LÝ LỊCH KHOA HỌC.i
LỜI CAM ĐOAN.iii
LỜI CẢM ƠN.iv
TÓM TẮT.v
ABSTRACT .vi
MỤC LỤC .vii
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU.1
1.1. Lý do chọn đề tài.1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu .3
1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu tổng quát .3
1.2.2. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể .3
1.3. Tổng quan tài liệu .3
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.6
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu .6
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu .6
1.5. Phương pháp nghiên cứu .6
1.6. Những đóng góp của luận văn .6
1.7. Kết cấu của đề tài.7
Tóm tắt Chương 1 .7
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HOÁ KINH DOANH .8
2.1. Khái niệm chung về văn hoá.8
2.2. Cơ sở lý luận .10
2.2.1. Khái niệm về văn hoá kinh doanh .10
2.2.2. Tầm quan trọng của văn hoá kinh doanh.12
2.2.3. Đặc trưng cơ bản của văn hoá kinh doanh .16
2.2.4. Các yếu tố cấu thành văn hoá kinh doanh .18
2.2.5. Quá trình hình thành văn hoá kinh doanh .20
2.2.6. Mối quan hệ giữa doanh nghiệp và văn hoá kinh doanh.21
2.3. Văn hoá kinh doanh cà phê.22
2.4. Văn hoá kinh doanh cà phê tại một số nước .22
2.4.1. Văn hoá kinh doanh cà phê tại Ấn Độ.22
2.4.2. Văn hoá kinh doanh cà phê tại Pháp .23
2.4.3. Văn hoá kinh doanh cà phê tại Mỹ.24
2.4.4. Văn hoá kinh doanh cà phê tại Việt Nam.25
Tóm tắt Chương 2 .25
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VĂN HOÁ KINH DOANH CHUỖI CỬA HÀNG CÀ
PHÊ PASSIO VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.26
3.1. Giới thiệu tổng quan về hoạt động kinh doanh cà phê tại Thành phố Hồ Chí
Minh và chuỗi cửa hàng cà phê Passio .26
3.1.1. Thực trạng hoạt động kinh doanh cà phê tại Thành phố Hồ Chí Minh.26
3.1.2. Văn hoá cà phê Sài Gòn (Thành phố Hồ Chí Minh) .28
87 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 14/03/2022 | Lượt xem: 372 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Văn hóa kinh doanh chuỗi cửa hàng cà phê passio tại thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hữu hình, giá
trị được tuyên bố và giá trị ngầm định nhằm phát triển doanh nghiệp bền vững.
2.4. Văn hoá kinh doanh cà phê tại một số nước
2.4.1. Văn hoá kinh doanh cà phê tại Ấn Độ
Theo báo cáo được công bố bởi NRAI, tiêu thụ cà phê bình quân đầu người ở Ấn
Độ là 80 gm một năm, trong khi ở các nước phát triển là 8 kg một năm. Tuy nhiên, vài
năm trở lại đây, vị trí thống trị của trà bị đe dọa bởi sự xuất hiện ngày một nhiều của
việc kinh doanh cafe. Tốc độ phát triển của thị trường quán cà phê ước đạt INR 1520
triệu rupee (290 triệu USD) vào năm 2013 và dự kiến sẽ tăng trưởng với tốc độ
CAGR là 20%, để đạt được INR 3,775 triệu rupee (725 triệu USD) vào năm 2018.
Văn hóa cà phê Ấn Độ hứa hẹn sẽ tăng trưởng mạnh trong những năm tiếp theo.
23
Những đột phá của thương hiệu mới và sự tiếp thu nền văn hóa quốc tế của các nước
trên thế giới là lý do để thương hiệu quốc tế như Milano mở quán cafe tại Ấn Độ. Mặt
khác, đi bất cứ nơi nào trên đất Ấn Độ bạn cũng sẽ thấy một quán Cà phê Coffee Day.
Các phát ngôn viên Tata Milano nói: “Các công ty liên doanh 50-50 giữa chuỗi
quán cà phê Milano của Mỹ và Công ty Nước giải khát toàn cầu Tata sẽ đầu tư dựa
trên nhu cầu của doanh nghiệp và các yêu cầu của khách hàng nhằm xây dựng sản
phẩm có mặt hầu khắp trên thị trường.”
Cà phê Coffee Day và Barista Lavazza đã bắt đầu bước vào giai đoạn thâm nhập
thị trường cà phê ở Ấn Độ, đánh dấu sự hiện diện trong phân khúc lõi cà phê. cà phê
Coffee Day Lounge và Barista Crème cũng tạo ra một nhãn hiệu trong phân khúc cà
phê. Đồng thời, lối sống của người tiêu dùng ngày càng phát triển đã làm tăng số
lượng các cửa hàng nước giải khát có địa điểm khác nhau như: Wagh Bakri, Infinitea,
rượu, Boombox, Smoothie Cà phê của (Booster Juice). Theo báo cáo của NRAI, “Một
số thương hiệu nổi tiếng không chỉ ở trong nước mà cả quốc tế đang xâm nhập vào
việc kinh doanh cà phê. Hiện nay, có khoảng 100 quán cà phê và các cửa hàng bánh
mì, với ước tính khoảng 3,100-3,200 cửa hàng trải rộng trên nhiều thành phố ở Ấn
Độ. Với sự cạnh tranh khó khăn đó, các chủ đầu tư đang cố gắng để tạo sự khác biệt
cho mình bằng cách điều chỉnh các dịch vụ về môi trường, đào tạo nhân viên và phát
triển sản phẩm mới hơn như, nguyên liệu pha chế cafe, hương vị, hỗn hợp cà phê quốc
tế
Các nhà lãnh đạo thị trường cà phê Coffee Day và Barista Lavazza đã đánh dấu sự
hiện diện cho sản phẩm của mình trên tất cả các phương tiện truyền thông như: tạp
chí, tin tức. phòng chờ, quán cà phê nhanh và ki-ốt, trong khi một số người khác như
Gloria Jean Coffees và Au Bon Pain lại có cách để sản phẩm của mình tạo được ấn
tượng, mạnh mẽ hơn. Costa Coffee chỉ hiện diện trong phân khúc cà phê.
2.4.2. Văn hoá kinh doanh cà phê tại Pháp
Việc kinh doanh quán cà phê xuất hiện tại Pháp từ thế kỷ 17. Ban đầu các trang
thiết bị dùng trong quán của người Pháp là những dụng cụ của phương Đông được
“địa phương hóa”: ví dụ như thiết bị rang không chỉ là những cái chảo mà được thay
đổi thành dạng hình trụ, làm bằng thiếc hay đồng thau, không dùng ngọn lửa để làm
24
nóng mà dùng hơi nước hay khí gas. Thành ngữ Pháp có câu “cà phê nấu sôi là cà phê
đã hỏng: cà phê bouillu, cà phê foutu” và thực tế cho thấy họ đã biết pha chế theo cách
thức khéo hơn: thay vì nấu bột cà phê trong nước sôi thì họ chỉ ngâm chất bột, do đó
bảo quản được hương vị. Văn hóa cà phê Pháp thời đấy, có cách pha chế đặc biệt, bột
cà phê được cho vào túi, sau đó nước sôi được tưới lên.
Đến gần 100 năm sau, Jean Bapstite de Belloy đã cống hiến một phát minh quan
trọng hơn: phin cà phê. Nước sôi được rót từ trên chảy xuống, giọt cà phê chảy nhỏ
giọt xuống tách ở dưới cùng. Nguyên bản dụng cụ pha chế kiểu nhỏ giọt này làm bằng
thiếc, sau đó được biến tấu thành nguyên liệu sành sứ. Phương pháp này được gọi là
De Belloy: dụng cụ pha phin bằng sứ, có lỗ rất nhỏ để nước sôi chảy qua cà phê bột.
Ngày nay các dụng cụ này vẫn còn được sử dụng.
Trong thập kỷ 60, ở Pháp có khoảng 200.000 quán cà phê. Nhưng 50 năm sau, đất
nước này chỉ còn khoảng 70.000 quán và theo thống kê của ngành công nghiệp cà phê
thì cứ mỗi ngày ở xứ sở của những chú gà trống Gauolois lại có hai quán cà phê đóng
cửa. Nước Pháp có khoảng 5 triệu người sử dụng cà phê mỗi ngày. Số lượng này đang
có xu hướng giảm, khi mà thói quen sử dụng thức ăn nhanh phát triển hơn và người ta
thích ngồi tại nhà thay vì ghé vào quán cà phê để gọi một ly cà phê đen. Văn hóa cà
phê Pháp cũng thay đổi dần, người dân ở đây bây giờ thích mua cà phê và các dụng
cụ, rồi tự tạo cho mình không gian quán ngay tại nhà riêng
2.4.3. Văn hoá kinh doanh cà phê tại Mỹ
Văn hóa cà phê Mỹ có đặc trưng là nhanh gọn rẻ mà vẫn không mất đi chất thơm
đắng đúng nghĩa cà phê, thời giờ ở Mỹ rất quí báu vì ai cũng phải đi làm đầu tắt mặt
tối có chăng vài tháng một lần nể bạn bè đi ra quán ngồi đồng uống cà phê phin.
Cà phê Mỹ nhạt, cả màu lẫn vị. Một chất nước loãng nâu lờ nhờ, hơi có vị khét,
thường pha trong một cái bình thủy tinh to và rót vào những chiếc ly giấy xốp. Cho
thêm hai, thậm chí ba gói đường và nửa ly sữa cũng không làm chất nước ấy ngọt và
thơm hơn chính điều này đã tạo nên sự khác biệt cho nghệ thuật pha chế cà phê ở Mỹ.
Cách thưởng thức cà phê ở Mỹ phổ biến là Iced coffee – cà phê đặc, nóng, thêm
đường được rót vào một ly đựng đá.
25
2.4.4. Văn hoá kinh doanh cà phê tại Việt Nam
Cách thưởng thức cà phê ở mỗi nơi trên thế giới đều khác nhau, văn hoá kinh
doanh cà phê tại Việt Nam cũng vậy, nó là sự kết hợp đặc trưng cách uống của người
dân miền Bắc – Trung – Nam tạo nên nét ấn tượng độc đáo. Kinh doanh cà phê ngày
nay đã trở thành một xu hướng được ưa chuộng trong lĩnh vực ẩm thực. Cách thưởng
thức cà phê của người Việt khác với Mỹ, Pháp. Hương vị cà phê đã trở nên quen
thuộc trong nhịp sống mỗi ngày của người dân Việt. Nghệ thuật pha chế cà phê thể
hiện ở nét văn hoá và phong cách thưởng thức cà phê rất riêng. Họ không xem cà phê
là một thức uống nhanh, có tác dụng chống buồn ngủ như người Mỹ. Người Việt Nam
thưởng thức cà phê với một nét văn hoá “sống chậm”, đó là nhâm nhi và suy tưởng.
Họ vừa nhâm nhi ly cà phê vừa đọc báo, nghe nhạc, trò chuyện hoặc đơn giản là để có
thời gian riêng tư suy ngẫm về cuộc sống. Mỗi vùng miền lại có những cách pha và
thưởng thức cà phê khác nhau. Như miền Nam thích uống cà phê đá, cà phê sữa.
Người miền Bắc lại chủ yếu uống cà phê pha phin, đen hoặc nâu đậm đặc.
Tóm tắt Chương 2
Thông qua trình bày cơ sở lý luận về văn hoá kinh doanh, có thể kết luận một số
trọng tâm như sau:
- Tiếp cận các khái niệm về văn hóa, văn hóa kinh doanh trong đó tập trung nêu bật
khái niệm về văn hóa, khái niệm về văn hóa kinh doanh, đặc trưng của văn hóa
kinh doanh, các yếu tố cấu thành văn hóa kinh doanh và quá trình hình thành văn
hóa kinh doanh.
- Hệ thống cơ sở lý thuyết về cà phê làm rõ hơn về cà phê, thành phần của cà phê
và những tác dụng của cà phê trong cuộc sống.
- Từ những thành công và thất bại của nhiều thương hiệu cà phê, tác giả đã đúc kết
những bài học kinh nghiệm cho văn hóa kinh doanh chuỗi cà phê.
Các nội dung cơ sở lý luận về văn hóa kinh doanh trong chương 2 là cơ sở để phân
tích và nghiên cứu, đánh giá thực trạng và giải pháp cho văn hóa kinh doanh chuỗi
cửa hàng cà phê Passio trong Chương 3.
26
CHƯƠNG 3:
THỰC TRẠNG VĂN HOÁ KINH DOANH CHUỖI CỬA HÀNG CÀ PHÊ
PASSIO VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Giới thiệu tổng quan về hoạt động kinh doanh cà phê tại Thành phố Hồ
Chí Minh và chuỗi cửa hàng cà phê Passio
3.1.1. Thực trạng hoạt động kinh doanh cà phê tại Thành phố Hồ Chí
Minh
Về tình hình hình doanh cà phê, việc có mặt của nhiều thương hiệu cà phê lớn
đang cho thấy sức hấp dẫn của thị trường Việt Nam nói chung và Thành phố Hồ Chí
Minh nói riêng.
Cũng có nhiều cửa hàng tại các quận trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh và nhiều
tỉnh, thành khác là cà phê Trung Nguyên. Chọn con đường phát triển cửa hàng 100%
Trung Nguyên và cửa hàng nhượng quyền, đến nay số lượng cửa hàng của thương
hiệu này trên toàn quốc khá lớn.
Thương hiệu phổ biến là Milano, một thương hiệu cà phê nổi tiếng đến từ Hoa Kỳ.
Milano sau hơn 1 năm có mặt tại Việt Nam, đến nay đã có chuỗi 8 cửa hàng tại thành
phố Hồ Chí Minh và 3 cửa hàng tại Hà Nội. Theo nhiều dự báo, chuỗi cà phê này sẽ
có những con số ấn tượng trong thời gian không xa. Đến nay Milano cũng có hàng
trăm cửa hàng theo mô hình cà phê mang đi và chủ yếu len lỏi vào nhiều ngóc ngách
của thành phố Hồ Chí Minh. Cũng chính nhờ tiêu chí không đến những khu đắt đỏ
nên giá nhượng quyền của Milano khá rẻ, chỉ 65 triệu đồng.
Kể đến các thương hiệu nổi tiếng thu hút khách hàng hiện nay, phải kể đến các
chuỗi cửa hàng cà phê nổi bật như The Coffee House, Highland Coffee, Coffee Bean
and Tea Leaf xuất hiện ồ ạt, liên tục và luôn gây ấn tượng mạnh nhất là với giới
trẻ. Điển hình khi cửa hàng cà phê đầu tiên của Starbucks khai trương tại thành phố
Hồ Chí Minh đã gây một tiếng vang lớn. Người dân có thể xếp hàng dài và rất lâu để
có thể thưởng thức được ly cà phê thương hiệu nổi tiếng tại Mỹ, mọi người chụp hình,
“check in” trên mạng xã hội.
27
Không chỉ nổi tiếng, các thương hiệu cà phê ngoại còn thể hiện tiềm lực tài chính
mạnh khi liên tục có mặt tại những khu vực trung tâm của thành phố Hồ Chí Minh.
Chỉ tính riêng tại quận 1, thành phố Hồ Chí Minh, xung quanh chợ Bến Thành là mật
độ khá dày các cửa hàng cà phê ngoại. Và cuộc chạy đua về số lượng cửa hàng trên
các khu đất vàng vẫn chưa dừng lại khi những thương hiệu cà phê nước ngoài ở thị
trường Việt Nam đang ngày càng nhiều lên.
Theo nhận định của một số chuyên gia và những người trong ngành, thị trường ẩm
thực của Việt Nam còn rất lớn. Đó là lý do khiến các thương hiệu cà phê nội và ngoại
đều đang có chiến lược mở rộng. Cụ thể xung quanh chợ Bến Thành, người tiêu dùng
có thể thấy dày đặc quán cà phê cả nội lẫn ngoại, nhưng trên thực tế số người đổ về
khu vực này rất lớn nên số lượng cửa hàng hiện tại vẫn chưa đáp ứng nhu cầu.
Nói về cạnh tranh, 2 phân khúc nội ngoại đang chia ra khá rõ nét. Thương hiệu
ngoại với mức giá bán cao hơn đang hướng đến khách hàng có thu nhập khá, trong khi
thương hiệu nội với giá bán rẻ hơn cũng nằm trong toan tính của các doanh nghiệp.
Ngay cả trong các chuỗi nội, sự cạnh tranh cũng chưa gay gắt, bởi mỗi chuỗi đang tìm
cho mình những hướng đi riêng với những đối tượng khách hàng khác nhau.
Về dự báo hoạt động kinh doanh cà phê, theo Euromonitor, chuỗi cửa hàng cà phê
là loại hình phát triển nhanh nhất, với doanh thu hàng năm tăng 32%. Sự tăng trưởng
cao này là do việc mở rộng của các nhãn hiệu cửa hàng cà phê hiện có và sự xâm nhập
của các nhãn hiệu mới. Trong năm 2015, thương hiệu cà phê Milano nâng tổng số cửa
hàng lên con số 16. McCafe đã mở 5 cửa hàng kể từ khi nhãn hiệu cà phê này vào
Việt Nam đầu năm 2014. Các chuỗi cửa hàng khác như Coffee Bean and Tea Leaf,
Gloria Jeans, Coffee Concepts và Highlands cũng đang tiếp tục phát triển thêm cơ sở.
Sự phát triển bùng nổ của chuỗi cửa hàng cà phê nói trên cho thấy khách hàng ngày
càng khắt khe về chất lượng sản phẩm cũng như dịch vụ của cửa hàng.
Hơn nữa, có một số lượng lớn các chuỗi cà phê nhỏ hơn, với ý tưởng phục vụ cả
hai loại thức uống là cà phê truyền thống, và các loại cà phê kiểu ngoại (đá xay, latte,
cà phê và trái cây xay) với giá cả cạnh tranh hơn so với các nhãn hiệu nước ngoài. Các
chuỗi cửa hàng lớn và nhỏ trong nước như Cà phê Trung Nguyên, Passio Coffee, Phúc
Long, Effoc Coffee, Napoli và Milano cũng đang phát triển thúc đẩy lượng tiêu thụ cà
phê trong nước.
28
Loại hình cà phê ngồi tại chỗ là hình thức đem lại doanh thu chính của ngành cà
phê. Bên cạnh đó, mô hình cà phê mang đi (take away) cũng đang được phát triển
rộng rãi hơn, phù hợp với lối sống ngày càng bận rộn của người tiêu dùng ở các thành
phố lớn. Cà phê mang đi hiện nay cũng phổ biến hơn các cửa hàng cà phê tại chỗ
truyền thống. Nhiều nhãn hàng đã sử dụng loại hình mang đi và giao hàng tận nơi để
mở rộng thêm nguồn khách hàng.
Loại hình 2010 2011 2012 2013 2014 2015
Quán cà phê 10.422 11.003 11.539 12.003 12.462 12.711
Chuỗi quán cà phê 97 108 104 108 117 111
Quán cà phê độc lập 10.325 10.895 11.435 11.895 12.345 12.600
CH chuyên cà phê 8.744 9.305 9.716 10.102 10.444 10.740
Chuỗi CH chuyên cà
phê
125 136 147 178 190 230
CH chuyên cà phê
độc lập
8.619 9.169 9.569 9.924 10.254 10.510
Nguồn: Báo cáo của Euromonitor, 2015
Bảng 3.1. Số lượng quán cà phê/Cửa hàng cà phê phân loại theo nhóm
3.1.2. Văn hoá cà phê Sài Gòn (Thành phố Hồ Chí Minh)
Cà phê vớ, vào những năm 1950, người Sài Gòn chỉ biết những quán cà phê
đầu tiên là do các chủ các tiệm hủ tíu, bánh bao, há cảo, xíu mại. Vô bất cứ tiệm hủ tíu
nào vào buổi sáng cũng có bán món cá phé, cà phê, cà phê đi kèm để khách có thể
ngồi đó hàng giờ nhăm nhi bàn chuyện trên trời dưới đất.
Cách pha chế thời kỳ này cũng hết sức đặc trưng với chỉ pha độc một loại cà phê
vớ. Một chiếc túi vải hình phễu được may cặp với một cọng kẻm làm vành túi và cán.
Cà phê bột đổ vào túi vải (gọi là bít tất, hay vớ đều được). Vì chiếc vợt cà phê này hơi
giống như chiếc vớ dùng để mang giày nên gọi là cà phê vớ cho vui. Chiếc vớ chứa cà
phê này sau đó được nhúng vào siêu nước đang sôi, lấy đũa khuấy khuấy vài dạo xong
đậy nắp siêu lại rồi . . .”kho” độ năm mười phút mới có thể rót ra ly mang ra cho
khách. Chính cái “quy trình” pha chế thủ công đầy phong cách Tàu này mà dân ghiền
29
cà phê còn gọi nó là cà phê kho bởi chỉ ngon lúc mới vừa “kho nước đầu”. Nếu ai đến
chậm bị kho một hồi cà phê sẽ đắng như thuốc Bắc.
Phong cách uống cà phê, như đã nói đoạn trên, hồi đó không có cà phê ta mà
chỉ có cà phê Tàu . Vì thế uống cà phê Tàu phải có một phong cách riêng. Cà phê
được mang ra dân “sành điệu”, hồi đó ngồi chân dưới chân trên, sau khi khuấy nhẹ
cho tan đường bèn đổ ly cà phê ra cái đĩa đặt phía dưới. Chưa uống vội, khách chậm
rãi mồi điếu thuốc rít vài hơi để chờ cà phê nguội.
Cà phê pha phin, dòng cà phê với cà phê kho lững lờ trôi như thế hằng thế kỷ
của thiên kỷ trước là như thế, cứ vào tiệm hủ tíu mà uống cà phê đổ ra đĩa rồi sì sụp
húp thì được xem như đó là phong cách của dân chơi sành điệu.
Theo lý thuyết, những giờ uống cà phê là những giờ thư giản hoàn toàn vừa nhăm
nhi từng ngụm nhỏ cà phê đặc sánh vừa ngắm quang cảnh sôi động đông vui của
đường phố. Cái phin đã trở nên quen thuộc, cao cấp hơn cái vợt cái vớ của cà phê kho
trên cái siêu đất “phản cảm” xưa. Thời điểm này những nhà văn, nhà báo. Các nhà
doanh nghiệp tên tuổi cũng có những quán cà phê sang trọng xứng tầm với địa vị của
họ. Những La Pagode, Brodard, Givral, Continental là nơi gặp gỡ giao lưu cửa giới
thượng lưu Sàigòn.
Cà phê Tây, cà phê La Pagode khách không ngồi ghế sắt ghê gỗ mà ngồi trên
những salon bọc da để phóng tầm mắt nhìn ra con đường Catinat (nay là Ðồng khởi)
con đường đẹp và sang nhất của Sàigòn. Cách La Pagode độ trăm mét Nhà hàng
Continental cùng mở một không gian cà phê sang trọng . đúng phong cách “Phăng-
se”. Ðối diện Continental là tiệm cà phê Givral nơi nổi tiếng với những món bánh
ngọt tuyệt hảo. Tiệm tràn ngập ánh sáng bởi những khung cửa kính nhìn ra Nhà Hát
Lớn (nay là Nhà Hát TP) với một bầu trời khoáng đãng. Những nhà báo, văn nghệ sĩ
thường ghé đây uống cà phê trước khi tỏa đi khắp nơi cho công việc riêng của họ.
Còn một quán cà phê với một phong cách phương Tây như bàn ghế trang trí nội thất
sang trọng cũng nằm trên con đường này là quán cà phê Brodard. Với một phong cách
cũng gần giống với La Pagode, không gian Brodard yên tĩnh, ánh sáng thật nhạt để
khách có thế thả hồn êm ả bên tách cà phê nóng hổi quyện hương thơm.
Cà phê ca nhạc, để gần gũi hơn, thu hút khách hơn và cũng mang tính giải trí
hơn, một số nơi đã ổ chức hình thức phòng trà ca nhạc theo dạng Cafétéria. Cafétéria
30
rộng thoáng hơn những “Tháp ngà” La Pagode, Brodard, Givral, Continental. . . nơi
đây không phải chỗ để trầm tư, bàn luận chuyện đời mà hoàn toàn là chỗ vui chơi giải
trí.
Cà phê quán cóc, chững quán cóc che tạm tấm bạt bên lề đường với những
chiếc ghế gỗ lùn làm chỗ tụ họp của các thanh niên vui đón những ngày hạnh phúc
mới.
Cà phê quán cóc (nhảy nay chỗ nay mai chỗ khác như cóc nhảy ấy mà) thời ấy
được coi như thời huy hoàng lãng mạn nhất của nền . . . văn hóa ẩm thực cà phê cóc
Sàigòn. Ban ngày đã rộn ràng như thế đến đêm bên những ngọn đèn dầu lù mù loanh
quanh những con đường trong thành phố cũng có những quán cóc để dân mê cà phê,
mê hòa bình được tận hưởng những giờ phút, sảng khoái và thanh bình.
Cà phê đương đại, bây giờ là thời kinh tế thời hội nhập, nghề kinh doanh cà phê
không còn ở giai đoạn cà phê Tàu ngồi chân trên chân dưới mà húp cà phê vớ trong
chiếc đĩa sứ cũ kỷ hay kiểu cà phê lề đường tuy vui nhưng vi phạm luật giao thông lấn
chiếm lòng lề đường. Kinh doanh cà phê bây giờ phải có vốn lớn. Vì nó không còn ở
dạng Cafétéria nữa mà nó là Bar café, bề thế hơn, sang trọng hơn. Cơ ngơi kinh doanh
mỗi nơi mỗi thể hiện một phong cách riêng để lưu giữ một số khách hàng riêng.
3.1.3. Giới thiệu tổng quan về công ty Passio
3.1.3.1. Quá trình hình thành và phát triển công ty Passio
Ra đời vào năm 2006, cà phê Passio là thương hiệu cà phê tươi sạch mang đi đầu
tiên tại Việt Nam với phong cách cà phê kiểu Ý, không gian thoáng mát, trẻ trung, nổi
bật.
Trên nền tảng cà phê mang đi, cà phê Passio pha chế cà phê qua các máy pha
espresso, tốc độ nhanh, kết hợp hương vị tinh khiết của những hạt cà phê tươi, cho ra
đời những ly cà phê hợp khẩu vị với người Việt. Mở đầu chuỗi hệ thống với quán cafe
đầu tiên trong thành phố Hồ Chí Minh ra đời vào năm 2006 đến nay, cà phê Passio đã
tạo được chỗ đứng riêng cho mình với 15 cửa hàng tại thành phố Hồ Chí Minh, 6 cửa
hàng tại Hà Nội. Không những thế, Passio còn mở rộng ra ngoài lãnh thổ Việt Nam
với 1 cửa hàng ở Malaysia để từng bước mang thương hiệu cà phê Việt đến với bạn bè
quốc tế.
31
Hệ thống 15 chi nhánh Cà phê Passio tại thành phố Hồ Chí Minh:
- Số 15F Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 1, Hồ Chí Minh
- Số 179 Nguyễn Cư Trinh, P6, Quận 1, Hồ Chí Minh
- Số 53C Nguyễn Du, Phường Bến Nghé, Q1, Hồ Chí Minh
- Số 124 Khánh Hội, Quận 4, Hồ Chí Minh
- Số 45 Hồ Tùng Mậu, P. Bến Nghé, Q1, Hồ Chí Minh
- Số 91 Nguyễn Du, P. Bến Nghé, Q.1, Hồ Chí Minh
- Số 54 Nguyễn Trãi, Quận 1, Hồ Chí Minh
- Số 250 Điện Biên Phủ, P12, Quận 3, Hồ Chí Minh
- Số 11 Võ Văn Tần, P6, Q3, Hồ Chí Minh
- Số 47 Trần Cao Vân, P6, Q3, Hồ Chí Minh
- Số 213 Nguyễn Văn Cừ, P.3, Q.5, Hồ Chí Minh
- Số 431 Lê Hồng Phong, Q10, Hồ Chí Minh
- Số 227A Xô Viết Nghệ Tỉnh, P.17, Q. Bình Thạnh, Hồ Chí Minh
- Số 97 Đinh Tiên Hoàng, P3, Q. Bình Thạnh, Hồ Chí Minh
- Số 102A Huỳnh Văn Bánh, Phú Nhuận, Hồ Chí Minh
Hệ thống 06 chi nhánh Cà phê Passio tại Hà Nội:
- Số 193C Bà Triệu, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
- Số 22F Trần Duy Hưng , Cầu Giấy, Hà Nội
- Số 75 Lý Thường Kiệt, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
- Số 34 Phan Chu Trinh, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
- Số 68 Ô Chợ Dừa-P. Ô Chợ Dừa- Hà Nội
- Xã Đàn mới – Đống Đa – Hà Nội
Mô hình cà phê mang đi này là giải pháp cho những người trẻ hiện đại muốn
thưởng thức Cà phê nhưng không có nhiều thời gian. Đồ uống của quán cũng rất đa
dạng được chia thành từng dòng riêng biệt như Passiopuccino, cafe, trà và soda. Nếu
muốn trải nghiệm hương vị cafe Việt mang phong cách Ý ngay giữa lòng thủ đô Hà
Nội thì cà phê Passio chính là điểm đến dành cho bạn. Ngoài các loại cà phê phong
cách Ý như: Esspresso, Cappucino, Latte, Americano Passio còn có nhiều loại cà
phê chỉ phảng phất hương cà phê và các loại thức uống không cà phê như cookie, trà
kem, soda kem, yogurt trái cây cùng các món bánh ngọt Pháp, bánh Panini mang
phong cách Ý cho bạn thỏa thích thưởng thức.
32
Kể từ tháng 12 năm 2014, Passio cũng đã cho ra đời dòng cà phê túi lọc đẳng cấp
để tại bất cứ đâu, thời điểm nào, bạn cũng có thể tận hưởng hương vị cà phê đúng chất
Passio. Đây là một trong những điểm mạnh giúp Passio đến gần hơn với khách hàng
để phát triển thương hiệu cà phê phong cách Ý hương vị Việt của mình.
3.1.3.2. Cơ cấu tổ chức hoạt động nhượng quyền tại Passio
Hiện nay, nhượng quyền đúng nghĩa chỉ xuất hiện ở một số thương hiệu quốc tế.
Khi nhượng quyền, họ trao quyền vận hành nhưng vẫn kiểm soát được chất lượng, khi
nhà đầu tư vi phạm họ tước quyền và thanh lý hợp đồng ngay. Doanh nghiệp Việt
Nam khó làm do giám sát từ xa.
Khi nhượng quyền, cần có sự cam kết và năng lực quản lý tốt. Quan trọng hơn,
mục tiêu giữa nhà đầu tư và công ty nhượng quyền thường không song hành, trong
một số trường hợp còn mâu thuẫn lẫn nhau. Nhà đầu tư bỏ tiền muốn thu hồi vốn và
có lợi nhuận nhiều còn công ty muốn nhanh chóng phổ biến thương hiệu nên rất dễ bị
ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm và tiêu chuẩn dịch vụ. Khi mục tiêu thương hiệu
đi trước mục tiêu tài chính và ngược lại đều sẽ phát sinh mâu thuẫn về lợi ích giữa hai
bên.
Trong số 15 cửa hàng hiện nay Passio chỉ đầu tư một, còn lại đều là tiền của nhà
đầu tư dưới hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh. Trong hệ thống này, Passio giữ
quyền điều hành toàn bộ. Cách làm này giảm được nhược điểm của nhượng quyền do
không bị mất quyền kiểm soát chất lượng, và tiêu chuẩn hệ thống mà vẫn có thể mở
rộng nhanh chóng. Tất nhiên, Passio cũng sàng lọc rất kĩ trước khi chọn đối tác để
phát triển. Nhà đầu tư có thể gia tăng chất lượng phục vụ nhưng ko được ảnh hưởng
đến chất lượng sản phẩm. Đây là lưới sàng lọc nhà đầu tư của Passio để hạn chế rủi ro.
Passio cam kết hoàn vốn cho nhà đầu tư sau 2 năm. Sau thời gian này, nếu nhà đầu
tư không đạt lợi nhuận kì vọng thì họ có quyền yêu cầu Passio mua lại cửa hàng với
giá trị còn lại. Trách nhiệm này là dạng cam kết về lợi ích và rủi ro rất mạnh mẽ trong
điều kiện kinh doanh luôn biến động và đầy rủi ro là một ưu điểm mà mô hình Passio
lựa chọn.
3.2. Phân tích thực trạng văn hoá kinh doanh chuỗi cửa hàng cà phê Passio tại
Thành phố Hồ Chí Minh
33
3.2.1. Các giá trị văn hoá hữu hình
Về Kiến trúc: Không gian chuỗi thể hiện đúng triết lý phát triển bền vững của
thương hiệu Passio, sử dụng vật liệu trang trí nội thất thân thiện với môi trường, tạo ra
một không gian thoải mái, dễ chịu, độc đáo và kích thích sáng tạo. Không gian cà phê
Passio là nơi cung cấp năng lượng sáng tạo, điểm kết nối cộng đồng cà phê: cộng
đồng yêu và đam mê cà phê, cộng đồng sáng tạo, cộng đồng trách nhiệm.
Mô hình cấu trúc được xây dựng với ý tưởng:
+ Với thiết kết một không gian liên kết với nhịp sống hiện đại của thế giới:
Phong cách cà phê mang đi và không gian được thiết kế dành cho những người
thưởng thức đồ uống tại chỗ.
+ Xuất hiện ở mọi nơi: Mô hình cửa hàng với kích thước nhỏ.
+ Phục vụ cho mọi người: Cung cấp và phục vụ sản phẩm chất lượng với giá
cả hợp lý, phù hợp với mọi tầng lớp từ người trưởng thành đến người trẻ; các cửa
hàng Passio tọa lạc gần khu dân cư và khu mua sắm, tòa nhà văn phòng, trường học,
đáp ứng nhu cầu thưởng thức cà phê của khách hàng mọi lúc, mọi nơi; mở rộng và đa
dạng hóa sản phẩm dịch vụ.
Về Nghi lễ, Lễ hội truyền thống: Nhân viên khi gia nhập vào Passio trong tháng
làm việc đầu tiên đều được tham dự chương trình “Chào mừng đến với Passio”.
Chương trình “Chào mừng đến với Passio” sẽ giới thiệu về lịch sử công ty, văn hóa
làm việc, các chế độ chính sách, chế độ thăng tiến
Các nghi lễ về truyền thống cà phê luôn được cà phê Passio tôn vinh và duy trì
trong các Lễ hội lớn: tôn vinh năng lượng sáng tạo cà phê, Ngày hội sáng tạo - Vì khát
vọng Việt... Các hoạt động truyền thống cũng được duy trì, phát huy hướng đến sự
thống nhất của một tập thể đoàn kết.
Về đồng phục nhân viên: chuỗi cửa hàng cà phê Passio hướng đến những giá trị
văn hóa, môi trường “Khơi nguồn sáng tạo”, nơi hướng con người đến những điều
tích cực vì thế đồng phục của chuỗi cửa hàng cà phê Passio với màu xanh lá tươi mới,
trẻ trung năng động và màu nâu hướng đến màu đất, màu cà phê được hòa quyện đậm
nét VH dân tộc, tạo cảm giác hòa quyện trong không gian cà phê dành cho sáng tạo.
34
Về Khẩu hiệu: “Passio - Coffee to go”, Passio là thương hiệu tiên phong với
hình thức cà phê mang đi tại Việt Nam.
Về Chuẩn mực về hành vi giao tiếp, ứng xử: được trang bị và huấn luyện cho
nhân viên, quản lý trong hệ thống chuỗi cửa hàng cà phê Passio phù hợp với từng vị
trí, thường xuyên bồi dưỡng, nâng cao các chuẩn mực hành vi giao tiếp, ứng xử phù
hợp.
Về Chế độ, chính sách của công ty: Công ty đảm bảo chế độ đãi ngộ, lương,
thưởng cạnh tranh theo năng lực làm việc, cạnh tranh theo quy định của Công ty và
đúng pháp luật. Được tham gia đầy đủ Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thất
nghiệp, Bảo hiểm thân thể. Được tham gia c
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_van_hoa_kinh_doanh_chuoi_cua_hang_ca_phe_passio_tai.pdf