MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
Chương 1: VỐN HUY ĐỘNG VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
1.1. Vốn huy động, các hình thức thu hút vốn huy động
1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến nguồn vốn huy động
1.3. Vai trò của vốn huy động trong việc phát triển kinh tế - xã hội
Chương 2 : THU HÚT VỐN HUY ĐỘNG ĐỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN TIÊN PHƯỚC, TỈNH QUẢNG NAM TRONG NHỮNG NĂM VỪA QUA
2.1. Đặc điểm tự nhiên kinh tế - xã hội huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam
2.2. Quá trình hình thành, phát triển của chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Tiên Phước
2.3. Thực trạng thu hút vốn huy động để phát triển kinh tế - xã hội tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Tiên Phước
Chương 3: MỤC TIÊU, PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH THU HÚT VỐN HUY ĐỘNG ĐỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN TIÊN PHƯỚC, TỈNH QUẢNG NAM
3.1. Mục tiêu, phương hướng
3.2. Quan điểm và một số giải pháp cơ bản nhằm đẩy mạnh thu hút vốn huy động để phát triển kinh tế - xã hội tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam đến năm 2010
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
104 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1705 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Vốn huy động tại Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn để phát triển kinh tế - xã hội ở huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uyền, quãng cáo một cách sâu rộng trong các thành phần kinh tế, khu vực dân cư, không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, đặc biệt chú trọng khai thác nguồn tiền gửi có kỳ hạn, nâng dần tỷ trọng nguồn tiền gửi có kỳ hạn trong tổng nguồn vốn huy động.
Bảng 2.6: Nguồn vốn huy động
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu
2001
2002
2003
2004
2005
30/6/
2006
1. Tổng nguồn vốn huy động
23.934
28.337
30.291
34.629
38.309
43.685
- Tốc độ tăng, giảm so năm trước (%)
18,4
6,9
14,3
10,6
14
2. Tiền gửi không kỳ hạn
18.383
19.523
20.845
21.877
21.609
23.071
- Tốc độ tăng, giảm so năm trước (%)
6,2
6,8
5
- 1,2
6,8
- Tỷ trọng trong tổng nguồn vốn (%)
76,8
69
68,8
63,2
56,4
52,8
3. Tiền gửi có kỳ hạn
5.551
8.814
9.446
12.752
16.700
20.614
- Tốc độ tăng, giảm so năm trước (%)
58,8
7,2
35
31
23,4
-Tỷ trọng trong tổng nguồn vốn (%)
23,2
31
31,2
36,8
43,6
47,2
Nguồn: NHNo&PTNT huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam, tháng 6/2006
* Về cơ cấu của nguồn vốn tiền gửi không kỳ hạn [xem bảng 2.7]
Tiền gửi khụng kỳ hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn huy động, với mức lãi suất tiền gửi tương đối thấp, do đó đã đem lại lợi thế lớn trong hiệu quả kinh doanh nhưng lại có nhược điểm là không ổn định, thường xuyên biến động rất bất thường.
Bảng 2.7: Cơ cấu nguồn tiền gửi không kỳ hạn
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu
2001
2002
2003
2004
2005
30/6/ 2006
Tiền gửi không kỳ hạn:
Trong đó:
18.383
19.253
20.845
21.877
21.609
23.071
*Tiền gửi kho bạc
16.816
17.575
18.827
17.609
17.839
19.197
- Tỷ trọng (%)
91,5
91,3
90,3
80,5
82,5
83,2
-Tốc độ tăng, giảm
so năm trước (%)
4,5
7,1
- 6,5
1,3
7,6
*Tiền gửi tiết kiệm
86
251
119
36
23
14
- Tỷ trọng (%)
0,5
1,3
0,6
0,2
0,1
0,1
-Tốc độ tăng, giảm so năm trước (%)
191,9
- 52,6
- 69,8
- 36,1
- 39,1
* Tiền gửi tài khoản cá nhân, tổ chức kinh tế- xã hội
1.481
1.427
1.899
4.232
3.747
3.860
- Tỷ trọng (%)
8
7,4
9,1
19,3
17,4
16,7
-Tốc độ tăng, giảm so năm trước (%)
- 3,7
33
122,8
- 11,5
3
Nguồn: NHNo&PTNT huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam, tháng 6/2006
Trong nguồn tiền gửi không kỳ hạn thì nguồn tiền gửi kho bạc luôn chiếm tỷ trọng lớn (thường trên 80%), nhưng xu hướng tỷ trọng của nguồn tiền gửi kho bạc đã giảm dần (từ 91,5% của năm 2001 xuống còn 83,2% thời điểm 30/6/2006), đồng thời tăng tỷ trọng nguồn tiền gửi các tài khoản cá nhân, tổ chức kinh tế - xã hội (từ 8% của năm 2001 lên 16,7% thời điểm 30/6/2006), bên cạnh đó nguồn tiền gửi tiết kiệm không kỳ thường chiếm tỷ trọng rất thấp (0,5% vào năm 2001 và 0,1% thời điểm 30/6/2006).
Bảng 2.8: Cơ cấu tiền gửi có kỳ hạn theo thời gian
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu
2001
2002
2003
2004
2005
30/6/
2006
Tiền gửi có kỳ hạn
5.551
8.814
9.446
12.751
16.700
20.614
* Dưới 1 năm
1.676
1.622
2.366
4.186
8.620
12.827
- Tỷ trọng (%)
30,2
18,4
25
32,9
51,6
62,2
-Tốc độ tăng, giảm so năm trước (%)
- 3,2
45,9
76,9
105,9
48,8
* Trên 1 năm
3.875
7.192
7.080
8.565
8.080
7.787
- Tỷ trọng (%)
69,8
81,6
75
67,1
48,4
37,8
-Tốc độ tăng, giảm so năm trước (%)
85,6
- 1,6
21
- 5,7
- 3,6
Nguồn : NHNo&PTNT huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam, tháng 6/2006
*Về cơ cấu tiền gửi có kỳ hạn theo thời gian [xem bảng 2.8]
Đối với tiền gửi có kỳ hạn: trong thời gian qua đã tập trung khai thác bằng nhiều giải pháp hữu hiệu cho nên đã đạt được kết quả tương đối khả quan, đến 30/6/2006 tiền gửi có kỳ hạn đạt 20.614 triệu đồng, tăng 15.063 triệu đồng so với năm 2001, tỷ lệ tăng 271,3%, tốc độ tăng bình quân hằng năm là 49,3%. Trong đó nguồn tiền gửi có kỳ hạn dưới 1 năm từ 1.676 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 30,2% trong nguồn tiền gửi có kỳ hạn năm 2001 tăng lên 12.827 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 62,2% trong nguồn tiền gửi có kỳ hạn vào thời điểm 30/6/2006. Tiền gửi có kỳ hạn trên 1 năm vào năm 2001 đạt 3.875 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 69,8% trong nguồn tiền gửi có kỳ hạn, đến 30/6/2006 tăng lên 7.787 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 37,8% trong nguồn tiền gửi có kỳ hạn.
Bảng 2.9: Cơ cấu nguồn tiền gửi trong dân cư
Đơn vị tính:Triệu đồng
Chỉ Chỉ tiêu
2001
2002
2003
2004
2005
30/6/
2006
Tổng số
5.637
9.065
9.565
12.787
16.723
20.628
Trong đó:
* Tiết kiệm thông thường
93
255
408
3.337
8.626
9.649
- Tỷ trọng (%)
0,2
2,8
4,3
26,1
51,6
46,8
-Tốc độ tăng so năm trước (%)
174,2
60
717,9
158,5
11,8
* Tiết kiệm hưởng lãi bậc thang
6.020
7.570
6.542
6.426
- Tỷ trọng (%)
62,9
59,2
39,1
31,2
-Tốc độ tăng, giảm so năm trước (%)
- 13,6
- 1,8
* Kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi
5.544
8.810
3.137
1.880
1.555
4.553
- Tỷ trọng (%)
99,8
97,2
32,8
14,7
9,3
22
-Tốc độ tăng, giảm so năm trước (%)
58,9
- 64,4
-17,3
193
Nguồn: NHNo&PTNT huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam, tháng 6/2006
Về cơ cấu tiền gửi tiết kiệm, kỳ phiếu, chứng chỉ [xem bảng 2.9]
Công tác huy động tiền gửi tiết kiệm, kỳ phiếu, chứng chỉ trong những năm qua luôn đạt kết quả tăng trưởng khá, số dư hằng năm tăng rất nhanh, năm sau cao hơn năm trước. Đến 30/6/2006 toàn huyện có số dư tiền gửi tiết kiệm, kỳ phiếu, chứng chỉ đạt 20.628 triệu đồng, tăng 14.991 triệu so với năm 2001, tỷ lệ tăng 265,9%, tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm 48,3%, được bao gồm:
- Tiền gửi tiết kiệm thông thường: Trong những năm gần đây có xu hướng tăng dần, chủ yếu là tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn và chiếm tỷ trọng cao trong nguồn tiền gửi dân cư (đến 30/6/2006 là 46,8%) do đã triển khai thực hiện tốt các đợt huy động tiết kiệm dự thưởng với hình thức và lãi suất phong phú, hấp dẫn đối với người gửi.
Tiền gửi tiết kiệm bậc thang mới được triển khai thực hiện từ năm 2003 nhưng rất tiện lợi và được khách hàng ưa loại hình tiền gửi này do lãi suất tiền gửi được hưởng sẽ tăng dần thời gian của kỳ hạn gửi. Chính vì lẽ đó, cho nên khi mới triển khai huy động vào năm 2003, tỷ trọng loại tiền gửi tiết kiệm bậc thang tới 62,9% trong tổng nguồn vốn huy động trong dân cư.
- Tiền gửi kỳ phiếu, chứng chỉ gồm loại ngắn hạn (Dưới 12 tháng) và trung, dài hạn (Trên 12 tháng) trả lãi trước, hoặc trả lãi sau. Trong những năm 2001, 2002 nguồn tiền gửi kỳ phiếu, chứng chỉ chiếm tỷ trọng cao trong nguồn tiền gửi huy động trong dân cư, nhưng trong những năm gần đây có xu hướng giảm dần do có các loại hình thu hút vốn huy động khác phong phú, hấp dẫn hơn nên đã chi phối và điều tiết sang các loại tiền gửi tiết kiệm bậc thang và tiết kiệm thông thường (dự thưởng).
Nguồn vốn tiền gửi tiết kiệm., kỳ phiếu, chứng chỉ được huy động với lãi suất khá cao, vì vậy muốn kinh doanh có hiệu quả đòi hỏi Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Tiên Phước phải thường xuyên nâng cao chất lượng quản lý và chất lượng đầu tư tín dụng để đảm bảo khả năng chi trả tiền gửi cho khách hàng cả gốc và lãi, đảm bảo an toàn tuyệt đối tài sản của nhà nước, của nhân dân và không ngừng tăng cường hiệu quả kinh doanh tiền tệ.
* Về cơ cấu vốn huy động theo thành phần kinh tế [xem bảng 2.10]
Bảng 2.10: Cơ cấu vốn huy động theo thành phần kinh tế
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu
2001
2002
2003
2004
2005
30/6/
2006
Tổng vốn huy động
23.934
28.337
30.291
34.629
38.309
43.685
* Tiền gửi các tổ chức kinh tế xã hội
18.297
19.272
20.726
21.842
21.586
23.067
- Tỷ trọng (%)
76,4
67,9
68,4
63
56,3
52,8
- Tốc độ tăng giảm so năm trước (%)
5,3
7,5
5,4
- 1,2
6,9
Trong đó: kho bạc
16.816
17.575
18.827
17.609
17.839
19.197
- Tỷ trọng (%)
70,3
62
62,1
50,8
46,6
43,9
- Tốc độ tăng, giảm so năm trước (%)
4,5
7,1
- 6,5
1,3
7,6
* Tiền gửi dân cư
5.637
9.065
9.565
12.787
16.723
20.618
- Tỷ trọng
23,5
32
31,6
37
43,7
47,2
- Tốc độ tăng, giảm so năm trước (%)
60,8
5,5
33,7
30,8
23,3
Nguồn: NHNo&PTNT huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam, tháng 6/2006
Phân theo các thành phần kinh tế thì cơ cấu vốn huy động nghiêng về tiền gửi các tổ chức kinh tế - xã hội cả về tỷ trọng lẫn số tuyệt đối, nhưng nguồn tiền gửi này đã giảm dần về tỷ trọng trong tổng nguồn vốn huy động: từ 76,4% năm 2001 xuống còn 52,8% thời điểm 30/6/2006. Trong tiền gửi các tổ chức kinh tế thì tiền gửi kho bạc nhà nước chiếm tỷ trọng lớn nhất nhưng cũng giảm dần từ 70,3% năm 2001 xuống còn 43,9% thời điểm 30/6/2006. Bởi vì trong thời gian qua, do nguồn tiền gửi các tổ chức kinh tế thường không ổn định, luôn biến động ,tốc độ tăng trưởng không được cao bằng nguồn tiền gửi trong dân cư. Riêng nguồn vốn huy động trong dân cư đã được chi nhánh quan tâm, khai thác để huy động một cách triệt để nguồn vốn này, theo đó đã nâng dần tỷ trọng nguồn vốn huy động trong dân cư trong tổng nguồn vốn huy động từ 23,5% năm 2001 lên 47,2% thời điểm 30/6/2006. Điều này đã thể hiện được sự cố gắng lớn của Chi nhánh trong việc thu hút vốn huy động trong dân cư, bên cạnh đó do giá trị đồng tiền được ổn định, thu nhập của dân cư ngày càng tăng, các hình thức, lãi suất huy động vốn được phong phú, hấp dẫn... đã góp phần tạo được nguồn vốn ổn định để chủ động đầu tư cho các nhu cầu vốn vay phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.
2.3.2. Những kết quả về kinh tế - xã hội dưới tác động của vốn huy động tại Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Tiên Phước
Trong những năm qua, Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam luôn giữ một vai trò quan trọng trong lĩnh vực đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn, góp phần quan trọng trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo đúng chiến lược kinh doanh của ngành và phương hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Có thể nói, kết quả lớn nhất mà Chi nhánh đạt được trong thời gian qua chính là công tác huy động vốn, do đã quán triệt một cách sâu sắc các chủ trương, chính sách, đường lối đổi mới của Đảng, Nhà nước nhất là đổi mới hoạt động ngân hàng. Chi nhỏnh không ngừng đổi mới về tổ chức và phương thức hoạt động, chuyển biến kịp thời thích ứng với cơ chế kinh doanh trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Chi nhánh đã làm tốt chức năng trung tâm tiền tệ, tín dụng, thanh toán, huy động được nhiều nguồn vốn nhàn rổi trong các thành phần kinh tế thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tích cực cải tiến nghiệp vụ, đa dạng hoá các hình thức huy động vốn trong nền kinh tế và trong các tầng lớp dân cư, mở rộng dịch vụ thanh toán góp phần thu hút nhanh lượng tiền gửi nhàn rỗi.
Bảng 2. 11: Kết quả đạt được về kinh tế nông nghiệp huyện
Tiên Phước từ 2001 đến 2005
STT
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
2001
2002
2003
2004
2005
1
Diện tích gieo trồng
Ha
8.123
7.901
7.443
7.523
7.562
- Cây lương thưc có
hạt
Ha
4.539
4.385
4.454
4.468
4.460
- Cây chất bột có củ
Ha
2.342
2.286
1.989
1.933
1.892
- Cây thực phẩm
Ha
657
481
385
384
406
- Cây công nghiệp
Ha
585
557
542
547
581
2
Sản lượng cây trồng
- Lúa
Tấn
12.967
11.827
15.402
17.442
15.591
- Ngô
Tấn
433
558
537
502
580
- Sắn
Tấn
16.726
17.079
14.193
15.489
15.472
- Lang
Tấn
3.590
3.562
3.151
2.852
2.717
3
Sản lượng lương thực quy thóc
Tấn
13.401
12.385
15.939
17.944
16.171
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Tiên Phước các năm từ 2001 đến 2005
Ngoài việc tiếp tục thu hút vốn huy động qua các nghiệp vụ truyền thống, chi nhánh còn áp dụng các hình thức huy động mới như tiết kiệm hưởng lãi bậc thang, tiết kiệm dự thưởng, kỳ phiếu, chứng chỉ ngắn hạn, dài hạn... Qua đó, nguồn vốn huy động dân cư liên tục tăng trưởng và mang tính ổn định cao. Vốn huy động trong dân cư trong năm 2001 chiếm tỷ trọng 23,5%, đến 30/6/2006 tăng lên 47,2% trong tổng nguồn vốn huy động đã giúp cho Chi nhánh không ngừng mở rộng quy mô kinh doanh, góp phần tích cực vào sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn và phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương
Toàn huyện với mục tiêu tiếp tục chuyển dịch cơ cấu kinh tế phát triển nông - lâm nghiệp, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ theo chiều hướng có hiệu quả, tăng dần tỷ trọng công nghiệp, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, khắc phục khó khăn vừa hoàn thành nhiệm vụ trước mắt, chuẩn bị điều kiện để thực hiện các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội lâu dài và bền vững.
Trờn cơ sở đú, trong thời gian qua hoạt động của NHNo&PTNT đó bỏm sỏt cỏc mục tiêu phỏt triển kinh tế - xó hội của huyện, dó thực hiện tốt một số nhiệm vụ:
* Tín dụng NHNo&PTNT góp phần đẩy lùi nạn cho vay nặng lãi, bán sản phẩm non trên cây: do làm tốt việc xã hội hoá công tác ngân hàng một cách sâu rọng trong các tầng lớp dân cư và đến tận các thôn, xóm ở các vùng xa, vùng sâu trong huyện nhằm góp phần thúc đẩy kinh tế nông nghiệp, nông thôn từng bước chuyển từ sản xuất tự túc, tự cấp sang sản xuất hàng hoá trên cơ sở luôn bám sát định hướng chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn huyện.
*Tín dụng ngân hàng góp phần phát triển kinh tế vườn, trang trại
Nhằm tháo gỡ những vướng mắc về nguồn vốn đầu tư, tài sản thế chấp, cơ chế xử lý rủi ro..., Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 67/1999/QĐ-TTg, ngày 30/3/1999 về một số chính sách tín dụng ngân hàng phục vụ phát triển nông nghiệp và nông thôn, tạo cơ chế đồng bộ về nguồn vốn; đảm bảo tiền vay, trong đó quy định hộ nông dân vay vốn đến 10 triệu đồng không phải thế chấp tài sản; phát triển mạng lưới giao dịch ngân hàng; cơ chế xử lý rủi ro tín dụng... Quyết định 67/1999/QĐ-TTg là sự thể hiện một chính sách tín dụng lớn, ưu việt của Đảng và nhà nước ta đối với sự nghiệp phát triển nông nghiệp, nông thôn.
Trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đã có nhiều chủ trương, chính sách để đẩy mạnh phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn, theo đó ngày 24/5/2002 Uỷ ban nhân dân tỉnh đã có Quyết định số 30/2002/QĐ-UB về ban hành cơ chế tài chính khuyến khích phát triển kinh tế vườn, kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2002-2005.
Kết quả từ tháng 3/2003 đến 30/6/2006, thực hiện chủ trương trên, Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Tiên Phước đã giải quyết cho 1.038 hộ vay số tiền 9.436 triệu đồng, bình quân mỗi hộ vay 9,1 triệu đồng để cải tạo vườn tạp, trồng những cây có giá trị kinh tế cao, hầu hết các hộ vay vốn đều sử dụng vốn vay đúng mục đích, trả nợ lãi đúng hạn quy định, vốn vay phát huy hiệu quả cao về kinh tế - xã hội, số tiền ngân sách hỗ trợ lãi vay qua các năm là: năm 2003: 589 triệu đồng, năm 2004: 754 triệu đồng, năm 2005: 769 triệu đồng.
Đến cuối năm 2005, toàn huyện đã cải tạo được 1.800/2.735 ha vườn nhà và 4.018 ha vườn đồ, vườn rừng, trong đó hình thành 44 mô hình kinh tế trang trại vừa và nhỏ với tổng diện tích 335 ha. Đàn gia súc đạt 51.779 con, đã khắc phục dần tập quán chăn nuôi quản canh sang chăn nuôi thâm canh, đặc biệt mô hình trồng cỏ nuôi bò phát triển ở tất cả các xã trong huyện với diện tích 117 ha.
Trồng rừng, trồng cây nguyên liệu phát triển khá mạnh, trong 5 năm (2001-2005) trồng mới 2.225 ha (tăng 65% so với giai đoạn 1996-2000) đã góp phần cải thiện môi trường sinh thái, bảo vệ độ phì của đất, ngăn lũ, ngăn xói mòn chất đất...
* Tín dụng ngân hàng góp phần phát triển chăn nuôi [xem bảng 2.12]
Ngày 20/8/2004 Uỷ ban nhân dân tỉnh còn có Quyết định số 66/QĐ-UB về ban hành cơ chế hỗ trợ đầu tư phàt triển chăn nuôi bò trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2004-2007, theo đó đối tượng được hỗ trợ là hộ gia đình, chủ trang trại, tổ hợp tác, các hợp tác xã và các doanh nghiệp thuộc địa phương quản lý sản xuất, kinh doanh đầu tư phát triển chăn nuôi bò cái lai sinh sản, bò thịt chất lượng cao, bò sửa, trồng cỏ nuôi bò và sản xuất chế biến sản phẩm từ chăn nuôi bò nhằm mục đích sản xuất hàng hoá. Riêng các đối tượng nêu trên là đồng bào dân tộc thiểu số thì không phân biệt nuôi bò lai hay bò địa phương. Ngân sách tỉnh hỗ trợ 50% mức lãi suất tiền vay phải trả thực tế tại thời điểm phát sinh để đầu tư theo mức vốn vay của từng dự án cụ thể của chủ đầu tư có nhu cầu vay vốn tại Chi nhánh NHNo&PTNT. Riêng đối với đồng bào dân tộc thiểu số mức hỗ trợ lãi suất tiền vay là 100%. Thời gian hỗ trợ lãi suất là 36 tháng đối với nuôi bò cái lai sinh sản và bò sữa, 12 tháng đối với nuôi bò thịt và trồng cỏ chăn nuôi bò. Kết quả từ 01/5/2006 đến 30/6/2006, Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Tiên Phước đã giải quyêt cho 39 hộ vay số vốn là 416 triệu đồng để mua bò nái lai, trồng cỏ nuôi bò góp phần đưa tổng đàn gia súc của huyện đến 30/6/2006 là 52.684 con, trong đó bò lai chiếm 12% trên tổng đàn, diện tích trồng cỏ nuôi bò đạt 210,5 ha {40].
* Tín dụng ngân hàng góp phần thực hiện tốt chương trình mục tiêu xoá đói, giảm nghèo, ngoài những nhiệm vụ trờn, Chi nhánh còn tham gia vào chính sách xã hội thông qua các chương trình xoá đói giảm nghèo, cho vay khắc phục hạn hán, khắc phục bão lụt. Từ năm 1994 Chi nhánh đảm nhận nhiệm vụ cho vay hộ nghèo thiếu vốn sản xuất ở nông thôn góp phần thực hiện tốt công tác xoá đói giảm nghèo trên địa bàn huyện. (Đến tháng 5/2004, chi nhánh đã bàn giao số dư nợ cho vay hộ nghèo 10.982 triệu đồng sang Ngân hàng chính sách xã hội).
Bảng 2. 12: Số lượng đàn gia súc qua các năm (2001-2005)
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
2001
2002
2003
2004
2005
*Tổng đàn
gia súc
Con
36.141
41.999
44.365
49.386
51.779
*Tốc độ tăng so năm trước
%
16,2
5,6
11,3
4,8
Trong đó:
- Trâu
Con
4.617
5.620
5.659
6.227
6.372
- Bò
Con
11.334
14.637
15.734
18.052
21.802
- Lợn
Con
20.190
21.742
22.972
25.107
23.605
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Tiên Phước các năm từ 2001-2005
- Tổng đàn gia súc trong huyện tăng từ 36.141 con (năm 2001) lên 51.779 con ( năm 2005), trong đó đàn trâu tăng từ 4.617 con lên 6.372 con, đàn bò tăng từ 11.334 con lên 21.802 con, đàn heo tăng từ 20.190 con lên 23.605 con.
- Thúc đẩy phát triển các cụm công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp - Dịch vụ thương mại: đã tiến hành quy hoạch các cụm công nghiệp ở các xã Tiên Kỳ, Tiên Thọ, Tiên Cảnh, Tiên Hiệp với tổng diện tích 28,5 ha, hoàn chỉnh chi tiết cụm công nghiệp Phước An - Tiên Kỳ với diện tích 7,6 ha. Đẩy mạnh phát triển các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ. Hoàn thành và đưa vào sử dụng chợ trung tâm thị trấn, chợ trung tâm cụm xã Tiên Cẩm, triển khai xây dựng chợ Tiên Thọ. Tổng giá trị công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp đạt 36.226 triệu đồng, tăng bình quân mỗi năm 21,5%; dịch vụ - thương mại đạt 290.557 triệu đồng.
Bảng 2.13: Giá trị sản xuất công nghiệp qua các năm (2001-2005)
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu
2001
2002
2003
2004
2005
* giá trị sản xuất công nghiệp
4.837
5.980
6.897
8.552
11.375
* Sản phẩm chủ yếu
- Khai thác đá, sỏi, cát, sạn
325
2.382
2.484
2.872
1.240
- Sản xuất lương thực
1.270
971
1.485
1.765
4.490
- May thuộc và hoàn thiện
862
698
736
838
1.645
- Chế biến gỗ
798
675
914
1.335
971
- Sản xuất giường, tủ, bàn ghế
611
501
527
788
1.173
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Tiên Phước các năm 2001-2005
- Phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật nông thôn: Với tinh thần chủ động, năng động trong huy động lồng ghép nhiều nguồn đầu tư, vốn của trung ương, của tỉnh, vốn từ các chương trình dự án và đóng góp của nhân dân đã góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế xã hội địa phương. Trong năm năm qua đã tăng cường một bước đáng kể kết cấu hạ tầng kỹ thuật, cấp phối 60 km đường trong huyện, bê tông hoá 60 km đường nông thôn, hoàn thành việc xây dựng cầu, cống trên các tuyến đường trọng yếu, làm mới và gia cố 56 công trình thuỷ lợi, mở mới và cải tạo được 44 km lưới điện trung - hạ thế, đến nay điện lưới quốc gia đã đến được 103/108 thôn (05 thôn đang đầu tư xây dựng), gần 85% hộ dùng điện, xây dựng mới 250 phòng học, 11 trụ sở hành chính xã, sửa chữa nâng cấp các nghĩa trang liệt sỹ, các thiết chế văn hoá được tăng cường một bước, với tổng vốn đầu tư 115 tỷ đồng.
Hoạt động của các ngành thương mại, dịch vụ giá trị đạt được trong năm năm qua là 290.557 triệu đồng góp phần vào sự ổn định và phát triển bền vững của kinh tế xã hội trên địa bàn.
Kết hợp huy động nhiều nguồn vốn, lồng ghép nhiều chương trình để thực hiện mục tiêu xoá đói, giảm nghèo, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 35,73% năm 2001 xuống còn 15,94% vào năm 2005 (theo tiêu chí cũ) tương đương với 40,07% (theo tiêu chí mới), nhiều hộ nghèo đã vươn lên khá, khuyến khích các cá nhân và hộ gia đình sản xuất kinh doanh giỏi, làm giàu một cách chính đáng. Công tác xã hội được đẩy mạnh, góp phần làm lành mạnh hoá các quan hệ xã hội trên địa bàn, thực hiện tốt các chính sách đối với người có công với nước và các đối tượng xã hội , triển khai thực hiện có hiệu quả đề án xoá nhà tạm cho các đối tượng chính sách, các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, tương thân tương trợ trong cộng đồng dân cư. Năm năm qua đã huy động được 2,5 tỷ đồng quỹ xoá nhà tạm, xây dựng và sửa chữa 207 ngôi nhà tình nghĩa, vận động được 1,4 tỷ đồng quỹ vì người nghèo, xây mới và sửa chữa trên 183 ngôi nhà đại đoàn kết.
Về chương trình mục tiêu xoá đói, giảm nghèo từ năm 2001 đến năm 2005, trên địa bàn huyện đã thực hiện lồng ghép nhiều chương trình, có sự phối hợp của các cấp chính quyền, ban, ngành, đoàn thể. Qua đó, đã giảm số hộ nghèo, quá nghèo từ 5.547 hộ, với tỷ lệ 35,73% năm 2001 xuống còn 2.523 hộ, với tỷ lệ 15,94% (theo tiêu chí cũ) vào năm 2005. Kết quả được thể hiện ở bảng 2.14.
Bảng 2.14: Số hộ, tỷ lệ hộ đói nghèo qua các năm (2001 -2005)
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
2001
2002
2003
2004
2005
* Số hộ nghèo, quá
nghèo
Hộ
5.547
4.475
4.604
3.281
2.523
Tỷ lệ
%
35,73
28,72
29,43
20,82
15,94
- Số hộ nghèo
Hộ
4.391
3.437
3.784
2.618
2.007
Tỷ lệ
%
28,28
22,06
24,19
16,61
12,68
- Số hộ quá nghèo
Hộ
1.156
1.038
820
663
516
Tỷ lệ
%
7,45
6,66
5,24
4,21
3,26
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Tiên Phước các năm 2001-2005
Công tác quốc phòng được củng cố, an ninh chính trị trật tự an toàn xã hội được giữ vững và không ngừng được tăng cường, các tệ nạn xã hội ngày càng giảm, tạo môi trường pháp lý lành mạnh cho Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam hoạt động với hiệu quả ngày càng cao.
Năm năm qua (2001 - 2005), tuy vẫn còn nhiều khó khăn, nhưng với truyền thống đoàn kết, chung sức, chung lòng , Đảng bộ và nhân dân huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam đã vượt qua thách thức, giành nhiều thành tựu quan trọng trên lĩnh vực kinh tế - xã hội: Giá trị sản xuất nông - lâm nghiệp, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tăng trưởng khá, cơ cấu cây trồng, vật nuôi từng bước chuyển đổi theo hướng tích cực; đã thu hút và huy động được nhiều nguồn vốn để phát triển kinh tế, xoá đói, giảm nghèo, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, nhất là trên lĩnh vực giao thông, thuỷ lợi, điện...
Đạt được những kết quả trên, bên cạnh sự nổ lực, phấn đấu của các ngành, các cấp và nhân dân trong huyện, còn có sự góp phần của Chi nhánh NHNo&PTNT trong việc thu hút vốn huy động, đầu tư vốn phát triển kinh tế, xoá dói, giảm nghèo, đẩy nhanh tiến trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn huyện.
2.3.3. Những tồn tại và nguyên nhân của thu hỳt vốn huy động để phỏt triển kinh tế - xó hội
2.3.3.1. Về thu hút vốn huy động
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác thu hút vốn huy động tại Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Tiên Phước còn bộc lộ những hạn chế, yếu kém cần tiếp tục nghiên cứu để tìm ra các giải pháp huy động đạt hiệu quả cao hơn mới đáp ứng được yêu cầu vốn cho sự nghiệp CNH, HĐH và phát triển kinh tế - xã hội địa phương, cụ thể là tốc độ và tỷ lệ của nguồn tiền gửi cú kỳ hạn trờn 1 năm trong tiền gửi cú kỳ hạn giảm (từ 69,8% năm 2001 giảm xuồng cũn 37,8% thời điểm 30/6/2006, tốc độ năm 2005 giảm 5,7% so với năm 2004). Những tồn tại trong công tác huy động vốn, đó là:
- Thứ nhất, thị phần huy động vốn trên địa bàn tương đối lớn nhưng tỷ lệ vốn huy động trong dân cư vẫn còn thấp, chưa tương xứng với quy mô và vai trò trong hoạt động kinh doanh của Chi nhánh. Cơ cấu nguồn vốn tiền gửi trong dân cư chiếm tỷ trọng thấp hơn so với tiền gửi các tổ chức kinh tế, do đó tính ổn định không cao.
- Thứ hai, nguồn vốn ngắn hạn vẫn còn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu nguồn vốn huy động, trong khi đó tốc độ tăng tưởng dư nợ trung, dài hạn trên địa bàn huyện trong thời gian đến là rất lớn do nhu cầu vốn đáp ứng cho việc phát triển kinh tế vườn, kinh tế trang trại, chăn nuôi, phát triển ngành nghề...
- Thứ ba, chưa khuyếch trương các dịch vụ thanh toán, việc thông tin tuyên truyền chưa được tiến hành thường xuyên làm cho hiểu biết của khách hàng về NHNo&PTNT còn hạn chế.
- Thứ tư, mạng lưới hoạt động của chi nhánh chưa được mở rộng, địa điểm giao dịch vẫn chưa thật sự thuận tiện cho khách hàng.
- Thứ năm, các dịch vụ ngân hàng chưa được mở rộng, năng lực, trình độ của một số cán bộ vẫn còn bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu của người cán bộ ngân hàng trong xu thế hội nhập.
Những tồn tại trên do các nguyên nhân sau:
Công tác thu hút vốn huy động của Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam còn những hạn chế chưa tương xứng với khả năng hiện có là do những nguyên nhân sau:
Một là, công tác thông tin tuyên truyền, quãng bá hình ảnh ngân hàng còn nhiều hạn chế, chưa được chú trọng thường xuyên,
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- sua moi.doc
- Bìa.doc