Luận văn Vị từ gây khiến trong tiếng Việt

Các nhà ngôn ngữhọc đã cốgắng tìm ra những cơsởngữnghĩa cũng nhưhình

thức đểkhu biệt bổngữvà trạng ngữ.

Vềmặt ngữnghĩa, phần lớn các tác giả đều chia sẻcách hiểu giống nhau vềvai

trò của từng thành phần này đối với vịtừ. Sựphân biệt hai thành phần trên chủyếu

gặp khó khăn ởviệc xác định các tiêu chí, các dấu hiệu hình thức. Giải quyết vấn đề

này, các nhà nghiên cứu thường dùng đến tiêu chí vịtrí trong câu, hình thái và sự

hiện diện của các hưtừ.

Đối với các ngôn ngữbiến hình, quá trình chỉra những nét khu biệt giữa hai

thành phần này diễn ra khá suôn sẻ(dù cũng có nhiều trường hợp các dấu hiệu hình

thức trên tạo bất lợi cho họtrong việc khu biệt hai thành phần này trong câu).

pdf72 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2195 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Vị từ gây khiến trong tiếng Việt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uyền thống). L. Tesniere gọi các thành tố bắt buộc là các tham tố (actants) và thành tố tự do là các chu tố (circonstant). S.D. Kasnelson, nhà ngôn ngữ học Liên Xô cũ cũng có quan điểm tương hợp với L.Tesniere ở chỗ: ông cho rằng: kết trị là thuộc tính của lớp từ nhất định kết hợp vào mình những từ khác. S.D.Kasnelson phân biệt kết trị với khả năng tham gia vào các mối quan hệ cú pháp nói chung. Và ông cũng khẳng định: mỗi từ, về nguyên tắc đều có khả năng kết hợp với những từ nhất định nào đó nhưng như thế không có nghĩa là tất cả các từ đều có kết trị mà chỉ những từ có khả năng tạo ra các “ô trống” đòi hỏi phải được làm đầy trong các phát ngôn thì mới có kết trị. Kết trị của các từ được xác định theo số lượng vị trí mở (các ô trống) bao quanh từ, theo S.D.Kasnelson, là không lớn. Chẳng hạn ở vị từ, xung quanh nó, thường có không quá 4 vị trí mở. Ví dụ16: Sốt xuất huyết trở thành đại dịch ở Singapore. (1) (2) (3) Những yếu tố làm đầy các vị trí mở bên cạnh vị từ “trở thành” gồm: (1) “sốt xuất huyết”, (2) “đại dịch. Còn (3) “ở Singapore” là thành tố tự do (ngữ pháp truyền thống gọi là trạng ngữ). Vậy, các yếu tố làm đầy các vị trí mở bên cạnh vị từ (các actants) gồm các thành tố: chủ thể, đối thể trực tiếp hay gián tiếp của hoạt động và một số thành tố khác có ý nghĩa phụ thuộc vào ý nghĩa của vị từ. Các thành tố này được S. D. Kasnelson gọi là những yếu tố : “bổ sung” hay “bổ ngữ của động từ” . Các thành tố tự do có mặt bên cạnh các vị từ (ngữ pháp truyền thống gọi là trạng ngữ) không thuộc về các yếu tố làm đầy các vị trí mở bên cạnh vị từ và do đó chúng không được tính đến khi S. D. Kasnelson xem xét kết trị của vị từ. Kế thừa những thành tựu của hai học giả trên, chúng tôi đưa ra quan điểm của mình về kết trị của vị từ như sau: Kết trị của vị từ là khả năng vị từ tạo ra xung quanh chúng các vị trí mở có thể làm đầy bởi những thành tố cú pháp (những thực từ) mang ý nghĩa bổ sung nhất định. Nói cách khác, kết trị của vị từ là thuộc tính của vị từ kết hợp bản thân nó với những thành tố bắt buộc hoặc những thành tố tự do khác. Thuộc tính kết hợp này hàm chứa trong ý nghĩa của bản thân vị từ. Đó chính là sự cụ thể hóa những khả năng hoặc những đòi hỏi của vị từ về mặt nào đó. Ví dụ 17: Viện khoa học Hà Nội trao giải thưởng cho các nhà nghiên cứu. (1) (2) (3) Vị từ “trao” tạo ra xung quanh nó 3 vị trí mở, phải được làm đầy bởi các thành tố bắt buộc như: (1) chủ thể thực hiện hành động “trao” là “viện Khoa học Hà Nội”, (2) vật được “trao” là “giải thưởng” và (3) đối tượng tiếp nhận là “ các nhà nghiên cứu”. Kết trị của động từ được xác định theo số lượng các vị trí mở bao quanh vị từ, còn bản thân các vị trí mở lại được xác định dựa vào số lượng các thành tố bổ sung làm đầy các vị trí mở này. Như vậy, xác định và phân tích các kết trị của vị từ thực chất chính là xác định và phân tích các thành tố bổ sung làm đầy các vị trí mở bên cạnh vị từ. Cấu trúc bao gồm vị từ và các thành tố bổ sung của nó được gọi là cấu trúc vị từ. Trong cấu trúc vị từ, vị từ được bổ sung được gọi là hạt nhân, còn các thành tố bổ sung sẽ được gọi là các kết tố. Có hai loại kết tố: kết tố bắt buộc và kết tố tự do. Để xác định hai loại kết tố này, chúng ta có thể dựa vào thủ pháp lược bỏ. Trong số các kết tố có thể có bên cạnh vị từ, những kết tố mà việc lược bỏ chúng làm cho cấu trúc vị từ mất khả năng hoạt động với tư cách một câu trọn vẹn (câu tự lập) về ngữ pháp, sẽ được coi là kết tố bắt buộc. Những kết tố không có đặc điểm này sẽ là kết tố tự do. Các kết tố bắt buộc chính là các kết tố tạo thành “ bối cảnh tối ưu” của vị từ, còn kết tố tự do là kết tố tạo thành “ bối cảnh dư ” của vị từ. Ví dụ 18: Gió mở tung cửa sổ. (1) (2) (3) Bằng thủ pháp lược bỏ, chúng ta xác định được cấu trúc tối thiểu có khả năng hoạt động với tư cách một câu đầy đủ về mặt ngữ pháp là “ Gió mở cửa sổ”. Các kết tố tham gia vào cấu trúc này: (1) “gió” và (2) “cửa sổ” là những kết tố bắt buộc. Kết tố (3) “tung” có thể bị lược bỏ trong cấu trúc trên vì nó là kết tố tự do. Ngoài việc dựa vào khả năng lược bỏ, còn có thể xác định, phân biệt kết tố bắt buộc và kết tố tự do dựa vào những nét đối lập sau đây: - Về ý nghĩa, nói chung nghĩa của các kết tố bắt buộc bị chi phối bởi nghĩa của vị từ và chỉ được xác định nếu xét trong mối quan hệ với ý nghĩa của vị từ. Chẳng hạn, trong cấu trúc “Gió mở tung cửa sổ” nghĩa của các kết tố “gió”, “cửa sổ” (kết tố bắt buộc) chỉ được xác định dựa vào nghĩa của vị từ “mở” nhưng nghĩa của kết tố “tung” (kết tố tự do) có thể được xác định một cách độc lập tương đối với nghĩa của vị từ. - Về vai trò đối với việc tổ chức cấu trúc, các kết tố bắt buộc quan trọng hơn hẳn so với các kết tố tự do. Sự xuất hiện của các kết tố bắt buộc là do sự đòi hỏi của ý nghĩa vị từ. Sự lược bỏ các kết tố bắt buộc chỉ được phép thực hiện trong những điều kiện ngữ cảnh hoặc hoàn cảnh (tình huống) nói năng nhất định. Trong khi đó, sự xuất hiện của các kết tố tự do chỉ có vai trò xác định rõ thêm về nghĩa cho vị từ. Và phụ thuộc vào mục đích giao tiếp, các kết tố này có thể bị lược bỏ mà không ảnh hưởng đến cấu trúc và nội dung cốt lõi của câu. Ví dụ 19: Hắn sơn xe. Kết tố “hắn” và “xe” là những kết tố bắt buộc, chúng do ý nghĩa của của vị từ “sơn” đòi hỏi (ai “sơn? “sơn” cái gì?). Nếu muốn lược bỏ hai kết tố này, chúng ta phải đặt chúng trong tình huống: A: Hắn đang làm gì? B: Sơn xe. - Về mặt phân bố (vị trí) các kết tố bắt buộc vì gắn với vị từ một cách chặt chẽ về nghĩa nên thường đứng sát vị từ hơn các kết tố tự do. Ví dụ 20: Thủ tướng tiếp các nhà lãnh đạo Lào ở nhà khách chính phu. (1) (2) (3) Do phải đảm bảo nội dung ý nghĩa cho vị từ “tiếp” nên các kết tố (1) “thủ tướng” và (2) “các nhà lãnh đạo" phải đứng gần vị từ hơn so với kết tố (3) “nhà khách chính phủ”. Tóm lại, việc phân biệt kết trị bắt buộc và kết trị tự do được dựa vào đặc tính khác nhau của mối quan hệ giữa vị từ và hai kiểu kết tố: bắt buộc và tự do. Kết trị bắt buộc là khả năng của vị từ tạo ra xung quanh nó các vị trí mở và cần được làm đầy bằng các kết tố bắt buộc. Còn kết trị tự do là khả năng của vị từ tạo ra xung quanh mình các vị trí mở có thể làm đầy bởi các kết tố tự do. Bởi đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là vị từ gây khiến, một trong những tiểu loại của vị từ hành động, cho nên dứt khoát nó sẽ mang những đặc trưng chung của vị từ hành động. Vì vậy, để tìm hiểu một cách sâu sắc đối tượng nghiên cứu của mình là vị từ gây khiến, một trong những tiểu loại của vị từ hành động, chúng tôi đã cố gắng tìm hiểu về vị từ nói chung và vị từ hành động nói riêng nhằm mục đích lấy đó làm cơ sở cho việc nghiên cứu đối tượng của mình. Và quả thật, đúng như dự kiến, đó không phải là một việc làm vô ích. Nó giúp chúng tôi đưa ra định nghĩa về vị từ gây khiến như sau: Vị từ gây khiến là những vị từ hành động biểu thị những hành động đưa đến những biến đổi về mặt vật lí của đối tượng nhận sự tác động. BẢNG DANH SÁCH VỊ TỪ GÂY KHIẾN An Bới Chập Cuốn Ap Bừa Che Cưa At Bửa Chẽ Cứa Ấn Buộc Chẻ Ấp Chèn Dán Cà Chêm Dầm Banh Cán Chia Dấn Bá Cào Chĩa Dần Bám Cạo Chích Dận Bành Cày Chiên Dấp Bào Cạy Chít (khăn) Dập Băm Cắm Chịt (bóp) Dính Băng Cắn Chọc Dịt Bắn Cắt Chỏi Doa (khoan) Bấm Cẩn Chọi Dọi Bập Cất Chong Dọn Be Chà Chống Dỗ Bẻ Chắn Chốt Dùi Bó Chặn (Chận) Chữa Dụi Bọc Chắt Chùi Dúm Bóp Chặt Chuốt Bổ Châm Cô Đánh Bôi Chần Cuộn Đẵn Đâm Giày Hỏa táng Khui Đấm Giặm Hoạn Kì Đầm Giặt Hong Đập Giấm Làm Đầu độc Giậm Khai khẩn Láng Đậy Giần Khai hoang Lạng Đè Giú Kháp (ráp) Lát Đẽo Giũa Khắc Lau Đét Gõ Khâm liệm Lay Đính Gò Khẩn (hoang) Lắp Đoạn Gỡ Khâu Lắt Đóng Gom Khẻ Lặt Đốn Gọt Khêu Lấn(chiếm) Đốt Gối Khía Lật Đục Gông Kho Lẩy Đút Gộp Khóa Lèn Gột Khỏa Lẻo Găm Khoan Lể Gặt Hạ Khoắn Liếc Gập Hàn Khoét Liệm Ghè Hâm Khử Lóc Giã Hầm Khứa Lọc Giáng Hấp Khuấy Lóng Giáo (khuấy) Hích Khuếch (đại) Lót Lồng Nẹp Phân Rắc Lột Nện Phẫu thuật Rấm Lục Ngâm Phết Rẽ Lụi Nghiền Phi Rê Lùi Ngoáy Phóng Rĩa Luộc Nhúng Phối Rim Nhuộm Phơi Róc Mạ Ninh Phủi Rót Mài Nong Phun Rọc Mạng Nống(nới) Rửa Miết Nới Quay Rút Mổ Nung Quấn Rưới Mở Nướng Quặc Rứt Múc Nứt Quật Muối Quấy Sạ Om Quậy Sấy Nạm Om Quẫy Sơn Nạo Op Quét Sởn Nạy Súc Nắm Pha Rạch Sục Nắn Phá Ram Suốt Nặn Phang Rang Sửa Nấu Phanh Ràng Sưởi Nén Phay (đất) Ráp Tán Thui Uống Xay Táng Thụi Ươm Xăm Táp Thuộc Ướp Xắn Tát Thưng Xắt Tấp Tì Vá Xâu Tắt Tỉa Vạch Xe Tẩm Tiêm Vạc Xé Tấn Tiện Vằm Xẻ Tần Tô Vấy Xén Tẩn Tôi (vôi) Vầy Xên (mứt) Tẩy Tông Véo Xi (mạ) Tẻ Trảm Vét Xỉa Té Trám Vê Xiên Têm Trát Viên Xỏ Thái Trẩy (hái) Vịn Xoa Thẻo Trỉa Vo Xoắn Thếp Trích Vò Xọc Thích Trít Vọc Xom Thiến Trổ Vón Xôm Thiêu Trộn Vót Xới Thọc Vụt Xởi Thoi U Xớt Thộp Uc Xáo Thụ tinh Ui Xào 1.3 Bổ ngữ và trạng ngữ: 1.3.1 Phân biệt bổ ngữ và trạng ngữ: Các nhà ngôn ngữ học đã cố gắng tìm ra những cơ sở ngữ nghĩa cũng như hình thức để khu biệt bổ ngữ và trạng ngữ. Về mặt ngữ nghĩa, phần lớn các tác giả đều chia sẻ cách hiểu giống nhau về vai trò của từng thành phần này đối với vị từ. Sự phân biệt hai thành phần trên chủ yếu gặp khó khăn ở việc xác định các tiêu chí, các dấu hiệu hình thức. Giải quyết vấn đề này, các nhà nghiên cứu thường dùng đến tiêu chí vị trí trong câu, hình thái và sự hiện diện của các hư từ. Đối với các ngôn ngữ biến hình, quá trình chỉ ra những nét khu biệt giữa hai thành phần này diễn ra khá suôn sẻ (dù cũng có nhiều trường hợp các dấu hiệu hình thức trên tạo bất lợi cho họ trong việc khu biệt hai thành phần này trong câu). Chẳng hạn: trong tiếng Anh, người ta có thể dựa vào những cơ sở hình thức: (1) Vị trí: Trạng ngữ là thành phần có thể thay đổi vị trí khá tự do còn bổ ngữ thì không như thế. (2) Hình thái: Phần lớn các trạng ngữ có hình thức riêng trong khi bổ ngữ thì không có sự thay đổi gì về mặt hình thái. (3) Cấu tạo: Trạng ngữ thường có cấu tạo là ngữ giới từ do đó sự xuất hiện của một giới từ đứng trước một danh từ (ngữ danh từ) thường là dấu hiệu cho biết ngữ giới từ này là trạng ngữ. Đối với các ngôn ngữ không biến hình mà đại diện là tiếng Việt, thì cơ sở hình thức chỉ là trật tự từ và sự có mặt của các hư từ nên khả năng nhầm lẫn trong quá trình khu biệt hai thành phần này càng tăng. Hơn nữa, trong các ngôn ngữ không biến hình, các tiêu chí trên không phải bao giờ cũng theo quy luật chặt chẽ. Chẳng hạn: trong tiếng Việt có trường hợp danh từ (ngữ danh từ) có thể làm trạng ngữ. Ví dụ 21: Năm nay hạn hán, cả xóm, không nhà nào đủ ăn. Trạng ngữ Năm nay, mưa nhiều. Trạng ngữ Một buổi chiều hè, tôi ra sông gánh nước. Trạng ngữ Những gút mắc trên đã buộc các nhà ngữ pháp học phải tìm ra một hướng đi mới, một cơ sở xác định mới để thay thế hoặc bổ sung cho việc phân biệt hai loại thành phần này. Và kết luận cuối cùng được rút ra là phải đặt chúng trong cấu trúc nghĩa của vị từ, thành tố nào đóng vai trò là diễn tố thì nó chính là bổ ngữ và thành tố nào đóng vai trò chu tố chính là trạng ngữ. Ví dụ 22: Nhĩ nâng cánh tay của mình một cách khó nhọc. Bổ ngữ Trạng ngữ 1.3.2 Bổ ngữ: 1.3.2.1 Khái niệm: Bổ ngữ (object) là thành phần tham gia vào khung vị từ để tạo thành cấu trúc vị ngữ. Trong mối quan hệ ngữ nghĩa với các thành phần câu, bổ ngữ chính là các tham tố tham gia vào việc hoàn chỉnh nghĩa của vị từ. Về mặt cấu trúc, bổ ngữ điển hình là (ngữ) danh từ hoặc ngữ giới từ. Trong một số cấu trúc câu, bổ ngữ là thành phần quan trọng, cần thiết cho sự hoàn chỉnh của câu. Tuy nhiên, bổ ngữ không phải là thành phần trực tiếp của câu mà nó chỉ nằm trong phần Thuyết của câu. Ơ đây, chúng ta cần thấy vai trò khác nhau của thành phần này trong cấu trúc ngữ nghĩa và trong cấu trúc cú pháp của vị từ. Xét từ phương diện quan hệ ngữ nghĩa với vị từ, vai trò của bổ ngữ là không thể phủ nhận. Cùng với Đề, chúng thường là diễn tố trong cấu trúc nghĩa của vị từ, chúng là những thành tố quan trọng, bắt buộc. Ví dụ 23: Tôi đào một cái hố nhỏ. BN 1.3.2.2 Phân loại bổ ngữ: Dựa vào những tiêu chí khác nhau người ta có nhiều cách phân loại bổ ngữ: - Dựa vào cấu trúc ngữ pháp có thể phân thành các loại bổ ngữ như sau: 1a. Bổ ngữ là (ngữ) danh từ (đây là loại bổ ngữ phổ biến nhất, lí do là vì các bổ ngữ thường là sự thể hiện các vai nghĩa chỉ người hoặc vật tham gia vào sự tình do vị từ làm trung tâm). Ví dụ 24: Cô ấy phơi quần áo. (Bổ ngữ) 2a. Bổ ngữ là giới từ. Ví dụ 25: Cô giáo phát quà cho bé Na. (Bổ ngữ) 3a. Bổ ngữ là một kết cấu C-V. Ví dụ 26: Bà ấy xem tôi / là của nợ. C V 4a. Bổ ngữ là một vị từ hoặc ngữ vị từ. Ví dụ 27: Anh ấy muốn trở thành ca sĩ chuyên nghiệp. (Bổ ngữ) - Dựa vào đặc điểm ngữ nghĩa: 1b. Bổ ngữ chỉ vật được tạo tác. Ví dụ 28: Công ty Cotec xây nhà văn hoá này. (Bổ ngữ) 2b. Bổ ngữ chỉ vật bị hủy diệt, tiêu biến. Ví dụ 29: Hắn đốt hàng trăm căn nhà. (Bổ ngữ) 3b. Bổ ngữ chỉ vật bị thay đổi trạng thái vật chất hoặc trạng thái tinh thần. Ví dụ 30: Tên côn đồ ấy đã phá tan bao nhiêu cơ nghiệp. (Bổ ngữ) 4b. Bổ ngữ chỉ vật bị thay đổi vị trí dưới tác động của hành động nêu ở vị từ. Ví dụ 31: Bộ đội ta kéo pháo lên đèo. (Bổ ngữ) - Dựa vào dấu hiệu hình thức (tiêu chí [+- giới từ]): 1c. Bổ ngữ trực tiếp (BNTT) Ví dụ 32: Người nhà quê rất ghét sự khách sáo. (BNTT) 2c. Bổ ngữ gián tiếp (BNGT). Ví dụ 33: Cô giáo tết tóc cho bé Na. (BNTT) (BNGT) 1.3.3 Trạng ngữ (TN): Trạng ngữ (adverbial phrase): Đây là thành phần phụ có quan hệ tùy ý với các thành phần khác của câu ở cả phương diện cấu trúc cú pháp và cấu trúc nghĩa. Tuy nhiên, không phải thành phần phụ nào cũng là trạng ngữ. Hiện nay, các nhà ngôn ngữ học thường chia thành phần phụ trong câu làm ba loại: thành phần phụ mở rộng nghĩa cho các thành phần cơ bản của câu (adjunct), thành phần phụ liên kết các câu, các cú (conjunct) và thành phần phụ độc lập với các thành phần câu (disjunct). Phần lớn các tác giả chỉ xem thành phần mở rộng nghĩa cho thành phần cơ bản của câu là trạng ngữ [13, tr 35-41). Đồng thuận với quan niệm này, chúng tôi cũng phân biệt: Trạng ngữ bổ nghĩa cho câu (trạng ngữ câu) với trạng ngữ bổ nghĩa cho vị từ (trạng ngữ của vị từ). Về ngữ nghĩa: Trạng ngữ của vị từ khác với trạng ngữ câu ở phạm vi quan hệ nghĩa. Nếu trạng ngữ câu có mối quan hệ (bổ sung nghĩa) với cả cấu trúc Đề – Thuyết (cấu trúc chủ – vị / cấu trúc nòng cốt) thì trạng ngữ của vị từ chỉ bổ nghĩa cho vị từ chi phối nó mà thôi. Ví dụ 34: (a) Vì trời mưa, cháu không đi học được. TN của câu (b) Cô Anh âu yếm nhìn tôi. TN của VT VTTT Về vị trí nhận diện, trạng ngữ của vị từ luôn nằm trong phần Thuyết và vị trí phổ biến nhất của nó là ở cuối phần Thuyết (và trong câu có trật tự bình thường, nó cũng đứng ở cuối câu). Ví dụ 35: Nam bước vào phòng một cách uể oải. VT TN của VT Như vậy, việc phân biệt bổ ngữ với trạng ngữ của vị từ là một việc làm rất cần thiết. Điều này cho phép chúng ta xác định yếu tố nào nằm trong cấu trúc cơ bản của vị ngữ, yếu tố nào nằm ngoài cấu trúc vị ngữ; thông tin nào là cần yếu, bắt buộc, còn thông tin nào là bổ sung tùy ý. Để phục vụ cho luận văn, chúng tôi nhận thấy việc tìm ra những sự khác biệt của hai thành phần này là rất quan trọng đối với quá trình nghiên cứu đặc điểm ngữ nghĩa, ngữ pháp của các vị từ gây khiến. CHƯƠNG II: ĐẶC TRƯNG NGỮ NGHĨA VÀ NGỮ PHÁP CỦA VỊ TỪ GÂY KHIẾN TIẾNG VIỆT 2.1 Đặc trưng ngữ nghĩa: Các sự thể trong thế giới khách quan phân biệt với nhau chủ yếu dựa trên hai chiều: chiều của sự đối lập về tính [±động] và chiều của sự đối lập về tính [± chủ ý]. Sự phân biệt các sự thể dựa vào hai chiều đối lập như trên đã chỉ ra hai điều: Thứ nhất, sự khác biệt giữa những sự thể động với những sự thể tĩnh là ở chỗ: những sự thể động, tức là những biến cố, những sự việc, những sự thay đổi có thể “xảy ra” trong thời gian tương đối ngắn và chấm dứt ngay sau đó. Trong khi những sự thể tĩnh, tức những tình trạng, trạng thái, tính chất có thể tồn tại một cách lâu dài, thậm chí là vĩnh viễn. Ví dụ 36: a. Sau một hồi trống thúc vang, học sinh xếp hàng vào lớp. b. Đôi càng tôi mẫm bóng. Ở ví dụ (a), những sự thể động “xếp hàng” và “vào lớp” có bắt đầu, diễn biến và kết thúc. Chúng ta có thể đoán biết được thời gian kết thúc của chúng. Còn ví dụ (b), “mẫm bóng” là một tính chất có thể tồn tại ở “đôi càng tôi” một cách dài hạn. Hơn nữa, tính [+động] của vị từ hành động còn thể hiện ở sự tác động. Nói đến sự tác động, người ta có thể liên tưởng đến muôn hình vạn trạng sự tác động với nhiều mức độ khác nhau. Tuy nhiên, đối với vị từ hành động nói chung và vị từ chuyển tác nói riêng thì có lẽ sự phân biệt cơ bản nhất là: hành động được biểu hiện có tác động đến một đối tượng nào hay không. Tác động ấy có làm cho đối tượng thay đổi về một phương diện nào đó (chẳng hạn như: tính chất, trạng thái vật lí, vị trí hiện hữu trong không gian…) hay không, nghĩa là có ít nhất một cái gì đó của đối tượng sẽ bị thay đổi, làm cho đối tượng khác đi so với chính nó trước khi bị tác động đến. Ý nghĩa của sự tác động có thể có những mức độ sau đây: - Tác động để tạo lập đối tượng: xây, dệt, may, dựng, tạc, đan, đóng, chế, đắp, vẽ, bện, khâu, khoét… - Tác động nhằm hủy diệt đối tượng: diệt, bỏ, giết, hạ, hủy, gạt (bỏ), tẩy, khử, loại, xua, trừ, triệt… - Tác động nhằm thay đổi trạng thái của đối tượng:  Trạng thái vật chất: bóp, đắp, giũa, lặt (rau), hâm, cào, buộc, khêu, luộc, cạo, phủ, gói, đánh…  Trạng thái tinh thần: mắng, khích, phê, phản, răn, rầy, giục, ru, trêu, doạ, trách, giễu, nịnh, lừa… - Tác động để làm thay đổi vị thế của đối tượng (bao hàm cả nghĩa sở hữu): cho, dâng, cúng, đầu tư, giao, cống hiến, gửi, tặng… - Cầu khiến: bảo, cấm, triệu, khuyên, sai, nài, cử, gọi, thỉnh, đòi, xin, bắt, cầu, dặn, nhờ, phái, kêu… Thứ hai, sự phân biệt giữa các sự thể còn là sự phân biệt giữa những sự thể diễn ra hay tồn tại mà có sự điều khiển của một hoặc những con người cũng có thể là con vật hay thần linh – theo trí tưởng tượng của con người với những sự tình không do chủ ý mà ra (những quá trình, những trạng thái của những bất động vật hoặc của động vật nhưng không có sự tự điều khiển của chúng). Ví dụ 37: a. Mẹ nó quơ đũa bếp đánh nó. So sánh: b. Nồi cơm sôi sùng sục. Những hành động “quơ”, “đánh” diễn ra với sự điều khiển của con người là “mẹ nó”, còn quá trình “sôi” của “nồi cơm” không hề có một sự chủ ý hay tự điều khiển nào cả. Từ những đều đã trình bày ở trên, chúng tôi xét thấy đối tượng nghiên cứu của mình, vị từ gây khiến, có đầy đủ những đặc trưng ngữ nghĩa của một vị từ hành động [+động, +chủ ý]. Cho nên, chúng tôi cho rằng quan điểm xếp vị từ gây khiến vào nhóm vị từ hành động là hợp lí. 2.1 .1 Đặc trưng về tính [+ động] của vị từ gây khiến: Đặc trưng [+ động] của vị từ gây khiến trước hết thể hiện ở sự tác động [+ chuyển tác] nghĩa là các vị từ gây khiến này tác động đến một đối tượng nào đó làm cho đối tượng có một sự biến đổi về trạng thái vật chất. Chẳng hạn: uốn cong x tức là “uốn” vật x làm cho x biến đổi về mặt vật lí là:“cong”, hoặc đập nát x nghĩa là “đập” vật x làm cho x có sự biến đổi về mặt vật lí là: “nát… Vị từ gây khiến cũng là một thực từ nên chúng có chức năng định danh. Đối tượng mà vị từ gây khiến gọi tên là những hành động được thực hiện bằng những động tác làm đối tượng thay đổi trạng thái tồn tại của nó (trạng thái vật lí). Đó là hành động gây khiến – kết quả, tên gọi của loại vị từ này cũng xuất phát từ nét nghĩa chung ấy. Xét về số lượng, các vị từ gây khiến có số lượng tương đối lớn, khá đa dạng về nghĩa và công dụng. Hiệu quả các tác động của phần lớn các vị từ gây khiến này là đưa đến những sự biến đổi về mặt vật lý. Còn đối với những trường hợp các vị từ tác động biểu thị những sự biến đổi không đáng kể hoặc không để lại dấu vết gì thì chúng tôi không đề cập đến. Bởi một lí do đơn giản là những vị từ biểu thị những tác động như thế (hay được dùng với một nghĩa như thế) ít khi có thể tham gia vào một kết cấu gây khiến - kết quả, hoặc chỉ có thể tham gia (một cách hạn chế) vào một số dạng của kết cấu gây khiến – kết quả mà thôi. Thứ hai, tiêu chí hình thức cho phép nhận ra ý nghĩa tác động của vị từ gây khiến là cách sử dụng đối cách (Tác thể – hành động – bị thể) và khả năng tham gia với tư cách trung tâm của kết cấu gây khiến – kết quả. Ví dụ 38: a. Nam cắt đứt đuôi con mèo. Tác thể hành động kết quả bị thể Trong câu (a), vị từ gây khiến “cắt” đóng vai trò là trung tâm của kết cấu gây khiến – kết quả “ cắt cái đuôi con mèo và làm cho nó (cái đuôi) đứt”. Kết cấu gây khiến – kết quả được chúng tôi biểu diễn bằng công thức sau: V1 + V2 + DT (DN) Hoặc V1 + DT (DN) + V2 Trong đó, ta có: V1: vị từ gây khiến V2: có thể là vị từ quá trình hoặc trạng thái bất kì chỉ kết quả của hành động với đối tượng, tức là chỉ cái trạng thái mới của đối tượng sau khi bị tác động (danh sách các vị từ thứ hai này là một danh sách mở). DT (DN): là danh từ hay ngữ danh từ biểu thị đối tượng bị tác động. Ví dụ 39: a. Hương lảo đảo bước vào nhà, mím chặt môi để ngăn tiếng khóc. V1 V2 DT b. Ong Tám đánh con Thắm gãy sống mũi V1 DT V2 Tuy nhiên, để tránh những nhầm lẫn không đáng có, chúng ta cần phải làm rõ sự khác biệt giữa sự tác động của vị từ gây khiến với sự tác động của các vị từ tác động khác. Trước hết là các vị từ tạo tác. Các vị từ tạo tác này khác với các vị từ tác động nói chung và các vị từ gây khiến nói riêng ở chỗ: chúng không tham gia vào kết cấu gây khiến – kết quả mà chỉ có khả năng làm trung tâm cho những kết cấu có ý nghĩa hoàn thành. Trừ phi chúng ta coi những kết cấu có nghĩa hoàn thành như “đóng xong bàn” hoặc “đóng bàn xong” như một loại kết cấu gây khiến – kết quả. Về mặt hình thức, chúng ta có thể mô hình hóa cấu trúc có nghĩa hoàn thành với vị từ tạo tác làm trung tâm như sau: V1 + V2 + DT(DN) hoặc V1 + DT(DN) + V2. Ví dụ 40: a. Người ta mới xây nhà này xong. Vị từ tạo tác DT V2 b. Cô Thắm vừa viết xong bảng báo cáo. Vị từ tạo tác V2 DN So sánh: Hắn tự rạch nát gương mặt mình. V1 V2 DN Phân tích hai ví dụ (a) và (b) chúng ta nhận ra một điều rằng: Tuy mô hình trên có thể khiến người ta nhầm lẫn với mô hình của kết cấu gây khiến – kết quả nhưng khi được hiện thực hóa thì giữa hai kết cấu này có một sự khác biệt rất lớn về nghĩa. Vị từ thứ hai “xong” trong hai trường hợp trên, không chỉ một trạng thái mới của đối tượng do hành động gây nên mà chỉ sự hoàn thành của hành động tạo tác“xây” và “viết”, trong khi “nát” là vị từ chỉ kết quả của vị từ gây khiến “rạch”. Ngoài ra, trong kết cấu trên, ở vị trí của V2, chúng ta chỉ có thể dùng một cách hạn chế một trong các vị từ như: ra, nên, thành. Ví dụ 41: a. Để dệt ra một tấm thổ cẩm, các cô gái Êđê phải mất hơn tháng trời. b. Bố tôi đào cái sân trước nhà thành cái ao để trồng sen. Cũng như các vị từ tạo tác, vị từ huỷ diệt có thể mô hình hoá với công thức: V1 + V2 + DT(DN). Tuy nhiên, chúng không thể tham gia vào kết cấu gây khiến – kết quả, trừ một số trường hợp như: giết (chết), xua (tan), bắn (chết). So sánh hai kết cấu: “bóp nát quả cam”, “ chặt đứt ngón tay” với “xoá sạch dòng chữ”, “ diệt sạch sâu”, chúng ta thấy rằng: kết cấu gây khiến – kết quả “ bóp nát quả cam” vốn có nghĩa là “bóp quả cam làm cho nó nát”, “chặt ngón tay làm cho nó đứt ra” và bao giờ chúng cũng có thể có biến thể là “ bóp quả cam nát bét”, “chặt ngón tay đứt đôi”. Trong khi đó “ xoá sạch dòng chữ” không có nghĩa là “xoá dòng chữ làm cho nó (dòng chữ) sạch”, “diệt hết sâu làm cho nó (sâu) sạch” mà phải hiểu là “xoá hết chữ không còn để lại dấu vết gì”, “diệt hết sâu làm cho chúng không còn con nào”. Hơn nữa, chúng ta khó chấp nhận biến thể: diệt sâu sạch hoặc xóa dòng chữ sạch. Tương tự như kết cấu hoàn thành do vị từ tạo tác làm trung tâm, kết cấu hoàn thành do vị từ hủy diệt làm hạt nhân có vị từ thứ hai không chỉ một trạng thái mới của đối tượng mà chỉ biểu thị sự hoàn thành của hành động hủy diệt. Do đó, danh sách vị từ thứ hai của kết cấu này có thể giới hạn trong các vị từ như: đi, mất, hết, sạch. Cùng được xếp vào nhóm các vị từ tác động biểu thị những hành động làm cho đối tượng biến đổi trạng thái nhưng các vị từ biểu thị những hành động có tác dụng làm cho đối tượng biến đổi về trạng thái tinh thần có những đặc trưng riêng so với các vị từ gây khiến. Bởi những vị từ biểu thị những hành động có tác dụng làm cho đối tượng biến đổi về trạng thái tinh thần này mang đến những sự biến đổi mà bằng mắt thường chúng ta rất khó nhận thấy. Thế nên, chúng không có cách dùng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLVVHLLNN002.pdf