Luận văn Việc làm và chính sách tạo việc làm ở Hải Dương hiện nay

MỤC LỤC

Danh mục các chữ viết tắt 2

Mở đầu 2

1. Tính cấp thiết của đề tài 2

2. Tình hình nghiên cứu 3

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn 4

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4

5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 5

6. Những kết quả đạt được của luận văn 5

7. ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 5

8. Kết cấu của luận văn 5

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VIỆC LÀM VÀ CHÍNH SÁCH TẠO VIỆC LÀM 5

1.1. Những vấn đề lý luận chung về lao động, việc làm và chính sách tạo việc làm 5

1.1.1. Quan niệm về việc làm và những khái niệm liên quan 5

1.1.2. Một số lý thuyết hiện đại về tạo việc làm và chính sách tạo việc làm 12

1.2. Kinh nghiệm tạo việc làm ở một số tỉnh trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá 29

1.2.1. Kinh nghiệm tạo việc làm ở Hưng Yên 29

1.2.2. Kinh nghiệm tạo việc làm ở Thái Bình 30

1.2.3. Kinh nghiệm tạo việc làm ở một số tỉnh khác 31

1.2.4. Các bài học kinh nghiệm rút ra 33

Chương 2. THỰC TRẠNG VỀ TẠO VIỆC LÀM Ở HẢI DƯƠNG TỪ NĂM 1996 ĐẾN NAY 34

2.1. Khái quát về đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến tạo việc làm của tỉnh Hải Dương 34

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên 34

2.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội 37

2.2. Thực trạng về lao động và phân bổ lao động ở Hải Dương từ 1996 đến nay 39

2.2.1. Sự gia tăng về lực lượng lao động 39

2.2.2. Thực trạng về phân bổ lao động trong các ngành nghề, khu vực và các thành phần kinh tế 45

2.3. Thực trạng về tạo việc làm và trạng thái thất nghiệp ở Hải Dương từ 1996 đến nay 52

2.3.1. Thực trạng về tạo việc làm trong các ngành kinh tế 52

2.3.2. Trạng thái thất nghiệp ở Hải Dương hiện nay 62

2.4. Những vấn đề đặt ra trong tạo việc làm ở Hải Dương hiện nay 65

2.4.1. Những ách tắc cần tháo gỡ về cơ chế, chính sách, năng lực trong tạo việc làm ở Hải Dương hiện nay 65

2.4.2. Xu hướng về tạo việc làm ở Hải Dương 67

Bảng 2.12: Dự báo dân số và nguồn lao động 67

Bảng 2.14: Hiện trạng và dự báo về lao động việc làm ở Hải Dương đến năm 2010 68

Chỉ tiêu 68

Chương 3. CÁC GIẢI PHÁP TẠO VIỆC LÀM Ở HẢI DƯƠNG 73

3.1. Mục tiêu, phương hướng giải quyết việc làm 73

3.1.1. Mục tiêu 73

3.1.2. Phương hướng 73

3.2. Các giải pháp tạo việc làm ở Hải Dương 73

3.2.1. Giải pháp tạo việc làm thông qua một số chương trình phát triển kinh tế trọng điểm thu hút nhiều lao động 73

3.2.2. Giải pháp tạo việc làm bằng cải cách, duy trì và phát triển nền kinh tế nhiều thành phần 76

3.2.3. Giải pháp tạo việc làm qua tài chính - tiền tệ 83

3.2.4. Giải pháp tạo việc làm qua giáo dục đào tạo 86

3.2.5. Phát triển thị trường lao động 87

KẾT LUẬN 92

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 94

 

 

doc111 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5285 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Việc làm và chính sách tạo việc làm ở Hải Dương hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rình độ cao đẳng trở lên) có tuổi đời trung bình tương đối trẻ (42,8 tuổi) nhưng tỷ lệ người có chuyên môn kỹ thuật cao chỉ chiếm 1,38 % so với dân số. Tỷ lệ nữ có trình độ cao chủ yếu ở bậc cao đẳng (66,2%) còn ở bậc đại học, trên đại học chiếm tỷ lệ thấp. Lao động ở Hải Dương có sự mất cân đối nghiêm trọng trong cơ cấu đào tạo lực lượng lao động theo ngành nghề cũng như sự phân bố lực lượng lao động này theo các ngành kinh tế và vùng kinh tế. Tỷ lệ lao động đang làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp chiếm 68,34% tổng số lao động, nhưng ở khu vực này số lao động có chuyên môn kỹ thuật còn mỏng, chỉ chiếm 4,3% số cán bộ khoa học kỹ thuật của tỉnh, số được qua đào tạo ít, chủ yếu là lao động giản đơn. Trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp, số lao động có chuyên môn kỹ thuật cao đông hơn nhưng cũng chỉ chiếm 9,5%. Đây là khó khăn lớn cho quá trình thực hiện công nghiệp hoá, hiện địa hoá, đặc biệt trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở một tỉnh nông nghiệp như Hải Dương. Cơ cấu lao động Hải Dương theo chuyên ngành đào tạo cũng bất hợp lý. Trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay, Hải Dương có nhiều tiềm năng về công nghiệp khai thác và du lịch nhưng ngành mỏ và khai thác, khách sạn, du lịch, thể thao lại có tỷ lệ lao động có trình độ chuyên môn cao rất thấp (1,3%). Hải Dương là một tỉnh sản xuất nông nghiệp là chủ yếu nhưng số người được đào tạo ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản lại ít hơn so với các ngành khác. Sự phân bố chưa hợp lý không chỉ diễn ra ở các lĩnh vực sản xuất mà còn diễn ra ở các vùng, lãnh thổ. Số lao động chuyên môn kỹ thuật cao do tỉnh quản lý chủ yếu tập trung ở thành phố Hải Dương (34%) trong khi đó, các huyện có khu công nghiệp lớn như Chí Linh chỉ có 8,7 %, Kinh Môn 7,9% và các huyện khác, tỷ lệ lao động có chuyên môn kỹ thuật chỉ chiếm 3,7% đến 6,2%. Do đó chất lượng nguồn lao động chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của các địa phương trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn hiện nay. Chất lượng nguồn lao động không những thể hiện ở trình độ văn hoá và chuyên môn kỹ thuật, mà còn được đo ở mức độ sức khoẻ và mức sống của người lao động. Trong những năm gần đây, tình trạng sức khoẻ của người lao động ở Hải Dương đã được cải thiện nhưng vẫn còn ở mức thấp. Hải Dương hiện đứng thứ tư trong 8 tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ về GDP bình quân đầu người (năm 2002 là 3, 642 triệu đồng/người). Tăng trưởng kinh tế của Hải Dương duy trì ổn định ở mức cao, đạt bình quân cả giai đoạn 1996 - 2003 là 9,65%, cao hơn mức bình quân cả nước cùng kỳ 2,55% (tăng trưởng bình quân của cả nước giai đoạn 1996- 2003 là 7,1%). Do đó mức đảm bảo dinh dưỡng cho người lao động đã được gia tăng. Tuy nhiên vẫn chưa đạt yêu cầu bởi vì với 2,1% dân số, tổng GDP của Hải Dương mới chỉ đạt 1,6% của cả nước và do vậy thu nhập bình quân đầu người của tỉnh thấp hơn mức trung bình của cả nước. Vì vậy đã làm giảm sút đáng kể chất lượng nguồn lao động. Tình trạng sức khoẻ của người lao động là một trong những tiêu chí phản ánh rõ nét nhất mối liên hệ giữa mức thu nhập thấp và năng suất lao động thấp, chất lượng và hiệu quả lao động, việc làm thấp. 2.2.2. Thực trạng về phân bổ lao động trong các ngành nghề, khu vực và các thành phần kinh tế Từ khi thực hiện chính sách đổi mới kinh tế, đặc biệt là từ năm 1996 đến nay, cơ cấu kinh tế của Hải Dương đã có sự thay đổi, tỷ trọng nông nghiệp trong tổng sản phẩm GDP giảm 11,3% (từ 41,8 % năm 1996 xuống còn 30,5% năm 2003) trong khi tỷ trọng công nghiệp tăng 7,1% (từ 33,9% năm 1996 lên 41,0 năm 2003) còn tỷ trọng ngành dịch vụ tăng 4,2% (từ 24,3% năm 1996 lên 28,50% năm 2003). Tuy nhiên, sự chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành ở Hải Dương trong thời gian qua diễn ra rất chậm. Lao động trong khu vực nông lâm nghiệp và thủy sản vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số lao động xã hội. Số việc làm trong ngành công nghiệp hầu như tăng rất chậm. Năm 1997 cơ cấu lao động nông lâm nghiệp thủy sản - công nghiệp, xây dựng - dịch vụ là 82,5% - 9,58% - 7,93% ; năm 2003 là 77,73% - 11,23%- 11,04%. Trong 6 năm, lao động công nghiệp và dịch vụ chuyển dịch được 4,76%. Bảng 2.3: Cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động 1996 1997 2000 2002 2003 Thay đổi Tổng GDP (tỷ đồng giá 94) 3620 4067 5036 6115,8 6898,6 1,9 lần Tổng số lao động (Người) 857440 891791 930780 928781 1,1 lần Cơ cấu GDP giá HH (%) 100 100 100 100 100 - Nông, lâm, thủy sản 41,8 35,4 34,8 32,0 30,5 - 11,3 Công nghiệp và xây dựng 33,9 36,6 37,2 39,6 41,0 7,1 Dịch vụ 24,3 28,0 28,0 28,4 28,50 4,2 Cơ cấu lao động (%) 100 100 100 100 - Nông, lâm, thủy sản 82,5 82,52 80,31 77,73 - 4,77 Công nghiệp và xây dựng 9,58 9,01 10,6 11,23 1,65 Dịch vụ 7,93 8,47 9,10 11,04 3,11 Nguồn: Báo cáo tổng hợp quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hải Dương giai đoạn 2006-2020. Trong ngành công nghiệp và xây dựng, xu hướng tỷ trọng lao động tăng dần cùng với tốc độ tăng trưởng ngày càng tăng. Từ năm 1996 đến năm 2000, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng trung bình là 19,76%, giai đoạn 2001 - 2003 tốc độ tăng trưởng trung bình là 23,05%. Tỉ trọng lao động trong ngành công nghiệp và xây dựng trong tổng số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân tăng từ 8,46% năm 1995 lên 12,0% năm 2003. Tuy nhiên, lao động phần lớn mang tính chất thủ công và nửa cơ khí, trang bị máy móc thiết bị kém, thể hiện qua tỷ trọng giá trị tài sản cố định thấp. Trong công nghiệp, lao động tập trung chủ yếu trong công nghiệp chế biến, chiếm 92% tổng lao động công nghiệp. Năm 2003, lao động đang làm việc trong ngành chế biến là 99.198 người trong tổng số 107.631 lao động công nghiệp. Trong đó, lao động được sử dụng nhiều trong các ngành: sản xuất sản phẩm từ chất khoáng phi kim loại, chiếm 28%; sản xuất thực phẩm và đồ uống, chiếm 25%; sản xuất trang phục, chiếm 9,8%; sản xuất sản phẩm gỗ và lâm sản 8,7%. ở các ngành này, trong thời gian qua lao động cũng tăng nhanh, ví dụ: lao động trong ngành sản xuất trang phục tăng từ 4.861 lao động năm 1999 lên 9.727 lao động năm 2003. Lao động trong công nghiệp chế biến tăng với tốc độ nhanh, từ 56.458 người năm 1999 lên 99.198 người năm 2003. Lao động trong ngành công nghiệp khai thác tăng chậm hơn, từ 3.300 người năm 1999 lên 4.598 người năm 2003. Còn lao động trong khu vực sản xuất và phân phối điện, nước tăng rất ít, từ 3.096 người năm 1999 lên 3.835 người năm 2003. Tỷ trọng lao động nông, lâm, ngư nghiệp trong nền kinh tế giảm nhẹ, từ 83,3% năm 1995 xuống 77,05% năm 2003. Trong khu vực nông nghiệp, lao động nông, lâm nghiệp chiếm tỷ trọng lớn, 76,91% trong tổng số lao động trong nền kinh tế quốc dân, còn lao động thủy sản chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ, 0,89%. Từ năm 1996 đến nay, tỷ trọng lao động nông - lâm nghiệp có xu hướng giảm nhẹ: năm 1995 có 728.353 lao động nông, lâm nghiệp, chiếm 82,19% lao động trong nền kinh tế; đến năm 2003 giảm xuống còn 714.262 lao động, chiếm 76,91%. Lao động thủy sản có xu hướng tăng lên: năm 1995 có 3.592 người, chiếm 0,03% lao động trong nền kinh tế, đến năm 2003 tăng lên 7.656 người, chiếm 0,89%. Trong nội bộ ngành nông, lâm, ngư nghiệp, lao động vẫn chủ yếu tập trung trong khu vực nông nghiệp, đặc biệt là trong ngành trồng trọt. Ngành trồng trọt vẫn là ngành sản xuất chính, tạo ra khối lượng lớn các sản phẩm (năm 2003 chiếm 72% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp). Cơ cấu trên biểu hiện một trình độ phân công lao động thấp kém của khu vực nông thôn. Những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản có xu hướng giảm: giai đoạn 1996 - 2000, tốc độ tăng trưởng bình quân là 6,4%, đến giai đoạn 2001 - 2003 giảm xuống còn 5,81%. Như vậy, hiện nay ở Hải Dương cũng như cả nước, nông nghiệp vẫn là ngành thu hút lao động chính. Sự phân công lao động ở nông thôn mặc dù đã có sự chuyển biến nhưng vẫn tỏ ra rất lạc hậu và tập trung chủ yếu vào sản xuất nông nghiệp, nhất là trồng trọt; ngành thủy sản có tiềm năng cho hiệu quả lớn nhưng quy mô còn quá nhỏ, tỷ trọng lao động thấp; sự chuyển dịch cơ cấu ngành nghề từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp còn chậm... Trong khu vực dịch vụ, thời gian qua lao động có xu hướng gia tăng: năm 1995 có 72.446 lao động, chiếm 8, 24%, đến năm 2003 đã có 10.2561 lao động, chiếm 10,95%. Trong đó, lao động tăng nhanh nhất là trong các lĩnh vực thương nghiệp như vận tải, kho bãi, thông tin liên lạc, sửa chữa xe có động cơ, khách sạn, nhà hàng; ngoài ra số lao động làm thuê việc gia đình cũng có xu hướng tăng lên. Hàng năm có khoảng 40.000 thanh niên bắt đầu tham gia lực lượng lao động, đa số lực lượng lao động này sẽ gia nhập vào ngành dịch vụ nếu không có cơ hội việc làm trong ngành công nghiệp. Mặc dù vậy, tốc độ tăng trưởng của ngành dịch vụ lại có xu hướng giảm: giai đoạn 1996 - 2000 tốc độ tăng trưởng GDP các ngành dịch vụ bình quân hàng năm là 12,4%/ năm, đến giai đoạn 2000 - 2003 giảm đi còn 10,1%/năm. Khu vực dịch vụ có mức tăng trưởng thấp hơn hẳn so với khu vực công nghiệp nhưng lại cao hơn hẳn so với khu vực nông nghiệp. Sự gia tăng lao động trong ngành dịch vụ chủ yếu là do gia tăng việclàm khu vực kinh tế ngoài nhà nước và khu vực phi kết cấu. Theo số liệu điều tra, lao động trong ngành thương mại Hải Dương những năm gần đây biến đổi theo chiều hướng lao động trong khu vực nhà nước giảm dần, lao động thuộc các thành phần kinh tế ngoài khu vực nhà nước tăng lên. Năm 2002 có khoảng 2,7 vạn lao động tham gia hoạt động kinh doanh thương mại thì trong đó lao động thương mại ngoài khu vực nhà nước chiếm khoảng 85%. ở khu vực phi kết cấu, lao động thường có mức thu nhập thấp và không ổn định, song nó giúp cho những lao động mất việc làm ở thành thị và lao động thiếu việc làm ở nông thôn kiếm được thu nhập để tồn tại. Lao động tham gia khu vực này bao gồm: lao động làm thuê trong các cơ sở sản xuất hộ gia đình hoặc tự mình làm như: thợ may, thợ cắt tóc, xe ôm, bán hàng rong, làm thuê công việc gia đình... Trong những năm gần đây, khi lao động dôi dư trong các doanh nghiệp nhà nước, lao động bị thất nghiệp trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và những lao động bị mất việc làm do các doanh nghiệp tư nhân bị phá sản ngày càng nhiều, thì thị trường lao động này đã thu hút họ với rất nhiều các hình thức đa dạng, phong phú, linh hoạt. Như vậy, mặc dù vẫn còn mang nặng tính chất của loại dịch vụ cấp thấp nhưng khu vực dịch vụ ở Hải Dương đã thu hút một lượng lao dộng không nhỏ trong thời gian qua. Hiện nay, lao động có việc làm và đang làm việc ở các ngành trong nền kinh tế quốc dân tăng khá, song còn bất hợp lý. Số lao động làm việc tại các ngành công nghiệp, dịch vụ chiếm tỷ lệ thấp, trong khi lao động thuộc khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng lớn. Sở dĩ có sự bất hợp lý này là do: - Lao động nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn (khoảng trên 77%); khả năng thu hút lao động nông nghiệp sang các ngành nghề phi nông nghiệp còn nhiều khó khăn và hạn chế. - Lao động có tay nghề, có kỹ năng, được đào tạo trong các lĩnh vực, đặc biệt là khu vực nông thôn còn quá thấp, khiến người lao động không hoặc khó có thể tìm cơ hội chuyển nghề, tìm việc làm mới và phải chấp nhận làm những công việc giản đơn, cha truyền con nối, dựa hẳn vào đồng ruộng. - Số lao động hàng năm tăng lên nhanh, trung bình khoảng 6 nghìn người/năm. Nếu cộng cả số lao động còn dôi dư và thiếu việc làm thì vấn đề giải quyết việc làm là bài toán khó của địa phương. Qua bảng 2.3 cho thấy tỷ lệ lao động trong sản xuất công nghiệp, xây dựng, giao thông và dịch vụ là rất nhỏ. Muốn chuyển đổi cơ cấu lao động theo hướng tăng tỷ lệ lao động trong các ngành sản xuất và dịch vụ, giảm tỷ lệ lao động trong nông nghiệp cần phải quan tâm đến phát triển các khu công nghiệp, phát triển thủ công nghiệp, các làng nghề, phố nghề, đặc biệt là phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ tạo việc làm mới cho người lao động và từng bưóc rút dần lao động ở nông thôn ra khỏi khu vực nông nghiệp. ở Hải Dương hiện nay, trong tổng số 946.694 lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế, chỉ có 64.397 người làm trong khu vực nhà nước, chiếm 6,8% còn lại là lao động ở khu vực ngoài nhà nước, trong đó kinh tế tư nhân, cá thể thu hút phần lớn (hơn 90%) lao động xã hội. Bảng 2.4: Cơ cấu lao động chia theo thành phần kinh tế Số TT Thành phần kinh tế Số LĐ làm việc Tỷ lệ (%) Tổng số 946.694 1 Nhà nước 64.397 6,8 2 Tập thể 7.565 0,79 3 Tư nhân 52.533 5,5 4 Cá thể 814 .596 86,04 5 Có vốn đầu tư nước ngoài 7.603 0,8 Nguồn: Kết quả điều tra lao động việc làm 2004. Trong thời gian qua, mặc dù được ưu đãi về các khoản đầu tư song các doanh nghiệp nhà nước chỉ đóng góp một phần rất nhỏ trong tạo việc làm. Trong khi đó khu vực kinh tế tư nhân đã đóng góp vai trò chủ lực trong việc tạo việc làm cho lao động xã hội. Năm 2003, mặc dù kinh tế tư nhân, cá thể mới chiếm 14,5% giá trị sản xuất công nghiệp và xây dựng nhưng đã sử dụng 76% lao động toàn ngành công nghiệp. Trong tương lai, khu vực kinh tế tư nhân sẽ có khả năng tiếp nhận rất lớn lực lượng lao động nông thôn và lao động xã hội. Vì vậy, trong thời gian tới, việc khuyến khích sự phát triển của kinh tế tư nhân là một trong những vấn đề quan trọng nhất để tạo ra việc làm cho người lao động. Từ năm 1990, Hải Dương bắt đầu tiếp nhận đầu tư nước ngoài. Sau 10 năm (đến năm 2000), trên địa bàn tỉnh Hải Dương mới có 18 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, hầu hết ở vị trí thuận lợi, nhất là ven đường quốc lộ 5. Đến năm 2003, tổng giá trị sản xuất công nghiệp của các doanhnghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 2575,7 tỷ đồng, chiếm 26,3% tổng giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh, nộp ngân sách đạt 315 tỷ đồng (trong đó, thuế nhập khẩu khoảng 238 tỷ đồng, nộp ngân sách địa phương 77 tỷ đồng), thu hút gần 8000 lao động trực tiếp và hàng ngàn lao động gián tiếp trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Từ năm 2002, tỉnh đã xúc tiến quy hoạch các khu, cụm công nghiệp. Đến nay đã quy hoạch xong 7 khu, trong đó có 6 khu được Chính phủ đưa vào danh mục các khu công nghiệp tập trung trong cả nước với tổng diện tích 642,75ha, trong đó 3 khu công nghiệp đã được đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng tương đối tốt như: Nam Sách, Đại An và Việt Hoà, đã thu hút 24 nhà đầu tư thuê 130ha đất, chiếm khoảng 30% tổng diện tích. Các khu công nghiệp tập trung khác đang trong tiến trình triển khai xây dựng cơ sở hạ tầng và có 20 dự án bỏ vốn vào đầu tư. Ngoài ra, đã có 9 cụm công nghiệp, với diện tích 504,97ha đã được tỉnh phê duyệt, hiện đã thu hút 102 dự án với tổng diện tích cho thuê là 141,74ha và số vốn đăng ký là 1797 tỷ đồng, sử dụng được 22896 lao động: Cẩm Thượng, Việt Hoà, phía Tây Ngô Quyền (Thành phố Hải Dương), Hưng Thịnh (Bình Giang), Cộng Hoà (Chí Linh), An Đồng (Nam Sách), Lai Cách (Cẩm Giàng) và cụm Tầu Thuỷ (Kim Thành). Như vậy, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã và đang góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế đồng thời góp phần tạo việc làm cho người lao động ở tỉnh Hải Dương. Những năm gần đây có sự chuyển dịch quan trọng của lao động trong các thành phần kinh tế, đặc biệt là trong khu vực nông thôn: Lao động được chuyển dịch từ khu vực kinh tế nhà nước sang khu vực kinh tế ngoài nhà nước, trong đó các hộ gia đình ở nông thôn, các trang trại đang trở thành lực lượng chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Tính đến năm 2002, theo tiêu chí mới, Hải Dương có 174 trang trại, sử dụng 1.514,56 ha đất, thu hút 21,2 tỷ đồng vốn, 992 lao động và 131.296 ngày công lao động thời vụ. Sự phát triển của kinh tế hộ gia đình theo tinh thần nghị quyết 10 của Bộ chính trị là cách vận dụng quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ và tính chất của lực lượng sản xuất, khai thác có hiệu quả các nguồn lực trong nông nghiệp và nông thôn. Việc phát huy vai trò đơn vị kinh tế tự chủ của hộ nông dân trong thời kỳ qua là một nhân tố quyết định đem lại sự chuyển biến mạnh mẽ trong sản xuất nông nghiệp và nông thôn. Từ 1995 đến 2003, giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản tính theo giá so sánh đã tăng 1,6 lần, từ 2.277 tỷ đồng năm 1995 lên 3.488 tỷ đồng năm 2003, trong đó giai đoạn 2000 - 2003 tăng trung bình 5,81%/năm, cao hơn mức tăng trung bình của nông nghiệp cả nước, của vùng đồng bằng sông Hồng và các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc. Kinh tế hộ nông dân được thừa nhận là đơn vị kinh tế tự chủ đã tạo ra bước phát triển mạnh mẽ, sử dụng có hiệu quả hơn đất đai, lao động, tiền vốn, công nghệ và lợi thế sinh thái từng vùng. Kinh tế hộ nông dân và một số bộ phận kinh tế trang trại đang trở thành lực lượng sản xuất chủ yếu về lương thực, thực phẩm, nguyên liệu cho công nghiệp phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Kinh tế nông thôn phát triển theo hướng đa dạng hoá các loại hình sản xuất kinh doanh ngành nghề, tăng tỷ trọng các ngành phi nông nghiệp, giảm tỷ lệ thuần nông. Nhiều làng nghề được khôi phục và phát triển (trạm khắc gỗ ở Đông Giao; làm bánh đậu xanh, bánh gai ở Hải Dương, Ninh Giang, đóng giầy da, nghề vàng bạc ở Châu Khê, nghề thợ mộc ở Cúc Bồ, nghề thêu ren ở Tứ Kỳ, trạm khắc đá ở Kính Chủ...) đang từng bước phát triển, tạo ra cục diện mới cho phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn và đặc biệt đang tạo ra cơ hội thực hiện chuyển dịch và phân công lao động trên diện rộng. Kinh tế tập thể theo mô hình cũ đang được chuyển đổi thành mô hình hợp tác kiểu mới dưới nhiều hình thức đa dạng trong tất cả các ngành, lĩnh vực. Hiện nay Hải Dương có 380 hợp tác xã sản xuất nông nghiệp. Xu hướng chuyên ngành, đa ngành, đa dạng về tổ chức và nội dung ngày một tăng. Tuy nhiên, còn nhiều mô hình HTX trong khu vực nông nghiệp hoạt động kém hiệu quả, chưa có sự thay đổi thực sự về chất về cả nội dung và phương thức hoạt động. 2.3. Thực trạng về tạo việc làm và trạng thái thất nghiệp ở Hải Dương từ 1996 đến nay 2.3.1. Thực trạng về tạo việc làm trong các ngành kinh tế Giải quyết việc làm là một trong những vấn đề quan trọng, nó có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phát triển kinh tế xã hội. Vì vậy, trong những năm qua, Đảng bộ và các cấp chính quyền ở Hải Dương đã tập trung chỉ đạo và quan tâm sâu sắc đến lĩnh vực này. Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hải Dương khoá XIII đã khẳng định: Tạo thêm nhiều việc làm mới là mục tiêu và nhiệm vụ cấp bách trong thời gian tới. Tiếp tục thực hiện tốt chương trình quốc gia về giải quyết việc làm trên cơ sở quy hoạch phát triển kinh tế, đẩy mạnh và mở rộng các làng nghề truyền thống, tích cực tham gia vào các chương trình xuất khẩu lao động...Tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng nhiều lao động tại chỗ. Mở rộng mạng lưới và nâng cao chất lượng hoạt động đào tạo, dạy nghề để tăng khả năng tự tạo việc làm, di chuyển việc làm cho người lao động [11, tr.57-58]. Thực hiện Nghị quyết của Đại hội, các Huyện uỷ, Thành uỷ, các cấp chính quyền đã xây dựng chương trình hành động về giải quyết việc làm. Uỷ ban nhân dân tỉnh đã thành lập Ban chỉ đạo giải quyết việc làm của tỉnh và chỉ đạo các huyện, thành phố, các xã, phường, các ngành sản xuất kinh doanh thành lập Ban chỉ đạo giải quyết việc làm. Đồng thời tỉnh đã chỉ đạo các ngành quản lý sản xuất kinh doanh xây dựng kế hoạch phát triển sản xuất, khôi phục lại các nghề truyền thống, tạo đầu ra cho sản phẩm của các doanh nghiệp sản xuất thu hút nhiều lao động. Tỉnh có chính sách đầu tư thoả đáng về vốn, mặt bằng sản xuất, đào tạo nguồn nhân lực để thu hút các nhà đầu tư vào tỉnh làm ăn, tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động. Ngay sau khi thành lập Ban chỉ đạo giải quyết việc làm của tỉnh, các xã, phường đã tổ chức tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng. Ban chỉ đạo giải quyết việc làm các cấp đã xây dựng kế hoạch triển khai cụ thể của cấp mình, xây dựng quy chế làm việc, phân công nhiệm vụ của các thành viên Ban chỉ đạo, xây dựng kế hoạch giải quyết việc làm hàng năm để làm cơ sở đánh giá mức độ hoàn thành của mỗi cấp. Các cấp uỷ đảng và chính quyền đã có sự lãnh đạo và chỉ đạo chặt chẽ về công tác giải quyết việc làm, sự kết hợp giữa chính quyền với các tổ chức đoàn thể, các tổ chức xã hội, giữa các ngành ở các cấp từ tỉnh đến các xã, phường cơ sở. Chương trình giải quyết việc làm của mỗi cấp đều được Hội đồng nhân dân cấp đó thông qua. Ban chỉ đạo giải quyết việc làm của tỉnh hàng năm đều tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác giải quyết việc làm ở các xã, phường và các huyện, thành phố. Đi đôi với thu hút vốn đầu tư nước ngoài, tỉnh đã đầu tư phát triển một số nghề mới như: May, da giầy, khai thác vật liệu xây dựng, chế biến nông sản thực phẩm... Trong nông nghiệp, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, gắn với thâm canh, tăng vụ, nâng cao chất lượng sản phẩm. Tỉnh đã có chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người lao động để họ nhanh chóng tìm được việc làm như: Cho vay vốn với lãi suất ưu đãi, tăng cường năng lực hoạt động của các Trung tâm dịch vụ việc làm để dạy nghề, tư vấn giới thiệu việc làm cho người lao động. Cung cấp thông tin về thị trường lao động cho người sử dụng lao động và người lao động. Các trung tâm dịch vụ việc làm của tỉnh đã thực sự là cầu nối giữa người lao động và người sử dụng lao động. Tỉnh đã xây dựng và triển khai đề án dạy nghề, truyền thống gắn với giải quyết việc làm ở nông thôn. Quy hoạch các cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh; hỗ trợ các cơ sở dạy nghề, truyền nghề truyền thống như nghề đóng giày, nghề mộc, trạm khắc gỗ, Trung tâm khuyến nông, Trung tâm hỗ trợ nông dân của Hội nông dân đã tập huấn chuyển giao công nghệ, hướng dẫn cách làm ăn cho hàng chục ngàn nông dân. Song song với việc giải quyết việc làm ở trong nước, tỉnh đã xây dựng và triển khai đề án xuất khẩu lao động và chuyên gia. Đặc biệt là phong trào giúp nhau về giống, vốn của các tổ chức quần chúng, các đoàn thể như: Công đoàn, Hội Cựu chiến binh, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân...Các hoạt động này có tác động lớn đến kết quả giải quyết việc làm. Nhờ đó, công tác giải quyết việc làm đã thu được kết quả đáng khích lệ: * Giai đoạn từ năm 1996 đến năm 2000: Đã tạo việc làm mới cho 115.172 người lao động dạy nghề và tập huấn chuyển giao công nghệ cho 277.453 lượt người trong đó dạy nghề được 52.833 người. Bảng 2.5: Kết quả giải quyết việc làm giai đoạn 1996- 2000 Đơn vị tính: người TT Chỉ tiêu Tổng số 1996 1997 1998 1999 2000 1 Lao động được giải quyết việc làm 115.172 18.500 22.706 21.600 25.193 27.173 2 Tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị 6,8 6,66 7,5 6,36 6,3 3 Thời gian lao động ở nông thôn 70,56 72,5 74,25 76,25 77,9 4 Số người được dạy nghề 52.833 6.834 4.726 10.623 12.150 13.000 5 Số lượt người được tập huấn chuyển giao kỹ thuật 244.620 12.000 22.360 54.560 65.700 70.000 6 Tỷ lệ lao động qua đào tạo 13,3 14,24 15,39 17,6 18,71 Nguồn: Báo cáo kết quả giải quyết việc làm của tỉnh Hải Dương giai đoạn 1996-2000. * Giai đoạn từ năm 2001 đến năm 2004: Theo số liệu khảo sát ở 12 huyện, thành phố và các ngành sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh, kết quả giải quyết việc làm trong 4 năm từ 2001- 2004, toàn tỉnh đã giải quyết việc làm mới cho 94.023 lao động (đạt 95,05% so với kế hoạch 5 năm 2001 - 2005). Số lao động được thu hút vào các lĩnh vực kinh tế như: công nghiệp - xây dựng: 37.889 lao động, nông - lâm- ngư nghiệp: 21.814 lao động (kể cả cho vay vốn hỗ trợ giải quyết việc làm), dịch vụ và các hoạt động khác: 17.092 lao động, xuất khẩu lao động: 17.228 lao động. Ước thực hiện giai đoạn 2001 - 2005, toàn tỉnh giải quyết việc làm cho 123.823 lao động (đạt 125,18% kế hoạch 5 năm) Bảng 2.6: Kết quả giải quyết việc làm giai đoạn 2001- 2004 Đơn vị tính: người Số TT Tên huyện Tổng số Kết quả giải quyết việc làm 2001 - 2004 Ước thực hiện 2005 Tổng N. nghiệp CN - XD Dịch vụ XK LĐ Tổng Trong nước Xuất khẩu LĐ 1 2 3= 4+9 4= 5+6+7+8 5 6 7 8 9=10+11 10 11 1 TP Hải Dương 12.856 9.506 150 5.359 2.800 1.197 3.350 3.200 150 2 Nam Sách 11.234 8.994 2.341 3.612 1.578 1.463 2.240 2.110 130 3 Thanh Hà 9.657 7.457 2.100 2.670 1.483 1.204 2.200 1.900 300 4 Chí Linh 10.567 8.256 1.140 3.564 1.004 2.548 2.320 2.070 250 5 Kinh Môn 10.330 7.920 2.276 2.946 1.231 1.467 2.410 2.120 290 6 Kim Thành 9.399 6.949 1.395 3.548 1.203 803 2.450 2.160 290 7 Tứ Kỳ 10.960 8.140 2.202 3.052 960 1.926 2.820 2.450 370 8 Cẩm Giàng 10.551 7.711 1.143 2.754 1.630 2.184 2.840 2.530 310 9 Bình Giang 9.409 7.339 2.111 2.738 1.490 1.000 2.070 1.820 250 10 Ninh Giang 10.015 7.675 2.574 2.699 1.482 920 3.340 2.000 340 11 Thanh Miện 8.510 6.290 2.283 2.372 809 826 2.220 1.890 330 12 Gia Lộc 10.326 7.786 2.099 2.575 1.422 1.690 2.540 2.190 350 Tổng cộng 123.823 94.023 21.814 37.889 17.092 17.228 29.800 26.440 3.360 Nguồn: Báo cáo nghiên cứu tổng kết chương trình giải quyết việc làm giai đoạn 2001-2005 và phương hướng thực hiện 2006-2010 của tỉnh Hải Dương. Trong đó: + Thông qua các chương trình phát triển kinh tế - xã hội đã giải quyết việc làm cho 59.703 lao động (chiếm 63,53% tổng số lao động được giải quyết

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docViệc làm và chính sách tạo việc làm ở Hải Dương hiện nay.doc
Tài liệu liên quan