Tóm tắt Luận văn Quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn trên địa bàn huyện Đồng xuân, tỉnh Phú Yên

Đẩy mạnh xã hội hoá, hợp tác quốc tế trong việc đào tạo nghề

cho thanh niên các vùng nông thôn, khuyến khích các doanh nghiệp,

đơn vị sử dụng lao động tham gia vào công tác đào tạo; liên kết với

các trường có kinh nghiệm đào tạo nghề của các trường để đào tạo

những ngành nghề đòi hỏi kỹ thuật cao, những nghề mà cơ sở trong

huyện chưa đủ điều kiện đào tạo.

pdf26 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 09/03/2022 | Lượt xem: 265 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn trên địa bàn huyện Đồng xuân, tỉnh Phú Yên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
động sản xuất tạo ra của cải vật chất của những người lao động nông thôn. 1.1.2. Thanh niên và thanh niên nông thôn - Thanh niên Luật Thanh niên được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua tại kỳ họp thứ 8, khóa XI nêu: “Thanh niên quy định trong Luật này là công dân Việt Nam từ đủ mười sáu tuổi đến ba mươi tuổi”. - Thanh niên nông thôn. Lực lượng lao động thanh niên nông thôn có điểm mạnh là có thể lực, có trình độ, tiếp cận công việc nhanh, quan hệ với đồng nghiệp. Tuy nhiên, lao động thanh niên nông thôn có những hạn chế nhất định: Đối với lao động thanh niên không qua đào tạo nên việc hội nhập vào thị trường lao động không dễ dàng. Đối với lao động thanh niên qua đào tạo thì cơ cấu lao động tốt nghiệp đại học, cao 6 đẳng và trường nghề quá mất cân đối, giữa lao động có trình độ đại học với lao động có trình độ cao đẳng và công nhân kỹ thuật. 1.1.3. Việc làm và đặc điểm việc làm ở nông thônViệc làm - Việc làm Theo luật lao động năm 1994 được bổ sung sửa đổi năm 2002, 2006, 2007, 2012 quy định: "Mọi hoạt động lao động tạo ra thu nhập, không bị pháp luật cấm đều được thừa nhận là việc làm". - Đặc điểm việc làm ở nông thôn Sản xuất nông nghiệp là lĩnh vực tạo việc làm truyền thống và thu hút nhiều lao động của nông dân tại các vùng nông thôn, nhưng diện tích đất đai canh tác giảm đã hạn chế khả năng giải quyết việc làm trong nông thôn. Hiện nay, những việc làm trong nông thôn chủ yếu là những công việc đơn giản, thủ công, ít đòi hỏi tay nghề cao với tư liệu sản xuất chủ yếu là đất đai và công cụ cầm tay, dễ dàng sử dụng, học hỏi và chia sẻ. 1.1.4. Đào tạo nghề Đào tạo nghề nghiệp là hoạt động dạy và học nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cần thiết cho người học để có thể tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm sau khi hoàn thành khóa học hoặc để nâng cao trình độ nghề nghiệp. 1.1.5. Quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn + Quản lý nhà nước: Quản lý nhà nước là một dạng quản lý xã hội đặc biệt, xuất hiện cùng với sự xuất hiện của Nhà nước, mang tính quyền lực Nhà nước, mang tính cưỡng chế đơn phương và sử dụng pháp luật nhà nước làm công cụ để điều chỉnh hành vi hoạt động của cá nhân, tổ chức trên tất cả các mặt của đời sống xã hội do các cơ quan trong bộ máy nhà nước thực hiện, nhằm phục vụ nhân dân, duy trì sự ổn định và phát triển của xã hội. + Quản lý nhà nước về đào tạo nghề 7 Quản lý nhà nước đối với hoạt động dạy nghề là một dạng quản lý do các cơ quan trong bộ máy nhà nước làm chủ thể, định hướng điều hành, chi phối mọi hoạt động liên quan đến dạy nghề. + Quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn: là hoạt động của nhà nước trên các lĩnh vực lập pháp, hành pháp, tư pháp đối với công tác đào tạo nghề cho đối tượng là thanh niên nói chung và vùng nông hôn nói riêng, là quá trình tác động của hệ thống các cơ quan Nhà nước đối với công tác đào tạo nghề bằng chính sách, luật pháp, cơ chế vận hành và tổ chức bộ máy, bằng kiểm tra, giám sát, đồng thời cũng bằng các chính sách, luật pháp. 1.2. Sự cần thiết của quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động dạy nghề. 1.2.1. Thực hiện chức năng quản lý của Nhà nước đối với lĩnh vực đào tạo nghề. - Dự báo nhu cầu đào tạo nghề, định hướng nghề. - Chuẩn hóa việc xây dựng chương trình đào tạo là một trong những nội dung quan trọng nhất trong công tác quản lý quá trình đào tạo. - Đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở đào tạo nghề và xác định các hình thức đào tạo nghề. - Theo tinh thần xã hội hóa giáo dục và đào tạo, có cơ chế khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư, xây dựng các trường, trung tâm đào tạo nghề trên cả nước. 1.2.2. Quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn góp phần thực hiện thành công công cuộc xây dựng nông thôn mới Đào tạo nghề cho lao động nông thôn ngày nay được lồng ghép trong Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới nhằm phục vụ nhân lực cho xây dựng nông thôn mới, đồng thời phục vụ nhân lực cho tái cơ cấu sản xuất ngành nông nghiệp. 8 1.2.3. Tạo việc làm, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho thanh niên nông thôn Tập trung dạy nghề để giải quyết vấn đề việc làm và thu nhập cho thanh niên trên địa bàn huyện, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Cho nên cần có kế hoạch cụ thể về đào tạo nghề và chính sách đảm bảo việc làm cho thanh niên nông thôn. 1.3. Nội dung và chủ th , đối tƣợng quản lý nhà nƣớc về đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn 1.3.1. Nội dung quản lý 1.3.1.1. Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, kế hoạch đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn. Nhà nước hoạch định, xây dựng và tổ chức thực hiện các chiến lược, chương trình, kế hoạch phát triển dạy nghề theo định hướng: Gắn đào tạo với nhu cầu sử dụng, với việc làm trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động. Hình thành hệ thống đào tạo kỹ thuật thực hành đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, trong đó chú trọng phát triển đào tạo nghề ngắn hạn và đào tạo công nhân kỹ thuật, kỹ thuật viên, nhân viên nghiệp vụ. 1.3.1.2. Xây dựng và hoàn thiện thể chế, chính sách quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn Nhà nước xây dựng và ban hành hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật, tạo cơ sở pháp lý cao nhất cho hoạt động dạy nghề ở các hình thức đào tạo, nhằm thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của hoạt động dạy nghề ở nước ta trong đó có thanh niên nông thôn trong thời kỳ mới. Mọi hoạt động quản lý nhà nước về dạy nghề đều phải dựa vào cơ sở pháp lý là hệ thống văn bản quy phạm pháp luật được ban hành. 1.3.1.3. Tổ chức ộ máy và ngu n nhân lực quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn Bộ máy quản lý Nhà nước về dạy nghề bao gồm từ Bộ lao động thương binh – xã hội, Tổng cục Dạy nghề đến các cơ quan 9 quản lý hoạt động dạy nghề tại địa phương (thành phố, tỉnh, huyện, xã). Đồng thời, Nhà nước tiến hành phân cấp quản lý giữa trung ương và địa phương. Hiện nay, Nhà nước đang xúc tiến đổi mới cơ chế quản lý, nhằm hoàn thiện hơn nữa, sao cho quản lý nhà nước đối với dạy nghề ngày càng đạt chất lượng và hiệu quả hơn. Trong quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn phải đặc biệt chú trọng xây dựng đội ngũ làm công tác quản lý nhà nước về đào tạo nghề 1.3.1.4. Đầu tư các ngu n lực để đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn Hiện nay do đất nước còn nghèo nên tỷ lệ chi cho phát triển hoạt động dạy nghề trong tổng chi ngân sách quốc gia còn ở mức hạn chế. Việc huy động thêm từ các nguồn lực ngoài ngân sách (cả trong và ngoài nước) cũng đã có tác dụng đáng kể trong việc nâng cao hiệu quả công tác dạy nghề. Bên cạnh đó, Nhà nước tổ chức chỉ đạo nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ và hợp tác quốc tế đối với hoạt động dạy nghề. 1.3.1.5. Thanh tra, kiểm tra trong quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Nhà nước thực hiện việc thanh tra, kiểm toán công tác dạy nghề nhằm ngăn ngừa các hiện tượng tiêu cực, vi phạm pháp luật về dạy nghề, đồng thời bảo vệ lợi ích của người học nghề và của các cơ sở đào tạo nghề. 1.3.2. hủ thể và đối tượng quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn 1.3.2.1. hủ thể quản lý Quản lý nhà nước đối với hoạt động dạy nghề do các cơ quan trong bộ máy nhà nước làm chủ thể. Sự quản lý của Nhà nước phải trên cơ sở Luật giáo dục nghề nghiệp số: 74/2014/QH13, 27 tháng 11 năm 2014, của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ở chương VII. 10 1.3.2.2. Đối tượng quản lý Đối tượng quản lý nhà nước về công tác đào tạo nghề là các chủ thể xã hội trực tiếp hay gián tiếp thực hiện công tác dạy nghề. 1.4. Kinh nghiệm quản lý nhà nƣớc về đào tạo nghề cho lao động nông thôn 1.4.1. inh nghiệm của một số đ a phư ng 1.4.1.1. inh nghiệm của Nghệ An Nghệ An đã thực hiện tốt và đồng bộ các giải pháp sau: Thứ nhất: Nâng cao nhận thức xã hội về vai trò, vị trí của đào tạo nghề và hoc nghề đối với phát triển kinh tế - xã hội. Thứ hai: Xây dựng, hoàn thiện khung chính sách tài chính để tăng cường huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn cho phát triển dạy nghề. Thứ ba: Xây dựng, quy hoạch phát triển mạng lưới các cơ sở dạy nghề phù hợp với yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực, nhất là cơ sở đào tạo công nhân kỹ thuật. Thứ tư: Xây dựng và củng cố hệ thống thông tin thị trường lao động Thứ năm: Tăng cường nguồn lực đầu tư ngân sách nhà nước cho dạy nghề Thứ sáu: Khuyến khích mở rộng và đẩy mạnh các quan hệ hợp tác song phương Thứ bảy: Thực hiện kiểm định chất lượng dạy nghề theo quy định Luật giáo duc nghề nghiệp và hướng dẫn của Bộ Lao đông Thương binh và xã hội;. 1.4.1.2. inh nghiệm đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc Đăklăk. Tỉnh Đăk Lăk xác định: Dạy nghề đối với đồng bào dân tộc thiểu số phải được coi là “mục tiêu kép”. Tiếp tục phát triển hệ thống các trường, lớp dạy nghề, đào tạo theo địa chỉ, theo yêu cầu để đáp ứng nguồn nhân lực cho nhu cầu phát triển kinh tế- xã hội. Khuyến 11 khích các doanh nghiệp trực tiếp tham gia thu hút lao động và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kỹ thuật lao động cho đồng bào dân tộc thiểu số. Phải luôn luôn gắn liền quyền lợi của người dân địa phương với các trường đào tạo nghề đóng tại địa phương đó. 1.4.1.3. inh nghiệm của huyện Sông Hinh – T nh h ên Công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở huyện Sông Hinh có điểm đáng học tập Nhờ đào tạo nghề gắn với nhu cầu của thị trường lao động và nguyện vọng của người học. Các lớp dạy nghề phần lớn đều được tổ chức ngay tại các xã. Học viên được thực hành ngay tại chỗ, sau học nghề, bà con đã biết áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, nhiều hộ xây dựng các mô hình sản xuất có hiệu quả, mang lại thu nhập cao cho gia đình. 1.4.2. Bài học kinh nghiệm cho huyện Đ ng Xuân Rà soát, bổ sung qui hoạch phát triển mạng lưới cơ sở dạy nghề trên cơ sở quy hoạch phát triển kinh tế xã hội nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo nhân lực kỹ thuật chất lượng cao cho thị trường lao động. Mở rộng quy mô, cùng với nâng cao chất lượng dạy nghề, gắn dạy nghề với giải pháp tạo việc làm, tự tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động. Tranh thủ mọi nguồn lực để đầu tư cho công tác dạy nghề. Tăng cường công tác tuyên truyền nhằm thay đổi nhận thức của xã hội về học nghề, lập nghiệp; thông tin cho xã hội về hiệu quả hoạt động dạy nghề, kết quả đào tạo nghề trên các phương tiện thông tin truyền thông. Ti u kết Chƣơng 1 Dạy nghề đối với thanh niên nông thôn vừa giải quyết công ăn việc làm, vừa kiểm soát được tình trạng thanh niên số không có việc làm, thiếu hiểu biết phá rừng gây ảnh hưởng môi trường sinh thái và bị cuốn vào tệ nạn xã hội và bị xúi giục, lôi kéo gây ảnh hưởng và tiềm ẩn nguy cơ mất an ninh trật tự và chính trị. 12 Đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn là hoạt động nhằm trang bị cho thanh niên những kiến thức, kỷ năng và thái độ nghề nghiệp cần thiết cho người lao động trong độ tuổi thanh niên để họ tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm sau khi hoàn thành khóa học. Đào tạo nghề cho đối tượng thanh niên nông thôn vừa có ý nghĩa kinh tế tạo thu nhập cho người lao động, vừa có ý nghĩa xã hội và nhân văn sâu sắc đã giải quyết được vấn đề việc làm cho xã hội. Dạy nghề là một trong những lĩnh vực ngày càng trở lên cần thiết, quan trọng đối với sự phát triển kinh tế, xã hội không chỉ đối với từng địa phương mà còn trên phạm vi cả nước. Để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động dạy nghề, một trong những điều kiện tiên quyết là cần phải tăng cường công tác quản lý nhà nước. Trên đây là cơ sở khoa học quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho đối tượng thanh niên nông thôn mà từ đó làm rõ hơn về thực trạng quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn trên địa bàn huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên. Chƣơng 2 THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO NGHỀ VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐỒNG XUÂN, TỈNH PHÚ YÊN 2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của Huyện 2.1.1. V trí đ a lý và điều kiện tự nhiên Huyện Đồng Xuân - Tỉnh Phú Yên Đồng Xuân là huyện miền núi nằm về phía Tây Bắc của tỉnh Phú Yên, ở vị trí chuyển tiếp giữa hai vùng núi cao Tây Nguyên và ven biển Nam Trung bộ, với trung tâm huyện lỵ là thị trấn La Hai cách thành phố Tuy Hòa khoảng 45Km. Phía Tây Bắc giáp tỉnh Bình Định, phía Tây giáp tỉnh Gia 13 Lai, phía Tây Nam giáp huyện Sơn Hòa, phía Đông Bắc giáp huyện Sông Cầu, phía Đông Nam giáp huyện Tuy An. 2.1.2. Đặc điểm kinh tế. Sau chiến tranh, cơ sở hạ tầng huyện Đồng Xuân hầu như không còn, ruộng đồng hoang hóa, xóm làng, vườn tược bị tàng phá nặng nề. Trong những năm gần đây huyện Đồng Xuân tập trung từng bước chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi đem lại hiệu quả kinh tế cao như: cây mía cao sản, ngô lai, lúa nước, cây sắn, ; vật nuôi như bò thịt, bò sinh sản, heo siêu nạt. Một số ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ thương mại bước đầu phát triển, đời sống nhân dân được cải thiện nhưng vẫn còn ở mức thấp. 2.1.3. Đặc điểm xã hội. Các hoạt động văn hóa, văn nghệ quần chúng có nhiều chuyển biến tích cực, cơ bản đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa của nhân dân. Văn hóa truyền thống, nhất là ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số được sưu tầm, bảo tồn và phát huy; Công tác đào tạo nghề cho nông dân, đồng bào dân tộc thiểu số, người tàn tật được quan tâm thông qua thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Lao động nông thôn được đào tạo nghề đạt 72,5% kế hoạch. Theo niên giám thống kê huyện Đồng Xuân năm 2014, tổng số dân toàn huyện năm 2014 là 58.399 người, trong đó: Dân số thành thị là 9.315 người, dân số nông thôn là 49.084 người. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,38%. Đồng bào dân tộc thiểu số có hơn 10.000 người, chiếm hơn 17% dân số toàn huyện; với 17 dân tộc, chủ yếu là Chăm Hroi, Ba Na 2.2. Thực trạng đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn trên địa bàn huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên 2.2.1. hái quát hoạt động đào tạo nghề trên đ a àn huyện Đ ng Xuân * Thuận lợi: công tác dạy nghề được sự quan tâm đầu tư của Tỉnh, được Huyện uỷ, HĐND, UBND huyện quan tâm chỉ đạo, các 14 ngành các cấp tích cực phối kết hợp giải quyết nhiệm vụ chung. Quan niệm của thanh niên địa phương về học nghề đã có nhiều thay đổi. * Khó khăn: do dân cư của huyện đa số là nông thôn, miền núi, vùng đặc biệt khó khăn sinh sống phân tán, ít tập trung; điều kiện đường sá đi lại còn nhiều khó khăn, về kinh tế còn nhiều thiếu thốn, người dân còn chưa nhận thức rõ được tầm quan trọng của việc dạy và học nghề nên việc triển khai, tổ chức các hoạt động dạy nghề gặp nhiều khó khăn. Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề vẫn còn trong tình trạng thiếu và lạc hậu. Chưa huy động được nhiều nguồn lực đầu tư cho dạy nghề; nguồn lực đầu tư từ ngân sách Nhà nước còn hạn chế. 2.2.2. Quy mô, ngành nghề đào tạo, số lượng c sở dạy nghề tham gia đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn của Huyện Kết quả của hoạt động dạy nghề trong 5 năm (2010 – 2014), toàn huyện đã tuyển sinh dạy nghề cho 2006 thanh niên, trong đó: sơ cấp nghề là 350 người và dạy nghề thường xuyên dưới 3 tháng là 1.656 người. Quy mô tuyển sinh dạy nghề cho thanh niên luôn ổn định. Kết quả giai đoạn 2014 - 2016 có 1.060 thanh niên đã nhận Bằng nghề, Chứng chỉ nghề và Giấy chứng nhận, trong đó: sơ cấp nghề là 413 người và dạy nghề thường xuyên dưới 3 tháng là 64 người. Về hình thức đào tạo, đa dạng với các hình thức: đối với đối tượng học tại thôn, buôn chủ yếu là đào tạo ngắn hạn dưới một năm không tập trung. Phần lớn thanh niên nông thôn sau khi tốt nghiệp đều tìm được việc làm tương ứng. Hiện nay, trên cơ sở hợp nhất Trung tâm dạy nghề và Trung tâm Giáo dục thường xuyên - Hướng nghiệp huyện thành lập Trung tâm Giáo dục thường xuyên và Dạy nghề cấp huyện đã tạo điều kiện 15 thuận lợi nâng cao hiệu quả công tác đào tạo nghề và đẩy mạnh lĩnh vực giáo dục thường xuyên. 2.2.3. sở vật chất, trang thiết dạy nghề và đội ngũ giáo viên, cán ộ quản lý làm công tác đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn trên đ a àn Huyện - Cơ sở vật chất: diện tích khoảng 8.080m2, gồm: phòng làm việc: 4; phòng học lý thuyết: 4; phòng thực hành 05 và các trang thiết bị phục vụ dạy học. - Nhân sự: Được UBND huyện giao trong tổng số biên chế của huyện: 10 biên chế sự nghiệp giáo dục, 01 biên chế sự nghiệp khác. + Hiện có mặt 15, trong đó: biên chế: 11; hợp đồng: 02; hợp đồng 68: 02. Trung tâm Giáo dục thường xuyên và Hướng nghiệp Đồng Xuân: - Cơ sở vật chất: diện tích khoảng 2.807m2, gồm: 01 phòng làm việc; 08 phòng học lý thuyết; 04 phòng thực hành và các trang thiết bị phục vụ dạy học. - Nhân sự: Được Sở Giáo dục và Đào tạo giao trong tổng số biên chế của Sở: 13 biên chế sự nghiệp giáo dục. + Hiện có mặt 16, trong đó: biên chế: 13; hợp đồng: 02; hợp đồng 68: 01. 2.2.4. ết quả đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn trên đ a àn Huyện Đ ng Xuân Những năm gần đây, các lớp đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn được các địa phương trong huyện triển khai, giúp người nông dân vốn chỉ quen với nương rẫy và đồng ruộng dần thay đổi nhận thức trong việc chọn nghề có hiệu quả kinh tế cao hơn. 16 Hiện nay, các cơ sở dạy nghề của huyện chủ yếu dạy nghề tại chỗ cho lao động nông thôn nên chưa có sự bứt phá trong việc đào tạo lao động có tay nghề, giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động. Theo Phòng Lao động – TB & XH, phấn đấu giải quyết việc làm cho lao động sau khi học nghề đạt từ 80% trở lên; tăng cường tư vấn học nghề, đẩy mạnh tham gia học nghề đối với các làng nghề truyền thống, xã điểm xây dựng nông thôn mới và phấn đấu hoàn thành kế hoạch chỉ tiêu được giao hàng năm, nâng tỉ lệ lao động qua đào tạo trên địa bàn huyện đạt 58%, trong đó qua đào tạo nghề đạt 43%. 2.3. Phân tích thực trạng quản lý nhà nƣớc về đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn trên địa bàn huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên 2.3.1. Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược kế hoạch đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn Trong giai đoạn 2010 – 2014, trên địa bàn huyện Đồng Xuân triển khai các chương trình đào tạo nghề lớn, gồm có: đào tạo nghề theo cơ chế ưu đãi khuyến khích đầu tư của tỉnh, đào tạo nghề cho lao động dôi dư do sắp xếp lại các doanh nghiệp Nhà nước theo Nghị định số 41/2002/NĐ-CP của Chính phủ, đào tạo nghề theo kế hoạch phát triển nguồn nhân lực của tỉnh và đào tạo nghề theo các dự án, chương trình mục tiêu quốc gia triển khai tại địa phương. 2.3.2. Tổ chức thực hiện hệ thống văn ản quy phạm pháp luật và chính sách liên quan đến việc quản lý đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn Cấp ủy Đảng và Nhà nước đã xây dựng bộ tiêu chí về phát triển nhân lực để làm cơ sở hàng năm đánh giá chất lượng phát triển nguồn nhân lực của huyện theo Bộ tiêu chí về phát triển nguồn nhân lực của tỉnh. 2.3.3. Tổ chức đào tạo nghề cho lao động nông thôn - Bộ máy nhà nước quản lý công tác đào tạo nghề 17 Bộ máy quản lý công tác đào tạo nghề của huyện Đồng Xuân chủ yếu là lồng ghép hoặc kiêm, có Phòng lao động thương binh và xã hội là cơ quan chuyên trách của huyện có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về dạy nghề trên địa bàn huyện. Ngoài ra có tổ chức 11 biên chế/ 11 xã, thị trấn phụ trách công tác lao động thương binh và xã hội nhằm giúp Uỷ ban nhân dân xã chịu trách nhiệm về thực hiện chức năng quản lý nhà nước về dạy nghề tại mỗi xã. - Quy hoạch và phát triển mạng lưới các cơ sở dạy nghề Trong thời gian qua, UBND tỉnh và UBND huyện đã quan tâm chỉ đạo sát sao để phát triển công tác dạy nghề ở địa phương, Huyện ủy ban hành Nghị quyết về việc thành lập Trung tâm dạy nghề của Huyện, biên chế cán bộ Trung tâm, quy hoạch đất đai ở những địa điểm thuận lợi để xây dựng, dành kinh phí để đầu tư xây dựng cơ bản trang thiết bị văn phòng và kinh phí khác cho các cơ sở dạy nghề công lập có thể hoạt động được. - Đa dạng hoá các hình thức dạy nghề. Giai đoạn 2010-2015 ngoài mô hình dạy nghề truyền thống tập trung tại trung tâm dạy nghề; các cơ sở dạy nghề đã phát triển các mô hình dạy nghề lưu động tại các xã, dạy nghề kèm cặp tại các doanh nghiệp, dạy nghề theo phương pháp truyền nghề tại các làng nghề truyền thống, dạy nghề theo địa chỉ gắn với tạo việc làm... - Quản lý nội dung chương trình dạy nghề Nội dung, chương trình dạy nghề từng bước đổi mới phù hợp với sự thay đổi của kỹ thuật và công nghệ sản xuất. 2.3.4. kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn Để đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch đào tạo nghề, kiểm tra việc thực hiện các quy định của Nhà nước về dạy nghề, đã có hàng chục đoàn của Ban chỉ đạo thực hiện Chương trình đào tạo 18 nghề và giải quyết việc làm của tỉnh, huyện kiểm tra và giám sát tại cơ sở dạy nghề trên địa bàn và đối với từng lớp học, khóa học. 2.4. Đánh giá thực trạng quản lý nhà nƣớc về đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn trên địa bàn huyện Đồng Xuân thời gian qua 2.4.1. ết quả đạt được + Phát triển hệ thống đào tạo, dạy nghề, đáp ứng ở mức độ nhất định nhu cầu đào tạo nhân lực chuyên môn kỹ thuật cho thanh niên nông thôn huyện. + Tỷ lệ thanh niên qua đào tạo có xu hướng tăng. + Loại hình đào tạo nghề ngắn hạn, đại trà cho thanh niên nông thôn chiếm tỉ lệ khá cao + Chất lượng đào tạo, dạy nghề được chú trọng nâng cao để đáp ứng yêu cầu của người lao động + Công tác dạy nghề cho thanh niên nông thôn được quan tâm chỉ đạo thực hiện, qua các chương trình dạy nghề. Nguyên nhân của những kết quả nêu trên trong quản lý nhà nước về tạo việc làm cho thanh niên nông thôn huyện Đồng Xuân những năm qua là: - Sự quan tâm của Đảng và Chính phủ, của cấp uỷ Đảng, chính quyền các cấp trong huyện và sự tham gia tích cực của các tổ chức, đoàn thể. Hệ thống các văn bản, cơ chế, chính sách về dạy nghề được xây dựng, điều chỉnh và đổi mới, góp phần tạo nên sự chuyển biến tích cực trong chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện ở các cấp, các ngành và các cơ sở dạy nghề trong huyện. 2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân - Hạn chế + Vấn đề hỗ trợ đào tạo, dạy nghề còn nhiều bất cập Quy mô đào tạo chuyên môn kỹ thuật cho thanh niên nông thôn ở Đồng Xuân còn nhỏ. cơ sở đào tạo nghề trong tình trạng cơ sở vật chất nghèo nàn, không theo kịp công nghệ hiện đại. Chương trình 19 còn hạn chế trong cập nhật kiến thức mới, công nghệ mới, các chương trình thực tập, rèn luyện kỹ năng thực hành chưa được đổi mới nhanh và hiện đại hoá, phù hợp với xu thế đào tạo của các nước có hệ thống đào tạo hiện đại trong khu vực. Việc đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho đội ngũ giáo viên các cơ sở đào tạo, dạy nghề chưa thành phổ biến. Đào tạo nghề ngắn hạn còn chiếm tỷ lệ lớn trong tổng số lao động được đào tạo nghề hàng năm của nông thôn. - Nguyên nhân chủ yếu của những hạn chế + Nguyên nhân khách quan Huyện Đồng Xuân là huyện miền núi khó khăn. Nguồn lực, ngân sách đầu tư cho các chương trình hỗ trợ tạo việc làm còn hạn chế, chưa đáp ứng được nhiệm vụ và nhu cầu việc làm của thanh niên nông thôn. + Nguyên nhân chủ quan Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện của một số cấp ủy, lãnh đạo cơ quan, đơn vị chưa thật sự tập trung, sâu sát, thiếu sự quyết tâm. Các thủ tục hành chính cũng là vấn đề cản trở đối với công tác đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn trên địa bàn huyện Đồng Xuân. Bộ máy tổ chức thực hiện chưa được thống nhất từ huyện đến xã, thị trấn; Nguồn Việc dự báo nhu cầu lao động và định hướng ngành, lĩnh vực đào tạo, thu hút nguồn nhân lực chưa theo thực tế. Công tác tuyên truyền hướng nghiệp còn mang tính hình thức, chất lượng hiệu quả thấp. Bản thân thanh niên nông thôn chưa tự nhận thức tầm quan trọng của vấn đề học nghề. Ti u kết Chƣơng 2 Huyện Đồng Xuân là một trong ba huyện miền núi khó khăn của tỉnh Phú Yên, dân cư thưa thớt chủ yếu sống dựa vào canh tác nông nghiệp và khai thác tài nguyên rừng, không có nhiều nguồn lực nên khó có nhiều cơ hội phát triển. 20 Từ năm 2010, công tác dạy nghề cho lao động nông thôn đặc biệt là đối tượng thanh niên được các cấp ủy, chính quyền quan tâm và có những chính sách hỗ trợ tích cực. Sau 5 năm (2011-2015), toàn huyện đã tổ chức dạy nghề cho trên 2000 người, trong đó đối tượng chủ yếu là thanh niên, người sau học nghề có việc làm mới hoặc tiếp tục làm nghề cũ có năng suất, thu nhập cao hơn. Hiệu quả đào tạo đang ngày càng được phát huy để phát triển kinh tế gia đình, đời sống văn hóa, tinh thần nhân dân cũng có những bước thay đổi lớn góp phần thực hiện thành công quá trình xây dựng nông thôn mới. Chƣơng 3 PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐỒNG XUÂN TỈNH P

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_van_quan_ly_nha_nuoc_ve_dao_tao_nghe_cho_thanh.pdf
Tài liệu liên quan