Ca dao Việt Nam đã có câu “Chồng con là cái nợ nần”, mà cái gì đã nợ thì phải trả, trả
cho đến khi nào chết thì mới hết nợ, thậm chi chết rồi mà vẫn còn nợ. Cũng khai thác về đề tài
này, Nguyễn Công Hoan viết Nợ nần, Trần Tiêu viết Chồng con và ông đã diễn tả được vài đặc
điểm khá độc đáo. Người phụ nữ trong tác phẩm của Trần Tiêu là những người đàn bà nông dân
nghèo, tần tảo nuôi chồng nuôi con bằng sức lao động cần cù nhẫn nại của mình. Chị xã Bổng
trong Chồng con mới 19 tuổi về nhà chồng, gánh vác đủ mọi thứ công việc ; làm thuốc, dệt vải,
buôn ngược bán xuôi, chăn nuôi, cơm nước không khi nào ngơi tay, mà không phàn nàn, kêu
ca. Bà mẹ chồng chị đã khen rằng “con bé thế mà đảm, mới mười chín tuổi đầu mà biết đủ mọi
thứ việc”. Người đàn bà ấy đã khổ vì đói nghèo lại khổ vì những tập tục lạc hậu đè nén, phải cúi
đầu trước uy quyền tuyệt đối của người chồng, của gia đình chồng. Nguyên Hồng xây dựng hình
tượng người phụ nữ là thể hiện sự chấp nhận quyền uy tối cao của chồng, của gia đình chồng.
Người chồng là tối thượng “cả nhà nhất nhất vâng theo và cúi đầu chịu đựng như đối với thần
thánh đã đời nọ truyền đời kia ngự trị trên cao và hưởng hương hoa” (Vực thẳm). Người phụ nữ
trong văn của Trần Tiêu lại khác. Đó là người phụ nữ không chấp nhận lối sống áp đặt. Họ
nhanh nhẹn, luôn tính toán và lo toan mọi việc. Từ công việc bình thường – nội trợ – đến những
công việc lớn lao đáng lẽ là của người đàn ông trụ cột trong gia đình – lo kinh tế gia đình, xây
dựng hạnh phúc cho con cái, lo công danh sự nghiệp cho chồng, con . Lúc nào và ở đâu người
phụ nữ cũng tỏ ra nhẹ nhàng, dịu dàng và hiền thục, có lúc tỏ ra nhẫn nhục và chịu đựng (Chồng
con).
71 trang |
Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 528 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Văn xuôi nghệ thuật của Trần Tiêu giai đoạn 1930 - 1945, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hơn đứa ở vì nó có lương
còn “anh làm mọi việc như một anh đầy tớ không công” lại phải “chạy ngược chạy xuôi, bơ phờ
như cờ lông công” [82, tr. 71]. Hết vụ thuế ít nhất, anh phải bù ra trăm bạc tiền thuế và còn bao
khoản khác nữa. Gia đình sao mà không khánh kiệt ! Tránh sao khỏi cảnh vợ con nhịn ăn, nhịn
mặc để ông làm việc quan ! Đến đây, người đọc sẽ đặt ra câu hỏi ; vậy trong sáng tác của Trần
Tiêu có đến hai loại quan ? Một loại thực quyền, còn một loại hư danh. Thực quyền đó là Chánh
Tổng, Lý Trưởng, Tuần Phủ, ông Hàn, ông Huyện Còn những dạng hư danh là những người
xuất thân bạch đinh hoặc giàu có mua lấy chức dịch để lấy cái danh (xã Chính, xã Bật, xã Bửng,
xã Nhưng, xã Cỏn), hoặc những đứa trẻ chưa sinh đã bầu làm lý, làm xã thì mãn kiếp vẫn chịu
khổ mặc dù sau khi hết khoá ba năm được gọi là ông cựu ngồi bên đông đình nhưng chỉ được
miếng thịt, đĩa xôi còn mọi việc các quan trên chỉ đạo, chỉ biết theo. Các quan trên bóc lột, đè
nén chủ yếu là những ông xã, lý hư danh. Sao Trần Tiêu lại có quan niệm như vậy ? Theo
chúng tôi nghĩ có mấy lý do sau: thứ nhất; do hiện thực đời sống buổi giao thời hỗn loạn sinh ra
những nhân vật này. Thứ hai ; những người quan chức thực quyền là những người am hiểu lọc
lõi, họ là cụ cử, cụ tú, là quan nhất phẩm, nhị phẩm. Những con người này có cái nhìn vào cuộc
đời khác hơn. Tiếng nói của họ chốn đình trung nhẹ nhàng, khôn khéo “lạt mềm buộc chặt”.
Nhân vật quan trường trong sáng tác của Trần Tiêu, chưa đạt đến mức điển hình như Nghị
Lại, Nghị Quế, Bá Kiến như trong sáng tác của Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Nam Cao.
Nếu như Nam Cao có một Bá Kiến, một Lý Cường có kế sách cai trị “nắm thằng có tóc ai nắm
thằng trọc đầu” hay “mềm nắn rắn buông”, “đè nén con em đến nỗi nó không chịu được phải bỏ
làng mà đi là dại []. Một người khôn ngoan thì chỉ bóp đến nửa chừng” [74, tr. 74], thì quan
niệm của cụ Hàn, cụ Cử trong truỵên của Trần Tiêu không giống thế. Khác ở chỗ, nếu quan
trên ép thì địa chủ ra tay cứu và địa chủ ép thì quan trên cứu : mối quan hệ giữa cụ Hàn Năm,
cụ Cử với bà chánh Bá và gia đình nông dân – xã Chính (Con trâu). Chúng ta có thể thấy điều
này qua tác phẩm Con trâu. Gia đình xã Chính trong năm được mùa đống thóc to ngồn ngộn vậy
mà bác gái ngồi nhẩm tính, nào tiền công gặt hái, cày bừa, phân bón, tiền nợ của mấy vụ trước,
tiền mua sắm trong nhà, cắt may quần áo “quần áo rách đến nỗi không thể vá được”, vậy là
đống thóc to cuối cùng không đủ chi trả, buộc bác phải chạy tới nhà bà chánh Bá khất nợ. Người
địa chủ sống bằng nghề cho vay nặng lãi và cho cấy rẽ ấy đã cho xã Chính khất nợ với lãi “chục
sáu” và cấy rẽ mẫu ruộng, chẳng qua là bà đã tính đến cái lợi phía sau. Lãi đó cộng với lúa của
cấy rẽ thì chẳng sớm thời muộn nhà xã Chính cũng phải bán tất ruộng cho bà và sẽ trở thành tay
trắng, khi đó tha hồ bà điều khiển. Ý nghĩ của bà đã thành sự thực chẳng mấy chốc. Sau năm
đại hạn, nhà xã Chính đã phải đến chỗ bà để gán nợ. Hai bốn phương thóc hôm nọ, trong ba
năm mất mùa liên tiếp nay đã lên đến 72 phương, vậy là bảy sào ruộng nhà bác vào tay bà
chánh Bá. Khi gán xong tính còn độ 89 đồng nhưng bà chánh Bá chỉ trả có bảy chục vậy mà bác
Chính trai đành chấp nhận. Những cảnh đời nông dân như nhà xã Chính chẳng hiếm, nó chứa
đầy trong các tác phẩm Năm hạn, Sau luỹ tre, Ai phải của Trần Tiêu.
Trong tác phẩm của mình, Trần Tiêu đã đề cập một số vấn đề nóng hổi của thời đại. Sự
cấu kết tự nhiên giữa địa chủ và quan lại tạo thành những thế lực hắc ám ở nông thôn và trong
làng xã Việt Nam lúc bấy giờ. Khi quan lại “ra tay” bằng quyền hành ép buộc thì bọn địa chủ
lại “ra tay làm phúc” bằng cách xỉa ra từng đồng xu “rất nhân nghĩa” để “giúp” người nghèo
cầm cố ruộng nương : cho họ vay nặng lãi. Cái giàu của bà chánh Bá cũng chẳng có gì khó hiểu
vì bà đã sống trên mồ hôi nước mắt của bao người dân lương thiện. Chính bà là kẻ gây bao đau
khổ cho người nghèo, mặc dù trong truyện bà có vẻ như không dính líu gì với không khí bận rộn
của sưu thuế hay những vụ mất mùa.
Cuộc đời trong xã hội cũ bao giờ cũng đi ngược lại và dày xéo lên những ước mơ dù chỉ rất
nhỏ, rất mong manh của người dân lương thiện. Trần Tiêu là người nằm trong Nhóm văn học
lãng mạn nhưng cách thức phản ánh xã hội – cuôïc sống của người nông dân lại khác xa những
người trong nhóm. Những nhà văn thuộc khuynh hướng văn học lãng mạn chỉ nhìn thấy người
nông dân ở khía cạnh tiêu cực, buông xuôi. Nhưng Trần Tiêu lại nhìn thấy ở họ những yếu tố
tích cực, những nhân tố phản kháng. Tuy sự phản kháng còn yếu ớt hoặc nhầm lẫn kiểu như vợ
xã khoản (Ai phải), bà lý Bổng, cái Hĩm (Chồng con) nhưng bước đầu đã thể hiện sự đấu tranh.
Sức cưỡng lại của vợ xã Khoản (Ai phải) là không chịu lấp bùn xuống ao “sao mình không
chối phắt ngay bấy giờ có được không, nể nang gì. Thế mình túng bấn thì họ có cưu mang mình
không ? ” [85, tr. 22], nhưng cuối cùng đành buông xuôi theo thứ triết lý không có lý “nếu ai
cũng viện lẽ của nhà mình muốn đào ngang đào dọc thế nào cũng được thì rồi làng mình động to
mất” [85, tr. 27]. Phép vua thua lệ làng các cụ liền ra lệnh “bắt tên Khoản phải gánh bùn đổ
xuống ao, đem giầu cau ra đình tạ tội và sửa lễ gà xôi tạ ông thổ cai quản cánh đồng có ngôi mộ
tam đại nhà xã Cỏn” [85, tr. 27]. Lấy bùn ao trong làng mà động mộ ông tam đại ngoài đồng !
Rửa nước ao tù bẩn thỉu nên đau mắt hột lại cho là đào ao động long mạch. Nhưng biết làm sao,
triết lý của các cụ là dựa vào câu phán của thầy bói Tên nói dựa.
Trong truyện Chồng con, bà lý Bổng (trước là xã Bổng) khi gặp quá nhiều tai ương đã
quyết chí làm giàu. Chỉ có giàu thì may ra mới đỡ khổ, đỡ bị người ta khinh bỉ “Giàu rồi bà sẽ
gắn những miệng loa mép dải bằng cách cho vay bỏ lửng, bà sẽ gây dựng cho con cái bà nên ông
nọ bà kia, có vai vế trong làng. Rồi tự khắc tai tiếng con bà sẽ ngày môït mất dần cho đến ngày
không còn vết tích nữa” [83, tr. 208 - 209]. Hay sự vùng lên của Hĩm. Tự ý bỏ chồng là nghị Ích,
bỏ lại đứa con trai, đi lấy Thu là đứa ở cho nhà nghị Ích, bất chấp những lời đồn đại của lễ giáo
phong kiến. Người phụ nữ này đã dám bứt phá, dám đấu tranh cho lẽ phải, cho tình yêu, hạnh
phúc của riêng mình. Ở điểm này – chống lễ giáo phong kiến, đòi quyền tự do yêu đương, hạnh
phúc cá nhân – phải nhận ra rằng ngòi bút của Trần Tiêu mới mẻ, quyết liệt hơn các nhà văn
khác, ngay cả các cây bút trong Tự lực văn đoàn. Tất cả những đấu tranh đó đều tự phát và
không có chí hướng vươn lên rõ ràng.
Trong hoàn cảnh xã hội lúc bấy giờ, nhà văn Trần Tiêu đã tả được tình cảnh tối tăm và bế
tắc của hiện thực. Hơn nữa, nhà văn còn phát hiện được những nhân tố tích cực trong người dân
để gây cho ta một niềm tin tưởng đối với nông dân. Có thể khẳng định, Trần Tiêu có cái nhìn
tiến bộ, thương yêu chân thành đối với nhân dân, có sự am hiểu sâu sắc đời sống nhân dân.
Trần Tiêu còn cho chúng ta thấy, ông có cái nhìn đúng và sâu sắc về đời sống nông thôn
trước Cách mạng.
Truyện Con trâu, nhà văn không miêu tả cảnh bóc lột địa tô, cũng không thấy trong truyện
bóng dáng của thực dân, đế quốc. Nhưng không phải vì thế mà bức tranh về đời sống nông thôn
ngày xưa không trung thực, không sâu sắc. Không nói đến ruộng đất, đến địa tô nhưng những
cảnh tượng bịch vựa của nhà chánh Bá “nhà ta thiếu gì, bốn năm cây thóc to tướng ở sau nhà lại
đầy một sân thóc kia nhé. Vừa ăn vừa tiêu hàng đời vị tất đã hết bằng ấy thóc” [83, tr.167].
Những buổi chè chén no say của quan viên ở ngoài đình, đặt bên cạnh những đói khổ của người
nông dân cũng đủ cho thấy rõ sự phân chia giai cấp ngặt nghèo ở nông thôn. Người nông dân
chỉ thiếu có năm hào tiền sưu mà bị đánh, trói lôi ra đình, rồi phải lấy trầu cau ra tạ lỗi “bác
Chửng ấy mà, bác ta thiếu có năm hào mà bị tuần đến khiêng cả nồi, niêu, chum, vại ra đường.
Gặp lúc bác ta say rượu cà khịa với cả tuần, bị họ lôi ra đình. Vợ bác chạy ngược chạy xuôi mới
vay đủ đem ra nộp cho các cụ. Bác lại còn phải đèo thêm trầu cau ra xin lỗi, chồng mới được tha
về, khỏi bị trói vào cột đình” [83, tr. 156].
Những cảnh đời của người nông dân trong văn của Trần Tiêu có giá trị chân thực, chính vì
tác giả đã thấy rõ sự phân chia giai cấp ngặt nghèo ở nông thôn, một nông thôn có hai đời sống
đối lập nhau và không thể nhầm lẫn. Bọn quan viên giàu có, quyền hành nên hết sức ngang
ngược và luôn lợi dụng mọi cơ hội để bóc lột. Nhân dân lao động thấp cổ bé họng phải trở thành
vật hy sinh. Trần Tiêu đã thể hiện chân lý đó bằng hình tượng có sức xúc động mạnh mẽ, và
qua hình tượng Trần Tiêu đã như muốn gợi ý cho bạn đọc rút ra những kết luận có giá trị nhiều
hơn những điều ông nói trong tác phẩm. Rõ ràng, không phải sáng tác nào trong nền văn học
công khai lúc bấy giờ cũng miêu tả được những sự thật mà đối với chúng ta ngày nay tưởng như
rất dễ hiểu. Bước đường cùng có thể xem là một đỉnh cao trong sáng tác của Nguyễn Công
Hoan. Ở đây ông “đã thấy ở bọn địa chủ không chỉ có mặt thương luân bại lý mà còn biết đào
sâu vào các âm mưu, thủ đoạn kinh tế và chính trị của chúng. Ở đây bản chất gai cấp của nhân
vật đã được nhà văn nhìn nhận một cách đúng đắn, nghiên chỉnh. []. Tuy vậy, Bước đường cùng
chưa phải là sáng tác thuôïc đỉnh cao nhất trong văn học công khai, hợp pháp lúc bấy giờ. Hình
tượng tác phẩm nói với ta nguyên nhân mọi thảm cảnh ở đời là các thứ âm mưu và tôïi ác của giai
cấp thống trị nhưng nhà văn thì có lúc nào đó lại muốn bổ sung : rốt cuộc thì “cái gì cũng là do
nạn dốt đẻ ra”” [45, tr. 85]. Cùng trong Tự lực văn đoàn, khi miêu tả đời sống bần cùng ở nông
thôn đôi chỗ đã đi đến những kết luâïn chưa chính xác, ví như Con đường sáng của Hoàng Đạo.
Phan Cự Đệ nhận xét : “cho nên thường thường người nông dân được miêu tả với dáng vẻ ngây
thơ, ngờ nghệch, còn bọn địa chủ tân học thì khoác bộ áo của những nhà cải cách xã hội những
nghệ sĩ giàu lòng vị tha !” [14, tr. 90]. Trong sáng tác của Trần Tiêu, các tác phẩm Chồng con,
Năm hạn, Sau luỹ tre, Con trâu, Ai phải đã vượt qua ranh giới văn học lãng mạn chuyển dần
sang văn học hiện thực. Bởi lẽ, cuộc sống ở đây được miêu tả khách quan, dẫn ta đi tới những
nhận xét đúng đắn về nguyên nhân tình trạng nghèo khổ trong xã hội cũ. Người nông dân ở đây
về cơ bản không bị những thói tục lạc hậu ràng buộc. Sự dốt nát cũng không phải cái chủ yếu
làm cho họ khốn khổ. Trái lại đây là tất cả sức đè nén, bóc lột vô cùng tàn nhẫn của cả một trật
tự xã hội. Mối quan hệ cơ bản giữa con người chính là mối quan hệ tước đoạt giày xéo lên nhau.
Cuộc sống của người nông dân ngày càng dẫn tới bần cùng. Ví như trong tác phẩm Sau luỹ tre,
Chính – anh canh điền khoẻ mạnh – vợ là Diếc, hai vợ chồng chăm chỉ làm ăn : “hà tần hà tiện
đã dành dụm được vài trăm bạc vốn, lại tậu được hai mẫu ruộng, môït sào vườn, một con trâu và
mỗi năm nuôi được một con lợn để lấy tiền sắm tết. Ở trong làng được như thế đã là sung túc
lắm. Gia đình của Chính sống một cách êm đềm, bình tĩnh, phẳng lặng như mặt ao thu, vợ chồng
hoà thuận sung sướng” [82, tr. 53].
Nếu cuộc đời cứ như vậy thì đâu đến nỗi, đằng này, sau mười năm sự thể lại đổi khác.
Chính bị mắng cho nhục nhã giữa chốn đình trung, lòng tự trọng buộc anh phải ra làm lý thôn.
Từ chỗ có ăn, sau ba năm làm việc anh trở về tay trắng. Đúng là tan cửa nát nhà.
Dưới ngòi bút của Trần Tiêu, những cảnh đời của người nông dân hiện lên khá xúc động.
Phải có một niềm cảm thông sâu sắc thế nào mới có thể dựng lên những cảnh đời mà mỗi lần
đọc tới cứ làm ta bồi hồi xúc động, cứ nghẹn ngào quặn thắt.
Những tình cảm đẹp đẽ của người nông dân được nhà văn phát hiên và nâng niu đặc biệt.
Ông thường mang nó đối lập với bộ mặt tàn nhẫn, vô luân của bọn địa chủ thống trị. Chua xót và
cũng uất ức bao nhiêu, cảnh bà chánh Bá cho xã Chính nợ lại số thóc vụ trước và nhận mua chỗ
ruộng mà xã Chính buộc phải bán cho Bà. Khi nợ thóc thì bà nói ra ơn. “Tôi thấy vợ chồng nhà
mụ hiền lành tôi cũng thương hại. Người làng người nước cả chứ có xa lạ gì. Dạ. Vậy tôi cho vợ
chồng nhà mụ khất cả vụ này lẫn cái nợ trước” [83, tr. 169 - 170].
Cái ra ơn của mụ là tính lãi hơn những người bình thường vì thấy nhà xã Chính thật thà và
chất phác, hiền lành không dám đôi co. Một thùng thóc bà bắt trả thùng rưỡi mà miệng vẫn luôn
nói “sung sướng nhé”. Cái sung sướng mà mụ đang ra ơn cho xã Chính là “ bác đã tưởng người
ta vay nặng lãi hơn mình” nhưng kỳ thực không phải. Bác cố nài bà chánh Bá hạ thấp lãi nhưng
chỉ nhận được cái bĩu môi và câu nói mát “chục ba chị nói dễ nghe nhỉ. Chị thử đi khắp làng này
xem có vay được chục ba không []. Chả nói gì chục ba ngay chục tư, chục năm cũng vị tất [].
Thôi thế cứ chục năm. Sung sướng nhé. Cả thiên hạ này cũng chẳng ai dễ như tôi” [82, tr. 171].
Ngòi bút của Trần Tiêu vốn khách quan trầm tĩnh. Ông không nói thành lời niềm xúc động của
mình. Nhưng bản thân hình tượng lại có khả năng nói lên rất nhiều. Người đọc truyện lúc nào
cũng cảm thấy tâm trí của mình mỗi lúc một nặng nề hơn, một sự ấm ức, lo ngại cứ tỏa rộng dần
ra, tưởng chừng như bao nhiêu nỗi khổ trên đời này đang lần lượt dồn tụ lại và nâng lên đến tột
đỉnh. Không phải trong cuộc đời thực của nông dân không còn nỗi khổ nào nặng nề hơn, nhưng
cái khéo trong nghệ thuật dẫn dắt truỵên, trong sự miêu tả những cảnh ngộ bi kịch của Trần
Tiêu đã có sức nâng những nỗi đau thương vốn thường xảy ra trong cuộc đời lên một mức độ
cao, dường như vượt qua sức chịu đựng của con người.
2. 2. Người phụ nữ nông thôn miền Bắc trước Cách mạng
Tác phẩm của Trần Tiêu thể hiện thân phận người phụ nữ là những người nông dân sống
tại những làng quê, chân lấm tay bùn, chịu nhiều đau khổ cả về vật chất lẫn tinh thần, nhưng là
những con người luôn vượt lên trên số phận để chống lại thực tại bằng nhiều cách khác nhau.
Họ là những người không chỉ sống cho mình mà còn sống cho đại gia đình, hi sinh vì chồng, con.
Họ là những người không tên nhưng là trụ cột trong gia đình ; là nơi dựa về vật chất lẫn tinh
thần cho chồng, con.
Ca dao Việt Nam đã có câu “Chồng con là cái nợ nần”, mà cái gì đã nợ thì phải trả, trả
cho đến khi nào chết thì mới hết nợ, thậm chi chết rồi mà vẫn còn nợ. Cũng khai thác về đề tài
này, Nguyễn Công Hoan viết Nợ nần, Trần Tiêu viết Chồng con và ông đã diễn tả được vài đặc
điểm khá độc đáo. Người phụ nữ trong tác phẩm của Trần Tiêu là những người đàn bà nông dân
nghèo, tần tảo nuôi chồng nuôi con bằng sức lao động cần cù nhẫn nại của mình. Chị xã Bổng
trong Chồng con mới 19 tuổi về nhà chồng, gánh vác đủ mọi thứ công việc ; làm thuốc, dệt vải,
buôn ngược bán xuôi, chăn nuôi, cơm nước không khi nào ngơi tay, mà không phàn nàn, kêu
ca. Bà mẹ chồng chị đã khen rằng “con bé thế mà đảm, mới mười chín tuổi đầu mà biết đủ mọi
thứ việc”. Người đàn bà ấy đã khổ vì đói nghèo lại khổ vì những tập tục lạc hậu đè nén, phải cúi
đầu trước uy quyền tuyệt đối của người chồng, của gia đình chồng. Nguyên Hồng xây dựng hình
tượng người phụ nữ là thể hiện sự chấp nhận quyền uy tối cao của chồng, của gia đình chồng.
Người chồng là tối thượng “cả nhà nhất nhất vâng theo và cúi đầu chịu đựng như đối với thần
thánh đã đời nọ truyền đời kia ngự trị trên cao và hưởng hương hoa” (Vực thẳm). Người phụ nữ
trong văn của Trần Tiêu lại khác. Đó là người phụ nữ không chấp nhận lối sống áp đặt. Họ
nhanh nhẹn, luôn tính toán và lo toan mọi việc. Từ công việc bình thường – nội trợ – đến những
công việc lớn lao đáng lẽ là của người đàn ông trụ cột trong gia đình – lo kinh tế gia đình, xây
dựng hạnh phúc cho con cái, lo công danh sự nghiệp cho chồng, con. Lúc nào và ở đâu người
phụ nữ cũng tỏ ra nhẹ nhàng, dịu dàng và hiền thục, có lúc tỏ ra nhẫn nhục và chịu đựng (Chồng
con).
Cũng như nhiều người phụ nữ cùng khổ khác (Mợ Du trong tác phẩm cùng tên Mợ Du của
Nguyên Hồng ; Chị Dậu trong Tắt đèn của Ngô Tất Tố), người phụ nữ trong văn của Trần Tiêu
có nhiều đức tính tốt đẹp. Trước hết đó là lòng thương con tha thiết, chị xã Bổng (Chồng con) lo
gả chồng cho con nhưng phải người chồng nghèo, chị vẫn phải hàng ngày chu cấp dù chị nói “
bu giúp chúng con một bận này nữa thôi” [84, tr. 174]. Chị lo lấy vợ cho đứa con trai đầu lòng
và mua cho nó chức phó lý, xây dựng cho nó căn nhà. Còn thằng út, chị lo cho nó khỏi phải
đăng lính thì chính nó lại xin đi bằng được, rồi lại phải lo khi xuất ngũ có ít vốn để nó xây dựng
hạnh phúc gia đình. Nếu nó được thăng quan tiến chức trong quân ngũ thì chị phải lo tiền khao
vọng. Quá nửa đời người, quá nhiều nỗi lo, cái lo thường ngày đến cái lo tương lai cứ đè lên đôi
vai chị. Chỉ cần đọc một đoạn ngắn miêu tả lời than phiền của chị về việc phải lo, chúng ta sẽ
không khỏi xúc động “còn phải lo bao nhiêu công việc [] phải lo cho bác giai cái lão [] rồi
thằng Chút bác còn phải lo làm nhà làm cửa, lấy vợ gây dựng cho nó được vẻ vang. Ôi chà !
Công việc cánh mình còn nhiều lắm” [84, tr. 248]. Đó là những tình cảm chân thành tha thiết của
người mẹ, người vợ. Đến đây người đọc sẽ thấy chị xã Bổng có phần nào giống với Mợ Du,
giống với người mẹ trong Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng. Đó là những con người chịu
nhiều nỗi đắng cay nhưng họ vẫn hàng ngày vươn lên để làm tròn bổn phận và trách nhiệm của
mình.
Người phụ nữ trong văn của Trần Tiêu còn là người hy sinh cả hạnh phúc, tính mệnh của
mình, để người chồng được an nhàn, thảnh thơi trong mọi công việc.
Đặc biệt trong văn của Trần Tiêu chúng ta còn thấy nổi lên hình tượng người phụ nữ không
chịu ép mình trong những đày đọa mất nhân tính, mất hết tình người. Mặc dù bị ràng buộc trong
những tập tục phong kiến nhưng họ không hoàn toàn giữ trái tim khô cằn đối với hạnh phúc lứa
đôi chân chính. Trong tác phẩm Chồng con hình tượng người thiếu nữ – Hĩm, một cô gái nông
dân trẻ đã dám mạnh dạn vượt qua lễ giáo phong kiến, bứt phá ràng buộc của gia đình lão nghị
viên – địa chủ, bỏ lại con nhỏ trốn theo người yêu – Thu – để xây dựng hạnh phúc lứa đôi chính
đáng. Qua đây, Trần Tiêu bộc lộ quan điểm của mình chống lại những ràng buộc của lễ giáo
phong kiến, ý thức cá nhân con người được nhấn mạnh. Quyền tự do yêu đương và hạnh phúc cá
nhân phải được thừa nhận. Có thể nói, ngòi bút của Trần Tiêu mới mẻ, quyết liệt hơn các nhà
văn khác trong Tự lực văn đoàn. Khái Hưng viết Nửa chừng xuân, xây dựng mối tình đẹp giữa
Mai và Lộc. Một mối tình lúc đầu vượt qua lễ giáo, chống lại sự ràng buộc của gia đình. Lộc
dám sống cùng Mai trong một căn nhà hạnh phúc nhưng chỉ là sống một cách lén lút, không
dám cho mẹ biết, nhưng khi bị gia đình phát hiện đành chấp nhận phải theo khuôn phép gia
phong. Hay Nhất Linh viết Đoạn Tuyệt, diễn tả một mối tình giữa Loan và Dũng, không đến
được với nhau cuối cùng Loan phải lấy Thân, một người chị không yêu, lấy với tư cách trừ nợ.
Cả hai con người này điều là những người có học, tự ý thức được số phâïn của mình, cái tôi trong
họ đã phát triển, ý thức về quyền lợi cá nhân đã rõ ràng trong những người phụ nữ tân thời này,
nhưng hiển nhiên không bằng Trần Tiêu. Trong tác phẩm Chồng con của Trần Tiêu, Hĩm chỉ là
một người phụ nữ nông dân, chân lấm tay bùn, một chữ cắn đôi không biết, nhưng lại ý thức rất
rõ vị trí và vai trò của cá nhân trong xã hội. Đặc biệt là quyền con người trong xã hội. Đó là tự
do lựa chọn hạnh phúc lứa đôi. Hĩm từ chỗ cam chịu phải chấp nhận sự ép gả của gia đình,
giòng họ đi lấy chồng mà trong lòng sôi sục sự đấu tranh chống lại. Ngày cưới của Hĩm được
Trần Tiêu mô tả thật xót xa đẫm lệ. Một người con gái xinh đẹp mà trong ngày cưới – lẽ ra là
một ngày hạnh phúc – chỉ toàn là những tiếng quát tháo, gào khóc, van lơn, nức nở, tức tưởi, co
kéo. Tất cả những hình cảnh ấy hiện lên trong trí nhớ người mẹ về ngày đám cưới con mình
thật là thảm hại : “một ông già dữ tợn, chống gậy quát vang nhà. Hai người đàn bà cầm hai tay
người con gái kéo. Người con gái nước mắt chan hoà, cố sức kéo lại. Tiếng khóc hoà lẫn với tiếng
kêu thảm thiết. Ông già ác nghiệt quát luôn mấy tiếng. Người con gái sợ hết hồn nhẫn nhục theo
sau bọn đàn bà trông hùng hổ như bọn cướp” [84, tr. 145]. Từ chỗ cam chịu Hĩm đã có những
quyết định táo tợn hơn cả Mai và Loan trong việc tự tìm lấy hạnh phúc cho đời mình. Tuy không
phải là một chủ đề chính trong tác phẩm nhưng tác giả đã dành khá nhiều trang viết về Hĩm
(trên dưới 5 chương sách trong tổng số 21 chương). Đặc biệt với giọng văn sắc sảo và những chỗ
phân tích tâm lý nhạy bén làm đọng lại trong lòng bạn đọc về hình tượng người phụ nữ dám
đứng lên đấu tranh. Sự đấu tranh của Hĩm chưa có nhiều đồng minh nhưng cô đã mở một con
đường mới tìm về hạnh phúc tình yêu lứa đôi. Đây chính là khía cạnh giải phóng phụ nữ mà
Trần Tiêu muốn bày tỏ quan điểm của mình. Hơn nửa thế kỷ đã trôi qua, nhưng câu chuyện
chồng con mà nhà văn miêu tả trong tác phẩm làm người đọc hôm nay, nhất là những người phụ
nữ, không thể không cảm thấy xót xa, buồn cho những người cùng giới. Cả cuộc đời họ cặm cụi
dệt vải, nuôi chồng, nuôi con, chịu khó tăng gia sản xuất để lấy tiền mua chức cho chồng, cho
con, quy phật cho mẹ chồng, bù đắp cho con cái, rút cục chồng phá của, con đứa chết, đứa bỏ đi.
Quá nửa đời người sức tàn lực kiệt người phụ nữ ấy còn bao viêïc phải làm : lên lão cho chồng,
gây dựng cho đứa con đi lính chưa nhà cửa, vợ con. Nếu nó được lên cai, lên đội lại phải lo tiền
mà khao
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tvefile_2011_11_07_5600620310_1222_1872689.pdf