MỤC LỤC
Trang phụbìa
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các chữviết tắt
MỞ ĐẦU. 1
Chương 1: PHƯƠNG PHÁP ĐỌC SÁNG TẠO TRONG GIỜDẠY
HỌC TÁC PHẨM VĂN CHƯƠNG ỞTRƯỜNG THPT
1.1. Bản chất, đặc trưng và tác dụng của phương pháp đọc sáng tạo . 16
1.1.1. Bản chất của phương pháp đọc sáng tạo. 16
1.1.2. Đặc trưng và tác dụng của phương pháp đọc sáng tạo. 16
1.2. Những tiền đềkhoa học của phương pháp đọc sáng tạo . 19
1.2.1. Quan điểm mỹhọc tiếp nhận . 19
1.2.2. Quan điểm khoa học giáo dục – lí luận dạy học hiện đại . 23
Chương 2. VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP ĐỌC SÁNG TẠO
TRONG GIỜDẠY TÁC PHẨM THƠTRỮTÌNH Ở LỚP 12 TRƯỜNG THPT
2.1. Những yêu cầu chính đối với việc vận dụng phương pháp đọc
sáng tạo vào giờhọc thểloại thơtrữtình ởlớp 12 trường THPT. 27
2.1.1. Vấn đềloại thểvăn học với việc dạy học thơtrữtình . 27
2.1.2. Vận dụng phương pháp đọc sáng tạo vào dạy học tác phẩm
thơtrữtình ởtrường THPT . 40
2.2. Vận dụng phương pháp đọc sáng tạo vào dạy học bài thơSóng
của Xuân Quỳnh. 52
2.2.1. Về đềtài của văn bản nghệthuật và tâm thếtiếp nhận của
người đọc - học sinh.52
2.2.2. Tìm nhân vật trữtình của bài thơ. 52
2.2.3. Tìm hiểu, phát hiện ý nghĩa theo kết cấu văn bản . 53
2.2.4. Tìm giọng điệu và ngôn ngữthơ. 55
2.2.5. Những điều cần lưu ý khi thúc đẩy hoạt động đồng sáng
tạo của học sinh. 57
2.3. Những yêu cầu đối với giáo viên . 58
2.4. Thiết kếbài dạy đọc - hiểu bài thơSóng . 58
2.5. Thuyết minh giáo án thực nghiệm . 68
Chương 3: THỰC NGHIỆM SƯPHẠM
3.1. Mô tảthực nghiệm. 75
3.1.1. Mục đích và nhiệm vụthực nghiệm . 75
3.1.2. Đối tượng của thực nghiệm. 75
3.1.3. Thời gian và quy trình tiến hành thực nghiệm. 76
3.2. Tổchức thực nghiệm. 76
3.2.1. Giao nhiệm vụthực nghiệm. 76
3.2.2. Theo dõi tiến trình giờdạy thực nghiệm . 76
3.3. Đánh giá kết quảthực nghiệm . 77
3.3.1. Nhận xét kết quảhọc tập của lớp thực nghiệm. 77
3.3.2. Xửlí kết quảthực nghiệm. 77
3.4. Kết luận chung vềthực nghiệm . 79
3.5. Kết quảthu nhận được từphiếu tham khảo ý kiến GV và HS . 82
KẾT LUẬN. 86
TÀI LIỆU THAM KHẢO . 88
PHỤLỤC. 92
124 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5397 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Vận dụng phương pháp đọc sáng tạo vào dạy học bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t thời máu lửa của một đơn vị anh hùng - đoàn quân Tây Tiến.
Những kỷ niệm về kháng chiến, cứ dồn dập, đậm dần lên trong tâm hồn của
người đại đội trưởng ấy, tinh thần “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh” vẫn
sống mãi trong trái tim của mỗi người lính Tây Tiến vừa lãng mạn vừa anh
hùng: “Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi/ Mường Lát hoa về trong đêm
hơi.”.
Tuy nhiên, đọc thành tiếng như vừa nói, dù sao cũng chỉ mới là bước
thâm nhập đầu tiên tạo ấn tượng cho cảm thụ chứ chưa phải thể hiện yêu cầu
cơ bản của đọc. Chính vì thế, vào thời điểm triển khai cải cách môn văn vào
những năm giữa thập niên 80, khi vận dụng đst, chúng ta có sự ngộ nhận về
khái niệm đọc, do quá chú ý tới các biện pháp đọc như vừa đề cập mà ít quan
tâm tới việc khai thác, khám phá kết cấu ngôn từ, hình tượng bài thơ nên đã
có những bất cập khi vận dụng. Giờ văn thường thấy đọc nhiều cách nhưng
vẫn xoáy vào việc đọc thành tiếng, đọc theo cảm xúc và đó chỉ là những hoạt
động bên ngoài của khái niệm đọc. Đúng như Krudiashep đã nói: “Nghệ thuật
phải đào tạo ra những người nghệ sĩ, không phải với ý nghĩa nghề nghiệp mà
với ý nghĩa là gợi lên nhu cầu giao tiếp với cái đẹp, phát triển các năng khiếu
nghệ thuật”[52,tr.43]. Đó chính là yêu cầu quan trọng chủ yếu của việc dạy
học tác phẩm văn chương. Đọc tác phẩm chính là quá trình người đọc thâm
nhập bài thơ để chỉ ra được cái hay, cái đẹp của văn bản nghệ thuật một cách
tinh tế, chính xác và có sức thuyết phục. Bởi thế, có người gọi đây là “giải mã
thông điệp” để nhằm nắm trúng được ý nghĩa do nhà thơ gởi qua bản thông
điệp của mình. Khi tìm hiểu bài thơ Tràng giang trong nhịp điệu trầm lắng
của tiết tấu thất ngôn, người đọc phải căn cứ vào những từ ngữ, hình ảnh thể
hiện để nhận ra tâm trạng nhà thơ. Hình ảnh con thuyền trôi “xuôi mái ” sóng
không vỗ vào mạn mà “nước song song” rồi sóng “buồn”, nước “sầu” mang
theo “củi một cành khô lạc mấy dòng”. Cành củi ấy như một thân phận lạc
loài, bơ vơ không định hướng. Một cành củi khô bỗng như có linh hồn là nhờ
có lối đảo ngữ “củi một cành khô” làm liên tưởng tới thân phận con người
trước dòng đời xô đẩy. Vì thế, trong bước đọc, người cảm thụ phải tìm ra cái
hay cái đẹp của sự gắn bó giữa nghệ thuật và nội dung của tác phẩm. Người
đọc không những cần nắm những kiến thức về lí luận, lịch sử, vốn sống mà
trước hết phải có kiến thức về ngôn ngữ. Chẳng hạn với hai câu thơ: “Non cao
những ngóng cùng trông/ Suối khô dòng lệ chờ mong tháng ngày.” trong bài
“Thề non nước” của Tản Đà, nếu người đọc không có kiến thức về ngôn ngữ
thì không thể thấy được sự độc đáo, sáng tạo của ông trong cách sử dụng từ
ngữ “khô” để cực tả nỗi nhớ mong của non đối với nước. Chỉ có từ “khô” mới
diễn tả hết tình yêu thuỷ chung của non dành cho nước. Chính vì yêu mà nước
đã khóc vì nhớ non đến khi nước mắt không còn để khóc nữa. Muốn phân tích
được cái hay cái đẹp của từ “khô” người đọc phải huy động các từ ngữ có thể
thay thế cho từ khô như: cạn, tuôn, trào, từ đó đem so sánh giá trị của chúng
khi được thay vào câu thơ xem chúng có lột tả được những điều nhà thơ muốn
gửi gắm hay không, nhờ vậy HS sẽ tìm ra đúng ý nghĩa của từ mà nhà thơ đã
sử dụng. Do vậy, để tiến hành quá trình đọc có hiệu quả, chúng ta cần tìm
những biện pháp cụ thể của đst như sau:
Đọc diễn cảm: Đọc diễn cảm được xem là một cách thức dạy văn
khá quen thuộc trong nhà trường. Tác dụng của biện pháp này, xét về bản chất
vẫn dựa trên những đặc trưng của phương tiện ngôn ngữ âm thanh là chất liệu
tạo nên hình tượng nghệ thuật. Về cơ sở lí luận và thực tiễn, chúng ta tích luỹ
được nhiều hiểu biết để có thể phát huy thế mạnh của biện pháp dạy học này.
Đọc diễn cảm chính là sự bình tâm lắng nghe và tìm ra cái giọng điệu của nhà
thơ bộc lộ qua đó. Như GS Lê Trí Viễn bộc bạch: “Thông thường đứng trước
một bài văn, câu thơ, thậm chí một đọc văn, sau khi làm mọi động tác cần
thiết, kể cả việc tìm hiểu chữ nghĩa ở bước khởi đầu, tôi đọc đi đọc lại, đọc to,
đọc thầm, có khi ngâm nga nếu là thơ, nhiều ngày, có khi đứt quãng, có khi
liên tục và chú ý lắng nghe thử nó gợi cho mình cái gì, nó nói với mình cái gì
là chính. Có thể coi đó là lời tâm sự sâu kín nhất trong lòng bạn, có tỏ ra hết
lòng với bạn thì bạn mới trao cho mình nghe”[41,tr.63]. Có thể xem đây là
yêu cầu của cảm thụ thể hiện bằng đọc. Đọc chính là con đường đi vào tác
phẩm như đã từng biết. Nhờ đó tiếng nói của nhà thơ sẽ được tái hiện theo
dòng tưởng tượng của người đọc khám phá ra cái giá trị chứa đựng trong tác
phẩm.
Đọc diễn cảm, do vậy là bước thực hiện việc thâm nhập tác phẩm bằng
cảm thụ trực tiếp của người đọc. Vì thế, việc đọc diễn cảm có thể diễn ra mọi
lúc trong quá trình thâm nhập văn bản nghệ thuật. Yêu cầu đọc diễn cảm là
diễn tả sự cảm thụ, thể hiện năng lực phân tích tác phẩm của người đọc. Việc
chuẩn bị để đọc diễn cảm không những phải dựa trên tiền đề các kết quả phân
tích mà còn đòi hỏi phải đào sâu và làm phong phú thêm những kết quả đó.
Quả vậy, để xác định rằng, khi đọc, cần đưa vào tác phẩm những cảm xúc và
tư tưởng gì thì phải cảm nhận được tâm trạng, lĩnh hội được hình tượng của
bài thơ. Chỉ có thể tìm ra ngữ điệu đúng đắn nếu tiếp cận được giọng thơ của
tác giả và đồng thời cảm thấy tư tưởng của tác giả tạo nên âm hưởng nào
trong tâm hồn của bản thân ta, cảm thấy cái gì là thân thiết với ta trong tư
tưởng đó, trong dòng tình cảm đó. Vì thế, các tác giả của công trình nghiên
cứu phương pháp do Rez chủ biên, khi hướng vào việc “phát hiện giai điệu cơ
bản, âm hình chủ đạo của cách đọc” khi đọc bài thơ “Cánh buồm” của
Lermontov đã đề ra việc soạn bảng “phối âm cảm xúc” để có tính nhất quán,
tính hoàn chỉnh của ấn tượng khi nghe bài thơ. Đây là một kinh nghiệm bổ
ích. Vì thế, chúng ta có thể vận dụng kinh nghiệm này vào dạy học các bài thơ
trữ tình, nhất là với những văn bản - tác phẩm có nội dung phong phú và hình
thức biểu đạt đa dạng các sắc thái biểu cảm. Chẳng hạn, chúng ta có thể lập
một bảng “ phối âm cảm xúc” như vậy khi đọc diễn cảm các bài thơ “Việt
Bắc”, “Bên kia sông Đuống”, “Tây Tiến”, “Sóng”, “Tiếng đàn ghi ta của Lor-
ca”.
Ngoài ra cũng cần thấy, hình thức đọc diễn cảm mang ý nghĩa nghệ
thuật cao, có sức cuốn hút người nghe, đó là giọng đọc, ngâm của các nghệ sĩ.
Hình thức này có tác dụng hỗ trợ cho việc cảm thụ trực tiếp tác phẩm nhưng
không thể thay thế việc tự đọc của HS.
Bên cạnh đọc diễn cảm, chúng ta còn có thể vận dụng các biện pháp
của ppđst nhằm tạo ra sự đồng thể nghiệm tích cực khi đọc tác phẩm như tái
thuật có sáng tạo, miêu tả miệng, xây dựng kịch bản phim, dựng kịch. Vì
khuôn khổ luận văn, chúng tôi không có điều kiện đi sâu vào các biện pháp
này.
Đọc có bình luận của GV: Như đã thấy, dù quan điểm dạy học văn
có thay đổi như thế nào thì trong giờ dạy học văn, vai trò của người GV vẫn
có vị trí và chức năng không thể thay thế. Cùng với quá trình đọc của HS - để
tạo nên sự nhận thức nhất quán về hình tượng, sự toàn vẹn của bức tranh nghệ
thuật cũng như điểm nổi bật của tư tưởng thẩm mỹ do nhà văn thể hiện qua
tác phẩm - sự tác động, hướng dẫn của GV thông qua con đường gợi mở,
phân tích, so sánh đối chiếu, giảng bình…luôn giữ một vai trò quan trọng. Có
thể nhận ra nhiều cách thức, biện pháp thể hiện vai trò hướng dẫn, tổ chức giờ
học của GV để tiến hành giờ học văn theo ppđst. Ở đây, chỉ đề cập tới lời
bình giảng của GV.
Thông thường khi tiến hành việc đọc để bước vào quá trình phân tích
tác phẩm ở trên lớp, HS sẽ vận dụng năng lực tưởng tượng và liên tưởng
nhằm tìm hiểu, lí giải tính sinh động của hệ thống hình tượng nghệ thuật và
từng bước chuyển hoá tín hiệu thẩm mỹ từ văn bản - tác phẩm thành vốn tri
thức và kinh nghiệm văn học của bản thân. Quá trình đó, cũng diễn ra đồng
thời với sự cắt nghĩa “là đặc điểm nổi bật trong hoạt động nhận thức và đánh
giá văn học bao hàm quá trình xúc cảm để người đọc rút ra ý nghĩa cá nhân
mà tác phẩm tác động đến nhân cách riêng và rút ra được ý nghĩa xã hội của
những điều đã đọc.”[23,tr.11]. Thao tác cắt nghĩa như vậy, sẽ góp phần làm
sáng tỏ những vấn đề đã tiếp cận, phân tích và thường đi liền với lời bình
luận. GV sẽ dẫn dắt HS theo logic của tiếp nhận văn học qua quá trình đọc để
xác định những đơn vị thông tin mang nghĩa. Do vậy, sự chủ động tích cực
của HS thể hiện trong các đề án lĩnh hội để hình thành những đơn vị kiến thức
là yếu tố then chốt; nhưng trong một số trường hợp, lời giảng bình của GV có
ý nghĩa quan trọng trực tiếp góp phần nâng cao hiệu quả đối với tình huống
tiếp nhận văn học cụ thể ở trong giờ học. “Lời giảng bình của GV vừa đảm
bảo yêu cầu định hướng tiếp nhận, vừa định hình kiến thức thông qua khả
năng kết nối các khuynh hướng liên tưởng tích cực và có thể gạt bỏ các liên
tưởng tản mạn, liên tưởng không bản chất; đồng thời tập trung và mở rộng
tưởng tượng sáng tạo, giúp HS khai thác đúng và sâu sắc những phương diện
bản chất của tác phẩm văn học”[20,tr.158]. Chẳng hạn với bài Tràng giang
của Huy Cận khi tìm hiểu câu thơ kết: “Lòng quê dợn dợn vời con nước/
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.”, người dạy thường lưu ý HS chú ý tới
tứ thơ chất chứa nét Đường thi khi liên hệ tới Thôi Hiệu với Hoàng Hạc lâu.
Nhằm giúp cho người học thấm sâu niềm thương nhớ quê hương của nhà thơ,
GV có thể đưa lời bình để chuyển tiếp và khắc sâu cảm xúc: Thôi Hiệu đứng
trên lầu Hoàng Hạc, nhìn thấy khói chiều mà buồn nhớ quê hương. Còn Huy
Cận thì “Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà”. Trước cảnh chiều trên bờ
Tràng giang mà lòng chạnh nhớ đến quê hương, nhớ đến cái làng quê heo hút,
xa xăm gắn bó với cuộc đời mình. Đó là điều dễ nhận ra trong tứ thơ; nhưng
cái sâu thẳm từ nỗi lòng chất chứa là ở chỗ đứng ngay trên quê hương xứ sở
mình mà nhà thơ lại cảm thấy bơ vơ như thân phận lạc loài. Mối sầu như
tiếng vọng sâu thẳm của tình lưu luyến đất nước, quê hương khôn nguôi mà ta
có thể nhận ra từ cõi lòng của thi nhân. Hoặc với bài thơ “Đây mùa thu tới”
của Xuân Diệu, khi hướng dẫn HS tìm hiểu, cảm thụ khổ thơ cuối: “Mây vẩn
tầng không, chim bay đi/ Khí trời u uất hận chia li/ Ít nhiều thiếu nữ buồn
không nói,/ Tựa của nhìn xa, nghĩ ngợi gì.”, để làm nổi bật cảm xúc về không
gian thu với bóng dáng con người xuất hiện trong đó, GV có thể góp lời bình
làm nổi bật cảm xúc thu đượm buồn nhưng thoáng hiện nét đẹp: Mở đầu cảnh
thu là bóng liễu, kết thúc bài thơ là hình ảnh thiếu nữ, đây là nét tạo hình để
hoàn thiện bức tranh thu với ấn tượng sâu sắc. Điều này cho thấy cảm xúc
tinh tế của Xuân Diệu. Ông hay nói tới lớp tuổi trẻ và tâm hồn trẻ nhạy cảm.
Xuân Diệu để con người hiện lên trong bức tranh qua nét gợi tả tinh tế với
hình dáng, tư thế, tâm trạng riêng. Đó là những hình ảnh sống động gợi lên
“điệu tâm hồn” của nhà thơ trước cảnh thiên nhiên và con người trong không
gian thu gợi buồn, một nét buồn hồn nhiên, thơ mộng.
Chúng ta có thể tìm nhiều dẫn chứng minh hoạ như vừa kể khi hướng
dẫn HS khắc sâu suy nghĩ, cảm xúc để tiến hành việc giải mã văn bản - tác
phẩm được học theo quy trình đọc. Nhưng cũng nên chú ý lựa chọn, xác định
mức độ ở tình huống cần thiết hợp lý, GV cần tránh lạm dụng việc đưa lời
bình của mình làm hạn chế năng lực tự bộc lộ cảm xúc của HS.
Đàm thoại gợi mở nhằm tạo ấn tượng trực tiếp cho HS về văn bản -
tác phẩm : Quá trình tìm hiểu, thâm nhập vào văn bản - tác phẩm luôn đòi hỏi
người đọc - HS phải huy động những năng lực tưởng tượng, liên tưởng cá
nhân để tiến hành “cuộc giao tiếp lặng im thực sự diễn ra trong tiếp nhận văn
chương”. Đọc văn, như vậy chính là sự tự giác nhập thân vào những trình
huống cảm xúc với các quan hệ tinh vi, phong phú và sinh động của tác phẩm
- thông qua tri giác cảm tính chủ quan - cũng chính là một hình thức tham gia
“đồng thể nghiệm” như các tác giả của giáo trình “Phương pháp luận dạy văn
học” từng nhấn mạnh. Để sự tiếp nhận của HS diễn ra theo một quá trình liên
tục, việc thực hiện đàm thoại gợi mở thông qua hoạt động tương tác giữa GV
và HS trong giờ văn là một khâu quan trọng cần thiết. Thực hiện công việc
này, GV phải bằng cách tác động khéo léo, thích hợp để khơi gợi và tạo ra
dòng suy nghĩ liên tưởng của HS, vừa đánh giá được kết quả tự học của các
em. Trong xu thế đổi mới ppdh tác phẩm văn hiện nay, các nhà sư phạm chú ý
tới hình thức dạy học theo lối đối thoại. Theo đó, trong giờ đọc - hiểu - tác
phẩm, HS phải được tạo mọi điều kiện, mọi tình huống để tham gia tranh
luận, tự cảm thụ, tự bộc lộ mọi suy nghĩ, tình cảm riêng với sự hướng dẫn
định hướng và điều chỉnh của GV. Điều cốt yếu là làm sao để khuyến khích,
thúc đẩy người đọc - HS nêu quan điểm, thái độ, kiến giải riêng của mình vào
hoạt động tiếp nhận. Bởi “Hoạt động đó chính là sự sáng tạo. Không thể hiểu
được bất cứ một tác phẩm văn học nào, dù nó rõ ràng đến mấy, nếu bản thân
người đọc không tự mình, dám gánh chịu mọi được mất, dấn thân trong ý
thức của mình theo con đường tác giả đã vạch ra trong tác phẩm”[52,tr.42].
Chính vì những căn cứ nói trên, trong giờ đọc - hiểu văn hiện nay,
chúng ta thường hướng tới việc thiết kế bài dạy đọc - hiểu văn bản nghệ thuật
theo hướng đàm thoại gợi mở để từng bước hướng dẫn HS đi sâu vào việc
nắm bắt những nội dung chủ yếu, những điểm sáng thẩm mỹ do nghệ sỹ sáng
tạo. Chẳng hạn, khi tìm hiểu tình huống của tâm trạng Kiều trong cảnh “Trao
duyên”, thông qua những biểu hiện cử chỉ, hành động mà Kiều bộc lộ, GV gợi
ý, hướng dẫn HS đi sâu vào những dấu hiệu nghệ thuật do nhà văn thể hiện
nhằm hiểu sâu nỗi đau giằng xé nội tâm Kiều khi xử lí tình huống éo le trước
nghĩa vụ đối với “chữ tình” và “chữ hiếu”. Có thể thấy, với niềm thương xót
vô hạn, ngòi bút tài năng của Nguyễn Du đã lột tả một cách sâu xa sự giằng
xé nội tâm của Kiều trong cảnh ngộ trớ trêu, trước bước ngoặt cuộc đời. Học
bài Thương vợ của Tú Xương, HS thường hướng sự chú ý vào hình ảnh bà Tú
khi phải lận đận, long đong “lặn lội thân cò” với sự lo toan cho gánh nặng gia
đình để “Nuôi đủ năm con với một chồng”. Nhưng nếu biết dẫn dắt, gợi mở
để HS nhận ra điều bao trùm lên hình ảnh của người phụ nữ tận tuỵ suốt đời
vì trách nhiệm với gia đình, có tấm lòng thương xót, tủi hổ của một người
chồng đành chịu bó tay trước cuộc sống túng thiếu của gia đình mình, càng
thấy cảm thông cho sự dằn vặt, tự trách mình của nhà thơ “Có chồng hờ hững
cũng như không”. Bởi thế, văn bản nghệ thuật có sức sống mãnh liệt trong
tâm thức người đọc nhờ vào khả năng khơi gợi sức tưởng tượng, liên tưởng
qua từng câu chữ, người ta thường gọi đó là những “nhãn tự”. Đó là những kí
hiệu mang nghĩa khiến người đọc phải cất công khám phá, tìm hiểu để tìm ra
sức ẩn chứa sâu xa của ngôn từ nghệ thuật.
2.2. Vận dụng phương pháp đọc sáng tạo vào dạy học bài thơ Sóng của
Xuân Quỳnh
2.2.1. Về đề tài của văn bản nghệ thuật và tâm thế tiếp nhận của người
đọc - HS
Thơ trữ tình là một bộ phận quan trọng trong nội dung chương trình
Ngữ văn ở trường THPT. Các tác phẩm trữ tình được chọn lựa đưa vào sách
giáo khoa là những sáng tác tiêu biểu cho thành tựu thơ ca qua các thời kỳ văn
học và thể hiện cho sự phong phú về thể tài, đề tài. Đối với việc học văn ở
nhà trường, loại thơ trữ tình tâm tình với cảm hứng nổi bật là tình yêu lứa đôi
luôn luôn có sức lôi cuốn nguồn cảm xúc, rung động trong tâm hồn của lứa
tuổi học trò. Thơ Xuân Quỳnh gần gũi với bạn đọc - HS chính vì lí do đó.
Cùng với Sóng, từ môi trường đời sống xã hội, lớp trẻ từng gặp gỡ nhà thơ nữ
khả ái - nhà thơ của tình yêu - qua một số thi phẩm nổi bật trong đó có tác
phẩm đã được chuyển thành nhạc với những giai điệu gợi bao nỗi xao xuyến,
trào dâng trong lòng. Thơ Xuân Quỳnh mang hơi thở của cuộc sống và càng
lùi theo thời gian, càng có sức cuốn hút, càng sáng ngời khát vọng Tình yêu -
một nét kết tinh của văn hoá rất đáng trân trọng. Do vậy, dễ thấy học thơ
Xuân Quỳnh, bạn đọc trẻ trên ghế nhà trường có một tâm thế tiếp nhận khá
hào hứng.
2.2.2. Tìm nhân vật trữ tình của bài thơ
Nội dung tác phẩm trữ tình thường gắn liền với hình tượng nhân vật trữ
tình. Vậy, trong bài thơ Sóng, nhân vật trữ tình suy nghĩ, bộc lộ điều gì? Qua
tựa đề Sóng, người đọc dễ nhận ra dụng ý nghệ thuật của nhà thơ thông qua
việc nhân vật trữ tình hoá thân cùng sóng để nói lên khát vọng chân thành,
mạnh mẽ, sôi nổi trước tình yêu. Bên cạnh đó, trong hình thức biểu hiện có
một hình tượng cần chú ý nữa đó là “em” - sự xuất hiện của nhân vật trữ tình
nhập vai. Hai hình tượng này sóng đôi, quấn quýt với nhau đi suốt bài thơ để
diễn tả một cách sâu sắc, độc đáo niềm rung động trào dâng trong trái tim con
người.
2.2.3. Tìm hiểu, phát hiện ý nghĩa theo kết cấu văn bản
GV hướng dẫn HS tìm hiểu, phát hiện tiếng nói tình yêu được bộc lộ,
thể hiện một cách đặc sắc qua cái tôi trữ tình theo mạch cảm xúc:
+ Khổ 1 và 2: Xuân Quỳnh đã mượn những đặc tính của sóng để biểu
đạt những sắc thái tình yêu trong “em”, có “dữ dội và dịu êm”, có “ồn ào và
lặng lẽ”. Có những biểu hiện đối lập cùng tồn tại: sóng bất thường và tình yêu
của “em” cũng bất thường. Người đọc dễ nhận ra một trạng thái rất thực của
người con gái bộc lộ tình yêu nồng nàn và không che dấu khát vọng yêu
thương của mình: “Sông không hiểu nổi mình/ Sóng tìm ra tận bể”. Sóng
chuyển theo hành trình tìm mình không mệt mỏi trước biển bao la, con người
cũng không nguôi ngoai thương nhớ bởi tình yêu trong cuộc sống. Xuân
Quỳnh bộc bạch tiếng nói chân thành, mạnh mẽ về nỗi khát vọng “tình yêu”,
đây là dấu hiệu khác lạ về cách thể hiện tình yêu ở người phụ nữ.
Tác giả suy nghĩ, xúc cảm về sức cuốn hút sâu xa nhưng rất quen thuộc gần
gụi của tình yêu khi mượn hình ảnh ẩn dụ của sóng: “Ôi con sóng ngày xưa/
Và ngày sau vẫn thế” qua việc so sánh ngầm: khác gì sự trường tồn của sóng
trong không gian, tình yêu luôn luôn hành trình gắn bó không tách rời với con
người trước thời gian, là ngọn nguồn của hạnh phúc, là điểm tựa của cõi sống.
Nỗi bồi hồi là hiện thân của con tim, là hiện thân của tình yêu gắn với cuộc -
đời - người!
+ Khổ 3 và 4: Các trạng thái tự nhiên của sóng cũng giống như trạng
thái tâm lí độc đáo của con người với tình yêu. Từ đó, nhân vật trữ tình bộc lộ
cảm xúc khá bất ngờ nhưng suy cho cùng cũng giản dị, tự nhiên, nhà thơ
không kìm được lòng mình - tiếng lòng chân thật: “Em nghĩ về anh, em/ Em
nghĩ về biển lớn”. Tác giả trăn trở tìm tới cội nguồn của tình yêu. Câu hỏi mà
con người đã cất công đi tìm lời giải đáp nhưng vẫn không sao đi đến tận
cùng ý nghĩa: “Sóng bắt đầu từ gió/ Gió bắt đầu từ đâu? …” Xuân Quỳnh suy
tưởng, bộc lộ một cách tự tin, hồn nhiên về điều tưởng không bao giờ giải
thích được nhưng đó chính là điều kỳ diệu, linh diệu của tâm hồn con người
(Xuân Diệu: Làm sao cắt nghĩa được tình yêu?). Tình yêu như sóng biển, gió
trời, nó biến hoá như thiên nhiên vì thế càng khó hiểu và bất ngờ.
+ Khổ 5: Tiếp nối sự so sánh “con sóng” với những trạng thái chuyển
động tự nhiên “Con sóng dưới lòng sâu/ Con sóng trên mặt nước”, tình yêu là
sóng và chỉ có nó, cái đại dương mênh mông mới so sánh nổi với khát vọng
chất chứa trong con tim. Dòng suy tưởng của nhân vật trữ tình chuyển sang
một phát hiện thú vị “Ôi con sóng nhớ bờ/ Ngày đêm không ngủ được”, cảm
giác “sóng thức” là tâm trạng thổn thức, bồn chồn của chính “lòng em”, là
duyên cớ để nhà thơ bộc bạch niềm rạo rực yêu thương rất đỗi thắm thiết, gắn
bó: “Lòng em nhớ đến anh/ Cả trong mơ còn thức”. Nỗi nhớ tràn đầy tình yêu
thương, hiển hiện trong không gian và thời gian và không chỉ tồn tại trong ý
thức mà còn thấm sâu vào tiềm thức, thâm nhập cả vào giấc mơ. Kết cấu câu
thơ ngũ ngôn có sự biến đổi (dôi thêm hai câu) nhằm nêu bật tâm trạng vững
tin, không che đậy và muốn trút sự cảm thông chia sẻ trong tình yêu. Có tiếng
nói tình yêu nào chân thành, táo bạo và mạnh mẽ hơn?
+ Khổ 6 và 7: Như con sóng cuộn trào vô hạn, vô hồi giữa biển cả,
những dự cảm, trải nghiệm, thách thức trước những biến đổi trong cuộc đời
càng làm cháy bỏng niềm khát khao hướng tới bến đỗ bình yên của tình yêu
thuỷ chung trong lòng người. Còn gì sâu sắc hơn lời nguyện ước chân thành:
“Nơi nào em cũng nghĩ/ Hướng về anh - một phương”. Nhận ra quy luật
chuyển động của tự nhiên, niềm tin vào tình yêu bền vững của nhà thơ càng
nồng nàn, thắm thiết.
+ Khổ 8 và 9: Trước biển cả bao la, con người thường không tránh khỏi
sự suy nghĩ về triết lí nhân sinh cho mình: cuộc đời con người thì có hạn
nhưng tình yêu thì vô cùng. Tình yêu không có tuổi, không có thời gian để già
đi, nó không mất đi như bản thân cuộc sống. Vì thế, làm sao để thoát ra khỏi
nỗi băn khoăn trước giới hạn chật hẹp của cuộc đời con người trên trần thế?
Nhà thơ đã tự lí giải và tìm ra lời giải đáp cho những trăn trở của mình. Chỉ
có hoà nhập vào “biển lớn tình yêu” thì con người vẫn còn lí do để tin vào
tình yêu đáng quý của cuộc đời từng con người và của mọi người: “Làm sao
được tan ra/ Thành trăm con sóng nhỏ/ Giữa biển lớn tình yêu/ Để ngàn năm
còn vỗ.”.
2.2.4. Tìm giọng điệu và ngôn ngữ thơ
Tìm giọng điệu của tác giả qua văn bản là phải nhận ra những dấu hiệu
thuộc hình thức và nguyên tắc tổ chức hình tượng, dựa vào phương thức loại
thể, cũng như phong cách tác giả qua cách sử dụng âm thanh, nhịp điệu ngôn
ngữ. Với bài thơ Sóng, Xuân Quỳnh đã thể hiện giọng điệu riêng của mình
trong nền thơ ca hiện đại. Ngay vào dòng đầu bài thơ, chúng ta ngờ ngợ như
từng gặp nhà thơ ở đâu đó. Tác giả của “Thuyền và biển”, “Thư tình cuối mùa
thu” vẫn hiện ra trong cái cung cách lạ mà quen, tức là luôn bộc lộ mình, dâng
hiến mình cho tình yêu. Những nhà phê bình có lí khi khẳng định rằng, trong
thơ trữ tình Việt Nam, sau Hồ Xuân Hương thì Xuân Quỳnh tạo cho mình cái
thế đứng khá vững chãi, tự tin của người phụ nữ bày tỏ khát vọng yêu chân
thành, mạnh mẽ. Nhà thơ không ngại bộc lộ cái tôi trữ tình “dữ dội” của
mình. Nhưng cũng cần thấy con sóng yêu dù mãnh liệt tới đâu, giọng thơ
Xuân Quỳnh vẫn mang nét nữ tính dịu dàng với nhiều trạng thái đắm say, vỗ
về, thao thức, bao dung, nhân hậu. Và chính những phẩm chất đáng quý đó ở
người nghệ sĩ đã làm cho thơ Xuân Quỳnh vừa kết tinh được những đặc điểm
của truyền thống thơ dân tộc vừa mang đến những đóng góp mới trong nền
thơ ca hiện đại Việt Nam. Suy cho cùng, giá trị kết tinh nổi bật ở thơ là ở nội
dung thơ chan chứa giọng nói chân thành, mạnh mẽ của “nỗi khát vọng tình
yêu”. Thơ là người, xét về phương diện quan niệm sáng tạo nghệ thuật, thơ
Xuân Quỳnh là giọng tự bạch, tự hát của hồn thơ đầy sóng, đầy tình.
Xuân Quỳnh rất gắn bó với thể ngũ ngôn vốn là một thể thơ có chỗ đứng
trong lòng nhiều thế hệ độc giả. Thơ ngũ ngôn với tiết tấu ngắn, tạo lối ngắt
nhịp theo tốc độ vừa phải, mỗi dòng thơ với một số âm tiết đắp đổi theo thanh
bằng, trắc nhanh, có hình thái đối xứng, giàu nhạc tính, tạo thuận lợi cho việc
bộc lộ cảm xúc và dễ lôi cuốn người đọc. Trong bài thơ Sóng, nhịp điệu câu
thơ đa dạng: 2/3 (Dữ dội/ và dịu êm), 1/2/2 (Sông/ không hiểu/ nổi mình),
3/1/1 (Em nghĩ về/ anh,/ em), 3/2 (Em nghĩ về /biển lớn). Từ đây, theo cách
“phối âm cảm xúc” có thể hướng dẫn HS đọc bài Sóng nhằm thể hiện những
phức điệu tâm trạng của chủ thể trữ tình như sau:
Khổ 1: Đọc theo giọng kể với nhịp chậm vừa, thể hiện nỗi bồi hồi
trong tâm trạng.
Khổ 2: Cảm xúc hồi tưởng nên đọc chậm hơn đoạn trên, thể hiện sự
bâng khuâng, xao xuyến, gợi không gian và thời gian kỷ
niệm. Trước khi chuyển sang khổ sau cần có khoảng ngưng
để cảm xúc lắng đọng.
Khổ 3 và 4: Đọc nhanh thể hiện tâm trạng thổn thức mạnh mẽ của trái tim
trào dâng khát vọng tình yêu.
Khổ 5: Đọc chậm, thể hiện cảm xúc sâu lắng, tha thiết.
Khổ 6 và 7: Đọc nhanh thể hiện niềm tin trước mọi thử thách của tình yêu
chân chính.
Khổ 8 và 9: Đọc giọng trầm và chậm, thể hiện nỗi lo âu - đó cũng là sự
khao khát tình yêu nồng cháy, vĩnh cửu.
Về phương diện ngôn ngữ thơ: Xuân Quỳnh sử dụng ngôn ngữ thơ một
cách tinh tế, nhạy bén. Lời thơ cất lên từ khát vọng cháy bỏng của con tim, từ
những nỗi vui buồn đời thường, nỗi lo âu về hạnh phúc nên thơ Xuân Quỳnh
là “loại thơ mà trạng thái yêu đương và trạng thái làm thơ nhập một”. Bởi thế,
qua những dòng thơ, ta thường gặp cách thể hiện, bộc lộ tâm trạng, cảm xúc
bằng thứ ngôn từ chất chứa sức biểu cảm, hồn nhiên, trong sáng. Có ngôn từ
nào diễn tả trạng thái đối cực của tình yêu một cách chân thực, sâu sắc như
những từ “dữ dội”, “dịu êm” và “ồn ào”, “lặng lẽ” hoặc bộc lộ nỗi thổn thức
“bồi hồi trong ngực trẻ”, đó là thứ ngôn từ bộc phát từ tiếng nói con tim. Các
cặp câu đối xứng xuất hiện liên tiếp, ngôn ngữ cùng âm điệu thể hiện sự đa
dạng, sinh động của phong cách sáng tạo hình tượng cảm xúc trong nghệ
thuật trữ tình. “Sóng” qua phương thức ẩn dụ đã diễn tả một cách tinh tế
những bí ẩn trong nỗi niềm của người phụ nữ trước tình yêu nồng cháy. Xuân
Q
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LVVHPPDH027.pdf