Luận văn Việc làm cho lao động nông thôn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình

MỤC LỤC

Lời cam đoan.i

Lời cảm ơn .ii

Tóm lược luận văn . iii

Danh mục các chữ viết tắt và ký hiệu .iv

Danh mục các bảng .v

Danh mục các sơ đồ, biểu đồ .vii

Mục lục. viii

PHẦN I. MỞ ĐẦU .1

PHẦN II: NỘI DUNG .7

CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VẤN ĐỀ VIỆC LÀM VÀ

GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN .7

1.1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ VIỆC LÀM VÀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO

LAO ĐỘNG NÔNG THÔN .7

1.1.1. Một số khái niệm về lao động và việc làm .7

1.1.2. Đặc điểm của lao động nông thôn .13

1.1.3. Một số loại hình việc làm đặc trưng ở nông thôn.17

1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc làm cho lao động nông thôn .20

1.2. THỰC TRẠNG VỀ VIỆC LÀM VÀ CHÍNH SÁCH GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM

CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA .24

1.2.1. Tình hình dân số, lao động và việc làm ở nông thôn Việt Nam giai đoạn2006-2010 .24

1.2.2. Các chương trình giải quyết việc làm cho lao động nông thôn nước ta đã

và đang thực hiện .29

1.3. KINH NGHIỆM GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG

THÔN Ở MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM .31

1.3.1. Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới .31

1.3.2. Kinh nghiệm của một số địa phương trong nước .34

1.3.3. Một số bài học kinh nghiệm về tạo việc làm cho lao động nông thôn từ

các địa phương .37

CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG VIỆC LÀM VÀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO

LAO ĐỘNG NÔNG THÔN HUYỆN LỆ THỦY, TỈNH QUẢNG BÌNH .39

2.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN LỆ THỦY, TỈNHQUẢNG BÌNH .39

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên .39

2.1.2. Kinh tế - xã hội .44

2.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội đối với giải quyết

việc làm cho người lao động trên địa bàn huyện Lệ Thủy .47

2.2. VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN Ở HUYỆN LỆ THỦY TỪ

NĂM 2006 – 2010 .48

2.2.1. Quy mô, cơ cấu dân số và lao động .48

2.2.2. Thực trạng giải quyết việc làm cho lao động nông thôn huyện Lệ Thủy,

tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2006 – 2010 .55

2.3. THỰC TRẠNG LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM CỦA CÁC HỘ ĐIỀU TRA 57

2.3.1. Thông tin chung của các hộ điều tra .57

2.3.2. Thực trạng việc làm của lao động ở các hộ điều tra .65

2.3.3. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc làm của lao động.71

2.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG

NÔNG THÔN HUYỆN LỆ THỦY .78

2.4.1. Thuận lợi .78

2.4.2. Hạn chế .78

CHƯƠNG III. GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG

THÔN HUYỆN LỆ THỦY .79

3.1. PHƯƠNG HƯỚNG GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG

THÔN HUYỆN LỆ THỦY .79

3.1.1. Mục tiêu giải quyết việc làm cho lao động nông thôn huyện Lệ Thủy đến

năm 2020 .79

3.1.2. Quan điểm về giải quyết việc làm cho lao động nông thôn

huyện Lệ Thủy .80

3.1.3. Phương hướng giải quyết việc làm cho lao động nông thôn

huyện Lệ Thủy .80

3.2. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO

ĐỘNG NÔNG THÔN HUYỆN LỆ THỦY, TỈNH QUẢNG BÌNH .82

3.2.1. Giải pháp chung .82

3.2.2. Các giải pháp cụ thể .86

PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .102

I. KẾT LUẬN .102

II. KIẾN NGHỊ .102

TÀI LIỆU THAM KHẢO .105

PHỤ LỤC

pdf136 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 562 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Việc làm cho lao động nông thôn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i tiềm năng này thì việc phát triển nền kinh tế nông thôn cũng như phát triển dịch vụ nông thôn Lệ Thủy là một điều kiện hết sức thuận lợi. - Về bưu chính viễn thông, công tác thông tin liên lạc trong các năm qua được quan tâm đúng mức. Tính đến 31/12/2009 là 100% số xã, thị trấn có trạm bưu điện; 28/28 xã, thị trấn có trạm phát thanh. - Hệ thống điện, hiện nay toàn huyện có 149 trạm biến áp trung gian với 492 km đường dây cao thế, đạt 100% số xã có điện lưới. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 47 - Di tích lịch sử, có 2 di tích lịch sử nổi tiếng đó là nhà lưu niệm của Đại tướng Võ Nguyên Giáp và khu lăng mộ của anh hùng Nguyễn Hữu Cảnh hàng năm cũng có nhiều du khách đến tham quan. - Dịch vụ, thương nghiệp, hệ thống chợ nông thôn ngày càng được cũng cố và mở rộng. Toàn huyện có 26 chợ trong đó 14 chợ được xây dựng kiên cố, 20 xã có chợ. 2.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội đối với giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn huyện Lệ Thủy 2.1.3.1. Về thuận lợi - Lệ Thủy ở vào vị trí thuận lợi của cả nước, có tuyến đường quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh (Đông và Tây Trường Sơn) và đường sắt chạy suốt chiều dài của huyện tạo điều kiện cho việc giao lưu buôn bán giữa các địa phương trong nước. Đây là một lợi thế cho phát triển thương mại, dịch vụ của huyện tạo ra được nhiều việc làm cho lao động. - Quỹ đất chưa sử dụng của huyện Lệ Thủy còn khá nhiều (4.433,78 ha) bao gồm cả đất bằng và đất núi. Do đó, trong tương lai có thể khai thác quỹ đất này để đưa vào quy hoạch sản xuất ngành nghề CN – TTCN. Riêng đất chưa sử dụng ở vùng đồi núi có thể thực hiện các dự án trồng các loại cây như nhựa thông, cao su, hồ tiêugiúp cho lao động có được việc làm ổn định, mang lại thu nhập cao. - Huyện có tiềm năng về đất đai với nhiều loại đất màu mỡ (phù sa, feralit, bazan) kết hợp với hệ thống sông ngòi tương đối dày đặc, thêm vào đó khí hậu có sự phân biệt rõ rệt giữa các mùa và mang tính chất ổn định cao từ năm này sang năm khác. Đây là lợi thế để phát triển đa dạng các loại cây trồng vật nuôi, người dân có thể chủ động đối với việc sản xuất của mình. Do đó, huyện có điều kiện thuận lợi để tạo nên những vùng sản xuất chuyên canh một số nông sản có giá trị kinh tế cao. - Nguồn tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là khoáng sản phong phú nhưng do hạn chế về trình độ lao động cũng như khoa học kỹ thuật nên trữ lượng khai thác trong thời gian qua rất ít. Riêng đá vôi năm 2010 khai thác được 18,4 nghìn m3 chủ yếu phục vụ cho nhà máy xi măng Áng Sơn ngay trên địa bàn huyện, nước khoáng 14.777 nghìn lít, titan 3.000 tấn. Như vậy, nếu được đầu tư về kỹ thuật cũng như ĐA ̣I H ỌC KIN H T Ế H UÊ ́ 48 trình độ khai thác thì huyện sẽ giải quyết được số lượng lớn lao động. Hơn nữa, sẽ thu hút được các dự án đầu tư xây dựng nhiều nhà máy công nghiệp ngay trên đại bàn, một mặt tạo thêm nhiều chỗ làm mới cho người lao động, mặt khác bộ mặt kinh tế của huyện được nâng cao. - Nguồn nhân lực dồi dào (tính đến cuối năm 2010 toàn huyện có 77.522 người trong độ tuổi lao động), đặc biệt người Lệ Thủy cần cù, sáng tạo, dám mạnh dạn đầu tư vào các hoạt động, lĩnh vực mới. Đảng bộ và nhân dân Lệ Thủy có tinh thần đoàn kết, có kinh nghiệm trong việc quản lý kinh tế - xã hội. Đây là điều kiện tốt để phát triển kinh tế. 2.1.3.2. Về khó khăn - Lệ Thủy có địa hình phức tạp, chia cắt nhiều, độ dốc lớn nên cơ sở hạ tầng và các cơ sở dịch vụ còn khó khăn. Điều đó làm cho khả năng đầu tư chưa tương xứng với tiềm năng của huyện ảnh hưởng lớn đến tạo việc làm cho người lao động. - Dân cư phân bố không đều giữa các thị xã, thị trấn và giữa các vùng kinh tế, do đó khó khăn trong việc xây dựng các chương trình, dự án phát triển kinh tế vùng. - Hiện ở huyện có 4 dân tộc thiểu số thuộc nhóm ngôn ngữ Mong khơ me (Vân Kiều, MaCoong, Khua) và nhóm ngôn ngữ Việt Mường (Arem) sống tập trung ở ba xã vùng miền núi: Kim Thủy, Ngân Thủy, Lâm Thủy phong tục tập quán lạc hậu, trình độ văn hóa thấp. Do đó, khó truyền đạt các thông tin kinh tế - văn hóa – xã hội ảnh hưởng lớn đến sự phát triển chung của toàn huyện. Tất cả những hạn chế trên gây cản trở cho chính sách của huyện Lệ Thủy trong việc tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động nói chung và người lao động khu vực vùng sâu vùng xa nói riêng. Ảnh hưởng đến tốc độ phát triển của huyện cũng như đời sống của nhân dân trên toàn huyện. 2.2. VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN Ở HUYỆN LỆ THỦY TỪ NĂM 2006 – 2010 2.2.1. Quy mô, cơ cấu dân số và lao động 2.2.1.1. Quy mô và cơ cấu dân số Lệ Thủy là huyện có quy mô dân số đứng thứ ba trong Tỉnh (sau huyện Quảng Trạch, huyện Bố Trạch). Năm 2010 dân số của huyện Lệ Thủy là 140.527 người. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 49 Trong đó, khu vực nông thôn có 129.272 người, khu vực thành thị có 11.255 người; mật độ dân số trung bình toàn huyện là 99,23 người/km2 (bảng 2.4). Bảng 2.4. Quy mô và cơ cấu dân số của huyện Lệ Thủy từ năm 2006 – 2010 Năm Tổng số Cơ cấu Theo giới tính Theo khu vực Số lượng (người) Tỷ lệ tăng (%) Nam (người) Tỷ lệ (%) Nữ (người) Nông thôn (người) Tỷ lệ (%) Thành thị (người) 2006 139.985 10,09 69.482 49,64 70.503 128.853 92,05 11.132 2007 140.055 9,89 69.514 49,63 70.541 128.906 92,04 11.149 2008 140.100 9,36 69.755 49,79 70.345 128.940 92,03 11.160 2009 140.170 9,29 69.965 49,91 70.205 128.993 92,03 11.177 2010 140.527 10,25 70.093 49,88 70.434 129.272 91,99 11.255 Nguồn: (Niên giám thống kê 2010 huyện Lệ Thủy) Số liệu trên cho thấy, dân số huyện Lệ Thủy trong những năm vừa qua tăng chậm, năm 2006 là 139.985 người đến năm 2010 là 140.527 người, trung bình mỗi năm tăng 135,5 người. Tuy nhiên tốc độ tăng giữa các năm không đều nhau. Trong khi năm 2008 so với 2007 dân số trên toàn huyện chỉ tăng 45 người thì năm 2010 so với 2009 dân số tăng thêm 357 người. Đây cũng là năm có mức tăng dân số cao nhất trong vòng 4 năm trở lại đây. - Về cơ cấu giới tính, liên tục trong thời gian qua trên địa bàn huyện Lệ Thủy tỷ lệ nữ luôn luôn cao hơn nam. Tuy nhiên, dân số nam có xu hướng tăng nhanh hơn nữ. Điều này làm cho tỷ lệ nam và nữ gần đạt mức cân bằng đến năm 2010 (nam chiếm 49,88%; nữ 50,12%). Điều này được lý giải là do tâm lý của nhân dân ta thích sinh con trai hơn con gái. - Cơ cấu dân số phân theo vùng, huyện Lệ Thủy có địa hình đa dạng được phân làm bốn vùng: vùng núi cao, vùng đồi trung du, vùng đồng bằng, vùng cát ven biển. Sự phân bố dân cư trên toàn huyện rất không đồng đều. Diện tích, dân số, mật độ dân số được thể hiện cụ thể qua bốn vùng như sau: ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 50 Bảng 2.5. Diện tích tự nhiên, quy mô, mật độ, cơ cấu dân số phân theo khu vực của huyện Lệ Thủy năm 2010 Khu vực Số xã (xã, TT) Diện tích (km2) Dân số (người) Số hộ (hộ) Số khẩu/hộ (khẩu) Mật độ dân số (người/km2) Núi cao 3 895,45 6.324 1.674 3,8 7,1 Đồi, trung du 12 337,67 62.740 15.802 3,97 185,8 Đồng bằng 9 99,03 54.673 14.264 3,8 552,1 Cát ven biển 4 83,98 16.790 3.708 4,5 199,9 (Nguồn: Niên giám thống kê huyện Lệ Thủy năm 2010) Bảng 2.5. thể hiện rõ sự chênh lệch về diện tích và dân số giữa các vùng trên địa bàn huyện. Trong khi ở vùng núi cao, nơi có diện tích lớn nhất 895,43 km2 thì lại tập trung dân cư thưa thớt nhất (6.324 người) do đó mật độ dân số vùng này chỉ có 7,1 người/km2. Ngược lại, ở vùng đồng bằng diện tích chỉ đạt 99,03km2 (bằng 1/9 diện tích vùng núi cao) nhưng dân số vùng lên đến 54.673 người (gấp 8,5 lần dân số vùng núi cao) và mật độ dân số của vùng lên tới 552,1 người/km2. Sở dĩ có sự phân bố không đều này là do điều kiện tự nhiên, địa hình vùng núi cao khá phức tạp, chủ yếu là đồi núi chỉ thuận lợi cho phát triển rừng. Do đó, người dân có xu hướng tập trung đông đúc ở vùng đồng bằng, thưa thớt ở đồi núi (núi cao). Điều này gây khó khăn trong việc tạo công ăn việc làm cho người lao động cũng như thực hiện các chính sách phát triển kinh tế - xã hội trên toàn địa bàn huyện. Vì vậy, việc đưa ra các chính sách nhằm thu hút, tạo điều kiện di dân lên vùng núi cao được coi là một trong những giải pháp có tác dụng rất lớn trong việc giải quyết việc làm cho người lao động nhất là khu vực đồng bằng – nơi dân cư tập trung đông đúc nhất. 2.2.1.2. Qui mô và cơ cấu lao động  Qui mô lao động Lực lượng lao động của huyện Lệ Thủy rất dồi dào và cùng với sự tăng lên của dân số, trong các năm qua lực lượng lao động của huyện cũng liên tục tăng. Quy mô, tốc độ tăng của lực lượng lao động huyện được thể hiện qua bảng số liệu sau: ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 51 Bảng 2.6. Quy mô dân số và lao động của huyện Lệ Thủy (2006 -2010) Năm Dân số trong độ tuổi lao động Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế Số lao động/hộ (người) Số lượng (người) Tỷ lệ so với số dân (%) Số lượng (người) Tỷ lệ so với số lao động (%) 2006 77.168 55,13 71.893 93,16 2,39 2007 77.246 55,15 72.705 94,12 2,37 2008 77.286 55,16 72.719 94,09 2,25 2009 77.325 55,17 73.062 94,49 2,19 2010 77.522 55,17 73.248 94,49 2,19 (Nguồn: Niên giám thống kê huyện Lệ Thủy năm 2010) Bảng số liệu trên cho thấy dân số trong độ tuổi lao động của huyện Lệ Thủy luôn chiếm trên 55% so với tổng số dân, bình quân mỗi hộ có 2,2 lao động. Với một lực lượng lao động dồi dào, đây được coi là một thuận lợi cho việc phát triển kinh tế của huyện. Trong những năm qua, mặc dù lực lượng lao động tăng lên liên tục hàng năm nhưng tốc độ tăng chậm. Năm 2006 toàn huyện có 77.168 người trong độ tuổi lao động đến năm 2010 tăng lên 77.522 người, bình quân mỗi năm có 88,5 người bổ sung vào lực lượng lao động. Trong tổng số lao động thì lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân chiếm tỷ lệ cao (trên 94%). Tuy nhiên, phần lớn trong số này là lao động nông nghiệp, do đó thu nhập của người lao động thấp và tỷ lệ người thiếu việc làm rất cao. Điều này ảnh hưởng lớn đến đời sống của người dân trên địa bàn.  Cơ cấu lao động Cơ cấu lao động phản ánh rõ trên nhiều khía cạnh chất lượng của lực lượng lao động, thông qua đó thể hiện được phần nào tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Cụ thể như sau: - Về cơ cấu ngành, Lệ Thủy là một huyện thuần nông nên lao động trong nông nghiệp luôn chiếm tỷ lệ cao. Năm 2010 trong số 73.248 người đang có việc làm thì ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 52 lao động trong nông nghiệp lên đến 55.119 người chiếm 75,25%. Có thể thấy tình hình phân bổ lao động trên toàn huyện qua bảng số liệu sau: Bảng 2.7. Cơ cấu lao động chia theo ngành nghề giai đoạn 2006 – 2010 ở huyện Lệ Thủy Năm Tổng số (người) Nông – lâm - ngư CN - XD Dịch vụ Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) 2006 71.893 58.148 80,88 5.071 7,05 8.674 12,07 2007 72.705 57.936 79,69 5.072 6,98 9.697 13,33 2008 72.719 57.748 79,41 5.187 7,13 9.784 13,46 2009 73.062 56.936 77,93 5.498 7,53 10.628 14,54 2010 73.248 55.119 75,25 6.023 8,2 12.106 16,55 (Nguồn: Niên giám thống kê huyện Lệ Thủy năm 2010) Cùng với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, các dự án, chương trình xây dựng nông thôn mới được thực hiện làm cho đất nông nghiệp bị thu hẹp. Do đó, lao động trong nông nghiệp có xu hướng chuyển sang các ngành nghề khác, đặc biệt là các hoạt động dịch vụ. Bảng 2.7 thể hiện rõ xu hướng chuyển dịch này. Năm 2006 lao động trong nông nghiệp chiếm đến 80,88% trong cơ cấu lao động của toàn huyện đến năm 2010 tỷ lệ này giảm xuống còn 75,25%. Ngược lại, trong dịch vụ tỷ lệ tương ứng là 12,07% và 16,55%. Lao động trong CN – XD và dịch vụ đều tăng nhưng tốc độ tăng lao động trong dịch vụ nhanh hơn. Sở dĩ như vậy là vì ngành dịch vụ trên địa bàn chủ yếu là buôn bán nhỏ lẻ, không đòi hỏi chuyên môn kỷ thuật, đồng thời mang lại lợi nhuận cao nên thu hút ngày càng nhiều lao động. Tuy nhiên, lao động công nghiệp – xây dựng trên địa bàn còn quá ít. Điều này chứng tỏ rằng các xí nghiệp công nghiệp chưa được đầu tư phát triển, chưa khai thác hết các tiềm năng, thế mạnh của địa phương. Hiện nay trên địa bàn chỉ có hai xí nghiệp xi măng và một nhà máy nước lọc là có quy mô lớn với trên 900 công nhân. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 53 Vì vậy, để thúc đẩy công nghiệp phát triển đồng thời tạo việc làm cho người lao động trên địa bàn huyện cần có chính sách thu hút các dự án vào đầu tư. - Về cơ cấu lao động theo nhóm tuổi, mặc dù trong những năm qua ở huyện Lệ Thủy tỷ lệ nữ luôn cao hơn nam giới nhưng tùy theo nhóm tuổi mà tỷ lệ này có sự khác nhau. Điều này được thể hiện cụ thể qua bảng số liệu sau: Bảng 2.8. Quy mô, cơ cấu lao động của huyện Lệ Thủy chia theo nhóm tuổi, giới tính ĐVT: (người) Chỉ tiêu Nhóm tuổi Tổng số Chia theo giới tính Chia theo đơn vị hành chính Nam Nữ Thành thị Nông thôn 15 – 24 26.198 13.830 12.368 1.779 24.419 25 – 34 20.450 10.444 10.006 1.622 18.828 35 – 44 18.818 9.319 9.499 1.701 17.117 45 – 60 20.720 9.666 11.054 1.990 18.730 (Nguồn: Tổng điều tra dân số và nhà ở Quảng Bình năm 2009) Bảng 2.8 cho thấy tỷ lệ lao động độ tuổi từ 15 – 34 chiếm tỷ trọng cao hơn lao động độ tuổi từ 35 – 60. Đây là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế trên địa bàn bởi lực lượng lao động này là trẻ, có sức khỏe, nắm bắt khoa học kỷ thuật nhanh. So với lao động nữ, trong các nhóm tuổi nam luôn chiếm tỷ trọng cao hơn, riêng nhóm tuổi từ 35 – 60 tỷ lệ nữ có cao hơn nhưng chênh lệch không đáng kể. Ở thành thị, cơ cấu lao động trong các nhóm tuổi gần tương đương nhau nhưng cơ cấu lao động ở vùng nông thôn huyện Lệ Thủy không đều giữa các nhóm tuổi. Cụ thể, lao động trong nhóm tuổi từ 15 – 24 chiếm tỷ trọng cao nhất 24.419 người. Đây là nhóm tuổi mới bước vào độ tuổi lao động năng động, sáng tạo nhưng chưa có kinh nghiệm trong việc tìm kiếm công ăn việc làm. Do đó, các cơ quan, tổ chức, gia đình cần có định hướng hỗ trợ cho người lao động ở lứa tuổi này để hạn chế tối đa những lựa chọn sai trái ảnh hưởng đến gia đình và xã hội. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 54 - Về cơ cấu lao động theo trình độ, lực lượng lao động nông thôn huyện Lệ Thủy dồi dào nhưng trình độ học vấn, trình độ chuyên môn kỷ thuật của lao động chưa cao (xem bảng 2.9). Bảng 2.9. Cơ cấu lao động chia theo trình độ chuyên môn kỷ thuật của huyện Lệ Thủy năm 2009 Chỉ tiêu Thành thị Nông thôn Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Tổng 1.553 24,43 6.661 9.09 Sơ cấp 191 3,01 1.016 1,39 Trung cấp 640 10,07 3.269 4,46 Cao đẳng 268 4,22 1.178 1,61 Đại học trở lên 454 7,13 1.198 1,63 (Nguồn: Tổng điều tra dân số và nhà ở Quảng Bình năm 2009) Trình độ chuyên môn của người lao động trên địa bàn huyện Lệ Thủy còn rất thấp (tỷ lệ lao động chưa qua một lớp đào tạo nào ở khu vực nông thôn chiếm đến hơn 90%, ở thành thị là 75,57%). Tỷ lệ lao động có chuyên môn kỷ thuật ở vùng nông thôn thấp hơn nhiều so với thành thị. Đây là trở ngại lớn nhất với vấn đề tạo việc làm cho người lao động khu vực nông thôn trên địa bàn huyện. Do đó, một trong những giải pháp nhằm góp phần đẩy nhanh cơ hội tìm kiếm việc làm của người lao động là phải đào tạo chuyên môn kỷ thuật cho họ. Tóm lại, cơ cấu lao động của huyện Lệ Thủy do điều kiện kinh tế - xã hội quy định và phản ánh khá rõ những đặc thù của điều kiện kinh tế - xã hội của một địa phương nông thôn. Đó là: tỷ trọng lao động giữa các ngành nghề còn mất cân đối; trình độ tay nghề của người lao động thấp; lao động phân bố giữa các nhóm tuổi không đều nhau.Đây là thách thức không nhỏ cho quá trình phát triển kinh tế xã hội cũng như giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 55 2.2.2. Thực trạng giải quyết việc làm cho lao động nông thôn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2006 – 2010 Trong những năm qua, trong điều kiện kinh tế - xã hội có nhiều khó khăn do tác động của khủng hoảng tài chính, suy giảm kinh tế toàn cầu; thời tiết, thiên tai, bão lụt, hạn hán, dịch bệnh diễn biến phức tạp đã tác động lớn đến sản xuất cũng như tình hình việc làm của nhân dân huyện Lệ Thủy; song được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của thường vụ huyện ủy, sự hỗ trợ của các ban, ngành cấp tỉnh, sự nỗ lực của các cấp đảng ủy chính quyền cơ sở, toàn thể nhân dân đã thực hiện nhiều chương trình góp phần giải quyết việc làm cho người lao động và đã thu được nhiều kết quả. Trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến công tác đào tạo nghề cho người lao động. - Công tác đào tạo nghề và hướng dẫn cách làm ăn cho lao động nông thôn đã được các cấp ủy Đảng, chính quyền quan tâm chỉ đạo. Việc chuyển giao khoa học kỷ thuật cho người dân được mở rộng, đa dạng hóa các hình thức dạy nghề và cơ cấu ngành nghề đào tạo nhằm góp phần nâng cao trình độ đào tạo, đã làm cho quy mô dạy nghề tăng nhanh qua hàng năm. + Trung tâm dạy nghề huyện Lệ Thủy tuy mới thành lập nhưng đã mở 44 lớp nghề với 1.530 học viên, đào tạo các nghề như: may công nghiệp, chăn nuôi thú y, nuôi cá nước ngọt, kỹ thuật trồng trọt. Ngoài ra, trung tâm còn mở các lớp tin học văn phòng, ngoại ngữ cho 11 lớp với 330 người góp phần tích cực nâng cao trình độ dân trí trên địa bàn. + Trường THPT Kỷ Thuật Lệ Thủy qua 4 năm đã tổ chức đào tạo nghề, hướng nghiệp cho học sinh THPT, THCS với trên 22.500 học sinh, bình quân mỗi năm đào tạo nghề, hướng nghiệp cho 4.500 học sinh, gồm các ngành nghề: tin học, điện dân dụng, may công nghiệp. Ngoài ra, trường còn mở 6 lớp chứng chỉ tin học trình độ A,B với 250 học viên, 7 lớp trung cấp điện, tin học với 350 học viên. + Hội nông dân, hội phụ nữ, huyện đoàn đã phối hợp với các trung tâm dạy nghề tỉnh mở các lớp dạy nghề cho hội viên, đoàn viên trên địa bàn huyện với 62 lớp với 2.137 lượt hội viên tham gia [14,6]. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 56 + Bên cạnh đó, các hội, đoàn thể như: hội phụ nữ, cựu chiến binh cùng với phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn đã tranh thủ nguồn lực của tỉnh và sự hỗ trợ của các dự án để tổ chức chuyển giao khoa học kỷ thuật cho gần 1.350 lớp với trên 70.000 lượt người tham gia; bình quân hàng năm mở 270 lớp với hơn 14.000 người tham gia tập huấn nhằm nâng cao nhận thức trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Như vậy, với sự thành công của công tác đào tạo nghề, người lao động trên địa bàn huyện trong những năm qua đã có thêm nhiều công ăn việc làm nâng cao thu nhập và cải thiện được đời sống người lao động. Thật vậy, số lao động được giải quyết việc làm trong 4 năm (2006 – 2010) là 17.750 lao động, trong đó tạo việc làm mới cho lao động thiếu việc làm là 10.500 và tạo thêm việc làm cho lao động thiếu việc làm là 7.250 lao động. Bình quân một năm tạo mới và tạo thêm việc làm cho 3.550 lao động, nâng thời gian sử dụng lao động trong nông thôn lên 80%. Bảng 2.10. Một số kết quả của công tác giải quyết việc làm cho lao động trên địa bàn huyện Lệ Thủy giai đoạn 2006 – 2010 Chỉ tiêu ĐVT 2006 2007 2008 2009 2010 Số lao động được giải quyết việc làm Người 2.900 3.300 3.700 3.850 4.000 Trong đó: tạo việc làm mới Người 1.700 2.000 2.100 2.200 2.500 Số hộ được vay vốn tạo việc làm Hộ 1.500 1.650 770 850 900 Số lao động được đào tạo trong năm Người 2.550 2.550 1.750 4.000 2.500 Lao động đi xuất khẩu Người 75 205 201 153 139 Lao động chưa có việc làm Người 1.615 1.580 1.500 1.400 1.300 (Nguồn: Báo cáo các chỉ tiêu chủ yếu thực hiện kế hoạch KT-XH 5 năm 2006-2010) Trong những năm qua, cùng với số lao động được giải quyết việc làm ngày càng tăng lên thì lao động chưa có việc làm giảm xuống đều đặn. Đây là một dấu hiệu đáng mừng thể hiện tính có hiệu quả trong công tác tạo công ăn việc làm cho người lao động trên địa bàn huyện. Tuy nhiên, số hộ được vay vốn tạo việc làm cũng như lao động đi xuất khẩu trên địa bàn còn ít, lao động chưa có việc làm còn cao. Đặc biệt năm 2008, dưới tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, số hộ được vay vốn tạo việc làm, số lao động được đào tạo, lao động đi xuất khẩu đều giảm mạnh. Vì ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 57 vậy, việc đưa ra những chính sách nhằm khuyến khích, hỗ trợ để tạo công ăn việc làm cho người lao động trong thời gian tới là rất cần thiết. 2.3. THỰC TRẠNG LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM CỦA CÁC HỘ ĐIỀU TRA 2.3.1. Thông tin chung của các hộ điều tra 2.3.1.1. Nguồn lực sản xuất ngoài lao động Nguồn lực sản xuất ảnh hưởng đến khả năng tự tạo việc làm của hộ gia đình. Nguồn lực sản xuất được đề cập đến ở đây bao gồm các tư liệu sản xuất như: máy móc, thiết bị cần thiết phục vụ cho các ngành nghề sản xuất khác nhau; diện tích đất đai, vật nuôi mà hộ gia đình có, ngoài ra, nguồn vốn vay được của hộ cũng góp phần quan trọng trong khả năng tự tạo việc làm cho các thành viên trong gia đình. Qua điều tra cho thấy có sự chênh lệch rất lớn về nguồn lực sản xuất giữa các hộ điều tra của các xã. Cụ thể như sau: Bảng 2.11. Nguồn lực sản xuất ngoài lao động của các hộ điều tra Chỉ tiêu ĐVT Ngư Thủy Trung Liên Thủy Tân Thủy Kim Thủy 1.Tổng giá trị TLSX Tr đồng 110,6 462,6 674,7 69,2 -Bình quân/ hộ Tr đồng 3,69 15,42 22,49 2,31 -Bình quân/lao động Tr đồng 1,01 5,9 8,13 0,79 2.Diện tích đất sản xuất Ha 33 45 74 97 -Bình quân/hộ Ha 1,1 1,5 2,47 3,23 -Bình quân/lao động Ha 0,3 0,58 0,89 1,1 3.Tổng giá trị các vật nuôi Tr đồng 248 110 464,8 112,04 -Bình quân/hộ Tr đồng 8,27 3,67 15,49 3,73 -Bình quân/lao động Tr đồng 2,25 1,4 5,6 1,27 4.Tổng số vốn vay Tr đồng 114 360 535 225 -Bình quân/hộ Tr đồng 3,8 12 17,83 7,5 -Bình quân/lao động Tr đồng 1,04 4,62 6,45 2,56 (Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra của tác giả năm 2012) ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 58 - Về giá trị các tư liệu sản xuất: tổng giá trị các tư liệu sản xuất cần thiết ở các hộ trên địa bàn xã Tân Thủy đạt cao nhất 22,49 triệu đồng/hộ. Sở dĩ như vậy là vì đây là một xã thuộc vùng gò đồi người lao động vừa có những hoạt động về lâm nghiệp vừa có những hoạt động về nông nghiệp nên đòi hỏi họ phải trang bị đầy đủ các máy móc, công cụ cần thiết. Ngược lại, các hộ ở xã vùng cát ven biển hoạt động chủ yếu là đánh bắt nên công cụ phục vụ cho sản xuất là thuyền đơn giản chỉ một vài hộ đánh bắt xa bờ có thuyền máy. Hay các hộ vùng miền núi như Kim Thủy tập trung chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số với tập quán sản xuất lạc hậu theo đó các công cụ được đưa vào sản xuất càng đơn giản hơn. - Về diện tích canh tác: do điều kiện đi lại khó khăn, đồi núi dốc nên dân cư tập trung thưa thớt, điều này làm cho diện tích đất bình quân/hộ cũng như bình quân/lao động ở xã Kim Thủy đạt cao nhất 3,23 ha/hộ và cây trồng chủ yếu ở đây là cao su, hồ tiêu, cây công nghiệp dài ngày. Đối với xã Ngư Thủy Trung, tuy dân số ở đây ít hơn so với xã Liên Thủy nhưng đất ở đây chủ yếu là cồn cát trắng nên diện tích đất được đưa vào canh tác rất ít theo đó diện tích đất sản xuất bình quân/hộ của Ngư Thủy Trung là thấp nhất chỉ đạt 1,1 ha/hộ. - Về tổng giá trị các vật nuôi: Với lợi thế về điều kiện tự nhiên vừa có đồi vừa có đồng bằng nên các hộ trên địa bàn xã Tân Thủy dẫn đầu về tổng giá trị các vật nuôi. Điều kiện thuận lợi đã giúp cho các hộ ở đây có thể đa dạng hóa các vật nuôi đem lại thu nhập đáng kể cho các hộ gia đình, bình quân/hộ thu được 15,49 triệu đồng/hộ. Ngược lại, Liên Thủy là xã vùng trũng thường xuyên xảy ra thiên tai, lũ lụt hơn nữa đất chật người đông, không thuận lợi cho phát triển chăn nuôi. Vì thế mà tổng giá trị sản xuất vật nuôi bình quân/hộ ở đây chỉ đạt 3,67 triệu/hộ. - Về tổng vốn vay: qua điều tra cho thấy tỷ lệ vay vốn ở các hộ trên các vùng khác nhau là khác nhau. Tỷ lệ này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như hoạt động mạnh hay yếu của các tổ vay vốn của từng vùng; ý thức của người dân trong việc mạnh dạn đầu tư sản xuấtKết quả điều tra 120 hộ trên địa bàn phần nào phản ánh sự hoạt động có hiệu quả của các tổ chức tín dụng trên địa bàn xã Tân Thủy với bình quân số vốn/hộ đạt cao nhất là 17,83 triệu đồng. ĐA ̣I H ỌC KI H T Ế H UÊ ́ 59 2.3.1.2. Nhân khẩu và lao động của các hộ điều tra  Nhân khẩu Như đã đề cập ở trên, để khảo sát tình hình việc làm của lao động nông thôn trên địa bàn huyện chúng tôi đã tiến hành điều tra 120 hộ trên 4 xã, kết quả thu được như sau: Bảng 2.12. Nhân khẩu và lao động của các hộ điều tra Chỉ tiêu Đơn vị Địa bàn Tổng cộng Tân Thủy Liên Thủy Ngư Thủy Trung Kim Thủy 1. Số hộ Hộ 30 30 30 30 120 2. Số khẩu Khẩu 150 147 169 153 619 Số khẩu/hộ Khẩu 5 4,9 5,63 5,1 5,16 3. Số lao động Người 83 78 110 88 359 Lao động/hộ Người 2,77 2,6 3,67 2,93 2,99 (Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả năm 2012) Số liệu bảng 2.12 cho thấy, mỗi hộ có bình quân 5 khẩu, chênh lệch bình quân khẩu/hộ giữa các xã không đáng kể. Riêng có xã Ngư Thủy Trung bình quân khẩu/hộ cao nhất trong 4 xã (5,63 khẩu/hộ). Theo đó, xã này cũng có bình quân lao động/hộ cao nhất trong 4 xã. Trong khi các xã Tân Thủy, Liên Thủy và Kim Thủy mỗi hộ bình quân có trên 2 lao động thì xã Ngư Thủy Trung có trên 3 lao động trong mỗi hộ và cũng là xã có số lao động nhiều nhất 110 người, chiếm 30,6% trong tổng 359 lao động được điều tra của cả 4 xã.  Về lao động Kết quả điều tra

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfviec_lam_cho_lao_dong_nong_thon_huyen_le_thuy_tinh_quang_binh_2769_1912387.pdf
Tài liệu liên quan