DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT .
DANH MỤC BẢNG.
DANH MỤC HÌNH VẼ .
MỞ ĐẦU .1
CHưƠNG 1 : TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ
LUẬN VỀ XÂY DỰNG CHIẾN LưỢC PHÁT TRIỂN .5
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về xây dựng chiến lược phát triển của
doanh nghiệp.5
1.1.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài .5
1.1.2. Tình hình nghiên cứu ở trong nước.7
1.1.3. Khoảng trống nghiên cứu.8
1.2. Cơ sở lý luận về xây dựng chiến lược phát triển của doanh nghiệp .
1.2.1. Bản chất của chiến lược .
1.2.2. Vai trò của chiến lược phát triển.
1.2.3. Phân loại chiến lược phát triển.
1.2.4. Quy trình xây dựng chiến lược phát triển của doanh nghiệp.
CHưƠNG 2: THIẾT KẾ VÀ PHưƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Quy trình nghiên cứu.
2.1.1. Xác định vấn đề nghiên cứu.
2.1.2. Thu thập dữ liệu .
2.1.3. Phân tích và tổng hợp kết quả nghiên cứu .
2.2. Phương pháp nghiên cứu.
2.3. Địa điểm nghiên cứu và nguồn dữ liệu.
18 trang |
Chia sẻ: lanphuong92 | Lượt xem: 533 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Luận văn Xây dựng chiến lược phát triển chotổng công ty đầu tư phát triển nhà và đô thị bộ quốc phòng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
----------------
NGUYỄN NGỌC DŨNG
XÂY DỰNG CHIẾN LƢỢC PHÁT TRIỂN
CHOTỔNG CÔNG TY ĐẦU TƢ PHÁT TRIỂN NHÀ
VÀ ĐÔ THỊ BỘ QUỐC PHÒNG
Chuyên ngành: Quản trị công nghệ và Phát triển doanh nghiệp
Mã số: Chuyên ngành thí điểm
LUẬN VĂN THẠC SĨ
QUẢN TRỊ CÔNG NGHỆ VÀ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. HOÀNG VĂN HẢI
XÁC NHẬN CỦA
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ
CHẤM LUẬN VĂN
Hà Nội – 2016
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Ngoài các số
liệu thứ cấp đã được trích dẫn và ghi nguồn đầy đủ, các số liệu sơ cấp và kết quả
nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong các công
trình khác.
Tác giả luận văn
Nguyễn Ngọc Dũng
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luâṇ văn này , tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các
thầy cô trong Vi ện Quản trị kinh doanh của Trường Đaị hoc̣ Kinh T ế - Đại học
Quốc gia Hà Nội đã giảng dạy, truyền đạt kiến thức và tạo điều kiện giúp đỡ để tôi
hoàn thành luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn PGS.TS Hoàng Văn Hải đã trực tiếp hướng dẫn, tận
tình chỉ bảo, giúp đỡ tôi trong việc định hướng và hoàn thiện luận văn. Thầy đã
đem đến cho tôi những kiến thức và giúp tôi có khả năng tổng hợp những tri thức
khoa học, những kiến thức thực tiễn quản lý và phương pháp làm việc khoa học
trong công tác và nghiên cứu.
Tôi xin cảm ơn các thầy, cô giáo, các đồng nghiệp và các bạn học viên lớp
Cao học Khóa 3 chương trình Thạc sĩ Quản trị công nghệ và Phát triển doanh
nghiệp đã giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến những người thân trong gia đình
đã luôn ủng hộ tôi và chia sẻ với tôi mọi thách thức trong học tập và cuộc sống.
Xin trân trọng cảm ơn./.
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT ................ Error! Bookmark not defined.
DANH MỤC BẢNG .................................................... Error! Bookmark not defined.
DANH MỤC HÌNH VẼ .............................................. Error! Bookmark not defined.
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ
LUẬN VỀ XÂY DỰNG CHIẾN LƢỢC PHÁT TRIỂN ....................................... 5
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về xây dựng chiến lƣợc phát triển của
doanh nghiệp ............................................................................................................. 5
1.1.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài ................................................................. 5
1.1.2. Tình hình nghiên cứu ở trong nước .................................................................. 7
1.1.3. Khoảng trống nghiên cứu ................................................................................. 8
1.2. Cơ sở lý luận về xây dựng chiến lƣợc phát triển của doanh nghiệp .... Error!
Bookmark not defined.
1.2.1. Bản chất của chiến lược ................................. Error! Bookmark not defined.
1.2.2. Vai trò của chiến lược phát triển .................... Error! Bookmark not defined.
1.2.3. Phân loại chiến lược phát triển ....................... Error! Bookmark not defined.
1.2.4. Quy trình xây dựng chiến lược phát triển của doanh nghiệp ................. Error!
Bookmark not defined.
CHƢƠNG 2: THIẾT KẾ VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨUError! Bookmark not defined.
2.1. Quy trình nghiên cứu .......................................... Error! Bookmark not defined.
2.1.1. Xác định vấn đề nghiên cứu ........................... Error! Bookmark not defined.
2.1.2. Thu thập dữ liệu ............................................. Error! Bookmark not defined.
2.1.3. Phân tích và tổng hợp kết quả nghiên cứu ..... Error! Bookmark not defined.
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu .................................... Error! Bookmark not defined.
2.3. Địa điểm nghiên cứu và nguồn dữ liệu .............. Error! Bookmark not defined.
CHƢƠNG 3: PHÂN TÍCH CÁC CĂN CỨ HÌNH THÀNH CHIẾN LƢỢC
PHÁT TRIỂN CỦA TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƢ PHÁT TRIỂN NHÀ VÀ ĐÔ
THỊ BỘ QUỐC PHÒNG ............................................ Error! Bookmark not defined.
3.1. Giới thiệu về Tổng công ty Đầu tƣ phát triển Nhà và Đô thị Bộ Quốc
phòng ........................................................................... Error! Bookmark not defined.
3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Tổng công ty Đầu tư phát triển Nhà và Đô
thị Bộ Quốc phòng ................................................... Error! Bookmark not defined.
3.1.2. Ngành nghề kinh doanh ................................. Error! Bookmark not defined.
3.1.3. Cơ cấu tổ chức và nhân sự ............................. Error! Bookmark not defined.
3.2. Phân tích môi trƣờng bên ngoài ........................ Error! Bookmark not defined.
3.2.1. Phân tích các yếu tố môi trường vĩ mô .......... Error! Bookmark not defined.
3.2.2. Phân tích các yếu tố môi trường ngành .......... Error! Bookmark not defined.
3.2.3. Tổng hợp các yếu tố môi trường bên ngoài trong ma trận EFE ............ Error!
Bookmark not defined.
3.3. Phân tích môi trƣờng bên trong ........................ Error! Bookmark not defined.
3.3.1. Xác định chuỗi giá trị của MHDI ................... Error! Bookmark not defined.
3.3.2. Phân tích kết quả các hoạt động sơ cấp .......... Error! Bookmark not defined.
3.3.3. Phân tích kết quả các hoạt động thứ cấp ........ Error! Bookmark not defined.
3.3.4. Nhận diện các năng lực cốt lõi của MHDI ..... Error! Bookmark not defined.
3.3.5. Tổng hợp các yếu tố môi trường nội bộ trong ma trận IFEError! Bookmark
not defined.
3.4. Tổng hợp phân tích SWOT ................................ Error! Bookmark not defined.
CHƢƠNG 4: ĐỀ XUẤT VÀ LỰA CHỌN CHIẾN LƢỢC PHÁT TRIỂN CHO
TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƢ PHÁT TRIỂN NHÀ VÀ ĐÔ THỊ BỘ QUỐC
PHÒNG ĐẾN NĂM 2025 ........................................... Error! Bookmark not defined.
4.1. Xu hƣớng phát triển thị trƣờng bất động sản trong giai đoạn tới ....... Error!
Bookmark not defined.
4.2. Đề xuất chiến lƣợc phát triển cho Tổng công ty Đầu tƣ phát triển Nhà và
Đô thị Bộ Quốc phòng ................................................ Error! Bookmark not defined.
4.2.1. Xác định sứ mệnh và tầm nhìn ....................... Error! Bookmark not defined.
4.2.2. Xác định các giá trị cốt lõi ............................. Error! Bookmark not defined.
4.2.3. Xác định các mục tiêu chiến lược giai đoạn 2016-2025Error! Bookmark
not defined.
4.2.4. Đề xuất và lựa chọn phương án chiến lược phát triểnError! Bookmark not
defined.
4.3. Các giải pháp thực thi chiến lƣợc phát triển Tổng công ty Đầu tƣ và phát
triển nhà và đô thị Bộ Quốc phòng ........................... Error! Bookmark not defined.
4.3.1. Tái cấu trúc tổ chức ........................................ Error! Bookmark not defined.
4.3.2. Phân bổ lại nguồn lực chiến lược ................... Error! Bookmark not defined.
4.3.3. Thiết lập quy trình hỗ trợ thực thi chiến lược Error! Bookmark not defined.
4.3.4. Xây dựng văn hóa doanh nghiệp hội nhập ..... Error! Bookmark not defined.
4.3.5. Nâng cao vai trò lãnh đạo chiến lược ............. Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN .................................................................. Error! Bookmark not defined.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................. 9
PHỤ LỤC ..................................................................... Error! Bookmark not defined.
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong nền kinh tế hiện đại, các doanh nghiệp muốn giành thắng lợi trên
thương trường cần có chiến lược phát triển phù hợp, tạo ra cho mình một hướng đi
độc đáo và vững chắc. Đây là vấn đề vô cùng quan trọng đối với các doanh nghiệp
Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp bất động sản nói riêng. Ngành bất động
sản Việt Nam những năm vừa qua là giai đoạn khó khăn với sự trì trệ của thị
trường do ảnh hưởng của đà suy thoái kinh tế toàn cầu. Các doanh nghiệp trong
ngành đều phải lao vào cuộc cạnh tranh gay gắt để giữ vững thị phần và tìm con
đường phát triển cho mình.
Tổng công ty Đầu tư phát triển Nhà và Đô thị Bộ Quốc phòng (MHDI) được
thành lập theo quyết định số 3034/QĐ-BQP ngày 23/8/2011, tiền thân là Ban Kiến
thiết công trình 75325 thuộc Học viện Kỹ thuật quân sự, là một doanh nghiệp nhà
nước trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh đặt dưới sự quản lý, điều hành trực tiếp
của Thủ trưởng BQP nhằm thực hiện các nhiệm vụ do Bộ Quốc phòng giao, các
hoạt động sản xuất kinh doanh chính là kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất
thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê. Trải qua 27 năm xây dựng và phát
triển, được sự quan tâm, giúp đỡ của lãnh đạo Bộ Quốc phòng, Học viện Kỹ thuật
Quân sự, Tổng cục Chính trị, Tổng cục Hậu cần, Thành phố Hà Nội, các tỉnh thành
trên cả nước, phát huy truyền thống và tinh thần trách nhiệm cao của toàn thể cán
bộ, nhân viên, người lao động qua các thời kỳ, Tổng công ty đã có những bước
phát triển mạnh mẽ cả về quy mô hoạt động, chất lượng dịch vụ, là doanh nghiệp
giữ vững vị trí hàng đầu trong thực hiện chính sách nhà ở cho cán bộ Quân đội
nhiều năm qua. Song, trước những biến động không ngừng của thị trường bất động
sản, MHDI sẽ phải đối mặt với không ít thách thức trong giai đoạn phát triển tới và
đòi hỏi cần xây dựng cho mình một chiến lược phát triển đúng đắn.
Là một thành viên của MHDI, tác giả nhận thấy việc nghiên cứu nhằm xây
dựng chiến lược phát triển cho MHDI là một nhiệm vụ trọng tâm và cần thực hiện
2
ngay. Do đó, tác giả đã lựa chọn đề tài “Xây dựng chiến lược phát triển cho Tổng
công ty Đầu tư phát triển Nhà và Đô thị Bộ Quốc phòng” làm đề tài luận văn thạc sĩ.
Đề tài này phù hợp với chuyên ngành đào tạo Thạc sĩ Quản trị công nghệ và
Phát triển doanh nghiệp vì đây là chương trình mới có tính liên ngành, được thiết
kế và giảng dạy tại Việt Nam do Đại học Quốc gia Hà Nội cấp bằng theo nguyên
tắc đảm bảo chất lượng và chuẩn đầu ra. Mục tiêu của chương trình là đào tạo ra
các nhà quản trị công nghệ, giám đốc điều hành về công nghệ cho các cơ quan quản
lý nhà nước và doanh nghiệp. Chương trình đã tích hợp được các tri thức liên
ngành từ quản lý kinh tế, quản trị kinh doanh tới quản trị công nghệ và phát triển
doanh nghiệp theo một trục tri thức thống nhất tập trung vào vấn đề phát triển công
nghệ và doanh nghiệp, nhằm tạo điều kiện cho người học có cơ hội được học tập,
khám phá tri thức mới, song cũng khuyến khích khả năng tự học và rèn luyện các
kỹ năng tổng hợp lý luận và vận dụng lý luận một cách sáng tạo vào thực tiễn công
tác đa dạng và luôn biến động.
Để giải quyết vấn đề nghiên cứu, tác giả đặt ra 3 câu hỏi nghiên cứu trong
khuôn khổ đề tài này như sau:
Thứ nhất, bối cảnh chiến lược của MHDI trong 5 năm vừa qua như thế nào?
Doanh nghiệp gặp những thuận lợi hay thách thức gì? Doanh nghiệp có điểm mạnh
hay điểm yếu nào?
Thứ hai, MHDI nên theo đuổi chiến lược phát triển nào trong giai đoạn 2016
– 2025.
Thứ ba, để thực hiện chiến lược phát triển trong giai đoạn mới, MHDI cần
chuẩn bị những điều kiện gì cho sự thành công của các giải pháp chiến lược?
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu: Lựa chọn được chiến lược phát triển phù hợp cho
Tổng công ty Đầu tư phát triển Nhà và đô thị Bộ quốc phòng
- Nhiệm vụ nghiên cứu:
3
+ Tổng hợp cơ sở lý luận về hoạch định chiến lược phát triển
+ Đánh giá môi trường bên trong và bên ngoài của Tổng công ty Đầu tư phát
triển nhà và đô thị Bộ Quốc phòng, tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và
thách thức đối với Tổng công ty trong giai đoạn hiện nay
+ Đề xuất giải pháp chiến lược phát triển cho Tổng công ty Đầu tư phát triển
Nhà và Đô thị Bộ Quốc phòng giai đoạn 2016 – 2025.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu:
+ Chiến lược phát triển của doanh nghiệp. Tập trung vào các chiến lược tổng
thể ở cấp độ toàn doanh nghiệp.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Phạm vi về không gian: phân tích môi trường chiến lược của Tổng công ty
Đầu tư và phát triển Nhà và Đô thị Bộ Quốc phòng trong phạm vi hoạt động trên
toàn quốc
+ Phạm vi về thời gian: chỉ tập trung vào các yếu tố môi trường chiến lược
và các hoạt động của Tổng công ty trong giai đoạn 2011 – 2015
+ Phạm vi về nội dung: tập trung vào công tác xây dựng chiến lược phát
triển cho Tổng công ty Đầu tư phát triển Nhà và Đô thị Bộ Quốc phòng, đánh giá
môi trường bên trong và bên ngoài của Tổng công ty để từ đó đề xuất giải pháp
chiến lược phát triển trong giai đoạn 2016 – 2025 của Tổng công ty.
4. Những đóng góp của luận văn
+ Đóng góp về lý luận: tổng hợp các vấn đề lý luận về hoạch định chiến
lược phát triển
+ Đóng góp về thực tiễn: đánh giá được các yếu tố môi trường chiến lược
của Tổng công ty Đầu tư phát triển Nhà và Đô thị Bộ Quốc phòng, tìm ra những cơ
hội, thách thức đối với Tổng công ty, cũng như những điểm mạnh, điểm yếu của
4
Tổng công ty để từ đó đề xuất giải pháp chiến lược phát triển cho Tổng công ty
trong giai đoạn 2016 – 2025.
5. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận văn được kết cấu thành 04 chương, gồm:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận về xây dựng chiến
lược phát triển
Chương 2: Thiết kế và phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Phân tích các căn cứ hình thành chiến lược phát triển của Tổng công ty
Đầu tư phát triển Nhà và Đô thị Bộ Quốc phòng
Chương 4: Đề xuất và lựa chọn giải pháp chiến lược phát triển cho Tổng công ty
Đầu tư phát triển Nhà và Đô thị Bộ Quốc phòng đến năm 2025
CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ
LUẬN VỀ XÂY DỰNG CHIẾN LƢỢC PHÁT TRIỂN
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về xây dựng chiến lƣợc phát triển của
doanh nghiệp
1.1.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
Trong lĩnh vực nghiên cứu về quản trị chiến lược, chiến lược phát triển được
nghiên cứu cả từ góc độ lý thuyết và thực tiễn. Nhìn chung, có rất nhiều các công
trình nghiên cứu về chiến lược phát triển từ góc độ lý thuyết.
Thompson và các cộng sự (2008) cho rằng hoạch định chiến lược phát triển là
bước đi đầu tiên và đóng vai trò quan trọng quyết định sự thành công của doanh nghiệp.
Còn tác giả Edith Penrose (1959) trong cuốn sách “Lý thuyết về sự phát
triển của doanh nghiệp” đã chỉ ra những vấn đề chính liên quan đến chiến lược phát
triển. Tác giả nhấn mạnh việc nhận thức về môi trường bên ngoài cũng như kiểm
soát các nguồn lực sẽ là yếu tố then chốt trong việc hoạch định và thực thi chiến
lược phát triển của doanh nghiệp. Quan điểm của Edith đã tạo dựng nền tảng cho
sự hình thành lý thuyết phát triển dựa trên nguồn lực (resource-based theory) sau
này. Theo lý thuyết này, những nguồn lực và năng lực cốt lõi là cơ sở để doanh
nghiệp đạt được lợi thế cạnh tranh bền vững và phát triển.
Các nghiên cứu của Wernefelt (1984), Mahoney và Pandian (1992), Amit và
Schomaker (1993) đều ủng hộ quan điểm sử dụng lý thuyết phát triển dựa trên
nguồn lực làm cơ sở chính cho hoạch định và thực thi chiến lược. Hamel và
Prahalad (1990) trong bài báo “Năng lực cốt lõi của một công ty” và trong cuốn
sách bán rất chạy của họ có tiêu đề “Cạnh tranh cho tương lai” (1994) đã ủng hộ và
giúp các nhà quản trị có tư duy mạch lạc hơn trong việc sử dụng năng lực cốt lõi
làm nền tảng cho chiến lược phát triển.
Lee (2004) tổng hợp một khung lý thuyết về chiến lược phát triển, làm nền
tảng cho việc hoạch định và triển khai chiến lược. Tác giả đưa ra bảy câu hỏi cơ
bản trong hoạch định chiến lược phát triển là: Cạnh tranh ở đâu? Khách hàng mục
tiêu là ai? Cung cấp cái gì? Cạnh tranh như thế nào? Hợp tác với ai? Khi nào cạnh
tranh? Rủi ro là gì?
Bên cạnh đó, Kumar (2010) đề cập đến các bước trong việc hoạch định đến
thực thi chiến lược phát triển của một doanh nghiệp. Ông nhấn mạnh “phát triển
tầm nhìn là khâu thiết yếu trong các bước để hình thành chiến lược phát triển của
doanh nghiệp”. Swaim (2010) trong một cuốn sách viết về Peter Drucker và chiến
lược đã chỉ ra rằng chiến lược phát triển có gắn bó chặt chẽ với các hoạt động
Marketing của doanh nghiệp. Từ việc tìm hiểu các tác phẩm của Druker, Swaim
(2010) đã chỉ ra những vấn đề chủ chốt trong quản trị chiến lược phát triển của
doanh nghiệp như: đổi mới sáng tạo gắn với tinh thần khởi nghiệp, từ bỏ quá khứ,
lập kế hoạch và quản trị sự thay đổi, v.v.
Hitt và các cộng sự (2009) chỉ ra rằng chiến lược phát triển là một giải pháp
chiến lược cấp công ty giúp doanh nghiệp lựa chọn được một vị trí chiến lược mới
trên thị trường mà từ đó việc đạt được vị trí này sẽ giúp gia tăng giá trị cho doanh
nghiệp. Theo đó, giải pháp chiến lược phát triển chủ yếu chính là đa dạng hoá với
nhiều giải pháp cụ thể như đa dạng hoá liên quan hay đa dạng hoá không liên quan.
Những giải pháp chiến lược này sẽ giúp trung hoà các thách thức đối với doanh
nghiệp và mở ra cơ hội phát triển mới cho doanh nghiệp.
Nhằm cung cấp cho các nhà quản trị những lời khuyên thực tế trong hoạch
định và thực thi chiến lược phát triển, công ty McKinsey đã tiến hành một nghiên
cứu và công bố kết quả trong cuốn sách xuất bản năm 1999 có tiêu đề “Thuật giả
kim trong phát triển” (The Alchemy of Growth). Dựa trên nghiên cứu tình huống
của 40 công ty phát triển thành công, cuốn sách đã cung cấp những quan điểm rất
hữu ích như: (1) Khái niệm “ba đường chân trời” nhấn mạnh vấn đề quản trị ba giai
đoạn cụ thể trong quá trình thực hiện hoạt động kinh doanh của công ty mà theo đó
các nhà quản trị cần chú ý quản lý tốt hoạt động kinh doanh cốt lõi trong khi vẫn cố
gắng cân bằng với những nỗ lực mở rộng hoạt động kinh doanh mới. (2) Quan
điểm về “Bảy cấp độ tự do” cung cấp một cách tiếp cận có hệ thống trong việc xác
định các cơ hội phát triển trong các phân khúc khách hàng hiện có hoặc mới, những
sản phẩm và dịch vụ mới hay cách giao hàng mới, khu vực địa lý mới, cấu trúc thị
trường mới và đấu trường cạnh tranh mới. Bằng việc hướng đến mỗi cấp độ tự do
khác nhau, các nhà quản trị có thể học cách nghĩ một cách mở rộng hơn về các cơ
hội phát triển hoạt động kinh doanh của họ.
Nghiên cứu của Zook và Allen (2001) công bố trong cuốn sách “Lợi nhuận
từ điều cốt lõi” (Profit from the Core) cho rằng sự phát triển thành công bắt nguồn
từ một định nghĩa rõ ràng về hoạt động kinh doanh cốt lõi của công ty. Rất nhiều
doanh nghiệp thất bại là do không cung cấp được giá trị cho khách hàng và cổ đông
do họ đã phát triển quá xa rời lĩnh vực kinh doanh cốt lõi. Do đó, muốn thành công
thì chiến lược phát triển cần gắn liền với lĩnh vực kinh doanh cốt lõi của công ty.
Hai tác giả Clayton và Raynor (2003) trong cuốn sách “Giải pháp của người
sáng tạo” (The Innovator’s Solution) gợi ý rằng các công ty có hai sự lựa chọn căn
bản khi tìm kiếm giải pháp phát triển kinh doanh. Một là họ có thể theo đuổi chiến
lược sáng tạo bền vững, mà theo đó, họ sẽ cung cấp cho khách hàng hiện tại ở các
thị trường hiện tại những sản phẩm tốt hơn. Hoặc là họ có thể theo đuổi một giải
pháp chiến lược đột phá là tạo ra một thị trường mới mà ở đó họ sẽ hướng đến
những người tiêu dùng mà chưa được đáp ứng nhu cầu bởi các sản phẩm tốt và từ
đó sẽ cung cấp sản phẩm vượt trên kỳ vọng của họ ở một mức giá thấp. Hai tác giả
khẳng định các giải pháp sáng tạo bền vững là huyết mạch của những doanh nghiệp
đã thành lập và là cơ sở cho các giải pháp chiến lược phát triển.
1.1.2. Tình hình nghiên cứu ở trong nước
Về các công trình nghiên cứu ở trong nước, có một số sách, bài viết về chiến
lược nói chung. Các công trình nghiên cứu ở trong nước đã làm rõ cơ sở lý luận về
quản trị chiến lược, các bước cơ bản trong quy trình hoạch định, triển khai và kiểm
soát chiến lược (Ngô Kim Thanh, 2009; Hoàng Văn Hải, 2013; Nguyễn Tấn Phước,
1996).
Ngoài ra, có một số luận văn, luận án về chiến lược của các công ty, gắn với
bối cảnh cụ thể của từng ngành, từng lĩnh vực. Một số công trình luận văn liên
quan đến chủ đề nghiên cứu có thể được đề cập gồm:
Trương Văn Tuấn (2013) đã công bố luận văn “Xây dựng chiến lược phát
triển Công ty Cổ phần xây dựng công trình 512” trong đó phân tích tình hình hoạt
động kinh doanh và môi trường của công ty, từ đó xác định bốn giải pháp chiến
lược cho công ty CP 512.
Luận văn “Xây dựng chiến lược phát triển ngân hàng Indovina” của Lê Văn
Minh (2010) đã nghiên cứu bối cảnh chiến lược của ngân hàng Indovina và đề xuất
những giải pháp chiến lược mới cho ngân hàng này trong giai đoạn 2010 – 2015.
Luận văn “Xây dựng chiến lược phát triển kinh doanh tại Ngân hàng TMCP
Đại Dương sau tái cơ cấu giai đoạn 2015 – 2017” của Lê Hồng Nam (2014) cũng
phân tích và đề xuất các giải pháp chiến lược cho Ngân hàng Đại Dương.
Các luận văn khác cũng tiếp tục nghiên cứu bối cảnh của các ngành kinh
doanh khác nhau và tìm ra các giải pháp chiến lược phát triển cho các doanh nghiệp
cụ thể trong ngành.
1.1.3. Khoảng trống nghiên cứu
Các công trình nghiên cứu ở trong và ngoài nước đều đã đề cập đến các vấn
đề quản trị chiến lược nói chung và hoạch định chiến lược nói riêng trong doanh
nghiệp. Các công trình này đã cung cấp cơ sở lý thuyết về hoạch định chiến lược
phát triển và làm rõ các giải pháp chiến lược phát triển có thể áp dụng trong doanh
nghiệp. Các công trình trong nước như sách, báo, luận văn thì cung cấp cơ sở lý
luận và các thực tiễn hoạt động của các doanh nghiệp trong nước và đưa ra những
gợi ý chiến lược cho các doanh nghiệp.
Mặc dù đã có nhiều công trình nghiên cứu về quản trị chiến lược, song số
lượng các công trình nghiên cứu về chiến lược phát triển của doanh nghiệp trong
ngành bất động sản lại tương đối ít ỏi. Vì vậy, trong bối cảnh của MHDI thì việc
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
A. Tiếng Việt
1. Hoàng Văn Hải (chủ biên) (2015), Quản trị chiến lược, NXB Đại học Quốc gia
Hà Nội
2. Lê Thế Giới, Lê Thanh Liêm, Trần Hữu Hải (2009), Quản trị chiến lược, NXB
Thống kê
3. Lê Văn Minh (2010), “Xây dựng chiến lược phát triển ngân hàng Indovina”,
Luận văn cao học, Đại học Đà Nẵng.
4. Lê Hồng Nam (2014), “Xây dựng chiến lược phát triển kinh doanh tại Ngân
hàng TMCP Đại Dương sau tái cơ cấu giai đoạn 2015 – 2017”, Luận văn cao học,
Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN.
5. Ngô Kim Thanh (2009), Giáo trình Quản trị chiến lược, NXB Đại học Kinh tế
Quốc dân, Hà Nội
6. Nguyễn Tấn Phước (1996), Chiến lược và chính sách kinh doanh, NXB. Thống
kê, Hà Nội.
7. Phan Phúc Hiếu (2007), Phân tích chiến lược hiện đại và ứng dụng, NXB Giao
thông vận tải
8. Porter M.E (2009) (Nguyễn Ngọc Toàn dịch), Chiến lược cạnh tranh, NXB Trẻ
- DT Books.
9. Porter M.E, (2008), Lợi thế cạnh tranh, (Bản dịch). NXB Trẻ
10. Trương Văn Tuấn (2013), “Xây dựng chiến lược phát triển Công ty Cổ phần
xây dựng công trình 512”, Luận văn cao học, Đại học Đà Nẵng.
B. Tiếng Anh
11. Amit, R., and Paul Schomaker (1993). “Strategic Assets and Organizational
Rent”, Strategic Management Journal, Vol. 14.
12. Chandler. A. (1962), Strategy and Structure, Chapter in the History of the
Industrial Enterprise, MIT Press, Cambridge, MA.
13. Clayton C., Raynor M. (2003), The Innovator’s Solution, Havard Business
School Press.
14. Hamel G., Prahalad C.K. (1990), “The Core Competence of the Corporation”,
Havard Business Review.
15. Hitt, Ireland, Hoskisson (2009), Strategy Management Concepts :
Competitiveness and Globalization, 8th edition, South –Western Cengage
Learning, USA.
16. Hill W.L.C. & Jones R.G. (2007), Strategic Management Theory, Houghton
Mifflin Company, Boston New York
17. Johnson G., Scholes K., Wittington R. (2005), Exploring Corporate Strategy,
Pearson Education Limited.
18. Kenneth A. (1997), Resources, Firms and Strategies: A Reader in the Resource
Based Perpective, Oxford Press.
19. Kumar D. (2010), Enterprise Growth Strategy: Vision, Planning and Execution,
Gower Publishing Limited.
20. Mahoney, J. T and Pandian J. R. (1992), “The Resource-based View Within the
Conversation of Strategic Management”, Strategic Management Journal, Vol. 13.
21. Lee, S.J. (2004), “Growth Strategy: A Conceptual Framework”, KDI School
working paper series, Vol. 4, KDI, School of Public Policy and Management.
22. Peng M. W (2009), Global Strategy, 2
nd
edition, South –Western Cengage
Learning, USA.
23. Penros, Edith, The Theory of the Growth of the Firm, Oxford, Basil Blackwell,
1959.
24. Quinn, J., B. (1980), Strategies for Change: Logical Incrementalism.
Homewood, Illinois, Irwin
25. Swaim R.W. (2010), The Strategic Drucker: Growth Strategies and Marketing
Insights from the works of Peter Drucker, John Wiley and Sons (Asia), Pte.
26. Thompson, Strickland, Gamble (2009), Crafting and Executing Strategy, 17th
edition, McGraw-Hill,
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 00050007834_7932_2003160.pdf