Luận văn Vận dụng dạy học dự án vào tổ chức hoạt động ngoại khoá một số kiến thức chương Động lực học chất điểm SGK vật lý lớp 10 nâng cao

2.2.1. Mục đích điều tra:

- Tìm hiểu thực tếdạy học nội dung kiến thức phần “Động lực học chất điểm” ởmột số

trường THPT tại tỉnh Daklak. Từ đó, tìm ra những khó khăn, hạn chếtrong dạy và học nhằm tìm

hiểu những nguyên nhân, đềxuất biện pháp khắc phục, làm cơsở đểsoạn thảo một sốtiến trình

dạy học bằng cách tổchức dạy học dựán trong hoạt động ngoại khoá vật lý phần “Động lực học

chất điểm”.

- Tìmhiểu thực tếviệc tổchức hoạt động ngoại khoá bộmôn vật lý ởcác trường THPT tại

tỉnh Daklak. Từ đó, tìm nguyên nhân vềhiệu quảcũng nhưvềviệc hoạt động ngoại khoá chưa

được tổchức rộng rãi, thường xuyên và phong phú tại các trường THPT. Trên cơsở đó, đềxuất

các biện pháp tổchức hoạt động ngoạikhoá phù hợp, tăng cường hiệu quảcủa các hoạt động

ngoại khoá bộmôn vật lý cũng nhưtăng tính hấp dẫn của môn học đối với học sinh.

pdf80 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4842 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Vận dụng dạy học dự án vào tổ chức hoạt động ngoại khoá một số kiến thức chương Động lực học chất điểm SGK vật lý lớp 10 nâng cao, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh luật để giải thích các hiện tượng trong thực tế và kỹ thuật.  Kỹ năng diễn đạt các đại lượng vật lý bằng hình vẽ.  Kỹ năng vận dụng kiến thức để giải các bài tập trắc nghiệm. 2.2. Điều tra thực tiễn: 2.2.1. Mục đích điều tra: - Tìm hiểu thực tế dạy học nội dung kiến thức phần “Động lực học chất điểm” ở một số trường THPT tại tỉnh Daklak. Từ đó, tìm ra những khó khăn, hạn chế trong dạy và học nhằm tìm hiểu những nguyên nhân, đề xuất biện pháp khắc phục, làm cơ sở để soạn thảo một số tiến trình dạy học bằng cách tổ chức dạy học dự án trong hoạt động ngoại khoá vật lý phần “Động lực học chất điểm”. - Tìm hiểu thực tế việc tổ chức hoạt động ngoại khoá bộ môn vật lý ở các trường THPT tại tỉnh Daklak. Từ đó, tìm nguyên nhân về hiệu quả cũng như về việc hoạt động ngoại khoá chưa được tổ chức rộng r•i, thường xuyên và phong phú tại các trường THPT. Trên cơ sở đó, đề xuất các biện pháp tổ chức hoạt động ngoại khoá phù hợp, tăng cường hiệu quả của các hoạt động ngoại khoá bộ môn vật lý cũng như tăng tính hấp dẫn của môn học đối với học sinh. 2.2.2. Đối tượng điều tra: - Giáo viên vật lý tham gia khoá bồi dưỡng hè của sở GDĐT Tỉnh Daklak. - Học sinh lớp 10 THPT chương trình nâng cao trường THPT chuyên Nguyễn Du, tỉnh Daklak. 2.2.3. Nội dung điều tra: - Điều tra giáo viên: thực hiện bút vấn với 34 giáo viên vật lý tập huấn hè; dự giờ, phỏng vấn trực tiếp 6 giáo viên trong tổ vật lý trường THPT chuyên Nguyễn Du thuộc tỉnh Daklak về phương pháp lên lớp, nội dung chương trình, các khó khăn, hạn chế thường gặp phải khi giảng dạy phần kiến thức “Động lực học chất điểm” lớp 10 nâng cao. Bên cạnh đó, cũng thực hiện bút vấn để điều tra về thực tế thực hiện các hoạt động ngoại khoá vật lý (bản điều tra xem phụ lục 3 : Phiếu điều tra giáo viên). - Điều tra học sinh: thông qua 313 bài kiểm tra cho toàn khối 10 nâng cao của trường THPT chuyên Nguyễn Du để phát hiện sai lầm, khó khăn của học sinh khi học kiến thức “Động lực học chất điểm”(bản điều tra xem phụ lục 4: Kiểm tra kiến thức); điều tra tình cảm, thái độ của 25 học sinh (thành viên câu lạc bộ vật lý) với việc học tập vật lý, những mong muốn, kỳ vọng của các em để sao cho việc học vật lý trở nên thú vị, hấp dẫn hơn, điều tra về các hoạt động ngoại khoá bộ môn vật lý mà các em mong muốn được tham gia (bản điều tra xem phụ lục 5: Phiếu điều tra học sinh về hoạt động ngoại khóa). 2.2.4. Phân tích kết quả điều tra: 2.2.4.1. Kết quả điều tra giáo viên: a. Về dạy học kiến thức chương “Động lực học chất điểm” - Phần lớn giáo viên (22/34) đánh giá nội dung chương trình của chương “Động lực học chất điểm” lớp 10 nâng cao hơi nặng, yêu cầu cao so với năng lực học sinh trên địa bàn tỉnh Daklak, đặc biệt với học sinh khu vực miền núi và nông thôn. Trong khi đó, thời gian phân phối chương trình dành cho dạy và học chương này lại hơi thiếu, có những bài không đủ thời gian để đảm bảo các yêu cầu chuẩn kiến thức, kỹ năng. Ví dụ, bài “Lực hướng tâm và lực quán tính li tâm, hiện tượng tăng, giảm, mất trọng lượng” có nội dung bài dài và một số điểm khá phức tạp. Khái niệm lực hướng tâm cũng như lực quán tính li tâm đều là những khái niệm hơi trừu tượng, khó tưởng tượng và học sinh dễ bị hiểu sai. Vấn đề tăng, giảm, mất trọng lượng là vấn đề thú vị nhưng phức tạp. Để hướng dẫn học sinh tìm hiểu được tường tận hay tổ chức hoạt động dạy học để các em chủ động chiếm lĩnh các kiến thức này thì không có đủ thời gian. - Trong quá trình dạy học, khá nhiều giáo viên, kể cả những giáo viên lâu năm, nhiều kinh nghiệm vẫn gặp phải khó khăn khi dạy các cụm kiến thức cơ bản của chương (ba định luật Newton và các lực cơ học), trong đó, khó khăn lớn nhất gặp phải là khi tiến hành các thí nghiệm nghiên cứu khảo sát cũng như các thí nghiệm minh họa. - Theo đánh giá của giáo viên, khó khăn thường gặp nhất ở học sinh khi học tập chương “Động lực học chất điểm” là vận dụng kiến thức để thấy ứng dụng của kiến thức vật lý trong kỹ thuật và hiểu được vai trò, ý nghĩa của các kiến thức học được trong cuộc sống. - Về mức độ trọng tâm của kiến thức, đa số giáo viên được điều tra đều xếp các định luật Newton lên vị trí quan trọng hàng đầu, sau đó đến kiến thức về các lực cơ học. - Theo định hướng đổi mới phương pháp dạy học, để phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, phần lớn giáo viên cho rằng phương pháp thực nghiệm vật lý là phù hợp để dạy học chương này và để tăng hiệu quả dạy và học, cần tăng thời gian rèn luyện kỹ năng cho học sinh. - Đối với dạy học theo dự án, đa số giáo viên chưa có kinh nghiệm trong việc triển khai thực tế, nhưng vẫn đánh giá thấp tính khả thi của phương pháp dạy học này vì không phù hợp với thực tế điều kiện dạy học và chưa phù hợp với cách đánh giá hiện nay trong nhà trường Việt Nam. Đặc biệt đối với chương “Động lực học chất điểm”, dạy học dự án được đánh giá chỉ thích hợp áp dụng cho một số bài cụ thể, dưới hình thức củng cố, ôn tập, mở rộng kiến thức. b. Về tổ chức hoạt động ngoại khoá ở trường THPT - Kết quả điều tra cho thấy, hoạt động ngoại khoá vật lý đ• đựơc thực hiện nhưng chưa thường xuyên, thậm chí, ở một số trường trong suốt năm học hoàn toàn không tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động ngoại khoá vật lý. - Nhiều giáo viên vật lý (21/34) đánh giá khá cao sự cần thiết của các hoạt động ngoại khoá vật lý, nhưng vẫn còn một số giáo viên (6/34 ý kiến) chưa ý thức hết vai trò của các hoạt động này, cho rằng “có thì tốt nhưng không có cũng không sao”. Một số giáo viên (7/34) vẫn dè dặt về tính khả thi của hoạt động ngoại khoá trong thực tế còn nhiều khó khăn của nhà trường hiện nay. - Nguyên nhân làm cho hoạt động ngoại khoá vật lý chưa được tổ chức rộng r•i trong các trường THPT nước ta hiện nay chủ yếu là do khó khăn về điều kiện cơ sở vật chất, kinh phí, ngừơi tổ chức… Bên cạnh đó, phân phối chương trình học chính khoá khá nặng nề về thời gian và nội dung yêu cầu khiến học sinh khó có thể tham gia tích cực vào các hoạt động ngoại khoá. - Hình thức tổ chức ngoại khoá được đánh giá phù hợp và hiệu quả với học sinh là tổ chức các cuộc thi đố vui, tìm hiểu về các hiện tượng vật lý, tổ chức sinh hoạt thường xuyên dưới dạng câu lạc bộ vật lý cho những học sinh yêu thích vật lý. - Những đề xuất có thể tăng hiệu quả của hoạt động ngoại khoá vật lý là cần có sự quan tâm, đầu tư, khuyến khích của giáo viên, nhà trường và phụ huynh, cũng như cần có những tài liệu làm cơ sở lý luận hướng dẫn giáo viên tổ chức hoạt động ngoại khoá cho HS. 2.2.4.2. Kết quả điều tra học sinh: a. Về học kiến thức chương “Động lực học chất điểm” [Phiếu kiểm tra: xem phụ lục 4: kiểm tra kiến thức] Tổng hợp kết quả kiểm tra kiến thức của chương với các học sinh toàn khối 10 trường THPT chuyên Nguyễn Du cho thấy sự lựa chọn của các em như sau: B¶ng 2.1 C¸c lùa chän trong bμi kiÓm tra kiÕn thøc HS khèi 10 tr−êng THPT chuyªn NguyÔn Du A B C D Kh«ng lμm C©u 1 13 11 268 16 5 C©u 2 1 306 5 1 0 C©u 3 70 114 10 116 3 C©u 4 4 14 201 92 2 C©u 5 0 8 300 5 0 C©u 6 5 0 306 2 0 C©u 7 12 6 4 289 2 C©u 8 13 180 38 79 3 C©u 9 4 278 15 13 3 C©u 10 45 28 30 207 3 C©u 11 4 157 5 145 2 C©u 12 9 285 15 1 3 C©u 13 0 1 114 197 1 C©u 14 4 18 32 257 2 C©u 15 143 9 109 50 2 C©u 16 82 202 8 20 0 C©u 17 63 231 1 16 2 C©u 18 19 24 65 202 3 C©u 19 50 8 5 246 4 C©u 20 2 307 3 1 0 Kết quả điều tra cho thấy: - Kiến thức các em học được qua phần “Động lực học chất điểm” tương đối vững vàng. Với phiếu điều tra đã phát, có tới gần 97,8% trên trung bình (trong đó có 37,7% loại khá và 43,1% loại giỏi). Tuy nhiên, kết quả này được điều tra với đối tượng là học sinh trường chuyên nên có thể không đại diện được cho đa số học sinh THPT. - Các câu trắc nghiệm số 3, 11, 13, 15 có tới xấp xỉ một nửa số học sinh điều tra trả lời sai. Qua đó, có thể thấy các sai lầm học sinh thường gặp phải:  Chưa hiểu chính xác biểu hiện của định luật quán tính: các em còn mơ hồ về khái niệm “chuyển động quán tính” với trường hợp vật có gia tốc bằng 0 (chuyển động theo quán tính là chuyển động thẳng đều còn gia tốc bằng 0 gồm có cả trường hợp vật đứng yên cân bằng). Các em vẫn nhầm lẫn khi vận dụng định luật 1 Newton để tìm đặc điểm chuyển động của vật khi lực tác dụng lên vật đột ngột mất đi.  Việc vận dụng định luật 2 còn chưa linh hoạt: ở câu 11, khi được yêu cầu tìm cách làm vật đang chuyển động thẳng đều chuyển thành chuyển động thẳng chậm dần đều, có tới 145/314 em cho rằng cần tác dụng một lực có độ lớn tăng dần và ngược hướng với hướng của chuyển động đang có! Điều này chứng tỏ các em học thuộc nội dung, công thức, vận dụng định luật để giải quyết bài toán động lực học... nhưng lại mắc sai lầm khi vận dụng kiến thức để giải thích các hiện tượng thực tế đơn giản.  Với câu 15, số lựa chọn sai của học sinh áp đảo số lựa chọn đúng 143-109 cho thấy học sinh chưa thật sự biết vận dụng đúng đắn điều kiện cân bằng, lực và phản lực cũng như vận dụng kiến thức được học về cấu tạo và hoạt động của lực kế, cách sử dụng lực kế. Điều này một phần có thể vì các em chưa thường xuyên được thực hành, chưa có điều kiện làm việc nhiều với các thiết bị vật lý. b. Về việc học tập môn vật lý và hoạt động ngoại khóa vật lý Điều tra thực hiện với 25 học sinh thành viên CLB vật lý trường THPT chuyên Nguyễn Du cho thấy: - Về thái độ đối với môn vật lý, phần đông các em tỏ ra yêu thích, cho rằng môn vật lý hay, bổ ích cho cuộc sống hiện tại và có các định hướng, dự định trong tương lai (12 ý kiến). Tuy nhiên, đáng lo ngại là vẫn tồn tại một số em (6/25) đánh giá rằng những kiến thức vật lý được học mang nặng tính sách vở, không gắn bó nhiều với thực tế cuộc sống của các em. Một học sinh đ• lý giải rất hợp lý rằng nội dung môn vật lý hay, bổ ích, nhiều liên hệ thực tế nhưng lượng kiến thức các em phải nhận vào quá nhiều nên dẫn đến cách dạy của giáo viên nhanh, khô cứng, gây khó tiếp thu, làm cho học sinh dễ bị “đuối”! Vậy là thái độ của học sinh đối với môn học quy cho cùng cũng phần nào do người lớn: từ nội dung, yêu cầu kiến thức hơi quá tải dẫn đến phương pháp dạy chưa hấp dẫn! - Các em đánh giá mức độ hấp dẫn của các hoạt động học tập vật lý theo trình tự giảm dần như sau:  Làm thí nghiệm thực hành trong phòng thí nghiệm.  Xem giáo viên biểu diễn thí nghiệm.  Hoạt động theo nhóm để tự triển khai, tìm hiểu một yêu cầu, vấn đề vật lý.  Trả lời các câu hỏi định tính, giải thích...  Tham gia sinh hoạt ngoại khóa vật lý.  Làm và sửa bài tập tính toán.  Học lý thuyết, nghe giáo viên giảng bài.  Làm bài kiểm tra. Dựa vào kết quả này, ta thấy học sinh thích được học vật lý đúng như một môn khoa học thực nghiệm, các kiến thức học phải đi liền với thí nghiệm, thực hành và phải có nhiều vận dụng vào thực tế. - Đối với các hoạt động ngoại khóa vật lý ở trường phổ thông, hầu hết các em trả lời (12/22) cho rằng đây là hoạt động cần thiết. Trong đó, hình thức hoạt động các em ưa thích nhất là thi thiết kế thí nghiệm, chế tạo các thiết bị ứng dụng kiến thức vật lý, tiếp đó là tham gia các buổi sinh hoạt chuyên đề định kỳ. - Các em học sinh tham gia hoạt sinh hoạt ngoại khóa vật lý đa số đều vì yêu thích các hoạt động ngoại khóa và hy vọng sẽ học tốt hơn môn vật lý. Nhiều em rất muốn tham gia sinh hoạt nhưng không thể vì áp lực chương trình nặng, thời gian biểu kín với các buổi học chính khóa, học thêm. Đây là lý do chính khiến các hoạt động ngoại khóa không thu hút được đông đảo học sinh tham gia. - Để nâng cao hiệu quả của các hoạt động ngoại khóa, theo học sinh thì cần phải tổ chức những hoạt động ngoại khóa hấp dẫn, lôi cuốn, và quan trọng nữa là cần có sự phối hợp giữa học chính khóa và ngoại khóa về kiến thức, điểm số cũng như cần có sự phối hợp toàn diện giữa các lực lượng giáo dục (đoàn thể trong nhà trường, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, phụ huynh học sinh...) 2.2.5. Một số đề xuất : Từ kết quả điều tra giáo viên, cho thấy: - Thực tế dạy và học chương “Động lực học chất điểm” lớp 10 nâng cao tồn tại mâu thuẫn giữa yêu cầu nặng nề về kiến thức với phân phối thời gian hạn hẹp để thực hiện các chuẩn kiến thức, kỹ năng. Do đó, đề xuất đưa hoạt động ngoại khoá vào tổ chức dạy học chương này là hợp lý để có thể tăng thời gian rèn kỹ năng cho học sinh. Hình thức ngoại khoá cũng phù hợp để giúp học sinh có thể giải quyết khó khăn khi vận dụng kiến thức nhằm thấy ứng dụng của kiến thức vật lý trong kỹ thuật, và hiểu được vai trò, ý nghĩa của các kiến thức học được trong cuộc sống. - Các ưu điểm của dạy học dự án trong việc phát huy tính tích cực, sáng tạo, chủ động trong học tập cũng như phát triển các kỹ năng cho học sinh đ• được thừa nhận nhưng hạn chế lớn nhất của phương pháp dạy học này là khó áp dụng vào thực tế dạy học vật lý do những giới hạn về thời gian triển khai dự án. Vì vậy, triển khai dạy học dự án nên được vận dụng trong các hoạt động ngoại khoá để tháo gỡ khó khăn về thời gian. Mặt khác, đây cũng là hướng đi phù hợp với đặc điểm của chương: dạy học dự án thích hợp cho một số bài lựa chọn, nhằm mục đích củng cố, ôn tập mở rộng kiến thức để học sinh hệ thống lại các kiến thức đ• học trong mối quan hệ với nhau và gắn với các ứng dụng thực tế. - Dựa trên logic khoa học của kiến thức chương, mức độ trọng tâm và mối quan hệ giữa các kiến thức được xây dựng, khi triển khai dạy học dự án vào tổ chức hoạt động ngoại khoá chương này ta nên dựa trên nền tảng là vận dụng các kiến thức về ba định luật Newton. Từ đó, các kiến thức liên quan đến các lực cơ học, các ứng dụng thực tế… sẽ được gắn kết một cách tự nhiên. Học sinh vẫn có thể củng cố toàn bộ các kiến thức đ• học trong chương đặt trong mối quan hệ chặt chẽ với nhau và với các hiểu biết về các môn học khác, về cuộc sống và kỹ thuật. Từ kết quả điều tra học sinh cho thấy: - Học sinh yêu thích và mong muốn học tập vật lý gắn liền với hoạt động thực hành, thí nghiệm chứ không phải học “chay”, nghe giáo viên dạy lý thuyết và làm bài tập. Các hoạt động dạy học vật lý vì thế cũng cần hướng vào thí nghiệm, thực hành, tổ chức cho học sinh hoạt động, chủ động chiếm lĩnh tri thức. Hoạt động ngoại khóa vật lý là cần thiết để tạo sân chơi lành mạnh cho các em. Ngoại khóa vật lý cũng nên hướng các em vào các hoạt động sáng tạo vật lý như thiết kế mô hình, thiết bị… ứng dụng kiến thức vật lý đ• được học, vận dụng các kiến thức đ• học vào thực tế cuộc sống một cách hữu ích. 2.3. Tổ chức dạy học dự án thông qua các hoạt động ngoại khoá kiến thức chương “Động lực học chất điểm” SGK Vật lí 10 nâng cao: 2.3.1. Xác định bộ câu hỏi định hướng và các câu trả lời dự kiến: Để định hướng giúp học sinh hình dung ra kiểu dự án cho phép, các đề tài và thúc đẩy học tập, tạo ra mối quan hệ sâu sắc giữa học sinh với kiến thức, chúng tôi xây dựng bộ câu hỏi định hướng như sau: - Câu hỏi khái quát: “Các kiến thức học được ở trường hỗ trợ cuộc sống của chúng ta như thế nào?” Đây là câu hỏi rất mở, có thể đặt ra với rất nhiều môn học khác nhau và không thể trả lời bằng một đáp án duy nhất. Với môn vật lý, một trong những yêu cầu của môn học là biết vận dụng kiến thức vật lý vào thực tế. Tất cả các cấp lớp, chương, bài đều có thể có câu trả lời cho câu hỏi khái quát này. Do đó, câu hỏi này có thể xem như câu hỏi chính dùng cho tất cả các buổi sinh hoạt ngoại khóa vật lý. - Câu hỏi bài học: “Các định luật Newton được ứng dụng trong cuộc sống như thế nào?” Câu hỏi này hướng học sinh vào các ứng dụng của các định luật Newton. Để trả lời câu hỏi này, học sinh trước hết cần ôn tập lại kiến thức đ• học về các định luật Newton. Học sinh có thể áp dụng định luật quán tính giải thích những hiện tượng trong cuộc sống (ví dụ: trong an toàn giao thông). Vận dụng cả ba định luật để tìm hiểu về các chuyển động thường gặp. Từ đó các em có thể phát triển các ý tưởng về thiết kế mô hình vật chuyển động, nhất là những mô hình chuyển động bằng phản lực. - Câu hỏi nội dung:  Phát biểu nội dung các định luật Newton và phạm vi áp dụng của các định luật?  Quán tính là gì? Ví dụ?  Chuyển động bằng phản lực là gì? Ví dụ?  Định luật 1 Newton có những ứng dụng nào trong cuộc sống?  Định luật 2 Newton có những ứng dụng nào trong cuộc sống?  Định luật 3 Newton có những ứng dụng nào trong cuộc sống?  Có những máy móc, thiết bị nào vận dụng các định luật Newton làm cơ sở nguyên lý hoạt động? Các câu hỏi về ứng dụng, học sinh cần thảo luận và đưa ra những câu trả lời chi tiết và phong phú. Có thể có nhiều ý tưởng, ý kiến mới mẻ. Đây chính là những ý tưởng để học sinh chọn lựa dự án và tiến hành khai thác, tìm hiểu mở rộng. 2.3.2. Thiết kế mạng sơ đồ tư duy: 2.3.2.1. ý tưởng của chủ đề : Dựa trên cơ sở nội dung các kiến thức trọng tâm chương “Động lực học chất điểm” trong chương trình lớp 10 nâng cao, trên cơ sở những kết quả điều tra thực tế về những khó khăn, hạn chế trong dạy và học chương này, chúng tôi quyết định lựa chọn chủ đề chính của hoạt động ngoại khoá là “Các định luật Newton và những ứng dụng trong thực tế cuộc sống”. Chủ đề này có mục đích tập trung vào việc ôn tập, củng cố cho học sinh những kiến thức trọng tâm nhất của chương là các định luật Newton. Đồng thời, để ứng dụng được các định luật Newton thì học sinh cũng cần vận dụng linh hoạt các kiến thức khác của chương như kiến thức về khái niệm lực, các loại lực cơ học thường gặp nhằm giải quyết các nhiệm vụ trong thực tiễn, làm cho kiến thức trở nên có nghĩa đối với người học. Với chủ đề như vậy, việc tổ chức dạy học dự án trong hoạt động ngoại khoá cũng rất phù hợp để học sinh khắc phục những khó khăn thường gặp khi học tập chương “Động lực học chất điểm” là vận dụng kiến thức để thấy được ứng dụng của kiến thức vật lý trong kỹ thuật, và hiểu được vai trò, ý nghĩa của các kiến thức học được trong cuộc sống, đồng thời qua đó, phát triển ở học sinh khả năng làm việc hợp tác, khả năng giao tiếp và rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề. 2.3.2.2. Xây dựng các tiểu chủ đề : Để tiến hành bước này, trước hết, giáo viên cần hướng dẫn học sinh về lập sơ đồ tư duy Mindmap và kỹ thuật đặt câu hỏi 5W1H. Với sơ đồ tư duy, nội dung chuyển đến học sinh gồm:  Tìm hiểu sơ đồ tư duy là gì?  Lịch sử phương pháp tư duy với sơ đồ tư duy.  Lợi ích của sơ đồ tư duy.  Cách lập sơ đồ tư duy.  Sử dụng sơ đồ tư duy trong học tập.  Thực hành lập sơ đồ tư duy. Với kỹ thuật 5W1H, giáo viên giới thiệu các ví dụ và cho học sinh thực hành cách đặt 6 dạng câu hỏi xung quanh một vấn đề:  What (cái gì)?  When (khi nào)?  Where (ở đâu)?  Who (ai)?  Why (tại sao)?  How (như thế nào)? Để toát lên chủ đề chính của hoạt động ngoại khoá “Các định luật Newton và những ứng dụng trong thực tế cuộc sống”, giáo viên hướng dẫn học sinh xây dựng các tiểu chủ đề bằng cách sử dụng sơ đồ tư duy. Bộ câu hỏi định hướng đặt ra sẽ giúp học sinh định hướng việc tìm kiếm ý tưởng. Sử dụng sơ đồ tư duy sẽ tạo nên sự đồng thuận trong nhóm học sinh, tập trung vào chủ đề chung cần giải quyết. Quá trình hướng dẫn học sinh, giáo viên định hướng để các em tập trung vào khai thác nhánh ứng dụng các định luật Newton trong thực tế và kỹ thuật. Các nhánh của sơ đồ tư duy đưa ra cấu trúc tổng thể giúp các học sinh trong nhóm định hướng tư duy một cách lô gic, học sinh qua thảo luận nhóm có thể thiết lập các ý tưởng mới mẻ, các chủ đề cụ thể để nhóm chọn lựa triển khai thành vấn đề nghiên cứu. Trên cơ sở quan sát hoạt động của các nhóm học sinh, giáo viên có thể có một số gợi ý các tiểu chủ đề: - Vận dụng các định luật Newton để phân tích nguyên nhân, hậu quả và cách phòng tránh một số tai nạn giao thông. - Thiết kế một số thiết bị chuyển động trên cơ sở tác dụng của lực và phản lực. Khai thác ý tưởng từ hai gợi ý chính này, các nhóm học sinh có thể triển khai thành rất nhiều tiểu chủ đề nhỏ hơn để xây dựng thành dự án. Hình 2.1 là sơ đồ tư duy gợi ý với nhiều nhánh còn bỏ trống để các nhóm học sinh từ đó thảo luận tìm ý tưởng dự án của mình. H×nh 2.1. S¬ ®å t− duy h−íng dÉn HS t×m ý t−ëng lËp dù ¸n Tương tự như mẫu, các nhóm học sinh có thể xây dựng sơ đồ tư duy riêng để triển khai dự án, chuẩn bị lập kế hoạch thực hiện dự án. 2.3.3. Xác định mục tiêu dự án: Thông qua việc thực hiện các dự án, học sinh cần: - Củng cố được kiến thức về các định luật Newton: nội dung, ý nghĩa, phạm vi áp dụng. - Vận dụng được các định luật để giải thích các hiện tượng thực tế thường gặp trong cuộc sống và kỹ thuật - Vận dụng tổng hợp các kiến thức của chương: lực, lực đàn hồi, lực ma sát, lực hấp dẫn... để kết hợp làm sáng tỏ hơn vai trò của các định luật Newton trong thực tế cuộc sống, trong khoa học kỹ thuật. - Qua sinh hoạt ngoại khóa và học theo dự án, hình thành và phát triển các kỹ năng :  Đề xuất các giải pháp và lập kế hoạch thực hiện các giải pháp.  Vận dụng các kiến thức của một số môn học để giải quyết vấn đề.  Thực hiện nghiên cứu: thu thập thông tin, thực hiện điều tra, xử lý thông tin...  Tổng hợp kết quả: tổng hợp các kết quả, xây dựng thành sản phẩm, trình bày kết quả, tổng kết, nhìn lại quá trình học tập.  Cộng tác, làm việc với các thành viên trong nhóm.  Phát triển các kỹ năng sống và giao tiếp: kĩ năng phân tích, tổng hợp, phản biện, thuyết trình...  Khám phá các ý tưởng theo sở thích.  Phát triển sự đam mê, thái độ yêu thích môn học. 2.3.4. Lập kế hoạch thực hiện dự án: Kế hoạch triển khai dạy học dự án qua hoạt động ngoại khoá bao gồm việc xây dựng, ổn định sinh hoạt của câu lạc bộ, kết hợp triển khai dạy học dự án. Bảng 2.2 là kế hoạch cụ thể triển khai các dự án theo chủ đề “Các định luật Newton và những ứng dụng trong thực tế cuộc sống” thông qua sinh hoạt câu lạc bộ vật lý hàng tuần: Bảng 2.2. Kế hoạch triển khai dạy học dự án qua hoạt động ngoại khóa Thêi gian C«ng viÖc Tr−íc khi thùc hiÖn 3 tuÇn LËp kÕ ho¹ch, xin xÐt duyÖt cña tæ bé m«n, nhμ tr−êng. Tr−íc khi thùc hiÖn 1 tuÇn TriÓn khai viÖc th«ng b¸o ®Õn häc sinh qua ®oμn tr−êng, gi¸o viªn vËt lý khèi 10 ®Ó häc sinh ®¨ng ký tham gia sinh ho¹t th−êng xuyªn t¹i CLB. Buæi sinh ho¹t  Lμm thñ tôc tæ chøc CLB VËt lý: 1 - Th«ng qua néi quy ho¹t ®éng, æn ®Þnh tæ chøc CLB - Chia nhãm häc sinh - H−íng dÉn HS lμm viÖc theo nhãm - Th«ng qua lÞch sinh ho¹t trong häc kú 1 (Nh»m thùc hiÖn häc theo dù ¸n ch−¬ng “§éng lùc häc chÊt ®iÓm”)  Néi dung sinh ho¹t 1: - Häc tËp ph−¬ng ph¸p lËp s¬ ®å t− duy (Mind map) - T×m hiÓu kü thuËt ®Æt c©u hái 5W1H Buæi sinh ho¹t 2 H−íng dÉn HS häc theo dù ¸n: - Giíi thiÖu vÒ häc theo dù ¸n - Kh¸i l−îc c¸c b−íc häc theo dù ¸n. - Sö dông sæ theo dâi dù ¸n. Buæi sinh ho¹t 3 Tæ chøc häc tËp qua dù ¸n c¸c kiÕn thøc ch−¬ng “§éng lùc häc chÊt ®iÓm” líp 10 n©ng cao _ thùc hiÖn b−íc 1 trong tiÕn tr×nh häc theo dù ¸n: “LËp kÕ ho¹ch” - Lùa chän chñ ®Ò - X©y dùng tiÓu chñ ®Ò - Kh¬i gîi høng thó - LËp kÕ ho¹ch c¸c nhiÖm vô häc tËp 2.3.5. Các tài liệu hỗ trợ thực hiện dự án trong sinh hoạt câu lạc bộ vật lý: - Nội dung triển khai trong các buổi sinh hoạt: Xem phụ lục 7: các file powerpoint “các buổi sinh hoạt CLB”. - Các tài liệu phát cho học sinh:  Sơ đồ KWL (xem phụ lục 6 : Sơ đồ KWL)  Sổ theo dõi dự án (xem phụ lục 2: Sổ theo dõi dự án)  Bảng các tiêu chí đánh giá dự án (xem mục 1.4.2.2 chương 1)  Một số sản phẩm mẫu dự án (bài trình diễn, website, tờ rơi, áp phích, mô hình...) của cụm dự án “dòng điện trong các môi trường” của một số lớp 11, các sản phẩm mô hình thi thiết kế thí nghiệm vật lý của CLB vật lý các năm trước.  Địa chỉ một số trang web để hướng dẫn học sinh tìm thông tin: + www.vatlivietnam.org + www.thuvienvatli.com + www.ephysicsvn.com + www.vatlysupham.com.vn + www.quansuvn.net + www.ttvol.com + www.clip.vn + www.gocrieng.com + www.vietastro.org Kết luận chương 2 Trong chương này, chúng tôi nghiên cứu nội dung chương “Động lực học chất điểm” thuộc chương trình lớp 10 ban nâng cao và các tài liệu có liên quan nhằm xác định mức độ nội dung kiến thức cơ bản và các kỹ năng mà học sinh cần nắm vững. Chúng tôi cũng tiến hành điều tra giáo viên và học sinh để phát hiện những khó khăn gặp phải khi dạy và học chương này cũng như khi tiến hành hoạt động ngoại khóa và dạy học dự án. Trên cơ sở đó, chúng tôi tiến hành xây dựng tiến trình dạy học bằng cách tổ chức dạy học dự án trong hoạt động ngoại khoá vật lý phần “Động lực học chất điểm”. Vì là dạy học dự án tiến hành trong hoạt động ngoại khóa nên chúng tôi không tổ chức tiến trình dạy học thành từng tiết học mà xây dựng theo các bước của dạy học dự án. Cụ thể, chúng tôi đã xây dựng được: - Thiết kế mạng sơ đồ tư duy.  Tìm ý tưởng của chủ đề.  Sử dụng sơ đồ tư duy để xây dựng các tiểu chủ đề. - Xác định mục tiêu dự án. - Lập kế hoạch thực hiện dự án. - Chuẩn bị các tài liệu h

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf89966LVVLPPDH028.pdf
Tài liệu liên quan