LỜI CAM ĐOAN .ii
LỜI CẢM ƠN .iv
DANH MỤC BẢNG. x
DANH MỤC HÌNH .xii
MỞ ĐẦU. 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN. 2
1.1. Giới thiệu chung về nhóm carbapenem . 3
1.1.1. Giới thiệu về nhóm carbapenem . 3
1.1.2. Cơ chế tác dụng và đặc điểm dược động học. 7
1.2. Các phương pháp xác định carbapenem . 9
1.2.1. Phương pháp quang phổ hấp thụ phân tử UV-Vis. 9
1.2.2. Phương pháp điện hóa. 10
1.2.3. Phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC) . 11
1.3. Phương pháp điện di mao quản. 19
CHƯƠNG 2: NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 33
2.1. Mục tiêu nghiên cứu.
2.2. Nội dung nghiên cứu. 33
2.3. Phương pháp nghiên cứu. 33
2.3.1.Phương pháp phân tích CE-C4D . 33
2.3.1.Thiết bị và hóa chất . 34
2.4. Phương pháp xử lý mẫu . 36
105 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 04/03/2022 | Lượt xem: 381 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Xác định đồng thời một số kháng sinh nhóm carbapenem bằng phương pháp điện di mao quản sử dụng detector đo độ dẫn không tiếp xúc (Ce - C4d), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
H=7,5
(w/w
150:100:750).
Cột C18, kích
thước 4,6mm x
25cm x 5µm
HPLC-UV
tại 300nm
Khoảng
được chấp
nhận 90-
120%
19
USP 40
[25]
Xác định
imipenem trong
thuốc tiêm
Pha động: natri
1-hexansulfonat
pH=6,8, kích
thước cột:
4,6mm x 30 cm
cột C18
HPLC-UV
tại 254nm
Khoảng
được chấp
nhận 90-
115%
1.3. Phương pháp điện di mao quản
1.3.1. Nguyên tắc phân tách các chất trong điện di mao quản
Điện di mao quản (Capillary Electrophoresis - CE) là một phương pháp
tách và phân tích các chất dựa trên cơ sở sựu di chuyển khác nhau của các ion
mang điện tích trong dung dịch chất điện ly dưới tác dụng của điện trường
sinh ra từ nguồn thế cao áp vào hai đầu mao quản. Thời gian di chuyển các
ion được dung để định tính, định lượng sẽ dựa vào diện tích pic thu được sau
quá trình phân tích.
Phương pháp CE được sử dụng rộng rãi do tính chất ưu việt về hiệu quả
tách cao, thời gian phân tích ngắn, lượng mẫu tiêu tốn ít. Hiện nay, phương
pháp ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như: y dược, sinh học,....
1.3.2. Phân loại
Điện di mao quản gồm nhiều các kỹ thuật tách khác nhau, mỗi kỹ thuật có
một cơ chế riêng [26, 27]:
- Điện di mao quản vùng (CZE)
- Sắc ký mao quản Gel (CGE)
- Sắc ký mao quản điện động học mixen (MECC)
- Điện di mao quản điểm đẳng điện (IEF)
- Điện di mao quản đẳng tốc độ (ITP)
- Sắc kí điện di mao quản (CEC)
20
Trong đó kỹ thuật điện di mao quản vùng (CZE) được sửu dụng nhiều bởi
đặc tính đơn giản và hiệu quả
1.3.3. Cơ sở lý thuyết
Độ điện di (µ) là hằng số đặc trưng cho hạt tích điện trong một điều kiện
điện di xác định:
µ = q/(6...r.)
Từ công thức trên có thể thấy [26, 27]:, độ điện di tỷ lệ thuận với điện
tích của hạt mang điện (q) và tỷ lệ nghịch với độ nhớt của dung dịch đệm điện
di (), bán kính hyddrat của hạt mang điện (r). Nghĩa là, trong một điện
trường E nhất định, chất nào có điện tích lớn và kích thước nhỏ sẽ di chuyển
nhanh; với các chất mang điện có cùng điện tích, chất nào có kích thước nhỏ
sẽ di chuyển nhanh hơn; với các chất mang điện có cùng bán kính, chất nào
có điện tích lớn sẽ di chuyển nhanh hơn.
1.3.4. Cấu tạo hệ CE cơ bản
Sau đây là cấu tạo của hệ điện di cơ bản:
- Dung dịch đệm điện ly: dùng để tạo môi trường cho quá trình điện di
khi áp thế cao vào đầu hai mao quản. Trong quá trình điện di, hai đầu
mao quản được đặt trong hai bình chứ dung dịch đệm.
- Nguồn thế cao: thường dao động từ 5-30kV, dùng để áp vào đầu hai
mao quản nhằm sinh ra điện trường lớn cho quá trình điện di xảy ra.
- Detector: bộ phận phát hiện và ghi nhận tín hiệu của chất phân tích sau
quá trình tách điện di. Các loại detector thông dụng: hấp thụ phân tử
(UV-VIS), huỳnh quang phân tử, phát xạ hoặc hấp thụ nguyên tử, khối
phổ, đo dòng, đo thế, đo độ dẫn.
- Bộ phận điều khiển: thường là máy tính sử dụng phần mềm chuyên
dụng phù hợp, để ghi nhận, hiển thị và xử lý kết quả.
21
Hình 1.6: Cấu tạo hệ CE cơ bản
1.3.5. Dòng điện di thẩm thấu EOF
Dòng điện di thẩm thấu (ElectroOsmotic Flow - EOF) là một đặc trưng
riêng có của phương pháp điện di mao quản sử dụng mao quản silica. Đây là
dòng chuyển động của khối dung dịch di chuyển trong mao quản từ cực
dương sang âm (với mao quản silica có bề mặt trong tích điện âm SiO-) xuất
hiện khi áp một điện thế cao vào hai đầu mao quản chứa đầy dung dịch đệm.
Tốc độ của dòng EOF bằng đúng tốc độ của các ion không mang điện trong
quá trình điện di.
Hình 1.7: Mô hình dòng EOF trong phương pháp điện di mao quản
22
Trong quá trình di chuyển của mình, EOF sẽ cuốn theo các ion có mặt
trong mao quản. Với cột mao quản silica, cations dịch chuyển cùng chiều
EOF, còn anions dịch chuyển ngược chiều EOF.
1.3.6. Các detector thông dụng
Trong phương pháp điện di mao quản, sự phát hiện các chất trong quá
trình có thể được thực hiện trực tiếp hoặc gián tiếp tùy vào bản chất các chất
phân tích. Còn việc định lượng dựa trên mối quan hệ giữa tín hiệu đo và nồng
độ các chất phân tích. Việc phát hiện và đo định lượng được thực hiện nhờ
các detector. Các detector được đặt ở gần cuối của mao quản. Tùy thuộc vào
mục đích phát hiện cũng như định lượng và đặc tính của các chất mà sử dụng
các detector tương ứng như: detector quang học, detector khối phổ, detector
điện hoa, detector độ dẫn [26].,....
1.3.6.1. Detector quang học
Detector quang phổ hấp thụ phân tử (UV-VIS) hoặc huỳnh quang được
sử dụng trong hầu hết các thiết bị CE thương phẩm. Detector quang phổ hấp
thụ phân tử (UV-VIS) là detector phổ biến nhất, đáp ứng được những chất
phân tích có khả năng hấp thụ ánh sáng trong vùng UV-VIS. Đối với các chất
không hấp thụ ánh sáng UV-VIS như ion vô cơ, các amino acid... cần có thêm
thuốc thử để tạo các hợp chất màu trung gian.
Detector huỳnh quang dùng để phát hiện và định lượng các chất và dẫn
xuất có khả năng phát ra ánh sáng huỳnh quang. Chất phân tích hấp thụ ánh
sáng ở một bước sóng nhất định ngay sau đó suy biến và phát ra huỳnh quang
ở bước sóng dài hơn. Detector huỳnh quang có độ nhạy cao nhất, với LOD
gấp 3 lần detector UV-VIS. Tuy nhiên detector này có gái thành cao, cần
được kích hoạt băng bức xa laser và có thể gây ra hiện tượng giảm tín hiệu đo
do cường độ ánh sáng kích thích lớn [26, 27].
23
1.3.6.2. Detector khối phổ
Detector khối phổ là detector vạn năng cho phân tích và định lượng, có
độ nhạy cao vì thế ưu việt hơn detector quang học, điện hóa. Trong phương
pháp khối phổ, các phân tử bị ion hóa được tăng tốc trong một trường điện từ
và tách theo khối lượng của nó. Quá tình ion hóa thường cung cấp đủ năng
lượng để phân tử bị phá võ thành các mảnh khác nhau. Ngoài định tính và
định lượng, detector khối phổ còn cho biết cấu trúc của các chất phân tích, do
đó nó trở thành công cụ quan trọng để phân tích đặc tính của các phân tử sinh
học như peptit, protein, [27].....
1.3.6.3. Detector điện hóa
Detector đo thế là một detector đơn giản và tiện lợi nhất trong các
detector điện hóa. Trong detector đo thế, nồng độ chất phân tích được xác
định dựa vào sự thay đổi của thế điện cực của điện cực làm việc khi nhúng
trong dung dịch phân tích cùng điện cực so sánh. Detector chỉ đáp ứng chọn
lọc với một số ion nhất định nên là detector có độ chọn lọc cao nhất trong các
detector điện hóa [26, 27].
Detector đo dòng là một hệ 3 điện cực gồm: điện cực làm việc, điện
cực so sánh và điện cực phụ trợ, lập thành một mạch điện đặc biệt. Dòng điện
sinh ra do quá trình oxi hóa hoặc khử các chất phân tích hay chính là do sự
chuyển electron giữa điện cực làm việc và điện cực phụ trợ, dòng điện này tỉ
lệ với chất phân tích. Tuy nhiên detector này chỉ phù hợp với các chất phân
tích có tính oxi hóa hoặc khử như amin thơm, phenol,...
Detector đo độ dẫn là detector phù hợp với tất các chất phân tích mang
điện. Chất phân tích được phát hiện bởi detector trong một nền dung dịch điện
ly. Detector đo độ dẫn trực tiếp đo độ dẫn của dung dịch phân tích được đặt
giữa hai điện cực. Detector đo độ dẫn có thể đo theo kiểu tiếp xúc hoặc không
tiếp xúc, vị trí đặt detector có thể tiếp xúc hoặc không tiếp xúc với điện cực
và dung dịch điện ly tương ứng.
24
Một nhược điểm chung của detector điện hóa khi dùng để định lượng
trực tiếp là độ chọn lọc kém. Giải pháp để hạn chế nhược điểm này là kết hợp
giữa định lượng bằng detector điện hóa với kỹ thuật tách, trong đó tách bằng
điện di được coi là kỹ thuật đơn giản và phù hợp nhất.
1.3.6.4. Detector đo độ dẫn không tiếp xúc
Nguyên lí hoạt động
Hình 1.8: Nguyên lý hoạt động của cảm biến đo độ dẫn không tiếp xúc.
Hình 1.9: A) Sơ đồ biểu diễn cấu trúc của detector C4D
B)Mạch điện tương đương
Hai điện cực hình ống được đặt nôi tiếp đồng trục bên ngoài mao quản
có chứa dung dịch cần đo. Hai điện cực hình ống tạo với dung dịch bên trong
25
mao quản thành hai tụ điện C. Khoảng dung dịch nằm giữa hai điện cực đóng
vai trò như điện trở R. Việc xác định điện trở này sẽ cho ta thông tin về độ
dẫn của các ion trong dung dịch đó [27].
Nguồn điện xoay chiều (V) với tần số (f) được áp vào điện cực thứ
nhất. Tại điện cực thứ hai, tín hiệu đo được ở dạng cường độ dòng điện (I).
Theo đó, dòng điện thu được tại điện cực thứ 2 sẽ phụ thuộc vào độ lớn của
điện thế V và tần số f Nguồn kích thích V có giá trị càng cao thì tín hiệu I đo
được cũng càng lớn.
Hình 1.10: Biểu diễn mối liên hệ giữa tín hiệu đầu ra và độ lớn (điện thế và
tần số) của nguồn kích thích xoay chiều
Tần số hoạt động f của nguồn kích thích phải cao (tối thiểu vài trăm
kHz), để triệt tiêu giá trị dung kháng Z=(1/2πC)2. Ở tần số cao, V=I/R với R
là điện trở của dung dịch cần đo.
Tín hiệu đầu ra thu được ở dạng cường độ dòng điện (xoay chiều), sau
đó sẽ được chuyển đổi và khuếch đại thành tín hiệu dạng vôn thế (xoay
chiều), thông qua việc sử dụng một điện trở khuếch đại. Vôn thế xoay chiều
sau đó được chuyển đổi thành vôn thế 1 chiều, lọc nhiễu và khuếch đại, sau
26
cùng chuyển đổi thành tín hiệu số hóa (xem hình 4) trước khi được hiển thị và
lưu trữ trên máy tính [27].
Hình 1.11: Sơ đồ thiết kế của C4D
Để tăng độ nhạy cần sử dụng giải pháp nâng cao nguồn điện thế kích
thích xoay chiều thay vì dùng điện trở khuếch đại quá lớn. Lý do là khi dùng
điện trở khuếch đại lớn thì cả tín hiệu cần đo và nhiễu nền cùng được khuếch
đại gây cản trở cho định tính và định lượng [27]. Thông thường điện trở
khuếch đại có giá trị 330kΩ đến 1,5MΩ.
1.3.7. Các kỹ thuật bơm mẫu
Quá trình bơm mẫu vào cột tách của phương pháp có thể thực hiện theo
hai phương pháp như hình 1.12:
27
Hình 1.12: Các kĩ thuật bơm mẫu trong phương pháp CE
- Kĩ thuật bơm mẫu kiểu thủy động học: trong kĩ thuật này, mẫu được
bơm vào mao quản nhờ áp lực (hình a,b,d). Khi đó, lượng mẫu bơm
vào phụ thuộc vào áp lực sử dụng (áp suất, lực hút chân không hoặc
chiều cao bơm mẫu và thời gian bơm mẫu).
- Kĩ thuật bơm mẫu kiểu điện động học: kĩ thuật sử dụng lực điện khi áp
thế cao (5-10kV trong vài giây) để bơm mẫu vào mao quản. Phương
pháp này cho kết quả các pic phân tách có độ sắc nét cao. Tuy nhiên,
diện tích pic dùng để định lượng có độ lặp lại thấp với các nền mẫu
khac nhau, do đó thường dùng để định tính [27].
Điện di mao quản (Capillary Electrophoresis - CE) là một phương pháp
tách và phân tích các chất dựa trên cơ sở sựu di chuyển khác nhau của các ion
mang điện tích trong dung dịch chất điện ly dưới tác dụng của điện trường
sinh ra từ nguồn thế cao áp vào hai đầu mao quản. Thời gian di chuyển các
ion được dung để định tính, định lượng sẽ dựa vào diện tích pic thu được sau
quá trình phân tích [27].
Phương pháp CE được sử dụng rộng rãi do tính chất ưu việt về hiệu quả
tách cao, thời gian phân tích ngắn, lượng mẫu tiêu tốn ít. Hiện nay, phương
pháp ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như: y dược, sinh học [28, 29, 30, 31],....
28
Gần đây, phương pháp điện di mao quản cho thấy được tiềm năng phát
triển do tính chất ưu việt về hiệu quả tách cao, thời gian tách ngắn, lượng mẫu
tiêu tốn ít. Phương pháp đã được ứng dụng để xác định kháng sinh trong
nhiều đối tượng mẫu khác nhau.
Dựa vào các đặc điểm đó có rất nhiều nghiên cứu đã sử dụng và đã thu
được một kết quả nhất định như Shoko Taniguchi và các cộng sự [32] theo
dõi quá trình phân hủy của kháng sinh meropenem, biapenem và imipenem
trong một vài điều kiện khác nhau với điều kiện điện di dung dịch đệm điện di
100mM photphat, pH=8,0, cột 25 µm và thế tách 30kV, nhận thấy rằng các
carbapenem đều phân hủy khoảng 30% sau 24 tiếng khi có thêm các tác nhân
gây ức chế như fosmicin; ở nghiên cứu khác nhóm tác giả Toshihiro
Kitahashi [33] và Yahya Mrestani [34] đều sử dụng detector UV để định
lượng hàm lượng meropenem trong một số mẫu như huyết tương, huyết thanh
và nước tiểu thì thời gian di chuyển của meropenem đều nằm trong khoảng từ
5-7 phút và có độ nhạy rất tốt với giới hạn phát hiện LOD nhỏ hơn 2 mg/l
cùng với độ lặp tốt (RSD 90%) qua đó
chứng tỏ phương pháp có thể áp dụng cho việc phân tích thực tế.
Ngoài điện di mao quản vùng thì điện di điện động học micelle cũng
được ứng dụng trong định lượng các carbapenem, điển hình như hai nhóm
nghiên cứu Michalska với 2 công trình đã công bố [35, 36] và Yu-Wei Chou
[37] với 1 công trình đã công bố. Với nhóm nghiên cứu Katarzyna Michalska
cả 2 công trình đều sử dụng natri dodecyl sulfat để tạo môi trường micelle, tất
cả các kết quả của hai công trình đều được đối chứng với phương pháp sắc ký
lỏng hiệu năng cao nhận thấy rằng sai khác đều nhỏ hơn 10%, chứng tỏ
phương pháp có độ đúng cao. Còn đối với nhóm nghiên cứu Yu-Wei Chou thì
họ đã thành công trong việc xác định hàm lượng meropenem trong huyết
tương của các bệnh nhân viêm màng não và qua nghiên cứu các tác giả thấy
29
rằng nồng độ meropenem sẽ giảm từ 45,04mg/l xuống còn 1,2mg/l từ 1 tiếng
sau truyền đến 8 tiếng sau truyền.
Kết quả các nghiên cứu xác định carbapenem bằng phương pháp điện
di mao quản được tổng hợp trong bảng 1.2 dưới đây.
Bảng 1.2: Một số nghiên cứu tách và xác định các carbapenem bằng điện di
mao quản
Tác giả
Đối tượng
nghiên cứu
Kiểu
điện di
Detector
Điều kiện
điện di
Kết quả
Shoko
Taniguchi
và các cộng
sự [32]
meropenem CZE
UV-Vis
tại
210nm
Dung dịch
đệm:
100mM
photphat,
pH=8
Cột: 25 µm
I.Dx34,7
cm.
Thế tách
30kV
LOD=0,128ppm
Toshihiro
Kitahashi
và Itaru
Furuta [33]
meropenem
trong huyết
thanh
MEKC
UV-Vis
tại
210nm
Dung dịch
đệm:
25mM
Natri
tetraborat/
natri
hydroxit
(pH=10),
SDS
khoảng tuyến
tính 0-200mg/l;
LOD 2mg/l,
RSD<8.87%
30
90mM.
Cột: 50cm,
75µmI.D.
Thế tách
25kV
Yahya
Mrestani,
Reinhard
Neubert,
Frank
Nagel [34]
meropenem
trong huyết
tương, nước
tiểu
CZE
PDA từ
200nm
đến
500nm
Dung dịch
đệm:
10mM
phosphat
(pH=7,2).
Sử dụng Z-
cell.
Thế tách
30kV
Khoảng tuyến
tính 0,5 -
200ppm,
LOD=0,5ppm
Katarzyna
Michalska
và các cộng
sự [35]
biapenem
trong thuốc
MEKC
UV tại
200nm
Dung dịch
đệm:
22,5mM
HCOOH(p
H=4,3) và
150mM
natri
dodecyl
sulfat
Cột:
60/50cm;
50µm I.D.
Thế tách
22kV
LOD = 0,5ppm
31
Katarzyna
Michalska
và các cộng
sự [36]
ertapenem
trong dược
phẩm
MEKC
UV tại
214nm
Dung dịch
đệm:
60mM
NaH2PO4,
20mM
H3BO3
(pH=6),
Cột: 60/52;
75 µm I.D.
Thế tách
18kV
LOD = 0,3ppm
Yu-Wei
Chou và
các cộng sự
[37]
meropenem
trong huyết
tương và
dịch não tủy
MEKC
UV tại
300nm
Dung dịch
đệm: Tris
40mM,
pH=8, SDS
Cột:
40,2/30cm,
50 µm I.D.
Thế tách
15kV
Khoảng tuyến
tính 0,5-50ppm.
LOD = 0,2ppm
Như vậy có thể thấy, các nghiên cứu sử dụng phương pháp điện di ở
trên chủ yếu sử dụng detector UV. Qua đây cho thấy được tiềm năng lớn của
phương pháp điện di mao quản sử dụng detector đo độ dẫn không tiếp xúc
CE-C4D trong việc kiểm nghiệm, xác định bốn kháng sinh nhóm carbapenem.
Dưới đây sẽ chỉ ra thực nghiệm của quá trình xác định đồng thời doripenem,
meropenem, imipenem và ertapenem trong mẫu thuốc sử dụng phương pháp
điện di mao quản với detector độ dẫn không tiếp xúc.
32
33
NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU
2.1. Nội dung nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, các nội dung chính cần thực hiện là:
* Nghiên cứu khảo sát các điều kiện tối ưu cho việc xác định đồng thời
Doripenem, Meropenem, Imipenem và Ertapenem:
- Điều kiện phân tích trên thiết bị điện di: Cố định một số điều kiện như
chiều dài cột, đường kính cột và chiều cao bơm mẫu.
- Khảo sát hệ đệm, nồng độ đệm và pH của dung dịch đệm.
- Khảo sát thời gian bơm mẫu.
- Khảo sát điện thế đặt vào hai đầu mao quản.
* Thẩm định phương pháp phân tích
- Xác định khoảng tuyến tính, xây dựng đường chuẩn.
- Xác định giới hạn phát hiện (LOD) và giới hạn định lượng (LOQ).
- Đánh giá độ chụm của phương pháp phân tích.
- Đánh giá độ đúng của phương pháp phân tích.
* Áp dụng phân tích một số mẫu thuốc trên thị trường.
* Thực hiện phân tích đối chứng với phương pháp tiêu chuẩn sắc ký
lỏng hiệu năng cao sử dụng detector PDA.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp phân tích CE-C4D
Phương pháp điện di mao quản sử dụng detector đo độ dẫn không tiếp
xúc (CE-C4D) được phát triển mạnh mẽ những năm gần đây. Phương pháp
34
được ứng dụng rộng rãi để phân tích để phân tích các đối tượng mẫu khác
nhau đặc biệt hiệu quả trong tách và phân tích các loại mẫu sinh học, dược
phẩm. Đây là một trong số ít các phương pháp phân tích vừa có thể triển khai
hiệu quả trong phòng thí nghiệm, vừa có thể triển khai hiệu quả tại hiện
trường, thậm chí tự động hóa quá trình phân tích khi cần thiết. Do đó, phương
pháp điện di mao quản là sự lựa chọn phù hợp cho nghiên cứu phát triển và
ứng dụng xác định hàm lượng ba kháng sinh nhóm Carbapenem trong dược
phẩm, từ đó góp đảm bảo chất lượng dược phẩm, củng cố niềm tin của người
tiêu dùng.
2.3.1.Thiết bị và hóa chất
2.3.1.1. Thiết bị CE-C4D
Thiết bị CE-C4D sử dụng trong nghiên cứu được cung cấp bởi Công ty
3Sanalysis ( Thiết bị có nguồn thế cao lên đến 25
kV, sử dụng detector đo độ dẫn không tiếp xúc (C4D). Hình ảnh thiết bị CE-
C4D sử dụng trong nghiên cứu được thể hiện trong hình 2.1.
Hình 2.1: Ảnh chụp hệ thiết bị CE-C4D sử dụng trong nghiên cứu
(1: Hộp thế an toàn, 2: Bộ điều khiển cao thế, 3: Cảm biến độ dẫn không tiếp
xúc, 4: Ống dẫn dung dịch đệm, 5: Núm điều chỉnh, 6: Bộ phận điều khiển, 7:
Bình khí nén)
35
2.3.1.2. Các thiết bị khác và dụng cụ
- Máy ly tâm của hãng LCEN -200.
- Máy rung siêu âm có gia nhiệt BRANSON 521.
- Máy đo pH của hãng HANNA.
- Tủ lạnh Sanaky VH-2899W.
- Máy lọc nước Direct Q3-UV hãng Merck Millipore
- Cân phân tích với độ chính xác 0,1mg.
Các dụng cụ bao gồm:
- Dụng cụ thủy tinh: bình định mức 10,00ml, 25,00ml và 50,00ml; cốc,
ống nghiệm, phễu.
- Micropipet các loại: 200 µl và 1000 µl.
- Một số dụng cụ thông thường trong phòng thí nghiệm.
2.3.1.3. Hóa chất
Các hóa chất đều thuộc loại tinh khiết phân tích
+ Chất chuẩn: Bốn kháng sinh nhóm carbapenem: doripenem 95% số lô
2-HBS-109-1, meropenem sodium salt 98% số lô 6-ALN-168-1, imipenem
monohydrate 98% số lô 3-XJZ-149-1, ertapenem disodium 90 % số lô 5-
HBN-41-1 (Hãng Toronto Research Chemicals, Canada)
+ Hóa chất dung môi:
- Tris (Sigma, Singapore, hàm lượng ≥99%)
- Arigin (Sigma, Singapore, hàm lượng ≥99%)
- Axit L-ascorbic (Sigma, Singapore, hàm lượng ≥99%)
- Axit lacitc (Merck, Đức, hàm lượng ≥99%)
- Axit axetic (Merck, Đức, hàm lượng ≥99%)
36
- Nước deion (theo tiêu chuẩn Mỹ, châu Âu) dùng cho phân tích điện
di, sắc ký được lấy từ máy lọc nước Direct Q3-UV có sử dụng lọc cuối LC-
pack (cỡ lọc 0,45 µm).
+ Chuẩn bị các dung dịch hóa chất:
- Dung dịch chuẩn gốc bốn kháng sinh doripenem, meropenem,
imipenem và ertapenem 1000ppm được pha từ chất chuẩn như sau: cân chính
xác 0,0106g doripenem 0,0116g meropenem, 0,0108g imipenem, 0,0116g
ertapenem, chuyển vào từng bình định mức 10,00ml, lắc đều. Sau đó định
mức đến vạch bằng nước deion. Dung dịch được bảo quản trong tủ lạnh từ -
4oC-2 oC, tránh ánh sáng và có thể sử dụng trong vòng 3 tháng.
- Dung dịch đệm điện di được pha như sau: cân chính xác 0,0303g Tris,
chuyển vào bình định mức 25,00ml, lắc đều. Sau đó định mức đến vạch bằng
nước deion. Dung dịch được chuẩn lại pH=8 bằng axit axetic trước khi đẩy
vào mao quản. Dung dịch đệm được pha mới hàng ngày.
2.4. Phương pháp xử lý mẫu
2.4.1. Mẫu dược phẩm
Các mẫu dược phẩm sử dụng trong nghiên cứu được mua tại các nhà
thuốc tư nhân và cơ sở y tế đã liệt kê ở PL3.
2.4.2. Xử lý mẫu dược phẩm
- Mẫu kháng sinh nhóm carbapenem dạng bột
Cân chính xác trên cân phân tích một lượng 0,0100g mẫu đã trộn đều,
sau đó, cho vào bình định mức 10,00ml hòa tan bằng nước deion và định mức
tới vạch bằng nước deion, rung siêu âm và lọc qua màng 0,45µm. Pha loãng
20 lần bằng nước deion trước khi tiến hành bơm vào thiết bị CE.
37
2.5. Phương pháp đánh giá độ tin cậy của phương pháp phân tích
Độ tin cậy của phương pháp CE-C4D trong phân tích được đánh giá qua
các thông số: giới hạn phát hiện, giới hạn định lượng, độ lặp lại, hiệu suất thu
hồi.
2.5.1. Giới hạn phát hiện và giới hạn định lượng
Giới hạn phát hiện (LOD) [38, 39, 40] được xem là nồng độ thấp nhất
của chất phân tích mà hệ thống phân tích còn cho tín hiệu phân tích khác có
nghĩa với tín hiệu của mẫu trắng hay tín hiệu nền. Đối với quá trình điện di,
LOD là nồng độ nhỏ nhất mà cho tín hiệu/nhiễu (S/N) bằng 3.
Giới hạn định lượng (LOQ) là nồng độ thấp nhất của chất phân tích mà
hệ thống phân tích định lượng với tín hiệu phân tích khác có ý nghĩa định
lượng với tín hiệu của mẫu trắng hay tín hiệu nền. Thông thường với quá trình
sắc kí, LOQ là nồng độ nhỏ nhất mà cho tín hiệu/nhiễu (S/N) bằng 10.
2.5.2. Độ chụm (độ lặp lại của phương pháp)
Độ lặp lại, một cách tương đối, là độ sai lệch của các giá trị riêng lẻ xi
và giá trị trung bình trên các mẫu thử giống hệt nhau trong những điều kiện
thí nghiệm giống nhau (cùng người phân tích, cùng trang thiết bị, phòng thí
nghiệm) trong những khoảng thời gian ngắn. Độ lặp lại có thể xác định qua
độ lệch chuẩn hoặc độ lệch chuẩn tương đối (RSD%). Khi độ lệch chuẩn càng
lớn thì sai số của phép đo hay phương pháp càng lớn [38, 39, 40].
Công thức tính độ lệch chuẩn và độ lệch chuẩn tương đối là:
RSD(%) = SD/Stb x
100%
Trong đó:
- Si là diện tích pic thứ i
38
- Stb là diện tích trung bình của n lần chạy
- N là số lần chạy lặp lại
2.5.3. Độ đúng, độ thu hồi của phương pháp
Độ đúng chỉ mức độ gần nhau giữa giá trị trung bình của dãy lớn các
kết quả thí nghiệm và các giá trị quy chiếu được chấp nhận. Do đó, thước đo
độ đúng thường đánh giá qua sai số tương đối hay cách xác định độ thu hồi
[37, 38, 39].
Hiệu suất thu hồi (H): H = Ctt/Clt x100%
Trong đó
- H là hiệu suất thu hồi (%)
- Ctt là nồng độ thực tế của chất phân tích thu được
- Clt là nồng độ lý thuyết được tính toán từ lượng chuẩn thêm vào.
Nếu chất chuẩn thêm vào mẫu trước khi xử lý mẫu ta có độ đúng của
phương pháp, còn nếu chất chuẩn được thêm vào trước khi bơm vào thiết bị
CE ta có độ đúng của thiết bị.
2.5.4. Độ phân giải
Định nghĩa: Độ phân giải được mô tả khả năng tách giữa hai pic. Nếu R
là lớn hơn hoặc bằng 1,5 thì khả năng tách của 2 pic là 99%. Công thức tính
độ phân giải [38, 39, 40]:
R = 2x
tb − ta
Wa + Wb
Wa, Wb: độ rộng giữa 2 pic
ta, tb : thời gian di chuyển của 2 pic tính theo đỉnh pic đó.
39
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Khảo sát điều kiện tối ưu trong việc tách và xác định bốn kháng sinh
nhóm carbapenem bằng phương pháp CE-C4D
3.1.1. Khảo sát ảnh hưởng của dung dịch đệm
pH, thành phần và nồng độ của dung dịch đệm điện di là những yếu tố
ảnh hưởng rất lớn trong phương pháp điện di mao quản, nó gây ảnh hưởng
đến quá trình di chuyển của các chất trong mao quản và dòng điện di thẩm
thấu (EOF). Vì vậy, các yếu tố được lựa chọn khảo sát trước tiên là pH, thành
phần và nồng độ đệm của hệ đệm điện di, bên cạnh các yếu tố khác như thời
giam bơm mẫu, thế tách và các yếu tố ảnh hưởng khác.
3.1.1.1. Khảo sát đồng thời các loại đệm và pH của đệm
Do các chất phân tích có cấu tạo phân tử cồng kềnh, điện tích ít, do đó
việc sử dụng phân cực thuận (sử dụng phân cực cùng dấu tại đầu bơm mẫu:
áp thế dương với các chất phân tích là cation, áp thế âm với các chất phân tích
là anion) sẽ khó cho kết quả tốt. Trên thực tế, việc phân tích theo phân cực
thuận đã được thực hiện và kết quả không cho tín hiệu các chất phân tích. Vì
vậy, kỹ thuật phân cực ngược (sử dụng thế dương khi phân tích các anion)
trong đó lợi dụng dòng EOF kéo các chất phân tích với độ linh động thấp đã
được sử dụng. Kết quả đã cho tín hiệu các chất phân tích rõ ràng và phân tách
tốt.
Để thực hiện phân cực ngược sử dụng dòng EOF, cần phải lựa chọn pH
thích hợp: pH cao để tạo dòng EOF đủ lớn nhưng nếu pH cao quá sẽ cho độ
lặp kém hơn và nhiễu đường nền tăng cao. Thêm vào đó, do sử dụng detector
độ dẫn thì các đệm sử dụng trong phương pháp CE-C4D phải đảm bảo độ điện
ly nhưng độ dẫn không được quá cao sẽ làm giảm độ nhạy của phương pháp.
Vì vậy, các loại đệm được lựa chọn khảo sát đồng thời thành phần và pH đệm
40
nhằm lựa chọn được hệ đệm phù hợp nhất gồm: arginin 10mM/ axit axetic,
arginin 10mM/ axit ascobic, arginin 10mM/ axit lactic, Tris (hydroxymetyl)
aminometan 10mM/ axit lactic và Tris (hydroxymetyl) aminometan 10mM/
axit axetic với các pH 7,0; 7,5; 8,0; 8,5 và 9,0.
Đầu tiên, hệ đệm Arg/Ace với các pH 7,0; 7,5; 8,0; 8,5 và 9,0 với nồng
độ đệm 10mM, thế tách 20kV, chiều cao bơm mẫu 10cm và thời gian bơm
mẫu 20s được chọn để khảo sát. Các kết quả thu được trong hình 3.1 và bảng
3.1.
Hình 3.1: Điện di đồ phân tích bố
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_xac_dinh_dong_thoi_mot_so_khang_sinh_nhom_carbapene.pdf