MỞ ĐẦU.1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN.3
1.1. Giới thiệu tổng quan về các hợp chất PFCs .3
1.1.1. Các hợp chất peflo hóa (PFCs).3
1.1.2. Lịch sử sản xuất và sử dụng PFCs.5
1.2. Độc tính và khả năng tính lũy các hợp chất PFCs .7
1.3. Hiện trạng ô nhiễm các hợp chất PFCs trong môi trƯờng nƯớc mặt tại
khu vực Hà Nội .9
1.4. Một số loại cá sống phổ biến tại khu vực nghiên cứu.12
1.4.1. Cá chép.12
1.4.2. Cá mè hoa .13
1.4.4. Cá trôi Ấn Độ .13
1.4.5. Cá rô phi.14
1.4.6. Một số nghiên cứu về mức độ ô nhiễm PFCs trong sinh vật.16
1.5. Đánh giá rủi ro môi trƯờng .17
1.5.1. Giới thiệu về đánh giá rủi ro môi trường.17
1.5.1.1. Rủi ro .17
1.5.1.2. Đánh giá rủi ro .17
1.5.1.3. Lịch sử đánh giá rủi ro.17
1.5.2. Phân loại đánh giá rủi ro.18
1.4.2.1. Đánh giá rủi ro sức khỏe (HRA).18
1.4.2.2. Đánh giá rủi ro sinh thái (EcoRA) .19
1.4.2.3. Đánh giá rủi ro công nghiệp (IRA) .19
1.5.3. Cấp bậc đánh giá rủi ro.19
1.5.4. Quy trình tổng quát về đánh giá rủi ro môi trường.20
1.5.4.1. Xác định mối nguy hại.21
1.5.4.2. Đánh giá phơi nhiễm.21
1.5.4.3. Đánh giá độ độc hay phân tích liều phản ứng.22
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨ U .25
2.1. Mục tiêu và nội dung nghiên cứu.25
37 trang |
Chia sẻ: anan10 | Lượt xem: 627 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Xác định mức ô nhiễm các hơp̣ chất peflo hóa (pfcs) trong cá nuôi thả tại một số hồ thuộc khu vực Hà nội và đánh giá rủi ro đến sức khỏe con người, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
boxylic (PFCAs) và các ankylsunfonat
được poly flo hóa (PFASs).
- Các axit peflo-cacboxylic (PFCAs) với độ dài chuỗi cacbon bắt đầu từ C6 trở
lên, bao gồm axit peflo-octanoic (PFOA) và các đồng đẳng của nó.
- Các ankylsunfonat được poly flo hóa (PFASs) với chuỗi cacbon bắt đầu từ C4
trở lên, bao gồm muối peflo-octansunfonat (PFOS) và các đồng đẳng của nó.
4
Bảng 1.1. Danh sách các hợp chất PFCs quan tâm trong nghiên cứu này
STT Tên hợp chất Tên viết tắt
Công thức
phân tử
1 Axit peflobutanoic PFBA C4F7COOH
2 Axit peflopentanoic PFPeA C5F9COOH
3 Axit peflohexanoic PFHxA C6F11COOH
4 Axit pefloheptanoic PFHpA C7F13COOH
5 Axit peflooctanoic PFOA C8F15COOH
6 Axit peflononanoic PFNA C9F17COOH
7 Axit peflodecanoic PFDA C10F19COOH
8 Axit pefloundecanoic PFUdA C11F21COOH
9 Axit peflododecanoic PFDoA C12F23COOH
10 Axit peflotridecanoic PFTrDA C13F25COOH
11 Axit peflotetradecanoic PFTeDA C14F27COOH
12 Axit peflohexadecanoic PFHxDA C16F31COOH
13 Axit peflooctadecanoic PFODA C18F35COOH
14 Muối peflobutansunfonat PFBS C4F9SO3
-
15 Muối peflohexansunfonat PFHxS C6F13SO3
-
16 Muối peflooctansunfonat PFOS C8F17SO3
-
17 Muối peflodecansunfonat PFDS C10F21SO3
-
5
Hình 1.1. Công thức cấu tạo của một số hợp chất PFCs
1.1.2. Lịch sử sản xuất và sử dụng PFCs
PFCs đã được sản xuất và sử dụng từ hơn 50 năm qua trong nhiều ngành công
nghiệp và sản phẩm thương mại như dệt may và sản phẩm bao bì, mạ kim loại, các
ngành công nghiệp nhiếp ảnh, chất bán dẫn, giấy và bao bì, phụ gia sơn, sản phẩm
làm sạch và thuốc trừ sâu [22, 25], PFCs được sử dụng trong các lĩnh vực như: chất
bôi trơn, làm các chất ức chế ăn mòn và trong bình chữa cháy dạng bọt [24]. Với
tính năng chống thấm nước và bền với nhiệt, PFCs được sử dụng từ những năm
1940 cho các ngành công nghiệp sản xuất vải bọc ghế, thảm, áo mưa và bề mặt
cho các vật liệu chống dính, bọt chữa cháy. Hai hợp chất PFCs phổ biến nhất
được sử dụng cho sản xuất và thường được nghiên cứu trong môi trường là PFOS
và PFOA [6].
PFOS và PFOA là những hóa chất có tính ổn định hóa học với chuỗi cacbon
dài. Với cấu tạo tương đối đặc biệt, bao gồm một đầu ưa nước và một đầu kỵ nước,
đầu ưa nước sẽ bị các phân tử nước hút vào, còn đầu kị nước vừa có khả năng đẩy
nước và vừa hút vào các chất dầu mỡ. Do đặc tính này, chúng được sử dụng như tác
nhân hoạt động bề mặt trong các ứng dụng khác nhau, cũng như một lớp phủ chịu
nhiệt độ cao trên các bề mặt tiếp xúc với axit mạnh [18].
6
Với sự phổ biến và tính độc hại của hợp chất chất PFOS và muối của nó đã
có mặt trong nhiều công ước quốc tế: năm 2009, PFOS và các muối của nó được
thêm vào phụ lục B của công ước Stockholm về các hợp chất hữu cơ khó phân hủy
(POPs) [36]. Năm 2010, tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) đã có cuộc
khảo sát về các sản phẩm có chứa hợp chất PFCs và lượng phát thải ra môi trường
của chúng. Cơ quan bảo vệ Môi trường Mỹ (EPA) đã cấm sản xuất và sử dụng
PFOS cũng như các đồng đẳng và các muối của nó kể từ năm 2001 [13]. Trong
chương trình quản lý toàn cầu về axit peflo-octanoic (PFOA) và các hóa chất liên
quan, các ngành công nghiệp cam kết giảm phát thải PFOA và các hóa chất liên
quan xuống 95% trước năm 2010, cùng với việc hướng tới loại bỏ tổng PFOA trong
phát thải cũng như trong sản phẩm trước năm 2015 [16].
Việt Nam tham gia vào Công ước Stockholm từ ngày 22 tháng 7 năm 2002,
trở thành thành viên thứ 14 trong tổng số 172 nước ký tham gia Công ước tính đến
nay. Công ước Stockholm ra đời với mục đích để bảo vệ sức khoẻ con người và
môi trường trước các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy. Các chất ô nhiễm hữu cơ
khó phân hủy hay các chất POPs là các hoá chất hữu cơ độc hại, tồn tại bền vững
trong môi trường, có khả năng phát tán rộng, tích lũy sinh học trong các hệ sinh
thái trên cạn và dưới nước, gây hủy hại nghiêm trọng cho sức khỏe con người và
môi trường. Trong đó các hợp chất PFCs được biết đến là những hợp chất POPs
mới (new POPs) và đang được Tổng cục Môi trường Việt Nam xây dựng Kế hoạch
hành động quốc gia thực hiện kiểm kê các hợp chất PFOS và các muối của chúng
trong các sản phẩm tiêu dùng và trong môi trường. Tuy nhiên, việc kiểm kê các hợp
chất PFCs yêu cầu phòng thí nghiệm có năng lực cao và hệ thống phân tích hiện
đại. Theo tác giả được biết, hiện nay tại Việt Nam, Trung tâm Nghiên cứu Công
nghệ Môi trường và Phát triển Bền vững (CETASD) là đơn vị duy nhất có đầy đủ
năng lực thực hiện việc phân tích xác định các hợp chất PFCs trong các mẫu môi
trường và thực phẩm. Đơn vị này cũng là cơ quan đầu mối đại diện cho Việt Nam
tham gia quan trắc các hợp chất PFCs trong môi trường nước mặt, trầm tích bằng
thiết bị sắc ký lỏng ghép nối hai lần khối phổ (LC-MS/MS) trong khuôn khổ Dự án
Quan trắc và Quản lý các hợp chất POPs ở khu vực Châu Á do Đại học Liên Hiệp
Quốc và Công ty Shimadzu, Nhật Bản phối hợp thực hiện.
7
1.2. Độc tính và khả năng tính lũy các h ợp chất PFCs
Các hợp chất PFCs được sản xuất lần đầu tiên vào những năm 1940 của thế kỷ
20, trước khi chúng trở nên quen thuộc đối với các cơ quan thuộc chính phủ ở các
nước công nghiệp và được yêu cầu kiểm tra vật liệu mới được đưa ra thị trường. Khi
các công ty tiếp tục sản xuất và đa dạng hóa các dòng sản phẩm liên quan đến PFCs thì
những đánh giá chuyên sâu về tiềm năng gây ảnh hưởng tới sức khỏe cũng được tiến
hành. Đầu những năm 2000, một số nghiên cứu chỉ ra rằng PFCs phân bố rộng rãi
trong môi trường và gần như tất cả các mẫu máu người thu thập ở nhiều nơi trên thế
giới được phát hiện có chứa lượng PFCs ở mức ng/mL [7], các nhà chức trách mới bắt
đầu kêu gọi xem xét lại tất cả các nghiên cứu trước đây và đánh giá kỹ hơn về độc tính
của chúng. Các nghiên cứu liên quan đến sự phơi nhiễm của chuột và khỉ đối với
PFOS cho thấy sự giảm trọng lượng cơ thể, tăng trọng lượng gan và đường cong liều
lượng - đáp ứng đối với tỷ lệ tử vong [27]. Sự gia tăng u tuyến tế bào gan và u tuyến
giáp thể nang đã được quan sát thấy ở những con chuột phơi nhiễm với hàm lượng
PFOS cao trong thức ăn của chúng [27]. Đối với các loài gặm nhấm, PFOA có liên
quan tới tăng tỷ lệ u gan, u tuyến tụy và u tinh hoàn cũng như giảm cân, sưng gan và
những thay đổi trong chuyển hóa lipit. Khi PFOS hoặc PFOA được dùng cho những
con chuột mang thai, có hiện tượng tử vong ở chuột sơ sinh và giảm tăng trưởng đối
với chuột con còn sống sót [20]. Các chất gây ung thư liên kết với PFOA ở loài gặm
nhấm một cách gián tiếp qua quá trình kích hoạt thụ thể dạng alpha (α PPAR-) [32],
nhưng sự liên quan của cơ chế này ở người vẫn là vấn đề đang gây tranh luận.
Ở động vật thí nghiệm, các PFCs gây tử vong ở liều thấp và có độ độc hại đáng
kể đến nhiều hệ thống cơ quan và các con đường trao đổi chất. Ví dụ, cả PFOS và
PFOA gây ra gan, tuyến vú và khối u tuyến tụy. PFOS cũng gây ra các khối u tuyến
giáp trong khi PFOA gây ra các khối u tinh hoàn. Ngoài ra, PFOS và PFOA cũng là
nguyên nhân gây tử vong ở con non với liều lượng mà liều đó không ảnh hưởng đến tỷ
lệ tử vong của động vật trưởng thành. PFOS đã được nghiên cứu có thể gây ra suy
tuyến giáp ở chuột non ở liều thấp nhất được thử nghiệm. Suy tuyến giáp bẩm sinh là
yếu tố nguy cơ quan trọng cho sự phát triển não bộ.
PFCs có thể gây tử vong ở động vật thí nghiệm ở liều thấp hơn nhiều so với hầu
hết các hóa chất công nghiệp độc hại khác. Ví dụ, hàm lượng PFOS gây ra tỷ lệ tử
8
vong đáng kể ở loài khỉ lớn khi tiếp xúc với 0,75 mg/kg-ngày cho đến 26 tuần. Liều
PFOS với 4,5 mg/kg-ngày gây chết 100 % ở khỉ chỉ trong vòng 7 tuần [22]. Liều phơi
nhiễm PFOA với 3 mg/kg-ngày trong 26 tuần cũng có thể gây tử vong ở khỉ [33].
Trong khi đó, khỉ có thể sống khi cho phơi nhiễm với 20 mg/kg/d dicloro diphenin
triclorotan trong 130 tháng [30].
PFOS và PFOA gây độc đối với thai động vật nhiều hơn so với động vật trưởng
thành. Liều lượng các PFCs này có thể gây chết thai động vật mà không gây chết động
vật bố mẹ [22, 32]. Cả hai PFOS và PFOA có thể gây ra các khối u của gan, tuyến vú
và tuyến tụy ở chuột [22, 7, 32]. Các khối u tuyến tụy gây ra bởi PFOS gây ra ung thư
biểu mô tế bào tiểu đảo, trong khi PFOA gây u tuyến tế bào tụy [32]. Ngoài ra, PFOS
cũng gây ra u tuyến tế bào nang tuyến giáp [22, 7] và PFOA gây ra u tinh hoàn [32].
Sử dụng các nghiên cứu trên động vật trong phòng thí nghiệm để ước tính tiềm
năng gây ảnh hưởng tới sức khỏe con người là rất khó khăn, trong trường hợp này để
thực hiện được điều đó còn khó khăn hơn bởi thực tế độc tính của các hợp chất PFCs
có sự khác biệt đáng kể giữa các loài động vật và thậm chí giữa các giới tính khác
nhau của cùng một loài [20]. Ví dụ, thời gian bán hủy của PFOA trong chuột đồng cái
(rat) là khoảng bốn giờ, trong khi ở các con chuột đực cùng một chủng là gần sáu
ngày. Ở những con chuột nhắt (mice), thời gian bán hủy được xem như dài hơn (17 -
19 ngày) nhưng tác động của giới tính ít được nhắc tới [26]. Ở con người, dữ liệu cho
thấy chu kỳ bán hủy còn lâu hơn nữa, với PFOS và PFOA tương ứng khoảng 5,4 và
3,8 năm (giá trị trung bình), không có ghi nhận nào về sự khác biệt giữa các giới tính.
Nhiều nghiên cứu cho thấy chu kỳ bán hủy tăng tỷ lệ thuận với chiều dài mạch của các
hợp chất. Ngoại lệ, peflohexansunfonat (PFHxS, 6 nguyên tử cacbon) có chu kỳ bán
hủy lên tới 8,5 năm ở người [23]. Chu kỳ bán hủy tương đối dài ở người làm tăng thêm
lo ngại về tiềm năng gây ảnh hưởng sức khỏe.
Con đường phát thải và phơi nhiễm PFCs trong môi trường và con người được
mô tả trong hình 1.2. Con người vô tình bị phơi nhiễm các hợp chất PFCs qua quá
trình sản xuất, sử dụng và phát thải các sản phẩm chứa PFCs, chúng lan truyền trong
không khí, đất và nước, tích lũy trong cơ thể con người qua chuỗi thức ăn.
9
Hình 1.2. Con đƣờng di chuyển của các hợp chất ô nhiễm PFCs
Việc sản xuất và sử dụng các sản phẩm có chứa PFCs là khởi nguồn của sự phát
thải cũng như ô nhiễm môi trường, chúng di chuyển đến môi trường thông qua các nhà
máy xử lý nước thải, các dòng chảy bề mặt từ bãi rác, ảnh hưởng trực tiếp tới môi
trường sống của con người và sinh vật. Cũng như các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy
(POPs) khác, PFCs tích lũy vào sinh vật thông qua chuỗi thức ăn. Trong đó, con người
là bậc cao nhất trong chuỗi thức ăn và có nguy cơ tích lũy các hợp chất độc hại này
nhiều nhất.
1.3. Hiện trạng ô nhiễm các hợp chất PFCs trong môi trường nước mặt tại khu vực
Hà Nội
Hà Nội là thành phố với mật độ dân cư cao, nguồn nước thải hầu hết chưa được
xử lý và xả trực tiếp ra môi trường nước mặt, các con sông và các hồ trong khu vực
thành phố bị ô nhiễm nặng. Theo báo cáo của Sở Tài nguyên Môi trường thành phố Hà
Nội, trong sông Nhuệ - Đáy, Hà Nội đóng góp 48,8 % tổng các nguồn thải. Tổng lượng
nước thải từ các nguồn khác nhau của thành phố. Khoảng 670 000 m3, trong đó có tới
hơn 620 000 m3 chưa được xử lý và xả thẳng vào hệ thống thoát nước. Lượng nước thải
còn lại chỉ được xử lý sơ bộ hoặc trong các bể tự hoại, các bể lắng trong các tuyến thoát
10
nước chung. Nước thải có chất dịch đen gồm các chất thải rất nguy hiểm đối với môi
trường và sinh vật như lignin, sunfua hữu cơ, axit béo và các hợp chất hữu cơ [5].
Hồ Yên Sở với diện tích 173 hecta, thuộc quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội.
Hồ có hệ thống 5 hồ nhỏ thông nhau qua các kênh đào rộng 5 m nối các hồ với nhau.
Nước thải đô thị từ các con sông Kim Ngưu, Sét và Tô Lịch từ trung tâm thành phố Hà
Nội chảy vào hồ Yên Sở qua các đập tràn. Một bộ phận nước thải của sông Kim Ngưu
được xử lý qua hệ thống nhà máy xử lý nước thải Yên Sở đổ ra hồ Yên Sở. Tuy nhiên,
hệ thống đập tràn được thiết kế để khi lượng nước sông Kim Ngưu dâng lên, nước sẽ
chảy qua đập tràn đi vào hồ mà không qua xử lý. Gần đây, hệ thống khu đô thị khép
kín chung cư Gamuda được xây dựng quanh hồ và tiềm ẩn nước thải khu đô thị này sẽ
chảy vào khu vực hồ chứa xung quanh.
Nhìn chung các loại cá được nuôi phổ biến tại hồ Yên Sở như cá chép, cá mè,
cá trôi Ấn Độ và cá rô phi, trong đó cá rô phi phát triển tự nhiên trong hồ. Cá sau khi
thu hoạch được mang ra chợ cá Yên Sở, một trong chợ đầu mối thủy sản lớn nhất Hà
Nội tại quận Thanh Trì, Hà Nội. Từ đây, các tiểu thương nhập cá và mang đi tiêu thụ
chủ yếu tại các chợ bán lẻ trong trung tâm thành phố Hà Nội. Tuy nhiên, những cá lớn
được thu hoạch và bán cho các tiểu thương còn những cá nhỏ như rô phi được cơ sở
nuôi trồng làm chả cá ngay tại chợ cá Yên Sở và cung cấp cho các nhà hàng tại Hà Nội
có nhu cầu.
Hồ Tây là hồ khá rộng lớn với diện tích hơn 500 hecta là hồ nước tự nhiên lớn
nhất ở quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội. Các loại cá phổ biến tại đây ngoài cá chép,
mè, trôi và rô phi, còn có cá trê, cá quả với số lượng ít, cá vàng do người dân thả cúng
vào các dịp lễ cũng được đánh bắt làm chả cá cung cấp thực phẩm cho người dân.
Hình thức đánh bắt cá chủ yếu là đánh bắt tỉa bằng phương pháp thả lưới. Hoạt động
khai thác cá tại đây diễn ra quanh năm với số lượng lớn được thực hiện bởi Xí nghiệp
nuôi trồng Thủy sản Hồ Tây thuộc Chi nhánh Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Một
thành viên Hồ Tây.
Ở Việt Nam, các dữ liệu về PFCs vẫn còn hạn chế trong các nghiên cứu về môi
trường mặc dù các hợp chất PFCs đã được sử dụng trong thời gian dài. Nghiên cứu của
tác giả Tanaka và cộng sự, năm 2006 đã cho thấy sự xuất hiện rộng rãi của PFOS và
PFOA trong nước ở nồng độ thấp ở thủ đô Hà Nội (ng/L) [29]. Một nghiên cứu gần
11
đây của nhóm nghiên cứu Joon Woo của trường Đại học Ehime, năm 2012 đã báo cáo
sự có mặt của 17 hợp chất PFCs trong nước thải thu thập được từ các khu vực bãi rác
của thành phố Hà Nội và các làng nghề tái chế rác thải điện tử, tái chế chì ở các tỉnh
xung quanh Hà Nội [16]. Một số nghiên cứu trước đây cũng cho thấy sự có mặt các
hợp chất PFC trong nước mặt và trầm tích của sông hồ khu vực Hà Nội. Đặc biệt hàm
lượng PFCs trong nước hồ Tây và hồ Yên Sở đều cao hơn so với các sông khác trong
thành phố [31].
Hồ Tây và hồ Yên Sở là hai hồ lớn nhất ở Hà Nội, nước hồ bao gồm nước mưa
và nước thải đô thị. Báo cáo của Trường Đại học Liên hiệp Quốc cho thấy sự có mặt
của các hợp chất PFCs trong môi trường nước mặt ở khu vực hồ Tây và hồ Yên Sở
dao động từ 5,47 đến 10,57 ng/L (hình 1.3) [31]. Mặc dù với hàm lượng nhỏ, nhưng sự
có mặt các hợp chất PFCs trong môi trường nước có nguy cơ phơi nhiễm đến các loài
động vật thủy sinh rất cao do tích lũy theo thời gian dài qua chuỗi thức ăn trong hệ
sinh thái hai khu vực hồ này.
Hình 1.3. Tổng hàm lƣợng trung bình PFCs trong nƣớc mặt
của hồ Tây và hồ Yên Sở
12
Báo cáo này cũng cho thấy hàm lượng PFCs trong nước hồ Yên Sở có xu
hướng cao hơn hồ Tây và hàm lượng PFCs trong mùa mưa cao hơn so với mùa khô.
Điều này cũng đã được giải thích do thời điểm lấy mẫu vào đầu mùa mưa, do đó các
hợp chất PFCs trên các bề mặt thành phố Hà Nội được rửa trôi và đưa xuống hồ [31].
Theo khảo sát sơ bộ của tác giả, mỗi năm đơn vị khai thác cá hồ Tây bán ra thị
trường khoảng 400 tấn cá, lượng cá khai thác tại hồ Yên Sở vào khoảng 20 tạ mỗi
ngày. Cá thu hoạch được bán cho người dân và sử dụng làm thức ăn nên có nguy cơ
cao phơi nhiễm các hợp chất PFCs đến sức khỏe con người.
1.4. Một số loại cá sống phổ biến tại khu vực nghiên cứu
Cá là loài động vật có xương sống, chủ yếu là động vật biến nhiệt và sống
dưới nước. Hiện người ta biết khoảng trên 31 900 loài cá, điều này làm chúng trở
thành nhóm đa dạng nhất trong số các động vật có xương sống. Về mặt phân loại
học, cá là một nhóm cận ngành mà quan hệ chính xác của nó còn gây tranh cãi
nhiều; sự phân chia phổ biến là chia chúng thành cá không hàm (siêu lớp Agnatha
với 108 loài), cá sụn (lớp Chondrichthyes với 970 loài, bao gồm các loại cá mập và
cá đuối), với lớp còn lại là cá xương (lớp Osteichthyes).
Một số loại cá phổ biến tại khu vực nghiên cứu và được tác giả lựa chọn
trong đánh giá hàm lượng các hợp chất PFCs là các loài cá nước ngọt gồm cá chép,
cá mè hoa (sau đây gọi là cá mè), cá trôi Ấn Độ (sau đây gọi là cá trôi) và cá rô phi.
1.4.1. Cá chép
Cá chép (tên khoa học là Cyprinus carpio) là một loài cá nước ngọt phổ biến
rộng khắp có quan hệ họ hàng xa với cá vàng và chúng có khả năng lai giống với
nhau. Tên gọi của nó cũng được đặt cho một họ là họ cá chép (Cyprinidae). Cá
chép có nguồn gốc ở châu Âu và châu Á và hiện nay sống phổ biến ở môi trường
nước ngọt trên toàn thế giới. Cá chép có thể lớn tới độ dài tối đa khoảng 1,2 mét và
cân nặng tối đa 37,3 kg cũng như tuổi thọ cao nhất được ghi lại là 47 năm. Những
giống cá chép sống trong tự nhiên hoang dã có xu hướng nhỏ và nhẹ hơn khoảng từ
20 - 33% các kích cỡ và khối lượng lớn nhất. Cá chép là loài cá đẻ trứng, một con
cá chép cái trưởng thành có thể đẻ tới 300 000 trứng trong một lần đẻ. Một số loại
cá chép như Koi là giống được nuôi làm cá cảnh có nguồn gốc từ Nhật Bản và
Trung Quốc. Loài cá này cũng được dùng rộng khắp trên thế giới như một loại thực
13
phẩm. Người ta hiện nay đánh bắt chúng cả trong tự nhiên lẫn trong môi trường
nuôi thả.
Mặc dù cá chép có thể sống được trong nhiều điều kiện khác nhau, nhưng
nói chung loài này thích môi trường nước rộng với dòng nước chảy chậm cũng như
có nhiều trầm tích thực vật mềm (rong, rêu). Cá chép thường sống thành bầy và ưa
thích tạo nhóm khoảng từ 5 cá thể trở lên. Chúng sinh trưởng ở vùng môi trường
nước ngọt hay nước lợ với pH trong khoảng 7,0 - 7,5, độ cứng của nước trong
khoảng 10,0 - 15,0 dGH và khoảng nhiệt độ lý tưởng là từ 3 - 24 °C.
1.4.2. Cá mè hoa
Cá mè hoa là loại cá nước ngọt thuộc loài cá mè, họ cá chép (danh pháp
Hypophthalmichthys nobilis). Loại cá này có thân dẹp, đầu to, vẩy nhỏ, trắng, phần
đầu không vảy lớn, miệng lớn và đôi mắt nằm rất thấp trên đầu. Cá trưởng thành
thường có một đốm màu xám bạc. Cá trưởng thành có trọng lượng lớn, trọng lượng
kỷ lục đôi khi đạt mức 65 kg và có tổng chiều dài 145 cm, một kích thước này đã
được ghi nhận ở của hồ chứa nước nhân tạo Furnas, bang Minas Gerais, Brazil,
trong năm 2006, nhưng hầu hết các nơi ở lưu vực sông Mississippi.
Cá mè hoa nguồn gốc những con sông lớn và các hồ vùng đồng bằng ngập lũ
có liên quan của Đông Á. Phạm vi của chúng kéo dài từ miền nam Trung Quốc đến
hệ thống sông Amur, tạo thành biên giới phía Bắc của Trung Quốc và biên giới
phía nam của Nga. Cá mè hoa có tốc độ tăng trưởng nhanh, thức ăn của cá mè hoa
chủ yếu ăn các động vật phù du trong môi trường nước.
1.4.4. Cá trôi Ấn Độ
Cá trôi Ấn Độ hay còn gọi là Rohu hay roho labeo (tên khoa học Labeo
rohita) là một loài cá ăn tạp trong họ Cá chép được tìm thấy ở vùng Nam Á.
Cá trôi phát triển khá nhanh nhờ đặc tính ăn tạp của giống cá này. Giai đoạn
nhỏ cá ăn động vật phù du cỡ nhỏ như động vật nguyên sinh, trùng bánh xe, tảo đơn
bào, giáp xác chân chèo, bọ kiếm, kể cả ấu trùng côn trùng, chúng còn ăn các loại
cám gạo, hạt ngũ cốc, các loại bèo dâu, bèo tấm, các loại rau. Cá trôi Ấn Độ có tốc
độ lớn nhanh, trong điều kiện ao nuôi có màu tối được bón phân và thức ăn đầy đủ,
1 năm thường đạt 0,5 – 1 kg.
14
1.4.5. Cá rô phi
Cá rô phi là tên gọi chỉ chung cho các giống cá thuộc họ Cichlidae gồm có
nhiều chủng, có nguồn gốc phát sinh từ châu Phi và Trung Đông. Một trong những
loài đặc hữu của họ cá này là Cá rô phi đỏ (Oreochromis), cá rô phi xanh
(Oreochromis aureus) và rô phi vằn (Oreochromis niloticus). Là loài cá có giá trị
kinh tế và thông dụng trong bữa ăn, cá rô phi được du nhập đi nhiều nơi và nhiều
loài đã trở thành loài xâm lấn.
So với các loài cá khác thì cá rô phi sớm gần gũi với đời sống của con người.
Những hình ảnh cá rô phi đã có ở các bức khắc trên đá trong các kim tự tháp của Ai
Cập. Cá rô phi cũng là loài cá được con người đưa vào nuôi đầu tiên vào năm 1924
và sau đó nuôi rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới vào những năm 1940 - 1950, nhất
là ở những nước nhiệt đới và cận nhiệt đới, thời gian gần đây nuôi rô phi mới thực
sự phát triển mạnh mẽ trở thành một ngành nuôi có quy mô công nghiệp, cho sản
lượng thương phẩm lớn và đạt hiệu quả kinh tế cao.
Cá rô phi sử dụng được hầu hết các loại thức ăn tự nhiên, mùn bã hữu cơ
trong ao nuôi, rô phi vừa có tác dụng tiêu diệt các loại động vật nhỏ mang mầm
bệnh vừa có tác dụng làm sạch môi trường và cho sản phẩm có giá trị. Khi còn nhỏ,
cá rô phi ăn sinh vật phù du (tảo và động vật nhỏ) là chủ yếu (cá 20 ngày tuổi, kích
thước khoảng 18 mm). Cá rô phi dễ nuôi và sống được ở những môi trường nước bị
ô nhiễm cao. Cá rô phi có thể sống ở môi trường nước ngọt, nước lợ (độ mặn tới 32
%o) và nước phèn nhẹ. Loại cá này có thể sống được ở những nguồn nước có hàm
lượng amôniắc tới 2,4 mg/lít và lượng oxy chỉ có 1 mg/lít, nhiệt độ từ 11oC - 42oC,
giới hạn pH đối với chúng từ 5-10.
Khi cá trưởng thành ăn mùn bã hữu cơ lẫn các tảo lắng ở đáy ao, ăn ấu trùng,
côn trùng, thực vật thuỷ sinh. Trong thiên nhiên cá thường ăn từ tầng đáy có mức
sâu từ 1 - 2 m. Hàng năm, cá rô phi có thể đẻ trứng từ 6 - 11 lần. Con cái đẻ mỗi lần
khoảng 200 trứng vào trong ổ tự tạo, sau đó con đực làm cho trứng thụ tinh. Trứng
và cá bột được cha mẹ giữ trong miệng khoảng 2 tuần lễ, cá rô phi ấp trứng ở trong
miệng. Trứng sau khi đã thụ tinh được cá ngậm ở miệng cho tới tận lúc nở, mỗi lần
đẻ 1000 - 2000 trứng và đẻ nhiều lần.
15
1.4.6. Các mô cơ quan trong nghiên cứu
Nghiên cứu này tập trung vào khảo sát mức ô nhiễm các hợp chất PFCs trong
các mẫu mô thịt, mô gan và máu cá. Các hợp chất PFCs có tính chất tan tốt trong nước
nên có nguy cơ tích lũy nhiều trong máu cá do máu là dịch chất lỏng chứa nhiều nước.
Gan cũng là cơ quan chuyển hóa chất thải nên tác giả nhận định PFCs có thể có mặt
nhiều ở cơ quan này. Các mô thịt (mô cơ) được khảo sát mức ô nhiễm nhằm đánh giá
được nguy cơ phơi nhiễm đến con người do đây là mô chính của cá được sử dụng làm
thức ăn cho con người. Một số thông tin về các loại mô cơ quan này được trình bày
như sau.
1.4.6.1. Máu cá
Máu cá là một tổ chức di động được tạo thành từ thành phần hữu hình là các tế
bào (hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu) và huyết tương với 90 % là nước. Chức năng
chính của máu là cung cấp các chất nuôi dưỡng và cấu tạo các tổ chức cũng như loại bỏ
các chất thải trong quá trình chuyển hóa của cơ thể. Máu cũng là phương tiện vận
chuyển của các tế bào (cả tế bào chức năng bảo vệ cơ thể lẫn tế bào bệnh lý) và các chất
khác nhau (các amino axit, lipit, hocmon) giữa các tổ chức và cơ quan trong cơ thể.
1.4.6.2. Mô gan cá
Gan cá cũng như các động vật có xương sống khác đóng một vai trò quan trọng
trong quá trình chuyển hóa và một số các chức năng khác trong cơ thể như dự trữ
glycogen, tổng hợp protein huyết tương và thải độc. Gan cũng sản xuất dịch mật, một
dịch thể quan trọng trong quá trình tiêu hóa. Gan được xem là nhà máy thải độc của cơ
thể vì nó đảm trách cũng như điều hòa rất nhiều các phản ứng hóa sinh mà các phản
ứng này chỉ xảy ra ở một số tổ chức đặc biệt của cơ thể.
1.4.6.3. Mô thịt cá
Mô thịt (mô cơ) cá là một phần của hệ vận động. Mô cơ là một loại mô liên kết
trong cơ thể động vật. Mô cơ gồm ba loại: mô cơ vân, mô cơ tim và mô cơ trơn. Mô cơ
vân là cơ thường gắn với xương và vận động có ý thức. Mô cơ trơn và mô cơ tim là cơ
vận động vô thức, trong đó cơ trơn tạo nên thành nội quan như dạ dày, ruột, mạch máu
và cơ tim tạo thành tim.
Phần lớn các loài cá chuyển động bằng cách co các cặp cơ ở hai bên xương
sống một cách so le. Sự co cơ này tạo ra đường cong làm cơ thể cá chuyển động xuống
16
dưới. Khi đường cong đạt tới vây cuối thì lực phản hồi được tạo ra. Lực phản hồi này,
kết hợp với các vây, làm cá chuyển động về phía trước. Các vây cũng làm tăng diện
tích bề mặt của đuôi, cho phép cá có được gia tốc lớn hơn. Cơ thể thuôn của cá làm
giảm ma sát khi cá chuyển động trong nước.
1.4.6. Một số nghiên cứu về mức độ ô nhiễm PFCs trong sinh vật
Một số công trình nghiên cứu trên thế giới cho thấy sự có mặt các hợp chất
PFCs trong các loài động vật hoang dã trong ít nhất 55 loài động vật có xương trong
13 quốc gia và ba châu lục. Những loài động vật có vú bao gồm như cá voi và gấu
bắc cực; bò sát như rùa; cá, bao gồm cá hồi nâu, cá hồi Chinook, cá ngừ vây xanh và cá
kiếm; một số loại chim săn cá và đại bàng đầu trắng gồm cá, chim, động vật có vú và
động vật biển. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy sự có mặt các hợp chất PFCs xuất hiện
rộng rãi trong sinh vật hoang dã. Trong đó, PFCs có thể tích lũy sinh học nhiều hơn đối
với các loài nằm trong các bậc dinh dưỡng cao hơn của chuỗi thức ăn [11].
PFOS đã được phát hiện ở động vật hoang dã ở nồng độ cao hơn mức trung
bình có trong công nhân nhà máy tiếp xúc. Cụ thể, bốn quả trứng chim nhạn biển
Caspian ở Michigan đã được quan sát để có một nồng độ trung bình là 2605 ng/g, và
09 cá thể chồn nâu ở Nam Mỹ đã được
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 01050003457_1_4684_2002753.pdf