MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN . 2
MỤC LỤC . 2
MỞ ĐẦU. 4
1. Lý do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu .4
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .5
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .6
4. Những đóng góp mới của luận văn .11
5. Nguồn sử liệu và phương pháp nghiên cứu.12
6. Bố cục của luận văn .14
CHƯƠNG 1:VÙNG ĐẤT AN GIANG TỪ THẾ KỈ 1 ĐẾN NĂM 1757 . 15
1.1. Sơ lược quá trình thành tạo và phát triển địa chất .15
1.2. Diện mạo chính trị, kinh tế, xã hội.20
1.2.1. Thời kỳ từ thế kỉ thứ I - giữa thế kỉ thứ VII.20
1.2.2. Thời kỳ từ giữa thế kỉ VII - giữa thế kỉ XVIII: thuộc lãnh thổ của vương quốc
Chân Lạp. .25
1.2.3. Đời sống kinh tế - văn hóa - xã hội của cư dân.36
1.2.4. Một vài nhận định .45
CHƯƠNG 2: DIỆN MẠO VÙNG ĐẤT AN GIANG (1757-1867). 51
2.1.Tình hình chính trị.51
2.1.1. Tổ chức và cương vực hành chính thời kỳ 1757-1867 .51
1.2. Những chính sách quản lý của chính quyền ở An Giang.63
2. Tình hình kinh tế.67
2.1 Quá trình khôi phục và phát triển kinh tế nông nghiệp.68
2.2 Hoạt động thủ công nghiệp và thương nghiệp .85
3. Diện mạo văn hóa.90
3.1. Chủ thể của văn hóa An Giang.90
3.2. Đời sống vật chất của cư dân .91
3.3. Đời sống tinh thần của cư dân.103
CHƯƠNG 3: ĐẶC ĐIỂM CON NGƯỜI AN GIANG (1757-1867) . 124
1. Người An Giang trong cải tạo, chinh phục tự nhiên.124
2. Người An Giang trong đấu tranh xã hội .127
2.1. Chống áp bức cường quyền.1273
2.2. Chống giặc ngoại xâm.130
KẾT LUẬN . 141
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO. 147
PHẦN PHỤ LỤC. 152
166 trang |
Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 584 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Vùng đất An Giang thời kỳ 1757-1867, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. Cư dân khai khẩn đất hoang sinh cơ lập nghiệp quanh đồn: Hồi Oa, đạo
Đông Khẩu, thủ Cường Thành, thủ Cường Oai, thủ Đông Xuyên. Hoặc chọn một số địa
điểm nằm giữa sông hai con sông Tiền và sông Hậu có điều kiện tự nhiên khá thuận lợi mà
giai đoạn trước chưa có điều kiện khai thác như các bãi như: Bãi Tê (huyện An Phú) “ở
thượng lưu sông Tiền Giang, có thôn Tân Hưng, phía Đông có bãi Lộc Châu, phía Tây có
bãi Nghĩa Châu, phía Bắc có bãi Trư Châu , phía Nam có bãi Hỏa Đao, trông như hình hoa
mai, cây cối xanh tốt, rất nhiều chim muông” [44,183]. Bãi Ngưu Châu (Huyện An Phú) “ở
thượng lưu sông Tiền Giang có thôn An Nhân, Tân Thuận, Hóa An đất ưa trồng cây ăn quả”
[44,183]. Bến Tiên (huyện Phú Tân) “ở địa phận thôn Tân Quy Đông, gió mát sóng êm,
thuyền bè thường đỗ, không có ruồi muỗi, nên gọi tên thế” [44,183]. Bãi Thảo Mãng (huyện
Châu Phú) “ở thượng lưu sông Hậu Giang có thôn Bình Thịnh Đông” [44,184]. Bãi Qua
Châu (huyện Châu Thành) “tục gọi cù lao Bí, ở giữa sông Hậu Giang phía Tây Cường
Thành, trên tiếp bãi Châm Ba, dưới tiếp bãi Thủy Da, ba bãi liên tiếp với nhau, cái nhô ra,
cái tụt xuống, như hình sao Tam Thai. Đất ưa trồng cây ăn quả” [44, 184]. Bãi Sa Châu
(Huyện Châu Phú ) “ở dưới sông Cường Oai có thôn Tân Lộc Đông”.
Như vậy, đất An Giang được khai phá nhanh, người dân định cư ngày càng đông đảo
vào những năm đầu thế kỉ XIX nhờ những biện pháp thúc đẩy của triều đình: số diện tích
khẩn hoang tăng lên, số cư dân tăng lên, nguồn lương thực trở nên dồi dào để tạo cơ sở hậu
thuẫn cho việc phòng giữ an ninh vùng biên giới.
76
Tuy được khai phá nhanh hơn vào những thập niên đầu thế kỉ XIX nhưng địa phận
khai hoang chỉ giới hạn trong vùng đất giữa sông Tiền và sông Hậu, còn dải đất mênh mông
chạy dài từ Châu Đốc dọc theo biên giới Việt Nam - Campuchia cho đến ranh giới Hà Tiên
thì vẫn còn bỏ ngỏ. Lý do là đất vùng nay nhiễm mặn do ảnh hưởng nước biển từ vịnh Thái
Lan tràn vào, bị nhiễm phèn do ít phù sa bồi đắp và không có nước sinh hoạt vào mùa khô.
Để xả mặn rửa phèn, dẫn nước vào vùng đất này phải đào những con kênh dài. Đây quả là
một thách thức lớn do phương tiện lao động lúc bấy giờ chỉ là len, xuồng, nhưng những
những người Việt khai hoang thời ấy đã dám quyết định và dám vượt qua bằng sức lao động
bền bỉ. Cuối thời Gia Long đầu thời Minh Mạng công việc đào kênh được tiến hành, đây
chính là bước đột phá tạo nên những chuyển biến sâu sắc cho vùng đất này:
_ Kinh Tam Khê (tục danh Ba Lạch, sau khi hoàn thành đổi tên thành kênh Thoại
Hà) đào vào tháng 11 năm Mậu Dần 1817 dưới sự điều động của Nguyễn Văn Thoại. Kinh
nối hữu ngạn sông Hậu ra bờ biển Tây Nam Hà Tiên - Rạch Giá, được đào theo lạch nước
cũ, nối rạch Đông Xuyên tại Vĩnh Trạch kéo dài theo hướng Tây - Nam ngang qua chân núi
sập, tiếp với sông Kiên Giang, đổ nước ra biển Tây tại cửa Rạch Giá.
Dọc theo đường kênh đào, mịt mù cây rừng cỏ dại, lạch nước cũ nhưng nhỏ hẹp,
bùn lắng đọng, cỏ lấp, rậm rạp không đi lại được. Trong bia Thoại Sơn ghi lại cảnh quan núi
Sập “suy ra dấu cũ, núi này thuộc địa phận nước Phiên, tục danh quen gọi là núi Sập. Từ
các triều vua trước khai mở cõi Nam mới cho vào bản đồ. Song le cây hoang vẫn còn rậm
rạp, luống làm hang ổ cho hươu nai..” [16,334]
Nguyễn Văn Thoại điều động dân Việt và Khơme 1500 người, cấp phát gạo, tiền,
theo đường lạch cũ, nạo, vét và đào cho rộng ra. Kích thước được mô tả bề ngang 12 tầm
(30 mét), chiều dài một vạn hai nghìn bốn trăm mười tầm (khoảng 30km), đào một tháng thì
hoàn thành. Thoại Ngọc Hầu viết trong bia Thoại Sơn “Ngày thụ mệnh vua, sớm khuya
kinh sợ, đốn cây rậm bới bùn lầy, đào kinh dài” [12,410].
77
Sau khi đào kênh, ghe thuyền qua lại tiện lợi, đảm bảo việc tưới tiêu, rửa đất, di dân
khai thác vùng đất hoang hóa. Hình thành mạch giao thông thủy ngắn nhất nối liền Đông
Xuyên với Kiên Giang thông thương ra biển và ngược lại, tạo điều kiện thuận lợi cho việc
trao đổi hàng hóa (trước đây phải đi vòng qua đường biển) giữa miền duyên hải Hà Tiên -
Kiên Giang với Đông Xuyên (TP Long Xuyên) và các vùng trong tỉnh.
Sau khi đào kênh, dân theo lạch nước mới đào, tìm đất khai hoang, lập thôn ấp mới.
Hai điểm quần cư lớn nhất, một ở Đông Xuyên mật độ dân tăng lên, buôn bán tấp nập nên
được gọi là Đông Xuyên Cảnh đạo. Một là vùng chân núi Thoại Sơn “khe ngọt, đất béo, cây
cối tốt tươi, nhân dân ở vòng quanh chân núi” “Thuyền bè đi lại được. Dân Cao Miên chia ở
sườn núi, bờ khe làm nghề đánh cá và săn bắt”, người Việt ở vòng quanh chân núi, làng mới
hình thành, chùa được xây cất, đền miếu được dựng lên, đình làng xuất hiện, làng xóm trở
nên âm cúng, không còn dễ hợp, dễ tan như trước [44,159].
_ Kinh Vĩnh Tế là công trình thủy lợi lớn nhất nước ta đước tiến hành dưới triều
Nguyễn. Kênh đào vào tháng 12-1819 do trấn thủ Vĩnh Thanh Nguyễn Văn Thoại, Chưởng
cơ Nguyễn Văn Tuyên (người huyện Vĩnh An, An Giang), Điều bát Nguyễn Văn Tồn
(Người Khơme, quê quán Trà Vinh) chỉ huy.
Kênh đào song song với biên giới Việt Nam - Campuchia hiện nay “bắt đầu từ bờ
Tây sông Châu Đốc thẳng nối giáp với sông Giang Thành (Thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang
hiện nay) đổ ra cửa biển Hà Tiên. Sách Đại Nam nhất Thống Chí viết “ở phía Tây sông
Châu Đốc...từ phía hữu đồn Châu Đốc về phía Tây qua Vàm Nao, Ca Âm...tiếp với sông cũ
đến cửa biển Hà Tiên, dài 205 dặm rưỡi” [44,178]. Hiện nay ta có thể đoán rằng, vũng Ca
Âm (một cái vũng đầm đầy nước) nằm ngoài huyện Tịnh Biên chạy dài gần đến chân núi
Cậu (Xuân Tô - huyện Tịnh Biên), ở vị trí chặng giữa của con đường tắt Châu Đốc - Hà
Tiên. Với bề dài 19 dặm, bề ngang khoảng 9 dặm, sâu khoảng 5 thước, khi đào kênh qua
vũng Ca Âm người đào kênh khỏi phải đào ít nhất là 18 dặm. Ngoài ra việc tiếp giáp thẳng
tới sông Giang Thành đổ ra cửa biển Hà Tiên làm con kênh Vĩnh Tế thêm phần giá trị giao
thông buôn bán. [phần phụ lục trang 182]
78
Thời gian đào kênh kéo dài 5 năm. Giai đoạn đầu đào được khoảng 63km điều động
5.000 nhân công, 500 binh đồn Oai Viễn (Vĩnh Long), Nguyễn Văn Tồn huy động được
5.000 dân binh người Khơme. Mỗi người một tháng được cấp 6 quan tiền và một vuông
gạo. Đến ngày 15-3-1820, công việc bị đình trệ vì “Khoản tiền chi phí rất lớn, cho nên
khiến thành thần Gia Định mua thóc của dân với giá phải chăng, để kho tàng được đầy đủ”
[50,52] vì thời tiết nóng hạn không có nước dùng khi đào kênh, đất đai khô cằn sỏi đá. Tuy
vậy công việc đào kênh vẫn tiến hành nhiều đợt sau đó (không có sử liệu chính xác) dân
phu thay nhau đào gọi là phiên (mỗi phiên 5000 người). Mãi đến tháng 10-1822, Minh
Mạng ra lệnh cho tổng đốc Gia Định Lê Văn Duyệt lấy binh dân ở đồn Uy Viễn, Vĩnh
Thanh, Định Tường hơn 39.000 dân binh, dân Khơme khoảng 16.000 người chia làm 3
phiên để hoạt động. Trong đợt này còn có Thống chế Nguyễn Văn Tuyên, Thống chế Trần
Công Lại. Tháng 3 năm 1823 trời hạn hán nên cổng việc đào kênh đình lại. Năm 1824 Minh
Mạng tiếp tục chỉ dụ Nguyễn Văn Thoại tiếp tục công trình, huy động dân binh Miên - Việt
25.000 người cùng với sự giúp sức của trấn thủ Vĩnh Thanh Trần Văn Năng làm việc suốt
ngày đêm. Tháng 5-1824, con kênh hoàn thành dài khoảng l00km, nhân công đào kênh tổng
số đến 80.000 người, thời gian 5 năm, số người bỏ xác vì đào kênh lên đến hàng trăm sau
này được cải táng tập thể dưới chân núi Sam.
_ Cùng thời gian này, Thoại Ngọc Hầu cho đắp một con lộ từ Châu Đốc đến núi
Sam, sử gọi là Thổ Yên, nhân dân gọi là Tân lộ Kiều Hương, dài 8 dặm, đắp cao 2 thước 3
tấc, mặt rộng 1 trượng 2 thước, chân rộng 3 trượng [44,192]. Số người được huy động
4.400, làm việc suốt 7 tháng. Trên đường phải dựng 4 cây cầu gỗ. Sau Tân lộ Kiều Hương 3
con đường, nhiều đập nước được xây dựng vừa để tiện việc giao thông vừa đưa nước vào
ruộng [phần phụ lục trang 183]. Trong bia Vĩnh Tế Sơn, Thoại Ngọc Hầu đã khắc những
chữ “vỗ về dân sự, mở mang thôn lạc khai khẩn ruộng vườn... đem nay mà sánh xưa, thì đã
khác lạ lắm”. Đại Nam nhất thống chí miêu tả cảnh quan núi Sam sau khi đắp đường
“đường xá tắc quanh, gần với đồng nội, sát ngay phá chằm, dân làm ruộng, dân đánh chài
79
chia nhau ở dưới” [44,168]. Làng Vĩnh Tế Sơn tập trung nhiều thôn xóm hình thành dưới
chân núi Sam là thành quả của việc đào kênh, đắp đường.
Kênh Vĩnh Tế là một công trình thủy lợi qui mô lớn nhất ở Miền Nam vào đầu thế kỉ
XIX, là một thành quả lao động vĩ đại đặt nền tảng cho sự chuyển biến mạnh mẽ của vùng
đất An Giang về kinh tế. Giao thông đường thủy được thông thương giữa những vùng trong
tỉnh, lưu thông buôn bán giữa Hà Tiên - Châu Đốc và các địa phương đồng bằng sông Cửu
Long ngày càng mở rộng và phồn thịnh. Con kênh còn có tác dụng đưa nước ngọt của sông
Hậu vào các khu đất mênh mông để rửa mặn, rửa phèn, giảm bớt lưu lượng nước đổ về An
Giang trong mỗi mùa lũ, tạo bước đột phá cho công tác khẩn hoang, định cư. Cả một dải đất
mênh mông từ Châu Đốc đến Hà Tiên được vực dậy, đất hoang được khai khẩn thành ruộng
vườn, dân tụ về hình thành thôn ấp. Dọc kênh Vĩnh Tế ngoài 20 thôn Thoại Ngọc Hầu chiêu
mộ đến ở ngay sau khi đào kênh (1821), đến năm 1836 còn có các thôn mới lập được ghi lại
trong địa bạ triều Nguyễn như: Vĩnh Tế, Thới Hưng, Nhơn Hòa, An Quới, Thân Nhơn,
Vĩnh Bảo, Long Thạnh, Toàn Thạnh, Vĩnh Gia, Vĩnh Lạc, Vĩnh Thông, Vĩnh Điền, Vĩnh
Lộc, Vĩnh Hậu, Vĩnh Trường, Vĩnh Hội Đông [phần phụ lục trang 182]. Nguyễn Văn Thoại
trong bia Vĩnh Tế Sơn khắc những dòng chữ nói lên sự chuyển biến mạnh mẽ và sự phồn
vinh của vùng đất này sau khi đào kênh. “Từ ngày dọn cỏ dẹp gai, rành rành chân núi trắng
phau, trọi trọi ngọn tre xanh ngắt, cảnh núi trở nên tươi đẹp, sừng sững vọt lên. Ngắm dòng
nước biếc bên bờ cao, ruộng vương bao quanh chân núi, hơi lam tuôn cuốn lẫn khói nấu
cơm, chùa chiền trên chót hương tỏa mây lồng, thật không kém gì phong cảnh Trung Châu
vậy” [16,334].
Người Việt, Hoa, Khơme, Chăm bằng đường thủy, đường bộ từ Châu Đốc đến núi
Sam, đến buôn bán tấp nập ở những đầu mối giao thông. Họ mở chợ ở Châu Đốc, bộ mặt
vùng Châu Đốc thay đổi hẳn lên trở thành trung tâm hành chánh, tôn giáo, kinh tế của cả
tỉnh lúc bấy giờ.
Tiếp tục công việc tạo cơ sở để di dân lập ấp vua Thiệu Trị (1841-1847) còn cho đào
kênh Vĩnh An vào năm 1843, nối hai con sông Tiền và sông Hậu để giảm sức nước cho
80
sông Tiền và tạo ra trục giao thông thủy nối liền hai trung tâm thương mại là Tân Châu và
Châu Đốc, thông nối các vị trí quân sự và kinh tế chiến lược quan trọng từ cửa biển Hà Tiên
qua Tri Tôn, Tịnh Biên, Châu Đốc đến Tân Châu. Con kênh này đào trong thời gian 1 năm,
dài 17km, rộng 30 mét, sâu 6 mét. Vĩnh An là con kênh trù phú thuyền bè đi lại tấp nập
quanh năm, là nơi đưa chiến thuyền từ sông Tiền sang sông Hậu hoặc ngược lại nhanh
chóng hơn.
Kinh Trà Sư được đào trong khoảng từ 1830 đến 1850 theo lời truyền miệng trong
dân gian chứ không có tư liệu lịch sử ghi chép. Kênh Trà Sư đào nhằm mục đích ngăn lũ
núi, rửa phèn, xả mặn dẫn nước phù sa đến những cánh đồng còn hoang hóa thuộc khu vực
Thới Sơn - Văn Giáo. Kênh Trà Sư được đào, mở rộng theo đường lạch cũ chạy dài từ cầu
Trà Sư (nằm trên lộ Châu Đốc đi Nhà Bàng) đến Cầu Sắ t 13 (nằm trên lộ tẻ Mặc Cần
Dưng đi Tri Tôn) dài 23 km, rộng l0, sâu trên 2m.
Vào thời điểm này (1842,1847) quân Xiêm phát động cuộc chiến tranh xâm lược
(trình bày sau ở phần 3), xâm nhập vào kênh Vĩnh Tế và vùng Bảy Núi (1842,1847). Đất
An Giang sau thời kì định cư khởi sắc lại bị tàn phá nặng nề, dân cư lại phiêu tán.
Với quyết tâm vực dậy nền kinh tế, tổng đốc An Hà Nguyễn Tri Phương và tuần phủ
An Giang là Doãn Uẩn điều trần về triều đình ba việc để vực dậy vùng đất phên dậu này:
Áp dụng thủ tục về thuế một cách khoan hồng, xoa tên những người vắng mặt, đối với số
thuế đã thiếu không đóng nổi thì miễn luôn vì chiến tranh liên miên. Năm 1849 khi làm tổng
đốc An Giang Doãn Uẩn tiếp tục đề nghị “họp dân làm đồn điền để giúp sinh kế”. Đến
tháng 5 năm 1851, số lượng đất đã khai khẩn trước đó vẫn bị bỏ hoang, số lượng lên đến
44.784 mẫu [14,236]. Năm 1853 kinh lược phó sứ Phan Thanh Giản tiếp tục tấu trình “An
Giang, Hà Tiên là địa đầu quan yếu. Xin mộ dân đồn điền ở một dãy sông Vĩnh Tế thuộc hai
tỉnh đó, mỗi đội 50 tên, cho hai tỉnh ấy dồn làm các đội An Điền và Tiên Điền đến đây khai
khẩn làm ruộng, khi có việc chia phái đội ấy để phòng giữ” [44,299].
81
Mộ dân khai hoang không đủ, Nguyễn Tri Phương tấu trình về nhân lực khai khẩn
“Tỉnh An Giang tiếp giáp với nước Miên, đất bỏ hoang còn nhiều, xin từ nay trở đi, phàm
những tên can tội trộm cắp, cướp vặt và các tên du côn không rõ lai lịch ở 6 tỉnh Nam kì mà
tội chỉ mãn đồ (đồ là 3 năm) trở xuống đều phát giao cho các đồn bảo tỉnh An Giang sai
phái. Tên nào xin không muốn nhận lãnh, thì lựa lại đồn điền làm lính, tuy tiện để khai khẩn
cày cây. Đợi số ruộng khai khẩn được bao nhiêu, cho giữ làm sản nghiệp đời đời” [44,331].
Năm 1851 Tự Đức chỉ dụ cho Nguyễn Tri Phương đưa tù phạm từ miền Trung vào khai
hoang các tỉnh Nam kì. Thành phần này được cấp lương thực, nông cụ, trâu bò để cày cấy.
Sau 4 năm thực hiện số người, số người khai hoang ở An Giang không nhiều, triều Nguyễn
lại tiếp tục mộ thêm cư dân ở Bình Thuận trở ra đưa họ vào vùng Vĩnh Tế, Tịnh Biên .
Những chính sách, biện pháp tích cực của nhà Nguyễn và quyết tâm xây dựng, bảo
vệ những thành quả đã đạt được trước đó đã vực dậy nền kinh tế của An Giang đang trên đà
suy sụp. Năm 1854 Nguyễn Tri Phương báo cáo về triều đình An Giang thành lập được 2
cơ: An Vũ, An Dũng, tức khoảng 1000 người chia thành 32 ấp (dân mộ làm đồn điền ở An
Giang tổ chức thành binh đồn điền theo kế sách của tuần phủ Gia Định Phạm Thế Hiển.
Trong binh đồn điền, 50 người tổ chức thành một đội, 500 người làm một cơ). Đến năm
1858, theo báo cáo của Bố chính Đinh Công Nhượng các cơ đồn điền An Vũ, An Dũng ở
An Giang mỗi người lính khai khẩn 2-4 mẫu tức khai khẩn thêm được 2.000 đến 4.000.
Những vùng đất hoang giáp ranh gọi là “hoang nhàn chi địa” được khai thác, đồng ruộng
liền lạc, hình tượng “cò bay thẳng cánh” đã xuất hiện ở một số vùng (tại vùng giáp ranh
giữa Châu Đốc và Châu Phú được lập một làng mới là làng Châu Quới). Nhiều vùng định
cư mới cũng hình thành trong thời kì này:
Khu vực người Hoa tiếp tục định hình và ngày càng đông đảo tập trung ở Tân Châu,
Châu Đốc, Châu Phú vì đời Tự Đức, người Hoa có thể khẩn đất, mộ dân lập ấp. Xuất vốn để
lập ấp 30 người miễn thuế trọn đời, mộ 50 người được huy hiệu “chánh cửu phẩm” [34,53].
Sử ghi lại sự kiện giáo phái Bửu Sơn Kì Hương từ Mỹ Tho, Vĩnh Long, Tân An
đưa người đến khẩn hoang vùng Thất Sơn, Láng Linh, Cái Dầu và bên bờ sông Tiền. Ông
82
Đoàn Minh Huyên người sáng lập đạo từ năm 1851 đã chia tín đồ thành nhiều đoàn đi khai
khẩn:
+ Đoàn vào Thất Sơn, bên chân núi Két, một nơi còn hoang vu. Đoàn chia
làm 2 nhánh. Một do Ông Bùi Văn Tây chỉ huy, một do Bùi Văn Thân hướng dẫn. Lập nên
các trại ruộng Hưng Thới và Xuân Sơn, sau nay hợp thành xã Thới Sơn ( Tịnh Biên).
+ Đoàn đến Láng Linh, một vùng đầm lầy do quản cơ Trần Văn Thành hướng
dẫn, hiện nay thuộc huyện Châu Phú.
+ Đoàn do Ông Nguyễn Văn Xuyến hướng dẫn đưa tín đồ về Cái Dầu (Bình
Long) cũng thuộc huyện Châu Phú ngày nay.
Giáo phái Tứ Ân Hiếu Nghĩa do ông Ngô Lợi khởi xướng, cũng đưa hàng trăm lượt
tín đồ từ khắp nơi về vùng núi Tượng An Định, di dân mở đất khai hoang.
Vào năm 1840, Khâm sai Lê Văn Đức, Phó Khâm Sai Doãn Uẩn từ trấn Tây Thành
rút về Châu Đốc. Cùng đi có một số người Chăm Hồi giáo nổi tiếng là quân thiện chiến về
cư trú dọc theo sông Hậu. Với chính sách “tận dân vi binh” vua Thiệu Trị tiếp tục cho bộ
phận người Chăm định cư. Đợt chuyển cư quan trọng nhất của người Chăm diễn ra trong
năm 1854, 1858 về định trên các cù lao và hai bờ sông Hậu, phân bố thành 9 làng, lập thành
9 phiên đội đồn điền (Ấp) định cư ở cù lao Kamtambong (Cỏ tầm Bon), Lama, đông Côkí 1
và 2, Đa Phước, Phum Soài, cù lao Côtúc, Tam Hội, Châu Giang (Châu Đốc) do quan hiệp
quản người Chăm Châu Giang cai quản. Tổng số người Chăm vào thời kì này có khoảng
13200 người, nếu tình trung bình mỗi người có 12 gia đình [6,97].
Những năm 40 của thế kỷ XIX, một số gia đình ở các tỉnh miền Trung do chính sách
cấm đạo của Chúa Nguyễn bị truy đuổi ráo riết họ tìm tới vùng Năng Gù lập ra làng Năng
Gù, linh mục Jacques Dương về lập họ đạo ở đây vào năm l850. Đến năm 1860, thì một số
gia đình tôn giáo của An Giang tiếp tục về đây tị nạn. Họ đến vùng Châu Đốc, một đoàn
giáo dân khác tới vùng Cái Đôi (Hòa Bình - Chợ Mới) để khai hoang hành đạo.
83
Như vậy các luồng di dân vào An Giang thời kì này chủ yếu là dân nghèo, người
miền Trung, thường gọi là dân Ngũ Quảng. Các luồng di dân khác từ một số tỉnh như Biên
Hòa, Gia Định, Mỹ Tho, Tân An. Đến khai khẩn đất hoang theo các bờ kênh xáng mới đào,
vùng núi Thất Sơn, và những vùng đất hoang giữa hai làng. Công cuộc khẩn hoang dưới
thời Tự Đức đạt thành quả to lớn. Năm 1866, nha đinh điền An Giang ghi nhận chiêu mộ
được 1646 người, khai khẩn được 8.333 mẫu, thành lập 149 thôn ấp. Theo Đại Nam thực
lục, ở An Giang số điền thổ là 88.336 mẫu, ngạch trưng thuế lúa 55.660 hộc, thuế tiền
121.471 quan, thuế bạc 2.421 lượng [14,237]. Tuy không có số liệu thống kê dân số vào
năm 1867 khi Pháp chiếm An Giang, nhưng qua số liệu thống kê của y sĩ người Pháp ghi lại
trong chuyến đi trồng trái (chủng đậu) năm 1881, dân số Long Xuyên là 88.631 người,
Châu Đốc là 105.182 người [10,187].
Để khai phá, mở mang đất đai ở An Giang, lưu dân trước nhất tập trung quanh các
đồn bảo, sau đó là những khu đất nằm giữa một vùng rộng lớn, hoang vu ven sông nhưng
tương đối cao ráo dễ làm, có đủ nước ngọt dùng cho người gia súc, cây trồng. Từ nơi đã
chọn để canh tác, người Việt bắt đầu chặt cây cối, dẹp lau lác... cách khai khẩn này được
người xưa gọi là “móc lõm”. Những vùng đất khai phá đầu tiên ấy sẽ được mở rộng dần,
khoảng cách của chúng dần thu hẹp. Đến đời Tự Đức, vườn tược liên tiếp, ruộng đồng dần
liền thành một dải, gieo một hạt thóc giống lúa tẻ, lúa nếp thì thu hoạch 300 hộc, An Giang
trở thành một trong những điểm có sản lượng thóc dẫn đầu đồng bằng sông Cửu Long.
An Giang nằm giữa sông Tiền và sông Hậu, 70% diện tích thuộc vùng trũng tứ giác,
vì thế có thể nói là vùng đất thấp nhất. Nước dâng lên khoảng 4 mét, kéo dài khoảng 4
tháng một năm, khi ấy vùng đất An Giang chỉ là một biển nước mênh mông. Vùng này cỏ
lác, lau sậy mọc tràn lan, phèn tích tụ nhiều đời, đến mùa khô đất nứt ra đến nỗi cứa đứt
chân người. Một số nơi ven rìa giáp Hà Tiên đất bị nhiễm mặn do nước biển từ vịnh Xiêm
La tràn vào. Do vậy, đối với những loại ruộng cao, phương thức canh tác thường là “mùa
nắng đốn chặt cây cối, đợi cho khô đốt làm phân tro, khi mưa xuống trồng lúa không phải
cày bừa” [8, 97]. Loại ruộng này ở An Giang rất ít mà chủ yếu là loại ruộng sâu, đối với loại
84
ruộng bùn này phải dùng trâu cày “đợi có nước mưa đầy đủ, dầm thấm, nhiên hậu mới hạ
canh, mà trâu bò phải lựa con nào có sức mạnh, móng chân cao mới kéo cày được, nếu
không như vậy thì ngã ngập trong bùn lầy không đứng dậy nổi” [8,97]. Một loại ruộng khác
có điều kiện khắc nghiệt hơn mà ở đất An Giang rất nhiều đó là loại ruộng nằm trong lau
lác gọi là ruộng bùn sâu “không dùng trâu cày được, phải đến lúc hạ thu giao thời, có nước
mưa đầy dẫy, cắt bỏ bưng lác, cào cỏ đắp làm bờ, rồi chỏi đất, cấy mạ” [8,93].
Đất khai khẩn chủ yếu trồng lúa, trồng hoa màu, sau là làm vườn cây ăn trái. Một số
ít ruộng đất còn dành để trồng cau, tre, trồng dâu, trồng mía (diện tích toàn huyện Tây
Xuyên là 8629 mẫu, trong đó đất làm ruộng là 7.669 mẫu, đất trong khoai đậu 151 mẫu, đất
làm vườn là 483 mẫu còn lại là đất trồng cau 205 mẫu, trồng tre 30 mẫu. Huyện Đông
Xuyên có tổng diện tích 25.193 mẫu, ruộng l6.804 mẫu, khoai đậu 5.269 mẫu, đất vườn
1924 mẫu. Còn lại là đất trồng cau 616 mẫu, trồng dâu 423 mẫu, trồng mía 2 mẫu, trồng tre
122 mẫu) [10,122]. Có một số vùng chuyên canh trồng màu, nhưng thường là sau mùa lúa
dân mới trồng thêm một vụ hoa màu. Đại Nam nhất thống chí cho biết các loại hoa màu
thường trồng ở An Giang là: ngô; đậu có đậu xanh, đậu vàng, đậu ván, đậu đen; dưa có dưa
bở, dưa hấu, dưa gang, mướp; rau có hành, tỏi, kiệu, củ cải, gừng [44,197.] Mục thổ sản
trong Đại Nam nhất thống chí cho biết vườn ở An Giang trồng các loại cây ăn quả nhiều
nhất là thạch lựu, mãng cầu, chuối. Một số nhà vườn trồng hoa như hoa mào gà, hoa tường
vi, hoa lan, hoa mộc cận [44,197] Hoặc chuyên canh trồng mía, trầu, cau, dâu, bông để dệt
vải lụa, trồng tre (tre gai, trúc đặc ruột) đan lát, hoặc phơi măng khô bán cho các vùng khác.
“Nhất phá sơn lâm, nhì đâm hà bá”, câu nói dân gian phản ảnh một phương cách
sinh sống của nông dân An Giang. Trồng lúa luôn gắn liền với nghề đánh cá ven sông _ một
mùa làm ruộng, đến mùa nước nổi sinh sống bằng nghề chài lưới.
An Giang là xứ đầu nguồn có cả hai con sông Tiền, Hậu chảy qua cá tôm từ biển hồ
tràn về là nguồn lợi lớn. Những từ như “ao cá dày đặc”“...hồ chằm có nhiều tôm cá, dân
làm nghề hàng đoàn hàng lũ” [44,183] xuất hiện thường xuyên trong Đại Nam nhất thống
chí khi viết về tỉnh An Giang. Theo thống kê An Giang có nhiều tôm xanh, cá rô, cá linh, cá
85
lành canh, cá đối, cá phèn, cá lưỡi bò, ốc, cua [44,198]. Nhiều nhất là cá linh nổi danh nuôi
dân chúng miền Tây, nơi biên giới Việt - Miên nhất là vùng Tân Châu, Hồng Ngự, Châu
Đốc, Long Xuyên. Thu nguồn lợi nhiều nhất là tôm xanh và cá đối do chỉ có ở vùng An
Giang, giàu dinh dưỡng, rất ngon khi chế biến thức ăn. Cảnh quan của vùng đất dọc sông
Tiền của An Giang được ngòi bút của Trịnh Hoài Đức viết lại “Khi làm lúa thì bừa ruộng
vải lúa mà khi thu hoạch đến bội phần trăm. Còn trong vườn thì có cau trầu, dưa quả, dầu
gai, mương ngòi thì đầy cá tôm, lươn lạch, những vật ấy đã làm gia dụng, khỏi mua nơi chợ,
dân ra trước vườn sau ruộng đều có sản nghiệp làm ăn quanh năm, quả là một nơi trù phú.
Nhịp sống đó được miêu tả “Thời tiết làm ruộng rất muộn, tháng 6, 7 gieo mạ, tháng 11, 12
mới cấy và thu hoạch vào tháng giêng tháng 2 năm sau; tháng 3 gặt lúa xong thì trồng dưa,
tháng 4 đi bắt Óc gạo, tháng 7 đi lấy tổ ong, tháng l0 đi vớt tôm xanh” [44,156]. Họ có thể
thay đổi ngành nghề nhanh chóng như làm ruộng chuyển sang đánh bắt cá, hoặc chuyển
sang làm nghề gỗ, đốn củi.
2.2.2. Hoạt động thủ công nghiệp và thương nghiệp
An Giang có nghề trông dâu, nuôi tằm là nổi tiếng nhất. Theo Địa bạ triều Nguyễn,
năm 1836 huyện Đông Xuyên có diện tích trồng dâu, bông vải 423 mẫu [l1,221], tổng An
Thành 77 mẫu [11, 232], tổng An Lương 345 mẫu [11, 223]. Ở đây rải rác trong các thôn,
ấp người dân trồng dâu nuôi tằm nên được mệnh danh là “xứ tằm tang”. Người dân tự mình
tìm ra chất liệu nhuộm như lá bàng, lá chàm, vỏ dà, cây vang, đặt biệt là trái mặc nưa dành
để nhuộm lụa và lãnh đen. Lụa Tân Châu, lãnh Mỹ A nổi tiếng là đẹp, được ưa chuộng khắp
đất Nam bộ. Sang Campuchia được hoàng tộc Campuchia ưa chuộng hơn cả xá xị Xiêm của
người Thái. Trong nghề trồng dâu nuôi tằm, người Chăm làm ra những sản phẩm đẹp nhất.
Làm mắm, làm khô, làm nước mắm tồn tại như là một nhu cầu của mỗi nhà ở khắp
đồng bằng sông Cửu Long. Vì vào mùa nước cá rất nhiều không dùng hết, người dân đem
xẻ cá phơi khô hoặc ủ làm mắm, nấu lên làm nước mắm dùng trong cả năm. Ở Châu Đốc
nghề làm mắm phát đạt, dần trở thành nghề truyền thống nổi tiếng cho đến hôm nay. Đặc
sản là mắm khô cá lóc, cá trèn, cá rô, mắm ruột.
86
Một nghề nổi tiếng ở An Giang hiện nay không còn, đó là nghề nấu dầu từ cá linh.
Mỗi năm vào mùa cá linh lên (đúng ngày 10 tháng 10 ÂL bắt đầu), dọc theo hai bờ sông
Tiền nhất là khúc từ biên giới đến sông Vàm Nao, người ta kéo cá suốt cả ngày lẫn đêm.
Vào “những đêm không trăng người trong thôn đốt đuốc sáng ánh cả khúc sông Tiền”
[23,83]. Cá không tính bằng cân hoặc kí mà bằng giạ như giạ gạo (l giạ=45 1ít) . Dọc theo
sông Tiền, dân An Giang đào nhiều miệng lò, cá linh nấu cả con, khi thấy dầu nổi lên dùng
gáo dừa hớt đổ vào thùng. Mỗi nhà thường nấu được 10 thùng để thắp đèn cả năm, còn lại
họ đem bán nên hầu như khắp miền Tây ai cũng đốt dầu cá linh chứ không dốt dầu mù u
hoặc dầu phông. Xác cá Linh dùng làm phân bón cho cây rất tốt. Cá linh còn dùng để nấu
nước mắm gọi là nước mắm nhĩ như người miền biển dùng cá cơm.
Nghề mộc của dân chợ Thủ (huyện Chợ Mới) nổi tiếng khắp đồng bằng sông Cửu
Long. Bàn ghế, giường tủ được đóng rất sắc sảo. Trong ngôi nhà trên các cánh cửa, khuôn
đổ, bao lam, cột được trang trí bằng cách khắc gỗ. Nhiều đề tài như lưỡng long chầu nguyệt,
bát tiên, nhị thập tứ hiếu, mẫu đơn, sen, cò...
Ở xã Mỹ Luông, huyện Chợ Mới còn có sản phàm gốm đen. Người dân ở đây đã sử
dụng một loại đất đặc biệt trong vùng để chế tác và nung một loại gốm đen hiếm thấy trong
nước. Đây có thể là một sự kế tục độc đáo hệ gốm đe
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tvefile_2014_11_13_0977557113_6244_1871621.pdf