Luận văn Văn xuôi thế lữ trong tự lực văn đoàn

MỤC LỤC

Trang phụ bìa

LỜI CẢM ƠN .3

MỤC LỤC.4

MỞ ĐẦU .6

1. Lí do chọn đề tài .6

2. Lịch sử vấn đề .7

3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.9

4. Mục đích nghiên cứu.9

5. Phương pháp nghiên cứu.9

6. Đóng góp của luận văn.10

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG .12

1.1. Về mối quan hệ giữa hoạt động văn học và hoạt động báo chí của từng thành viên

và của toàn nhóm Tự lực văn đoàn .12

1.1.1. Vài nét về nhóm Tự lực văn đoàn.12

1.1.2. Mối quan hệ hai chiều giữa hoạt động văn học – báo chí của từng thành viên và

của toàn nhóm Tự lực văn đoàn .15

1.2. Về hoạt động văn học – báo chí của Tự lực văn đoàn.17

1.2.1. Tự lực văn đoàn và các thành viên.17

1.2.2. Các mặt hoạt động và ảnh hưởng .20

1.3. Sự nghiệp văn chương của Thế Lữ trong cái nôi Phong Hóa, Ngày Nay.29

1.3.1. Vị trí nhiệm vụ của Thế Lữ trên Phong Hóa, Ngày Nay .29

1.3.2. Quá trình hoạt động, trưởng thành của Thế Lữ – một nhà văn, nhà báo chủ chốt

trong Tự lực văn đoàn .31

Chương 2: ĐẶC ĐIỂM VĂN XUÔI THẾ LỮ TRÊN PHONG HÓA, NGÀY NAY –

NHÌN TỪ NỘI DUNG THỂ TÀI VÀ KIỂU VĂN BẢN .39

pdf146 trang | Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 569 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Văn xuôi thế lữ trong tự lực văn đoàn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sảo, khi lại tâm tình, thấu hiểu, sẻ chia. Các truyện Vì tình, Mau trí khôn, Một chuyện ngoại tình, Người tài xế điên, Lệ Mai nữ sĩ, Đồng tâm là những truyện không đặc sắc lắm. Vì tình kể về một anh chàng có khuôn mặt và vẻ ngoài xấu xí, thô kệch. Trên một chuyến tàu, anh ta làm quen được với một cô gái rất xinh đẹp, dễ mến. Anh thấy vui và sung sướng khi vừa được ngồi bên người đẹp lại vừa được người con gái xinh đẹp ấy đối đãi lịch thiệp và có vẻ rất quý trọng anh. Đến ga, xuống tàu, cô gái nhờ anh xách dùm chiếc vali của cô. Cảnh sát bắt anh, khám xét thì thấy trong chiếc vali mà cô gái nhờ anh cầm giúp ấy toàn là thuốc phiện. Anh bị giam và sau nhiều nỗ lực giải thích, bảo lãnh của bạn bè anh mới được tha. Thật là nhớ đời. Không giống như những truyện cổ tích có kết thúc hậu đối với người có vẻ ngoài xấu xí nhưng câu chuyện cũng mang lại giây phút tươi đẹp cho cuộc đời 60 của người đàn ông “thiệt thòi” ấy. Mau trí khôn lại kể việc nhanh trí của anh chàng Tập trong tình huống giáp mặt với tay người Pháp. Lái xe ô tô không được rành lắm cộng với chiếc xe cổ lỗ làm cho anh lái xe trên đường như rùa bò. Thế nhưng vẫn muốn thể hiện với tay người Pháp nên anh đã cố hết sức phóng và va quẹt với hắn. Trong khi đánh nhau, biết không thể thắng được tay người Pháp với sức vóc to lớn ấy anh đã nhanh trí chuyển sang hướng khác. Lòng tự tôn dân tộc, lòng kiêu hãnh giúp anh chàng Tập không biết sợ, dám thách đấu tay đôi với người to lớn hơn mình rất nhiều. Một chuyện ngoại tình cũng là câu chuyện ít có những tình tiết sâu sắc. Anh chồng trong câu chuyện vì phát hiện ra vợ ngoại tình nhưng không giết vợ, không bỏ vợ mà vẫn sống cùng cô ta trừng phạt cô ta bằng cách để cô ta sống trong cảm giác sợ hãi, không được yêu thương. Những truyện trên tuy có khám phá những khía cạnh của cuộc sống, có giá trị khôi hài đôi chút nhưng chưa thực sự mang lại những ý nghiã về giá trị thẩm mĩ mà chủ yếu mang tính chất giải trí chốc lát với người bình dân. Câu chuyện vượt lên một bậc so với những truyện trên, theo tôi là truyện Câu chuyện trên tàu thủy. Truyện là câu chuyện của nhân vật “tôi” nghe được từ một người đàn ông trạc năm mươi tuổi, dáng vẻ như ông ký về hưu cùng đi trong toa hạng ba chuyến tàu chạy Hòn Gai với mình. Trước đó, “ông ký” đã giới thiệu Hai Nhiêu là bậc “quân tử trong phường kẻ cắp”[PH số 129, 13], nghĩa là không lấy của người nghèo và coi việc ăn cắp là một nghệ thuật, nghĩa là càng khó lấy càng thích, càng được dịp trổ tài. Phần chính của truyện là “câu chuyện trên tàu thủy” như sau: Hai Nhiêu đang đi kiếm ăn ở Hải Phòng thì được tin vợ ốm phải xuôi Nam về quê thăm. Bước lên tàu, bác ta quan sát xem có món “sộp” nào không nhưng liếc con mắt nhà nghề nhìn qua, bác ta thấy thất vọng không kiếm chác được gì. Đang khi đó thì trên tàu xảy ra cảnh lộn xộn: Một người nhà quê “chỉ có một cái lồng gà rỗng, với trong đó một gói mo chừng đựng cơm nắm, và hai cái nồi đất mới, miệng bưng bằng giấy nhật trình” [PH số 129, 13] đang bị người nhà tàu la lối, đòi đuổi xuống vì thiếu một hào tiền vé. Thấy cảnh khốn khổ và trái tai trái mắt đó, Hai Nhiêu nổi máu anh hùng liền bỏ tiền ra mua vé cho người nhà quê kia. Khi tàu cập bờ, người nhà quê chèo kéo Hai Nhiêu vào quán, gọi cơm đãi, khiến bậc quân tử kẻ cắp phải lấy làm nghi hoặc. Nhưng không, bí mật được tiết lộ: Người nhà quê mang theo ngót năm trăm bạc, giắt theo trong người thì sợ nguy hiểm mất cắp, nên mới bày ra cái kế “cái lồng gà với mấy cái nồi, mà lại của một ông nhà quê không có lấy một hào để trả tiền tàu... ông tính, còn kẻ cắp nào để ý đến nữa”[PH số 129, 14]. Hai Nhiêu nghe thấy sự thật đó thì choáng người đi vì tiếc của. 61 Truyện chỉ ngắn có hai trang báo nhưng nó cho thấy nghệ thuật vượt bậc trong viết truyện ngắn của Thế Lữ. Đó là truyện trong truyện. Lồng trong câu chuyện chính, là lời kể chuyện của ông kí kể cho “tôi”. Mà biết đâu ông kí đó lại chính là Hai Nhiêu? Câu chuyện vượt ra ngoài ý nghĩa là chuyện ăn cắp và kinh nghiệm ăn cắp là ở chỗ đó. Tác giả đã khéo cho thấy cả tâm lý của hai hạng người: Cái ranh mãnh của người nhà quê và sự cảm động thức dậy trong người làm một nghề xấu xa. Người nhà quê hồn nhiên không biết trước mặt mình là một tay bợm già, mà chỉ thấy đó là “một người quý hóa” đã ra tay giúp mình, dù là trong một màn kịch do mình dựng ra. Hai Nhiêu thì thấy cái việc mình mua vé cho người nhà quê kia tự dưng khiến cho “trái tim kẻ cắp của bác hơi cảm động”. Vì sao? “Không phải vì bác đã làm được một điều thiện - thiện với chẳng thiện thì Nhiêu có cần gì? - nhưng vì thấy cái cảm giác đầu tiên được những người hiền lành kia tin bác một cách chân thực”[PH số 129, 13]. Câu nói này cũng làm ta thấy được nụ cười giễu nhân vật, giễu người đời của nhà văn. Phạm Xuân Nguyên khi nhận xét về tác phẩm này đã có những kết luận “Truyện viết ngắn gọn, giản dị, có cao trào, có sự biến, tôi đọc bao lần rồi vẫn thấy bất ngờ, thích thú. Khi một câu chuyện mình đã biết hết tình tiết, sự kiện, nhưng mỗi lần đọc vẫn có khoái cảm thì hẳn là nội dung của truyện đã được thể hiện bằng một nghệ thuật bậc thầy có sức ám ảnh và ràng buộc.” [64, 2]. Ở truyện ngắn này Thế Lữ đã cho thấy tài năng của mình trong việc viết truyện ngắn. Bên cạnh tác phẩm này có một tác phẩm đạt đến tầm cao của nghệ thuật viết truyện ngắn là Thoa (Một đời người). Câu chuyện dung lượng không dài, chỉ hơn hai mươi trang sách, không có những xung đột cao trào, không có những đau đớn dằng xé dữ dội thể hiện qua câu chữ nhưng khi đọc xong tác phẩm người đọc nào cũng cảm thấy chạnh lòng, đau nhói trong tim, thương cảm về thân phận của một kiếp người lặng lẽ. Thoa, nhân vật chính của câu chuyện là một cô gái câm. Sự thiệt thòi, buồn tủi, lặng lẽ của cô trải dài suốt đời, từ khi cô còn trẻ đến khi chết. Cả cuộc đời cô là sự lặng lẽ mòn mỏi chờ đợi một tình yêu nhưng lại liên tiếp mất hạnh phúc đến được với mình trong chốc lát. Cuối cùng, khi niềm hi vọng cũng mất thì cô không còn đủ sức sống trên cõi đời nữa. Cô chết, người nhà mới phát hiện những kỉ vật thời thơ ấu, những kỉ vật của mối tình hụt hẫng còn nguyên vẹn trong đáy tủ. Bằng nghệ thuật trần thuật tài tình Thế Lữ đã làm cho cuộc đời của Thoa như một cuốn băng quay chậm trước mắt người đọc. Nhận xét về tác phẩm này có nhiều ý kiến khen ngợi. Năm 1964, Viện văn học cho rằng “Đôi khi Thế Lữ mô tả một cách giản dị và sâu sắc cuộc sống âm thầm của những người 62 bình thường, như trong truyện ngắn Thoa (Một đời người), 1943, thì Thế Lữ lại viết được những trang cảm động, có thể so sánh với những trang hay nhất của Thạch Lam. Tiếc là ông không chú ý nhiều đến lối viết ấy.” Đến năm 1983, Xuân Diệu nhận xét “Thế Lữ là tác giả của thiên truyện ngắn Thoa (Một đời người) mà đọc lại, tôi nghĩ ngợi bâng khuâng. Những truyện ngắn của Thế Lữ thường biết lập ra một lối riêng, sáng tạo trong cái kỳ lạ, bí ẩn ít ai ngờ đến. Thoa là chuyện một đời người của một cô gái, một phụ nữ trong cuộc đời này như một cái bóng luôn luôn chịu thiệt, an thường thủ phận đến cái mức là làm cho người đọc muốn vùng lên, phá cái ngục này của số phận và của xã hội. Một sáng tác rất quý, đầy chủ nghĩa nhân đạo, một chủ đề ít ai khai thác và khó viết.” Nguyễn Hoành Khung trong bài tiểu luận nói về văn xuôi lãng mạn Việt Nam 1930-1945 công bố vào năm 1989 cũng viết “truyện ngắn Thoa có một dư vị xót xa đặc biệt. câu chuyện về số phận buồn thảm của một cô gái câm nhu mì, trung hậu, rất mực khiêm nhường, an phận mà kỳ thực âm ỷ một khát vọng hạnh phúc mãnh liệt, được kể lại bằng một giọng văn chân thực và thấm thía, đã gieo vào lòng người đọc những ám ảnh không nguôi.” Ép duyên cũng là một câu chuyện hay. Nằm trong dòng văn học lãng mạn nhưng câu chuyện tình không ủy mị như một số truyện của TLVĐ mà lãng mạn đầy tính nhân văn, hiện đại. Tâm do đọc nhiều tiểu thuyết lãng mạn quá, coi mình cũng như những người con gái khác, có cảm tình với một người nhưng lại bị gia đình bắt lấy một người khác. Cô thú thật cảm xúc ấy với người chồng mới cưới của mình ngay đêm tân hôn, những tưởng anh ta sẽ chửi mắng, đánh đập. Nhưng Tiến – người chồng ấy – chẳng những không biểu hiện thái độ bực tức mà còn rất tôn trọng mối tình của cô và tạo tình huống giúp cô gỡ rối. Thời gian sống cùng mái nhà, Tâm đã hiểu được tình yêu, tấm chân tình và vẻ đẹp tâm hồn của người đàn ông mà mình bị ép lấy ấy. Tình yêu đằm thắm đến với hai người như một bài thơ đẹp, lãng mạn nhưng cũng rất mới, rất hiện đại. Lương Văn Sáng, nhân vật chính trong truyện Một người hiếm có được Thế Lữ chăm chút, tạo một hình ảnh hoàn bích. Sáng là một chàng trai thông minh, tài giỏi, sống lãng tử, thay đổi nghề liên tục hầu như trong suốt cả cuộc đời. Lần nào anh cũng thành công và mãn nguyện về điều đó. Mọi người rất nể phục anh. Tuy vậy khi đã thành công ở một việc gì đó rồi, anh không dừng lại mà tiếp tục thay đổi tìm công việc mới hay nói cách khác là tìm cái đẹp hoàn mỹ hơn. Rất mạnh mẽ, có nghị lực, nhưng khi không chiếm được trái tim người đẹp Kiều Trang thì anh vô cùng đau khổ quyết định cắt đứt mọi đau khổ bằng cái chết. Theo lí lẽ Lương Văn Sáng đưa ra là khi đã yêu cái đẹp bằng một tình yêu mãnh liệt, quyết chí đi 63 tìm và chiếm lĩnh cái đẹp mà không được thì chỉ có một lối thoát duy nhất là tự xóa đi sự tồn tại của mình trong xã hội, bởi vì nếu không thì sống ở đời chỉ là vô nghĩa. Câu chuyện diễn biến theo chiều phát triển tâm lí nhân vật không được hợp logic lắm. Kết thúc bằng cái chết của nhân vật chính có phần khiên cưỡng dường như nó là chủ định của tác giả chứ không phải là của nhân vật chính nếu căn cứ vào câu chuyện. Phải chăng ông xây dựng nhân vật Sáng để gửi gắm quan niệm của ông về cái đẹp và người săn đuổi cái đẹp? Truyện đời thường của Thế Lữ khá nhiều, có khoảng 26 truyện, chiếm hơn 40% tổng số các truyện đăng trên báo của ông. Thế nhưng hầu hết các tuyển tập đưa vào không đầy đủ một phần truyện vì của ông cũng khá nhiều, phần khác có nhiều truyện không được xuất sắc lắm, chủ yếu mang tính giải trí nhất thời. Nhưng chỉ với một vài truyện như Thoa (một đời người), Câu chuyện trên tàu thủy, Ép duyên cũng đã thấy được đóng góp của ông trong nghệ thuật viết truyện ngắn nước nhà. Truyện đời thường và truyện lãng mạn đường rừng chiếm số lượng lớn trong các tác phẩm của Thế Lữ. Lấy đề tài từ cuộc sống, khai thác những khía cạnh khác nhau của đời sống hàng ngày, dùng lối văn nhẹ nhàng, giản dị, dễ hiểu, Thế Lữ đã làm cho tác phẩm của mình gần hơn với người đọc, giúp người đọc thấy, yêu mến và trân trọng hơn những giá trị bình thường mà nhiều ý nghĩa. 2.3. Nội dung, thể tài văn xuôi phi hư cấu của Thế Lữ trên Phong Hóa, Ngày Nay 2.3.1. Nhìn chung về nội dung, thể tài văn xuôi phi hư cấu của Thế Lữ Ngoài là nhà thơ, nhà văn nổi tiếng, Thế Lữ còn là một nhà báo mẫn cán, năng nổ và quan trọng của hai tuần báo Phong Hóa và Ngày Nay. Thế Lữ bước vào nghiệp báo khá sớm. Ông từng là người sửa bản in cho tờ báo Ý muốn của Đông Dương (Volonté Indochinoise). Theo lời tâm sự của Thế Lữ mà Xuân Diệu ghi lại “Tôi muốn viết, tôi muốn viết văn, viết báo để ta cùng “mở mày mở mặt”. Pháp họ có nhà văn thì mình cũng có nhà văn, họ làm báo, viết văn, thì mình cũng làm được.”[19, 13]. Với tâm nguyện cao đẹp đó, Thế Lữ lại may mắn khi ông khởi nghiệp và trưởng thành từ hai tuần báo thuộc một tổ chức văn học duy nhất, đầu tiên, có vai trò và đóng góp nhất trong công cuộc đổi mới văn chương, đẩy nhanh tiến trình hiện đại hóa nền báo chí và nền văn học nước nhà, đó là Phong Hóa và Ngày Nay. Văn xuôi phi hư cấu của Thế Lữ gồm các nội dung chủ yếu: Bình điểm văn chương. Đây là hoạt động khá tiêu biểu của nhà báo Lê ta – Thế Lữ. Ông 64 luôn hướng hoạt động của mình vào văn chương nước nhà. Chặng đường thơ văn những năm 1930 được phản ánh trong những tin bài bình luận của ông giúp ta thấy được bối cảnh “ngổn ngang, xô bồ, chưa ổn định” (Chữ dùng của PGS.TS Nguyễn Thành Thi) của các sáng tạo văn học trong thời điểm đó. Rất nhiều những tác phẩm văn chương được ông điểm bình, đưa ra ý kiến nhận xét. Có những tác phẩm ông đánh giá tốt đã được minh chứng bằng sự trường tồn lâu dài như những bài thơ của Xuân Diệu, Nguyễn Bính, Lưu Trọng Lư, nhưng cũng có những tác phẩm chỉ là “hạt sạn” của văn chương thì ông cũng không ngần ngại phê phán, chê trách. Bình điểm các vấn đề văn hóa – xã hội. Trong các bài viết, bài báo, những hiện tượng của đời sống như nạn chạy đua vào chiếc ghế nghị viện, vấn đề trộm cắp ở thôn quê, tình trạng lễ hội truyền thống bị mai mộtđược ông khai thác. Cuộc sống muôn mặt, muôn vẻ được nhà báo Lê ta khai thác giúp cho cái nhìn về cuộc sống chân thật và nhiều chiều hơn. 2.3.2. Bình điểm văn chương Về mảng này, Thế Lữ đảm trách các tin mục như: Cuộc điểm sách, Xem văn, Cuộc điểm sách tốc hành, Tin thơ, Chơi văn, Điểm thơ với các bút danh chủ yếu Lê ta, Thế Lữ. Bút danh Thế Lữ, ông dùng cho chuyên mục Tin thơ. Số 80 (10/10/1937) báo Ngày Nay là số mở đầu của chuyên mục này. Là một nhà thơ, một người yêu thơ, biết chuộng tài thơThế Lữ đã có những bài viết bình về thơ, phát hiện những tài thơ mới. Dù là nhà thơ nổi tiếng, không còn sáng tác thơ đều đặn nhưng ông vẫn không vì cá nhân mình mà phủ nhận những tài năng khác mà trái lại, với những nhà thơ có tài, với những vần thơ hay ông rất trân trọng, ca ngợi trước độc giả để phát huy tài năng của họ. Trong một bài nói về thơ Xuân Diệu, Thế Lữ, bằng cảm quan đặc biệt, bằng cách phân tích thơ vừa khoa học vừa cảm tính đã đưa ra những nhận định chính xác, được kiểm chứng là sự thành công của Xuân Diệu ở thể loại văn học này. Ông viết “Người ta đoán thấy dáng điệu đê mê bát ngát của người thi sĩ đa tình trong lúc say sưa đau đớn, người ta hưởng những vị chua chát kỳ dị đằm thắm của nỗi xót thương. Có phải không, ông đã gợi ra được hết những điều mong manh, u ẩn trong lòng người và cùng với chúng ta cùng chung những lời than thở tuyệt vọng. Bởi vì nhà thi sĩ biết yêu theo nghĩa rộng rãi nhất của tình yêu. Ông có tấm lòng đắm đuối nhất của tất cả mọi người; yêu nhan sắc, yêu non sông, yêu thơ ca, yêu cả những nỗi buồn thương, nhớ tiếc. Mà yêu là yêu chứ không nghĩ đến tại sao yêu.”[NN số 46, 28] Ông bình thơ rồi thấy tin tưởng “Sự cảm động rồi rào và quý báu của ông còn cho ta thấy nhiều hứng vị của cái chân tài đặc biệt ấy.”[NN số 46, 28]. 65 Lối bình thơ đặc biệt và rất chính xác ấy đã làm cho nhóm Tự Lực văn đoàn giao cho ông nhiệm vụ đảm trách mục Tin thơ với những tiêu chí như ông tự giới thiệu ở loạt bài đầu tiên “Tin thơ là chuyên mục hàng tuần về thơ ca () Tin thơ sẽ phê bình những thi phẩm trong nước (hoặc ở nước ngoài) sẽ chú ý đến những thi tài mới, và nhất là trả lời những câu của các bạn làm thơ đã đem thơ mình hỏi ý kiến chúng tôi.” Những tác phẩm thơ gửi về phần nhiều chỉ là “chứng cớ của sự nhiệt thành với văn chương mà thôi: thường thường là những bài lời thơ còn gượng, còn non, nhưng cũng có những điểm hay, đáng khuyến khích “Tin thơ” sẽ bình phẩm những bài thơ ấy trong mấy lời vắn tắt và thành thực, và nếu có dịp, sẽ nhân đó nói đến cái nghệ thuật làm thơ.”[NN số 80, 7]. Trong luận án tiến sĩ của Phạm Đình Ân có nói “Ở mục Tin thơ (chuyên về khen) do ông đảm trách”[5, 154]. Thực ra trong quá trình tìm hiểu mục này ở báo Ngày Nay chúng tôi thấy đúng là mục Tin thơ của Thế Lữ xuất hiện 29 lần đều do ông đảm trách và có rất nhiều tác giả, tác phẩm thơ gửi đến nhưng phần nhiều là những lời phàn nàn, góp ý của ông. Theo thống kê của chúng tôi, số lượt tác giả mà Thế Lữ nhắc tới trong tin mục này của mình là 100 lượt trong đó có 78 lượt là ý kiến chê chiếm 78%, ý kiến khen nhiều hơn chê có 14 lượt chiếm 14%, ý kiến khen có 8 lượt chiếm 8%. Rất nhiều những bài thơ, câu thơ được Thế Lữ đưa ra lời bình phẩm nhưng chủ yếu là thơ chưa tốt với dụng ý cho tác giả nhận ra và sửa chữa. Ông dùng rất nhiều từ, cụm từ có thể kể ra như làm thơ nhạt nhẽo, quê mùa mộc mạc quá, không hiểu âm luật thơ, lời thơ rườm rà, cái vui không quý giá, quá dấn thân vào cảnh trụy lạc, kì dị và ghê gớm, những tiếnglập dị để làm cho thơ ra vẻ dị thường, ý tứ rời rạc và những hình ảnh ngộ nghĩnh, vụng về hồ đồ và rất nhiều khi vô ý, câu đểnh đoảng những ý sẵn trong những lời sáo, những câu yếu ớt vì không đủ rõ, những sự yêu thương hay nhớ tiếc vẩn vơ phô diễn trong những lời không có đặc sắc, giọng cổ kính giả vờ, những cốt cách trang nghiêm đi mượn của người một cách vụng dại,Thế Lữ đặc biệt phê phán lối làm thơ đễ dãi, cẩu thả, thiếu cảm xúc. Những “câu thơ bằng phẳng, mộc mạc, không có dấu hiệu của sự cảm xúc đằm thắm, mạnh mẽ.” “những tiếng sẵn, những lời dễ dãi”[NN số 80, 7] được Thế Lữ nhận xét khi nói về thơ của ông Trần-tử-Há, Nguyễn-quang-Trứ. Ông nói bài thơ “Hồ khuya” của Thiếu Hoa “có khiếu về vần điệu, nhưng cũng tỏ ra không có cảm xúc sâu xa”[NN số 82, 9]. Thơ ông Bảo trúc Sơn thì “Cái khiếu dẫn lời và điệu thơ, ở ông Trúc Sơn thực rõ ràng và vững chãi. Nhưng người ta muốn ông dục hồn cảm động hơn nữa, tha thiết hơn nữa, để cho lời thơ rung động thực bởi cảm xúc dồi dào”[NN số 88, 9]. Thơ là sự rung động của tâm hồn, bình thơ, nhận xét thơ cũng là một điều rất khó. Ngoài những nguyên tắc 66 chung khi phân tích thì người bình thơ phải có một nhãn quan nghệ thuật đặc biệt. Nhà phê bình phải cảm được trong những giọng điệu thơ đó, đâu là cảm xúc chân thành, xuất phát từ con tim, đâu chỉ là những lời có cánh, sáo rỗng. Công việc bình thơ khó khăn vì nếu bài hay mà mình không phát hiện ra thì sẽ đánh mất cơ hội cảm thụ cái đẹp của người đọc, nếu bài dở mà mình không chê thì người khác không thấy cái dở để tránh. Nhiều khi ranh giới giữa cái hay thực sự và cái dở chỉ là sự “dung dị và dễ tính trong sự làm thơ” và ông nêu suy nghĩ “Dung dị là viết thành thơ những ý rất hay, những vẻ đẹp rất hữu duyên bằng những lời nhẹ nhàng và bay bướm.” “thơ tự nhiên đẹp như miệng cười tự nhiên hé nở, ngây thơ và dí dỏm vì đơn giản mà đặm đà. Tình cảm của thứ thơ này phơi phới và nhảy nhót như thứ ánh sáng vui đùa trên hoa lá.”[NN số 93, 9]. Có những bài thơ như của Xuân Diệu, Tản Đà, Nguyễn Nhược Pháp, Văn Quân, Nguyễn Bính, được Thế Lữ rất trân trọng. Nhận xét về thơ xuân của Tản Đà ông nói “Ý thơ mới nhẹ nhàng bay bướm làm sao! Lời thơ cũng vẫn giữ được vẻ giản dị lẳng lơ mà chúng ta đã từng yêu trong các thi phẩm đầu tiên của nhà thi sĩ. Tản Đà vẫn còn trẻ mãi, nghĩa là vẫn còn xuân mãi, vẫn phong phú lãng mạn và vẫn đơn sơ trong tâm tình.” [NN số 97, 11]. Ông khen những bài thơ hay và lợi ích của nó mang lại “đem cho ta những thú vị, lại nhắc cho ta tin, ta nhớ rằng văn chương của thiên nhiên, của tâm hồn mỗi ngày có thêm người tài hoa hết lòng ca tụng.” [NN số 80,7]. Nhưng những bài thơ, nhà thơ được Thế Lữ “khen” thật ít. Nhiều bài thơ gửi tới làm ông buồn nhiều hơn. Ông phê phán “lời thơ quá đơn sơ, quá mỏng manh” “ý thơnghèo nàn”, “không xúc động mạnh mẽ lắm, không thấm thía lắm” “vẻ đẹp nhẹ nhàng dễ thấy, không hay đều, lời dễ dãi”, “hững hờ quá, quá mộc mạc” “sống sượng”. Ông nhận thấy “sự cẩu thả của nhà làm thơ, sự trễ nải của thi sĩ đối với cảm tưởng của lòng mình và làm cho bài thơ, đáng lẽ rất đẹp thành tối tăm và hỗn độn”[NN số 89, 9]. Sự cẩu thả, trễ nải này do nhiều nguyên nhân những có một nguyên nhân mà các nhà làm thơ “dễ dãi” quá thường gặp phải là đi lấy ý của người khác “Thơ có những tiếng nhắc tôi nhớ tới những bài thơ khác, hay nếu không hẳn lấy ở những thơ khác, nhưng nghe cũng đã quen tai”[NN số 91, 9]. Thơ là tiếng lòng những không phải là sự tự do tuôn trào cảm xúc vô tổ chức, lộn xộn, một thứ tự nhiên chủ nghĩa thái quá. Thơ ông Nguyễn Vân được Thế Lữ nhận xét “Cái kho tình cảm của ông có nhiều của báu, nhưng ông nên sắp đặt cho có mỹ quan hơn. Sự thành thực của ông vẫn phải đúc lại cho gọn gàng và lúc nào cũng nên giản dị khi phô diễn những hình ảnh phức tạp”. [NN số 94, 9]. Người làm thơ là người lấy thơ để gửi gắm tâm tình, tình cảm, cảm xúc của cá nhân 67 mình. Do đó họ muốn làm thế nào là tùy họ. Nhưng nếu người làm thơ ấy muốn bộc lộ tình cảm ấy trước mọi người, tạo sự đồng cảm thì người viết phải cẩn trọng hơn khi dùng ngòi bút vì phải chú ý, tôn trọng một đối tượng nữa là độc giả. Đứng ở vị trí người đọc thơ, Thế Lữ nói lên mong muốn của họ để nhắc nhở những thi sĩ “Chúng ta là người đọc thơ, nên chúng ta có một sự mong muốn ích kỷ đôi chút. Ta muốn thi sĩ đừng quên lãng vội, và cay đắng nữa, chua sót mãi, để cho những giọt lệ kia đọng thành những hạt ngọc quý nó bắt ta nâng niu một cách đau đớn- nghĩa là nó khiến ta hài lòng hơn.”[NN số 90, 9]. Trong quá trình tìm hiểu về tin mục này chúng tôi nhận thấy: Thơ, tình yêu đối với thơ của Thế Lữ vẫn luôn luôn mãnh liệt. Tuy không trực tiếp sáng tác ra những vần thơ tạo ra làn sóng như thời kỳ đầu nhưng ông đã góp phần không nhỏ tạo cách nhìn đúng đắn về thơ, tạo cho thơ “thời kỳ hỗn mang” ấy những quy tắc nhất định để nó đi vào ổn định, có thực chất hơn. Ông luôn cho rằng “một áng thơ hay, là một kết quả của thi tài, nhưng cũng là kết quả của sự mực thước, sự suy nghĩ, sự thận trọng” “Thơ, cũng như bao tác phẩm nghệ thuật khác, phải có một kỷ luật; không phải thứ luật lệ hà khắc theo cái quan niệm cổ điển của văn thơ Tàu, nhưng đó là sự vâng theo nhưng điều kiện thiên nhiên và vĩnh viễn trong mọi công trình sáng tác” , “những lời thơ, nhịp thơ và những ý tưởng, hình ảnh phải chân thành, phải có một ý chí, một dấu hiệu riêng” [NN số 112, 11]. Và sau này, dù bao nhiêu năm trôi qua những quan điểm này về thơ của ông vẫn còn thấy đúng đắn “Hình thức thơ có đổi, quan niệm về thơ cũng có khác, theo tư tưởng, theo hoàn cảnh, và theo cuộc đời mỗi ngày một mới lạ thêm. Nhưng Thơ ở đâu và bao giờ cũng vẫn là thứ tiếng của tâm hồn và chỉ ở trong thơ những tình cảm uẩn khúc, mong manh, tinh vi, kỳ ảo của tâm hồn mới có thể biểu lộ ra được. Bởi vì những lời thơ reo xuống trong phút anh linh rung động của ta, sẽ âm thầm vang lên những ý dồi dào và gợi lên những cái “đẹp” thấm thía, đặm đà, Cái đẹp ấy, sự tinh tế khúc chiết của lối văn thường không thể cho ta thấy được.”[NN số 80, 19]. Vừa phê phán những bài thơ chưa đủ giá trị thẩm mỹ vừa cho cách thức để tạo ra những sản phẩm văn chương hay hơn, vừa khuyến khích những tài năng thơ, Thế Lữ đã góp phần tạo ra sự hứng thú làm thơ và góp phần làm cho thơ ca nước ta giai đoạn đó có những bước tiến nhảy vọt nhất định cả về số lượng và chất lượng. Những bức thư hoan nghênh và số lượng các tác phẩm thơ gửi về ngày một nhiều, một thêm sốt sắng. Mọi người không dửng dưng với cuộc đàm đạo trên báo mà còn đến tận tòa soạn chơi và nhận thấy rằng bên cạnh những chuyện hoa, trăng, sương, nước dìu dặt êm đềm cũng vẫn còn “những hương thơm, những ánh sáng khác.”. Có nhiều người thư gửi về, trong một bức thư có đoạn “Tôi không 68 biết làm thơ, song những lời phê bình của ông mở cho tôi được thấy một thế giới lạ. Tôi yêu đọc thơ hơn trước và yêu những tác phẩm của các thi sĩ một cách thông minh hơn.”[NN số 121, 9]. Nhiều tác phẩm gửi về sau tốt hơn tác phẩm trước đã làm cho Thế Lữ thấy phấn khởi “sự tấn tới trong những tác phẩm của nhiều bạn tôi đã đọc trước kia là những chứng cớ cho tôi biết rằng tôi đã được như ý nguyện”[NN số 112, 11]. Bằng tài năng và cái tâm trong sáng, từ mục “Tin thơ”, Thế Lữ đã góp tiếng nói của mình giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, tạo vẻ đẹp cho thơ ca. Bút danh Lê ta, Thế Lữ dùng cho các chuyên mục còn lại. Ngày 30 Mars 1934 Thế Lữ đảm trách mục Cuộc điểm sách, sau này có lúc có tên Điểm sách, Cuộc điểm sách tốc hành. Mục này có nhiệm vụ chủ yếu là tìm hiểu, phê bình những cuốn sách có tính cách văn chương. Qua các bài của mục này, Thế Lữ đã tỏ ra là người có khả năng đọc rất nhiều sách về văn, thơ và các hoạt động nghệ thuật khác có liên quan, ảnh hưởng tới văn học nghệ thuật. Thế Lữ phê phán lối viết văn cẩu thả, dùng những từ ngữ cầu kì, sáo rỗng. Ông nhận xét về cuốn truyện Trên núi voi của Lưu Trọng Lư do Ngân Sơn Tùng Thư xuất bản là một “cuốn văn vô nghĩa lí”, câu chuyện nhạt nhẽo “đầy những giọng triết lí kiểu cách”. Nhưng ông cũng thấy hình như đây không phải là cái dở do một lối văn dưới tầm, cẩu thả mà là do Lưu Trọng Lư muốn viết một cuốn văn khôi hài “Ông Lưu cố ý cho người ta biết đó là thứ văn ngô nghê mà không bao giờ ông ưa nếu ông làm văn đúng đắn”[PH số 91, 8]. Ông cũng cho thấy cần phải có sự đầu tư, phải giản dị trong cách viết. Luận quốc văn là cuốn sách do Nguyễn-đức-Bảo, Đoàn Quán và Vũ-Văn-Quán soạn. Sau khi phân tích ông cho rằng quyển sách mang những “câu sáo, chữ sẵn, đặt theo cú pháp cũ rích, diễn đạt những lí sự rỗng không”, các ông (Nguyễn-đức-Bảo, Đoàn Quán và Vũ-Văn-Quán) “tả cảnh bằng văn biền ngẫu, thuật truyện bằng văn biền ngẫu, mà cho chỉ người trong truyện cãi nha

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftvefile_2014_06_17_6508109254_7574_1871565.pdf
Tài liệu liên quan