LỜI CAM ĐOAN.i
LỜI CẢM ƠN .ii
MỤC LỤC.iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT. vi
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ .vii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ.viii
DANH MỤC CÁC BẢNG.ix
PHẦN MỞ ĐẦU . 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ PHƯƠNG PHÁP LUẬN VỀ CHIẾN LƯỢC KINH
DOANH CỦA DOANH NGHIỆP. 4
1.1 Tổng quan về chiến lược và quản trị chiến lược. 4
1.1.1 Chiến lược kinh doanh . 4
1.1.2 Quản trị chiến lược kinh doanh . 7
1.1.3 Quá trình quản trị chiến lược kinh doanh . 8
1.2 Phân tích môi trường kinh doanh của doanh nghiệp. 10
1.2.1 Phân tích môi trường bên ngoài. 11
1.2.2 Phân tích môi trường bên trong doanh nghiệp . 19
1.3 Xây dựng và lựa chọn chiến lược kinh doanh . 23
1.3.1 Các công cụ xây dựng chiến lược. 23
1.3.2 Các loại hình chiến lược kinh doanh . 27
1.3.3 Lựa chọn chiến lược kinh doanh . 32
1.4 Các giải pháp (nguồn lực) để thực hiện chiến lược. 33
TÓM TẮT CHƯƠNG 1 . 38
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH CÁC CĂN CỨ ĐỂ XÂY DỰNG CHIẾN
LƯỢC KINH DOANH CHO CÔNG TY CỔ PHẦN ĐT & PT DẦU KHÍ
THĂNG LONG. 39
2.1 Giới thiệu chung về công ty . 39
2.1.1 Quá trình phát triển . 39
139 trang |
Chia sẻ: lanphuong92 | Lượt xem: 601 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Xây dựng chiến lược kinh doanh cho công ty cổ phần đầu tư & phát triển dầu khí Thăng Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o với mức tăng
11,75% của năm 2010 và mức tăng 18,13% của năm 2011 nhưng là năm giá có
nhiều biến động bất thường.
Biểu đồ 2.6 Diễn biến chỉ số giá tiêu dùng
Nguồn: Tổng cục thống kê năm 2012
52
Những điểm bất thường của CPI năm nay là dấu hiệu cảnh báo CPI trong
năm tới sẽ còn tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường. Tóm lại, sự biến động
của môi trường kinh tế tác động đến các doanh nghiệp trong nước nói chung và
công ty Cổ phần sản đầu tư và phát triển dầu khí Thăng Long nói riêng theo hai
hướng: Sự tăng trưởng kinh tế tạo cơ hội tốt trong việc đầu tư, mở rộng thị
trường và quan hệ được mở rộng, mặt khác khủng hoảng tài chính và suy thoái
kinh tế thế giới, lạm phát tăng, thất nghiệp tăng cao tạo ra những thách thức đối
với công ty Cổ phần sản đầu tư và phát triển dầu khí Thăng Long như thị phần
trong nước thu hẹp lại, đầu tư cho ngành xây dựng cơ bản bị kéo dài thời gian
thực hiện, cắt giảm những dự án không quan trọng. Vì vậy doanh nghiệp cần
phải có chiến lược kinh doanh phù hợp nhằm đẩy mạnh hoạt động sản xuất, tìm
kiếm dự án đầu tư ngoài ngành xây dựng.
2.2.1.3 Môi trường tự nhiên
Trong những năm qua, Việt Nam đạt nhiều thành tựu trên lĩnh vực sản
xuất xi-măng, gạch, VLXD, gốm, sứ... Song theo các chuyên gia, nếu cứ kéo
dài việc sản xuất các loại VLXD theo kiểu trước đây, trong tương lai không xa,
Việt Nam sẽ bị mất đất canh tác, tiêu tốn hàng triệu tấn than mỗi năm, gây ô
nhiễm môi trường trầm trọng.
Do đó, việc từng bước triển khai thay thế gạch đất sét nung bằng vật liệu
xây không nung sẽ đem lại nhiều hiệu quả tích cực về kinh tế, xã hội, bảo vệ
môi trường... Ngoài ra còn giúp tiêu thụ một phần đáng kể phế thải các ngành
khác như: nhiệt điện, luyện kim, khai khoáng... góp phần tiết kiệm tài nguyên
thiên nhiên, giảm chi phí xử lý phế thải, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
2.2.1.4 Môi trường văn hoá - xã hội
Mặc dù thời gian qua phải đương đầu với nhiều khó khăn, thách thức do
trình độ phát triển kinh tế còn thấp, do ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh và
những biến động về chính trị, kinh tế của thế giới, song nhìn lại về tổng quát,
Việt Nam đã đạt bước tiến mới về phát triển kinh tế - xã hội cũng như sự ổn
định về tình hình chính trị.
53
Các năm qua, cùng với sự tăng trưởng về kinh tế, các vấn đề xã hội, nhất
là vấn đề xoá đói giảm nghèo, lao động và việc làm, giáo dục và đào tạo, chăm
sóc sức khoẻ nhân dân, xây dựng đời sống văn hoá mới đã được Đảng và Nhà
Nước quan tâm thích đáng. Theo báo cáo phát triển con người Việt Nam ( HDI)
năm 2011, chỉ số PTCN Việt Nam hiện tăng 11,8% so với giai đoạn 1998-
2008, xếp thứ 113/193 nước. Tăng trưởng về thu nhập đóng góp hơn một nửa
(55,7%) mức tăng chỉ số này, chứng tỏ kinh tế Việt Nam đang tăng trưởng
mạnh.
Rõ ràng nhu cầu của con người, đời sống vật chất, tinh thần ngày càng
đòi hỏi cao hơn. Yếu tố xã hội đã dần làm thay đổi nhận thức, hiểu biết của
người dân. Do vậy yêu cầu đối với mọi thứ hàng hóa, dịch vụ đều cao hơn, đặc
biệt là nhu cầu đối với các sản phẩm, dịch vụ nâng cao chất lượng cuộc sống.
Đó là điều kiện thuận lợi cho xây dựng phát triển, giúp cuộc sống hiện đại hơn,
thuận tiện hơn, công việc hiệu quả, chất lượng hơn.
Tuy nhiên hiện nay VLXD không nung là loại vật liệu mới, để xã hội có
một cái nhìn mới hơn và để mọi khuyến khích mọi người thay thế được việc sử
dụng VLXD truyền thống đã và đang là một thách thức không nhỏ.
2.2.1.5 Môi trường khoa học công nghệ
Trong thời gian gần đây, tốc độ phát triển khoa học công nghệ đã đạt ở
mức vũ bão, trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp quan trọng, thúc đẩy quá trình
sản xuất và thương mại trên thế giới. Chính vì thế Nhà Nước khuyến khích các
doanh nghiệp sử dụng công nghệ hiện đại bằng chính sách thuế ưu đãi.
Xây dựng là một trong những ngành có tốc độ phát triển kỹ thuật, công
nghệ nhanh, hàng loạt các công nghệ mới đã ra đời với các ưu điểm vượt trội
đã thay thế cho các công nghệ cũ mang lại hiệu quả lớn trong sản xuất, kinh
doanh VLXD. Tuy nhiên đây cũng là thách thức đối với các doanh nghiệp Việt
Nam trong việc tiếp cận và làm chủ khoa học, công nghệ.
2.2.1.6 Môi trường quốc tế, toàn cầu
54
Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của tổ chức Thương mại
Thế giới (WTO). Sự kiện này là cột mốc lịch sử quan trọng không chỉ đối với
các doanh nghiệp trong ngành sản xuất VLXD mà còn đối với toàn bộ các
doanh nghiệp khác trong nền kinh tế. Sự kiện này tạo cơ hội hợp tác đầu tư
giữa các doanh nghiệp Việt Nam với những tập đoàn xây dựng lớn của thế giới.
Đơn cử như những tập đoàn Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ... đã đầu tư và xây dựng
rất nhiều dự án lớn ở VN. Tiêu biểu trong đó có dự án Keangnam – tòa nhà cao
thứ 17 thế giới, tháp Bitexco cao 65 tầng...
Khuynh hướng hội nhập, toàn cầu hóa trên thế giới và ở Việt Nam buộc
các doanh nghiệp phải tính đến yếu tố quốc tế khi muốn hoạch định cho doanh
nghiệp của mình một chiến lược dài hơi, có tính hội nhập cao, có khả năng
vươn xa về phạm vi địa lý và chính trị, đồng thời phải có năng lực cạnh tranh
cao không chỉ đối với các doanh nghiệp trong nước mà còn từ các đối thủ quốc
tế có tầm cỡ.
2.2.2 Phân tích môi trường ngành
Gạch bê nhẹ là loại gạch mới ở Việt Nam nhưng trên thế giới đã sử dụng
hơn 40 năm, chứng tỏ nhiều ưu thế vượt trội về kinh tế và bảo vệ môi trường. Ở
Trung Quốc, Malaysia, các nước khối EU..., tỷ lệ gạch bêtông nhẹ đã thay thế
trên 50% gạch đất sét nung và tỷ lệ này ngày một cao. Tại Việt Nam, nhận rõ
nhiều tiến bộ của gạch không nung, từ năm 2001, Chính phủ đã phê duyệt Quy
hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp Vật liệu xây dựng (VLXD) VN
đến năm 2010 tỷ lệ vật liệu khung nung (VLKN) phải chiếm 30% trên tổng số
vật liệu xây. Tuy nhiên, sau đó không ít DN và chủ đầu tư quan ngại vì nguồn
cung lúc đó rất thiếu, đồng thời giá cao hơn so với gạch nung thường và nhà
thầu thiếu thông tin hướng dẫn nên chưa mặn mà với loại vật liệu này. Vì vậy
đến năm 2008, con số này chỉ đạt 8,5%, chủ yếu là phát triển gạch không nung
cốt liệu xi măng, mạt đá, cát.
55
Biểu đồ 2.7 Tỷ lệ sản lượng các loại gạch xây trên thị trường
Cường độ cạnh tranh trên thị trường của công ty cổ phần sản xuất và
thương mại Việt Thành chịu tác động của năm lực cạnh tranh (theo mô hình 5
yếu tố cạnh tranh của Michael Porter) cụ thể như sau:
2.2.2.1 Phân tích đối thủ cạnh tranh
Đến thời điểm này, thị trường xây dựng tiếp tục trầm lắng, cửa vào cho
gạch không nung đã mở nhưng lượng tiêu thụ vẫn đạt thấp. Lượng công trình
mới được khởi công không nhiều, công trình đang xây dựng thì giãn hoặc dừng
thi công, VLXD không nung chủ yếu được tiêu thụ trong khối dân sinh. Thị
trường phía Nam tiêu thụ tốt hơn so với phía Bắc và miền Trung. Hiện nay, sự
cạnh tranh trên thị trường của các doanh nghiệp sản xuất và cung cấp Gạch xây
ngày càng khốc liệt. Vì vậy, việc nâng cao năng lực cạnh tranh cho công ty là
một trong những vấn đề được công ty cổ phần đầu tư và phát triển dầu khí
Thăng Long rất quan tâm. Tại thị trường phía Nam, có 3 đơn vị sản xuất gạch
AAC là CTCP Vương Hải (V-block), CTCP Gạch khối Tân Kỷ Nguyên (E-
Block) và CTCP Vĩnh Đức Sài Gòn (BTONG). Tương tự, thị trường phía Bắc
là sự điểm danh của các thương hiệu Viglacera, An Thái, Khang Minh chưa
có số liệu thống kê đầy đủ nhưng theo phản hồi từ các DN sản xuất VLXD
không nung thì 2 tháng đầu năm nay, lượng tiêu thụ chỉ đạt 70 – 80% so với
56
cùng kỳ.
Đối thủ cạnh tranh của công ty được chia thành 2 nhóm chính:
Nhóm thứ nhất: Bao gồm các doanh nghiệp nhà nước như: Tổng công ty
Sông Đà, Tổng công ty Viglacera, Tổng công ty UDIC, Tổng công ty xây dựng
Hà Nội,...
Nhóm thứ hai: Bao gồm các tập đoàn, công ty cổ phần, công ty TNHH
ngoài quốc doanh như Công ty CP gạch khối Tân Kỷ Nguyên (Long An), công
ty An Thái, công ty cổ phần Khang Minh, Công ty CP Đoàn Minh Công
(DmC), CT CP bê tông nhẹ VINAG, CT CP VL nhẹ THĂNG LONG, CT
TNHH kỹ thuật và xây dựng BÁCH PHƯƠNG, Công ty Huệ Quang...
a. Các doanh nghiệp Nhà nước
Nhóm doanh nghiệp này thường có năng lực tài chính mạnh, kinh
nghiệm lâu năm trong ngành, có đầy đủ các trang thiết bị phục vụ cho thi công,
sản xuất. Tuy nhiên khối doanh nghiệp này thường kém năng động, sức ỳ lớn
và khó thu hút được người giỏi vì chế độ đãi ngộ không cao, đặc biệt là hiệu
quả kinh doanh thấp. Đội ngũ lãnh đạo ở các doanh nghiệp này không phải chịu
sức ép cạnh tranh như các doanh nghiệp ngoài quốc doanh vì họ đã có Nhà
Nước cấp vốn, hỗ trợ khi khó khăn,...
Mặt khác việc trả lương cho người lao đông theo xu hướng cào bằng,
không quan tâm đến năng lực của người lao động, một lao động trẻ, nhiệt tình
công tác, có trình độ thực sự lại thường được xếp ở mức lương thấp nhất trong
doanh nghiệp Nhà Nước, đây chính là một trong những nhược điểm khiến cho
hiệu quả kinh doanh và sức cạnh tranh của các doanh nghiệp này giảm.
b. Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh
Tính đến 31/12/2012 Tổng cục Thống kê vừa công bố kết quả rà soát số
lượng doanh nghiệp năm 2012. Theo đó, cả nước có trên 375.000 doanh nghiệp
đang hoạt động thực tế (tổng số 475.700 doanh nghiệp) chiếm 83,7% số doanh
nghiệp hiện có. Trong đó loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn chiếm gần
47%, doanh nghiệp tư nhân chiếm 36,4% và công ty cổ phần chiếm hơn 15%.
57
Tuy nhiên 75% số doanh nghiệp ngoài quốc doanh hiện có mức vốn dưới
2 tỷ đồng. Công nghệ sản xuất của các doanh nghiệp này còn lạc hậu và hoạt
động chủ yếu ở lĩnh vực có giá trị thấp như chế biến và gia công.
Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh thuộc nhóm các doanh nghiệp rất
năng động, họ dám nghĩ dám làm, có chế độ đãi ngộ tốt để thu hút người tài,
hiệu quả kinh doanh cao. Một số tập đoàn, công ty cổ phần có tiềm lực tài
chính rất mạnh như Công ty CP gạch khối Tân Kỷ Nguyên (Long An), Công ty
cổ phần gạch Khang Minh , Công ty CP gạch siêu nhẹ Phúc Sơn, Công ty cổ
phần dịch vụ thương mại và xây dựng T.S.T... những doanh nghiệp kể trên còn
có bề dày kinh nghiệm hàng chục năm hoạt động kinh doanh trong ngành
VLXD.
Trên thực tế các doanh nghiệp ngoài quốc doanh nói chung và các doanh
nghiệp dưới hình thức cổ phần, TNHH kinh doanh trong ngành VLXD nói
riêng hiện đang gặp rất nhiều khó khăn cùng với đà suy thoái kinh tế chung
trong nước cũng như trên thế giới. Số lượng các dự án đầu tư cả trong và ngoài
ngành suy giảm mạnh dẫn đến có nhiều doanh nghiệp không có dự án, gây khó
khăn cho doanh nghiệp nhất là trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt, số
lượng doanh nghiệp trong ngành ngày càng nhiều.
Sau đây ta nghiên cứu một số đối thủ chính của công ty cổ phần đầu tư
và phát triển dầu khí Thăng Long qua bảng sau:
Bảng 2.8 Một số đối thủ chính của công ty
STT Tên doanh nghiệp Địa chỉ
1
Công ty CP gạch siêu nhẹ
Phúc Sơn
Trụ sở: Khu công nghiệp Lương
Sơn, Huyện Lương Sơn, Tỉnh Hòa
Bình
VPGD: Phòng 16.6, Tòa CT1-
VIMECO, Đường Hoàng Minh
Giám, Cầu Giấy, Hà Nội.
58
2
Công ty TNHH đầu tư xây
dựng và thương mại An
Thái
Văn phòng & Kho hàng: Số 36 Cầu
Bươu - đường Phùng Hưng -
phường Kiến Hưng - Hà Đông - Hà
Nội
3
Công ty cổ phần gạch
Khang Minh
Địa chỉ : Tầng 5 tòa nhà VG
Building, Số 235 Nguyễn Trãi -
Thanh Xuân - Hà Nội
4
Công ty cổ phần dịch vụ
thương mại và xây dựng
T.S.T
Địa chỉ: P1804-CT2 Tòa nhà
FODACON- Km10 - Đường
Nguyễn Trãi-TX-HN
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp
Cổ phần gạch nhẹ Phúc Sơn: được thành lập ngày 08/12/2009 theo
Giấy phép đăng ký kinh doanh số 5400333108 do Sở kế hoạch và Đầu tư Tỉnh
Hòa Bình cấp. Công ty Cổ phần gạch nhẹ Phúc Sơn lợi thế trên trụ cột chính là
các thành viên và cán bộ chủ chốt của các công ty lớn như Công ty cổ phần đầu
tư phát triển đô thị và KCN Sông Đà (SUDICO), Công ty CP đầu tư kinh doanh
và phát triển hạ tầng khu công nghiệp Phúc Hà, Công ty CP đầu tư xây lắp và
thương mại Tam Sơn... Công ty Cổ phần gạch nhẹ Phúc Sơn ra đời là sự tập
hợp kinh nghiệm, uy tín, tài chính và hỗ trợ lẫn nhau giữa các thành viên, cổ
đông sáng lập và các đối tác chiến lược. Với sự tổng hợp sức mạnh của các
Công ty thành viên, hiện nay Công ty Phúc Sơn có thể huy động được đầy đủ
nguồn lực từ khâu thiết kế, sản xuất, thi công, hoàn thiện cho các công trình có
qui mô lớn tầm cỡ quốc gia.
Công ty TNHH đầu tư xây dựng và thương mại An Thái: Công ty
TNHH đầu tư xây dựng và thương mại An Thái được thành lập từ năm 2001, là
một trong những Công ty đứng đầu miền Bắc trong lĩnh vực kinh doanh vật
liệu xây dựng, các sản phẩm từ đá tự nhiên, đặc biệt là đá Grannite & Marble,
gạch ốp lát Granite. Sau hơn 10 năm xây dựng và phát triển, Công ty đã xây
dựng được một hệ thống 1000 đại lý, nhà phân phối sản phẩm từ Bắc vào Nam
59
với rất nhiều chủng loại đá được cung cấp cho các công trình lớn, nhỏ khắp cả
nước.
Công ty cổ phần Gạch Khang Minh: được thành lập vào ngày 23 tháng
09 năm 2010, lĩnh vực hoạt động chính là sản xuất và kinh doanh vật liệu xây
dựng không nung, với sản phẩm cốt lõi là Gạch không nung xi măng cốt liệu.
Công ty đã đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất Gạch không nung tại Cụm Công
nghiệp Tây Nam thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam với tổng diện tích trên 40.000
m2 với hệ thống dây chuyền máy móc thiết bị sản xuất công nghiệp - hiện đại,
trình độ tự động hoá cao, sản lượng sản xuất cao và ổn định. Toàn bộ các chủng
loại sản phẩm Gạch xi măng cốt liệu của Công ty đều đạt và vượt tiêu chuẩn
chất lượng của Bộ Xây Dựng (TCVN 6477:2011) và được kiểm định chất
lượng tại các Đơn vị kiểm định chuyên môn như Tổng Cục tiêu chuẩn đo lường
chất lượng, Viện vật liệu xây dựng, Viện khoa học công nghệ xây dựng (IBST).
Nhà máy sản xuất của Công ty có diện tích lớn với nhiều lợi thế: đặt tại vùng
nguyên liệu, gần Hà Nội, giao thông thuận tiện... Gạch Khang Minh đặt mục
tiêu sản xuất đa dạng mẫu mã sản phẩm với số lượng lớn, chất lượng cao và ổn
định.
Công ty Cồ Phần Dịch Vụ Thương Mại và Xây Dựng T.S.T: được
thành lập và đi vào hoạt động từ tháng 10 năm 2009, Giấy chứng nhận Kinh
doanh số 0103041373 do Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Hà nội cấp ngày
15/10/2009. Vốn điều lệ ban đầu là 1.900.000.000 đồng. Là đơn vị đi tiên
phong trong việc đáp ứng các xu hướng mới về vật liệu trong kiến trúc và xây
dựng.
2.2.2.2 Phân tích áp lực của khách hàng
Khách hàng của công ty cổ phần đầu tư và phát triển dầu khí Thăng
Long bao gồm rất nhiều loại hình khách hành kể cả trong và ngoài ngành xây
dựng. Các dự án thuộc các chủ đầu tư đến từ các doanh nghiệp trong nước và
các nhà đầu tư nước ngoài. Với việc công nghệ xây dựng hiện nay đã được phổ
biến vô cùng rộng rãi, mọi thông tin đều có thể tìm được trên internet và các
phương tiện thông tin đại chúng khác, phần nữa sản phẩm gạch bê tông nhẹ
60
hiện nay cũng là một sản phẩm mới chính vì vậy yêu cầu của khách hàng ngày
càng nghặt nghèo với sản phẩm này.
Các chủ đầu tư thường đưa ra các quy định rất nghiêm ngặt về năng lực
tài chính, năng lực kinh nghiệm sản xuất và cung ứng sản phẩm của nhà cung
cấp gạch nhẹ, các phương tiện dùng cho sản xuất, quy mô sản xuất, các tiêu
chuẩn áp dụng, đội ngũ nhân viên kỹ thuật có trình độ chuyên sâu, đây là một
trong những khó khăn thách thức rất lớn cho các doanh nghiệp mới tham gia thị
trường, có tiềm lực tài chính yếu, năng lực sản xuất và kinh nghiệm còn hạn
chế.
Trong bối cảnh đó, công ty xác định rõ mục tiêu khi tham gia vào mỗi dự
án, đối với dự án lớn có nhiều đối thủ đầu ngành tham gia với yêu cầu về cao
về năng lực tài chính, kinh nghiệm thì công ty chủ động rút lui, chỉ tham gia
vào những dự án phù hợp với năng lực tài chính, kinh nghiệm và năng lực sản
xuất của mình, đó cũng là cách tốt nhất để thực hiện hiệu quả dự án và giữ
được uy tín với chủ đầu tư.
2.2.2.3 Phân tích áp lực của nhà cung cấp
Một trong những yếu tố tác động trực tiếp tới hiệu quả sản xuất kinh
doanh của công ty là chịu sự chi phối của các nhà cung cấp bán thành phẩm và
nguyên vật liệu đầu vào cho quá trình sản xuất. Đầu vào của sản phẩm ngoài
các sản phẩm cơ bản như xi măng, cát,.. còn một số phụ gia khác. Hiện nay các
loại phụ gia rất đa dạng và phong phú về nguồn gốc xuất xứ. Trong khi đó hiện
nay, chưa có một đơn vị hay tổ chức nào chuyên đứng ra xác nhận về chất
lượng cũng như hiệu quả đối với sản phẩm cuối cùng như thế nào. Do đó, công
ty vẫn phải vừa sản xuất và nghiên cứu để tự hoàn thiện sản phẩm của mình.
Dây chuyền máy móc hiện nay cũng chưa hẳn đồng bộ hóa được với nhau, các
thiết bị có phần là do nhà cung cấp tự lắp đặt gia công, vì vậy khi có sự cố cũng
rất mất thời gian và chi phí cho việc sửa chữa, gián tiếp ảnh hưởng đến chất
lượng sản phẩm của công ty.
2.2.2.4 Phân tích áp lực của đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn
61
Hiện có rất nhiều doanh nghiệp kinh doanh trong ngành VLXD trải rộng
trên khắp cả nước. Trong bối cảnh kinh tế khó khăn như hiện nay, dự án xây
dựng bị đình trệ rất nhiều, có những dự án khi mời thầu đã có gần 7-8 nhà tham
gia. Đây là một con số nói nên sự khó khăn về việc làm của các doanh nghiệp
trong ngành. Một số doanh nghiệp tuy còn nhỏ nhưng họ vẫn là một rào cản
cho các doanh nghiệp lớn khi họ có đủ tư cách tham gia vào dự án, có giá thấp
hơn và đảm bảo đáp ứng được tất cả các yêu cầu kỹ thuật.
Ngoài ra, với tâm lý chủ trương sắp cấm hoàn toàn vật liệu nung, nên
càng ngày có những doanh nghiệp mới mọc lên, đây chính là những đối thủ
tiềm ẩn đe dọa đến doanh thu và thị phần của các doanh nghiệp hiện tại trong
đó có công ty cổ phần đầu tư và phát triển dầu khí Thăng Long.
Vì vậy, áp lực cạnh tranh từ các đối thủ tiềm ẩn đối với công ty là rất lớn
do hiện tại công ty vẫn chỉ là một doanh nghiệp nhỏ trong ngành, đây là một
thách thức lớn đỏi hỏi công ty phải có chiến lược phù hợp để nhanh chóng phát
triển, mở rộng quy mô.
2.2.2.5 Phân tích áp lực của sản phẩm thay thế
Mặc dù sản phẩm gạch bê tông nhẹ có cùng một tên gọi nhưng về bản
chất và quy trình sản xuất là hoàn toàn khác nhau. Vốn dĩ gạch nhẹ chỉ chiếm
có 5% thị phần hiện nay, nhưng gạch bê tông khí chưng áp đã chiếm tới 70%
của thị trường gạch nhẹ rồi, còn lại là gạch bê tông bọt của công ty. Đây thực
sự là một tỷ lệ quá nhỏ bé so toàn bộ nguồn cung vật liệu xây dựng của thị
trường.
Như vậy, áp lực của các sản phẩm thay thế là rất lớn, đòi hỏi công ty
phải không ngừng cải tiến kỹ thuật, thiết kế để đưa ra các sản phẩm có chất
lượng cao, sử dụng nguyên vật liệu đầu vào đảm bảo chất lượng và có nguồn
gốc từ các nước phát triển để đảm bảo sản phẩm có độ tin cậy cao qua đó nâng
cao uy tín và sức cạnh tranh của công ty.
2.2.3 Nhận diện các cơ hội và thách thức
62
Từ những phân tích môi trường vĩ mô và môi trường kinh doanh ở trên,
các cơ hội và thách thức mà công ty cổ phần ĐT và PT dầu khí Thăng Long
phải đối mặt cụ thể như sau:
2.2.3.1 Các cơ hội
Mặc dù tình hình kinh tế, xã hội hiện nay nhìn chung còn rất nhiều khó
khăn, thách thức nhưng công ty cổ phần ĐT và PT dầu khí Thăng Long vẫn
đứng trước những cơ hội để mở rộng, phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh,
thâm nhập sâu vào thị trường ngành để không ngừng tăng doanh thu, lợi nhuận
cho doanh nghiệp, công ty đang đứng trước các cơ hội bao gồm:
- Chính trị, xã hội ổn định: Việt Nam là một quốc gia có nền chính trị, xã
hội ổn định, các chính sách của Đảng và Nhà nước tương đối nhất quán,
đây là một trong những yếu tố rất quan trọng giúp cho nền kinh tế phát triển
đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài khi tham gia đầu tư vào Việt Nam,
điều này giúp cho các doanh nghiệp trong nước có thêm các cơ hội hợp tác,
cung cấp các sản phẩm dịch vụ cho các đối tác. (O1)
- Thị trường ngành vật liệu xây không nung có mức tăng trưởng khá tốt và ổn
định: Toàn bộ thị trường nói chung cũng như thị trường xây dựng nói
riêng vẫn đang diễn biến theo chiều hướng rất xấu. Tuy nhiên, có một
thực tế là chỉ có dân số tăng lên, còn quỹ đất thì ngày càng thu hẹp vì vậy
mà nhu cầu nhà ở nói chung vẫn sẽ tăng lên theo thời gian. Theo báo cáo
của Bộ Xây dựng, hiện cả nước có 56 dự án nhà ở xã hội được khởi công
xây dựng với trên 1,8 triệu m2 sàn, tổng mức đầu tư hơn 10.000 tỉ đồng,
đáp ứng được nhu cầu chỗ ở cho khoảng 130.000 người có thu nhập
thấp. Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia nêu rõ, giai đoạn 2013 - 2015,
nước ta cần đầu tư xây dựng thêm khoảng 10 triệu m 2 nhà ở xã hội, kế
hoạch riêng năm 2013 sẽ triển khai xây dựng thêm tối thiểu 3 triệu m 2
Đây là một nhu cầu rất lớn mà mọi doanh nghiệp cung cấp VLXD nói
chung cần phải hướng tới. (O2)
63
- Được Chính phủ quan tâm và ưu tiên phát triển vật liệu không nung:
Theo Quyết định số 567/QĐ-TTg ngày 28/4/2010 và Chỉ thị số 10/CT-
TTg của Thủ tướng Chính phủ thì các doanh nghiệp sản xuất và kinh
doanh VL không nung hiện nay được hưởng rất nhiều sự quan tâm và ưu
đãi của nhà nước ta. Doanh nghiệp không chỉ được miễn thuế nhập khẩu
đối với thiết bị, máy móc phục vụ sản xuất, nếu trong nước chưa sản xuất
được mà còn với nguyên liệu trong nước chưa sản xuất được cũng sẽ
được miễn thuế nhập khẩu trong thời hạn 5 năm kể từ khi cơ sở đi vào
sản xuất. Bên cạnh đó, DN sẽ được áp dụng thuế suất thuế giá trị gia tăng
5%, thuế thu nhập DN cũng được ưu đãi theo Chương III, Luật Thuế thu
nhập DN. Thêm nữa, DN được Nhà nước cho thuê đất để đầu tư xây
dựng cơ sở sản xuất VLXKN hoặc chế tạo thiết bị, máy móc phục vụ sản
xuất VLXKN được miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước hoặc được miễn
giảm tiền sử dụng đất. (O3)
- Xu hướng sử dụng gạch không nung ngày càng phát triển rộng rãi:Ngoài
đặc tính tốt hơn,do giá thành rẻ hơn so với gạch nung thông thường;
cộng với khi thi công công trình bằng gạch nhẹ, móng công trình cũng vì
thế mà giảm đi tải trọng chất lên dẫn đến giảm nhiều chi phí khi thi công
công trình. Điều này sớm muộn sẽ giúp cho gạch không nung trở thành
xu hướng khi vừa đảm bảo về chất lượng mà lại giúp giảm thiểu tối đa
giá thành khi thực hiện dự án. (O4)
- Nguồn nhân lực được đào tạo chính quy, có trình độ cao ngày càng
nhiều giúp cho công ty có nhiều cơ hội chọn được lao động có chất
lượng cao: Hiện nay nguồn nhân lực được đào tạo chính quy từ các
trường đại học có trình độ tốt đang ngày càng nhiều, đáp ứng được các
yêu cầu đòi hỏi ngày càng cao của sự phát triển khoa học, kỹ thuật. Điều
này giúp cho các doanh nghiệp có thêm nhiều lựa chọn nguồn nhân lực
có chất lượng. (O5)
2.2.3.2 Các thách thức
64
- Áp lực cạnh tranh giữa các đối thủ trong ngành ngày càng lớn: Ngày
càng có nhiều đối thủ tham gia vào thị trường và mức độ ngày càng gay
gắt, các doanh nghiệp nhỏ như công ty cổ phần đầu tư và phát triển dầu
khí Thăng Long phải cạnh tranh với những đối thủ rất mạnh, có khả năng
thực hiện được các dự án có quy mô lớn. Khi mức độ cạnh tranh càng
gay gắt thì làm cho các doanh nghiệp phải chia sẻ thị phần, các doanh
nghiệp lao vào cuộc đua giảm giá để có việc làm dẫn đến làm giảm lợi
nhuận của doanh nghiệp. (T1)
- Công nghệ ngày càng phát triển nhanh, doanh nghiệp có nguy cơ tụt
hậu: Khoa học, kỹ thuật ngày nay phát triển với tốc độ chóng mặt đặc
biệt là lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng và việc sử dụng vật liệu nhẹ
trên thế giới đã được áp dụng ở các nước phát triển. Tuy nhiên, mọi quy
trình có thể áp dụng theo công nghệ của nước ngoài nhưng những yếu tố
khách quan như môi trường là một trở ngại lớn. Vì vậy các doanh nghiệp
sản xuất gạch nhẹ ở Việt Nam cần phải nhiệt đới hóa cho phù hợp với
khí hậu, thổ nhưỡng vùng Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói
riêng... điều này làm cho doanh nghiệp phải không ngừng đầu tư cho đào
tạo nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ và nhân viên mới có thể làm
chủ được công nghệ, khai thác tối đa các tính năng của thiết bị và biến nó
thành thế mạnh của doanh nghiệp khi phải tham gia cạnh tranh trên thị
trường. (T2)
- Khách hàng có xu hướng chọn những nhà thầu lớn, đã được khẳng định
tên tuổi: Do nền kinh tế của nước ta là nền kinh tế mới nổi, một phần nữa
là vì cơ chế bảo hộ, vì thế các doanh nghiệp nhà nước được rất nhiều ưu
đãi về vốn và chính sách. Vì vậy để đáp ứng được nhu cầu của khách
hàng nhằm cạnh tranh với các nhà thầu quốc doanh phải yêu cầu các nhà
thầu nhỏ như công ty cổ đầu tư và phát triển dầu khí Thăng Long phải có
một biện pháp linh hoạt về huy động vốn cũng như liên danh liên kết với
các đối tác khác. (T3)
65
- Khó tiếp cận được với vốn ưu đãi của nhà nước: Hiện nay lãi suất ngân
hàng tuy đã giảm so với năm ngoài nhưng do vẫn còn dư nợ xấu ở nhiều
ngân hàng, vì vậy một số ngân hàng đã thắt chặt việc giải ngân. Thậm
chí một số nơi, lãnh đạo cũng phải đi đòi nợ. Chính vì vậy tuy Ngân
hàng nhà nước đã có chỉ thị về việc giảm lãi suất cơ bản nhưng để tiếp
cận được với đồng vốn ưu đãi này là cả một khó khăn với DN. Những
gói vay ưu đãi của Chính phủ đa phần được sử dụng cho các doanh
nghiệp lớn của nhà nước vay. Đố
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 000000271984_1019_1951936.pdf