Luận văn Vận dụng phương pháp dạy học hợp tác vào dạy phong cách chức năng ngôn ngữ

MỤC LỤC

Trang phụ bìa

Lời cam đoan

Lời cảm ơn

Mục lục

Danh mục viết tắt trong luận văn

Danh mục các bảng

MỞ ĐẦU.1

Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN .9

1.1. Lí thuyết về dạy học hợp tác .9

1.1.1. Khái niệm về dạy học hợp tác .9

1.1.2. Những đặc trưng cơ bản của dạy học hợp tác .10

1.1.3. Những ưu điểm của dạy học hợp tác .12

1.1.4. Loại hình nhóm, cách chia nhóm trong dạy học hợp tác.14

1.1.5. Quy trình tổ chức dạy học theo phương pháp dạy học hợp tác .22

1.2. Cơ sở của việc dạy và học PCCNNN theo hình thức dạy học hợp tác .30

1.2.1. Mối quan hệ giữa dạy học TV và phương pháp dạy học hợp tác.30

1.2.2. Mối quan hệ giữa dạy học PC CNNN với dạy học hợp tác.35

Chương 2. THIẾT KẾ CÁC KIỂU BÀI TẬP PHONG CÁCH CHỨC NĂNG

NGÔN NGỮ THEO PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HỢP TÁC.38

2.1. Đặc điểm chung của các bài phong cách chức năng ngôn ngữ.38

2.2. Vận dụng hình thức dạy học hợp tác để thiết kế một số bài tập cho nhóm bài

phong cách chức năng ngôn ngữ.39

2.2.1. Dạng bài tập định hướng bài học.47

2.2.3. Dạng bài tập củng cố / ôn tập kiến thức .54

2.2.4. Dạng bài tập phát triển kĩ năng (thực hành) .56

Chương 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM.60

3.1. Thiết kế giáo án.60

3.2. Thực nghiệm .743.2.1. Mục tiêu thực nghiệm.74

3.2.2. Đối tượng thực nghiệm.75

3.2.3. Phương pháp thực nghiệm.77

3.2.4. Cách thức thực nghiệm.77

3.2.5. Theo dõi tiến trình thực nghiệm .77

3.3. Kết quả thực nghiệm.79

3.4. Đánh giá kết quả thực nghiệm .88

KẾT LUẬN .94

TÀI LIỆU THAM KHẢO.97

PHỤ LỤC

pdf130 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 703 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Vận dụng phương pháp dạy học hợp tác vào dạy phong cách chức năng ngôn ngữ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g: Biết vận dụng các kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi, giải bài tập, làm thực hành.Kiến thức, kĩ năng phải dựa trên cơ sở phát triển năng lực, trí tuệ HS ở các mức độ, từ đơn giản đến phức tạp; nội dung bao hàm các mức độ khác nhau của nhận thức Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn quy định mức độ cần đạt về chuẩn kiến thức, kĩ năng đối với các bài PC CNNN như sau: BÀI HỌC MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt - Hiểu đặc điểm của ngôn ngữ dạng nói và ngôn ngữ dạng viết. - Biết vận dụng hiểu biết về ngôn ngữ dạng nói và ngôn ngữ dạng viết vào việc tạo lập và lĩnh hội văn bản. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật - Hiểu đặc điểm của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật; biết phân biệt phong cách ngôn ngữ nghệ thuật với phong cách ngôn ngữ sinh hoạt. - Biết vận dụng những hiểu biết trên vào việc đọc – hiểu và tạo lập các văn bản thuộc 36 phong cách ngôn ngữ nghệ thuật. Phong cách ngôn ngữ báo chí - Hiểu được đặc điểm của phong cách ngôn ngữ báo chí; biết so sánh, phân biệt phong cách ngôn ngữ báo chí với các phong cách ngôn ngữ khác đã học (nêu được các đặc điểm, lấy VD minh họa). - Biết phân tích, lĩnh hội các văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ báo chí. - Biết viết một số văn bản báo chí thông dụng: tin tức, quảng cáo. Phong cách ngôn ngữ chính luận - Hiểu đặc điểm của phong cách ngôn ngữ chính luận; biết phân biệt phong cách ngôn ngữ chính luận với các phong cách ngôn ngữ khác đã học (nêu được đặc điểm và minh họa được bằng những văn bản chính luận đã học). - Biết vận dụng hiểu biết về phong cách ngôn ngữ chính luận để đọc – hiểu và viết các bài văn nghị luận. Phong cách ngôn ngữ khoa học - Hiểu đặc điểm của phong cách ngôn ngữ khoa học; biết so sánh, phân biệt phong cách ngôn ngữ khoa học với các phong cách ngôn ngữ khác. - Biết đọc – hiểu và viết một văn bản khoa học phù hợp với đặc điểm phong cách ngôn ngữ khoa học. Phong cách ngôn ngữ hành chính - Hiểu đặc điểm của phong cách ngôn ngữ hành chính; biết so sánh, phân biệt phong cách ngôn ngữ hành chính với các phong 37 cách ngôn ngữ khác. - Biết vận dụng những hiểu biết về phong cách ngôn ngữ hành chính vào việc tiếp nhận và tạo lập (nói, viết) văn bản hành chính. 1.2.2.2. Xuất phát từ mục tiêu của dạy học hợp tác DHHT được vận dụng nhằm hướng tới mục tiêu góp phần cải thiện chất lượng học tập, kích thích tư duy, tăng sự tự tin vào bản thân, tăng cường khả năng làm việc độc lập và có trách nhiệm đối với việc học của bản thân, thay đổi không khí, tạo tâm thế thoải mái trong giờ học, đồng thời rèn kĩ năng quản lý, phân công và trợ giúp, kĩ năng chia sẻ và lắng nghe cũng như tôn trọng ý kiến của người khác. Qua đó, vấn đề DHHT giúp HS nâng cao kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng giao tiếp trong quá trình làm việc và kĩ năng vận dụng PC CNNN vào thực hành trong học tập, trong cuộc sống cũng như phát triển tư duy ngôn ngữ. Mặt khác, làm cho HS phát triển các năng lực xem xét và phản hồi cũng như lập kế hoạch, tạo mối quan hệ gắn bó giữa các HS. Tiểu kết Vấn đề dạy học nhóm bài PC CNNN là nhằm mục đích giúp cho HS hiểu và biết cách tạo lập văn bản theo những phong cách khác nhau và vận dụng để hình thành kĩ năng giao tiếp trong cuộc sống. Từ đó, để tìm ra được phương pháp phù hợp nhằm đáp ứng được yêu cầu về cả kiến thức và kĩ năng có thể thấy phương pháp DHHT có những đặc điểm phù hợp để có thể giúp HS hoàn thành được những yêu cầu của bài học. Bởi vì, phương pháp DHHT có tác dụng cải thiện chất lượng học tập, nâng cao kĩ năng giao tiếp cũng như phát triển năng lực vận dụng tiếng Việt trong quá trình tạo lập các văn bản khác nhau. 38 Chương 2. THIẾT KẾ CÁC KIỂU BÀI TẬP PHONG CÁCH CHỨC NĂNG NGÔN NGỮ THEO PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HỢP TÁC 2.1. Đặc điểm chung của các bài phong cách chức năng ngôn ngữ Qua tìm hiểu về nhóm bài PC CNNN, chúng tôi thấy giữa chúng có một số đặc điểm chung như sau: Về nội dung: Nhóm bài PC CNNN trong chương trình THPT nhằm hướng tới cung cấp những kiến thức cơ bản về đặc trưng của các loại phong cách chức năng như: phong cách ngôn ngữ sinh hoạt, nghệ thuật, báo chí, chính luận, khoa học, hành chính nhằm giúp HS có cơ sở phân biệt các loại phong cách và rèn luyện khả năng sử dụng TV đúng các loại phong cách đó. Về phương pháp: cấu trúc bài học của nhóm bài PC CNNN chủ yếu được thiết kế ở dạng: ngữ liệu -> câu hỏi -> ghi nhớ -> luyện tập. Đây là mô hình phù hợp với mục tiêu chương trình đề ra là hướng dẫn HS phân tích lí thuyết sau đó rút ra kết luận về nội dung và trên cơ sở những kiến thức đã học HS sẽ áp dụng vào thực hành bài tập. GV có thể tiến hành theo 3 bước sau: - Bước 1: HS đọc ngữ liệu, rồi tìm hiểu, phân tích ngữ liệu theo hệ thông câu hỏi hay yêu cầu trong SGK. Giáo viên có thể soạn thảo những câu hỏi khác hoặc điều chỉnh câu hỏi trong sách nhưng vẫn cần hướng tới nội dung kiến thức hoặc kĩ năng cần hình thành ở HS. Còn HS thì tham gia trực tiếp vào việc khám phá tri thức, hình thành kiến thức và kĩ năng. HS phải phân tích ngữ liệu theo câu hỏi và nêu những nhận định khái quát về hiện tượng ngôn ngữ trong ngữ liệu. - Bước 2: Giáo viên dẫn đắt để HS dần dần hình thành kiến thức và kĩ năng. Thông qua việc trả lời các câu hỏi hoặc phân tích ngữ liệu theo yêu cầu, HS đi dần đến nội dung đã chốt lại ở phần Ghi nhớ. - Bước 3: Luyện tập thực hành để củng cố, mở rộng kiến thức và kĩ năng. Bài luyện tập thường sử dụng những ngữ liệu khác, đa dạng hơn ngữ liệu 39 ban đầu hoặc đặt ra những yêu cầu luyện tập phong phú hơn. Một số bài tập có thể tiến hành ở nhà. Tại lớp có thể làm bài tập theo từng cá nhân hay tập thể nhóm, hoặc có thể thảo luận ở phạm vi toàn lớp. Giáo viên theo dõi, gợi dẫn hoặc uốn nắn khi cần thiết. Cuối cùng cần nêu ra đáp án thống nhất cho mỗi bài. Với loại bài luyện tập chỉ có bước 3 của loại bài thứ nhất. Có thể có những bài tập ôn luyện và nâng cao kiến thức, kĩ năng mà HS đã học ở những lớp dưới. Vì vậy, GV nên gợi dẫn để HS nhớ lại những kiến thức và kĩ năng đó, đồng thời nâng cao lên một bước nhận thức và năng lực sử dụng. Về kĩ năng: Giúp HS nâng cao kĩ năng phân tích và sử dụng TV theo đúng PC CNNN. Từ những đặc điểm chung về nội dung, cách thức khai thác kiến thức bài học, kĩ năng,như trên, các bài PC CNNN cho phép chúng ta có thể cùng sử dụng phương pháp DHHT cho các bài học này mà vẫn có thể đạt được hiệu quả dạy học. 2.2. Vận dụng hình thức dạy học hợp tác để thiết kế một số bài tập cho nhóm bài phong cách chức năng ngôn ngữ Để HS khắc sâu kiến thức về PC CNNN và có thể vận dụng vào cuộc sống thì GV khi thiết kế giáo án, thiết kế các bài tập thảo luận nhóm theo hướng hợp tác phải đảm bảo bốn kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết. Hơn thế nữa, cần có những bài tập phân tích ngữ liệu, những bài tập thực hành thiết thực, gần gũi trong sinh hoạt hàng ngày, phù hợp với yêu cầu thực tế để các em cảm thấy hứng thú và nắm được nội dung kiến thức cần thiết. Trên cơ sở lí thuyết về DHHT chúng tôi sẽ vận dụng để thiết kế một số dạng bài tập như: dạng bài tập định hướng bài học, hình thành kiến thức và dạng bài tập thực hành. Và trước khi thiết kế các bài tập hợp tác, chúng tôi sẽ đưa ra các bước tiến hành để có xây dựng các bài tập hợp tác: Bước1: Xác định mục tiêu cần đạt 40 - Về kiến thức - Về kĩ năng - Về thái độ Bước 2: Phân tích cấu trúc bài học Bước 3: Xác định kiến thức trọng tâm bài học Bước 4: Thiết kế bài tập thảo luận Vậy ở đây, trước khi thiết kế các dạng bài tập thảo luận, chúng tôi sẽ tiến hành làm 3 bước (bước 1, 2, 3) đối với các nhóm bài PC CNNN Bài học Bước 1 Xác định mục tiêu cần đạt Bước 2 : Phân tích cấu trúc bài học Bước 3 Xác định kiến thức trọng tâm Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt -Hiểu đặc điểm của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt. -Biết vận dụng hiểu biết về phong cách ngôn ngữ sinh hoạt vào việc tạo lập và lĩnh hội văn bản. -Biết sử dụng từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội, từ ngữ nghề nghiệp, câu rút gọn phù hợp với các tình huống giao tiếp cụ thể. Bài học này gồm 3 nội dung lớn: phần I và II thiên về hình thành kiến thức lí thuyết qua những ví dụ, phần III cung cấp ngữ liệu để HS vận dụng kiến thức đã học vào thực hành. + Phần I cung cấp cho HS những hiểu biết về ngôn ngữ sinh hoạt trước khi tìm hiểu thế nào là phong cách ngôn ngữ sinh hoạt, các dạng -Khái niệm PC NN sinh hoạt -Các đặc trưng của PC NN sinh hoạt 41 biểu hiện của ngôn ngữ sinh hoạt + Phần II nêu lên ba đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt: tính cụ thể, tính cảm xúc, tính cá thể +Phần III: Luyện tập- đưa ra những bài tập cụ thể giúp HS vận dụng kiến thức lí thuyết vào giải quyết những bài tập cụ thể. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật -Hiểu đặc điểm của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật; biết phân biệt phong cách ngôn ngữ nghệ thuật với phong cách ngôn ngữ sinh hoạt. - Biết vận dụng những hiểu biết trên vào việc đọc - hiểu và tạo lập các văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ nghệ thuật. -Viết được một số văn Bài học này gồm 3 phần với 3 nội dung lớn: +Phần I cung cấp cho HS những hiểu biết về ngôn ngữ nghệ thuật trước khi tìm hiểu thế nào là phong cách ngôn ngữ nghệ thuật. Định nghĩa ngôn ngữ nghệ thuật là ngôn ngữ gợi hình, gợi cảm được dùng trong văn bản nghệ thuật. Các loại ngôn ngữ nghệ thuật trong các văn -Khái niệm ngôn ngữ nghệ thuật -Đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật: tính hình tượng, tính truyền cảm, tính cá thể hóa. 42 bản tự sự, miêu tả, biểu cảm có yếu tố nghệ thuật. bản nghệ thuật. Chức năng của ngôn ngữ nghệ thuật. +Phần II nêu lên ba đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật: tính hình tượng, tính truyền cảm và tính cá thể hóa. +Phần III đưa ra những bài tập cụ thể giúp HS vận dụng kiến thức lí thuyết vào giải quyết những bài tập cụ thể. - Phong cách ngôn ngữ báo chí -Nắm được khái niệm ngôn ngữ báo chí, phong cách ngôn ngữ báo chí; các đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ báo chí; phân biệt với các phong cách ngôn ngữ khác. -Có kĩ năng lĩnh hội và phân tích văn bản thông dụng thuộc phong cách ngôn ngữ Bài học này gồm 3 phần với 3 nội dung lớn: +Phần I cung cấp cho HS những hiểu biết về các thể loại văn bản báo chí, về ngôn ngữ báo chí. Định nghĩa ngôn ngữ báo chí là ngôn ngữ dùng để thông báo ti tức thời sự trong nước và quốc tế, phản ánh chính kiến của tờ báo và -Hiểu biết sơ bộ về một số loại báo chí: phân biệt theo phương tiện, theo định kì xuất bản , theo lĩnh vực .. -Khái niệm ngôn ngữ báo chí -Các đặc trưng 43 báo chí. -Bước đầu biết viết một số loại văn bản báo chí ở mức độ đơn giản như: tin ngắn, phỏng vấn, quảng cáo dư luận quần chúng, nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của xã hội. +Phần II nêu lên các phương tiện diễn đạt và đặc trưng của ngôn ngữ báo chí. Về các phương tiện diễn đạt có: về từ vựng, ngữ pháp, các biện pháp tu từ. Về đặc trưng của ngôn ngữ báo chí gồm có 3 đặc trưng: tính thông tin thời sự, tính ngắn gọn, tính sinh động, hấp dẫn. Phần III đưa ra những bài tập cụ thể giúp HS vận dụng kiến thức lí thuyết vào giải quyết những bài tập cụ thể. cơ bản của ngôn ngữ báo chí: tính thời sự cập nhật, tính thông tin ngắn gọn, tính sinh động hấp dẫn. -Nhận biết và phân tích những biểu hiện về ba đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ báo chí, phân biệt với các phong cách ngôn ngữ khác. -Bước đầu biết viết một tin ngắn, một thông báo, một bài phỏng vấn đơn giản. 44 Phong cách ngôn ngữ chính luận -Hiểu được khái niệm ngôn ngữ chính luận, các loại văn bản chính luận và đặc điểm của phong cách ngôn ngữ chính luận. -Biết phân tích và viết bài văn nghị luận chính trị. Nội dung bài học gồm có 3 phần lớn: +Phần I: HS bước đầu tìm hiểu một số văn bản chính luận như: tuyên ngôn, bình luận thời sự, xã luận. Tiếp theo, là tìm hiểu về ngôn ngữ chính luận: là ngôn ngữ được dùng trong các văn bản chính luận hoặc lời nói miệng, trong các buổi hội nghị, hội thảo, nói chuyện thời sự, nhằm trình bày, bình luận, đánh giá những sự kiện, những vấn đề chính trị, xã hội, văn hóa, tư tưởngtheo một quan điểm chính trị nhất định. +Phần II nêu lên các phương tiện diễn đạt và đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ chính luận. Các phương tiện diễn đạt về: từ ngữ, -Về kiến thức: làm rõ khái niệm ngôn ngữ chính luận và phong cách ngôn ngữ chính luận. -Về kĩ năng: rèn luyện cho HS phương pháp quy nạp để đi đến các khái niệm, thuật ngữ khoa học. 45 ngữ pháp, các biện pháp tu từ. các đặc trưng của phong cách ngôn ngữ chính luận gồm có 3 đặc trưng cơ bản: tính công khai về quan điểm chính trị, tính chặt chẽ trong diễn đạt và suy luận, tính truyền cảm, thuyết phục. +Phần III đưa ra những bài tập cụ thể giúp HS vận dụng kiến thức lí thuyết vào giải quyết những bài tập cụ thể. Phong cách ngôn ngữ khoa học Nắm vững các khái niệm văn bản khoa học, phong cách ngôn ngữ khoa học và các đặc trưng của phong cách ấy. -Có kĩ năng phân biệt phong cách ngôn ngữ khoa học với các phong cách ngôn ngữ khác và biết sử dụng ngôn ngữ khoa học trong các Bài học này gồm 3 nội dung lớn: phần I và II thiên về hình thành kiến thức lí thuyết qua những ví dụ, phần III cung cấp ngữ liệu để HS vận dụng kiến thức đã học vào thực hành. + Phần I cung cấp cho HS những hiểu biết về một số văn bản khoa học và khái niệm ngôn -Khái niệm về ngôn ngữ khoa học. - Các đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ khoa học: Tính khái quát, trừu tượng, tính lí trí, logic, tính 46 trường hợp cần thiết. ngữ khoa học + Phần II nêu lên ba đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ khoa học: tính khái quát, trừu tượng, tính lí trí, logic, tính khách quan, phi cá thể. + Phần III đưa ra những bài tập cụ thể giúp HS vận dụng kiến thức lí thuyết vào giải quyết những bài tập cụ thể. khách quan, phi cá thể. Phong cách ngôn ngữ hành chính -Nắm vững khái niệm ngôn ngữ hành chính và các đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ hành chính. -Có kĩ năng soạn thảo một số văn bản hành chính khi cần thiết. Bài học này gồm 3 nội dung lớn: phần I và II thiên về hình thành kiến thức lí thuyết qua những ví dụ, phần III cung cấp ngữ liệu để HS vận dụng kiến thức đã học vào thực hành. + Phần I cung cấp cho HS những hiểu biết về một số văn bản hành chính, đặc điểm của ngôn ngữ hành chính về: cách trình bày, từ ngữ, -Khái niệm về ngôn ngữ hành chính. Các đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ hành chính: tính khuôn mẫu, tính minh xác và tính công vụ. 47 kiểu câu. Khái niệm của ngôn ngữ hành chính: là ngôn ngữ dùng trong các văn bản hành chính để giao tiếp trong phạm vi các cơ quan nhà nước hay các tổ chức chính trị, xã hội, kinh tế, (gọi chung là cơ quan), hoặc giữa cơ quan với cá nhân, hay giữa các cá nhân với nhau trên cơ sở pháp lí. + Phần II nêu lên ba đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ hành chính: tính khuôn mẫu, tính minh xác, tính công vụ. + Phần III đưa ra những bài tập cụ thể giúp HS vận dụng kiến thức lí thuyết vào giải quyết những bài tập cụ thể. 2.2.1. Dạng bài tập định hướng bài học Để chuẩn bị cho việc học bài mới, GV có thể cho HS làm các dạng bài tập sau: - Hỏi đáp: yêu cầu HS đọc bài sắp học và ghi những câu hỏi về những vấn đề của bài học. Những câu hỏi này sẽ được thảo luận trong nhóm khi học bài học 48 mới hoặc vào đầu tiết học, GV chỉ định ngẫu nhiên 2 HS, một em nêu câu hỏi, một em kia trả lời. - Thuyết trình: cho mỗi nhóm chuẩn bị một vấn đề trong bài sắp học và thuyết trình trên lớp. - Sưu tầm: yêu cầu nhóm tìm các tài liệu, tranh ảnh trong báo chí, sách tham khảo, hoặc thu thập thông tin từ những người có hiểu biết về những vấn đề liên quan đến bài học. Dựa trên các kiểu bài tập trên, chúng tôi thiết kế một số bài tập định hướng bài học cho nhóm bài PC CNNN như sau: Bài tập 1: - Tên bài: Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật - Câu hỏi: Các em hãy tìm 2 bài thơ (hoặc khổ thơ) và 2 đoạn văn mà các em yêu thích, sau đó thuyết trình về bài thơ (khổ thơ) hoặc đoạn văn đó. Gợi ý: - Bài thơ (khổ thơ), đoạn văn nói về chủ đề hoặc nội dung gì? - Trong đó, có sử dụng hình ảnh (câu văn), cách dùng từ nào đặc biệt? - Vì sao lại yêu thích nó? - Bài (đoạn) thơ, đoạn văn đã truyền cho em cảm xúc gì? Chia lớp thành 4 nhóm: bốc thăm 4 lá thăm: bài thơ (đoạn thơ), đoạn văn mỗi đề tài là 2 lá thăm. - Nhóm 4,5 HS - Cách thức: cho HS thảo luận, cùng nhau làm việc để giải quyết các vấn đề mà GV yêu cầu . - Thời điểm thảo luận: khoảng 5 phút trước khi tiến hành bài dạy - Mục đích: Giúp HS bước đầu tự khám phá cái hay, cái đẹp của một tác phấm văn học, qua đó có một không gian nghệ thuật, những ngữ liệu để giúp HS khám phá kiến thức bài mới. 49 Bài tập 2: - Tên bài: Phong cách ngôn ngữ báo chí - Câu hỏi: Tìm các loại báo mà anh (chị) biết. - Yêu cầu: Lớp trưởng chia lớp thành 4 nhóm, tự phân công các nhóm tìm các loại báo khác nhau (các báo có số mới nhất), mỗi nhóm ít nhất 5 loại báo khác nhau. - Mục đích: giúp HS có một cái nhìn đa dạng về các loại báo, để bước đầu giúp HS tìm hiểu bài mới. Bài tập 3: -Tên bài: Phong cách ngôn ngữ hành chính - Câu hỏi: Trong đời sống hàng ngày, có các loại đơn từ nào em thường thấy và em đã làm. Nhóm em hãy viết hoàn chỉnh một lá đơn xin việc viết cho một công ty mà em yêu thích. - Thời gian trình bày: 3 phút - Thời điểm: Trước khi dạy bài - Mục đích: Giúp HS thấy được tầm quan trọng của các văn bản hành chính trong đời sống hàng ngày. Ngoài ra, muốn các em thực hành ngay một lá đơn mà có lẽ trong cuộc sống ai cũng có thể phải làm. Từ đó, dẫn dắt các em đi tìm hiểu bài học. 2.2.2. Các dạng bài tập giúp HS khám phá kiến thức mới Với dạng bài tập này, GV có thể sử dụng một số kiểu bài tập sau: - So sánh: yêu cầu HS so sánh, rút ra những điểm giống, khác nhau giữa hai sự kiện, hai vấn đề.. - Phân tích: Yêu cầu HS phân tích kết cấu ngữ pháp của một câu, cấu trúc một văn bản, phân tích ý nghĩa một chi tiết, biện pháp nghệ thuật, - Tổng hợp: yêu cầu nhóm khái quát một vấn đề của bài học. - Phân loại: yêu cầu HS phân chia, sắp xếp các yếu tố theo từng loại. 50 - Lựa chọn: yêu cầu HS chọn lựa các chi tiết, hiện tượng, sự kiện phù hợp với tiêu chí đã đề ra. - Sắp xếp theo thứ tự: GV cho HS sắp xếp các sự kiện trong một tác phẩm theo thứ tự đúng, hoặc các bước thực hiện một công việc, yêu cầu HS sắp xếp lại cho đúng. - Lập kế hoạch: yêu cầu HS xác định được các bước trình bày một vấn đề, các bước phân tích một đề văn, các thao tác tóm tắt một văn bản. - Viết: cho mỗi nhóm (nhóm 2 hoặc nhóm 4,5 HS ) một đề tài, các nhóm thảo luận, xây dựng dàn ý cho bài viết. Sau đó, cả nhóm cùng viết bài. - Biên tập: yêu cầu mỗi HS viết bài, sau đó, trao đổi bài viết của mình cho các bạn trong nhóm nhận xét, đánh giá theo tiêu chí chung. - Sửa sai: GV cho một bài tập sai, yêu cầu nhóm phát hiện và đề xuất cách sửa. Dựa vào một số kiểu bài tập trên, chúng tôi thiết kế một số bài tập sau cho nhóm bài PC CNNN như sau: Bài tập 1: - Tên bài: Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt - Câu hỏi: Hãy phân tích ngữ liệu sau: Ngữ liệu1 : SGK Buổi trưa, tại khu tập thể X, hai bạn Lan và Hùng gọi bạn Hương đi học. - Hương ơi! Đi học đi! (im lặng) - Hương ơi ! Đi học đi! (Lan và Hùng gào lên) - Gì mà ầm ầm thế chúng mày ! Không cho ai ngủ ngáy nữa à ! (tiếng một người đàn ông nói to) - Các cháu khẽ ơi, khẽ chứ! Để cho các bác ngủ trưa với!... Nhanh lên con, Hương! (tiếng mẹ Hương nhẹ nhàng, ôn tồn) 51 - Đây rồi, ra đây rồi! (tiếng Hương nhỏ nhẹ) - Gớm, chậm như rùa ấy ! Cô phê bình chết thôi ! (tiếng Lan càu nhàu) - Hôm nào cũng chậm. Lạch bà lạch bạch như vịt bầu!.. (tiếng Hùng tiếp lời) Ngữ liệu 2: Một đoạn kịch Phân tích ngữ liệu trên theo các gợi ý sau: 1. Cuộc hội thoại diễn ra trong không gian, thời gian nào? 2. Các nhân vật giao tiếp là những ai và quan hệ giữa họ như thế nào? 3. Nội dung, hình thức và mục đích của cuộc hội thoại là gì? 4. Các từ ngữ được sử dụng trong cuộc hội thoại có đặc điểm gì? 5. Căn cứ vào kết quả phân tích cuộc hội thoại trên, hãy cho biết “ngôn ngữ sinh hoạt” là gì? Có thể thiết kế mẫu phiếu học tập cho các nhóm như sau: Không gian Thời gian Nhân vật giao tiếp Mối quan hệ Nội dung Hình thức Mục đích Từ ngữ 52 Ngôn ngữ sinh hoạt: - Thời gian thảo luận: 4 phút - Thời điểm thảo luận: Khi hướng dẫn HS tìm hiểu khái niệm PC NNSH - Mục đích: giúp HS hình thành khái niệm phong cách ngôn ngữ sinh hoạt. Bài tập 2 - Tên bài: Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật - Câu hỏi: So sánh cách diễn đạt của hai văn bản sau: Văn bản 1 Văn bản 2 Sen: cây mọc ở nước, lá tròn to, hoa màu trắng hay hồng, nhị vàng hương thơm nhẹ, hạt dùng để ăn. (Từ điển Tiếng Việt ) Trong đầm gì đẹp bằng sen Lá xanh, bông trắng, lại chen nhị vàng. Nhị vàng, bông trắng, lá xanh, Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn. - Nhóm: 3HS - Thời gian thảo luận: 3 phút - Thời điểm thảo luận: Khi hướng dẫn HS tìm hiểu về khái niệm PC NNNT - Mục đích: Hướng dẫn HS tìm hiểu khái niệm ngôn ngữ nghệ thuật 53 Bài tập 3: - Tên bài: Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật - Câu hỏi: Tìm các biện pháp tu từ trong các văn bản sau và phân tích ý nghĩa của các biện pháp tu từ đó: + Văn bản 1( nhóm lẻ) “Của ong bướm này đây tuần tháng mật Này đây hoa của đồng nội xanh rì Này đây lá của cành tơ phơ phất Của yến anh này đây khúc tình si Và này đây ánh sáng chớp hàng mi Mỗi buổi sáng thần Vui hằng gõ cửa Tháng giêng ngon như một cặp môi gần” + Văn bản 2 (nhóm chẵn) BÁNH TRÔI NƯỚC -Hồ Xuân Hương- “Thân em vừa trắng lại vừa tròn Bày nổi ba chìm với nước non Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn Mà em vẫn giữ tấm long son “ - Thời gian thảo luận: 5 Phút - Nhóm: 4-5 HS - Thời điểm thảo luận: khi hướng dẫn HS tìm hiểu các đặc trưng của PC NN nghệ thuật - Mục đích: giúp HS nắm được những đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật (trong đó tính hình tượng là đặc trưng cơ bản nhất). Bài tập 4: - Tên bài: Phong cách ngôn ngữ báo chí 54 - Câu hỏi: Nêu các đặc trưng cơ bản của ngôn ngữ báo chí? Giải thích các đặc trưng đó và cho ví dụ cụ thể (Yêu cầu: Lấy một số bài báo cụ thể để chứng minh cho các vấn đề trình bày) - Nhóm: 5-6 HS - Thời gian thảo luận: 10 phút - Thời gian trình bày: 4 phút - Thời điểm thảo luận : Trước khi tìm hiểu phần “Các đặc trưng cơ bản của PCNN báo chí” - Mục đích: Giúp HS nhận ra được, phân tích được những đặc trưng cơ bản của PC NN báo chí 2.2.3 . Dạng bài tập củng cố / ôn tập kiến thức Để giúp HS củng cố kiến thức vào cuối giờ học hoặc ôn lại kiến thức trong giờ ôn tập, GV có thể sử dụng một số dạng bài tập sau: - Tóm tắt bài học: yêu cầu nhóm 2 hoặc 3 HS nhớ lại và tóm tắt những điểm chính của bài học bằng hình thức viết, vẽ sơ đồ khái niệm. Hoặc cho các nhóm dạng biểu đồ, sơ đồ không hoàn chỉnh (còn gọi là biểu đồ, sơ đồ khuyết), HS phải tìm ra các thông tin thích hợp để điền vào chỗ khuyết. - Hỏi đáp: chia nhóm 2 HS, HS A nêu những câu hỏi về bài học, HS B trả lời, sau đó đảo lại vị trí: B nêu câu hỏi, A trả lời. - Viết bài: cho nhóm 2 HS hợp tác viết một bài thu hoạch ngắn trong thời gian 1 phút về những điểm quan trọng của bài học và nêu câu hỏi về những gì nhóm chưa hiểu rõ. - Ghép đôi: yêu cầu HS nối kết hai cột thông tin cho sẵn A và B, tương tự hình thức trắc nghiệm ghép đôi. Bài tập 1: - Tên bài: Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật - Câu hỏi: Điền những từ còn thiếu vào các ô trống trong sơ đồ sau: 55 - Mục đích: Giúp HS khái quát lại nội dung chính của bài học. Bài tập 2: - Tên bài: Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật - Câu hỏi: Hãy tạo lập một đoạn văn theo phong cách ngôn ngữ nghệ thuật ( trong đó có sử dụng các biện pháp tu từ (so sánh, ẩn dụ, hoán dụ), hình ảnh - Thời gian thảo luận: 10 phút - Thời điểm thảo luận: cuối tiết học - Mục đích: Giúp HS biết cách tạo lập một văn bản theo phong cách nghệ thuật (khác với phong cách ngôn ngữ sinh hoạt) Bài tập 3 - Tên bài: Phong cách ngôn ngữ báo chí - Câu hỏi: Hãy hoàn thành những từ còn thiếu vào trong những ô trống sau: THÔNG TIN PHONG CÁCH NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT TỔ CHỨC, LỰA CHỌN NGÔN TỪ NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT 56 - Thời gian thảo luận: 3 phút - Thời điểm t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftvefile_2014_12_29_0226469212_3878_1871642.pdf
Tài liệu liên quan