Luận văn Xây dựng chiến lược kinh doanh của công ty phát triển dịch vụ mới viettel đối với sản phẩm in tại thị trường Việt Nam đến năm 2020

LỜI CAM ĐOAN .i

LỜI CẢM ƠN . ii

MỤC LỤC . iii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT. vi

DANH MỤC BẢNG . vii

DANH MỤC HÌNH. viii

LỜI MỞ ĐẦU .1

CHƢƠNG 1: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CHIẾN LƢỢC KINH DOANH.6

1.1 Khái niệm, vai trò và phân loại chiến lược kinh doanh .6

1.1.1 Khái niệm.6

1.1.2 Vai trò của chiến lược kinh doanh.8

1.1.3 Phân loại chiến lược kinh doanh .9

1.2 Nội dung xây dựng chiến lược kinh doanh trong doanh nghiệp.15

1.2.1 Phân tích môi trường vĩ mô .16

1.2.2 Phân tích môi trường ngành.18

1.2.3 Phân tích nội bộ doanh nghiệp .22

1.2.4 Xác định tầm nhìn, sứ mệnh, mục tiêu của doanh nghiệp .25

1.2.5 Xây dựng các phương án và lựa chọn chiến lược kinh doanh.26

1.2.6 Tổ chức thực hiện chiến và kiểm tra, kiểm soát lược kinh doanh .29

1.3 Phương pháp xây dựng ma trận EFE, EFI cho xây dựng chiến lược .30

1.3.1 Xây dựng ma trận đánh giá các yếu tố môi trường nội bộ (EFI).30

1.3.2 Xây dựng ma trận đánh giá các yếu tố môi trường bên ngoài doanh nghiệp

(EEF) .32

CHƢƠNG 2: PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ HÌNH THÀNH CHIẾN LƢỢC

CHO CÔNG TY PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ MỚI VIETTEL ĐỐI VỚI SẢN

PHẨM IN.34

2.1 Giới thiệu khái quát về công ty phát triển dịch vụ mới Vietel.34

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển .34

pdf103 trang | Chia sẻ: lanphuong92 | Lượt xem: 564 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Xây dựng chiến lược kinh doanh của công ty phát triển dịch vụ mới viettel đối với sản phẩm in tại thị trường Việt Nam đến năm 2020, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng như các điều kiện bên trong của công ty. Luận Văn Thạc Sĩ Đặng Mạnh Hùng - 11AQKTD - CHE 34 CHƢƠNG 2: PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ HÌNH THÀNH CHIẾN LƢỢC CHO CÔNG TY PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ MỚI VIETTEL ĐỐI VỚI SẢN PHẨM IN 2.1 Giới thiệu khái quát về công ty phát triển dịch vụ mới Vietel 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển Công ty Phát triển dịch vụ mới Viettel (Viettel Venture) trực thuộc Tổng Công ty Viễn thông Quân đội Viettel được thành lập ngày 3/11/2009, trên cở sở cơ tổ chức lại Công ty Thu cước và Dịch vụ Viettel theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0103004661 do Sở kế hoạch đầu tư Hà Nội cấp ngày 3/11/2009. Địa chỉ:Tầng 8, Tòa nhà CIT, cụm tiểu thủ công nghiệp vừa và nhỏPhường Dịch Vọng Hậu – Cầu Giấy – Hà Nội Điện thoại: (84-4) 62692013 – 62692019 Fax: (84-4) 62692089. Email:printing@viettel.com.vn Website: Với vốn đầu tư 700 tỷ đồng, hiện công ty có văn phòng giao dịch tại Hà Nội, Đà Nẵng và Hồ Chí Minh. Viettel Venture có hệ thống nhà máy tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh + Nhà máy tại Hà Nội được xây dựng trên diện tích đất 12.000m2 tại Lô 2B2- 3-2 Khu công nghiệp Nam Thăng Long, Từ Liêm, Hà Nội. + Nhà máy in tại Hồ Chí Minh được xây dựng trên diện tích 17.000m2 tại khu công nghiệp Tân Phú Trung – Củ Chi – Hồ Chí Minh. Hai nhà máy này được đầu tư cơ sở hạ tầng quy mô hiện đại với hệ thống dây chuyền máy móc mới và đồng bộ nhập khẩu từ châu Âu, được đánh giá hiện đại bậc Luận Văn Thạc Sĩ Đặng Mạnh Hùng - 11AQKTD - CHE 35 nhất trong khu vực Đông Nam Á, nhập khẩu từ các hãng danh tiếng như: Heidelberg, Edale, Ricoh, IBM. đáp ứng hầu hết các nhu cầu in ấn trên thị trường hiện nay. Các dịch vụ mà Viettel Venture cung cấp bao gồm: + Dịch vụ thiết kế, chế bản. + Dịch vụ in ấn trên mọi chất liệu. + Dịch vụ gia công, đóng gói. Với hệ thống dây chuyền máy móc hiện đại, đội ngũ nhân lực làm chủ công nghệ cao, chúng tôi có khả năng cung cấp được khối lượng sản phẩm lớn cho khách hàng trong thời gian nhanh nhất, với chất lượng ưu việt nhất. Đặc biệt, với nền tảng tài chính vững mạnh, chúng tôi không ngừng đổi mới để luôn “đi tắt đón đầu, tiến thẳng vào công nghệ hiện đại”, cam kết đầu tư sâu về công nghệ cho những hợp tác bền vững, lâu dài. Tầm nhìn đến năm 2014, nhà máy in Viettel sẽ đứng trong top 3 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam về doanh thu trong lĩnh vực in ấn cao cấp. 2.1.2 Cơ cấu tổ chức Luận Văn Thạc Sĩ Đặng Mạnh Hùng - 11AQKTD - CHE 36 Hình 2. 1: Cơ cấu tổ chức công ty Phòng kinh doanh Hội đồng quản trị Giám đốc Phó giám đốc Phòng kỹ thuật sản xuất Phòng tổ chức hành chính Phòng vật tư Phòng kế toán Kỹ thuật sản xuất Phân xưởng in offset Tổ máy Đức 1,2,3,5 Tổ máy Flexo 1,2 Tổ phục vụ Tổ bảo vệ Phân xưởng thành phẩm Tổ máy bế 1,2,3,4 Tổ máy xén 1,2 Tổ phục vụ Tổ cơ điện Tổ tuyển chọn Tổ cáng láng Tổ máy dán 1,2 Luận Văn Thạc Sĩ Đặng Mạnh Hùng - 11AQKTD - CHE 37 * Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản lý công ty do Đại hội đồng Cổ đông bầu ra, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề quan trọng liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Hội đồng Quản trị có quyền và nghĩa vụ giám sát Giám đốc điều hành và những người quản lý khác trong công ty. Quyền và nghĩa vụ của Hội đồng Quản trị do Pháp luật và Điều lệ công ty, các Quy chế nội bộ của công ty và Nghị quyết Đại hội đồng Cổ đông quy định. * Ban giám đốc: - Giám đốc là người điều hành, quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của công ty, chịu trách nhiệm trước Hội đồng Quản trị về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao. - Các Phó Giám đốc giúp việc Giám đốc và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về các nội dung công việc được phân công, chủ động giải quyết những công việc đã được Giám đốc ủy quyền theo quy định của Pháp luật và Điều lệ công ty. - Các phòng nghiệp vụ cơ bản: + Phòng Tổ chức Hành chính: có chức năng tham mưu giúp Giám đốc chỉ đạo và tổ chức thực hiện các công tác: tổ chức bộ máy, cán bộ; tuyển dụng, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực; lao động tiền lương, thi đua, khen thưởng, kỷ luật; kiểm tra an toàn - bảo hộ lao động, thực hiện chế độ chính sách với người lao động; quản trị hành chính văn phòng công ty + Phòng Kế toán: có chức năng tham mưu giúp Giám đốc chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác phân tích, hoạch định và kiểm soát tài chính kế toán trên phạm vi toàn công ty; chấp hành thực hiện đầy đủ theo đúng các chế độ và quy định của nhà nước trong quản lý vốn và tài sản tại doanh nghiệp; tổ chức, quản lý, sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn và tài sản của công ty trong sản xuất kinh doanh; kế toán toàn bộ quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty bằng việc thu nhận, xử lý kịp thời, chính xác các nghiệp vụ kinh tế có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh; tổ chức công tác kế toán theo chuẩn mực kế toán Việt Nam do bộ Tài Luận Văn Thạc Sĩ Đặng Mạnh Hùng - 11AQKTD - CHE 38 chính ban hành; lập các báo cáo quyết toán tài chính quý, năm theo quy định của Nhà nước và của công ty; tổ chức công tác kiểm kê tài sản, nguồn vốn theo định kỳ; + Phòng Kinh doanh: có chức năng tham mưu giúp Giám đốc chỉ đạo và tổ chức thực hiện các công tác: xây dựng quy hoạch, kế hoạch dài hạn, trung hạn, hàng năm về đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật; quản lý đầu tư xây dựng cơ bản; quản lý khai thác hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật; quản lý kỹ thuật an toàn; kiểm tra, giám sát chất lượng sản phẩm và nguyên liệu, phôi hợp các phòng sản xuất để xử lý các khiếu nại của khách hàng, duy trì, cải tiến toàn bộ hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008, và quản lý môi trường theo ISO 14001: 2008 và từng giai đoạn phát triển. Phòng kinh doanh là đầu mối đàm phán, ký kết các hợp đồng kinh tế, nhận đặt in và tư vấn in, marketing tìm kiếm nguồn hàng, cung ứng vật tư thiết bị in và xuất nhập khẩu vật tư, quản lý kho hàng và đội xe. 2.1.3 Khái quát kết quả kinh doanh giai đoạn 2011 – 2013 Bảng 2. 1: Tình hình doanh thu, chi phí và lợi nhuận của công ty giai đoạn 2011 – 2013 (Đơn vị: triệu đồng) TT Tiêu chí 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%) 1 Doanh thu 376.585 451.902 551.320 75.317 20 99.418 22 2 Chi phí 325.864 388.636 477.135 62.772 19 88.499 22,8 3 Lợi nhuận 50.721 63.266 74.185 12.545 24,7 10.919 17,3 (Nguồn: Công ty phát triển dịch vụ mới Vietel) Luận Văn Thạc Sĩ Đặng Mạnh Hùng - 11AQKTD - CHE 39 Hình 2. 2: Biến động doanh thu, chi phí và lợi nhuận của công ty giai đoạn 2011 – 2013 (Nguồn: Công ty phát triển dịch vụ mới Vietel) Giai đoạn 2011 – 2013 vẫn được nhận định là giai đoạn khó khăn của nền kinh tế do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới vẫn chưa có dấu hiệu phục hồi. Nhưng kết quả kinh doanh của công ty phát triển dịch vụ mới Viettel vẫn duy trì được mức tăng trưởng khá cao, điều này được thể hiện qua một số chỉ tiêu về doanh thu, chi phí và giá trị lợi nhuận đơn vị thu được trong giai đoạn 2011 – 2013, cụ thể là: - Tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ công ty thu được trong giai đoạn 2011 – 2013 có xu hướng tăng lên theo các năm. Năm 2011 doanh thu đạt 376.585 triệu đồng, năm 2012 tăng lên 451.902 triệu đồng (tăng 20% so với năm 2011) và năm 2013 tiếp tục tăng lên mức 551.320 triệu đồng (tương đương với tỷ lệ 22% so với năm 2012). 0 100000 200000 300000 400000 500000 600000 2011 2012 2013 376585 451902 551320 325864 388636 477135 50721 63266 3 triệu đồng năm doanh thu chi phí lợi nhuận Luận Văn Thạc Sĩ Đặng Mạnh Hùng - 11AQKTD - CHE 40 - Song song với tình hình tăng trưởng doanh thu thì giá trị chi phí trong năm tài chính của công ty phát triển dịch vụ mới Viettel cũng có xu hướng tăng lên. Theo đó năm 2011 chi phí của đơn vị là 325.864 triệu đồng, năm 2012 tăng lên 388.636 triệu đồng (tăng 19% so với năm 2011) và năm 2013 tăng 22,8% so với năm 2012, tương đương với 88.499 triệu đồng. Năm 2013 tỷ lệ tăng trưởng chi phí có cao hơn so với tăng trưởng doanh thu (22,8% so với 20%), mặc dù chênh lệch không nhiều nhưng cũng phản ánh phần nào công tác quản trị chi phí của đơn vị trong năm này chưa thực sự đạt hiệu quả cao. Giá trị lợi nhuận sau thuế mà công ty thu được cũng có xu hướng tăng trưởng theo các năm trong giai đoạn. Theo đó, năm 2011 giá trị lợi nhuận sau thuế là 50.721 triệu đồng, năm 2012 tăng lên 63.266 triệu đồng (tăng 24,7% so với năm 2011) và năm 2013 tăng lên mức 74.185 triệu đồng (tăng 17,3% so với năm 2012). 2.2 Phân tích môi trƣờng vĩ mô 2.2.1 Yếu tố thể chế - pháp luật Nền chính trị nước ta do Đảng Cộng Sản Việt Nam lãnh đạo hiện nay được đánh giá rất cao về sự ổn định, đảm bảo cho sự hoạt động phát triển của các doanh nghiệp, tạo ra tâm lý an toàn cho các nhà đầu tư khi tham gia vào thị trường Việt Nam. Việc Việt Nam gia nhập WTO, là thành viên của Hội đồng bảo an liên hợp quốc, vấn đề toàn cầu hóa, xu hướng đối ngoại ngày càng mở rộng, hội nhập vào kinh tế thế giới là cơ hội cho nhiều doanh nghiệp nói chung và công ty phát triển dịch vụ mới Viettel tham gia vào thị trường toàn cầu. Các quy định về thủ tục hành chính ngày càng hoàn hiện, giấy phép hoạt động kinh doanh ngày càng được rút ngắn. Chính phủ rất quan tâm về hiệu năng hành chính công, tháo gỡ các rào cản trong hoạt động kinh doanh. Đây là một thuận lợi cho công ty giảm bớt rào cản ra nhập ngành. Hơn thế nữa, luật pháp Việt Nam hiện nay có chiều hướng được cải thiện, luật kinh doanh ngày càng được hoàn thiện. Luật doanh nghiệp sau nhiều lần sửa đổi đã có những tiến bộ rõ rệt tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho hoạt động của các doanh nghiệp. Luật thương mại, chống bán phá giá, chống độc quyền, bảo hộ sở hữu trí tuệ đã bước đầu phát huy hiệu quả trên thị trường. Luận Văn Thạc Sĩ Đặng Mạnh Hùng - 11AQKTD - CHE 41 Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi nêu trên thì vấn đề hệ thống pháp luật kinh doanh của Việt Nam đang trong quá trình hoàn thiện, luôn có nhiều thay đổi về chính sách, thiếu sự ổn định cần thiết cho doanh nghiệp. 2.2.2 Yếu tố kinh tế * Tăng trưởng GDP giai đoạn 2011 – 2013 Hình 2. 3: Tình hình tăng trƣởng GDP của Việt Nam giai đoạn 2011 – 2013 (Nguồn: Tổng cục thống kê) Tình hình kinh tế của Việt Nam giai đoạn 2011 – 2013 có nhiều biến động, điều này được thể hiện qua giá trị GDP hàng năm. Theo đó năm 2011 GDP của Việt Nam đạt 5,89%. Năm 2012 giá trị này giảm xuống còn 5,03% (giảm 14,6% so với năm 2011). Nhưng sang năm 2013 giá trị GDP nước ta bắt đầu có xu hướng tăng trưởng tốt, đạt 5,4% (tăng 7,4% so với năm 2012). Với tình hình chuyển biến theo chiều hướng tích cực của nền kinh tế tạo điều kiện và môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp nói chung, tất nhiên không loại trừ công ty phát triển dịch vụ mới Viettel. * Lạm phát 2011 – 2013 5.89 5.03 5.4 4.6 4.8 5 5.2 5.4 5.6 5.8 6 2011 2012 2013 % năm GDP Luận Văn Thạc Sĩ Đặng Mạnh Hùng - 11AQKTD - CHE 42 Hình 2. 4: Tình hình lạm phát của Việt Nam giai đoạn 2011 - 2013 (Nguồn: Tổng cục thống kê) Việt Nam là nước có tỷ lệ lạm phát cao. Năm 2011, lạm phát là 18,13%, cao gấp 1.5 lần ở Ấn Độ, gấp 3 lần Trung Quốc và 8 lần Thái Lan. Hiện nay, Chính phủ đang thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ, giảm tăng trưởng tín dụng nhằm kiểm soát và ngăn chặn lạm phát để đảm bảo các mục tiêu đã đề ra như: tổng phương tiện thanh toán tăng khoảng 20%, dự nợ tín dụng tăng khoảng 25%. Tỷ giá VNĐ được điều hành linh hoạt hơn theo nguyên tắc thị trường; điều hành lãi suất theo cơ chế và theo hướng giảm dần; tăng cường giám sát đảm bảo an toàn các hoạt động tín dụng, Với những cơ chế kiểm soát này phần nào có hiệu quả trong giai đoạn 2011 – 2013, thể hiện qua sự giảm dần tỷ lệ lạm phát. Năm 2011 tỷ lệ lạm phát của Việt Nam là 18,13%, năm 2012 giảm xuống còn 6,81% (giảm 62,5% so với năm 2011) và năm 2013 tiếp tục giảm xuống còn 6,2% (giảm 9% so với năm 2012). Đây tiếp tục là một dấu hiệu đáng mừng, góp phần tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp, trong đó có các doanh nghiệp trong ngành in ấn. * Kim ngạch nhập khẩu lĩnh vực in ấn bao bì 18.13 6.81 6.2 0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 2011 2012 2013 % năm % Luận Văn Thạc Sĩ Đặng Mạnh Hùng - 11AQKTD - CHE 43 Hình 2.5: Kim ngạch nhập khẩu bao bì các loại của Việt Nam giai đoạn 2011 – 2013 (Nguồn: Hiệp hội bao bì Việt Nam) Cùng với tốc độ phát triển của nền kinh tế, cũng như sự tăng trưởng về nhu cầu tiêu dùng, đặc biệt trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp trong ngành, nhu cầu bao bì và in ấn toàn cầu có xu hướng tăng cao trong những năm gần đây. Tại Việt Nam nhu cầu này cũng không ngừng tăng lên, điều này thể hiện qua sự gia tăng kim ngạch nhập khẩu bao bì các loại của Việt Nam trong giai đoạn 2011 – 2013. Năm 2011 kim ngạch nhập khẩu này của nước ta đạt 804,98 triệu USD, năm 2012 tăng lên 1.247,26 triệu USD (tăng 55,1% so với năm 2011) và đến năm 2013 tiếp tục tăng lên 1.578,45 triệu USD (tăng 26,5% so với năm 2012). Với số liệu này không chỉ thể hiện sự gia tăng nhu cầu sử dụng bao bì các loại tại Việt Nam mà còn phản ánh phần nào năng lực của các doanh nghiệp sản xuất trong nước, chưa đủ khả năng đáp ứng nhu cầu này của các doanh nghiệp. * Năng lực sản xuất của các doanh nghiệp sản xuất bao bì trong nước 804.98 1247.26 1578.45 0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1600 1800 2011 2012 2013 Triệu USD năm kim ngạch nhập khẩu Luận Văn Thạc Sĩ Đặng Mạnh Hùng - 11AQKTD - CHE 44 Trong những năm gần đây, với sự đầu tư đổi mới và hiện đại hóa công nghệ sản xuất nhằm không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh, các doanh nghiệp trong lĩnh vực bao bì ngày càng nâng cao được sản lượng sản xuất cũng như chất lượng sản phẩm. Hình 2.6: Năng lực sản xuất trong mối tƣơng quan với nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm bao bì tại Việt Nam giai đoạn 2011 - 2013 (Nguồn: Hiệp hội bao bì Việt Nam) Trong những năm gần đây, mặc dù năng lực sản xuất của các doanh nghiệp trong lĩnh vực bao bì, in ấn đã tăng trưởng đáng kể, năm 2011 năng lực sản xuất đạt 32.387 nghìn tấn, năm 2012 tăng lên 38.972 nghìn tấn (tăng 23,1% so với năm 2011), đến năm 2013 tiếp tục tăng lên 48.061 nghìn tấn (tăng 23,3% so với năm 2012). Tuy nhiên năng lực sản xuất này vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu trong nước. Năm 2011 sản xuất chỉ đáp ứng được 75,3% nhu cầu của các doanh nghiệp, tổ chức trong nước, năm 2012 và 2013 tỷ lệ này lần lượt là 79,4% và 78,3%. 0 10,000 20,000 30,000 40,000 50,000 60,000 70,000 2011 2012 2013 32,387 39,872 48,061 42,985 50,167 61,236 nghìn tấn năm năng lực sản xuất nhu cầu tiêu thụ Luận Văn Thạc Sĩ Đặng Mạnh Hùng - 11AQKTD - CHE 45 Bên cạnh đó, ngành bao bì carton trong những năm trở lại đây được đánh giá là đang ở trong giai đoạn tăng trưởng, sản lượng tăng nhanh và đạt mức trung bình 15- 20%/năm, cao hơn mức tăng trưởng bình quân của toàn ngành công nghiệp. Bao bì carton ngày càng được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành do đặc tính tiện dụng, không gây hại sức khỏe, dễ in ấn và tạo kiểu dáng, và đặc biệt là dễ xử lý và tái sinh. Trong những năm trở lại đây, cơ cấu chất lượng của ngành bao bì carton có xu hướng dịch chuyển theo hướng tăng tỷ trọng của các sản phẩm có chất lượng khá và cao; theo số liệu của tổng cục thống kê thì cụ thể như sau: Bảng 2.2: Sự chuyển dịch phân khúc chất lƣợng sản phẩm ngành bao bì Phân khúc chất lƣợng Cơ cấu chuyển dịch Nhận xét Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Cao 11,5% 14,0% 20,0% 30,0% Tăng nhanh Khá 19,0% 21,0% 29,0% 35,0% Tăng nhanh Trung bình 38,5% 38,0% 36,0% 30,0% Giảm chậm Kém 31,0% 27,0% 15,0% 5,0% Suy giảm nhanh Tổng cộng 100% 100% 100% 100% (Nguồn: Tổng cục thống kê) Sự chuyển dịch cơ cấu này đòi hỏi các doanh nghiệp phải đổi mới trang thiết bị công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm nếu doanh nghiệp muốn nhắm đến những phân khúc thị trường có chất lượng khá và cao tiềm năng trong tương lai. Mặt khác, doanh nghiệp sẽ gặp phải sự cạnh tranh rất gay gắt ở các phân khúc thị trường này khi có sự tham gia của nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, có công nghệ tiên tiến. * Lãi suất Lãi suất là một trong những công cụ trực tiếp để điều hành chính sách tiền tệ của ngân hàng nhà nước. Còn đa số các doanh nghiệp nói chung trong quá trình hoạt động kinh doanh đều phụ thuộc một phần vào vốn vay từ tổ chức tín dụng. Vì Luận Văn Thạc Sĩ Đặng Mạnh Hùng - 11AQKTD - CHE 46 vậy, lãi suất đã ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, trong đó có Viettel Venture. Từ giữa năm 2011 đến nay, ngân hàng nhà nước đã và đang điều hành chủ động, linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ, đặc biệt là công cụ lãi suất nhằm giảm mặt bằng lãi suất thị trường phù hợp với mức giảm của lạm phát, qua đó tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Bên cạnh việc điều hành linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ để hỗ trợ thanh khoản cho các tổ chức tín dụng nhằm từng bước giảm lãi suất thị trường, ngân hàng nhà nước còn quy định trần lãi suất nhằm ổn định và định hướng lãi suất thị trường theo mục tiêu của ngân hàng nhà nước. Vào nửa cuối năm 2011, trước tình hình lạm phát tăng cao, áp lực thanh khoản của các tổ chức tín dụng lớn, tuy nhiên ngân hàng nhà nước vẫn giữa nguyên mức trần lãi suất huy động 14%/năm và tập trung thanh tra, giám sát và xử lý nghiêm các vi phạm lãi suất, từ đó giảm áp lực tăng lãi suất huy động. Bước sang năm 2012, để định hướng thị trường, ngay từ đầu năm, ngân hàng nhà nước đã đưa ra lộ trình giảm lãi suất trung bình mỗi quý 1%/năm. Theo đó, chỉ trong năm 2012, sau 5 lần điều chỉnh, trần lãi suất huy động tối đa bằng VND dã giảm tổng cộng 6%/năm. Trong 9 tháng đầu năm 2013, trên cơ sở đánh giá diễn biến của lạm phát, sự ổn định của thị trường ngoại hối và tỷ giá, ngân hàng nhà nước nhận thấy dư địa giảm trần lãi suất huy động bằng VND không còn nhiều, vì vậy mức trần lãi suất huy động các kỳ hạn chỉ giảm khoảng 1%/năm (trần lãi suất kỳ hạn dưới 12 tháng giảm từ mức 8%/năm cuối 2012 xuống 7,5%/năm vào cuối tháng 3/2013, từ cuối tháng 6/2013 chỉ quy định trần lãi suất kỳ hạn dưới 6 tháng tối đa là 7%/năm). Việc lãi suất giảm lãi suất huy động tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng giảm mạnh lãi suất cho vay để chia sẻ khó khăn đối với các doanh nghiệp. Việc áp dụng một chính sách tiền tệ hợp lý trên cơ sở giảm dần lãi suất cho vay là một thuận lợi cho các doanh nghiệp nói chung và công ty phát triển dịch vụ mới Viettel nói riêng. Tuy nhiên, vấn đề tiếp cận được với nguồn vốn vay lãi suất thấp này lại là một thách thức không nhỏ cho các doanh nghiệp. Luận Văn Thạc Sĩ Đặng Mạnh Hùng - 11AQKTD - CHE 47 2.2.3 Yếu tố văn hóa – xã hội - Dân số trung bình cả nước năm 2012 ước tính 88,78 triệu người, tăng 1,06% so với năm 2011, bao gồm: Dân số nam 43,92 triệu người, tăng 1,09%; dân số nữ 44,86 triệu người, tăng 1,04%. Trong tổng dân số cả nước năm nay, dân số khu vực thành thị là 28,81 triệu người, tăng 3,3% so với năm trước; dân số khu vực nông thôn là 59,97 triệu người, tăng 0,02%. Năm 2013, dân số Việt Nam đạt ngưỡng 90 triệu người, đứng thứ 13 trên thế giới và đứng thứ 3 trong khu vực ASEAN. Với đặc điểm này khiến cho nhu cầu về tiêu thụ các sản phẩm, dịch vụ luôn ở mức cao, tạo ra một thị trường rộng lớn, là cơ hội cho các doanh nghiệp mở rộng hoạt động và tiếp tục chiếm lĩnh thị trường giàu tiềm năng này. - Mức thu nhập trung bình của người dân Hình 2. 7: Tình hình thu nhập bình quân đầu ngƣời của Việt Nam giai đoạn 2011 – 2013 (Nguồn: Tổng cục thống kê) Thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam có xu hướng tăng lên theo các năm. Theo đó năm 2011 giá trị này đạt 1.168 USD/người/năm. Năm 2012 tăng lên 1.300 USD/người/năm (tăng 11,3% so với năm 2011); đến năm 2013 thu nhập bình 1168 1300 1900 0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1600 1800 2000 2011 2012 2013 USD/người/năm năm thu nhập bình quân đầu người Luận Văn Thạc Sĩ Đặng Mạnh Hùng - 11AQKTD - CHE 48 quân đầu người tiếp tục tăng lên mức 1.900 USD/người/năm (tăng 46,2% so với năm 2012). Với tình hình gia tăng này chứng tỏ mức sống cũng như tiêu dùng, mua sắm của người dân cũng có xu hướng tăng lên, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp. 2.2.4 Yếu tố công nghệ Trước đây trong ngành in ấn chúng ta đã nghe khá nhiều về hai công nghệ là CTF (Computer to Press) và CTP (Computer to Plate) thì hiện nay đã xuất hiện hệ thống chế bản hiện đại hơn là công nghệ CTPress (Computer To Press) từ máy tính trực tiếp ghi bản trên máy in và công nghệ Computer to Print máy tính điều khiển máy in tạo ra sản phẩm in mà không cần chế ra bản in. Tại Việt Nam, trong năm qua tuy gặp nhiều khó khăn nhưng nhiều cơ sở in vẫn tiếp tục đầu tư đổi mới công nghệ và bổ sung các thiết bị hiện đại, với lượng vốn hàng trăm tỷ đồng để đón đầu xu thế phát triển mới, kể cả trong khối các doanh nghiệp Nhà nước, các doanh nghiệp tư nhân và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Một số cơ sở in đã bắt đầu chú trọng đến xu hướng kỹ thuật số in thay cho công nghệ in offset. Một số cơ sở tăng cường đầu tư khâu sau in. Xu thế đầu tư có định hướng chuyên sâu và tìm cơ hội hợp tác trong ngành đang dần được chú trọng tuy chưa mạnh mẽ như lẽ ra phải thế nhưng vẫn là những tín hiệu đáng mừng cho việc tìm ra lối thoát cho sự phát triển từ lâu nay vẫn mang tính tự phát, trùng lặp và thiếu tính hợp tác phát triển của ngành in Việt Nam. Tuy nhiên bên cạnh ưu điểm nêu trên thì công nghệ ngành in ấn vẫn còn khá nhiều hạn chế. Việc áp dụng kỹ thuật số vào lĩnh vực chế bản đã khá phổ biến nhưng nhìn chung còn ở mức độ thấp so với thế giới. Chúng ta chỉ mới đầu tư một số hệ thống CTP cho những công ty in/nhà in lớn có tiềm lực tài chính, còn đa số các công ty in/nhà in ở nước ta hiện nay vẫn sử dụng công nghệ CTF có sử dụng giấy scan và dàn trang thủ công, công nghệ dàn trang điện tử và ra phim tấm vẫn chưa được áp dụng nhiều. Công nghệ thay đổi, khoa học phát triển đó là điều kiện quan trọng để phát triển sản xuất, tuy nhiên đối với nền công nghiệp của Việt Nam chúng ta, và ở đây Luận Văn Thạc Sĩ Đặng Mạnh Hùng - 11AQKTD - CHE 49 là công nghiệp in ấn bao bì chỉ thực sự lớn mạnh, đồng thời có khả năng cạnh tranh cao khi có sự liên kết chặt chẽ của các nhà sản xuất trong ngành, có định hướng đúng đắn của các nhà quản lý chiến lược. Đó thật sự là trách nhiệm và thách thức đối với mọi chúng ta. 2.2.5 Yếu tố hội nhập Sự hội nhập và giao lưu về kinh tế - văn hoá của các nước trong khu vực và trên thế giới tạo cơ hội cho sự trao đổi toàn diện về hoạt động in ấn - phát hành, đồng thời việc thực thi các cam kết của WTO trong đó có các cam kết liên quan đến in ấn vừa tạo cơ hội thuận lợi cho hoạt động in ấn - phát hành mở rộng thị trường, trao đổi công nghệ và chuyên gia, hợp tác đầu tư, vừa là thách thức lớn trong cạnh tranh của các công ty trong lĩnh vực này. Ngoài ra, yếu tố hội nhập còn làm gia tăng sự phát triển của hoạt động xuất khẩu và sản xuất, đồng thời tạo ra nhiều cơ hội cho sự phát triển của ngành công nghiệp in ấn của Việt Nam. Nhiều nhà đầu tư nước ngoài đã nhận ra tiềm năng và cơ hội trong lĩnh vực này tại nước ta. Điều này cũng là cơ hội tốt cho các công ty hoạt động trong lĩnh vực in ấn có thể tăng cường hợp tác để mở rộng phạm vi và quy mô kinh doanh. 2.3 Phân tích môi trƣờng ngành 2.3.1 Các đối thủ cạnh tranh Hiện nay trên thị trường có rất nhiều công ty, xí nghiệp, các cơ sở nhỏ lẻ hoạt động cùng ngành nghề, lĩnh vực nên mức độ cạnh tranh cao. Hơn nữa, với việc Việt Nam tham gia WTO, thị trường ngành in sẽ được mở cửa cho các công ty nước ngoài có trình độ kỹ thuật và máy móc hiện đại, tăng sức ép cạnh tranh với các công ty trong nước. Tuy nhiên, với thương hiệu và uy tín được xây dựng qua nhiều năm hoạt động và hệ thống máy móc hiện đại mới được đầu tư, công ty đã trang bị cho mình những điều kiện cần thiết để hoạt động trong môi trường cạnh tranh cao. Một số đối thủ cạnh tranh trực tiếp với Công ty phát triển dịch vụ mới Viettel bao gồm: Luận Văn Thạc Sĩ Đặng Mạnh Hùng - 11AQKTD - CHE 50 * Đối thủ canh tranh trực tiếp đầu tư của tư nhânvà nhà nước trong nước - Công ty bao bì Việt Hưng: địa chỉ tại km17 - QL5, thị trấn Như Quỳnh, Huyện Văn Lâm, Hưng Yên. Được thành lập tháng 4/2006, Việt Hưng đã thu được khá nhiều thành công và có nhiều lợi thế để phát triển: Nhà máy sản xuất bao bì carton Việt Hưng được xây dựng trên diện tích 6 hecta, đặt tại khu vực giao thông thuậ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf000000273553_853_1951530.pdf
Tài liệu liên quan