Luận văn Việc làm và thu nhập của người nông dân sau thu hồi đất ở thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế

Quá trình đô thị hóa diễn ra quá nhanh chóng trong lúc đó khả năng thích

ứng của người nông dân với môi trường mới còn chậm chạp nên đã tạo ra nhiều vấn

đề bất cập. Ở thị xã Hương Trà chủ yếu là lao động thuần nông, quanh năm suốt

tháng chỉ quen với ruộng đồng chân lấm tay bùn, có trình độ văn hóa thấp và đặc

biệt trình độ chuyên môn kỹ thuật để phục vụ cho việc sản xuất nông nghiệp không

có mà chỉ có kinh nghiệm là chủ yếu. Vì thế khi diện tích đất canh tác bị giảm dần

đã làm cho người nông dân lúng túng trong việc định hướng chuyển đổi cơ cấu

ngành nghề của gia đình.

Nguyên nhân dẫn đến sự lúng túng của người nông dân trong việc chuyển

đổi ngành nghề là:

- Thứ nhất, đó là thông tin thị trường. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay

thì thông tin là một yếu tố quan trọng, quyết định sự thành công trong hoạt động sản

xuất kinh doanh, vì thế đòi hỏi người sản xuất kinh doanh phải nhanh và nhạy bén

về thông tin, có như vậy mới có thể nắm bắt những cơ hội một cách kịp thời và

tránh được rủi ro cao. Thế nhưng thông tin thị trường đến với người nông dân rất

chậm, thậm chí có lúc người nông dân không có được những thông tin cần thiết.

Ở tỉnh Thừa Thiên Huế, hàng năm đều có tổ chức hội chợ việc làm, thế

nhưng hội chợ việc làm chỉ thu hút lao động ở thành phố là chủ yếu, không khai

thác hết nguồn lao động dồi dào ở nông thôn. Đó là do thông tin về hội chợ việc làm

đã không đến được với người nông dân ở các thị xã, thị xã. Cuối cùng dẫn đến

người nông dân không có việc làm, còn các công ty, xí nghiệp lại thiếu lao động.

Đây là một nghịch lý cần phải sớm được giải quyết.

pdf125 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 694 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Việc làm và thu nhập của người nông dân sau thu hồi đất ở thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
riệu đồng, trong đó tỷ lệ vốn tự có cao ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 55 hơn nhiều so với tỷ lệ vốn vay bình quân chung là 20,24 triệu đồng/hộ chiếm 85,40% tổng nguồn vốn. Ở mỗi nhóm hộ tỷ lệ giữa vốn vay và vốn tự có có sự chênh lệch chút ít nguyên nhân là do nhu cầu chuyển đổi ngành nghề ở mỗi hộ khác nhau. Thêm vào đó việc tiếp cận nguồn vay gặp nhiều khó khăn, lãi suất cao và tâm lý của các hộ nông dân chưa dám đầu tư vào các hoạt động kinh doanh có vốn lớn vì rủi ro mắc nợ cao. Vì vậy, Nhà nước nên hỗ trợ nguồn vay có lãi suất thấp, thủ tục vay vốn nên đơn giản để người dân có thể tiếp cận nguồn vay đồng thời hướng dẫn cho họ nên đầu tư sản xuất như thế nào nhằm giảm thiểu rủi ro đến mức thấp nhất. 2.2.2. Tình hình việc làm của người nông dân sau thu hồi đất nông nghiệp 2.2.2.1. Cơ cấu việc làm của người nông dân trước và sau thu hồi đất Quá trình thu hồi đất diễn ra sẽ tác động đầu tiên đến việc làm của người lao động, họ phải từ bỏ công việc, ngành nghề quen thuộc của mình để đi tìm một nghề mới. Đây là một quá trình lâu dài và nhiều thách thức với nhiều yếu tố tác động như vốn đầu tư, độ tuổi, sức khỏe, trình độ chuyên môn, kỹ thuật nên không phải lao động nào cũng tìm được nghề mới ổn định và có thu nhập khá. Tuy nhiên, để ổn định cuộc sống bản thân mỗi lao động phải thích nghi với hoàn cảnh mới, tìm công việc mới phù hợp nhất với bản thân và quan trọng là đem lại nguồn thu nhập cho gia đình. Bảng 2.11: Cơ cấu việc làm theo ngành nghề của lao động trước và sau thu hồi đất Chỉ tiêu Trước thu hồi đất Sau thu hồi đất Chênh lệch Người % Người % +/- % Tổng số lao động 307 100 303 100 - 4 - 1,30 * Phân theo ngành nghề - Thuần nông 160 52,12 88 29,04 - 72 - 45,00 - Nông kiêm NN – DV 62 20,19 87 28,71 25 40,32 - Chuyên NN – DV 68 22,15 103 33,99 35 51,47 - Cán bộ nhà nước 10 3,26 12 3,96 2 20,00 - LĐ không có việc làm 7 2,28 13 4,30 6 85,71 (Nguồn: Số liệu điều tra năm 2012) ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 56 Về tổng số lao động sau thu hồi đất mặc dù có giảm nhưng không đáng kể, lý do là do sự chuyển dịch lực lượng lao động trong mỗi hộ gia đình như số lao động tăng thêm do cưới xin, độ tuổi tăng lên nhỏ hơn so với số lao động giảm đi do già yếu, đi làm xa, lấy chồng địa phương khác. Về cơ cấu việc làm theo ngành nghề của lao động trên địa bàn thị xã Hương Trà sau thu hồi đất có sự chuyển dịch rõ nét. Số lao động thuần nông sau thu hồi đất đã giảm 45% so với trước khi thu hồi. Nguyên nhân chủ yếu do các hộ không còn hoặc còn số ít diện tích đất canh tác, một số khác chuyển nghề vì sản xuất nông nghiệp tính rủi ro cao, đem lại lợi nhuận thấp. Số lao động thuần nông hiện tại chỉ còn 29,04%, họ tiếp tục sản xuất với diện tích đất canh tác còn lại và có thể thuê, đấu thầu thêm diện tích của những hộ xung quanh hoặc của hợp tác xã. Đây thường là những lao động có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp và có độ tuổi khá cao; hoặc khó có thể chuyển đổi ngành nghề, kiếm việc làm thêm. Họ thường kết hợp các biện pháp như thâm canh tăng vụ, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, cho năng suất cao. Một số lao động khác tăng cường phát triển chăn nuôi để bù vào khoản thu nhập bị mất đi từ hoạt động trồng trọt do bị mất đất. Về số lao động trong lĩnh vực nông kiêm ngành nghề dịch vụ tăng lên 40,32%. Sau khi ruộng đất bị thu hồi, đa số lao động thuần nông vẫn tiếp tục canh tác trên phần đất còn lại, nhưng diện tích này thường không lớn, không đủ đảm bảo đời sống gia đình họ, thời gian nhàn rỗi nhiều nên họ phải kiếm thêm việc làm để mong kiếm thêm thu nhập cao hơn. Lao động nam vừa trồng trọt, vừa làm thuê những công việc như thợ nề, phụ hồ, bốc vác, xe ôm... còn lao động nữ >35 tuổi vừa chăn nuôi vừa buôn bán nhỏ ở chợ với các sản phẩm nông nghiệp do gia đình làm ra. Lao động công nghiệp tiểu thủ công nghiệp và lao động dịch vụ trước thu hồi đất chiếm 22,15%, sau khi thu hồi đất tăng lên 33,99%. Đây là những lao động có có trình độ chuyên môn - kỹ thuật, có mức thu nhập khá cao, công việc cơ bản ổn định. So với trước thu hồi đất, lao động công nghiệp dịch vụ tăng 34 lao động. Còn lại là số lao động tham gia vào lĩnh vực khác chủ yếu là cán bộ công nhân viên chức ở các cơ quan đoàn thể hay là giáo viên... số lao động trong lĩnh vực ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 57 này có xu hướng tăng so với trước khi thu hồi đất là 20%, lao động này phần lớn thuộc độ tuổi từ 15 - 35. Đây là lực lượng lao động có trình độ chuyên môn – kỹ thuật, mới gia nhập vào lực lượng lao động, có mức thu nhập khá cao, công việc ổn định. Số lao động trong lĩnh vực này tăng lên đều là do định hướng của các gia đình muốn con cái họ thoát khỏi nghề nông nên muốn con cái học lên cao hoặc học nghề. Đây là xu hướng chuyển đổi tốt có hiệu quả, góp phần cải thiện được thu nhập trong hộ gia đình và nâng cao trình độ của lực lượng lao động trên địa bàn. Sự chuyển dịch lao động như vậy phù hợp với xu thế phát triển chung. Tuy nhiên trong mỗi công việc mức độ ổn định khác nhau, có những công việc thu nhập chưa ổn định nhưng phần nào giải quyết được khó khăn khi thu hồi đất diễn ra. Số liệu điều tra cũng cho thấy, sau khi thu hồi đất, số lao động không có việc làm lên đến 13 người (tăng 6 người, gần 85,70%). Số lao động này tập trung chủ yếu ở nhóm bị thu hồi hết đất nông nghiệp nhưng không có khả năng chuyển đổi nghề nghiệp do lớn tuổi hoặc không có trình độ chuyên môn. Có thể nói, bên cạnh các hộ đã thích nghi được với hoàn cảnh mới, chủ động đi tìm cho mình một công việc để có thu nhập ổn định cuộc sống thì vẫn tồn tại nhiều lao động không thể tìm được việc làm do nhiều yếu tố như: trình độ văn hóa, chuyên môn – kỹ thuật thấp, giới tính, độ tuổi họ gặp rất nhiều khó khăn khi bị thu hồi đất sản xuất nông nghiệp. Điều này đòi hỏi sự nỗ lực trước hết từ bản thân các lao động và sự quan tâm, giúp đỡ của chính quyền các cấp. Như vậy, cơ cấu ngành nghề của lao động trong các nông hộ đã có sự thay đổi lớn sau khi ruộng đất bị thu hồi. Việc thu hồi đất phục vụ công tác đô thị hóa đã có ảnh hưởng tích cực đến việc chuyển đổi cơ cấu ngành nghề của người lao động theo hướng tách dần ra khỏi nông nghiệp, phát triển các ngành nghề dịch vụ các ngành đòi hỏi trình độ chuyên môn – kỹ thuật. Tuy vậy, một bộ phận lao động còn gặp khó khăn trong việc chuyển đổi ngành nghề, hoặc tham gia vào những ngành nghề mới với thu nhập bấp bênh. Sự chuyển đổi đó mới chỉ mang tính tự phát của người dân, chưa có tính ổn định và tính xã hội cao. Thiết nghĩ đây là vấn đề mà thị xã Hương Trà cần phải lưu tâm nhằm tạo điều kiện cho người dân có thể ổn định ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 58 hơn trong công việc và phát triển hướng đào tạo cũng như có giải pháp liên hệ giới thiệu việc làm cho người lao động chưa có việc hoặc đang được đào tạo. Bảng 2.12 cho thấy sự thay đổi việc làm và đặc thù của loại việc làm ngoài nông nghiệp: Bảng 2.12: Cơ cấu ngành nghề của lao động phi nông nghiệp trước và sau khi thu hồi đất Chỉ tiêu Nhóm I Nhóm II Nhóm III Chung cả 3 nhóm Trước Sau Trước Sau Trước Sau Trước Sau Chênh lệch I.CN-TTCN và xây dựng 22 32 15 25 15 20 52 77 25 1. Thợ nề 5 6 2 4 2 5 9 15 6 2. Thợ mộc 1 2 5 5 1 1 7 8 1 3. Thợ may 4 11 3 6 4 5 11 22 11 4. Gò hàn 7 7 1 2 3 3 11 12 1 5. Khác 5 6 4 8 5 6 14 20 6 II.KD DV 3 5 9 13 5 8 17 26 9 1. Buôn bán nhỏ 1 3 8 12 2 5 11 20 9 2. KD DV khác 2 2 1 1 3 3 6 6 0 III. Cán bộ 4 4 3 3 3 5 6 8 2 IV. Khác 0 0 0 0 0 0 0 0 0 (Nguồn: Số liệu điều tra năm 2012) - Trong lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp và xây dựng, nghề có khả năng thu hút nhiều lao động tham gia nhất là thợ may 11 lao động và thợ nề 06 lao động, các lĩnh vực khác mức độ thu hút không đáng kể. Sở dĩ hai ngành trên thu hút nhiều lao động là do thợ nề là một ngành không đòi hỏi có chuyên môn quá cao, nếu lao động chưa có tay nghề thì họ có thể làm phụ thợ nề, sau thời gian phụ nề khi tay nghề khá ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 59 lên họ có thể sang làm thợ chính. Đối với ngành may, hiện nay trên địa bàn tỉnh có gần 20 doanh nghiệp dệt may với số lượng lao động cần là 5.287 người. Nhu cầu nhân lực về dệt may trên địa bàn tỉnh còn rất lớn. Riêng ở thị xã Hương Trà và vùng lân cận có nhiều doanh nghiệp may tư nhân và nhà nước đang hoạt động đã góp phần giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động. - Dịch vụ, buôn bán nhỏ vẫn là lĩnh vực có khả năng thu hút nhiều lao động nhất khi chuyển đổi nghề nghiệp, có hơn 50% các hộ nông dân kiêm thêm việc kinh doanh nhỏ lẻ trong tổng số các hộ nông kiêm. Những lao động này thường là lao động bán hàng ăn, bán rau, bán gạo, bán cá... là những nghề không đòi hỏi vốn lớn và trình độ chuyên môn cao. Lĩnh vực này thu hút các lao động nữ đã lớn tuổi, không có khả năng đào tạo nghề để chuyển đổi nghề nghiệp. Tuy nhiên, thu nhập từ hoạt động này thường không cao. Số lao động được tuyển dụng vào làm cán bộ nhà nước chỉ tăng thêm so với trước thu hồi đất là 02 người. Sở dĩ lượng lao động thu hút vào lĩnh vực này ít là do yêu cầu vào làm việc nhà nước đòi hỏi phải có trình độ chuyên môn cao, trong khi trình độ chuyên môn của người lao động bị thu hồi đất lại rất thấp, họ chỉ thường học nghề ngắn hạn. Tóm lại, đô thị hóa có ảnh hưởng tích cực đến việc chuyển đổi cơ cấu ngành nghề theo theo hướng giảm lao động trong ngành nông nghiệp và tăng lao động ngành nghề phi nông nghiệp đem lại thu nhập cao hơn. Sự chuyển đổi việc làm của người lao động tập trung vào những nghề đòi hỏi vốn ít, trình độ chuyên môn không cao, chỉ cần học nghề trong thời gian ngắn. 2.2.2.2. Thời gian làm việc và tình trạng thiếu việc làm của người nông dân sau thu hồi đất - Thời gian làm việc của người nông dân sau khi thu hồi đất Tình hình sử dụng thời gian làm việc của lao động là một chỉ tiêu quan trọng dùng để đánh giá khả năng và mức độ tạo việc làm của người lao động. Bảng 2.13 cho thấy rõ ảnh hưởng của việc thu hồi đất nông nghiệp đến tình hình sử dụng thời gian làm việc của lao động thuần nông. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 60 Bảng 2.13: Tác động của thu hồi đất đến thời gian làm việc của lao động thuần nông Nhóm Trước thu hồi Sau thu hồi Chênhlệch Số người % Số ngày làm việc bình quân Tỷ suất sử dụng thời gian lao động Số người % Số ngày làm việc bình quân Tỷ suất sử dụng thời gian lao động Nhóm I 76 47,50 222,70 79,53 47 53,41 191,92 68,54 - 30,78 Nhóm II 49 30,63 221,57 79,13 27 30,68 174,82 62,43 - 46,75 Nhóm III 35 21,87 206,14 71,93 14 15,91 150,07 57,64 - 56,07 Chung cả ba nhóm 160 100 218,74 78,12 88 100 188,07 67,17 - 30,67 (Nguồn: Số liệu điều tra năm 2012) Thời gian làm việc bình quân của lao động thuần nông trước và sau thu hồi giảm rõ rệt. Nếu trước thu hồi đất thời gian làm việc bình quân của lao động 218,74 ngày (tỷ suất sử dụng lao động 78,12%) thì sau thu hồi đất giảm xuống còn 188,07 ngày (tỷ suất sử dụng lao động 67,17%). Nhìn chung xu hướng giảm phụ thuộc vào diện tích bị thu hồi, có nghĩa nếu diện tích thu hồi càng lớn thì thời gian làm việc càng giảm nhiều. Nếu thu hồi dưới 2 sào (nhóm I), thời gian làm việc giảm 30,78 ngày (tỷ suất sử dụng thời gian giảm 11,78%), thu hồi trên 4 sào (nhóm III), thời gian làm việc giảm 56,07 ngày. - Tình trạng thiếu việc làm của người nông dân sau thu hồi đất Trong những năm gần đây, việc thu hồi đất phụ vụ quá trình đô thị hóa diễn ra với quy mô và nhịp độ nhanh chóng chưa từng thấy, phạm vi trên toàn quốc. Ở thị xã Hương Trà, đô thị hóa cũng diễn ra với nhịp độ rất khẩn trương, đang đặt ra nhiều vấn đề trong quản lý đô thị. Đồng thời nó cũng đặt ra cho người nông dân có những định hướng mới trong việc chuyển đổi ngành nghề sao cho phù hợp với bản thân và điều kiện kinh tế - xã hội. Bởi vì, quá trình đô thị hóa đã làm cho người ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 61 nông dân mất bớt diện tích đất canh tác, mà đất là tư liệu sản xuất quan trọng nhất, quý báu nhất và không thể thay thế trong sản xuất nông nghiệp. Bảng 2.14: Lý do không tìm được việc làm của người lao động sau thu hồi đất Lý do Lao động (người) Tỷ lệ (%) Không có việc để làm 4 30,77 Việc làm không phù hợp 8 61,54 Người lao động không chấp nhận - 0,00 Lý do khác 1 7,69 Tổng 13 100 (Nguồn: Số liệu điều tra năm 2012) Qua số liệu điều tra cơ cấu việc làm của lao động thì trong 303 người có 13 lao động không có việc làm chiếm 4,29% tổng số lao động. Người lao động sau thu hồi đất đã đi tìm việc làm mới nhưng không tìm được việc cho thấy có nhiều nguyên nhân đa dạng và biểu hiện ở các mức độ khác nhau. Song chủ yếu tập trung vào các lý do sau: Qua điều tra, người lao động không phù hợp với việc làm mới chiếm tỷ lệ cao nhất 61,54% bởi đa số người lao động trong nông nghiệp là những người có trình độ thấp, chủ yếu là lao động giản đơn, sử dụng những kinh nghiệm của mình đưa vào trong sản xuất. Hơn nữa, còn có một số người với tuổi tác khá cao, sức khỏe yếu kém không cho phép người lao động tham gia vào quá trình sản xuất của cải vật chất cho xã hội. Số lao động không có việc làm là 4 người chiếm 30,77%. Nguyên nhân chủ yếu do địa phương và gia đình không tạo ra được việc làm mới, hoặc sức thu hút thấp không thu hút hết số lao động bị mất việc vào các nhà máy, xí nghiệp ở địa phương. Như vậy, về lý do không tìm được việc làm có hai nguyên nhân chính: một là không có việc để làm; hai là việc làm không phù hợp với khả năng của người lao động. Vì vậy, giúp đỡ người dân trong việc đào tạo để chuyển đổi nghề nghiệp, tìm kiếm việc làm mới thích hợp với trình độ và năng lực của người lao động, trên cơ sở ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 62 đó họ có được thu nhập tốt hơn, ổn định hơn là trách nhiệm của các cấp chính quyền địa phương. 2.2.2.3. Sự chuyển đổi ngành nghề của người nông dân sau thu hồi đất Quá trình đô thị hóa diễn ra quá nhanh chóng trong lúc đó khả năng thích ứng của người nông dân với môi trường mới còn chậm chạp nên đã tạo ra nhiều vấn đề bất cập. Ở thị xã Hương Trà chủ yếu là lao động thuần nông, quanh năm suốt tháng chỉ quen với ruộng đồng chân lấm tay bùn, có trình độ văn hóa thấp và đặc biệt trình độ chuyên môn kỹ thuật để phục vụ cho việc sản xuất nông nghiệp không có mà chỉ có kinh nghiệm là chủ yếu. Vì thế khi diện tích đất canh tác bị giảm dần đã làm cho người nông dân lúng túng trong việc định hướng chuyển đổi cơ cấu ngành nghề của gia đình. Nguyên nhân dẫn đến sự lúng túng của người nông dân trong việc chuyển đổi ngành nghề là: - Thứ nhất, đó là thông tin thị trường. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay thì thông tin là một yếu tố quan trọng, quyết định sự thành công trong hoạt động sản xuất kinh doanh, vì thế đòi hỏi người sản xuất kinh doanh phải nhanh và nhạy bén về thông tin, có như vậy mới có thể nắm bắt những cơ hội một cách kịp thời và tránh được rủi ro cao. Thế nhưng thông tin thị trường đến với người nông dân rất chậm, thậm chí có lúc người nông dân không có được những thông tin cần thiết. Ở tỉnh Thừa Thiên Huế, hàng năm đều có tổ chức hội chợ việc làm, thế nhưng hội chợ việc làm chỉ thu hút lao động ở thành phố là chủ yếu, không khai thác hết nguồn lao động dồi dào ở nông thôn. Đó là do thông tin về hội chợ việc làm đã không đến được với người nông dân ở các thị xã, thị xã. Cuối cùng dẫn đến người nông dân không có việc làm, còn các công ty, xí nghiệp lại thiếu lao động. Đây là một nghịch lý cần phải sớm được giải quyết. Quá trình đô thị hóa diễn ra ngày một càng nhanh hơn, nhu cầu xã hội ngày càng cao trong khi người nông dân thiếu thông tin thị trường nên khiến họ rụt rè trong việc chuyển sang một ngành nghề mới, bởi vì họ không biết phải chuyển sang ngành nghề nào là phù hợp với nhu cầu của thị trường, sản phẩm làm ra sẽ tiêu thụ ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 63 ở đâu, cho ai? - Thứ hai, là trình độ chuyên môn kỹ thuật. Là lao động thuần nông nên chỉ có biết trồng lúa, trồng rau, trồng khoai, con gà, con vịt, con lợn,... ngoài ra họ chẳng biết gì. Để chuyển sang một ngành nghề mới đòi hỏi họ phải có kinh nghiệm hay trình độ chuyên môn kỹ thuật. Thế nhưng từ khi mất đất sản xuất nông nghiệp, người nông dân chưa được học qua một lớp đào tạo nghề nào, thậm chí hiện nay chính quyền địa phương vẫn chưa có chủ trương, chính sách dạy nghề cho những người này. Vì vậy, người nông dân không thể mạnh dạn đầu tư vào ngành nghề mới trong khi họ không có thông tin về thị trường và trình độ chuyên môn kỹ thuật. Người nông dân chỉ biết bám vào mảnh đất còn lại với diện tích rất nhỏ, làm thêm những nghề chỉ cần sức lực, những nghề đòi hỏi chuyên môn thấp hoặc buôn bán nhỏ để sinh sống. - Thứ ba, là vốn. Bất cứ một hoạt động sản xuất kinh doanh nào cũng cần đến vốn. Thế nhưng người nông dân có rất ít vốn thậm chí là không có, do đó nhu cầu vốn của người nông dân là rất lớn. Tuy nhu cầu vốn lớn nhưng người nông dân chỉ được giải quyết một phần nhỏ thông qua các chương trình cho vay vốn ưu đãi, xóa đói giảm nghèo, hay vay theo chế độ chính sách. Vì vậy, để quyết định chuyển sang một ngành nghề mới buộc người nông dân phải quan tâm đến vấn đề vốn và chủ yếu tìm những công việc cần ít vốn hoặc không cần vốn để làm. Nói tóm lại, bất cứ một công việc nào, một ngành nghề nào cũng đều cần trình độ chuyên môn kỹ thuật, kinh nghiệm, vốn và thông tin thị trường. Thế nhưng người nông dân khi chuyển sang ngành nghề mới họ lại không có kinh nghiệm, thiếu trình độ chuyên môn kỹ thuật, thiếu vốn và không có nhiều thông tin về thị trường. Đó là những vấn đề họ đang gặp khó khăn cần được nhà nước, chính quyền địa phương quan tâm hơn để người nông dân có khả năng thích ứng với điều kiện mới tốt hơn và khai thác được hết tiềm năng ở nông thôn. 2.2.2.4. Đánh giá của các hộ gia đình về tình trạng việc làm Để thấy rõ hơn thực trạng thực trạng việc làm của người lao động, qua điều tra và phỏng vấn đại diện các hộ gia đình về tình hình việc làm ổn định hay có việc ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 64 làm tạm thời ở thời điểm trước và sau thu hồi đất. Kết quả thu được như sau: Bảng 2.15: Đánh giá của các hộ gia đình về tình hình việc làm trước và sau thu hồi đất Đối tượng Mức độ Nhóm I Nhóm II Nhóm III Tổng cộng Trước Sau Trước Sau Trước Sau Trước Sau 1 27 17 22 14 15 10 74 41 2 13 23 11 19 12 17 26 59 Tổng cộng 40 40 33 33 27 27 100 100 (Nguồn: Số liệu điều tra năm 2012) Ghi chú: Mức độ 1: Có việc làm ổn định, mức độ 2: có việc làm tạm thời Kết quả phân tích ở bảng 2.15 cho thấy, trong 100 hộ được điều tra có 74 hộ đánh giá công việc của các lao động ổn định (chiếm 74 %) và 26 hộ đánh giá công việc của các lao động trong gia đình tạm thời (chiếm 26%). Tuy nhiên, sau khi bị thu hồi đất tình hình việc làm của các lao động có sự thay đổi theo chiều hướng bất lợi. Số hộ gia đình đánh giá công việc ổn định giảm xuống, với 41 hộ cho là công việc ổn định (chiếm 41%) và số hộ đánh giá công việc tạm thời tăng lên với 59 hộ (chiếm 59%). Mặc dù các lao động đã có những chuyển đổi ngành nghề khi bị thu hồi đất nhưng những ngành nghề, việc làm mà họ lựa chọn chưa thực sự ổn định lâu dài, chỉ giải quyết thu nhập tạm thời. Nguyên nhân dẫn đến việc làm của lao động không ổn định tăng lên sau thu hồi đất là do họ không được đào tạo nghề nghiệp, một số được đào tạo thì không được bài bản do đó việc làm không được như mong muốn, đa phần là làm các nghề như phụ nề, buôn bán nhỏ lẻ, cắt tóc Để giải quyết trình trạng khó khăn về việc làm của lao động trong các hộ dân sau thu hồi đất sản xuất, có nhiều ý kiến đề xuất được đưa ra, trong đó 38,89% số hộ trả lời mong muốn chính quyền địa phương hỗ trợ tạo việc làm ổn định, 26,19% đề nghị cho vay vốn để người lao động tự tạo việc làm; 22,22% ý kiến đề nghị hỗ trợ đào tạo nghề. Xuất khẩu lao động có 5,56% thấp nhất trong tổng số ý kiến của người dân, vì xuất khẩu lao động đòi hỏi lao động có tay nghề, có chuyên môn nghiệp vụ. Do đó vấn đề đào tạo và đào tạo lại là một trong những giải pháp quan ẠI HO ̣C K INH TÊ ́ HU Ế 65 trọng trong việc giải quyết việc làm cho người nông dân thị xã Hương Trà. Bảng 2.16: Kiến nghị của lao động trong các hộ bị thu hồi đất Stt Nội dung Số ý kiến (người) Tỷ trọng(%) 1 Hỗ trợ đào tạo nghề 28 22,22 2 Cho vay vốn tạo việc làm 33 26,19 3 Hỗ trợ tạo việc làm ổn định 49 38,89 4 Xuất khẩu lao động 7 5,56 5 Ý kiến khác 9 7,14 Tổng cộng 126 100 (Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra 2012) (Ghi chú: Số liệu được tính bình quân cho các hộ phỏng vấn có trả lời) 2.2.2.5. Nhận xét chung về việc làm của người nông dân sau thu hồi đất Từ những phân tích thực trạng việc làm của người nông dân sau thu hồi đất, có thể rút ra một số nhận xét sau: - Số người thất nghiệp, không có việc làm sau khi thu hồi đất vẫn còn, chiếm 4,3% tổng số lao động. - Đa số những người lao động sau thu hồi đất là những người lao động giản đơn, chưa hề được đào tạo chuyên môn ở bất kỳ trường lớp nào, vì thế họ khó tìm được việc làm mới có thu nhập cao và ổn định. - Đất thu hồi nhiều, song việc chuyển dịch cơ cấu lao động diễn ra không phù hợp với xu thế phát triển chung, tỷ lệ lao động nông nghiệp vẫn còn cao (29,04%), tỷ lệ các nghề không cơ bản, ít đào tạo vẫn còn lớn (như nghề xe ôm, cửu vạn, thợ nề,...). Nói cách khác, nguồn lực đất đai đã chuyển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, song nguồn lực lao động thì chưa thật gắn với hướng đó. - Số lao động có thời gian làm việc >200 ngày/người/năm giảm và công việc của người lao động còn bấp bênh, thu nhập không cao, thời gian nhàn rỗi của một số lao động cũng tăng lên. Do đó, vấn đề đặt ra đối với chính quyền thị xã Hương Trà là cần tạo việc làm mới, đào tạo nghề cho lao động nhằm giúp cho người lao động sau thu hồi đất tạo được một việc làm ổn định, thường xuyên để có một cuộc sống tốt đẹp hơn. 2.2.3. Tình hình thu nhập của người nông dân sau thu hồi đất ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 66 2.2.3.1. Quy mô thu nhập của các hộ điều tra sau thu hồi đất Như phần trên đã đề cập, việc thu hồi ruộng đất không chỉ ảnh hưởng đến việc làm của người dân có đất thu hồi, mà còn ảnh hưởng rất lớn và sâu sắc đến thu nhập, cũng như đời sống vật chất và tinh thần của gia đình họ. Số liệu bảng 2.17 cho thấy, thu nhập bình quân mỗi hộ ở các nhóm điều tra có sự chênh lệch, ở nhóm hộ I thu nhập bình quân đạt 54,46 triệu đồng/hộ trong khi đó ở 2 nhóm hộ II và III mức thu nhập bình quân lần lượt là 56,33 triệu đồng/hộ và 61,89 triệu đồng/hộ. Đi sâu vào các nhóm hộ điều tra mức thu nhập phổ biến là khoảng 50 triệu đồng, các mức cao trên 80 triệu đồng chỉ tập trung ở nhóm II và nhóm III. Qua đó có thể thấy rằng quá trình đô thị hóa với việc thu hồi đất đã có ảnh hưởng không nhỏ đến thu nhập của hộ. Ở nhóm hộ I, thu nhập của những hộ này chưa cao do diện tích đất nông nghiệp còn khá nhiều, các hộ ít bị ảnh hưởng bởi quá trình thu hồi đất, họ vẫn tiếp tục sản xuất trên diện tích đất còn lại mà chưa có sự chuyển đổi ngành nghề nên phần lớn thu nhập của họ đều từ nông nghiệp, tỷ lệ hộ có thu nhập trên 80 triệu ít hơn so với các nhóm hộ bị thu hồi gần hết diện tích đất nông nghiệp (nhóm II và III). Bảng 2.17: Phân tổ quy mô thu nhập của các hộ điều tra Nhóm Khoảng cách tổ (tr.đ) Nhóm I Nhóm II Nhóm III Số hộ % Tr.đồng Số hộ % Tr.đồng Số hộ % Tr.đồng < 20 2 5,00 18,66 2 6,06 15,72 0 0,00 0,00 20 – 40 9 22,50 36,47 7 21,21 31,54 6 22,22 29,15 40 – 60 19 47,50 55,03 14 42,43 50,82 10 37,04 49,38 60 – 80 8 20,00 73,82 5 15,15 63,49 6 22,22 69,72 > 80 2 5,00 88,51 5 15,15 115,56 5 18,52 116,81 Tổng 40 100 54,46 33 100 56,33 27 100 61,89 (Nguồn: Số liệu điều tra năm 2012) Bên cạnh những hộ có thu nhập cao, vẫn còn một số ít hộ có thu nhập bình ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 67 quân thấp hơn 20 triệu, hầu hết số hộ này đều thuộc nhóm hộ I và II. Điều này cho thấy bên cạnh những hộ thích nghi nhanh với quá trình thu hồi đất, chuyển đổi nghề nghiệp của bản thân phù hợp với hoàn cảnh mới thì cũng có những lao động chưa thể tìm được việc làm ổn định thu nhập cho bản thân và gia đình. Nguyên nhân là do lao động có trình độ chuyên môn – kỹ thuật thấp, gia đình không có vốn đầu tư để chuyển đổi ngành nghề, ở các hộ này công việc chủ yếu là làm thuê, làm việc theo thời vụ, công việc không ổn định nên thu nhập thấp và bấp bênh. 2.2.3.2. Cơ cấu thu nhập của các hộ điều tra sau thu hồi đất Việc thu hồi đất sản xuất nông nghiệp không chỉ ảnh hưởng đến thu nhập của lao động mà còn ảnh hưởng đến thu nhập và cơ cấu thu nhập của hộ gia đình, do sự thay đổi việc làm của tất cả các thành viên trong gia đình, bảng 2.18 sẽ làm rõ hơn vấn đề này. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 68 Bảng 2.18: Thu nhập của hộ gia đình trước và sau thu hồi đất Nhóm hộ Nguồn thu I II III BQC Giá trị (1000.đ) Cơ cấu (%) Giá trị (1000.đ) Cơ cấu (%) Giá trị (1000.đ) Cơ cấu (%) Giá trị (1000.đ) Cơ cấu (%) Trước thu hồi đất Thu nhập BQ hộ 49.248,32 100 49.300,92 100 53.873,18 100 50.514,39 100 Trong đó: - SXNN 29.924,44 60,76 22.568,43 45,78 26.488,59 49,17 26.569,28 52,60 - CN-TTCN 11.7

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfvie_c_la_m_va_thu_nha_p_cu_a_nguo_i_nong_dan_sau_thu_ho_i_da_t_o_thi_xa_huong_tra_ti_nh_thu_a_thien.pdf
Tài liệu liên quan