MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng số liệu
Danh mục các biểu đồ, bản đồ
MỞ ĐẦU .1
Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DU LỊCH VÀ KHAI
THÁC TIỀM NĂNG DU LỊCH.8
1.1. Cơ sở lí luận.8
1.1.1. Một số vấn đề về du lịch .8
1.1.2. Tài nguyên du lịch.18
1.2. Vai trò của văn hóa dân tộc Khmer đối với phát triển du lịch.28
1.2.1. Văn hóa dân tộc là tài nguyên có ý nghĩa đặc trưng của mỗi dân tộc ở mỗi
địa phương.28
1.2.2. Văn hóa dân tộc Khmer làm phong phú tài nguyên nhân văn của địa
phương.29
Chương 2: VĂN HÓA CỦA NGƯỜI KHMER VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ
TRONG KHAI THÁC DU LỊCH Ở KIÊN GIANG.31
2.1. Khái quát đặc điểm địa bàn nghiên cứu.31
2.1.1. Vị trí địa lí .31
2.1.2. Điều kiện tự nhiên .31
2.1.3. Các yếu tố kinh tế xã hội.35
2.2. Tổng quan đặc điểm kinh tế - xã hội của người Khmer .39
2.2.1. Điều kiện cư trú.39
2.2.2. Các đặc điểm kinh tế xã hội .41
119 trang |
Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 722 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Văn hóa của người khmer trong định hướng phát triển du lịch tỉnh Kiên Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
loại tiêu biểu sau: Num Crọp Khnô:Num Crọp Khnô nghĩa là
bánh hột mít. Bánh làm đậu xanh nấu mềm, đãi bỏ vỏ, giã nhuyễn trộn với đường
thốt nốt như nhân bánh ít. Sau đó, dùng tay vắt viên tròn như hột mít, lăn vào lòng
đỏ trứng vịt, gà. Sau đó, đem chiên giòn. Num chô: Bánh làm bằng gạo trắng vo
sạch, để ráo rồi cho vào cối giã nhừ, khi giã dùng sàng rây nhiều lần để giã lại cho
thật nhuyễn, bột càng nhuyễn, bánh càng nổi to. Nước đường thốt nốt thắng đến rít
lại, bỏ bột gạo vào quậy đều như nhân bánh ít, đem ra nắn từng cái hình tròn hay
vuông tùy ý, sau đó bỏ vào chiên. Num Khnhây: Num Khnhây là bánh gừng. Nếp trắng
vo sạch, để ráo đem quết thành bột, khi quết dùng sàng rây nhiều lần để giã cho thật
nhuyễn, bột giã xong, đem phơi cho thật khô. Sau đó, lấy lòng trắng trứng vịt đánh nổi,
cho bột vào quậy đến sền sệt, sau đó nắn thành hình củ gừng (có người nắn hình cá,
hình chim...). Bánh gừng chiên bằng mỡ, sau đó ngào với nước đường thốt nốt thắng
sền sệt.
Num Niềng Nóc: Theo các bậc trưởng thượng thì Nóc là tên người đầu tiên làm thứ
bánh này. Gạo đem vo sạch, ngâm trong nước độ một đêm, sau đó quết thành bột, đổ
nước sền sệt, lấy màu vàng của nghệ, màu đỏ của gấc pha vào cho đẹp mắt. Nhân làm
bằng đậu xanh quết nhuyễn trộn với đường thốt nốt, nước cốt dừa. Bắc chảo lên bếp,
đợi mỡ gần sôi thì lấy bột nhúng vào kéo lên, kéo xuống, tréo qua, vắt lại cho đến khi
bột giòn thì nắn thành hình hộp như hộp thuốc lá, để nhân ở giữa, chiên tiếp cho
vàng, vớt ra.
Ngoài những món ăn đặc sản đã nêu ở trên thì người Khmer ở Kiên Giang còn có
những món đặc trưng cho địa bàn cư trú: Những món ăn từ thịt chuột : Chuột nấu canh
chua, chuột xào lá mãng cầu gai, chuột kho rau răm, chuột khô – mắm chuột Các
món ăn từ rắn: Rắn xào lá cách, rắn nướng lèo hay món nấm tràm.
Về thức uống: Vào mùa mưa, người dân Khmer thường tích nước mưa vào trong
các lu, vại, hồ chứa để dùng cho cả năm. Người già thường dùng nước trà và nước trà
cũng dùng để tiếp khách. Ngoài ra người Khmer ở vùng Mũi Nai – Hà Tiên, Hòn
Chông – Kiên Lương còn sử dụng nước thốt nốt để giải khát và bán cho khách du lịch.
Người Khmer cũng thường uống rượu. Rượu của họ có thể là rượu trắng, rượu ngâm
thuốc hay rượu thốt nốt. Tuy nhiên, rượu thì bị cấm sử dụng ở các chùa.
• Trang phục
Trang phục truyền thống của người Khmer mang điểm khác biệt ở lối mặc váy
và phong cách trang phục gắn với tín giáo đạo Phật. Nam, nữ trước đây đều mặc xà
rông làm bằng tơ tằm do họ tự dệt. Ngày nay, trang phục họ mặc cũng như y phục của
nông thôn người Việt, y phục thường nhật của người nông dân Khmer là bộ quần áo
bà ba đen cùng chiếc nón lá. Thậm chí, nếu mặc âu phục, nam giới cũng có cách mặc
như người Việt bình dân, ví dụ như áo Chemise bỏ ngoài quần âu. Tay áo Chemise dài
được xắn lên. Ngày nay, phụ nữ Khmer ở Kiên Giang mặc áo dài “Bom Pông” (áo dài
Khmer) với quần dài đen như phụ nữ Việt. Ngày thường họ mặc quần đen với các loại
áo kiểu khác nhau hoặc áo bà ba đủ màu như phụ nữ Việt Những thay đổi đó cho
chứng tỏ trang phục của người Khmer Kiên Giang đang thay đổi theo hướng giản đơn,
tiện lợi cho sinh hoạt.
Tuy nhiên những ngày lễ, tết phụ nữ Khmer (nhất là các cô gái) thường mặc
“Sampốt” (váy không có hoa văn) với các loại áo kiểu khác nhau. Đó là loại “Sampốt
chorphum” dệt bằng tơ tằm, sợi bông hay chỉ kim tuyến với các loại hoa văn khác
nhau, màu sắc sặc sỡ: xanh, đỏ, vàng Phụ nữ Khmer vùng giáp biên giới Việt Nam
– Campuchia như Tri Tôn, Hòn Đất – Kiên Lương thường mặc các loại “Sampốt”, vấn
“Krama” (khăn) in hoa lá sặc sỡ mua từ Campuchia để tiện việc mua bán qua lại biên
giới. Cũng như các dân tộc Việt, Hoa ở Kiên Giang, người Khmer thường dùng màu
đen trong y phục, có lẽ một phần để thích hợp với điều kiện lao động nông nghiệp nơi
đây. Người Khmer Kiên Giang ít thấy vận xà rông. Họ có kĩ thuật nhuôm “tkat”
(truyền thống), nhuộm “batik” (có lẽ ảnh hưởng từ người Mã Lai) khiến vải vóc tơ lụa
có màu đen tuyền, bóng, lâu phai.
• Kiến trúc
Chùa
Ngôi chùa là nơi thể hiện nét độc đáo, tinh sảo của nghệ thuật kiến trúc, hội họa
người Khmer. Nội thất chùa Khmer rất đẹp, các hoa văn, phù điêu trang trí phần lớn
mang ý nghĩa tôn giáo chứ không phải để chiêm ngưỡng, để phục vụ người xem. Chùa
Khmer là biểu tượng tôn giáo, do đó, hình dáng, bố cục và kiến trúc đều mang ý nghĩa
tôn giáo. Những hình rắn Naga đồ sộ bằng đá trên bờ tường, mái chùa; những hình
điêu khắc trên mặt tường, vách trần; các bức phù điêu, Reahu, những hình tượng hoa
sen, hoa lửa, nhành hoa, dây leo; đuôi rắn ở các đầu mái uốn cong tạo cảm giác cao
vút không chỉ tồn tại với ý nghĩa tôn giáo mà còn làm cho cả khối kiến trúc đồ sộ,
nặng nề như đang sống, đang cử động.
Các chùa người Khmer ở Kiên Giang có tính nghệ thuật cao, đặc sắc trong bố cục tạo
hình, kiến trúc. Mái chùa tuy có nhiều chi tiết tạo hình đồ sộ nhưng lại được nâng đỡ
bởi những hàng cột vững chắc khiến chúng trông không hề có vẻ gì nặng nề, ngược lại
còn tạo sự thông thoáng giữa các dãy hành lang, mềm mại với những chi tiết như đuôi
rắn ở đầu góc mái cong vút, đường hoa văn, bờ riềm cong lượnÁnh sáng trong
chính điện được khai thác khéo léo, kết hợp giữa ánh sáng tự nhiên với ánh sáng nhân
tạo; sự lung linh, huyền ảo của khói hương, đèn nến, không khí tĩnh lặng và các pho
tượng Phật tạo nên vẻ tôn nghiêm. Chính điện là phần quan trọng nhất của toàn bộ
ngôi chùa (phần trước, sau, xung quanh chỉ là phụ). Chính vì vậy, chính điện luôn
được trang trí đẹp mắt, kiến trúc tinh xảo, tập trung mọi tinh túy, tinh hoa của nghệ
thuật điêu khắc, hội họa của người Khmer.
Du khách có thể cảm nhận được điều này khi tham quan các ngôi chùa Cà Lang Ong,
Sóc Xoài, Phật Lớn, Láng Cát, Rạch Sỏi Điêu khắc là một phần thiết yếu, gắn liền
với kiến trúc chùa tháp, làm tăng giá trị thẩm mỹ của toàn thể ngôi chùa. Chất liệu
chính dùng trong điêu khắc là gỗ, đặc biệt là các loại gỗ quí. Ngoài tượng phật gỗ còn
được dùng để chạm khắc nhiều chi tiết khác của mái chùa như đầu hồi, phù điêu, hoa
văn trên cửa, khung cửa, cánh cửa, riềm mái ở hầu hết các chùa. Hiện tại, người ta
dùng xi măng để đắp các pho tượng (thường là tượng Phật Lớn, thờ trong chính điện
hoặc trong các gian Sala). Các nghệ nhân Khmer thường đắp tượng khi xây dựng
chùa, bên ngoài sơn phủ một lớp dày và vẽ thêm những chi tiết cần thiết. Ngoài các
pho tượng, xi măng còn được dùng để chạm nổi và đổ khuôn các bức phù điêu với
trình độ đạt tới mức khéo léo, tinh sảo; đắp các loại tượng khác như linh thú, rắn 5
đầu, người chim, phượng, cọp Một số ngôi chùa Khmer tiêu biểu ở Kiên Giang:
- Chùa Láng Cát: Đây là ngôi chùa cổ do hòa thượng Rich Thi Chi sáng lập. Năm
1455, hòa thượng Rich Thi Chi ở tỉnh Kam – Pong – Kray (nay thuộc Campuchia) đã
đến đây truyền đạo, quy tụ đồng bào Khmer, cùng lập chùa trên một giồng đất cát khô
ở về phía đông nam chánh điện ngày nay. Đầu tiên nền chùa chỉ được bồi đắp đơn sơ
và làm bằng gỗ, lá. Chùa bị cháy và bị thú dữ phá hại nên hòa thượng và các phật tử
Khmer chuyển chùa đến địa điểm ngày nay. Thời kỳ đại đức Danh Hao trụ trì (năm
1950 – 1960), ông đã cho xây lại chánh điện, đúc tượng Phật và đổi tên chùa là “Ang
kor chum woong xa”.
Chùa vừa là công trình kiến trúc, vừa là nơi ghi dấu chiến công của các sư sãi, phật tử
người Khmer trong kháng chiến, nên được nhà nước công nhận là di tích lịch sử văn
hóa. Cổng chính của chùa quay về hướng đông, có 3 cửa: Một ở giữa và hai cửa ở hai
bên đúc bằng xi – măng, vôi, vữa và đá xanh vụn. Phía trên cửa chính có hàng chữ đắp
nổi “Ranataransi”, có nghĩa là “Hào quang của viên ngọc”.
Bên trong cổng là khuôn viên chùa hình chữ nhật rộng 10.521 m2 (chiều dài 167m,
chiều rộng 63m). Phía trái có một nhà trệt, xây bằng gạch dùng làm liêu phòng. Từ cổng
vào, chính giữa chánh điện, diện tích 177 m2, hành lang rộng 92 m2 bao quanh bởi hàng
tường thấp với các trụ tròn chống đỡ; tường, trụ đều đắp hoa văn nổi và hình người. Nhà
xây bằng gạch, lợp ngói tạo thành 3 lớp. Kiến trúc theo kiểu chùa Khmer Nam bộ truyền
thống, 4 góc đắp đầu rồng có sợi râu vươn lên cao, đường viền quanh các lớp mái trang
trí hoa văn cánh sen.
Nội thất của chánh điện là một gian phòng rộng, bài trí đơn giản; bàn thờ xây bằng
gạch, phía trước trang trí hình rồng và hoa lá. Giữa bàn thờ chính là tượng Thích Ca
Mâu Ni đúc bằng xi – măng tô sơn với tư thế ngồi thiền, cao 1,2 m; bệ tượng cao 1,6
m trang trí hoa văn và tô sơn nhiều màu. Từ ngoài nhìn vào ở bên tay phải là tượng
Sonathera đã đắc đạo thành La Hán ở thế đứng. Bên trái là tượng Utterathera đã đắc
đạo thành La Hán cũng ở tư thế đứng (tượng cao 2m). Trước tượng Phật lớn là tượng
của 2 vị La Hán: Bên phải là tượng Srĩputtahera (Phiên âm là Xa – rây Oắch – tắc – hê
– rắc) có phép thần thông biến hóa; bên phải là tượng Maggalanthera (phiên âm là Mô
– tà – nen – hắc – rê – rắc) có đôi mắt nhìn xuyên vạn dặm gọi là thiên nhãn. Ở giữa là
tượng Phật thu nhỏ, cao 60 cm ở tư thế ngồi thiền. Phía trái tượng phật nhỏ là tượng
Phật nhập Niết Bàn (tượng dài 50cm). Phía sau Phật Thích Ca là tượng bà Neng Koon
hêng prea thô ni, người làm chứng cho Phật tổ đắc đạo, làm chủ quản đất của Phật.
Phía sau chánh điện có 3 nhà sa – la (tức giảng đường của chùa). Bên phải là một sa
– la 8 căn, 2 tầng đúc bằng xi măng, xây gạch. Năm 1963, chùa được tu bổ, xây nhà
Sa – la 8 căn đến năm 1967 thì hoàn thành. Chùa “Ang kor chum” xưa, qua “ Ang kor
chum woong xa” đến “Ratanaransĩ” (Láng Cát) ngày nay đã qua 31 đời các vị hòa
thượng, đại đức trụ trì.
- Tháp 4 sư liệt sĩ: Tháp 4 sư liệt sĩ hay còn gọi là tháp Cù Là ở huyện Châu Thành
(cách thị trấn Minh Lương 2,5km), thờ 4 vị sư đã hi sinh trong cuộc biểu tình ngày
10/6/1974 của các sư sãi, tín đồ Khmer. Mặt tiền của tháp hướng về phía tây, nằm
trong khuôn viên chữ nhật rộng 342 m2. Tháp được bao bọc bởi tường rào xây 2 bên
và trước mặt. Tháp có chu vi 48 m, đúc bằng bê tông mỗi bên có bốn hàng cột có đắp
hoa văn, 4 mặt tháp cũng tô đắp hoa văn sóng nước, ở giữa có hai cột tròn. Tháp xây 2
tầng, tầng trên xây nhỏ đầu tạo thành 4 tháp. Bệ tầng tháp có chu vi 16 m, chân và
đỉnh tháp có hình tam cấp, gần đỉnh tháp xây 4 hang sâu để tượng sư, 4 sư quay mặt về
4 hướng với tư thế tiến công, tượng trưng khí phách hiên ngang anh dũng. Đỉnh tháp
đắp tượng thần Phamacha hay thần núi Somoru. Ở bàn thờ chính có vẽ hình 4 vị sư và
4 lư hương bằng sành, 12 bức bích họa tường thuật lại diễn biến từng giờ, từng đoạn
đường cuộc biểu tình ngày 10/6/1974
Tại khu di tích này, hàng năm cứ vào ngày 10/6 âm lịch đồng bào Khmer, Kinh, Hoa,
các vị chức sắc của 72 chùa trong tỉnh và chính quyền các cấp đã về làm lễ dâng
hương tưởng nhớ 4 vị sư liệt sĩ. Bộ Văn hóa – Thông tin đã công nhận nơi đây là di
tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia. Năm 1998, Nhà nước đã đầu tư kinh phí để trùng tu
tôn tạo. Nhân dân Kiên Giang nói chung, đồng bào Khmer nói riêng, rất tự hào mỗi
khi nhắc đến sự kiện ngày 10/6, nhắc đến sự hi sinh của 4 vị sư: Danh Tấp, Danh Hoi,
Danh Hom, Lâm Hùng.
- Chùa Sóc Xoài: Chùa được khởi công xây dựng năm 1885, bằng cây lá rất đơn sơ
do hòa thượng Danh Phếch trụ trì.
Từ năm 1890 đến năm 1916, ông Danh Huôi trụ trì thứ, ông đã vận động bà con xây
dựng lại chánh điện khang trang hơn, nhưng cũng chỉ bằng cây tràm lớn hơn và lợp
ngói. Năm 1917 – 1946, dưới sự trụ trì của Hòa thượng đại đức Danh KhMao, bà con
bổn sóc cất lại điện với tường xây, mái lợp ngói. Chùa được mở rộng thêm, vững chắc
hơn. Từ năm 1962 – 1975, đại đức Viên Liệng trụ trì, ông có công lớn trong việc xây
dựng chùa. Năm 1961 ông cho xây một bồn chứa nước và một con đường lên tầng hai
(chánh điện). Một cầu xi - măng sắt bắc qua kênh nối liền đường vào chùa. Năm 1962
– 1964, xây thêm một sa – la lợp tol. Năm 1964 – 1970, ông tiếp tục cho xây thêm một
chánh điện rộng lớn, tô vẽ công phu. Năm 1972, lễ khánh thành chánh điện được tổ
chức long trọng tại chùa. Đó là năm chùa Sóc Xoài tròn 97 tuổi. Năm 1973, ông cho
xây thêm 4 liêu phòng cho sư tăng. Năm 1974, đào thêm liếp để trồng gỗ sao và cây
ăn quả, đến nay cây cối sum xê, phủ đầy bóng mát. Ngày 7/4/1975, đại đức Viên
Liệng viên tịch.
Trải qua nhiều đời trụ trì, chùa Sóc Xoài cũng trải qua nhiều đợt tu sửa. Vật liệu xây
dựng cũng biến đổi và thay nhiều, nhất là thời gian gần đây, họ sử dựng vật liệu hiện
đại, kỹ thuật xây dựng tiên tiến tạo nên sự hoàn chỉnh cho chùa. So sánh trong vùng
ĐBSCL, chùa Sóc Xoài là một công trình kiến trúc độc đáo, tuy có thay đổi phần nào
theo thời gian nhưng cơ bản vẫn giữ nguyên bản sắc dân tộc Khmer Nam bộ.
Cổng chùa nằm bên Quốc lộ 80, đúc bằng xi – măng, vôi và đá xanh vụn. Cổng gồm
một cửa chính, hai cửa phụ gọi là Tam quan. Cửa chính rộng 3,2 m, cửa phụ mỗi cửa
rộng 1,5m. Cổng có hai phần: Từ dưới lên có 4 trụ đúc (chiều rộng 3m, chiều dài
1,2m) trước và sau có trang trí nụ hoa và lá. Bốn trụ này đỡ một khối đá bên trên dạng
tháp. Hai mặt trước và sau có trang trí 8 đầu rắn thần, hoa lá, cánh sen cách điệu. Từ
cổng vào chùa là một con đường lót đá xanh rộng 2,5 m. Chùa xây hình chữ T, chánh
điện quay mặt hướng Đông, hai sa – la, sáu mái hiên và một nhà bếp. Trước chánh
điện là cột cờ đúc xi – măng cao 12 m. Chánh điện được bao bọc bởi vòng thành, sân
lót gạch bông. Đường vào chánh điện có bốn cửa chính, hai cửa trước và hai cửa sau
(ngày lễ đông người, vào ra được dễ dàng). Cửa cao 6 m có đắp nổi, xung quanh có
trang trí các hình đầu ngọn sóng, vân mây cuộn thể hiện sự tinh khiết của Phật môn.
Ở chánh điện, vòng thành trên móng là 4 bức tường cao có 28 cột trụ tròn. Mái vòm
hình cánh cung cao 2m, có 2 phần: phần dưới mái nghiêng dốc 30o cao 1m, phần tiếp
là hai mái dốc đứng 45o. Hai mái này gặp nhau tạo thành đỉnh mái chùa. Ở hai đầu mái
đứng là mặt hình tam giác có chạm nổi hình Thích Ca sơ sinh, xung quanh là hoa văn
cánh sen cách điệu. Vòng quanh bức tường có một bức rèm làm bằng xi – măng, trang
trí đủ loại hoa nhiều màu sắc thể hiện nét độc đáo và mang tính nghệ thuật dân tộc cao.
Trên mái chùa có một ngôi tháp cao 3 m theo kiểu Angco, có trang trí hoa sen và nụ
hoa cách điệu. Các đầu đao uốn cong bởi một đầu rồng có một sợi râu cong, vươn lên
cao trên các trục tròn, mỗi mái người ta đều đúc một tượng tiên nữ hoặc chim Ra – ru
– đa (đầu chim, mình người có hai cánh) để nâng mái chùa (đây là kiểu trang trí theo
trường phái Phật giáo Tiểu thừa). Đài sen trang trí hoa lá, sóng nước, mây, cánh sen
cách điệu. Mỗi cánh sen có chạm nổi một tượng Phật cao 20 cm. Các hoa văn trang trí
nhiều màu sắc. Hàng tượng dưới gồm: 4 vị tôn giả và một tượng Thích Ca ngồi thiền
có rắn thần 7 đầu che cho. Trên 4 vách có 34 bức bích họa miêu tả tích Phật từ lúc
hoàng hậu Mây nằm mộng sinh ra thái tử đến lúc Phật Thích Ca nhập Niết bàn. Trên
trần có 17 bức tranh trang trí hoa văn đủ loại màu sắc, bức trung tâm vẽ toàn cảnh
chùa Sóc Xoài. Năm 2001, Bộ Văn hóa – Thông tin đã đầu tư kinh phí trùng tu, tôn
tạo lại toàn bộ di tích bao gồm phần mái, chánh điện, cổng
Vào ngày lễ Phật đản, Tết Chol Thnam Thmay, Đontanhân dân trong vùng (kể cả
người Kinh, Hoa) quần tụ về đây rất đông. Trong các ngày này có tổ chức hát Dù Kê,
múa Lâm thol, đua ghe ngo và trò chơi dân gian của các dân tộc.
Hội họa trong các chùa Khmer có thể chia thành 3 loại: Loại sử dụng trong điêu
khắc, kiến trúc: biểu hiện bằng các thủ pháp điêu khắc như chạm nổi, chạm chìm, đắp
tượng, đắp hìnhđể biểu diễn ý tưởng. Tác phẩm tiêu biểu là các bức phù điêu trên
cổng chùa, đầu hồi; hoa văn trên thềm bệ xi măng, trên các tháp cốt Loại tranh
truyện: thể hiện các đề tài có nguồn gốc từ các tích của nhà phật, truyện thần thoại,
truyện cổ(thường xuất hiện trong nội thất kiến trúc). Loại hoa văn trang trí: Loại
hoa văn trang trí có rất nhiều kiểu dáng: tròn, vuông,chữ nhật, bầu dục. tam giác, bán
nguyệt... nhiều nội dung, mang tính thẩm mỹ.
Hoa văn của người Khmer Kiên Giang phần lớn phản ánh thiên nhiên tươi đẹp, giàu
có dưới các nhìn của tôn giáo qua các hình ảnh tượng trưng như: hoa sen (biểu tượng
cao quí – tượng trưng cho sự trong sạch tinh khiết của đức phật), hoa cúc ( tượng trưng
cho quyền năng phổ độ chúng sinh, vạn vật), hoa trang, hoa dây leo, nhành hoamàu
sắc phong phú, đường nét mềm mại, uyển chuyển, tương phản âm dương, nóng lạnh.
Về màu sắc, người Khmer dùng nguyên màu, sử dụng màu tương phản để tranh có
màu sắc sặc sỡ. Sáu màu được dùng nhiều là: màu xanh lam, vàng, đỏ, trắng, màu cá
vàng, màu ánh lửa. Đây là màu của lá cờ phật giáo, biểu thị nhiều tích cổ của nhà Phật.
Nhà ở
Nơi đây là vùng đất trẻ do phù sa bồi đắp và thảo mộc tích tụ lại. Rừng sác gồm:
Mắm, đước, tràm và rừng chồi mọc giữa phù sa. Kế đó làm lau, sậy, đế, ven sông mọc
đầy cây dừa nước. Vùng thích hợp để canh tác và cư trú bắt đầu từ vùng có dừa nước
mọc. Cụm từ dừa nước – mái nhà đã nói lên tất cả. Cách thứ nhất, người ta dùng tàu lá
dừa nước để lợp. Cách làm: chặt tàu dừa nước xé đôi, phơi khô, dùng cọng lạt lợp trên
mái nhà, dùng lạt dừa để buộc. Cách thứ hai róc bẹ lá ra khỏi tàu, rồi bẻ (trái trả) gập
đôi quanh cây (sóng lá) làm nòng dài chừng sải tay, dùng cọng lạt rút kết liền lá lại rút
kết liền lá lại thành từng tấm phơi khô để lợp.
Đồng bào Khmer thường làm nhà bằng cột đước (hoặc cột tràm), lợp bằng lá dừa nước.
Nếu gần chợ (hay nơi không có lá dừa nước) người ta mới lợp bằng “Chằm đốp”. Nhà
gồm: nhà một căn, một căn một chái, hai căn và nhà “bề thế” lắm cũng chỉ có ba căn hay
ba căn hai chái, rồi nhà chữ định Nhà lá thường có cửa treo hay cửa chống bằng cây
nhỏ; tối đóng cửa, lấy cây chống làm cây gài cửa luôn.
Đồng bào Khmer ở Hòn Đất thường cất nhà theo ruộng. Ruộng đâu nhà đó nên nhà
ở rất thưa thớt, không tập trung. Vùng đất thấp như Châu Thành, Gò Quao thì cất nhà
tương đối dày, thành xóm như Định An – Gò Quao, Cà Đào – Châu Thành. Xung
quanh nhà Khmer thường trồng cây, nền nhà luôn được tôn cao so với xung quanh.
Nhà hầu hết có một mặt lồi, nếu không thì có một tấm “phên” che bên ngoài mặt tiền
để chống nắng, chống mưa, tránh gió(hay tránh tà ma), phía trước hàng ba có một
bộ vạt tre dành để ăn cơm, tiếp khách.
Riêng vùng Bãi Ớt – Hà Tiên vách nhà thường làm bằng đất. Họ đào một cái hố, cho
đất + nước + rơm rạ (đây + tức + combơn) vào trộn cho thật nhuyễn sau đó tô lên vách
với bộ khung được làm từ các loại cây ở rừng sác, khung sườn này dầy hơn so với kiểu
khung ở một số vùng nông thôn phía bắc, mái nhà lợp bằng lá đưng được đánh lại như
tấm lá cần đóp (gọi là đánh đưng). Ở trong ngôi nhà này rất mát mẻ, nhất là vào mùa
nắng. Có lẽ đây là nét đặc trưng lớn nhất của một ngôi nhà Khmer.Ở Kiên Giang phổ
biến có ba loại nhà ở sau:
- Nhà tạm: là nhà ở phổ biến của các hộ nghèo. Cấu trúc nhà rất đơn giản: Nếu là
nhà một gian thì thường là nhà nhỏ hai mái, diện tích từ 10 – 20 m2; vách cạnh nhỏ 3
m, vách cạnh lớn 5 m; bộ sườn nhà thường là 6 cột chính (Konlôn): 2 cột lớn, 4 cột
nhỏ gắn với cây đòn dông (Mêđombôl), 6 cây kèo, 6 cây xiên và 18 cây đòn tay
(Phơlan); mái lá, vách lá, nền đất; mái nhà thấp lại không có hàng ba đủ rộng nên vách
không trổ cửa sổ, do đó nhà rất tối và ấm áp ở bên trong. Nếu là nhà phát nhiều gian
(một gian – một chái, một gian – hai chái, ba gian) thì có bộ sườn nhà cơ bản sẽ từ
12 cột trở nên. Đặc điểm chung người Khmer Kiên Giang bao giờ cũng chọn con số
chẵn cho số lượng cột kèo, đòn tay Họ quan niệm số chẵn chính là số may mắn.
- Loại nhà bán kiên cố: Đây là nhà của những người thuộc tầng lớp trung nông.
Nhà có kích thước khá rộng và cao. Ngoài gian chính có người còn nối thêm gian phụ
nhằm tăng thêm diện tích sinh hoạt. Toàn bộ cột được đặt trên những tảng đá kê hình
vuông, chọn một phần dưới đất; sườn nhà, các bộ kèo được liên kết khít khao bởi hệ
thống những miếng nêm, mộng và con xỏ bằng gỗ cứng. Người Khmer hay trổ cửa
giữa vách cạnh lớn. Dù nhà nhỏ hay lớn đều làm hai mái, mái trước nối với mái sau;
nhà có lợp lá xé, có nhà lợp lá chằm (chằm đớp). Thường là phía sau nhà có thêm các
công trình phụ như nhà xí, chuồng gia súc, gia cầm
- Nhà kiên cố: Nhà này thường được xây gạch hay vách ván, mái lợp tôl hay ngói,
nền tráng xi măng hay lát gạch. Đây là nhà của những người khá giả, trung lưu ở thị
trấn, thị tứ, kích thước nhà khá lớn. Nếu bằng gỗ thì thì bộ sườn nhà bằng gỗ quí,
giống như kết cấu nhà của người Việt, Hoa, nhà của người Khmer cũng có cây chính
đỡ và cây xiên (Chh’ơhuyên), cũng trạm trổ bộ “chày cối” theo tín ngưỡng âm dương.
Nội thất trong nhà mang tính đối xứng.
Một đặc điểm khác để nhận biết về ngôi nhà của người Khmer ở Kiên Giang là bao
giờ ở nơi hiên nhà (hàng ba) cũng để một cái chõng hay giường bằng tre ở bên trái hay
bên phải để ngồi chơi, hóng mát hoặc ăn cơm tiếp khách, hai bên là bộ ván hay li
văng. Sát với vách ngăn phòng trong là chiếc tủ gỗ tạp (nếu nhà nghèo) hoặc tủ kính
(nếu nhà khá giả), bên trong tủ chưng gối thêu màu sặc sỡ, phòng trong dành cho
những đôi vợ chồng; kế đến là nhà kho chứa những vật dụng, đồ dùng trong nông
nghiệp bồ lúa và cuối cùng là nhà bếp. Chính giữa ngôi nhà thường là bàn thờ phật ở
phía trên, liền đó là bàn thờ ông bà hay cha mẹ, người thân đã khuất. Trong ngôi nhà,
cây cột được người Khmer coi trọng nhất. Việc chọn gỗ làm cột, chọn người đào lỗ để
dựng cột và các nghi thức dựng cột được người Khmer tiến hành khá nghiêm ngặt theo
tục lệ cổ truyền. Cây đòn dông thường được treo vải đỏ và treo hình gia hộ (Wissa
Won) theo văn hóa Ấn Độ để trừ tà ma.
Tóm lại, ngôi nhà truyền thống của người Khmer thể hiện được tính độc đáo riêng: tận
dụng diện tích, tiện lợi trong lao động sản xuất, gắn liền với thiên nhiên.
• Làng nghề truyền thống
Nghề thủ công truyền thống của người Khmer Kiên Giang rất phong phú: Đan
thúng, đan rổ, nghề nắn Cà Ràng, nồi đất, đan đệm, dệt chiếu, chạm, đục tượng, xây
cất chùa triền
Hiện nay, những làng nghề truyền thống của người Khmer Kiên Giang còn tồn tại,
mang lại giá trị kinh tế cao và có ý nghĩa cho phát triển du lịch như:
- Làng nghề nặn đồ đất ở Hòn Đất: Nghề này tập trung ở xã Thổ Sơn, Nam Thái
Sơn, Sơn Kiên và thị trấn Hòn Đất. Theo nhà nghiên cứu Trương Thanh Hùng: Xóm
nghề này, trước năm 1945 tương đối phát triển, có hàng trăm cơ sở sản xuất, sản phẩm
có mặt trong và ngoài tỉnh thậm chí một số sản phẩm của họ được xuất khẩu trao đổi
với một số tỉnh của Campuchia. Chất lượng sản phẩm nung của Hòn Đất rất được ưa
thích ở nhiều nơi. Nghề nặn đồ đất ở Hòn Đất là một nghề thủ công truyền thống mang
tính gia truyền. Hầu như phần lớn các gia đình Khmer ở Hòn Đất, Hòn Me đều tham
gia chế tác gốm. Nghề gốm ở đây mang tính quy mô nhỏ cho các hộ gia đình. Thời
gian làm nghề thường được tiến hành vào thời gian nông nhàn, đem lại thu nhập đáng
kể cho các hộ dân nơi đây.
Hiện nay sản phẩm đất nung của Hòn Đất vẫn giữ một vai trò nhất định trong đời
sống hàng ngày của người dân nông thôn. Một số sản phẩm như khuôn bánh khọt, siêu
sắc thuốc, lò các loại, cà om đựng nướcvẫn là những vật dụng bằng đất nung vẫn được
sử dụng rộng rãi. Quá trình lao động nghề đã hình thành một nếp sinh hoạt văn hóa
riêng cho một bộ phận dân cư ở Hòn Đất: liên kết trong lao động, trao đổi mua bán.
Nghề nặn đồ đất Hòn Đất là một trong những nét văn hóa dân tộc đặc trưng của Kiên
Giang. Ngành du lịch có thể đưa du khách thăm các xưởng chế tác đất và xem các sản
phẩm đất nung.
- Làng nghề dệt chiếu Tà Niên: Trước đây nghề dệt chiếu là một nghề thủ công
mang lại giá trị kinh tế khá cao, giải quyết công ăn việc làm cho hàng trăm hộ dân ở
Xã Vĩnh Hòa Hiệp (Châu Thành). Trước năm 2003, tại huyện Châu Thành có 58 cơ sở
sản xuất chiếu với 111 lao động tham gia sản xuất. Nghề diệt chiếu Tà Niên là nghề
thủ công truyền thống lâu đời. Nghề dệt chiếu dễ học nhưng chỉ phổ biến trong khu
vực dân cư nhỏ, gia đình mang tính cha truyền con nối chưa thực sử trở thành nghề có
tính chất truyền dạy nghề theo bài bản. Tuy dễ học nhưng nghề cũng đòi hỏi ngoài sự
cần cù, tỉ mỉ người thợ còn phải có óc sáng tạo để sản xuất ra những sản phẩm phù
hợp với thị hiếu người tiêu dùng.
Từ lâu nghề dệt chiếu Tà Niên đã trở thành một nghề truyền thống nổi tiếng và là
sản phẩm thủ công đặc trưng của tỉnh Kiên Giang. Kỹ thuật lẫy (cãi), nhuộm, xử lý sợi
lác, sợi chân càng được hoàn thiện đã làm cho chất lượng chiếu Tà Niên ngày càng
được nâng cao và có danh tiếng không chỉ trong khu vực ĐBSCL mà còn được biết
khắp trong và ngoài nước. Trước 1975, chiếu Tà Niên từng được xuất sang một số
nước Đông Nam Á và một số nước Châu Âu (Pháp, Đức).
Sản phẩm nhiều lần đoạt huy chương vàng trong các kỳ hội chợ, triển lãm trong và
ngoài nước, nhưng hiện nay chỉ vào mùa cao điểm mới có hàng trăm hộ tham gia dệt
chiếu, bình thường chỉ có khoảng 25 hộ sản xuất thường xuyê
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tvefile_2013_02_28_6913597119_1426_1871152.pdf