Luận văn Hoàn thiện công tác kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp tại Chi cục Thuế TP. Thanh Hóa

PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ .1

1. Tính cấp thiết của đề tài .1

2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài .2

2.1. Mục tiêu chung.2

2.2. Mục tiêu cụ thể.2

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.2

4. Phương pháp nghiên cứu.2

5. Kết cấu của luận văn .3

PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .4

CHƯƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KIỂM TRA THUẾ.4

1.1. Những lý luận cơ bản về thuế .4

1.1.1. Khái niệm về thuế .4

1.1.2. Bản chất của thuế .4

1.1.3. Chức năng, vai trò của thuế.4

1.1.4. Phân loại thuế.6

1.2. Những vấn đề chung về kiểm tra thuế .7

1.2.1. Khái niệm về kiểm tra thuế .7

1.2.2. Mục đích, vai trò của kiểm tra thuế .8

1.2.3. Quy trình, nội dung kiểm tra thuế .10

1.2.3.1. Quy trình kiểm tra thuế .10

1.3. Kinh nghiệm và một số bài học về kiểm tra thuế ở một số nước trên thế giới .15

1.3.1 Kinh nghiệm kiểm tra thuế ở một số nước trên thế giới .15

1.3.2 Bài học từ các nước trên thế giới về công tác kiểm tra thuế.18

1.4. Mô hình nghiên cứu và một số tiêu chí đánh giá công tác kiểm tra thuế đối với

DN .21

 

pdf92 trang | Chia sẻ: anan10 | Lượt xem: 471 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoàn thiện công tác kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp tại Chi cục Thuế TP. Thanh Hóa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rên địa bàn TP. Thanh Hóa Đến năm 2013, tổng số DN trên địa bàn thành phố là 2.520 trong đó có 772 công ty cổ phần, 1545 công ty TNHH, 168 DN tư nhân, 35 hợp tác xã. Số liệu Bảng 2.1 cung cấp thực trạng về hoạt động sản xuất kinh doanh của các DN trên địa bàn thành phố. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 29 Bảng 2.1. Một số chỉ tiêu chủ yếu về hoạt động SXKD của các DN trên địa bàn TP. Thanh Hóa năm 2013 Chỉ tiêu ĐVT Loại hình doanh nghiệp Tổng cộng Công ty CP Công ty TNHH DNTN HTX 1. Tổng số DN DN 772 1.545 168 35 2.52 2. Tổng số LĐ Người 7.578 16.599 2.354 1.202 27.733 3. Tổng vốn ĐT KD Tỷ đồng 2.812 5.901 22,8 12,3 8.748 4. Tổng doanh thu Tỷ đồng 3.475 7.725 504 105 11.809 5. Tổng lãi(+)/lỗ(-) Tỷ đồng 39,86 30,36 0,62 0,035 70,87 - Tổng lãi (+) Tỷ đồng 6,17 20,53 0,24 0,021 26,96 - Tổng lỗ (-) Tỷ đồng 33,69 9,83 0,38 0,014 43,91 (Nguồn: Đội nghiệp vụ - dự toán, Chi cục Thuế TP. Thanh Hóa) Số liệu ở Bảng 2.1 cho thấy: Các DN do Chi cục Thuế TP.Thanh Hóa quản lý là DN ngoài quốc doanh, chủ yếu là quy mô vừa và nhỏ, vốn đầu tư, doanh thu SXKD ở mức độ thấp nhưng lợi nhuận đạt được ở mức độ khá cao các DN đã giải quyết được nhiều việc làm cho người lao động. Kể từ khi luật DN ra đời các DN ngoài quốc doanh đã có sự phát triển vượt bậc cả về số lượng và chất lượng, có tốc độ tăng trưởng cao, đây là thành phần kinh tế năng động, có khả năng tiếp cận thị trường rất tốt và có nhiều cơ hội để đầu tư với quy mô lớn và trình độ công nghệ cao, đối với các DN này nói chung vẫn chủ yếu là các DN vừa và nhỏ, cơ cấu chưa hợp lý, hoạt động kinh doanh chủ yếu ở lĩnh vực thương mại - dịch vụ, các lĩnh vực xây dựng, sản xuất chế biến chiếm tỉ trọng rất thấp. ĐA ̣I H ỌC KI H T Ế H UÊ ́ 30 2.1.2 Sơ lược về Chi cục Thuế TP. Thanh Hóa và công tác quản lý thu thuế trên địa bàn 2.1.2.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy của Chi cục Thuế TP. Thanh Hóa Chi cục Thuế TP. Thanh Hóa là tổ chức trực thuộc Cục Thuế tỉnh Thanh Hóa, được thành lập theo quyết định số 315/TC/QĐ-TCCB ngày 21/08/1990 của Bộ Tài Chính, có chức năng nhiệm vụ tổ chức thực hiện công tác quản lý thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác của NSNN thuộc phạm vi nhiệm vụ của ngành thuế trên địa bàn TP. Thanh Hóa theo quy định của pháp luật Nhà nước. Chi cục Thuế thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm theo quy định của Luật quản lý thuế, quy định, quy trình của ngành thuế và các quy định pháp luật khác có liên quan. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Chi cục Thuế TP. Thanh Hóa được thể hiện thông qua Sơ đồ 2.1. (Nguồn: Đội hành chính nhân sự tài vụ ấn chỉ Chi cục Thuế TP. Thanh Hóa) Phó chi cục trưởng Phó chi cục trưởng Phó chi cục trưởng Đội hành chính nhân sự, tài vụ, ấn chỉ CHI CỤC TRƯỞNG CHI CỤC THUẾ Đội kiểm tra nội bộ Các Đội kiểm tra thuế Đội quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế Đội quản lý thuế thu nhập cá nhân Đội Nghiệp vụ dự toán Đội quản lý thu lệ phí trước bạ và thu khác Đội tuyên truyền, hỗ trợ NNT Các Đội thuế liên phường xã ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 31 Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Chi cục Thuế TP. Thanh Hóa Căn cứ theo quyết định 315, đặc điểm công việc tại Chi cục Thuế TP. Thanh Hóa, ban lãnh đạo chi cục Thuế được quy định 04 người bao gồm 1 Chi cục trưởng và 3 Phó Chi cục trưởng. Trong đó: + Chi cục trưởng: Chịu trách nhiệm trước cục trưởng Cục Thuế và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Chi cục Thuế trên địa bàn TP. Thanh Hóa. + Phó Chi cục trưởng: Chịu trách nhiệm trước Chi cục trưởng và pháp luật về lĩnh vực công tác được phân công phụ trách. Về tình hình lao động tại Chi cục, số liệu ở Bảng 2.2. cho thấy sự biến động về số lượng cán bộ công chức của Chi cục Thuế TP. Thanh Hóa trong giai đoạn 2011-2013. Bảng 2.2. Tình hình biến động cán bộ công chức của Chi cục Thuế TP. Thanh Hóa giai đoạn 2011-2013 ĐVT: Người Chỉ tiêu 2011 2012 2013 So sánh 2013/2011 SL % SL % SL % +/- % Tổng số CBCC 190 100 216 100 221 100 31 116,3 1. Theo giới tính - Nam 101 53,2 136 63 151 68,3 50 149,5 - Nữ 89 46,8 80 37 70 31,6 -19 78,6 2. Theo trình độ - Trung cấp, cao đẳng 103 54,2 56 25,9 39 17,6 -64 37,8 - Đại học 85 44,7 156 72,2 177 80,1 92 208,2 - Trên đại học 2 1,1 4 1,9 5 2,3 3 250,0 (Nguồn: Đội hành chính nhân sự tài vụ ấn chỉ Chi cục Thuế TP. Thanh Hóa) Đội ngũ CBCC (cán bộ công chức) trong những năm qua không ngừng được tăng cường cả về số lượng cũng như chất lượng. Tổng biên chế năm 2013 tăng 31 người (hay tăng 16,3%) so với năm 2011. Chất lượng CBCC có bước chuyển biến ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 32 rõ rệt theo hướng tăng dần tỉ trọng cán bộ có trình độ đại học từ 44,7% năm 2011 lên 80,09% năm 2013 và trình độ sau đại học từ 1,1% năm 2011 lên 2,26% năm 2013. Có được kết quả trên là do những năm qua Chi cục Thuế TP. Thanh Hóa luôn chú trọng đến công tác tuyển dụng cán bộ mới có trình độ và luôn quan tâm tạo điều kiện cho cán bộ công tác lâu năm học tập, nâng cao trình độ. *Chức năng, nhiệm vụ của các đội thuế: + Đội tuyên truyền và hỗ trợ NNT: Giúp Chi cục trưởng Chi cục Thuế thực hiện công tác tuyên truyền về chính sách pháp luật thuế; hỗ trợ NNT trong phạm vi Chi cục Thuế quản lý. + Các Đội kiểm tra thuế: Giúp Chi cục trưởng Chi cục Thuế thực hiện công tác kiểm tra, giám sát kê khai thuế; giải quyết tố cáo liên quan đến NNT; chịu trách nhiệm thực hiện dự toán thu thuộc phạm vi quản lý của Chi cục Thuế. + Đội quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế: Giúp chi cục trưởng thực hiện công tác quản lý nợ thuế, cưỡng chế thu tiền thuế nợ, tiền phạt đối với NNT thuộc phạm vi quản lý của Chi cục Thuế. + Đội hành chính - Nhân sự - Tài vụ - Ấn chỉ: Giúp Chi cục trưởng thực hiện công tác hành chính, văn thư, lưu trữ; công tác quản lý nhân sự; quản lý tài chính, quản trị; quản lý ấn chỉ trong nội bộ Chi cục Thuế quản lý. + Đội quản lý thu lệ phí trước bạ và thu khác: Giúp Chi cục trưởng quản lý thu lệ phí trước bạ, thuế TNCN từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tiền cấp quyền sử dụng đất, các khoản đấu giá về đất, tài sản, tiền thuê đất, thuế tài sản (sau này), phí, lệ phí và các khoản thu khác (sau đây gọi chung là các khoản thu về đất bao gồm cả thuế TNCN đối với chuyển nhượng bất động sản, nhận thừa kế, quà tặng, lệ phí trước bạ và thu khác) phát sinh trên địa bàn thành phố. + Đội kê khai - kế toán thuế và tin học: ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 33 Giúp Chi cục trưởng Chi cục Thuế thực hiện công tác đăng ký thuế, xử lý hồ sơ khai thuế, kế toán thuế, thống kê thuế theo phân cấp quản lý; quản lý và vận hành hệ thống trang thiết bị tin học; triển khai, cài đặt, hướng dẫn sử dụng các phần mềm ứng dụng tin học phục vụ công tác quản lý thuế. + Đội quản lý thuế thu nhập cá nhân: Giúp Chi cục trưởng Chi cục thuế thực hiện công tác kiểm tra, giám sát kê khai thuế TNCN, chịu trách nhiệm thực hiện dự toán thuế TNCN thuộc phạm vi quản lý của Chi cục Thuế. + Đội nghiệp vụ - dự toán: Giúp Chi cục trưởng hướng dẫn về nghiệp vụ quản lý thuế, chính sách, pháp luật thuế cho CBCC chức thuế trong Chi cục Thuế, xây dựng và tổ chức thực hiện dự toán thu NSNN được giao của Chi cục Thuế. + Đội kiểm tra nội bộ: Giúp Chi cục trưởng Chi cục Thuế thực hiện công tác kiểm tra việc tuân thủ pháp luật, tính liêm chính của CQT, công chức thuế; giải quyết khiếu nại (bao gồm cả khiếu nại các quyết định xử lý về thuế của CQT và khiếu nại liên quan trong nội bộ CQT, công chức thuế), tố cáo liên quan đến việc chấp hành công vụ và bảo vệ sự liêm chính của CQT, công chức thuế thuộc thẩm quyền của Chi cục trưởng Chi cục Thuế. + Các Đội thuế liên phường, xã: Giúp Chi cục trưởng Chi cục Thuế quản lý thu thuế các tổ chức (nếu có), cá nhân nộp thuế trên địa bàn xã, phường được phân công (bao gồm các hộ sản xuất kinh doanh công thương nghiệp và dịch vụ, kể cả hộ nộp thuế TNCN; thuế nhà đất, thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế tài nguyên ...). 2.1.2.2. Mô hình tổ chức kiểm tra thuế của Chi cục Thuế TP. Thanh Hóa * Về tổ chức bộ máy kiểm tra thuế Hiện tại Chi cục Thuế TP. Thanh Hóa bao gồm 23 đội thuế với tổng số cán bộ biên chế là 221 người, có 6 người hợp đồng lao động. Trong đó có 4 đội kiểm tra ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 34 thuế gồm 50 cán bộ, chiếm 22,6% tổng số cán bộ công chức trong đơn vị, 100% cán bộ có trình độ đại học và trên đại học. *Nhiệm vụ và quyền hạn Đội kiểm tra thuế giúp Chi cục trưởng Chi cục Thuế thực hiện công tác kiểm tra, giám sát kê khai thuế; giải quyết tố cáo liên quan đến NNT; chịu trách nhiệm thực hiện dự toán thu thuộc phạm vi quản lý của Chi cục Thuế. 2.1.2.3. Tình hình chung về công tác quản lý thu thuế tại Chi cục Thuế TP. Thanh Hóa Thực hiện chỉ đạo của Cục Thuế Thanh Hóa và Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân TP. Thanh Hóa về công tác quản lý thuế trên địa bàn TP, với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại quyết định số 503/QD-TCT ngày 29/3/2010 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Chi cục Thuế trực thuộc Cục Thuế. Chi cục Thuế TP đã thường xuyên phối hợp với các ban ngành, đơn vị, cấp ủy chính quyền các phường, xã tổ chức triển khai các nhiệm vụ công tác quản lý thuế. Là đơn vị trọng tâm, địa bàn rộng, quản lý ĐTNT nhiều, cụ thể trong năm 2013 Chi cục Thuế quản lý ĐTNT như sau: + Quản lý thu thuế đối với 2.520 DN; + Quản lý thu thuế hộ khoán 5.615 hộ ; + Quản lý thu thuế SD đất phi nông nghiệp 91.500 hộ và tổ chức; + Quản lý thu lệ phí trước bạ ô tô, xe máy, nhà đất 23.727 lượt hồ sơ mua bán ; + Quản lý thu tiền SD đất đối với các dự án đấu giá quyền SD đất; + Quản lý thu các khoản phí, lệ phí trên địa bàn 37 phường xã . Chi cục Thuế TP.Thanh Hóa là một trong 27 Chi cục Thuế trưc thuộc Cục Thuế tỉnh Thanh Hóa, là đơn vị có số thu ngân sách hàng năm lớn nhất số liệu Bảng 2.2, năm 2013 tổng thu ngân sách: 1.129 tỷ đồng đạt 125 % dự toán Cục Thuế giao, 120% dự toán thành phố giao, bằng 132% so với cùng kỳ năm 2012. Trong những năm qua Chi cục luôn hoàn thành dự toán của tỉnh và thành phố giao, đảm bảo được cân đối thu chi ngân sách thành phố góp phần quan trọng vào việc hoàn thành dự toán thu hàng năm của ngành Thuế Thanh Hóa . ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 35 Bảng 2.2. Kết quả thu NSNN của Chi cục Thuế TP. Thanh Hóa giai đoạn 2011-2013 ĐVT: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2011 2012 2013 So sánh 2012/2011 So sánh 2013/2012 +/- % +/- % Tổng thu NSNN 808,8 709,9 1.129,7 -98,9 87,7 419,8 159,1 1. Thuế nhà đất 12,7 13,9 16,1 1,2 109,4 2,2 115,8 2. Thuế sử dụng đất 522,8 414,5 753,5 -108,3 79,2 339,0 181,7 3. Tiền thuê đất 1,1 1,8 1,7 0,7 163,6 -0,1 94,4 4. Thuế TNCN 36,9 34,5 39,4 -2,4 93,7 4,9 114,2 5. Thuế CTN-NQD 133,9 148,0 181,8 14,1 110,5 33,8 122,8 6. Lệ phí trước bạ 97,4 89,8 131,5 -7,64 92,1 41,7 146,4 7. Phí và lệ phí khác 4,0 7,4 5,7 3,4 185,0 -1,7 77,0 (Nguồn: Đội nghiệp vụ - dự toán, Chi cục thuế TP Thanh Hóa) Qua bảng số liệu thu ngân sách các năm từ 2011 đến 2013 có thể thấy được công tác thu ngân sách tại Chi cục Thuế TP. Thanh Hóa có sự thay đổi qua các năm, thay đổi tổng số thu cũng như tỷ trọng từng loại thuế thu hàng năm: năm 2012 tổng thổ thu có giảm hơn so với năm 2011 là 98,9 tỷ đồng, năm 2013 tăng nhiều so với năm 2012, số tăng là 419,8 tỷ đồng (tăng 59,1 %) vậy tăng gần 60% so với năm 2012; trong đó thuế nhà đất là tăng nhiều nhất (339 tỷ đồng năm 2013 so với năm 2012), tiền thuê đất không tăng mà còn giảm 0,1 tỷ đồng; số thu thuế tăng như vậy do sự cố gắng nỗ lực của từng bộ phận, từng CBCC Chi cục thuế TP. Thanh Hóa, do phát sinh khoản thu thuế tăng lên, và đặc biệt là công tác kiểm tra hồ sơ khai thuế tại bàn và công tác kiểm tra tại trụ sở NNT được nâng cao cả về số lượng cũng như chất lượng. Tuy nhiên khách quan mà nói có được số thu năm sau cao hơn năm trước cũng có nguyên nhân từ việc tăng số lượng hộ kinh doanh, DN đăng ký kinh doanh mới, để tỷ lệ thu tốt hơn nữa đòi hỏi cần hoàn thiện hơn nữa trong biện pháp thu thuế, đặc biệt là công tác của CBCC làm công tác kiểm tra thuế. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 36 2.2. Thực trạng việc tuân thủ pháp luật thuế của DN do Chi cục Thuế TP. Thanh Hóa quản lý 2.2.1. Đặc điểm cơ bản của DN do Chi cục Thuế TP. Thanh Hóa quản lý Đến năm 2013, tổng số DN trên địa bàn thành phố là 2.520 số liệu chi tiết Bảng 2.3, trong đó có 772 công ty cổ phần, 1545 công ty TNHH, 168 DN tư nhân, 35 hợp tác xã. Có thể thấy thực trạng các DN trên địa bàn thành phố qua những số liệu sau: Bảng 2.3. Một số chỉ tiêu chủ yếu về tình hình SXKD của các DN trên địa bàn TP. Thanh Hóa năm 2013 Chỉ tiêu ĐVT Loại hình doanh nghiệp Tổng cộngCông ty CP Công ty TNHH DNTN HTX 1. Tổng số DN DN 772 1.545 168 35 2.52 2. Tổng số LĐ Người 7.578 16.599 2.354 1.202 27.733 3. Tổng vốn ĐT KD Tỷ đồng 2.812 5.901 22,8 12,3 8.748 4. Tổng doanh thu Tỷ đồng 3.475 7.725 504 105 11.809 5. Tổng lãi(+)/lỗ(-) Tỷ đồng 39,86 30,36 0,62 0,035 70,87 - Tổng lãi (+) Tỷ đồng 6,17 20,53 0,24 0,021 26,96 - Tổng lỗ (-) Tỷ đồng 33,69 9,83 0,38 0,014 43,91 (Nguồn: Đội nghiệp vụ - dự toán, Chi cục Thuế TP. Thanh Hóa) Số liệu ở bảng 2.3 cho thấy: Các DN do Chi cục Thuế TP.Thanh Hóa quản lý là DN ngoài quốc doanh, chủ yếu là quy mô vừa và nhỏ, vốn đầu tư, doanh thu SXKD ở mức độ thấp nhưng lợi nhuận đạt được ở mức độ khá cao các DN đã giải quyết được nhiều việc làm cho người lao động. Kể từ khi luật DN ra đời các DN ngoài quốc doanh đã có sự phát triển vượt bậc cả về số lượng và chất lượng, có tốc độ tăng trưởng cao, đây là thành phần kinh tế năng động, có khả năng tiếp cận thị trường rất tốt và có nhiều cơ hội để đầu tư ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 37 với quy mô lớn và trình độ công nghệ cao, đối với các DN này nói chung vẫn chủ yếu là các DN vừa và nhỏ, cơ cấu chưa hợp lý, hoạt động kinh doanh chủ yếu ở lĩnh vực thương mại - dịch vụ, các lĩnh vực xây dựng, sản xuất chế biến chiếm tỉ trọng rất thấp. 2.2.2. Tình hình chấp hành nghĩa vụ nộp NSNN của DN do Chi cục Thuế TP. Thanh Hóa quản lý Trong những năm qua, công tác quản lý thuế trên địa bàn thành phố đã đạt được kết quả tốt, số thu thuế năm sau cao hơn năm trước, hoàn thành tốt kế hoạch được giao, số liệu Bảng 2.4: Bảng 2.4. Tình hình thu thuế từ các DN của Chi cục Thuế TP Thanh Hóa giai đoạn 2011-2013 Đơn vị tính: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2011 2012 2013 So sánh 2012/2011 So sánh 2013/2012 +/- % +/- % 1. Số thuế theo KH 110 128,8 135 18,8 117 6,2 104,8 2. Số thuế thực thu 115,6 132,7 145, 8 17,1 114,7 13,1 109,8 3. Thực thu so với KH - Số tuyệt đối (+/-) 5,6 3,9 10,8 -1,7 69,6 6,9 276,9 - Số tương đối (%) 105 103 108 -2 98 5 104,8 (Nguồn: Chi cục Thuế TP Thanh Hóa) Bảng số liệu trên có thể thấy rằng: Tổng thu ngân sách từ khối các DN trên địa bàn thành phố có sự tăng lên đáng kể qua các năm và thu vượt kế hoạch. Số thu các năm 2011, 2012, 2013 luôn vượt mức dự toán phấn đấu được đặt ra. Cụ thể: + Năm 2011 số thực thu vượt kế hoạch 5,6 tỷ đồng đạt 105% so với kế hoạch; + Năm 2012 số thực thu vượt kế hoạch 3,9 tỷ đồng đạt 103% so với kế hoạch, tăng hơn so với năm 2011 là 18,8 tỷ đồng (tăng 17%); ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 38 + Năm 2013 số thực thu vượt kế hoạch 10,8 tỷ đồng đạt 108% so với kế hoạch, tăng hơn so với năm 2012 là 6,2 tỷ đồng (tăng 4,8 %). Số thu hàng năm vượt dự toán phấn đấu đồng thời tăng so với cùng kỳ năm trước. Điều này cho thấy được sự nỗ lực và cố gắng to lớn của đội ngũ CBCC Chi cục Thuế TP. Thanh Hóa trong hoạt động công tác quản lý thuế và với những cố gắng vượt qua khó khăn, thách thức để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh của DN, đã đóng góp vào tốc độ tăng trưởng kinh tế trên địa bàn, giải quyết việc làm cho người lao động, tạo nguồn thu bền vững cho NSNN. Trong năm 2013, do ảnh hưởng chung của tình hình kinh tế thế giới và trong nước, việc SXKD của các đối tượng DN vừa và nhỏ gặp nhiều khó khăn. Thực hiện các Nghị quyết của Chính phủ và chỉ đạo của Bộ Tài Chính, Tổng cục Thuế, Cục Thuế Thanh Hóa, Chi cục Thuế TP. Thanh Hóa cũng đã triển khai các chính sách - ưu đãi thuế, miễn, giảm, gia hạn, giãn nộp thuế cho các đối tượng này, giúp DN nhanh chóng thoát khỏi ảnh hưởng suy thoái kinh tế, nên đã giảm đáng kể số thu vào NSNN. (Ước tính giảm số thu 2013 là 45 tỷ đồng). 2.3. Thực trạng công tác kiểm tra thuế đối với DN tại Chi cục Thuế TP. Thanh Hóa 2.3.1. Tình hình hoạt động kiểm tra thuế đối với DN tại Chi cục Thuế TP. Thanh Hóa + Về kiểm tra đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế: Mặc dù các DN ngành nghề kinh doanh tương đối phức tạp, song do quản lý chặt chẽ ĐTNT nên qua kiểm tra trong 3 năm 2011- 2013không bỏ sót ĐTNT, bỏ sót nguồn thu. Qua kiểm tra phát hiện 51 đơn vị kinh tế vãng lai chủ yếu trên lĩnh vực xây dựng cơ bản, đã đưa vào diện quản lý thu thuế theo quy định. + Kiểm tra việc chấp hành chế độ ghi chép sổ sách kế toán, hóa đơn chứng từ: Xác định được tầm quan trọng của việc chấp hành chế độ ghi chép sổ sách kế toán, hóa đơn chứng từ, nên công tác kiểm tra đã tập trung mọi mặt để tăng cường công tác này, cụ thể là: ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 39 Tập trung lực lượng kiểm tra việc lập và sử dụng các loại chứng từ hóa đơn có liên quan đến việc tính thuế, xác định tính hợp pháp của chứng từ, kiểm tra việc lập và gửi các bảng kê khai, thanh quyết toán thuế. Kiểm tra việc mở sổ sách kế toán tại DN là một yêu cầu cần thiết của công tác kiểm tra thuế. Số liệu trên sổ sách kế toán của đơn vị sẽ phản ánh thực trạng tình hình kinh doanh và hiệu quả hoạt động của DN trong từng thời kỳ, do vậy số liệu ghi chép, hạch toán trên sổ sách kế toán phải trung thực, khách quan, đúng với tình hình hoạt động của đơn vị. Nhìn chung, qua thực tế kiểm tra tại các DN, phần lớn các đơn vị đã thực hiện tương đối đầy đủ chế độ ghi chép sổ sách kế toán hóa đơn chứng từ, phản ánh trung thực, khách quan đúng với tình hình SXKD của đơn vị. Tuy nhiên, vẫn còn một số đơn vị vi phạm ở lĩnh vực này, do năng lực, trình độ và ý thức chấp hành pháp luật đội ngũ cán bộ tài chính kế toán trong các DN chưa cao, chưa được đào tạo cơ bản. Hạch toán gộp cả tiền thuế GTGT đầu vào trong giá nhập hàng hóa, nguyên vật liệu, không hạch toán vào khoản thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, từ đó phản ánh không đúng thu nhập chịu thuế. Mở và ghi chép, luận chuyển chứng từ gốc không đúng quy định, hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vòng vo, thiếu chính xác, thiếu rõ ràng và chưa khoa học, gây khó khăn cho việc kiểm tra thuế. Thanh toán các khoản mua hàng hóa, dịch vụ sử dụng hóa đơn không hợp pháp, nhằm trốn thuế GTGT đầu vào (ví dụ: Công ty Minh Chánh đã kiểm tra và xử lý truy thu thuế GTGT 315 triệu đồng, và một số công ty khác). Nhờ kiểm tra chặt chẽ ở lĩnh vực này đã chấn chỉnh các DN trong việc ghi chép sổ sách kế toán, sử dụng và luân chuyển chứng từ hợp lý, hợp pháp, ngăn chặn được những hành vi tiêu cực, góp phần tăng thu cho NSNN. + Kiểm tra việc chấp hành chế độ quản lý và sử dụng hóa đơn bán hàng Quản lý, sử dụng hóa đơn bán hàng là một yêu cầu cần thiết trong hoạt động SXKD của đơn vị có tác động trực tiếp đến việc kê khai, khấu trừ, hoàn thuế và tính chi phí khi xác định thuế TNDN để đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu kịp thời cho ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 40 NSNN. Tuy nhiên, nhiều đơn vị coi nhẹ và đơn giản hóa, chưa có những biện pháp thiết thực trong quản lý, sử dụng hóa đơn bán hàng theo Quyết định số 885/1998/QĐ/BTC ngày 16/7/1998 của Bộ Tài chính. Qua kiểm tra đã phát hiện một số hành vi vi phạm như sau: Viết hóa đơn không đầy đủ các yếu tố theo quy định như: ngày, tháng, tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán, người mua, thậm chí có đơn vị còn không ghi cụ thể tiền hàng, thuế GTGT mà chỉ ghi tổng giá thanh toán. Hành vi này gây khó khăn cho công tác kiểm tra, xác minh, đối chiếu giữa các đơn vị trong trường hợp có nghi vấn về sử dụng hóa đơn bất hợp pháp để kê khai khấu trừ thuế GTGT đầu vào hoặc xin hoàn thuế GTGT. Lập hóa đơn liên 2 lớn hơn liên 1 nhằm trốn thuế, hoặc lợi dụng báo mất hóa đơn, xé rời liên 2 để bán, hoặc thông đồng với kẻ khác để ghi liên 2 có nội dung khác liên 1 cả về mặt hàng đã đăng ký kinh doanh nhằm thu lợi bất chính. Hành vi này chủ yếu tập trung ở các DN trong lĩnh vực kinh doanh thương mại. Sửa chữa, tẩy xóa các chỉ tiêu trên hóa đơn đầu vào nhằm nâng khống giá hàng hóa mua vào, qua đó hạch toán tăng chi phí và thuế GTGT đầu vào để khấu trừ thuế. Một số DN kinh doanh xăng dầu, lợi dụng việc bán lẻ, người mua không lấy hóa đơn, đã dùng liên 2 của hóa đơn viết cho hàng bán lẻ theo bảng kê để sửa chữa, cung cấp cho các đơn vị khác nhằm kê khai thuế GTGT đầu vào hoặc kê khống chi phí. Qua công tác kiểm tra việc chấp hành chế độ quản lý và sử dụng hóa đơn bán hàng của các DN đã chấn chỉnh được các vi phạm, nhất là đối với DN kinh doanh thương mại, hạn chế được việc lợi dụng hóa đơn để khai man, trốn lậu thuế. + Kiểm tra việc kê khai, tính thuế phải nộp và quyết toán thuế: Kiểm tra việc kê khai, tính thuế phải nộp là bộ phận thứ ba trong quy trình quản lý thu thuế theo cách tự tính, tự kê khai và tự nộp thuế. Công tác kiểm tra việc kê khai, tính thuế của DN đã được thực hiện thường xuyên, nghiêm túc. Qua kiểm tra đã rà soát, xác định đúng đối tượng chịu thuế, thuế suất đối với từng mặt hàng sản xuất kinh doanh của DN, từ đó đã hạn chế việc bỏ sót nguồn thu. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 41 + Kiểm tra sau hoàn thuế: Kiểm tra sau hoàn thuế đã được chú trọng và tập trung vào những đơn vị có số hoàn lớn hoặc hồ sơ có nghi vấn. Qua kết quả kiểm tra sau hoàn thuế, tổng hồ sơ được kiểm tra là 49 hồ sơ trên tổng số 141 hồ sơ đã được hoàn thuế, số đơn vị vi phạm là 12 đơn vị, thu hồi số thuế đã hoàn cho NSNN là 519 triệu đồng. Qua kiểm tra việc kê khai, tính thuế phải nộp, kiểm tra sau hoàn thuế và quyết toán thuế năm thì kết quả cho thấy hầu hết các đơn vị đều nghiêm chỉnh chấp hành, song cũng còn những đơn vị có các hành vi vi phạm, thể hiện ở một số sắc thuế chủ yếu sau: - Gian lận trong kê khai thuế GTGT đầu vào Hình thức phổ biến nhất của gian lận thuế GTGT đầu vào là DN sử dụng hóa đơn bất hợp pháp, hóa đơn của các DN “ma”, hóa đơn giả, để khấu trừ GTGT đầu vào hoặc chiếm đoạt tiền hoàn thuế từ NSNN. Những năm qua kiểm tra của Chi cục Thuế TP. Thanh Hóa đã phối hợp với các cơ quan chức năng phát hiện và ngăn chặn hàng trăm vụ sử dụng hóa đơn bất hợp pháp, với những thủ đoạn mua bán tinh vi. Có một số DN mua tài sản cố định về nhưng không sử dụng, cho tư nhân thuê nhưng vẫn khấu trừ thuế GTGT đầu vào, không chỉ của việc mua tài sản mà còn khấu trừ khống cả chi phí nguyên vật liệu dùng cho tài sản. Gian lận thuế GTGT đầu vào ở hình thức hợp thức hóa hóa đơn đầu vào, thường xảy ra trong lĩnh vực XDCB. Lợi dụng việc người mua vật liệu xây dựng tư nhân không lấy hóa đơn GTGT, một số DN đã xin, mua hóa đơn của các cơ sở SXKD vật liệu để hợp lý hóa những vật liệu không đạt yêu cầu, hoặc không rõ nguồn gốc nhằm khấu trừ khống thuế GTGT. Nhiều loại hàng hóa tiêu dùng khác cũng xảy ra tương tự. Có DN khấu trừ thuế GTGT cả những hàng hóa mua vào không dùng cho hoạt động SXKD như hàng hóa làm quà biếu, tặng, đồ dùng sinh hoạt gia đình, không phân bổ hoặc phân bổ sai thuế GTGT đầu vào. - Gian lận trong kê khai thuế GTGT đầu ra Gian lận thuế GTGT đầu ra phổ biến nhất là chênh lệch giữa giá bán thực tế và giá ghi trên hóa đơn, do người tiêu dùng không có tâm lý lấy hóa đơn để thanh toán. Trong thị trường bán lẻ, người bán viết hóa đơn GTGT đầu ra thấp hơn nhiều ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 42 so với giá thanh toán thực tế, những vẫn bảo đảm cao hơn giá vốn.Tài sản cố định mua về sử dụng chưa được bao lâu đã bán thanh lý cho tư nhân (không lấy hóa đơn, thu tiền cao hơn nhiều so với giá trị ghi trên hóa đơn). Trì hoãn việc kê khai doanh thu của các công trình XDCB khi đã có biên bản nghiệm thu hoàn thành là một hình thức cũng phổ biến đối với các DN hoạt động trong ngành xây dựng. Gian lận thuế GTGT đầu ra còn thể hiện qua trao đổi hàng hóa vật liệu giữa các DN, thực ra là phát sinh nghiệp vụ mua bán nhưng doanh nghiệp lại xử lý bằng các bút toán trao đổi, vay mượn. Hình thức khá tinh vi là mặt hàng chịu thuế suất 10% tính sang 5%, mặt hàng chịu thuế GTGT tính sang không chịu thuế GTGT. Không kê khai thuế GTGT đối với việc bán thanh lý tài sản, bán phế liệu thu hồi trong quá trình hoạt động SXKD. - Trốn lậu thuế TNDN Qua kiểm tra, đã phát hiện các biểu hiện trong lĩnh vực này có khá nhiều. Xác định không đúng doanh thu tính thuế TNDN, nhất là các DN kinh doanh thương mại. Hạch toán chi phí không đúng chế độ quy định như: tài sản cố định không tham gia SXKD nhưng vẫn trích khấu hao vượt quá quy định. Hạch toán tiền lương, tiền ăn ca sai chế độ, hạch toán chi phí nguyên vật liệu cao hơn định mức hoặc không phục vụ cho SXKD. Hạch toán chi phí không đúng niên độ kế toán đối với các DN chuyển từ giai đoạn được miễn thuế TNDN sang giảm thuế TNDN. Hạch toán chi phí không có chứng từ hợp pháp, chi phí của cá nhân hoặc những khoản chi p

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfhoan_thien_cong_tac_kiem_tra_thue_doi_voi_doanh_nghiep_tai_chi_cuc_thue_tp_thanh_hoa_4961_1909371.pdf
Tài liệu liên quan