Luận văn Xây dựng các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho công ty cổ phần elovi Việt Nam

PHẦN MỞ ĐẦU.1

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA

DOANH NGHIỆP .4

1.1 Khái niệm cạnh tranh và năng lực cạnh tranh.4

1.1.1 Khái niệm cạnh tranh .4

1.1.2 Khái niệm năng lực cạnh tranh.6

1.2 Ý nghĩa nâng cao năng lực cạnh tranh đối với doanh nghiệp.7

1.3 Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.8

1.3.1 Thị phần của doanh nghiệp .8

13.2 Sức sinh lợi của tài sản ROA (Return on Asset) và sức sinh lợi của vốn chủ sở

hữu ROE (Return on Equity) .9

1.3.3 Lợi thế cạnh tranh .11

1.4 Các công cụ thực hiện cạnh tranh .11

1.4.1Cạnh tranh sản phẩm .11

1.4.2 Cạnh tranh bằng giá bán sản phẩm .12

1.4.3 Cạnh tranh bằng nghệ thuật tiêu thụ sản phẩm .14

1.4.4 Cạnh tranh bằng các công cụ khác.15

1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.17

1.5.1 Yếu tố thuộc môi trường vĩ mô .17

1.5.2 Yếu tố thuộc môi trường vi mô .18

1.5.3 Các yếu tố nội tại của doanh nghiệp .21

1.6 Phương hướng nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.25

1.6.1 Tăng năng lực của doanh nghiệp trên các phương diện tài chính, công nghệ,

nhân lực, quản lý .25

1.6.2 Nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm .26

1.6.3 Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm .27

pdf94 trang | Chia sẻ: lanphuong92 | Lượt xem: 640 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Xây dựng các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho công ty cổ phần elovi Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
491.280 59.019.291.465 107,33 60.359.109.851 102,27 104,77 6. Doanh thu từ hoạt động TC 1.047.222.548 1.547.222.548 147,75 2.115.091.312 136,70 142,12 7. Chi phí tài chính 1.263.684.882 1.772.582.342 140,27 2.685.067.957 151,48 145,77 8. Chi phí bán hàng 51.533.971.108 55.091.537.082 106,90 51.047.346.906 92,66 99,53 9. Chi phí QLDN 1.996.960.869 1.827.570.975 91,52 2.228.473.388 121,94 105,64 10. Lợi nhuận thuần trước thuế từ 1.242.096.969 1.874.823.614 150,94 6.513.312.912 347,41 228,99 11. Thu nhập khác 2.241.940.505 1.340.760.452 59,80 1.467.764.750 109,47 80,91 12. Chi phí khác 1.898.117.866 1.263.684.882 66,58 1.262.567.634 99,91 81,56 13. Lợi nhuận khác 343.822.639 77.075.570 22,42 205.197.116 266,23 77,26 14. Lợi nhuận kế toán trước thuế 1.585.919.608 1.951.899.184 123,08 6.718.510.028 344,20 205,83 15. Thuế TNDN 444.057.490 487.974.796 109,89 1.679.627.507 344,20 194,48 16. Lợi nhuận sau thuế 1.141.862.118 1.463.924.388 128,21 5.038.882.521 344,20 210,07 (Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán Elovi) Luận văn Thạc sĩ Nguyễn Thế Trường 37 Qua bảng 2.2 cho thấy chỉ tiêu qua 3 năm biến động không đồng đều cụ thể: - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ liên tục tăng với tốc độ phát triển bình quân 104,93%, doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ cũng tăng với tốc độ phát triển bình quân đạt 105,06%. Điều này cho thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong 3 năm qua tương đối thuận lợi. Doanh thu trong 3 năm liên tục tăng là dấu hiệu tốt cho quá trình phát triển, bên cạnh đó các khoản giảm trừ doanh thu cũng giảm mạnh với tốc độ phát triển bình quân là 50,62%. - Giá vốn hàng bán là nhân tố có tác động rất lớn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty, giá vốn hàng bán liên tục tăng trong 3 năm với tốc độ phát triển bình quân đạt 109,69%. Giá vốn hàng bán tăng lên là điều không có lợi cho công ty nhưng ở đây giá vốn hàng bán tăng lên là do số lượng sản phẩm của Công ty ngày càng tăng làm giá vốn tăng theo. Bên cạnh đó do chi phí nguyên vật liệu đầu vào tăng nên góp phần làm tăng giá vốn hàng bán. - Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ của Công ty qua 3 năm tăng với tốc độ phát triển bình quân 104,77% cho thấy khối lượng sản phẩm tiêu thụ ngày càng tăng. Đây là dấu hiệu tốt cho hoạt động tiêu thụ sản phẩm của Công ty. Chi phí bán hàng chiếm một phần tương đối lớn trong doanh thu của Công ty, năm 2011 tăng so với năm 2010 với tốc độ phát triển liên hoàn đạt 106,90%, đến năm 2012 chi phí bán hàng lại giảm so với năm 2011 với tốc độ phát triển liên hoàn là 92,66% nên đó làm cho tốc độ phát triển bình quân là 99,53%. Điều này chứng tỏ hệ thống bán hàng của Công ty đó đi vào ổn định, Công ty có một số biện pháp tiết kiệm chi phí khâu bán hàng. Chi phí quản lý doanh nghiệp có tốc độ phát triển bình quân 105,64% tăng không đáng kể. Năm 2011 giảm so với năm 2010 với tốc độ phát triển liên hoàn là 91,52% do bộ máy quản lý của Công ty được tinh giảm và tương đối gọn nhẹ. Nhưng năm 2012 chi phí quản lý doanh nghiệp tăng so với năm 2011 với tốc độ phát triển liên hoàn đạt 121,94% do trong năm 2012 Công ty có mua mới một số tài sản phục vụ bộ phận quản lý. Luận văn Thạc sĩ Nguyễn Thế Trường 38 Lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty qua 3 năm liên tục tăng với tốc độ phát triển bình quân đạt 228,99%. Có được điều này là do tổng doanh thu tiêu thụ qua 3 năm liên tục tăng. Lợi nhuận khác của Công ty có tốc độ phát triển liên hoàn là 77,26%. Tuy nhiên khoản thu này chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng lợi nhuận Công ty thu được. Lợi nhuận sau thuế thu nhập của Công ty tăng qua các năm với tốc độ phát triển bình quân đạt 210,07%. Có được kết quả này là do lợi nhuận từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ với lợi nhuận khác của Công ty qua 3 năm luôn có sự gia tăng. 2.3 Phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần Elovi Việt Nam. 2.3.1 Thị phần của Công ty cổ phần Elovi Việt Nam Công ty cổ phần Elovi Việt Nam tập trung chủ yếu vào ngành sữa tươi, sữa tiệt trùng (gọi chung là dòng sữa nước) nên ta sẽ nghiên cứu về thị trường sữa nước trên thị trường Việt Nam. Khách hàng tiêu thụ sản phẩm sữa nước chủ yếu là trẻ em trong khi sữa bột hướng đến đối tượng khách là người trưởng thành. Với quy mô lớn, nhóm khách hàng ổn định do thói quen uống sữa mới chỉ phát triển đối với trẻ em nên ngành hàng sữa nước vẫn là mục tiêu của phần lớn các doanh nghiệp. Theo thống kê của Euromonitor, Việt Nam hiện có hơn 10 doanh nghiệp tham gia sản xuất kinh doanh dành thị phần sữa nước gồm các doanh nghiệp như: Vinamilk, FrieslandCampina (Cô gái hà lan), Công ty CP Sữa Quốc tế IDP (Nestle), Hanoi Milk, Sữa Ba Vì, Sữa Mộc Châu, Năm 2011, thị phần các doanh nghiệp sữa Việt Nam, 2 doanh nghiệp lớn nhất là Vinamilk và Cô gái hà lan đã chiếm 67,6% thị trường ngành sữa với lần lượt các thị phần của một số doanh nghiệp: Vinamilk là 42,6%, Cô gái hà lan là 25%, Nestle là 5,7%, HanoiMilk là 5%, còn lại là thị phần các doanh nghiệp khác. Doanh thu của ngành sữa nước năm 2011 ước đạt 11.800 tỷ đồng. Vậy với doanh thu của Công ty cổ phần Elovi Việt Nam trong năm 2011 là 207 tỷ, thị phần tương đối của doanh nghiệp trong năm 2011 là 1,75% Luận văn Thạc sĩ Nguyễn Thế Trường 39 Năm 2012, Công ty sữa Vinamilk và FrieslandCampina Việt Nam (Cô gái Hà lan) dành phần lớn thị trường sữa nước, các doanh nghiệp khác chỉ chiếm được một thị phần nhỏ. Năm 2012, Hai doanh nghiệp này chiếm gần 66% thị phần toàn ngành sữa nước. Theo báo cáo của Euromonitor năm 2012, Doanh thu từ nhóm các sản phẩm sữa nước đạt hơn 15.500 tỷ đồng trên thị trường Việt Nam. Thị phần các doanh nghiệp sữa nước cụ thể: Vinamilk là 45,5%, Cô gái hà lan là 20,4%, Nestle là 7,4%, Hanoi milk là 3,7%, còn lại là các doanh nghiệp sữa khác. (Nguồn: Hình 2.2: Thị phần các doanh nghiệp sữa nước năm 2012 Trong năm 2012, Doanh thu của Công ty cổ phần Elovi Việt Nam là 218 tỷ đồng, thị phần tương đối của doanh nghiệp vào khoảng 1,4%. Thị phần của Công ty cổ phần Elovi Việt Nam là rất nhỏ so với ngành sữa nước tại Việt Nam nên chịu sức ép cạnh tranh rất lớn từ các đối thủ trong ngành. Từ số liệu thu thập trong 2 năm 2011, năm 2012 ta có bảng thị phần tương đối của Công ty cổ phần Elovi Việt Nam với các doanh nghiệp sữa nước trên thị trường Việt Nam: Luận văn Thạc sĩ Nguyễn Thế Trường 40 Bảng 2.3: Thị phần Công ty cổ phần Elovi Việt Nam và một số doanh nghiệp sữa năm 2011, 2012 Thị phần các doanh nghiệp sữa % Năm 2011 2012 Vinamilk 42,6 45,5 Cô gái Hà lan 25 20,4 Nestle 5,7 7,4 Hanoi milk 5 3,7 Elovi Việt Nam 1,75 1,4 Từ bảng 2.3 trên ta nhận thấy sự thay đổi thị phần của các doanh nghiệp là tương đối lớn. Năm 2011 thị phần của Vinamilk là 42,6%, Cô gái Hà lan là 25%, đây là 2 doanh nghiệp lớn nhất trong thị phần sữa nước. Tuy nhiên, sang năm 2012 thị phần của Vinamilk tăng lên 45,5%, còn Cô gái Hà lan chỉ còn 20,4%; Trong năm 2012 công ty sữa Vinamilk đã có kết quả kinh doanh rất tốt, thị phần của doanh nghiệp tăng lên rất lớn so với doanh nghiệp cạnh tranh có thị phần đứng thứ 2 là Cô gái Hà lan. Sự gia tăng thị phần của Vinamilk đã đẩy thị phần của Cô gái hà lan thấp xuống rất nhiều từ 25% năm 2011 xuống còn 20,4% năm 2012. Từ bảng 2.3 trên ta nhận thấy có 2 doanh nghiệp với thị phần nhỏ hơn là Nestle và Hanoi milk cũng có thay đổi rất lớn. Năm 2011, cả Nestle và Hanoi milk thị phần tương đương nhau là 5,7% và 5%. Tuy nhiên, năm 2012 Hanoi milk chỉ còn 3,7%, còn Nestle tăng lên 7,4%. Thị phần Hanoi milk tụt xuống do trong năm 2012 do bị ảnh hưởng về thông tin sữa của Công ty nhiễm melamin. Từ bảng 2.3 trên ta cũng nhận thấy thị phần của Công ty cổ phần Elovi Việt Nam là rất thấp so với các doanh nghiệp sữa khác trong ngành. Đặc biệt, khi so sánh với 2 doanh nghiệp sữa Vinamilk và Cô gái Hà lan thị phần của Công ty cổ phần Elovi Việt Nam là rất nhỏ. Từ bảng trên cũng nhận thấy, thị phần của Công ty cổ phần Elovi Việt Nam trong năm 2012 đã giảm xuống chỉ còn 1,4% từ 1,75% năm 2011. Doanh thu toàn ngành sữa nước năm 2012 tăng lên rất nhiều so với năm Luận văn Thạc sĩ Nguyễn Thế Trường 41 2011 và thị phần các doanh nghiệp cùng ngành sữa cũng tăng lên; hơn nữa doanh thu của Công ty cổ phần Elovi Việt Nam năm 2012 tăng lên không đáng kể so với năm 2011, làm thị phần của Công ty cổ phần Elovi Việt Nam giảm xuống. 2. 3.2 Các chỉ tiêu ROA, ROE Các chỉ tiêu ROA và ROE dùng để so sánh với các doanh nghiệp cùng ngành để đánh giá khả năng sinh lợi của doanh nghiệp. Để cụ thể ta sẽ xét hệ số ROA và ROE của doanh nghiệp lớn nhất trong ngành sản xuất sữa nước là Công ty cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk, một doanh nghiệp thuộc có quy mô và thị phần nhỉnh hơn Công ty cổ phần Elovi Việt Nam là Công ty cổ phần sữa Hà nội (Hanoi milk). So sánh với hệ số của Công ty cổ phần Elovi Việt Nam trong 3 năm (Từ 2010-2012). Từ các số liệu của Công ty cổ phần Elovi Việt Nam như: Doanh thu, tổng tài sản bình quân, lợi nhuận, vốn chủ sở hữu bình quân. Sau đây ta sẽ phân tích hệ số ROA và ROE của Công ty cổ phần Elovi Việt Nam qua các năm từ 2010 – 2012: Bảng 2.4: Chỉ tiêu ROA, ROE của Công ty cổ phần Elovi Việt Nam Chỉ tiêu\ Năm 2010 2011 2012 Doanh thu (Triệu đồng) 197.500 206.400 217.600 Tổng tài sản (Triệu đồng) 117.700 123.500 134.500 Chi phí (Triệu đồng) 143.200 164.200 174.100 Lợi nhuận sau thuế (Triệu đồng) 1.200 1.500 5.100 Vốn CSH (Triệu đồng) 47.100 49.400 53.800 ROE (%) 2.55 3.04 9.48 ROA (%) 1.02 1.21 3.79 (Nguồn: Phòng kế toán Elovi) Công ty cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk là doanh nghiệp có thị phần lớn nhất trong ngành sữa trên thị trường Việt Nam – cũng là doanh nghiệp đã được niêm yết trên thị trường chứng khoán. Công ty cổ phần sữa Hà nội (Hanoi milk) cũng là doanh nghiệp có thời gian hoạt động dài trên thị trường Việt Nam, cũng đã có những thương hiệu nhất định về doanh nghiệp và sản phẩm. Số liệu sau đây được Luận văn Thạc sĩ Nguyễn Thế Trường 42 trích từ báo cáo phân tích về cổ phiếu Vinamilk và Hanoi milk của Công ty chứng khoán Phương Nam. Từ số liệu ROE, ROA của Vinamilk, Hanoimilk và Công ty cổ phần Elovi Việt Nam trong bảng 2.4 trên ta tổng hợp bảng số liệu trong 3 năm (2010-2012): Bảng 2.5: Bảng chỉ tiêu ROA, ROE của Công ty cổ phần Elovi Việt Nam và của Vinamilk, Hanoi milk Doanh nghiệp Tỷ số khả năng sinh lời (%) Năm 2010 2011 2012 Vinamilk ROA 34 27 30 ROE 45 34 37 Hanoi milk ROA -10 1 1 ROE -15 1 1 Elovi ROA 1.02 1.21 3.79 ROE 2.55 3.04 9.48 Từ bảng 2.5 ta thấy: Hệ số ROA của Công ty cổ phần Elovi Việt Nam đều tăng qua các năm. Năm 2010 hệ số ROA là 1.02%, năm 2011 là 1.21%, mức tăng 0,19% là mức tăng tương đối nhỏ nhưng cũng cho thấy năm 2011 Công ty sử dụng vốn đầu tư hiệu quả hơn năm 2010. Năm 2012 hệ số ROA của Công ty cổ phần Elovi Việt Nam là 3.79% là mức tăng rất tốt so với năm 2011. Trong năm 2012, Công ty đã có chính sách sử dụng đầu tư sinh lợi tốt hơn. Cũng từ bảng 2.5 trên: Hệ số các doanh nghiệp kinh doanh trong ngành sữa là rất khác nhau. Tỷ số ROA của Hanoi milk trong năm 2010 thậm chí còn âm 10%, nguyên nhân do trong năm 2010 lợi nhuận của doanh nghiệp trên là âm, làm ăn thua lỗ. Mặc dù thị phần của Hanoi milk cao hơn của Công ty cổ phần Elovi Việt Nam nhưng ROA của Hanoi milk lại nhỏ hơn của Công ty cổ phần Elovi Việt Nam; Điều đó nhận thấy đây cũng là tiêu chí, là điều kiện mà Công ty cổ phần Elovi Việt Nam có thể nâng cao thị phần của mình trong tương lai để có thể cạnh tranh với Hanoi milk. Nhìn từ bảng 2.5 trên nhận thấy hiệu quả sử dụng vốn Công ty cổ phần Elovi Luận văn Thạc sĩ Nguyễn Thế Trường 43 Việt Nam thấp hơn rất nhiều so với Công ty Vinamilk. Từ đó cũng nhận thấy khả năng quản trị và sử dụng vốn đầu tư của Công ty đối thủ cạnh tranh Vinamilk là rất tốt, Công ty cổ phần Elovi Việt Nam đang phải cạnh tranh với doanh nghiệp có kinh nghiệm lâu dài và hiệu quả quản lý doanh nghiệp rất tốt. Qua bảng 2.5 trên ta thấy năm 2010 hệ số ROE của Công ty cổ phần Elovi Việt Nam là 2.55%, năm 2011 tăng lên 3.04% và tăng rất mạnh vào năm 2012 là 9.48%. Hệ số ROE của Công ty tăng mạnh trong năm 2012 cho thấy hoạt động quản lý tài chính của Công ty đã hiệu quả hơn, khả năng sinh lợi trên vốn chủ sở hữu tăng thêm là rất cao. Hệ số ROE của Công ty cổ phần Elovi Việt Nam cao lên cũng đồng nghĩa với khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp được nâng lên nhiều. Qua bảng 2.5 trên ta nhận thấy doanh nghiệp cùng ngành có thị phần lớn hơn Công ty cổ phần Elovi Việt Nam là công ty sữa hà nội Hanoi milk có ROE thấp hơn so với Công ty cổ phần Elovi Việt Nam rất nhiều. Đây cũng là điều kiện và cũng là lợi thế nhằm nâng cao thị phần của Công ty cổ phần Elovi Việt Nam trong tương lai so với Hanoi milk. Từ bảng trên nhận thấy hệ số ROE của Công ty cổ phần Elovi Việt Nam và Công ty cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk chênh lệch rất lớn. Cùng là doanh nghiệp sản xuất ngành sữa nhưng ta thấy năng lực cạnh tranh của Công ty sữa Vinamilk là rất lớn, khả năng sinh lợi trên vốn của Công ty Vinamilk luôn đạt ở mức cao, uy tín của doanh nghiệp lớn. Trong năm 2012 hệ số ROE của Công ty cổ phần Elovi Việt Nam tăng cao, đã thu hẹp được sự chênh lệch so với Công ty đối thủ cạnh tranh là tiền đề để nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty trong thời gian tới. 2.3.3 Lợi thế cạnh tranh - Công ty cổ phần Elovi Việt nam có nguồn nhân lực tốt từ những vị trí chủ chốt, điều hành đến nhân viên. Ban giám đốc công ty là những người có năng lực và kinh nghiệm về chiến lược, điều hành và quản lý tài chính. Các vị trí điều hành và sản xuất đều có kinh nghiệm và đều được đào tạo qua các trường lớp cơ bản đều qua trình độ đại học và trên đại học. Luận văn Thạc sĩ Nguyễn Thế Trường 44 Cụ thể số lượng cán bộ đại học và trên đại học là 30 người. Đội ngũ công nhân, nhân viên có thâm niên gắn bó với công ty và số lượng công nhân lành nghề chiếm tỷ lệ lớn trong công ty và đều tốt nghiệp các trường nghề được đào tạo từ 2 năm trở lên. Số lượng công nhân viên trong nhà máy sản xuất có thâm niên gắn bó công tác từ 5 năm trở lên đạt trên 60%. Tất cả các nhân viên từ cấp quản lý đến nhân viên sản xuất đều đã được đào tạo về quy trình sản xuất, vận hành nhà máy theo tiêu chuẩn của nhà cung cấp thiết bị lớn nhất thế giới là Tetra Park của Thụy điển. - Công ty cổ phần Elovi Việt Nam được đầu tư dây chuyền thiết bị hiện đại, tự có khả năng nâng cấp để đáp ứng về nhu cầu tăng năng suất cũng như sản lượng của công ty. Sữa là ngành đặc thù, chất lượng sản phẩm cũng phụ thuộc rất nhiều vào dây chuyền công nghệ. Dây chuyền hiện đại của công ty làm tăng chất lượng và khả năng bảo quản của sản phẩm trong quá trình sản xuất và bảo quản. Cụ thể Công ty cổ phần Elovi Việt Nam đã đầu tư dây chuyền công nghệ sản xuất sữa tiên tiến hiện đại của Thụy Điển với công suất thiết kế 80 triệu lít/năm và có thể nâng cấp lên 160 triệu lít/năm. Dây truyền sản xuất được xây dựng cùng với nhà xưởng khép kín tất cả các quy trình từ các khâu: Kho nguyên liệu, quá trình sử lý pha liệu, pha trộn, sản xuất, bao gói, kho thành phẩm, kho bảo quản. Toàn bộ dây truyền thiết bị đầu tư ban đầu của Công ty cổ phần Elovi Việt Nam là hơn 40 tỷ đồng, thuộc vào đây truyền được đầu tư đắt tiền và hiện đại tính trong thời gian công ty đầu tư. Các hệ thống dây truyền nhà xưởng của Công ty cổ phần Elovi Việt Nam được đánh giá là đã được đầu tư bài bản, hiện đại nhất thế giới với quy mô và tính năng tương đương với các dây truyền của các doanh nghiệp sản xuất sữa lớn nhất tại Việt Nam đang chuẩn bị đầu tư như dây truyền của Công ty cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk. - Công ty cổ phần Elovi Việt Nam có nguồn quỹ đất dồi dào, có khả năng mở rộng dây chuyền sản xuất nhà xưởng; Đặc biệt là tiềm năng có thể phát triển trang trại trồng cỏ, chăn nuôi bò sữa để tạo nguồn cung ứng cho nguồn nguyên liệu đầu vào của công ty. Luận văn Thạc sĩ Nguyễn Thế Trường 45 Cụ thể hiện tại Công ty đang được xây dựng trên khu đất diện tích 20 ha, trong đó khu vực nhà xưởng dây chuyền xây dựng khép kín chiếm 2 ha diện tích. Ngay từ khi thành lập năm 2002, Công ty cổ phần Elovi Việt Nam đã dành diện tích phần lớn là trồng cỏ chăn nuôi bò sữa. Tuy nhiên, Công ty đã tiến hành nuôi bò sữa tại trang trại nhưng không đạt kết quả cao nên đã dừng hoạt động trang trại bò của công ty. Năm 2007, Tập đoàn Prime là công ty mẹ của Công ty cổ phần Elovi Việt Nam đã mua thêm 10 ha của địa phương về Công ty cổ phần Elovi Việt Nam, và sau đó chuyển giao 15 ha đất cho việc thành lập 1 công ty con trong tập đoàn Prime là công ty gạch Prime Phổ yên. Ngoài ra, Công ty cổ phần Elovi Việt Nam còn có quỹ đất rộng lớn là trang trại bò với diện tích hơn 30 ha. Nằm cách nhà máy sản xuất của công ty hơn 10 km và cũng thuộc huyện Phổ Yên, tỉnh Thái nguyên. Hiện tại, phần lớn diện tích của khu đất trên đã bị bỏ hoang, từ sau khi Công ty dừng hoạt động của trang trại bò sữa và chỉ có hơn 1 ha dành cho xây dựng 1 trang trại lợn. Với quỹ đất dồi dào trên và với chủ trương phát triển của chính phủ về hỗ trợ các doanh nghiệp và nông dân về ngành bò sữa. Công ty cổ phần Elovi Việt Nam hoàn toàn có thể tận dụng quỹ đất và tiềm lực của công ty để xây dựng phát triển vùng nguyên liệu cho công ty, nhằm chủ động nguồn nguyên liệu và nâng cao thương hiệu trong thời gian tới. - Hậu thuẫn lớn về tài chính: Như trên đã giới thiệu về Công ty cổ phần Elovi Việt Nam, Công ty là một công ty con trong tập đoàn Prime. Tập đoàn Prime là tập đoàn tư nhân của Việt Nam chuyên sản xuất gạch men (Ceramic) và có thương hiệu rất lớn trong lĩnh vực này và có năng lực tài chính rất mạnh. Hiện tại, Tập đoàn Prime là doanh nghiệp sản xuất gạch men lớn nhất Việt Nam, có sản lượng tiêu thụ lớn nhất Đông Nam á, đứng thứ 3 châu á về sản lượng. Những hậu thuẫn về chiến lược của Tập đoàn phát triển Công ty cổ phần Elovi Việt Nam là một trong các công ty phát triển theo định hướng là tập đoàn đa ngành nghề. Tập đoàn Prime cũng rất kỳ vọng vào Công ty cổ phần Elovi Việt Nam là một doanh nghiệp sản xuất thực phẩm có tỷ suất lợi nhuận cao (Tỷ suất lợi nhuận Luận văn Thạc sĩ Nguyễn Thế Trường 46 luôn đạt chừng 30-40%) và có khả năng phát triển mạnh trong tương lai. Công ty cổ phần Elovi Việt Nam hoàn toàn có những điều kiện thuận lợi về tài chính để nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển trong tương lai. 2.4 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần Elovi Việt Nam. 2.4.1 Môi trường vĩ mô a. Yếu tố môi trường kinh tế và thu nhập Môi trường kinh tế và thu nhập của người tiêu dùng có ảnh hưởng lớn đến năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần Elovi Việt Nam trong tương lai: - Môi trường kinh tế đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của một ngành, một doanh nghiệp. Chúng ta đang tiến hành công cuộc chuyển đổi lâu dài từ một nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường, hội nhập toàn cầu hóa; và có tiềm năng tạo ra những thành công lớn về phát triển. - Thu nhập của người dân cũng luôn được cải thiện. Mặc dù năm 2010 và 2011 nền kinh tế Việt nam đi xuống theo xu hướng chung của kinh tế thế giới nhưng thu nhập bình quân đầu người vẫn tăng đều đặn. Điều này đã tác động tích cực đến sức mua trong nước, trong đó có ngành chế biến sữa. Thu nhập được nâng cao, người dân sẽ quan tâm hơn đến sức khỏe của bản thân và sẵn sàng gia tăng chi tiêu cho các lọai thực phẩm giàu chất dinh dưỡng như sữa, dẫn đến lượng khách hàng tiêu thụ sữa ngày càng gia tăng. Với điều kiện kinh tế và thu nhập bình quân đầu người tăng lên như vậy là điều kiện rất thuận lợi cho việc tăng trưởng của công ty Cổ phần Elovi Việt Nam. b. Yếu tố dân số, nhân khẩu Dân số, tỷ lệ dân số, nhân khẩu ảnh hưởng nhiều đến năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần Elovi Việt Nam trong thời gian tới. Tổng cục Thống kê Việt Nam (GSO) vừa công bố tình hình kinh tế xã hội cả nước năm 2012. Theo đó, Dân số trung bình cả nước năm 2012 ước tính 88,78 triệu người, tăng 1,06% so với năm 2011, bao gồm: Dân số nam 43,92 triệu người, tăng 1,09%; dân số nữ 44,86 triệu người, tăng 1,04%. Trong tổng dân số cả nước năm Luận văn Thạc sĩ Nguyễn Thế Trường 47 nay, dân số khu vực thành thị là 28,81 triệu người, tăng 3,3% so với năm trước; dân số khu vực nông thôn là 59,97 triệu người, tăng 0,02%. Tổng tỷ suất sinh năm 2012 đạt 2,05 con/phụ nữ, tăng so với mức 1,99 con/phụ nữ của năm 2011. Tỷ suất sinh thô đạt 16,9 trẻ sinh ra sống trên 1000 người dân. Tỷ số giới tính của trẻ em là 112,3 bé trai/100 bé gái, tăng so với mức 111,9 bé trai/100 bé gái của năm 2011. Tỷ suất chết thô năm 2012 là 7‰; tỷ suất chết của trẻ em dưới 1 tuổi là 15,8‰; tỷ suất chết của trẻ em dưới 5 tuổi là 23,8‰. Đáng mừng là tỷ suất chết tiếp tục giữ ở mức thấp, thể hiện rõ hiệu quả của chương trình chăm sóc sức khoẻ bà mẹ và trẻ em nói riêng và công tác bảo vệ sức khoẻ, nâng cao mức sống cho người dân nói chung trong năm qua. Mặt khác, Nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm giầu chất dinh dưỡng, đặc biệt là nhu cầu tiêu thụ sữa là lứa tuổi từ 1 tuổi đến 29 tuổi. Với quy mô dân số như tại Việt Nam ảnh hưởng rất lớn đến nhu cầu tiêu thụ sữa tươi, đặc biệt với tỷ lệ dân số trẻ của Việt Nam rất lớn là yếu tố rất thuận lợi trong việc phát triển của công ty. c. Yếu tố văn hóa xã hội Mặc Việt Nam không phải là nước chuyên sản xuất sữa và dân chúng trước đây không có thói quen sử dụng sữa. Nhưng trong những năm gần đây, tỷ lệ dân số ở thành thị tăng lên rất nhanh nên ý thức bảo vệ sức khỏe được chú trọng hơn, đặc biệt là vấn đề về dinh dưỡng cho trẻ em trong thời gian không bú sữa mẹ và đến giai đoạn phát triển trưởng thành khiến nhu cầu tiêu thụ sữa trong những năm gần đây tăng cao, đã dân trở thành thói quen của trẻ em Việt Nam. Ngày nay, sự tiếp cận dễ dàng các phương tiện thông tin như: Truyền hình, Báo điện tử, sách báo, truyền thông Khiến nhu cầu ngày càng cao về chăm sóc và thỏa mãn các nhu cầu về thể chất. Mà đặc trưng quan niệm của người Việt là sử dụng các sản phẩm yên tâm tin tưởng và ít khi thay đổi. Vì thế Công ty cổ phần Elovi Việt Nam cần xây dựng được một hình ảnh sản phẩm, doanh nghiệp uy tín chất lượng thì dễ dàng xây dựng được khách hàng trung thành tiêu thụ sản phẩm của Công ty. d. Yếu tố quản lý pháp luật, kiểm soát, an toàn Luận văn Thạc sĩ Nguyễn Thế Trường 48 Sữa là sản phẩm đặc thù về an toàn vệ sinh thực phẩm nên yếu tố kiểm soát về an toàn, vệ sinh, chất bảo quản và giá thành sẽ rất quan trọng trong việc phát triển và thương hiệu của ngành sữa nói chung và Công ty cổ phần Elovi Việt Nam nói riêng. Ngành sữa có nhiều sự quản lý từ các bộ ngành: Bộ tài chính và Cục quản lý giá: Quản lý về giá thành sữa, giá sữa nhập khẩu, sữa tươi nguyên liệu, Cục vệ sinh an toàn thực phẩm quản lý về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm,, Cục thú y , cơ quan Hải quan Hiện nay, phần lớn nhà máy vẫn phải đi thu mua sữa từ các hộ gia đình, do vậy công tác bảo quản, vận chuyển chưa tốt, ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng sữa. Ngay bản thân các Doanh nghiệp vẫn còn thiếu thiết bị, công nghệ sản xuất sữa hiện đại, nhất là khâu bảo quản nguyên liệu sản xuất Theo Hiệp hội Sữa Việt Nam, để nâng cao chất lượng an toàn thực phẩm trong sữa và các sản phẩm chế biến từ sữa, về phía các cơ quan quản lý, cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các cơ sở sản xuất thực phẩm và kiểm định chất lượng các sản phẩm trên thị trường, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và các doanh nghiệp làm ăn chân chính. Đối với các nhà sản xuất, hiệp hội yêu cầu doanh nghiệp không sử dụng hóa chất phụ gia ngoài danh sách cho phép, nguyên liệu, hóa chất phụ gia không có nguồn gốc rõ ràng. Hơn nữa, doanh nghiệp nên hợp tác với các nhà khoa học Việt Nam để áp dụng công nghệ hiện đại; xây dựng và triệt để tuân thủ hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến trong sản xuất. Hiện nay, nguồn nguyên liệu chủ yếu Công ty cổ phần Elovi Việt Nam là sữa tươi nhập khẩu, việc quản lý về chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm cần phải rất chú trọng. Từ các yếu tố như xuất xứ, các quy trình bảo quản, các thủ tục hải quan, quy trình bao gói, nhãn mác đều cân được chú trọng và tuyệt đối tuân thủ với quy trình kiểm soát của chính phủ. Việc tuân thủ nghiêm ngặt đúng quy trình kiểm soát là điều kiện quan trọng trong việc giữ vững thương hiệu và phát triển của Công ty cổ phần Elovi Việt Nam trong tương lai. 2.4.2 Môi trường vi mô Luận văn Thạc sĩ Nguyễn Thế Trường 49 Phân tích cạnh tranh ngành sữa Việt Nam theo mô hình 5 lực lượng của Michael Porter. Hình 2.3: Cạnh tranh ngành sữa theo mô hình 5 năng lực cạnh tranh của Michael Porter a. Sản phẩm thay thế Sản phẩm t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf000000273456_0564_1951399.pdf
Tài liệu liên quan