Tóm tắt Luận văn Thực hiện pháp luật về thanh tra y tế tại thành phố Hà Nội

Trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, thành phố Hà Nội là một trung tâm y tế

lớn nhất của khu vực và cả nước, hoạt động hiệu quả trong lĩnh vực phòng, chống

dịch bệnh cũng như phát triển trở thành trung tâm y tế chuyên sâu, kỹ thuật cao theo

định hướng của Trung ương và theo chỉ đạo của Lãnh đạo Thành phố. Đối với Sở Y

tế Hà Nội, trong việc thực hiện chức năng tham mưu chuyên môn cho UBND Thành

phố về lĩnh vực Y tế và thực hiện chức năng QLNN về Y tế trên địa bàn có phần

tham mưu, giúp việc của cơ quan thanh tra Sở Y tế. Việc thực hiện pháp luật về

thanh tra Y tế của Thanh tra Sở Y tế góp phần quan trọng trong hoàn thành công tác

QLNN về Y tế của Sở Y tế. Qua nghiên cứu việc thực hiện pháp luật về thanh tra Y

tế tại thành phố Hà Nội có thể đưa ra những kết luận sau:

Thứ nhất, hệ thống văn bản QPPL đối với QLNN về Y tế và Thanh tra Y tế

còn thiếu và chưa đồng bộ. Pháp luật về thanh tra chuyên ngành y tế phải bảo đảm

tính thống nhất với pháp luật thanh tra nói chung, không trái, không mâu thuẫn với

quy định của Hiến pháp và pháp luật chuyên ngành khác.

Thứ hai, lực lượng cán bộ thanh tra Sở Y tế Hà Nội tuy đã được tăng cường

nhưng còn thiếu về số lượng. Số lượng thanh tra Y tế không tương xứng với quy mô

công việc được giao (dân số đông, địa bàn rộng, số lượng cơ sở hành nghề y tế tư nhân

rất lớn, đơn vị trực thuộc nhiều).

pdf27 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 05/03/2022 | Lượt xem: 264 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Thực hiện pháp luật về thanh tra y tế tại thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uất những giải pháp góp phần hoàn thiện pháp luật về thanh tra chuyên ngành y tế. - Văn Thị Hoài Thanh (2017), “Tổ chức và hoạt động của Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường”, Luận văn thạc sĩ Quản lý công - Học viện Hành chính Quốc gia, đã nghiên cứu góp phần làm sáng tỏ cơ sở khoa học về tổ chức và hoạt động thanh tra của Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường. Đồng thời, Luận văn cũng đánh giá được thực trạng tổ chức và hoạt động thanh tra của Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường. Trên cơ sở đó, Luận văn đưa ra hệ thống các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả tổ chức và hoạt động thanh tra của Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường nói riêng từ đó góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong hoạt động QLNN trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường nói chung. - Bùi Minh Trạng (2018), “Tổ chức và hoạt động của Thanh tra Y tế từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh”, Luận văn thạc sĩ Luật học - Học viện Khoa học xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, đã nghiên cứu góp phần làm rõ cơ sở lý luận và pháp lý về tổ chức và hoạt động thanh tra Y tế nói chung và thanh tra Y tế trên địa bàn địa phương nói riêng. Luận văn đã đánh giá thực trạng tổ chức và hoạt động thanh tra Y tế trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh và chỉ ra những ưu điểm cũng như những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế, phân tích nguyên nhân của những hạn chế trong tổ chức và hoạt động thanh tra Y tế tại Thành phố Hồ Chí Minh. Đồng thời, đề xuất các giải pháp hoàn thiện tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra Y tế Thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài Luận văn, Đề tài nói trên, các Tạp chí khoa học gần đây cũng đã xuất hiện một số bài viết nghiên cứu về công tác Thanh tra đối với hoạt động QLNN. Những bài viết đã cung cấp những thông tin có giá trị cho luận văn để thực hiện khảo cứu như: Ths 5 Nguyễn Huy Hoàng (2014), “Vai trò của các cơ quan Thanh tra nhà nước trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa”, Trường Cán bộ Thanh tra, đăng tại www.giri.ac.vn; TS Nguyễn Quốc Hiệp (2014), “Định hướng xây dựng chiến lược phát triển ngành Thanh tra đến năm 2020, tầm nhìn 2030”, Viện Khoa học Thanh tra, đăng tại www.giri.ac.vn; Ths Tạ Thu Thủy (2015), “Hoàn thiện pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả trưng tập, quản lý và sử dụng cộng tác viên thanh tra trong hoạt động thanh tra”, Viện Khoa học Thanh tra, đăng tại www.giri.ac.vn; Ths Hồ Thị Thu An (2015), “Một số khó khăn, vướng mắc trong thực hiện pháp luật về thanh tra chuyên ngành”, Vụ Pháp chế - Thanh tra Chính phủ, đăng tại www.giri.ac.vn... Các công trình và bài viết trên đã tập trung nghiên cứu, làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn, đồng thời đưa ra những giải pháp nhằm tăng cường tính hiệu lực, hiệu quả trong công tác Thanh tra, thanh tra chuyên ngành. Tuy nhiên, các công trình trên chỉ đề cập đến một số vấn đề có liên quan đến đối tượng nghiên cứu hoặc chủ thể nghiên cứu của đề tài. Cho đến nay, chưa có công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện, có hệ thống việc thực hiện pháp luật về thanh tra Y tế tại thành phố Hà Nội. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn - Mục đích nghiên cứu: Hệ thống hóa lý luận việc thực hiện pháp luật về thanh tra Y tế; đánh giá đúng thực trạng việc thực hiện pháp luật về thanh tra Y tế tại thành phố Hà Nội. Từ đó, Luận văn đề ra những giải pháp nhằm bảo đảm việc thực hiện pháp luật về thanh tra Y tế ngày càng tốt hơn tại thành phố Hà Nội nói riêng và các địa phương trên cả nước nói chung. - Nhiệm vụ nghiên cứu: + Làm rõ các khái niệm, đặc điểm, vai trò của việc thực hiện pháp luật về thanh tra Y tế. + Đánh giá thực trạng những kết quả đạt được và những hạn chế của việc thực hiện pháp luật về thanh tra Y tế tại thành phố Hà Nội. + Đề xuất phương hướng và các giải pháp cơ bản nhằm bảo đảm việc thực hiện pháp luật về thanh tra Y tế tại thành phố Hà Nội. 6 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn - Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động thực hiện pháp luật về thanh tra Y tế của các chủ thể thanh tra chuyên ngành Y tế trên địa bàn thành phố Hà Nội. - Phạm vi nghiên cứu: + Về nội dung: Hoạt động thực hiện pháp luật về thanh tra Y tế thành phố Hà Nội. + Về mặt không gian: Thực hiện pháp luật về thanh tra Y tế trên địa bàn thành phố Hà Nội. + Về thời gian: Giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2019. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn - Phương pháp luận: Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác Thanh tra. - Phương pháp nghiên cứu: Trên cơ sở phương pháp luận nêu trên, trong quá trình nghiên cứu luận văn, tác giả sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cụ thể như: + Phương pháp phân tích tài liệu: để thu thập thông tin thông qua phân tích các nguồn tài liệu sẵn có của lực lượng Thanh tra Y tế tại thành phố Hà Nội liên quan đến đề tài nghiên cứu. + Phương pháp thống kê: tác giả thu thập từ hồ sơ công tác thanh tra Y tế, số liệu thống kê kết quả công tác thanh tra Y tế, các báo cáo sơ kết, tổng kết về công tác thanh tra Y tế giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2019 tại thành phố Hà Nội, tác giả hệ thống hóa, phân tích, đánh giá những vấn đề có liên quan đến nội dung đề tài. + Phương pháp tổng hợp: để tổng hợp các tri thức có được từ hoạt động phân tích tài liệu, phỏng vấn và hỏi chuyên gia. Việc tổng hợp nhằm mục đích đưa ra những luận giải, nhận xét và đề xuất của tác giả. + Phương pháp chuyên gia: trao đổi, lấy ý kiến góp ý, phản biện của các chuyên gia, nhà khoa học đã và đang nghiên cứu về công tác thanh tra Y tế. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn - Về mặt lý luận: kết quả nghiên cứu của luận văn sau khi được nghiệm thu sẽ góp phần bổ sung và hoàn thiện về hệ thống pháp luật thanh tra Y tế, thực hiện pháp luật thanh tra Y tế. 7 - Về mặt thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ là tài liệu tham khảo cho các cơ quan nghiên cứu về công tác hoạch định chính sách, pháp luật về thanh tra Y tế, cho việc giảng dạy, học tập các môn khoa học thanh tra, khoa học pháp lý và khoa học quản lý.... 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các công trình công bố của tác giả, danh mục tài liệu tham khảo, bảng biểu, Luận văn gồm 03 chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận của việc thực hiện pháp luật về thanh tra Y tế. Chương 2: Thực trạng việc thực hiện pháp luật về thanh tra Y tế tại thành phố Hà Nội. Chương 3: Phương hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả việc thực hiện pháp luật về thanh tra Y tế tại thành phố Hà Nội. 8 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CỦA VIỆC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ THANH TRA Y TẾ 1.1. Khái niệm, đặc trưng của thanh tra Y tế 1.1.1. Khái niệm về thanh tra Y tế 1.1.1.1. Nhận thức chung về Thanh tra Thanh tra là việc kiểm soát, xem xét, đánh giá, kiến nghị xử lý theo trình tự thủ tục do pháp luật quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức và cá nhân. 1.1.1.2. Khái niệm thanh tra Y tế Thanh tra Y tế (Thanh tra chuyên ngành Y tế) được hiểu là hoạt động xem xét, đánh giá của các cơ quan thanh tra Y tế đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân hoạt động thuộc phạm vi quản lý của ngành Y tế trong việc chấp hành pháp luật Y tế, chấp hành những quy định về chuyên môn, kỹ thuật, quy tắc quản lý của ngành Y tế. 1.1.2. Đặc trưng của thanh tra Y tế Thanh tra Y tế có các đặc trưng cơ bản sau: - Thứ nhất, thanh tra Y tế gắn liền với QLNN về Y tế, đáp ứng yêu cầu và phục vụ mục tiêu QLNN về Y tế. - Thứ hai, tính quyền lực nhà nước của thanh tra chuyên ngành Y tế. - Thứ ba, tính khách quan và độc lập tương đối của thanh tra Y tế. - Thứ tư, công tác thanh tra Y tế có tính chuyên sâu về chuyên môn nghiệp vụ của ngành. 1.2. Khái niệm, đặc điểm, cơ sở pháp lý cho việc thực hiện pháp luật về thanh tra Y tế 1.2.1. Khái niệm, đặc điểm của việc thực hiện pháp luật về thanh tra Y tế 1.2.1.1. Khái niệm thực hiện pháp luật về thanh tra Y tế Thực hiện pháp luật về thanh tra Y tế là hoạt động có mục đích, nhằm hiện thực hóa pháp luật về Y tế đi vào cuộc sống bởi các chủ thể thanh tra Y tế, làm cho những quy định pháp luật về thanh tra Y tế được thực hiện trên thực tế. 9 1.2.1.2. Đặc điểm của việc thực hiện pháp luật về thanh tra Y tế Thực hiện pháp luật về thanh tra Y tế gồm những đặc điểm sau: - Hoạt động thực hiện pháp luật về thanh tra Y tế chịu sự điều chỉnh của nhiều văn bản quy phạm pháp luật chung. - Thực hiện pháp luật về thanh tra Y tế là hoạt động nhằm kiểm tra tính chuyên biệt liên quan trực tiếp tới các vấn đề về đời sống của từng con người, cộng đồng và của cả xã hội. 1.2.2. Cơ sở pháp lý cho việc thực hiện pháp luật về thanh tra Y tế Để bảo đảm cho hoạt động y tế đi vào nền nếp và bảo đảm hệ thống y tế có đủ khả năng cung cấp các dịch vụ khám chữa bệnh có chất lượng, Nhà nước đã ban hành và sửa đổi nhiều văn bản quy phạm pháp luật liên quan tới tổ chức và hoạt động của ngành Y tế và các văn bản pháp luật về tổ chức và hoạt động của thanh tra chuyên ngành Y tế. Những văn bản pháp lý này đều đặt cơ sở cho việc thực hiện thanh tra chuyên ngành Y tế trong mọi hoạt động của ngành y dược cũng như làm cơ sở để giải quyết các khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực Y tế, bảo đảm cho việc quản lý hệ thống y tế của cả nước ngày càng có hiệu quả, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của các tầng lớp nhân dân trong lĩnh vực y tế, chăm sóc sức khỏa các tầng lớp nhân dân. 1.3. Nội dung thực hiện pháp luật về thanh tra Y tế 1.3.1. Chủ thể thực hiện pháp luật về thanh tra Y tế 1.3.1.1. Các chủ thể thực hiện pháp luật về thanh tra Y tế Hoạt động thanh tra chuyên ngành Y tế được thực hiện bởi cơ quan QLNN về y tế như: Bộ Y tế, Sở Y tế trong đó cơ quan chịu trách nhiệm tham mưu, tổ chức thực hiện là cơ quan thanh tra nhà nước về y tế như: Thanh tra Bộ Y tế, Thanh tra Sở Y tế, Chánh Thanh tra Bộ, Chánh Thanh tra Sở và Thanh tra viên chuyên ngành Y tế. Ngoài ra, hoạt động thanh tra Y tế còn được thực hiện bởi các cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về Y tế theo các lĩnh vực thuộc ngành Y tế, bao gồm: Tổng cục, Cục thuộc bộ, Chi cục thuộc Sở được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành. Trong những trường hợp cần thiết, thủ trưởng cơ quan QLNN như: Bộ Y tế, Sở Y tế ra quyết định thanh tra, tổ chức thực hiện hoạt động thanh tra chuyên ngành. 10 1.3.1.2. Nhiệm vụ, quyền hạn của chủ thể thực hiện pháp luật về thanh tra Y tế Xem xét dưới góc độ hoạt động của Thanh tra Y tế thì đây được hiểu là một hoạt động do cơ quan QLNN về thanh tra thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình về y tế theo quy định của Luật Thanh tra và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan. Theo đó, Thanh tra Y tế thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn sau: - Thứ nhất, nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Bộ Y tế. - Thứ hai, nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh Thanh tra Bộ Y tế. - Thứ ba, nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Sở Y tế. - Thứ tư, nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh Thanh tra Sở Y tế. - Thứ năm, nhiệm vụ, quyền hạn của Tổng cục, các Cục thuộc Bộ Y tế. Tổng cục, các Cục thuộc Bộ Y tế được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình. - Thứ sáu, nhiệm vụ, quyền hạn của Tổng Cục trưởng Tổng cục, Cục trưởng các Cục thuộc Bộ Y tế. - Thứ bảy, nhiệm vụ, quyền hạn của Chi cục và Chi cục Trưởng chi cục thuộc Sở Y tế. 1.3.2. Nội dung cơ bản của việc thực hiện pháp luật về thanh tra Y tế Nội dung thực hiện pháp luật về thanh tra Y tế được trải rộng theo các lĩnh vực thuộc phạm vi QLNN về Y tế, bao gồm: Thực hiện pháp luật về thanh tra Y tế dự phòng, về an toàn thực phẩm, môi trường y tế; thanh tra khám bệnh, chữa bệnh, y dược học cổ truyền, bảo hiểm y tế; dược, mỹ phẩm, trang thiết bị y tế; dân số - kế hoạch hóa gia đình. Toàn bộ những hoạt động thực hiên pháp luật về thanh tra nêu trên đều được quy định từ Điều 16 - 19 của Nghị định số 122/2014/NĐ-CP ngày 25/12/2014 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của thanh tra Y tế và một số nội dung khác được quy định tại các văn bản pháp luật khác có liên quan. 1.3.3. Vai trò của việc thực hiện pháp luật về thanh tra Y tế Thực hiện pháp luật về thanh tra Y tế có vai trò quan trọng trong đời sống Nhà nước và đời sống xã hội, đó là: 11 Một là, thực hiện pháp luật về thanh tra chuyên ngành Y tế góp phần giữ gìn trật tự, kỷ cương, nâng cao hiệu lực, hiệu quả QLNN của ngành Y tế. Hai là, việc thực hiện pháp luật về thanh tra chuyên ngành Y tế bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân tạo điều kiện để công dân phát huy quyền làm chủ, tham gia QLNN và quản lý xã hội. Ba là, việc thực hiện pháp luật về thanh tra chuyên ngành Y tế góp phần tạo lập và duy trì môi trường hoạt động, cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng trước pháp luật của các cơ quan, tổ chức, cá nhân hoạt động thuộc phạm vi QLNN của ngành. 1.4. Những yếu tố tác động đến việc thực hiện pháp luật về thanh tra Y tế Thực hiện pháp luật thanh tra Y tế là một quá trình hoạt động có mục đích làm cho các quy định của pháp luật thanh tra Y tê đi vào thực tiễn cuộc sống, trở thành những hành vi thực tế hợp pháp của các chủ thể pháp luật. Do đó, có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động thực hiện pháp luật thanh tra Y tế. Trong phạm vi nghiên cứu, luận văn chỉ ra 4 yếu tố chính tác động đến việc thực hiện pháp luật về thanh tra Y tế. 1.4.1. Yếu tố kinh tế 1.4.2. Yếu tố chính trị 1.4.3. Yếu tố pháp luật 1.4.4. Yếu tố cán bộ thanh tra 12 Chương 2 THỰC TRẠNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ THANH TRA Y TẾ TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI 2.1. Khái quát chung về cơ sở y tế và tổ chức và hoạt động của Thanh tra Y tế tại thành phố Hà Nội 2.1.1. Khái quát về cơ sở y tế thành phố Hà Nội Cùng với sự phát triển kinh tế, xã hội trong thời kỳ đổi mới, đặc việc mở rộng diện tích thành phố đã dẫn tới nhiều biến động và thay đổi về điều kiện, yêu cầu phát triển. Thủ đô Hà Nội là một trong những trung tâm y tế quan trọng của đất nước. Theo số liệu thống kê của Sở Y tế đến năm 2019 trên địa bàn toàn thành phố Hà Nội có có 41 bệnh viện, 30 trung tâm y tế, 30 phòng y tế, 18 bệnh viện huyện, 584 trạm y tế xã/phường/thị trấn, 4 nhà hộ sinh, 53 phòng khám đa khoa khu vực, mạng lưới y tế thôn bản và cộng tác viên y tế phủ khắp; 3695 cơ sở y tế ngoài công lập, gồm: 34 bệnh viện, 155 phòng khám đa khoa, 740 phòng khám y học cổ truyền, 2.766 phòng khám chuyên khoa với 12.267 giường bệnh. Cơ sở hành nghề dược gồm 6.861 cơ sở, trong đó có 3.437 nhà thuốc, 2.178 quầy thuốc, 1.080 doanh nghiệp bán buôn thuốc và 166 cơ sở tổ chức với các hình thức khác. Các cơ sở hiện phân bố rải rác từ thành phố đến quận, huyện, thị xã và xã, phường, thị trấn. 2.1.2 Về tổ chức bộ máy và nhiệm vụ quyền hạn của Thanh tra Sở Y tế thành phố Hà Nội 2.1.2.1. Về tổ chức bộ máy của Thanh tra Sở Y tế thành phố Hà Nội Theo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội: Cơ cấu tổ chức của Thanh tra Sở Y tế gồm 15 nhân sự vào năm 2015 nhưng đến năm 2019 chỉ còn có 14 nhân sự, trong đó có 4 dược sĩ, 6 bác sĩ và 4 người có trình độ đại học khác. Trong số 14 người có 01 Chánh tranh tra và 02 Phó Chánh thanh tra và được chia làm 4 bộ phận (Thanh tra hành chính; Thanh tra dược; Thanh tra khám chữa bệnh; Thanh tra y tế dự phòng và vệ sinh an toàn thực phẩm). 13 Về trình độ: 100% cán bộ thanh tra có trình độ đại học và trên đại học và đều được bổ nhiệm chức danh “Thanh tra viên” và thực nhiệm nghĩa vụ, chức năng theo Luật Thanh tra năm 2010. Về cơ sở vật chất: Thanh tra Sở có 05 phòng làm việc diện tích chật hẹp, cơ sở vật chất còn hạn chế, trang thiết bị phục vụ công tác chuyên môn chưa đáp ứng đủ nhu cầu hoạt động. 2.1.2.2. Về nhiệm vụ quyền hạn của Thanh tra Sở Y tế thành phố Hà Nội - Về chức năng. - Về nhiệm vụ, quyền hạn. - Đối với Chánh thanh tra Sở: - Đối với thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành Y tế, cộng tác viên thanh tra và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân đối với công tác thanh tra chuyên ngành Y tế. 2.2. Thực tiễn thực hiện pháp luật về thanh tra Y tế tại thành phố Hà Nội Theo các báo cáo tổng kết hoạt động của Thanh tra Sở Y tế Hà Nội từ năm 2015 đến năm 2019 Thanh tra Sở đã tiến hành nhiều cuộc thanh tra, kiểm tra theo chương trình, kế hoạch và thanh tra đột xuất và tiếp nhận giải quyết nhiều đơn thư khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực Y tế (Xem Bảng biểu 2.1). Qua thực tiễn thực hiện pháp luật thanh tra Y tế tại thành phố Hà Nội trong 5 năm từ 2015 đến 2019, cơ quan Thanh tra Sở Y tế Hà Nội đã tiến hành thanh tra, kiểm tra đối với 3.090 lượt cơ sở trên các lĩnh vực Y, Dược, mỹ phẩm, trang thiết bị y tế; An toàn vệ sinh thực phẩm.... phát hiện và xử lý 2.443 lượt cơ sở sai phạm. Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị, phản ảnh: Số lượt công dân đến khiếu nại, tố cáo, đề nghị, phản ánh: 41; Số đơn thư nhận được trong năm: 652. Tổng số tiền phạt vi phạm hành chính: 37.498.115.296 đồng (Ba bảy tỷ bốn trăm chín tám triệu một trăm mười lăm nghìn hai trăm chín sáu đồng) ta có thể thấy, Thanh tra Sở Y tế Hà Nội đã tham mưu kịp thời triển khai các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; bám sát kế hoạch hàng năm của Sở Y tế Hà Nội. Thanh tra Sở Y tế đã chủ động tham mưu, đề xuất và tiến hành thanh tra trên nhiều lĩnh vực 14 thuộc phạm vi QLNN của ngành. Qua thanh tra, kiểm tra kịp thời ngăn chặn, phát hiện và xử lý những hành vi vi phạm pháp luật chuyên ngành, quy định chuyên môn - kỹ thuật, quy tắc quản lý ngành của các tổ chức, cá nhân hoạt động thuộc phạm vi QLNN của ngành. Đồng thời, kiến nghị khắc phục sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách pháp luật và đề xuất các giải pháp cho công tác QLNN về Y tế tại địa bàn. Bên cạnh đó, lực lượng Thanh tra Sở Y tế Hà Nội đã không ngừng nỗ lực tổng hợp, theo dõi kết quả và tổng kết rút kinh nghiệm trong hoạt động thanh tra của mình. Đặc biệt, lực lượng Thanh tra Sở Y tế luôn chú trọng xử lý những sai phạm chủ yếu phát hiện qua thanh tra, kiểm tra để củng cố và đề ra phương hướng công tác thanh tra trong những năm tiếp theo. Từ đó, góp phần giữ gìn kỷ cương pháp luật chuyên ngành, tăng cường hiệu lực, hiệu quả QLNN và tạo lập, giữ gìn môi trường pháp lý trong sạch, công bằng, bình đẳng cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân hoạt động thuộc phạm vi QLNN của ngành. 2.3. Đánh giá chung việc thực hiện pháp luật về thanh tra Y tế tại thành phố Hà Nội 2.3.1. Những kết quả đạt được trong việc thực hiện pháp luật về thanh tra Y tế tại thành phố Hà Nội - Về hệ thống pháp luật về thanh tra chuyên ngành Y tế nói chung, những quy định về thanh tra Y tế của thành phố Hà Nội nói riêng đã bao quát các vấn đề về tổ chức và hoạt động của thanh tra chuyên ngành Y tế. - Hàng năm, Sở Y tế Hà Nội đã xây dựng và ban hành kế hoạch thanh tra, kiểm tra đối với các phòng, ban và đơn vị trực thuộc Sở. Đồng thời, Thanh tra Sở tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách, bảo đảm thực hiện công khai, minh bạch trên các lĩnh vực; đẩy mạnh cải cách hành chính, đổi mới công tác cán bộ.... - Đội ngũ cán bộ Thanh tra Sở Y tế Hà Nội tuy số lượng còn hạn chế nhưng đa phần đều có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm nhiều năm trong công tác thanh tra Y tế. Đến năm 2019, 100% cán bộ công tác tại cơ quan Thanh tra Sở đạt trình độ đại học và sau đại học, được bổ nhiệm ngạch Thanh tra viên và Thanh tra viên chính. - Đội ngũ cán bộ Thanh tra Sở Y tế Hà Nội đã chủ động tham mưu kịp thời triển khai các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và bám 15 sát chiến lược phát triển sự nghiệp Y tế. Chủ động tham mưu, đề xuất và tiến hành thanh tra trên nhiều lĩnh vực thuộc phạm vi QLNN của ngành trên địa bàn thành phố. - Kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý những hành vi vi phạm pháp luật chuyên ngành, quy định chuyên môn - kỹ thuật, quy tắc quản lý ngành của các tổ chức, cá nhân hoạt động thuộc phạm vi QLNN của ngành. Đặc biệt là chú trọng xử lý những sai phạm chủ yếu phát hiện qua thanh tra, kiểm tra và đề ra phương hướng công tác trong thời gian tới, góp phần giữ gìn kỷ cương pháp luật chuyên ngành, tăng cường hiệu lực, hiệu quả QLNN và tạo lập, giữ gìn môi trường pháp lý trong sạch, công bằng, bình đẳng. - Chủ động kiến nghị khắc phục sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách pháp luật và đề xuất các giải pháp cho công tác QLNN về Y tế tại địa bàn. - Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật được thường xuyên đổi mới đối với mọi tổ chức, cá nhân trong xã hội, đặc biệt là đối với các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành Y tế và tổ chức, cá nhân là đối tượng của hoạt động thanh tra chuyên ngành Y tế, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. - Cơ sở vật chất, kỹ thuật trong những năm qua, Thanh tra Sở Y tế Hà Nội luôn được Sở Y tế quan tâm bổ sung, nâng cấp trang thiết bị, phương tiện đi lại, cơ sở vật chất, các điều kiện khác bảo đảm hỗ trợ có hiệu quả việc thực hiện thanh tra Y tế trên địa bàn thành phố. 2.3.2. Những hạn chế, tồn tại trong việc thực hiện pháp luật về thanh tra Y tế tại thành phố Hà Nội Bên cạnh những kết quả đạt được, việc thực hiện pháp luật về thanh tra Y tế tại thành phố Hà Nội cón có những hạn chế, tồn tại sau: - Thứ nhất, về hệ thống pháp luật về thanh tra chuyên ngành Y tế còn nhiều điểm chưa đồng bộ, thống nhất. - Thứ hai, về công tác tổ chức Thanh tra Sở Y tế Hà Nội. - Thứ ba, việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành của Thanh tra Sở Y tế Hà Nội. - Thứ tư, về công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật. - Thứ năm, về cơ sở vật chất, kỹ thuật. 16 Chương 3 PHƯƠNG HUỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VIỆC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ THANH TRA Y TẾ TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI 3.1. Phương hướng thực hiện pháp luật về thanh tra Y tế tại thành phố Hà Nội Nghị quyết 46-NQ/TW ngày 23/02/2005 của Bộ Chính trị về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe Nhân dân trong tình hình mới đã khẳng định: “Sức khỏe là vốn quý nhất của mỗi con người và của toàn xã hội. Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân là hoạt động nhân đạo, trực tiếp đảm bảo nguồn lực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là một trong những chính sách ưu tiên hàng đầu của Đảng và Nhà nước. Đầu tư cho lĩnh vực này là đầu tư phát triển, thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ”. Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng xác định: “Coi trọng chăm sóc sức khoẻ nhân dân”. Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân trong tình hình mới. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 122/QĐ-TTg ngày 10/01/2013 phê duyệt Chiến lược quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong giai đoạn 2011 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Nghị quyết số 21/2009/NQ-CP ngày 12/5/2009 của Chính phủ về Chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng đến năm 2020 đã xác định: “Nghiên cứu sửa đổi pháp luật thanh tra theo hướng làm rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan thanh tra nhà nước tăng cường tính độc lập và tự chịu trách nhiệm của các cơ quan thanh tra tăng cường hiệu lực thi hành các kết luận của cơ quan thanh tra”. Ngày 04/12/2014 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 2176/QĐ-TTg của Thủ tướng phê duyệt Đề án nâng cao năng lực Thanh tra Y tế đến năm 2020. Ngày 08/12/2015, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 2213/QĐ- TTg về việc ban hành Chiến lược phát triển Ngành Thanh tra đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. 3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về thanh tra Y tế tại thành phố Hà Nội Để khắc phục những hạn chế nêu trên, tăng cường hiệu lực, hiệu quả QLNN về y tế, nâng cao hiệu quả việc thực hiện pháp luật về thanh tra Y tế, góp phần phục vụ 17 tốt hơn cho sứ mệnh chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân tại địa bàn thành phố Hà Nội, trong thời gian tới đòi hỏi phải triển khai đồng bộ các giải pháp. 3.2.1. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung, pháp luật về thanh tra Y tế nói riêng Cần khẩn trương hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung, pháp luật chuyên ngành Y tế nói riêng, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất, khả thi với pháp luật về thanh tra chuyên ngành Y tế, tạo ra môi trường pháp lý thuận lợi cho hoạt động của các cơ quan, tổ chức, cá nhân, là căn cứ pháp lý vững chắc để bảo đảm thực hiện pháp luật về thanh tra chuyên ngành Y tế. Cần nghiên cứu, khắc phục những bất cập trong trình tự, thủ tục thanh tra chuyên ngành Y tế, hoàn thiện quy trình thanh tra chuyên ngành đối với các lĩnh vực trong phạm vi quản lý của ngành để tập trung áp dụng đồng bộ, thống nhất. 3.2.2. Kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao nă

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_van_thuc_hien_phap_luat_ve_thanh_tra_y_te_tai_t.pdf
Tài liệu liên quan