọi miền quê của Việt Nam đã giành dật từng giây từng phút dưới đạn bom để được sống với tình yêu và hạnh phúc, và phải gánh chịu sự mất mát của tình yêu và hạnh phúc. Đó cũng chính là mơ ước khát khao hướng về cuộc sống về tình yêu và hạnh phúc của một thế hệ được thể hiện qua những trang viết thấm đượm tinh thần nhân văn Với nhân vật Phương trong Nỗi buồn chiến tranh, đôi khi chúng ta thấy dường như ẩn chứa trong sự cô đơn của nàng là khát vọng tình yêu, hạnh phúc. Sự cô đơn của Phương xuất phát từ sắc đẹp và tâm hồn táo bạo, không răm rắp tuân theo như những tâm hồn bình thường khác và hơn hết là nó xuất phát từ những khao khát tình yêu hạnh phúc của cô. Từ tuổi mười ba, Phương đã tìm hạnh phúc trong tự do tuyệt đối, tự giải phóng mình khỏi mọi thành kiến, mọi lo âu, mọi ràng buộc, mọi quy luật của xã hội loài người. Trong những giây phút khắt khe nhất của định mệnh, Phương sẵn sàng liều lĩnh đem sinh mệnh mình để đổi trao lấy một vài khắc giây cuồng điên hạnh phúc với người yêu. Nhưng tình yêu ở Phương khác với những tình yêu bình thường đương thời, nó táo bạo và mãnh liệt. Cô yêu hết mình và dâng hiến, mười ba tuổi đã ôm hôn Kiên, ý muốn 74 dâng hiến cho Kiên luôn thường trực trong đầu cô nhưng tình yêu của Kiên là tình yêu của tập thể, tuân theo những quy luật, lễ giáo. Chính vì vậy anh đã không thỏa mãn được Phương và đẩy Phương trượt dài vào cái cô đơn khôn cùng. Nhân vật Đào trong tác phẩm Mảnh đất lắm người nhiều ma cũng là một người con gái với khát vọng tình yêu mãnh liệt. Đào là một cô gái trẻ đẹp, một thanh niên của thế hệ mới tràn đầy sức sống, một cô gái hai mươi tuổi, được tiếng là xinh đẹp nhất nhì xóm Giếng Chùa, cháu bí thư Đảng ủy. Tuy tình yêu của Đào bị ràng buộc và ngăn cản bởi những thù hằn, toan tính của hai gia đình song khát vọng về hạnh phúc tình yêu của nhân vật này vẫn không bao giờ lịm tắt. Khát vọng tình yêu của con người ở thời đại nào cũng thiết tha, mãnh liệt. Chủ đề tình yêu luôn có sức hút rất đặc biệt, nó cho thấy từ sâu thẳm tính người, nhân loại khi đi tìm ý nghĩa đích thực của đời sống đều gặp nhau ở “điểm hẹn” tình yêu. Khám phá nó là cách hữu hiệu để nắm bắt con người ở phần tự nhiên nhất mà cũng đẹp đẽ nhất. Ngay ở những tác phẩm tiểu thuyết lịch sử, yếu tố lịch sử hầu như chỉ là cái cớ để các nhà văn đề cập đến những khát vọng tình yêu của con người. Là cây bút nữ, Võ Thị Hảo cảm nhận lịch sử phần nhiều qua gương mặt tình yêu. Ám ảnh suốt hơn 500 trang Giàn thiêu là tình yêu định mệnh giữa Nhuệ Anh-Từ Lộ, tình yêu bao dung, hỷ xả chàng Cá Bơn dành cho Nhuệ Anh, tình yêu điên rồ của Lý Câu. Với Nhuệ Anh, tình yêu là lẽ sống cũng là nguồn cơn mọi nỗi truân chuyên oan khổ. Từ bỏ cuộc đời nhung lụa, tiểu thư Nhuệ Anh đi tìm Từ Lộ, trao cho chàng trái tim thổn thức tình yêu và thương xót. Từ Lộ qua hai kiếp sống đầy thù hận lầm lạc nhưng cứ phút nào nghĩ về Nhuệ Anh, tâm hồn ấy lại dịu đi, trong trẻo lại và niềm hoài vọng về một hạnh phúc bình 75 yên lại được đánh thức. Có thể nói những trang viết về tình yêu là những trang đẹp nhất, thăng hoa nhất của ngòi bút Võ Thị Hảo. Sâu xa tận đáy lòng Hồ Quý Ly, một khối ý chí khổng lồ, một bản lĩnh dời non lấp biển, đầy toan tính, là ngọn lửa tình yêu âm ỉ cháy. “Bị lịch sử chọn” để mang vác một sứ mệnh quá nặng nề, ông biết mình phải đương đầu với nhiều kẻ thù và chỉ có thể chiến thắng nếu mưu lược hơn tất thảy. Chỉ duy nhất một người đàn bà cho ông được sống những giây phút thật lòng, Đó là công chúa Huy Ninh, người ông đã yêu từ thời thơ dại và yêu cả lúc bà không sống nữa. Chính tình yêu đầy bao dung của bà đã nâng đỡ ông. Hình ảnh người vợ dịu hiền, thánh thiện ấy là một phần con người ông, là những gì tâm hồn ông thiếu vắng: “Bà là điều ông thiếu, là cái khát khao mà ông không có. Bà là cái màu trắng mát mẻ luôn tràn vào tâm hồn ông để hoà dịu cái màu đỏ luôn đêm ngày rừng rực trong ông” [45, tr.86]. Bà Huy Ninh như một ảo ảnh tuyệt đẹp gợi nỗi tiếc nuối da diết về một cuộc đời lẽ ra Hồ Quý Ly đã có: cuộc đời bình yên, hạnh phúc. Như vậy, thông qua chủ đề tình yêu, các nhà tiểu thuyết đã chuyển mối quan tâm sự từ lý giải lịch sử sang khám phá bản chất người muôn thuở. Và chính tình yêu là chỗ để tác giả phát hiện ra phần tự nhiên, thành thật, thầm kín nhất trong mỗi con người: đó là sự khao khát được yêu và được hạnh phúc. Bên cạnh những khát vọng vể tự do, về tình yêu và hạnh phúc thì con người cũng luôn mong muốn được vươn lên. Trong Mảnh đất lắm người nhiều ma, những người dân, đặc biệt là những người phụ nữ, tuy bị dồn ép, vùi dập đến không ngốc đầu nổi nhưng trong họ vẫn tìm ẩn một khát vọng dân chủ. Chúng ta có thể thấy sau lũy tre làng người nông dân, đặc biệt hơn là những người phụ nữ với bao nỗi gian truân nhưng họ vẫn cam chịu nhưng ẩn sâu trong họ là khát vọng vươn lên. Còn với hình tượng nhân vật Tự và phần nào là nhân 76 vật Thuật trong Đám cưới không có giấy giá thú, là biểu tượng của khát vọng vươn tới cái đẹp của con người. Con người sống bất luận trong hoàn cảnh nào thời đại nào cũng đều mưu cầu hạnh phúc tình yêu. Trong chiến tranh, khát vọng riêng tư của con người bị để sang một bên nhường chỗ cho việc đấu tranh giải phóng dân tộc. Khi chiến tranh đi qua thì những khát vọng riêng tư lại có dịp bộc lộ mà trong đó, khát vọng tự do và khát vọng hạnh phúc là những khát vọng lớn nhất của đời người. 2.3.2. Lý giải và nhận thức đời sống tâm linh con người Có rất nhiều định nghĩa và ý kiến nói về tâm linh. Theo Nguyễn Đăng Duy, khái niệm tâm linh được hiểu là cái thiêng liêng cao cả trong cuộc sống đời thường, là niềm tin thiêng liêng trong cuộc sống tín ngưỡng tôn giáo. Cái thiêng liêng cao cả, niềm tin thiêng liêng ấy được đọng lại ở những biểu tượng, hình ảnh, khái niệm. Nguyễn Đăng Duy khẳng định có phần thiêng liêng trong ý thức con người, và niềm tin tâm thức cũng là niềm tin thiêng liêng. Mà đã là thiêng liêng thì chúng ta phải trân trọng. Mọi biểu tượng thiêng liêng đều chứa đựng những giá trị cao cả, giá trị thẩm mỹ. Đời sống tâm linh của cộng đồng không gì xa lạ mà chính những cái thường ngày nhất, là phần thân thuộc, gần gũi với đời sống vật chất, đời sống tinh thần của con người, đã đi vào đời sống tình cảm, tâm hồn con người, có khi trở thành quá quen thuộc, thậm chí trở thành những sự ràng buộc. Nhưng khi được coi trọng, giữ gìn, nó trở nên thiêng liêng cao cả, được đặt ở chỗ sâu kín nhất trong đời sống tinh thần của con người mà ta gọi là cõi tâm linh. Có thể thấy, vấn đề tâm linh luôn chiếm giữ một vị trí rất quan trong đời sống tinh thần của con người Việt Nam. Thế nhưng trong nền văn học cách mạng, vấn đề tâm linh dường như đã bị bỏ quên. Khi nền văn học Việt Nam bước vào thời kỳ đổi mới từ sau 1986, các nhà văn của chúng ta cũng có cái 77 nhìn cởi mở và bớt khắt khe hơn với vấn đề tâm linh. Hòa vào xu hướng đó, tiểu thuyết Việt Nam cũng đề cập đến đời sống tâm linh nhiểu hơn. Những nỗi khắc khoải, đau đớn của các nhân vật chính trong Nỗi buồn chiến tranh, Ăn mày dĩ vãng, Chim én bay được thể hiện nổi bật ở phương diện tâm linh. Thế giới tâm linh đường như là cảm hứng khám phá của nghệ thuật, là con người ở trong mỗi con người mà nhà văn có trách nhiệm lý giải nhận thức. Những người này đều đã đi qua chiến tranh với những tổn thương nặng nề về nhân tính. Giữa sinh hoạt thường nhật thời bình, họ không tìm thấy sự yên tĩnh của tâm hồn, quá khứ luôn luôn ám ảnh, day dứt họ, quá khứ luôn hiện diện trong họ khi thì đòi được phán xét, khi thì bắt họ sám hối. Các nhà văn ý thức được sự phức tạp trong đời sống tinh thần con người Việt Nam, thông cảm với những dằn vặt tận nơi sâu kín nhất của những người bị thất thế, bị hàm oan, những người không gặp thời, không gặp may, bất kể trước đó họ là ai, đã từng làm những việc gì. Nhân vật Kiên trở về sau cuộc chiến, chỉ sống bằng thế giới tâm linh. Kiên đã không có được gương mặt rạng rỡ của người chiến thắng, không thể sống thanh thản với niềm tự hào chính đáng rằng chúng ta chiến đấu cho chính nghĩa và chúng ta đã thắng. Tác giả dường như bỏ qua phương diện nhận thức duy lý mà rọi ánh sáng vào phương diện nhân tính tự nhiên và những ám ảnh tâm linh. Hầu như toàn bộ hành động của nhân vật được rút vào phạm vi duy nhất: nhận thức chính mình. “Biết bao kỷ niệm bi thảm, bao nhiêu nỗi đau mà từ lâu lòng đã nhủ lòng là phải gắng cho qua đi, rốt cuộc đều dễ dàng bị lay thức bởi những mối liên tưởng tuồng như là không đâu nảy sinh một cách khôn lường từ muôn vàn những chi tiết tầm thường; rời rạc và vô vị nhất có thể có trong chuỗi bất tận ngày qua ngày nhạt thếch, buồn tẻ và êm đềm đến phát ốm này” 78 [62, tr.163]. Bảo Ninh đã phận tích thật hay những quy luật của tâm lý, những tất yếu và ngẫu nhiên trong đời sống tâm linh con người. Chu Lai trong tiểu thuyết Ăn mày dĩ vãng cũng xây dựng những nhân vật tâm linh. Sự thất vọng trước một thực tại thời buổi cuộc sống bấp bênh, cuộc đời đen bạc, bờ cõi nối liền nhưng lòng người chia hai, thời buổi tham nhũng đầy trời càng khiến cho Hai Hùng sống nhiều với quá khứ, muốn lội ngược dòng ký ức để tìm sự thanh lọc tâm hồn “cuộc đời một thằng lính già còn có gì khác là không nguôi hướng về dĩ vãng và cầu mong cho cái dĩ vãng đó luôn luôn trong lành, chân thật”. Trong Nỗi buồn chiến tranh, Ăn mày dĩ vãng, thế giới tâm linh cũng thường thể hiện rõ khi con người rơi vào trạng thái khủng hoảng trong đời sống xã hội, cần tìm nơi bám víu, an ủi để có thể tiếp tục sống. Trong Chim én bay, Nguyễn Trí Huân kể chuyện một đội viên du kích trên đường đi làm nhiệm vụ đã xuống biển tắm và bảo bạn “nóng quá phải tắm một cái kẻo chẳng bao giờ được tắm nữa”, chỉ mấy phút sau, Dũng, người du kích, chết vì đạn pháo. Và Quy, người bạn chứng kiến “sau này nhớ lại cứ ngạc nhiên mãi. Hình như lúc đó Dũng đã linh cảm thấy một điều gì và việc Dũng đột ngột bỏ xuống tắm giống như một sự từ giã. Đôi khi chị vẫn âm thầm tự hỏi liệu con người có khả năng biết trước những điều sắp xảy ra với mình không?”. Sức mạnh của đời sống tâm linh qua nhân vật Quy cũng mở ra cho chúng ta những vẻ đẹp không ngờ: chị đã gần giống kẻ điên rồ khi tay súng chĩa vào thằng ác ôn, kẻ gây bao tai họa cho gia đình và quê hương chị, nhưng lại không bóp cò nổi vì trên tay nó bồng đứa con nhỏ. Chị đã suýt trả giá bằng mạng mình và phải ân hận đau xót mãi vì hậu quả hành vi của chị. Nhưng có một cái gì đó thật đẹp, thật cao thượng, vượt lên trên cả sự đúng sai nhất thời trong việc đó. Chị đã làm theo sự mách bảo của tâm linh. Có những điều mà chỉ tâm linh chị cảm nhận 79 được: “Có những ngày không hiểu sao chị hay nằm nhớ lại những gì đã xảy ra trong cuộc đời mình. Nhưng trở qua trở lại nhiều nhất vẫn là ấn tượng về những cái chết. Những cái chết về kẻ thù mang đến cho gia đình chị và những cái chết chị gieo cấy cho chúng” [30, tr.119]. Yếu tố tâm linh cũng được Dương Hướng thể hiện qua chi tiết bà Nhân (Bến không chồng) với linh cảm của một người mẹ đã sớm cảm nhận được điều không may cho con mình. Bà nhận tin báo tử của con trai bằng thái độ điềm tĩnh đến lạnh lùng. “Bà không gào, không khóc, mắt ráo hoảnh không có lấy giọt nước mắt”. Bằng linh cảm bà đã biết trước được tất cả mọi chuyện. Bà đã khóc khô cả nước mắt suốt mấy đêm trước. Nguyễn Minh Châu trong tiểu thuyết Mảnh đất tình yêu đã phân tích hay vô cùng những sợi dây bền vững gắn kết con người ở một vùng quê khắc nghiệt “cứ vài ba giáp đất trời lại vẽ lại bản đồ một lần”. Rồi chiến tranh, rồi quyền lực của kẻ ác nhưng cuộc sống vẫn sinh sôi, tình yêu với mảnh đât vẫn ngày càng được bồi đắp. Tình yêu ấy thuộc về một cõi tâm linh, cao hơn cả tình yêu ruột thịt, nó có mạch chảy rì rầm của bao số phận đã bị chôn vùi. ngày động biển, có dự cảm lo âu vì quyền lực còn đang nằm trong tay kẻ ác. Thế giới tâm linh cũng xuất hiện khi con người đối diện với chính mình, đôi khi là sám hối. Trong Mảnh đất lắm người nhiều ma, nhân vật Hàm sau khi cùng với em trai là một bí thư đảng ủy xã bày ra mưu kế giành giựt quyền lợi, đã đẩy vợ là bà Son đến chổ uất ức mà tự tử. Đêm đêm, ông Hàm thường thấy bà về nhà, như có ánh sáng rọi vào những vùng u tối của tâm can lão. Khi thì “bà ấy ghé sát vào màn nhìn vào tận mắt mà hỏi: Vậy cuối cùng ông đươ ợc những gì? Hả? Tôi chết đi để xem ông được những gì”. Trong tiểu thuyết Trong vùng tam giác sắt, Nam Hà cũng đưa vào tác phẩm những nét đặc trưng trong đời sống tinh thần của người Việt Nam: phong tục thờ cúng ông bà tổ tiên. Chi tiết Uyliam Cuper, trung tá cố vấn Mỹ, tới nhà bà Hai Nê lúc bà đang cúng tổ tiên 80 đã thể hiện điều đó. Đối với một người như bà Hai Né, cuộc đời bà chỉ biết có tổ tiên ông bà là những người đã sinh đẻ, nuôi dưỡng hết lớp con cháu này đến lớp con cháu khác, tổ tiên ông bà là những người cụ thể, những người có thật, các cụ lớn lên trên đất này, làm lụng vất vả, nuôi dạy con cái trưởng thành và qua đời trên đất này, linh hồn các cụ vẫn quanh quẩn đây, ở ngay trong nhà, ở trên bàn thờ. Đời sống tâm linh còn được thể hiện qua những tín ngưỡng dân gian, đặc biệt là ở những vùng quê. Mảnh đất lắm người nhiều ma là một bức tranh văn hóa làng quê chịu nhiều ảnh hưởng của tín ngưỡng dân gian. Có nhiều chi tiết thể hiện văn hóa tín ngưỡng địa phương rất rõ rệt nhưng rõ nét nhất là chi tiết đám tang và quật mộ ông Đại. Qua hành động quật mồ ông Đại với những kế hoạch cụ thể của Hàm đã thừa kế một tín ngưỡng nhân gian nhất định. Với Hàm, quật mồ ông Đại không những trả nợ món thù đã gieo mà còn gởi gắm một lòng tin vào một tôn giáo nào đó. Hàm muốn “đục thẳng vào cấy nóc nhà nó (nhà Vũ Đình), yểm cho cả nhà nó không ngóc đầu lên được! Đào lên lấy ván, lật sấp bố nó xuống! Còn cổ đỗi tôi sẽ đóng một sa-lông thật mốt, rồi tìm cách bán cho anh em họ hàng nhà nó”. Hàm tin tưởng vào thuật âm trị dương này và đây là dấu vết tín tưởng dân gian mà Hàm đã tiếp thu được. Từ đức tin như thế, Hàm sẵn sàng đánh đổi và làm tất cả. Họ tin những thủ tục cúng bái và hành động quật mồ mả ông cha kẻ thù có thể làm cho dòng họ kẻ thù phải điêu đứng, thậm chí phải suy vong. Bức tranh tín ngưỡng dân gian sau lũy tre làng thật phong phú và đa dạng. Đọc tác phẩm, chúng tôi cảm nhận được sự hả hê của Hàm khi đang mãn nguyện trước những mưu toan của mình với kế hoạch quật mồ ông Đại như thế nào. Phải chăng, cái mà người đọc nhìn rõ được là chính con người tạo ra tín ngưỡng dân gian để thờ cúng, để lưu truyền và tác tạo một nền tín ngưỡng đa dạng mà bây giờ lại trở thành công cụ để con người trọng danh dự, tỵ hiềm như 81 Hàm lợi dụng để trả thù. Những chi tiết kỳ ảo trong tác phẩm xuất hiện không sao kể xiết nhưng khi gấp lại từng trang sách thì vấn đề mà người đọc bùi ngùi đặt ra cho cuộc đời vẫn là cuộc sống. Bên cạnh đó, còn là những phong tục tang ma cổ hủ và vô cùng lập dị. Từ những cái chết như có sự sắp đặt sẵn của cụ Vũ Đình Đại, cô Thống Biệu đến cái chết đột ngột của lão Quềnh, bà Son; tất cả đều cùng phản ánh một sự dai dẳng của những hủ tục lạc hậu, kỳ quái. Xét từ nhu cầu tự nhiên của đời sống tâm linh, tôn giáo là một giá trị văn hóa khi nó hướng con người đến sự toàn thiện, toàn mỹ. Nó trở thành niềm tin, nguồn an ủi, nơi giải thoát cho con người mà lý trí không phải bao giờ cũng thay thế được. Đọc Mùa trái cóc ở miền Nam của Nguyễn Minh Châu, chúng ta thấy sư bà Thiện Linh vượt qua được mặc cảm tội lỗi, khát khao hướng thiện là nhờ ở sự dẫn dắt của niềm tin tôn giáo. Trong Gặp gỡ cuối năm, Thời gian của người của Nguyễn Khải, chúng ta lại chứng kiến niềm tin tôn giáo đã đem lại cho con người sức mạnh tinh thần rất lớn, có khả năng truyền năng lượng cho người khác. Trong nhiều trường hợp sức mạnh của tâm linh hơn hẳn sức mạnh của lý trí, nó là khả năng giao cảm kỳ lạ giữa hiện tại và quá khứ, người còn và người mất, nó nuôi dưỡng kỷ niệm và bồi đắp đạo lý theo một cách riêng (Côi cút giữa cảnh đời Ma văn Kháng). Quan sát tiểu thuyết Việt Nam sau 1986, càng có nhiều nhà văn, nhiều tác phẩm hướng sự khám phá phát hiện vào cõi tâm linh con người như là tạo ra những điều kiện, những cơ hội. Phương diện đời sống tâm linh con người được khám phá ở một chiều sâu mà văn học trước đó chưa đạt được. Nó làm phong phú cho quan niệm về con người và đưa lại những biến đổi quan trọng về mặt thủ pháp biểu hiện. Nó tạo ra một tọa độ mới xác lập giá trị con người: tọa độ nhân tính-thiên tính. Ý thức được ý nghĩa của đời sống tâm linh, các nhà văn 82 như Nguyễn Khắc Trường, Ma Văn Kháng, Bảo Ninh coi làng quê, đồng quê, rừng núi là nơi lưu giữ những giá trị cội nguồn, nơi tâm hồn con người được thanh lọc, nơi con người thật sự có một thế giới tâm linh. Nhờ có tâm linh, thế giới tinh thần của đời sống con người trở nên thiêng liêng, huyền diệu. Xu hướng đi sâu khám phá đời sống tinh thần con người, tôn trọng sự thật, chân lý, đi vào đời sống tâm linh, người nghệ sĩ đã đạt đến độ chân thành và trong sáng nhất. Nhờ sự chân thành và sáng suốt ấy, nhà văn nhận ra ánh sáng được phát ra từ thế giới bên trong, như sự mách bảo của tâm linh. Từ việc tìm hiểu đời sống tâm linh có thể nhận thấy rằng cuộc sống với bao sự việc ngổn ngang, bao điều lo toan, bao điều bất ngờ có thể xảy ra, lý trí không thể nắm bắt, không thể giải thích hết được. 2.4. Ý thức cá nhân về việc nhìn lại cuộc chiến tranh đã qua Tiểu thuyết Việt Nam từ sau 1986 đi vào khám phá soi chiếu con người ở nhiều bình diện như tư tưởng tình cảm và khát vọng cao cả và dục vọng tầm thường, khám phá đến những miền bí ẩn sâu kín của con người, nhà văn cũng không quên phản ánh những vấn đề có liên quan đến con người, trong đó có việc nhận thức lại cuộc chiến tranh đã qua. Văn học Việt Nam giai đoạn 1945-1975 đã có biết bao tác phẩm viết về mặt hào hùng oanh liệt ngợi ca lòng yêu nước chủ nghĩa anh hùng cách mạng và vẻ đẹp của người Việt Nam được tôi qua lò lửa của cuộc chiến tranh vệ quốc. Nhưng như nhiều nhà văn từng gặt hái vinh quang trong thời chiến tranh nhận định, đấy chưa phải là tất cả hiện thực chiến tranh ấy (Nguyên Ngọc, Chu Lai, Nguyễn Văn Bổng). Hiện thực chiến tranh không chỉ có những năm tháng hào hùng, oanh liệt mà còn có những mảng màu xám. Đó là đau thương, chết chóc, mất mát, yếu đuối... Vì vậy, giờ đây, họ không trình bày chiến tranh ở mặt hào 83 hùng lạc quan vốn đã được nói đến quá nhiều trong văn học ở giai đoạn trước đó. Tuy văn học trước đổi mới cũng nói đến sự mất mát nhưng ở phương diện của sự hy sinh, nỗi đau chuyển hóa thành lòng căm thù. Đó là cái mất mát trong cái mất mát lớn lao của đất nước. Còn trong tiểu thuyết về chiến tranh sau 1986, các nhà văn cũng đề cập đến sự mất mát nhưng là sự mất mát của hiện thực chiến tranh như nó vốn có: mất mát thể xác, tinh thần; tuổi xuân của người phụ nữ, nỗi đau mất người thân. Những vấn đề trên đều là những vấn đề hết sức tế nhị, nó là mặt trái, mặt đau thương của cuộc chiến và rất dễ ảnh hưởng đến tinh thần của người cầm súng. Vì thế, có một thời văn học chúng ta né tránh khi phản ánh hiện thực chiến tranh. Viết về chiến tranh, các nhà văn muốn bổ sung thêm những mặt thiếu hụt của đề tài chiến tranh từ trước đến nay bằng những từng trải, suy ngẫm chân thật và sâu sắc của mình. Những người lính trong sáng tác của Dương Hướng, Bảo Ninh, Nguyễn Quang Thiều không say sưa với chiến công, không khoác cho chiến tranh bộ mặt của hội hè mà họ luôn đau đáu với nhân cách làm người, cứ day dứt mãi vì lẽ công bằng, những quy luật nghiệt ngã của chiến tranh. Bảo Ninh đào sâu vào chính cái phương diện mà các nhà văn khác né tránh chủ yếu vì lợi ích của cuộc chiến đấu, một khi chiến thắng cuối cùng chưa

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftvefile_2013_08_30_7793121266_6939_1872350.pdf
Tài liệu liên quan