Luận văn Vận dụng lý thuyết tự sự học vào dạy học tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam (Chương trình Ngữ văn 11, tập 1)

MỤC LỤC

Lời cảm ơn . i

Mục lục. ii

Danh mục các bảng . iv

MỞ ĐẦU .1

1. Lí do chọn đề tài.1

2. Lịch sử vấn đề .4

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.6

4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.6

5. Phƣơng pháp nghiên cứu.7

6. Cấu trúc của luận văn.7

CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI .8

1.1. Khái quát về lý thuyết tự sự học .8

1.1.1. Định nghĩa tự sự học (narratology).9

1.1.2. Định nghĩa tác phẩm trần thuật .11

1.1.3. Một số luận điểm cơ bản của lí thuyết tự sự học hiện đại .11

1.1.4. Vai trò của lý thuyết tự sự học trong nghiên cứu văn học và trong dạy học

tác phẩm văn chƣơng.22

1.1.5. Yêu cầu cơ bản của việc tổ chức quá trình dạy học theo lý thuyết tự

sự học .23

1.2. Vận dụng lý thuyết tự sự học vào việc dạy học tác phẩm văn chƣơng.26

1.2.1. Khả năng vận dụng và phát triển một số hƣớng khai thác dạy học tác

phẩm văn chƣơng theo lý thuyết tự sự học .26

1.3. Sơ lƣợc một vài đặc điểm về thể loại truyện ngắn.30

1.4. Vị trí truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam trong chƣơng trình phổ thông.31

CHƢƠNG 2: DẠY HỌC TRUYỆN NGẮN HAI ĐỨA TRẺ CỦA THẠCH

LAM TỪ GÓC ĐỘ LÝ THUYẾT TỰ SỰ HỌC.34

2.1. Tìm hiểu các yếu tố tự sự trong truyện ngắn Hai đƣa trẻ của Thạch Lam từ

lý thuyết tự sự học.34

2.1.1. Vấn đề ngƣời kể chuyện.34

2.1.2. Điểm nhìn trần thuật ở “Hai đứa trẻ”.37

pdf115 trang | Chia sẻ: Thành Đồng | Ngày: 11/09/2024 | Lượt xem: 12 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Vận dụng lý thuyết tự sự học vào dạy học tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam (Chương trình Ngữ văn 11, tập 1), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ới khác. Đó không còn là một phố huyện cụ thể nữa, ngƣời đọc trên khắp mọi nơi đều có thể tìm thấy một điều gì đó thân quen, gần gũi nhƣ ta đã gặp đâu đó trên đất nƣớc này, những suy tƣ, ƣớc vọng nhƣ cũng giống của ta đó, điều mà ta không thể nói ra thì tác giả đã nói hộ. Phố huyện chiều tối về đêm không chỉ tàn tạ, nghèo nàn mà còn lung linh trong những phông nền tối sáng đầy tƣơng phản nhƣ dƣới ánh đèn sân khấu. Khi phố huyện dần chìm vào bóng đêm thì ánh sáng nhiều dạng xuất hiện, đốm sáng của bóng đèn, tia sáng lọt qua kẽ liếp, tia sáng của ngàn sao đêm. Đó là hồi ức của những buổi chiều tàn cuối thu chìm vào bóng tối thật nhanh vì ngày đã ngắn lại. Và những đêm chuyển sang hè hai chị em ngắm sao và ngóng đợi tàu. Những âm thanh rộn rã cùng ánh sáng của đoàn tàu là điểm nhấn của bản nhạc đồng quê đang dậy lên nốt si với thanh âm dạt dào nhất và đƣa con 39 ngƣời nơi phố huyện chìm vào giấc mơ hi vọng. Điểm nhìn trần thuật còn cho ta thấy đối diện với những nhỏ nhoi, tù túng của ngƣời dân nghèo phố huyện là một vũ trụ bao la đầy ánh sáng, đó là ánh sáng của ngàn sao lấp lánh, của vũ trụ huyền ảo bao la, ánh sáng mạnh mẽ chói lóa của đoàn tàu. Toàn bộ câu chuyện đƣợc tái hiện đầy sinh động thấm đẫm chất thơ, chất nhạc, chất họa. Sự giao cảm hài hòa của con ngƣời và thiên nhiên, đƣa con ngƣời về với những hoài niệm và ƣớc vọng để mỗi con ngƣời có suy nghĩ lành mạnh và sống đẹp hơn. 2.1.3. Bối cảnh câu chuyện và thời gian trần thuật trong “Hai đứa trẻ” 2.1.3.1. Bối cảnh không gian truyện “Hai đứa trẻ” Hai đứa trẻ của Thạch Lam mở ra bối cảnh không gian có sự lồng ghép đan cài nhau. Bối cảnh câu chuyện với những không gian đa chiều, rộng hẹp đã mở ra nhiều điểm nhìn không chỉ của tác giả mà còn cho phép ngƣời đọc chủ động tham gia vào sự phát triển của câu chuyện. Bối cảnh câu chuyện gồm nhiều không gian: Không gian bầu trời với những đám mây và những vì sao đêm. Bên dƣới là bối cảnh phố huyện đƣợc dùng làm bức phông nền lớn bao trùm, chứa trong đó có những không gian nhỏ. Ở đây giống nhƣ một bức phân cảnh trong kịch. Đó là không gian: cảnh chợ tàn, gian hàng tạp hóa nhỏ của chị em Liên đang trông, cửa hàng nƣớc của chị Tí dƣới gốc bàng (thực chất là chỉ có cái ghế, chõng, bát uống nƣớc, nồi nƣớc chè tƣơi, điếu đóm đơn sơ). Manh chiếu bác Xẩm, gánh phở bác Siêu. Bối cảnh không gian cứ dần thu hẹp nhƣ chính cuộc đời chật hẹp, buồn tẻ của những con ngƣời nơi phố huyện. Bối cảnh không gian trong truyện cứ lặng thầm chứng kiến những cảnh đời, những sô phận. Tác giả Thạch Lam thấu hiểu và những trang viết đậm chất nhân văn đã gieo vào lòng ngƣời đọc nỗi buồn trong sáng đầy ám ảnh. Câu chuyện còn mở ra một niềm hi vọng dù mong manh nhƣ chờ đợi những giấc mơ thiên thần. * Bối cảnh thiên nhiên: Mở đầu câu chuyện là không gian phố huyện buổi chiều tàn và không gian phố huyện về đêm, không gian ánh sáng và bóng tối: “ tiếng trống thu không từng tiếng một vang ra để gọi một buổi chiều...Chiều, chiều rồi. Một buổi chiều êm ả nhƣ ru văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đƣa vào”; “ Trời đã bắt đầu đêm, một đêm mùa hạ êm nhƣ nhung và thoảng qua gió mát” [27, tr. 95- 97]. 40 * Bối cảnh xã hội: là cuộc sống, cảnh sinh hoạt của ngƣời dân phố huyện nghèo. Không gian này cũng nhuốm màu tâm trạng, đƣợm buồn, mở ra cảnh chợ tàn: “Ngƣời về hết và tiếng ồn ào cũng mất... một vài ngƣời bán hàng về muộn đang thu xếp hàng hóa...Mấy đứa trẻ con nhà nghèo ở ven chợ cúi lom khom trên mặt đất đi lại tìm tòi” [27, tr. 95- 96]. Những gian hàng nghèo nàn phố huyện về đêm. Hàng nƣớc của chị Tí, gian hàng nhỏ của chị em Liên, gánh phở bác Siêu, manh chiếu bác Xẩm. Không gian đối lập với những mảng màu sáng tối của buổi chiều. Khi chiều xuống, không gian nhanh chóng thu nhỏ lại. Đó cũng đại diện cho bối cảnh xã hội Việt Nam trƣớc cách mạng chật hẹp, tù túng, kìn hãm con ngƣời. * Bối cảnh tâm trạng: Nhƣ ở phần trên đã nói, truyện ngắn Hai đứa trẻ cùng tồn tại nhiều bối cảnh không gian. Trên nền bối cảnh hiện thực là không gian huyền ảo, không gian tâm trạng. Không gian hiện thực chỉ là nền, là cái cớ để chứa đựng không gian huyền ảo, không gian tâm trạng. Bằng giọng điệu nhẹ nhàng, thủ thỉ, tác giả gieo vào lòng ngƣời đọc những nỗi buồn thấm thía. Tâm trạng của chờ đợi của những con ngƣời phố huyện, tâm trạng của chị em Liên. Hồi ức của Liên khi nhớ về ngày xƣa, khi cô bé còn ở Hà Nội. Hà Nội trong tâm tƣởng hạnh phúc và rực rỡ, đối lập với không gian hiện thực với bóng đêm bao trùm và leo lét những ngọn đèm dầu. Đó là không gian hoài niệm và tiếc nhớ của Liên khi nhớ lại. Không gian tâm trạng cũng là nơi để nhận vật bộc lộ đời sống nội tâm. Cũng chính không gian này đã làm nên nội dung tƣ tƣởng truyện. Không gian tâm trạng thể hiện qua dòng hồi ức, sự cắt dán không gian quá khứ vào không gian hiện tại. Đặc biệt truyện Hai đứa trẻ ánh sáng và bóng tối cũng đƣợc sử dụng làm bối cảnh không gian để thể hiện tâm trạng. Những khắc khoải khôn nguôi và ám ảnh bởi không gian đối lập của ánh sáng và bóng tối. Khi bóng tối của màn đêm trùm xuống phố huyện cũng là lúc xuất hiện nhiều ngồn sáng khác nhau. Hình ảnh bóng tối đƣợc nhắc lại đến trên 30 lần và cũng nhiều lần nhà văn miêu tả ánh sáng, ánh sáng nơi phố huyện: leo lét, sáng xanh, khe ánh sáng, lấp lánh, vệt sáng, chấm lửa nhỏ lơ lửng, hột sáng; ánh sáng của đoàn tàu: đèn ghi với ngọn lửa xanh biếc, làn khói bừng sáng trắng, các toa đèn sáng trƣng, đồng và kền lấp lánh, đốm than đỏ bay tung, chấm nhỏ của chiếc đèn xanh treo trên toa sau cùng. Bóng tối bao trùm cuối cùng cũng bị ánh sáng mạnh mẽ của đoàn tàu xé toang làm bừng tỉnh cả phố huyện về đêm, nguồn sáng ấy đem lại cho họ những hi vọng, ƣớc vọng đổi thay. Những con ngƣời ấy vẫn mong chờ 41 nguồn ánh sáng mạnh mẽ ấy, đặc biệt là chị em Liên. Dù chỉ là chốc lát nhƣng cũng đủ gieo vào họ niềm tin và nuôi khát vọng. Qua khảo sát tần số xuất hiện các mùa trong truyện ngắn Thạch Lam thì mùa đông chiếm chủ đạo. Gắn liền với thời gian của giá lạnh, buồn bã là không gian thƣa vắng tiếng ồn ào, nhiều bóng tối. Bối cảnh không gian ấy hợp với sự ƣa nhẹ nhàng để lắng nghe xao động không phải của cảnh vật mà là ở tâm tƣ con ngƣời. Bối cảnh không gian lại trở về ban đầu với bóng tối tịch mịch đã gợi lên trong lòng ngƣời đọc về một miền quê trong kí ức xa xôi và chút buồn hoàn vọng, tiếc nhớ và vẫn không nguôi nuôi ƣớc mơ và hi vọng vào một ngày mai tƣơi sáng. 2.1.3.2. Quan hệ giữa thời gian tự sư và thời gian câu chuyện trong truyện ngắn Hai đứa trẻ * Thời gian trần thuật trong truyện ngắn Hai đứa trẻ Thời gian trần thuật trong truyện ngắn Hai đứa trẻ là thời gian dán ghép với nhiều bối cảnh đan cài nhau. Thời gian buổi chiều tàn dần vào tối cuối thu và đêm đầu hạ, bầu trời đêm đầy sao lấp lánh, những bông hoa bàng vƣơng đầy trên tóc Liên. Thời gian của buổi chiều tàn đƣợc kéo dãn, kéo dài trong khung cảnh thiên nhiên và cảnh sinh hoạt của ngƣời dân. Những con ngƣời nơi đây nhƣ muốn ngày dài thêm để họ có thêm thời gian mƣu sinh. Tàn dƣ của một ngày đọng lại sau buổi chợ tàn, ngƣời lớn cố nán lại nói thêm câu chuyện, những đứa trẻ còn lom khom tìm nhặt những gì sót lại của buổi chợ. Thời khắc ngày tàn và vũ trụ bao la thăm thẳm, nhân vật chính là cô bé Liên với tâm hồn buồn man mác trƣớc cảnh ngày tàn đang chìm vào đêm tối. Bóng tối đƣợc miêu tả ở nhiều thời điểm, bóng tối đƣợc nhắc đến khi mở đầu truyện và đƣợc nhắc lại ở cuối truyện là một dụng ý nghệ thuật, là một vòng tròn khép kín. Hình ảnh bóng tối và ánh sáng đƣợc nhắc lại nhiều lần trong các sự kiện đƣợc kể, điều này đƣợc gọi là tần suất tự sự. Truyện ngắn Hai đứa trẻ là một truyện ngắn trữ tình giàu chất thơ, chất lãng mạn nên cốt truyện và sự kiện không phải là vấn đề cốt yếu ở đây mà là dòng cảm xúc, diễn biến tâm trạng của nhân vật. Vì vậy thời gian của truyện hay thời gian tự sự cũng đóng vai trò quan trọng trong việc góp phần thể hiện dòng cảm xúc. Có lúc kéo dãn ra, có lúc dồn lại. Thời gian sau những dấu hoa thị (*) có thể là quãng ngƣng song cũng có thể là khâu rút gọn thời gian nhƣ: thời khắc, ngày, tuần...thậm chí mấy chục năm sau. Thời gian 42 trong truyện đƣợc chuyển từ buổi chiều tối sang đêm khuya cũng đƣợc đánh dấu bằng dấu hoa thị (*) nhƣ là bƣớc chuyển tiếp tránh sự nặng nề, trì trệ kéo dài gây cảm giác sốt ruột của ngƣời đọc. Đó cũng nhƣ là bƣớc nghỉ chân bên đƣờng để suy ngẫm và đi tiếp trong hành trình của truyện. Thời gian đợi tàu của ngƣời dân phố huyện và của chị em Liên cũng đƣợc kéo dài ra, bởi thời gian trong chờ đợi bao giờ cũng dài, cũng lâu hơn thời gian hiện thực. Chị Tí thì chờ nhƣ một quán tính, bé An thì ngủ trƣớc để nhờ chị đánh thức, vợ chồng bác Xẩm đã ngủ tự khi nào, chỉ còn Liên với đêm vắng mênh mông. Cái giờ khắc cuối ngày kết hợp với không gian phố huyện nghèo tạo thành cái trục không gian, thời gian thích hợp, thể hiện rõ chất tù đọng, bế tắc, mòn mỏi để phơi bày những cảnh đời nhân vật. Đồng hành với không gian tâm tƣởng là thời gian tâm trạng đánh dấu những cung bậc cảm xúc, cảm thụ cuộc sống. Thời gian tâm trạng trong Hai đứa trẻ là thời gian hoài niệm. Ở thời điểm hiện tại con ngƣời tìm về quá khứ với bao nỗi niềm. Theo tài liệu của chúng tôi, Thạch Lam có 14 truyện ngắn có từ chỉ bóng tối, trong đó có Hai đứa trẻ. Thời gian tự sự đƣợc sử dụng nhƣ một phƣơng tiện hữu hiệu để biểu đạt thế giới cảm xúc, cảm giác của con ngƣời. Xuất hiện dày đặc trong tác phẩm là thời gian bóng tối. “Thời gian ở đây có sự đồng hiện quá khứ, hiện tại và tƣơng lai. Đây cũng là thủ pháp nghệ thuật độc đáo góp phần phản ánh đắc địa đời sống nội tâm của nhân vật. Do hƣớng tới việc biểu đạt thế giới bên trong đầy bí ẩn của con ngƣời với những trạng thái sống mơ hồ, những kỉ niệm về một thời xƣa cũ nên thời gian trong truyện không hoàn toàn rõ ràng, cụ thể” [31, tr. 67]. Nhằm biểu đạt cảm xúc riêng tƣ, ngóng chờ Thạch Lam đã chọn thời điểm hoàng hôn và đêm khuya để khơi gợi cảm xúc buồn, là quãng thời gian con ngƣời sống thật với chính mình, nhìn lại mình. Truyện ngắn còn là sự đan xen thời gian xƣa và nay để diễn tả đời sống nội tâm của nhân vật. Thời gian tự sự có lúc kéo dãn, có lúc co lại, nhƣng tất cả thời gian đã đƣợc đƣợc dồn nén trong khoảng từ chiều tối đến đêm khuya để tái hiện đời ngƣời. Nhƣ vậy trong truyện ngắn Hai đứa trẻ, thời gian của chuyện (là trạng thái thời gian tự nhiên) đã đƣợc tác giả sử dụng linh hoạt và đan cài giữa thời gian trần thuật và thời gian của chuyện để thể hiện chủ đề tƣ tƣởng tác phẩm. Điều này đã tạo nên sức hút đối với độc giả thật tự nhiên và tạo đƣợc những dƣ ba sau khi những dòng cuối cùng của câu chuyện khép lại. 43 2.2. Kết luận về nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam Dạy học văn hay việc tìm hiểu, phân tích và nhìn lại quá trình sáng tạo của nhà văn để chúng ta có thể hiểu và cảm nhận sự thú vị của tác phẩm văn chƣơng thấu đáo sâu sắc hơn. Thạch Lam là một nhà văn có cốt cách trí thức, lịch lãm và sâu sắc, đặc biệt trong cách nhìn và cảm nhận vào thế giới nội tâm của con ngƣời. Ông đã từ chính thế giới cái tôi làm đối tƣợng cốt lõi. Đối tƣợng phản ánh trong truyện ngắn Hai đứa trẻ là thế giới cái đẹp đƣợc toát lên từ tâm hồn sâu kín, trong trẻo yêu thƣơng của trẻ thơ. Xây dựng hình tƣợng ngƣời kể chuyện ở ngôi thứ ba, và xác định điểm nhìn bằng nhân vật trẻ thơ để hƣớng ngòi bút vào khám phá thế giới bên trong, Thạch Lam đã lột tả những rung động thuần khiết, thánh thiện, tinh khôi của tâm hồn trẻ thơ. * Tác giả còn kết hợp sử dụng không gian, thời gian thực và đa chiều để miêu tả thế giới nội tâm của những ngƣời nghèo với những cảm nhận về thân phận, kiếp ngƣời trong bối cảnh xã hội tù túng, đơn điệu. Bối cảnh không gian thực và thời gian thực gắn liền với cảnh sinh hoạt thƣờng nhật của con ngƣời. Cùng tồn tại với không gian thực còn là không gian xã hội, không gian tâm trạng. Đi sâu vào miêu tả thế giới tâm hồn con ngƣời, tác giả đã khơi lên và bộc lộ đƣợc những khoảnh khắc chất chứa cảm xúc riêng tƣ đầy bí ẩn; thể hiện vẻ đẹp tâm hồn, tấm lòng tha thiết với cuộc đời và tài năng sáng tạo. Bối cảnh không gian, thời gian trong truyện ngắn cũng mang nét đặc trƣng văn hóa dân tộc, gần gũi, hiện thực. Không gian của màu sắc, của ánh sáng, bóng tối qua sự cảm nhận của con ngƣời làm cho ngƣời đọc liên tƣởng về số phận các nhân vật đang bị trùm lên và bao bọc bởi bóng đêm dày đặc tối. Bóng tối trùm lên phố huyện hẻo lánh, tràn ngập từ đƣờng, vào nhà và tràn ngập khắp nơi làm cho cuộc sống thêm phần ngột ngạt, bế tắc. * Thời gian tự sự cũng là phƣơng tiện hữu hiệu để chứa đựng những trang thái tâm hồn con ngƣời, Hai đứa trẻ có sự đan xen giữa thời gian quá khứ và thời gian hiện tại. Từ cuộc sống của thời hiện tại Liên mơ về quá khứ xa xăm là chuỗi ngày quá khứ êm đềm, khoảng thời gian đẹp mà nay không còn nữa. Liên cùng An ngồi ngắm sao trời mà mơ về cái thời hai chị em sống cuộc sống vui vẻ, sôi động, đƣợc đi dạo bờ hồ để ăn các thức quà xanh đỏ. Quá khứ quay về nhƣ một minh chứng cho sự buồn thƣơng, bế tắc của hiện tại. 44 Hai đứa trẻ còn tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật tự sự của Thạch Lam, đó là kiểu truyện không có chuyện. Những sự kiện, hành động chỉ là cái cớ để nhà văn nắm bắt và khơi gợi những cảm xúc, trạng thái tâm lý ẩn khuất bên trong mỗi ngƣời và nuôi dƣỡng những cảm xúc đẹp. * Hai đứa trẻ còn là một truyện ngắn có kiểu kết cấu phù hợp và uyển chuyển, nó không giống với những truyện ngắn hiện thực nhƣ của Nam Cao, Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng mà thƣờng tuân theo những diễn biến của tâm trạng trong những khoảnh khắc đời thƣờng. Vì vậy đọc truyện ngắn Thạch Lam nói chung và truyện ngắn Hai đứa trẻ nói riêng ta luôn thấy nhẹ nhàng, tâm hồn nhƣ đƣợc tìm về chốn bình yên. Những trang viết hiện lên rất tự nhiên, chân thành, hiện thực về cuộc sống và tâm hồn bên trong của ngƣời bình dân luôn ám ảnh ngƣời đọc và đôi lúc nhƣ thấy có một chút gì của chính mình trong đó. * Sử dụng điểm nhìn linh hoạt, giọng điệu trong truyện ngắn Hai đứa trẻ cũng mang dấu ấn đặc trƣng với cái tôi trữ tình nhƣ là đối tƣợng phản ánh. Giọng điệu trữ tình, sâu lắng tạo nên những khoảng lặng trong tâm hồn và tạo nên những liên tƣợng bay bổng chứa đựng chất nhạc, chất họa, điện ảnh trong đó. Nhƣ bức tranh về buổi chiều tà, bản nhạc đồng quê, một buổi chiều êm ả nhƣ ru, một đêm mùa hạ nhƣ nhung... Chính giọng điệu ấm áp, tâm tình đã tạo nên phong cách nhà văn Thạch Lam. Theo nguồn tài liệu của chúng tôi còn cho thấy, truyện ngắn của Thạch Lam và truyện ngắn của Pauxtopxki có sự gặp gỡ của phong cách nghệ thuật. Những trang văn nhƣ thấm đẫm chất thơ, có những câu văn nhƣ đƣợc chắp cánh. * Về phong cách ngôn ngữ, truyện ngắn Hai đứa trẻ cũng giống nhƣ một số truyện ngắn khác của Thạch Lam đã đƣợc các nhà nghiên cứu văn học

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_van_dung_ly_thuyet_tu_su_hoc_vao_day_hoc_tac_pham_h.pdf
Tài liệu liên quan