Luận văn Vận dụng phương pháp ABA vào can thiệp trị liệu nhận thức và hành vi cho trẻ tự kỷ (nghiên cứu trường hợp tại trường mầm non chuyên biệt Từ sơn, tỉnh Bắc Ninh)

MỞ ĐẦU .8

1. Lý do chọn vấn đề can thiệp .8

2. Tổng quan những nghiên cứu, can thiệp liên quan đến vấn đề can thiệp .10

2.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài.10

2.2. Các nghiên cứu trong nước .12

3. Ý nghĩa can thiệp .14

4. Mục đích can thiệp.14

5. Khách thể và vấn đề can thiệp .15

6. Phạm vi can thiêp.15

7. Phương pháp thu thập thông tin.15

8. Phương pháp can thiệp.16

9. Cấu trúc của luận văn.17

CHưƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA CAN THIỆP .17

1.1. Lý thuyết ứng dụng trong can thiệp.17

1.1.1 Thuyết hành vi tạo tác của B.F Skinner .17

1.1.2. Thuyết học tập xã hội của Albert Bandura .20

1.1.3. Thuyết phát triển nhận thức của Jean Piaget .21

1.2. Khái niệm chính trong can thiệp.23

1.3. Cơ sở ý luận của phương pháp ABA .27

1.3.1. Khái niệm.

1.3.2. Mục đích.

1.3.3. Cơ sở lý thuyết .

1.3.4. Nội dung tổng quát.

1.3.5. Quy trình can thiệp theo phương pháp ABA.

1.4. Các vấn đề về tự kỷ.

1.4.1. Đặc điểm của trẻ tự kỷ .

pdf32 trang | Chia sẻ: anan10 | Lượt xem: 1992 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Vận dụng phương pháp ABA vào can thiệp trị liệu nhận thức và hành vi cho trẻ tự kỷ (nghiên cứu trường hợp tại trường mầm non chuyên biệt Từ sơn, tỉnh Bắc Ninh), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
giảm những hành vi không mong muốn, để giúp trẻ biết cách ứng xử một cách phù hợp khi ra bên ngoài và khi lớn lên. Khi ngƣời lớn nhất là bố mẹ không kiểm soát đƣợc trẻ từ lúc nhỏ, nhiều khả năng lớn lên sẽ không quản lý đƣợc con mình. Với những lý do trên, tôi quyết định lựa chọn đề tài “ vận dụng phƣơng pháp ABA vào can thiệp trị liệu nhận thức và hành vi cho trẻ tự kỷ” làm luận văn tốt nghiệp. 2. Tổng quan những nghiên cứu, can thiệp liên quan đến vấn đề can thiệp 2.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài Ngay từ thế kỷ 19 đã có những báo cáo về trƣờng hợp đơn lẻ của những trẻ rất bé mắc các bệnh rối loạn tâm trí nặng có liên quan đến một biến dạng rõ của quá trình phát triển và Maudsley (năm 1876) đã là nhà tâm bệnh học đầu tiên chú ý đến những nghiên cứu về những trạng thái này. Tuy nhiên, mãi rất lâu về sau này thì các rối loạn này mới đƣợc khoa học thừa nhận. Ban đầu, chúng đƣợc xếp vào một dạng của tâm thần phân liệt. Đến năm 1911, nhà tâm thần học Bleuler đã là ngƣời đầu tiên nói đến các rối loạn này dƣới khái niệm “tự kỷ”. Theo ông đó là một trong những triệu chứng tiên phát cơ bản của tâm thần phân liệt ngƣời lớn và tính tự kỷ là thể hiện một sự tập trung toàn bộ đời sống tâm lý của một con ngƣời vào thế giới bên trong của mình cùng với sự mất đi tiếp xúc, sự cắt rời với thế giới bên ngoài. Năm 1943, Kanner (Đại học John Hopkins – Hoa Kỳ) đã có những mô tả cụ thể về tự kỷ với rất nhiều sắc thái khác nhau trong hành vi nhƣ: Sự cách biệt, thiếu hụt trong tƣơng tác xã hội, thiếu quan hệ tiếp xúc về mặt tình cảm với ngƣời khác, một số thói quen hàng ngày kỳ dị, tỉ mỉ; thiếu hụt giao tiếp bằng ngôn ngữ, không nói hoặc cách nói năng khác thƣờng rõ rệt; hạn chế trong hoạt động tập trung và chú ý, nhƣng lại có một khả năng cao kỳ lạ ở một số lĩnh vực. Từ đó sự quan tâm của giới khoa học ngày càng tăng về vấn đề này. Đã có nhiều học thuyết giải thích về căn nguyên của tự kỷ và hành vi thực sự của những trẻ bị tình trạng này mới đƣợc dần dần quan sát và mô tả thật chi tiết. Sau đó, nhiều công trình nghiên cứu ra đời đã góp phần phát hiện sớm và cải thiện chất lƣợng cuộc sống của trẻ tự kỷ Năm 1962, các cha mẹ và các nhà chuyên môn quan tâm đến vấn đề tự kỷ đã thành lập hiệp hội tự nguyện đầu tiên của nƣớc Anh, nay gọi là “hội tự kỷ quốc gia”. Nhờ những cố gắng của hội này, cùng với tác dụng của tuyên truyền của các phƣơng tiện truyền thông mà mọi ngƣời biết đến nhiều hơn về chứng tự kỷ. Các nghiên cứu về phát hiện sớm tự kỷ có một vai trò và ý nghĩa quan trọng đối với hiêu quả can thiệp. Hiện nay có hơn 10 phƣơng pháp đang sử dụng phổ biến trong can thiệp cho trẻ có rối loạn phổ tự kỷ, có thể kể ra các phƣơng pháp nhƣ: ABA, TEACCH, PECS, RDI Riêng nghiên cứu về phƣơng pháp phân tích hành vi ứng dụng (ABA) từ năm 1987-2006 đã có hơn 500 công trình nghiên cứu đƣợc công bố [22,Tr.15] HumPhrey và Parkinson (2006) chia các công trình nghiên cứu về tự kỷ thành 2 nhóm: nhóm nghiên cứu về chƣơng trình can thiệp toàn diện và nhóm nghiên cứu về phƣơng pháp dạy trẻ cụ thể. Theo đó, 2 chƣơng trình can thiệp toàn diện nổi tiếng và đƣợc ứng dụng rộng rãi ở các nƣớc có thể kể đến can thiệp tăng cƣờng hành vi dựa trên phân tích hành vi ứng dụng đƣợc thực hiện đầu tiên do Viện can thiệp sớm Lovaas và chƣơng trình TEACCH [16,Tr.3] Có công rất lớn cho điều trị và can thiệp cho trẻ tự kỷ phải kể đến là tiến sĩ Ole Ivar Lovaas (1927 – 2010) là một nhà tâm lý học lâm sàng Na Uy. Ông đƣợc coi là cha đẻ của phân tích hành vi ứng dụng (ABA). Ông là ngƣời đầu tiên cung cấp bằng chứng cho thấy hành vi của trẻ tự kỷ có thể đƣợc sửa đổi thông qua giảng dạy và đƣợc Bộ Y tế Mỹ công nhận năm 1999. Năm 1981 Lovaas đã xuất bản cuốn sách viết về “ Phương pháp dạy trẻ em tàn tật” và năm 2002 sách dạy cá nhân chậm phát triển “Kỹ thuật can thiệp cơ bản” góp phần rất lớn thay đổi hành vi cho trẻ em (dƣới 5 tuổi) ABA ( Applied Behavior Analysis) đƣợc đƣa ra bởi Ivar Lovaas có thể coi là phƣơng pháp phổ biến nhất, đƣợc sử dụng nhiều nhất, có nhiều biến thể nhất, có nhiều nghiên cứu nhất và nói chung đƣợc coi là phƣơng pháp hiệu quả cho can thiệp tự kỷ. Các nghiên cứu bởi Lovaas (1987) và Luiselli, Cannon, Ellis và Sisson (2000) cho thấy ABA hiệu quả trong cải thiện khả năng nhận thức, kỹ năng ngôn ngữ, hành vi thích nghi ở trẻ tự kỷ [32] Tiếp theo, cũng dựa trên cơ sở hành vi là các phƣơng pháp can thiệp và trị liệu hành vi nói chung cho trẻ tự kỷ (Behavioral therapy / treatment / intervention) đƣợc ứng dụng trong can thiệp cho tự kỷ nói chung và các vấn đề ở trẻ tự kỷ nhƣ sợ hãi, lo âu, lựa chọn thức ăn, hành vi hoặc ngôn ngữ lặp lại. Một số nghiên cứu tiêu biểu nhƣ Shabani & Fisher (2006) nghiên cứu về điều trị sợ vật nhọn ở ngƣời bị tự kỷ; Tarbox, Schiff, & Najdowski (2010) ứng dụng kỹ thuật hành vi để can thiệp việc kén chọn thức ăn ở trẻ nhỏ tự kỷ; Taylor, Hoch, & Weissman (2005) cũng dùng can thiệp hành vi để điều trị sự lặp lại âm thanh ở một trẻ có tự kỷ. 2.2. Các nghiên cứu trong nước Ở Việt Nam, rối loạn phổ tự kỷ chỉ thực sự đƣợc biết đến ở những năm đầu thế kỷ XXI và các nghiên cứu về rối loạn phổ tự kỷ cũng chỉ đƣợc tiến hành trong vài năm gần đây. - GS.TS Nguyễn Thị Hải Yến và cộng sự đã thực hiện nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu biện pháp can thiệp sớm và giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ ở nước ta hiện nay và trong giai đoạn 2011- 2020”. Nhóm nghiên cứu đã thực hiện nghiên cứu tại các thành phố lớn nhà Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Thái Nguyên, Thái Bình và Đồng Nai với các nhiệm vụ chính là xây dựng hệ thống lý luận, khảo sát thực trạng, đề xuất biện pháp, thực nghiệm và dự báo. Quá trình tổ chức sàng lọc, chẩn đoán tại ba địa phƣơng là Hà Nội, Thái Nguyên và Thái Bình với số lƣợng 94.186 trẻ, đề tài đã xác định tỷ lệ trẻ tự kỷ là 0.41%, tỉ lệ Nam: Nữ là 3,2:1. Từ việc phân tích toàn diện thực trạng vấn đề trẻ tự kỷ, can thiệp sớm, giáo dục hòa nhập và bảo trợ xã hội cho trẻ tự kỷ ở Việt Nam, đề tài xây dựng mô hình giải quyết vấn đề trẻ tự kỷ trên cơ sở sự phối hợp liên ngành y tế- giáo dục – bảo trợ xã hội [25]. - Tại Việt Nam chƣa có nhiều nghiên cứu bài bản về các phƣơng pháp can thiệp trẻ tự kỷ trong đó có phƣơng pháp ABA. Năm 2007, tác giả Quách Thúy Minh đã tiến hành nghiên cứu “ Tìm hiểu một số gia đình và hành vi của trẻ tự kỷ tại khoa Tâm thần Bệnh viện Nhi Trung Ương” cho kết quả là 48,9% trẻ thƣờng xuyên xem tivi, quản cáo, băng đĩa hình quá nhiều hàng ngày, 60% trẻ không đi mẫu giáo, 51,1% cha mẹ có quá ít thời gian tiếp xúc với con [21]. Có tác giả Ngô Xuân Điệp (2009), luận án Tiến sỹ “ Nghiên cứu nhận thức của trẻ tự kỷ tại thành phố Hồ Chí Minh” tác giả đã áp dụng phƣơng pháp ABA và ngôn ngữ trị liệu. Nghiên cứu cho kết quả là khả năng nhận thức của trẻ tự kỷ kém hơn nhiều so với trẻ bình thƣờng. Mức độ tự kỷ, khả năng phát triển tâm vận động, độ tuổi có ảnh hƣởng đến khả năng nhận thức của trẻ tự kỷ. Không có sự chênh lệch về mức độ nhận thức giữa trẻ nam và nữ bị tự kỷ. Kết quả nghiên cứu cho thấy có sự cải thiện nhận thức của trẻ tự kỷ và mối liên quan giữa mức độ chẩn đoán ban đầu với hiệu quả can thiệp[17, Tr 186]. Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Nữ Tâm An (2011) “tổng quan các nghiên cứu về sử dụng phương pháp ABA trong can thiệp cho trẻ tự kỷ và hướng vận dụng vào Việt Nam”, kỷ yếu hội thảo khoa học giáo dục đăc biệt Việt Nam – kinh nghiệm và triển vọng, kỷ niệm 10 năm thành lập khoa giáo dục đặc biệt (2001- 2011)[13] Cục bảo vệ, chăm sóc trẻ em, Bộ Lao động – Thƣơng binh & Xã hội có bài viết “Bất cập trong giáo dục trẻ tự kỷ hiện nay” đăng trên báo Giáo dục thời đại 6/6/2013. Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng có tới 70% trẻ tự kỷ bị chậm phát triển trí tuệ và khoảng 30% trẻ có trí tuệ phát triển bình thƣờng. Do đó việc chăm chữa và giáo dục cho trẻ tự kỷ là một điều hết sức khó khăn và phức tạp. Mặt khác, còn một số nghiên cứu liên quan đến trẻ có rối loạn tự kỷ đƣợc xuất bản trên báo chí hoặc xuất bản thành sách hƣớng dẫn của các Bác sĩ hoặc các nhà chuyên môn nhƣ: “trẻ em tự kỷ- phương thức giáo dục” của tác giả Nguyễn Văn Thành (2006), Nguyễn Thị Bích Hạnh nghiên cứu “Tự kỷ - phát hiện sớm và can thiệp sớm” Nhƣ vậy, có thể thấy rằng các nghiên cứu về tự kỷ ở Việt Nam còn ít, thiếu tính tập trung, mới chỉ dừng lại ở từng khía cạnh đơn lẻ của tự kỷ, vì vậy chƣa phản ánh hết các vấn đề của trẻ tự kỷ, chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu thực tiễn ở nƣớc ta hiện nay. 3. Ý nghĩa can thiệp - Việc can thiệp về hành vi và nhận thức cho trẻ có thể ngăn ngừa đƣợc các nhân tố nguy hiểm đối với trẻ hay những nguyên nhân dẫn đến sự chậm phát triển hoặc rối loạn chức năng. Giúp trẻ nâng cao khả năng nhận thức và củng cố những hành vi phù hợp. - Giúp trẻ hình thành các kỹ năng cơ bản, giúp trẻ về lâu dài, sống độc lập và thành công ở mức độ có thể 4. Mục đích can thiệp - Ứng dụng phƣơng pháp can thiệp đối với hành vi và nhận thức của trẻ tự kỷ nhằm tìm ra cách thức tốt nhất để giúp trẻ tự kỷ loại bỏ hay hạn chế những hành vi bất thƣờng, hình thành những hành vi, cách ứng xử phù hợp với các tình huống trong cuộc sống, cải thiện khả năng nhận thức và ngôn ngữ cho trẻ tự kỷ để giúp trẻ dễ dàng hòa nhập với môi trƣờng xã hội xung quanh. - Tìm hiểu hiệu quả cũng nhƣ đáp ứng của trẻ đối với chƣơng trình can thiệp, từ đó đƣa ra những kinh nghiệm, những phƣơng pháp trị liệu cho trẻ. 5. Khách thể và vấn đề can thiệp - Vấn đề can thiệp: Sự thiếu hụt nhận thức và hành vi ở trẻ tự kỷ - Khách thể nghiên cứu: 3 trẻ tự kỷ tại Mầm non chuyên biệt Từ sơn – Bắc Ninh 6. Phạm vi can thiêp - Thời gian: 3 tháng ( Từ tháng 4 đến tháng 6/2016) - Không gian: tại trƣờng mầm non chuyên biệt Từ Sơn - Độ tuổi can thiệp: trẻ tự kỷ từ 2-4 tuổi - Nội dung can thiệp: Can thiệp hành vi và nhận thức của trẻ tự kỷ 7. Phƣơng pháp thu thập thông tin - Phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu Tài liệu là nguồn cung cấp các thông tin nhằm đáp ứng mục tiêu và nội dung nghiên cứu. Thông qua phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu để hệ thống lại các cơ sở lý thuyết, các nghiên cứu đã có về phƣơng pháp ABA - Phƣơng pháp sử dụng thang đo đánh giá Sử dụng các thang đo đánh giá, xem xét trẻ có bị tự kỷ hay không, đồng thời đánh giá về mức độ phát triển của từng trẻ ở từng lĩnh vực khác nhau để đƣa ra những kế hoạch can thiệp cụ thể và phù hợp với từng trẻ. Cụ thể những thang đo đƣợc sử dụng để đánh giá về trẻ gồm: Đánh giá nguy cơ tự kỷ ở trẻ nhỏ ( M-CHAT), Bảng kiểm hành vi phát triển trẻ em (DBC-P) Công cụ sàng lọc đánh giá sự phát triển toàn diện cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ (ASQ-3 theo các lứa tuổi). Bảng câu hỏi ASQ sàng lọc 5 lĩnh vực phát triển ở trẻ: giao tiếp, vận động tinh, vận động thô, giải quyết vấn đề, cá nhân và xã hội. ASQ gồm 2 câu hỏi dành cho trẻ từ 1 tháng đến 5 tuổi rƣỡi. Thang đo Denver II giúp đánh giá đƣợc khả năng của trẻ trên các mặt phát triển: vận động thô, vận động tinh, ngôn ngữ, cá nhân – xã hội Bên cạnh đó sử dụng các thang đo này để đánh giá hiệu quả của phƣơng pháp ABA đã đƣợc áp dụng trên trẻ thông qua sự tiến bộ của trẻ. - Phƣơng pháp phỏng vấn sâu Phỏng vấn sâu đƣợc thực hiện giữa nhà can thiệp với các bậc cha mẹ của trẻ tự kỷ hoặc ngƣời chăm sóc trẻ nhằm tìm hiểu những đặc điểm về trẻ bao gồm những thông tin về tiền sử, các triệu chứng, các thói quen, khả năng, các cách ứng xử, hành vi, những phƣơng pháp, kỹ thuật trị liệu đã đƣợc thực hiện đối với trẻ đó. 8. Phƣơng pháp can thiệp - Phƣơng pháp Công tác xã hội cá nhân: Phƣơng pháp Công tác xã hội cá nhân đƣợc sử dụng trong can thiệp trị liệu cho trẻ tự kỷ thông qua quá trình tiếp cận, làm quen, tìm hiểu và trợ giúp cho trẻ thông qua những thông tin thu đƣợc từ cha mẹ, những ngƣời xung quanh trẻ. Với trẻ rối loạn phát triển nói chung và trẻ tự kỷ nói riêng là những đối tƣợng khó khăn trong việc phát triển các mối quan hệ xã hội, là những đối tƣợng dễ bị tổn thƣơng và rất khó để tự bản thân trẻ có thể nhận thức đƣợc mọi việc xung quanh cũng nhƣ hòa nhập với xã hội nếu không có sự can thiệp trợ giúp của nhà can thiệp. Bên cạnh đó việc giáo dục với những đối tƣợng là trẻ tự kỷ đòi hỏi phải thực hiện nhiều lần và liên tục trong một khoảng thời gian dài. Mỗi trẻ tự kỷ lại có những đặc điểm, nhận thức, hành vi khác nhau, không có hai trẻ tự kỷ hoàn toàn giống nhau vì vậy lựa chọn can thiệp theo mô hình công tác xã hội cá nhân là sự lựa chọn hợp lý để mang lại sự trợ giúp tốt nhất cho trẻ. Phƣơng pháp công tác xã hội cá nhân đôi khi đƣợc sử dụng với cha mẹ/ ngƣời chăm sóc trẻ để giúp họ vƣợt qua những khó khăn trong quá trình chăm sóc, giáo dục trẻ, giúp họ giải tỏa tâm lý, cùng họ vƣợt qua những khó khăn, khủng hoảng mà họ có thể gặp phải khi họ mới nhận đƣợc thông tin con họ mắc chứng tự kỷ mà không thể tìm đƣợc sự giúp đỡ từ những nơi khác. - Phƣơng pháp nghiên cứu trƣờng hợp Từ những tri thức về lý thuyết chung, nhà can thiệp áp dụng cho từng trƣờng hợp cụ thể. Ƣu điểm của phƣơng pháp này là đem lại cái nhìn toàn diện, tổng thể với từng ca có yếu tố cụ thê, riêng biệt, sinh động 9. Cấu trúc của luận văn Với việc thực hiện làm luận văn theo hƣớng thực hành vì vậy mà ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, luận văn của tôi sẽ bao gồm những nội dung nhƣ sau: Chƣơng 1: Cở sở lý luận và thực tiễn của can thiệp Chƣơng 2: Các hoạt động thực hiện trong quá trình can thiệp Chƣơng 3: Các yếu tố tác động đến thực hiện phƣơng pháp ABA CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA CAN THIỆP 1.1. Lý thuyết ứng dụng trong can thiệp 1.1.1 Thuyết hành vi tạo tác của B.F Skinner *Nội dung của thuyết Toàn bộ học thuyết của Skinner dựa trên nguyên lý vận hành có điều kiện. Các sinh thể luôn luôn ở trạng thái vận hành trong môi trƣờng sống của mình, nói cách khác đi các sinh thể không ngừng vận động và di chuyển, thực hiện những việc cần phải làm. Trong quá trình vận hành có chủ ý này, những sinh thể tiếp cận có chú ý nhiều hơn với những kích thích đặc biệt có ảnh hƣởng đến những vận hành ấy. Những kích thích này đƣợc gọi là kích thích củng cố, đơn giản hơn đấy là một tác nhân củng cố. Kích thích củng cố có nhiệm vụ thúc đẩy số lần của một vận hành nhất định tăng lên trong tƣơng lai. Nghĩa là một hành vi sẽ xảy ra nhiều hơn sau khi sinh thể tiếp cận với nguồn kích thích có lợi. Đây chính là quá trình vận hành phản xạ có điều kiện: một hành vi tạo ra một kết quả, và kết quả ấy sẽ thuyết phục sinh thể để tạo ra một xu hƣớng lặp lại những hành vi ấy trong tƣơng lai. Ông cho rằng một số những thao tác nào đó có thể làm giảm 1 số ứng xử này và làm tăng một số ứng xử khác. - Theo nguyên lý củng cố thì một đáp ứng đƣợc tăng cƣờng khi đƣợc củng cố. Vì vậy có thể duy trì hay chấm dứt hành vi nào đó thông qua các dạng củng cố. - Trong nghiên cứu của Skinner ông đã coi tầm quan trọng của môi trƣờng không phải là sự khơi dậy hành vi và môi trƣờng quan trọng bởi vì nó chọn lọc hành vi. - Thay đổi các yếu tố tăng cƣờng phụ thuộc vào môi trƣờng sẽ thay đổi hành vi. - Những ngƣời theo quan điểm này khi nghiên cứu hành vi xã hội của con ngƣời cho rằng: trong một môi trƣờng, hoàn cảnh cụ thể, cá nhân có một ứng ử này chịu ảnh hƣởng của những kích thích bên ngoài. Chính những kích thích này quy định bản chất hành vi ứng xử của nó. - Skinner cho rằng những phản ứng của con ngƣời có thể kiểm soát đƣợc bằng thƣởng và phạt và tất cả mọi ứng xử đều có những hậu quả cụ thể của chúng [3] * Áp dụng thuyết hành vi tạo tác để hình thành và điều khiển hành vi của trẻ tự kỷ. Nguồn gốc của phƣơng pháp ABA là từ lý thuyết hành vi. ABA là một phƣơng pháp dựa trên lý thuyết hành vi nhằm giáo dục và dạy dỗ trẻ tự kỷ đặt trọng tâm vào hai hƣớng chủ yếu đó là chuyển hóa những hành vi tiêu cực đang tạo ra những trở ngại trầm trọng cho vấn đề học tập và xây dựng quan hệ tiếp xúc trong môi trƣờng xã hội đồng thời khuyến khích và cổ vũ, củng cố và tăng cƣờng những hành vi tích cực. Nhờ vậy mà trẻ ngày càng có khả năng đáp ứng và thực hiện những mục đích và yêu cầu của các lĩnh vực khác nhau: nhƣ ngôn ngữ, vận động, tự lập, nhận thức Trong mô hình này, hành vi của trẻ đƣợc hình thành qua việc học tập. Việc học là kết quả của thƣởng và phạt. Hành vi của trẻ đƣợc hình thành hay mất đi đều do tác dụng của việc củng cố (cụ thể là khen thƣởng hay trừng phạt). Các hành vi không tốt của trẻ thƣờng là kết quả của những củng cố không tốt (củng cố sai) hoặc các mẫu hình củng cố không tốt (sai). Đặc biệt, theo lý thuyết này, chúng ta sẽ củng cố tích cực cho những hành vi tốt của trẻ hơn là phạt những hành vi không tốt của trẻ. Khi trẻ bị phạt, có thể những hành vi không tốt sẽ giảm, nhƣng trẻ không biết chúng đƣợc phép làm gì, hay làm gì mới đúng để không bị phạt, và cũng không thể chắc chắn sẽ không gây ra những hành vi sai phạm khác. Còn với việc khen thƣởng cho hành vi tốt của trẻ, ngƣời lớn cho trẻ biết rằng, trẻ đƣợc phép làm những hành vi nào và với những hành vi đó trẻ sẽ nhận đƣợc sự khen ngợi. Nhà can thiệp sẽ sử dụng các củng cố tăng cƣờng và củng cố tiêu cực đối với hành vi của trẻ khi trẻ làm những hành vi đúng nhƣ mong muốn của nhà can thiệp hoặc của bố mẹ (ngƣời chăm sóc) thì cần đƣa ra những phần thƣởng nhằm củng cố hành vi của trẻ. Phần thƣởng có thể là phần thƣởng về vật chất: bánh kẹo, bim bim hoặc tinh thần: khen ngợi, khích lệ, ôm, hôn, vỗ tay hoặc quà khác. Ngƣợc lại khi trẻ có những hành vi không phù hợp thì nhà can thiệp/ bố mẹ (ngƣời chăm sóc) có thể sử dụng các củng cố tiêu cực để hạn chế, chấm dứt hành vi này của trẻ thông qua các sự trừng phạt nhƣ: không đƣợc ăn kẹo, chơi game Việc sử dụng hệ thống các phần thƣởng và thử nghiệm để thay đổi hành vi trong một hoàn cảnh nhất định, hoặc vì một nhiệm vụ cụ thể đƣợc gọi là điều kiện hóa hành vi hay điều chỉnh hành vi. Việc khen thƣởng có ý nghĩa rất lớn đối với trẻ bởi trong thực tế ngƣời lớn thƣờng chỉ chú ý đến những hành vi chƣa tốt của trẻ mà chẳng mấy khi để ý đến những hành vi đúng của trẻ. Trẻ ít đƣợc khen khi làm tốt mà chỉ bị phạt (mắng mỏ, đánh) khi làm gì đó không tốt. Vì thế trẻ không học đƣợc cách ứng xử phù hợp. Nếu không đƣợc khen ngợi mà chỉ bị mắng nhiếc, phê phán, trẻ rất dễ phát triển nhận thức tiêu cực về bản thân cho rằng mình kém cỏi, không làm đƣợc việc gì dẫn tới chán nản, không cố gắng. Khi một hành vi nhất định của con ngƣời đƣợc khuyến khích, họ sẽ thích lặp lại hơn hoặc tiếp tục hành vi đó. Những hành vi đã đƣợc huấn luyện là nền tảng cho những hành vi đúng đắn khác. Khi trẻ tự kỷ đƣợc khuyến khích, chúng sẽ cố gắng đạt đƣợc những kỹ năng mới. Với sự luyện tập thƣờng xuyên cuối cùng sẽ thành thạo những kỹ năng này. 1.1.2. Thuyết học tập xã hội của Albert Bandura * Nội dung - Lý thuyết này giải thích: Hành vi của con ngƣời là kết quả của quá trình học tập của các cá nhân thông qua bắt chƣớc, tự tiếp nhận, chọn lọc thông tin. Và hành vi của con ngƣời đƣợc thực hiện theo nhu cầu, khả năng riêng của mỗi ngƣời. - Thuyết này đƣợc sử dụng để giải thích và điều chỉnh hành vi; + Một là, học tập thông qua hành vi mẫu + Hai là, mã hóa hành vi đƣợc làm mẫu đó bằng lời nói, đặt tên hoặc hình tƣợng hóa kết quả. Các cá nhân có thể bắt chƣớc hành vi đƣợc làm mẫu đó nếu nhƣ mô hình đó thích hợp với họ, làm họ thấy ngƣỡng mộ và nếu nhƣ nó mang lại kết quả mà họ coi là giá trị [3]. * Áp dụng thuyết vào can thiệp trẻ tự kỷ Mô hình này lý giải hành vi của trẻ là do trẻ học tập qua quan sát – hay đơn giản là sự bắt chƣớc những ngƣời xung quanh. Cụ thể, các hành vi đƣợc hình thành bằng cách quan sát ai đó thể hiện các hành vi này và lặp lại những hành vi đó. Việc trẻ bắt chƣớc ai và bắt chƣớc những hành vi nào lại phụ thuộc vào những củng cố mà trẻ nhận đƣợc khi thực hiện hành vi (trẻ thích hay không thích củng cố đó), hoặc tần suất của những hành vi trẻ quan sát đƣợc (trẻ càng quan sát đƣợc trong thời gian dài thì việc bắt chƣớc càng dễ dàng và nhanh hơn). Vì vậy, để trẻ có những hành vi tốt, cần tạo ra những hình mẫu tốt cho trẻ. Lý thuyết này đƣợc áp dụng thực hiện để trẻ tự kỷ học tập hành vi bằng cách: - Tạo ra môi trƣờng để trẻ học tập, học tập từ nhà can thiệp, bạn bè, ngƣời chăm sóc - Bắt chƣớc: chúng ta giáo dục cho trẻ bắt chƣớc những hành vi của các bạn, của giáo viên để từ đó trẻ từ bỏ đƣợc hành vi không mong muốn và thay vào đó là những hành vi khác đƣợc ngƣời khác mong đợi. Với trẻ tự kỷ và đặc biệt đối tƣợng lại là trẻ em thì việc bắt chƣớc có thể diễn ra dễ dàng hơn đặc biệt là khi trẻ đang ở độ tuổi việc học tập bằng việc bắt chƣớc là một phƣơng pháp hiệu quả. - Tạo ra hành vi mẫu: bằng cách nhà can thiệp, bố mẹ ( ngƣời chăm sóc) làm mẫu sau đó hƣớng dẫn và yêu cầu trẻ thực hiện, chúng ta có thể truyền đạt giúp trẻ hiểu đƣợc một khái niệm bất kỳ để trẻ áp dụng đƣợc khái niệm đó trong quá trình giao tiếp cũng nhƣ trong cuộc sống. Việc can thiệp, giáo dục trẻ tự kỷ là tƣơng đối phức tạp, tốn nhiều công sức, tiền của. Việc vận dụng các lý thuyết trong việc can thiệp trẻ tự kỷ đóng vai trò vô cùng quan trọng. Đi cùng với các lý thuyết là những phƣơng pháp can thiệp tƣơng ứng. Các lý thuyết chỉ ra rằng các cách thức để thực hiện các phƣơng pháp đó và tiên đoán đƣợc những kết quả mang lại. Vai trò của nhà giáo dục vận dụng một cách linh hoạt những lý thuyết, những phƣơng pháp để giải quyết tình huống. Trên thực tế với mỗi trƣờng hợp chúng ta có thể kết hợp nhiều phƣơng pháp, lý thuyết khác nhau để giải quyết vấn đề 1.1.3. Thuyết phát triển nhận thức của Jean Piaget Ngƣời đại diện cho lý thuyết này là Jean Piaget (1896-1980) Trong nghiên cứu của mình, Piaget (1952) cho rằng trẻ nhỏ tƣ duy rất cụ thể, trẻ càng lớn tƣ duy càng phức tạp và trìu tƣợng. Theo Piaget mỗi đứa trẻ sinh ra đã có sẵn một ít phản xạ để chúng thao tác với môi trƣờng. Ông gọi các phản xạ này là các lƣợc đồ, cho phép đứa trẻ làm các việc nhƣ: bú, nhìn, nắm. Ông coi mỗi lƣợc đồ là một yếu tố trong cơ cấu nhận thức của trẻ. Khi đứa trẻ lớn dần, các lƣợc đồ mới lại xuất hiện. Các lƣợc đồ mới bớt tính phản xạ và nhiều tính nhận thức hơn. Ông đƣa ra bốn giai đoạn phát triển nhận thức: - Giai đoạn cảm giác vận động (dƣới 2 tuổi): giai đoạn này trẻ phát triển từ những phản xạ tự nhiên đến hiểu môi trƣờng. Trên 2 tuổi là tƣ duy trực quan hành động. Trẻ thể hiện hành vi hƣớng tới mục đích. Thay bằng những phản xạ trẻ lớn hơn có nhiều động tác cùng lúc để đạt đƣợc mục đích của mình, tuy nhiên còn hạn chế. - Giai đoạn tiền thao tác (2-7 tuổi): giai đoạn này tƣ duy của trẻ phát triển ngày càng logic và trìu tƣợng, khả năng nhớ và giải quyết vấn đề phát triển. Sử dụng các biểu tƣợng để nghĩ về sự vật, tình huống và sau đó diễn tả lại bằng lời. Ngôn ngữ có thể sử dụng để diễn tả suy nghĩ kể cả trong trƣờng hợp sự vật hoặc tình huống không phải đang hiện hữu. - Giai đoạn thao tác cụ thể (7-11 tuổi): ở giai đoạn này trẻ bắt đầu biết về dung lƣợng và phát triển một số khái niệm phức tạp. Tuy nhiên, chỉ có thể áp dụng các khái niệm này vào các vấn đề cụ thể mà trẻ có thể xử lý trực tiếp. Giai đoạn này trẻ đạt đƣợc tƣ duy trìu tƣợng vào cuối giai đoạn. Có thể xem xét nhiều sự vật, vấn đề để hình thành ra các giả thuyết trìu tƣợng về hành động và cấu tạo của chúng. Piaget đã nêu ra 3 đặc điểm tƣ duy của tuổi vị thành niên: + Có thể nhìn sự việc từ nhiều góc độ + Phân tích đƣợc tác động của vật này – vật khác + Xem xét các mối quan hệ logic, hệ thống để đƣa ra kết luận - Giai đoạn thao tác hình thức (11 tuổi trở lên): Piaget và các nhà tâm lý đều giả thuyết rằng thông tin đến từ môi trƣờng sẽ đƣợc xử lý bởi các cơ cấu nhận thức khi nó chuyển thành hành vi. Quan điểm nhận thức của Piaget cho ta một hƣớng nhìn toàn diện về quá trình phát triển nhận thức của trẻ em từ giai đoạn sơ sinh đến tuổi trƣởng thành thông qua các hoạt động nhận thức nhƣ cảm giác - vận động, nhận thức các hình ảnh biểu trƣng, thực hiện thao tác trí tuệ cụ thể và các thao tác trí tuệ mang tính hình thức. Lý thuyết này chủ yếu sử dụng cho lý giải sự phát triển nhận thức của trẻ tự kỷ [3] * Áp dụng thuyết phát triển nhận thức vào quá trình can thiệp cho trẻ tự kỷ Thuyết phát triển nhận thức cho thấy đƣợc sự phát triển của trẻ em qua các giai đoạn khác nhau. Căn cứ vào thuyết này nhà can thiệp biết đƣợc sự nhận thức của trẻ qua từng giai đoạn đồng thời đánh giá đƣợc sự phát triển của trẻ tự kỷ so với những trẻ khác từ đó đƣa ra những chƣơng trình can thiệp phù hợp với khả năng của trẻ. Piaget nhấn mạnh việc chơi là hình thức cơ bản giúp trẻ phát triển sự khẳng định mình trong suy nghĩ; vai trò của nhà can thiệp là khai thác các tình huống và các vật liệu trong môi trƣờng để khuyến khích trẻ chơi, qua đó kích thích sự suy nghĩ và giao tiếp tích cực của trẻ. Trong khi các trẻ khác rất thích đồ chơi thì trẻ tự kỷ không quan tâm cũng nhƣ không muố

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf02050004685_4567_2003050.pdf
Tài liệu liên quan