Luận văn Xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực cho công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ tỉnh Nam định đến năm 2020

LỜI CAM ĐOAN .i

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.v

DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ .vi

PHẦN MỞ ĐẦU.viii

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC PHÁT

TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC.1

1.1. Tổng quan về chiến lược.1

1.1.1. Khái niệm về chiến lược. 1

1.1.2.Vai trò, ý nghĩa của chiến lược .3

1.1.3. Phân loại chiến lược. 4

1.2. Chiến lược phát triển nguồn nhân lực .5

1.2.1. Khái niệm về nhân lực,nguồn nhân lực. 5

1.2.2. Chiến lược phát triển nguồn nhân lực. 6

1.3. Tầm quan trọng và vai trò của nhân lực trong kinh tế thị trường.9

1.4. Các bước xây dựng chiến lược.12

1.5. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chiến lược phát triển nguồn nhân lực16

1.5.1. Phân tích môi trường bên ngoài.16

1.5.1.1. Các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô: .16

1.5.1.2. Các yếu tố thuộc môi trường vi mô: .19

1.5.2. Phân tích hiện trạng nguồn nhân lực. 20

1.6. Căn cứ xác đinh nhu cầu nguồn nhân lực.21

1.7. Hoạch định các phương án và thiết kế các giải pháp phát triển nguồn nhân lực.24

1.8. Kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện chiến lược phát triển nguồn nhân lực .25

1.9. Tập hợp các cơ sở, căn cứ, công cụ xây dựng chiến lược phát triển nguồn

nhân lực.25

1.9.1. Tập hợp các cơ sở, căn cứ chiến lược . 25

1.9.2. Mô hình phân tích SWOT . 27

1.9.3. Mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của M. Porter . 29

pdf116 trang | Chia sẻ: lanphuong92 | Lượt xem: 664 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực cho công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ tỉnh Nam định đến năm 2020, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nay. Thứ hai :Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất đủ mạnh như: Máy móc thiết bị, và đầu tư xây dựng cơ bản. Tập trung xây dựng dự án cơ sở làng nghề Bùi Chu tại xã Xuân Ngọc huyện Xuân Trường Nam Định 2.3. Các ảnh hưởng đến chiến lược phát triển NNL cho công ty xuất nhập khẩu thủ công Mỹ Nghệ Nam Định 2.3.1. Chiến lược phát triển tổng thể công ty XNKthủ công Mỹ Nghệ Nam Định đến năm 2020 Trong giai đoạn đến năm 2020, công ty xuất nhập khẩu thủ công Mỹ Nghệ Nam Định thực hiện chiến lược phát triển công ty tạo cơ sở vật chất, hạ tầng bằng việc xây dựng một cơ sở làng nghề tại Bùi Chu tai xã Xuân Ngọc huyện Xuân Trưòng Nam Định nhằm xây dựng công ty xuất nhập khẩu thủ công Mỹ Nghệ Nam Định phát triển - Với sự phát triển không ngừng của công nghệ kỹ thuật ngày nay, nhiều thiết bị máy móc phục vụ quá trình làm việc của CBCNV hiện tại đã trở nên lạc hậu không đáp ứng được yêu cầu công việc, Công ty đã bổ sung thêm một số loại máy hiện đại như: máy tính xách tay, máy photocopy, máy faxtuy nhiên do điều kiện kinh phí mua sắm còn hạn chế nên số lượng mua có hạn. Hiện nay, tất cả các phòng ban đều chưa có đủ máy in - Xây dựng và phát triển đội ngũ CBCNV đủ về số lượng và chất lượng để đáp ứng yêu cầu đưa công ty trở thành doanh nghiệp có chất lượng cao. Luận văn Thạc sĩ QTKD 2011 Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Học viên: Nguyễn Thị Minh Huệ Viện Kinh tế và Quản lý 44 - Hoàn thiện bộ máy và công tác quản lý doanh nghiệp nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển, hội nhập - Xây dựng công ty phát triển trở thành doanh nghiệp có chất lượng cao tầm quốc gia và khu vực. 2.3.2. Phân tích môi trường bên ngoài Phân tích lượng cung về nhân lực bên ngoài là công việc rất quan trọng vì cho phép công ty thấy rõ tiềm năng lao động, các nguồn nhân lực có thể cung cấp cho tổ chức và có biện pháp thu hút nguồn nhân lực phù hợp với yêu cầu công ty khi cần thiết. Lượng cung nhân lực từ bên ngoài tổ chức cần được xem xét và phân tích ở tầm vĩ mô bởi vì nó phụ thuộc vào nguồn nhân lực của xã hội, quy mô và cơ cấu nguồn nhân lực trong xã hội. 2.3.2.1. Các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô i) Yếu tố kinh tế: Trong những năm vừa qua, tốc độ phát triển kinh tế cả nước ta ngày một tăng, đời sống của bộ phận dân cư ngày càng được cải thiện và nâng cao, tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam thuộc loại cao nhất thế giới (khoảng trên dưới 5-6%) chỉ sau Trung Quốc nước dẫn đầu thế giới về tốc độ tăng trưởng GDP.Tuy nhiên theo dự báo của các chuyên gia kinh tế thế giới, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam sẽ chậm lại vì cơ sở hạ tầng không theo kịp. Bên cạnh đó, nguồn lực phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước ngày một chú trọng hơn, các trường đào tạo nhân lực cho đất nước ngày càng phải đáp ứng được nhu cầu của người học ngày càng tăng, đòi hỏi cao về chất lượng đào tạo và đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng trong tương lai. Đối với Nam Định thì tốc độ tăng trưởng bình quân của Nam định năm 2010 dự kiến đến năm 2020 từ 13 đến 14%/năm.Mặc dù trong những năm gần đây tình hình kinh tế , văn hoá của Tỉnh đã có nhiều khởi sắc song so với điều kiện ở một số thành phố lớn như Thủ đô Hà Nội, TP Hồ Chí Minh ... thì vẫn còn chưa tạo được sức hút đối với nhân lực trình độ cao. Để đáp ứng được yêu cầu này, công tác phát triển nguồn nhân lực công ty gặp phải thách thức là chưa đảm bảo đủ về mặt số lượng và về tổng thể chung chưa đáp ứng được yêu cầu công việc.Công ty cần phải Luận văn Thạc sĩ QTKD 2011 Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Học viên: Nguyễn Thị Minh Huệ Viện Kinh tế và Quản lý 45 tuyển thêm người có trình độ, tiến hành đào tạo, tăng lương, tăng phúc lợi và cải thiện điều kiện làm việc để thu hút được nguồn nhân lực chất lượng cao. Với sự phát triển kinh tế của Việt nam hiện nay, mức sống của người dân cũng tăng lên điều đó tạo cơ hội tốt cho cán bộ công nhân viên trong công ty nâng cao thu nhập. Tuy nhiên, mức thu nhập của cán bộ công nhân viên trong công ty so sánh với mức thu nhập của một số đối thủ cạnh tranh thì vẫn thấp. Điều đó tạo ra thách thức với công ty trong vấn đề thu hút và giữ chân người lao động. Năm 2011, nền kinh tế trong nước có dấu hiệu phục hồi sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu xảy . Tuy nhiên, với giá cả của nhiều mặt hàng và giá của nhiều loại nguyên liệu, trên thị trường thế giới tăng mạnh trong những tháng giữa năm kéo theo sự tăng giá ở mức cao của hầu hết các mặt hàng trong nước; lạm phát xảy ra tại nhiều nước trên thế giới; Chính những điều đó có tác động trực tiếp đến kinh tế Việt Nam nói chung, của các doanh nghiệp trong nước nói riêng, trong đó có Công ty cổ phần XNK thủ công mỹ nghệ tỉnh Nam Định. Sau đây ta sẽ nghiên cứu sự biến động của các yếu tố kinh tế như sự tăng trưởng của nền kinh tế, tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp, tỷ giá hối đoái,và ảnh hưởng của chúng như thế nào đến chiến lược phát triển nguồn nhân lực Theo báo cáo công bố tình hình kinh tế, xã hội năm 2011 của Tổng cục Thống kê được công bố ngày 31/12, trong năm 2011, Việt Nam đã hoàn thành hai mục tiêu khó khăn là chống suy giảm kinh tế và duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế hợp lý, bền vững; đồng thời chủ động phòng ngừa lạm phát tăng cao trở lại .Thành công này là đáng được ghi nhận trong bối cảnh khủng hoảng tài chính của một số nền kinh tế lớn trong năm 2008 đã đẩy kinh tế thế giới trong đó có Việt Nam vào tình trạng suy thoái, làm thu hẹp đáng kể thị trường xuất khẩu, thị trường vốn, thị trường lao động và tác động tiêu cực đến nhiều lĩnh vực kinh tế xã hội khác. . Điều đó được minh chứng cụ thể bởi lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài liên tục tăng cao trong những năm gần đây. Luận văn Thạc sĩ QTKD 2011 Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Học viên: Nguyễn Thị Minh Huệ Viện Kinh tế và Quản lý 46 Bảng 2.7: Lượng vốn FDI của Việt Nam giai đoạn 2009 – 2011 Năm 2009 2010 2011 Vốn FDI (tỷ USD) 10 9.5 9 Nguồn: ) Một tác động nữa sau khi trở thành thành viên của WTO là các nhà đầu tư nước ngoài, nhiều tập đoàn kinh tế lớn của các nước công nghiệp và dịch vụ phát triển yên tâm đầu tư vào Việt Nam những dự án lớn. Đầu tư mới và tăng vốn của các dự án cũ tại Việt Nam, được thể hiện qua các con số sau: Tổng số vốn FDI đăng ký năm ; năm 2009 đạt trên 21,6 tỉ USD; năm 2010 đạt 18,6 tỉ USD; năm 2011, ước đạt trên 15 tỉ USD (9 tháng đầu năm đạt 9,9 tỉ USD). Vốn FDI thực hiện năm 2009 đạt 10 tỉ USD, bằng 47% vốn đăng ký; năm 2010 đạt 9,5 tỉ USD; và năm 2011 ước đạt 9 tỉ USD. Nét mới của FDI đăng ký và thực hiện thời kỳ 2009 - 2011 là có nhiều dự án lớn. Các vùng thu hút nhiều vốn FDI, bên cạnh Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Hồng là duyên hải Nam Trung Bộ. Cơ cấu vốn đầu tư cũng thay đổi, chuyển từ công nghiệp sang dịch vụ khách sạn, nhà hàng, căn hộ cho thuê, bất động sản, tài chính - ngân hàng, bảo hiểm, phù hợp với các cam kết của WTO. Vai trò của nguồn vốn FDI trong việc tăng chất lượng tăng trưởng cũng được thể hiện khá rõ nét. Nhiều sản phẩm của khu vực FDI đạt chất lượng cao, làm thay đổi cơ cấu mặt hàng tiêu dùng và xuất khẩu theo hướng tiến bộ, tạo thêm nhiều việc làm mới, thu hút lao động dư thừa, tăng thu nhập cho dân cư, tăng thu ngân sách nhà nước. ). Bên cạnh những thành tựu và khởi sắc nêu trên, tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam bộc lộ nhiều hạn chế và bất cập do chịu tác động của thị trường thế giới và cả những yếu tố nội tại. Một trong những ảnh hưởng của sự khủng hoảng kinh tế toàn cầu dẫn đến tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam Bảng 2.8: Tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam năm 2009-2011 Năm 2009 2010 2011 Thất nghiệp 4.66 2.88 2.27 (Nguồn: Báo cáo của Chính phủ về tình hình kinh tế - xã hội năm 2009, 2011) Luận văn Thạc sĩ QTKD 2011 Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Học viên: Nguyễn Thị Minh Huệ Viện Kinh tế và Quản lý 47 Năm 2009 tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam còn cao chiếm 4.66%, tỷ lệ thất nghiệp năm 2011 đã giảm xuống 2,27%, từ mức 2,88% năm 2010. Trong đó khu vực thành thị là 3,6%, khu vực nông thôn là 1,71% thấp nhất trong 4 năm gần đây (năm 2010 các tỷ lệ tương ứng là: 2,88%, 4,29%, 2,30 Cùng với sự khủng hoảng kinh tế toàn cầu thu nhập quốc dân của Việt Nam ảnh hưởng Bảng 2.9: Tỷ lệ tăng trưởng TNQD của Việt Nam giai đoạn 2009-2011 Năm 2009 2010 2011 2012 (dự kiến) Tỷ lệ tăng trưởng (%) 5.32 6,78 5,2 6,5 (Nguồn: Báo cáo của Chính phủ về tình hình kinh tế - xã hội năm 2009, 2011) Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam giai đoạn 2009 - 2011 chủ yếu vẫn là do tăng yếu tố số lượng, theo chiều rộng, trong đó, chủ yếu do tăng vốn đầu tư, xuất khẩu trong khi chất lượng tăng trưởng vẫn thấp. Hiệu quả đầu tư không cao và có xu hướng giảm dần theo thời gian cùng với quá trình tăng vốn cho công nghiệp hóa và hiện đại hóa. Tỷ lệ nợ công trên thu nhập quốc dân còn cao, năm 2010 là 56,7%, ước tính tăng lên 58,7% năm 2011 (theo số liệu của Cục Công sản, Bộ Tài chính). Tỷ lệ nợ nước ngoài chiếm trên 40% thu nhập quốc dân trong các năm 2009 - 2011. Về chỉ số giá tiêu dùng trong nước những năm gần đây diễn biến khá phức tạp. Được thể hiện cụ thể qua bảng số liệu sau: Bảng 2.10: Tỷ lệ lạm phát của Việt Nam giai đoạn 2009 – 2011 Năm 2009 2010 2011 Tỷ lệ lạm phát (%) 6.8 11.75 18.7 (Nguồn: Báo cáo của Chính phủ tình hình kinh tế - xã hội năm 2009, 2011) Lạm phát cao: chỉ số CPI năm 2009 là 6,52%, năm 2010 là 11,72% và năm 2011 ước tăng 19%. Giá trị đồng tiền Việt Nam giảm, lãi suất ngân hàng cao, thị trường chứng khoán, bất động sản trầm lắng, giá vàng biến động lớn. Kinh tế toàn cầu suy thoái làm số lượng xuất khẩu của mặt hàng này giảm từ đầu năm đến nay. Trong 9 tháng đầu năm 2011, kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm thủ công mỹ nghệ giảm 50% so với cùng kỳ, chỉ đạt 100.000 đô la Mỹ. Luận văn Thạc sĩ QTKD 2011 Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Học viên: Nguyễn Thị Minh Huệ Viện Kinh tế và Quản lý 48 Tuy nhiên so với một số mặt hàng khác như may mặc, gỗ và giày da có nguyên liệu đầu vào phải nhập khẩu nên giá trị thực thu ngoại tệ chỉ chiếm tỷ trọng từ 5-20% trong tổng giá trị kim ngạch nhập khẩu. Nhưng đối với mặt hàng này thì nguyên vật liệu lại được thu lượm từ phế liệu và thứ liệu của nông lâm sản nên mang lại hiệu quả từ thực thu giá trị ngoại tệ rất cao, có những mặt hàng thủ công mỹ nghệ hầu như đạt 80-100% giá trị xuất khẩu. Cứ một triệu USD xuất khẩu của ngành thủ công mỹ nghệ thì lãi gấp 5-10 lần so với ngành khai thác; giải quyết việc làm từ 3000 đến 5000 lao động, nhóm hàng thủ công mỹ nghệ được xếp vào nhóm sản phẩm có tiềm năng xuất khẩu lớn và có tỷ suất lợi nhuận cao. Đây cũng là lợi thế để công ty phát triển nguồn nhân lực ii) Yếu tố dân số, lực lượng lao động: Tổng dân số Việt nam hiện nay khoảng 87,8 triệu dân, Việt Nam là một trong những quốc gia có dân số đông trên thế giới.Tỉnh Nam Định với dân số trên 1,8 triệu người, là tỉnh có mật độ dân cư khá cao so với các vùng trong cả nước. Người Nam Định có đặc điểm cần cù, thông minh, giàu tài năng. Trong cơ cấu lao động xã hội Nam Định, lao động nông nghiệp còn chiếm tỷ lệ lớn (gần 80%) và là một trong những tỉnh có tỷ lệ cư dân thành thị thấp so với khu vực nông thôn. GDP bình quân trên đầu người của Nam Định thấp so với các tỉnh trong khu vực và trong cả nước nhưng bù lại Nam Định lại có chỉ số phát triển con người cao. Nam Định là địa phương đã có đầu tư ngân sách rất cao so với GDP trong các lĩnh vực giáo dục, y tế, chăm sóc sức khoẻ cộng đồng và là một trong những tỉnh có an ninh lương thực cao ở đồng bằng Bắc Bộ. Hệ thống giao thông, y tế, giáo dục phát triển mạnh; chính vì vậy, khi phân tích chỉ số HDI, Nam Định được xếp vào nhóm các tỉnh, thành phố có chỉ số phát triển con người cao. Với sự phát triển của nền kinh tế nước ta theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá là sự thay đổi lớn về cơ cấu ngành nghề của các tầng lớp dân cư trong tỉnh. Tỷ lệ lao động trong lĩnh vực dịch vụ, thương mại, công nghiệp tăng lên, tỷ lệ lao động sản xuất nông nghiệp giảm đi. Luận văn Thạc sĩ QTKD 2011 Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Học viên: Nguyễn Thị Minh Huệ Viện Kinh tế và Quản lý 49 Nam Định là một vùng quê văn hiến, một môi trường văn hoá tổng hợp, hoà quyện và đan xen văn hoá biển với văn hoá miền châu thổ, văn hoá bác học với văn hoá dân gian, văn minh đô thị với văn minh thôn dã, giá trị tinh thần truyền thống với tác phong công nghiệp hiện đại Nam Định là một vùng đất học với nhiều trường học nổi tiếng và nhiều thầy giỏi, trò ngoan, nhiều người người đỗ đạt cao, nhiều nhà văn hoá lớn, nhiều thành tựu khoa học, văn học, nghệ thuật ngang tầm quốc gia, quốc tế. Các đặc điểm văn hóa, xã hội trên đây đã phần nào ảnh hưởng tới việc sản xuất kinh doanh của công ty: + Cơ hội : Công ty có thể tận dụng lao động nhàn rỗi ở nông thôn để sản xuất hàng hoá với số lượng lao động lớn và chi phí thấp hơn so với các ngành khác. + Thách thức : Do đặc điểm lao động trong khu vực nông nghiệp thông thường rất nhàn rỗi, thường một năm có 2 mùa vụ chính nên khi vào những mùa vụ thì công ty lại không có lao động để sản xuất. Khó khăn trong khâu thu hút và tuyển dụng vì thực tế hiện nay có rất nhiều các sinh viên tốt nghiệp các trường đại học trong nước có đủ các kỹ năng cần thiết để tham gia vào lực lượng lao đọng mà không cần phải đào tạo thêm nhiều Tình trạng thiếu hụt nhân lực trình độ tay nghề giỏi đang xảy ra tại nhiều cấp từ đội ngũ quản lý đến nhân viên lao động kỹ thuật từ nguồn nhân lực hiện có đến nguồn nhân lực chuẩn bị cho tương lai, Khó khăn trong việc làm thế nào lôi cuốn và giữ chân các nhân viên có trình độ tay nghề cao cũng phải đối mặt với tình trạng đòi hỏi tăng lương của các nhân viên này để không mất vào tay đối thủ Do đó, công ty cần có kế hoạch sản xuất phù hợp theo yêu cầu của khách hàng và phải chủ động được nguồn nhân lực của mình. iii) Yếu tố chính sách của Nhà nước: Hoạt động phát triển nguồn nhân lực tại các ĐH-CĐ hiện nay đang được Nhà nước rất quan tâm, Nhà nước đã tạo những điều kiện rất thuận lợi để công tác phát triển nguồn nhân lực của các trường được thực hiện tốt được thể hiện qua các qua các chính sách như: chiến lược phát triển doanh nghiệp các giai đoạn, các quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước Luận văn Thạc sĩ QTKD 2011 Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Học viên: Nguyễn Thị Minh Huệ Viện Kinh tế và Quản lý 50 Chính sách ở Tỉnh Nam Định : Chưa thực sự hấp dẫn đối với người có trình độ chuyên môn cao, Cụ thể chưa có chế độ ưu đãi đối với người có bằng tốt nghiệp loại khá, giỏi ở các trường đại học, các thạc sĩ, tiến sĩ về quy trình tuyển dụng, về lương bổng... Chính sách ở Tỉnh Nam định nói riêng và công tác phát triển nguồn nhân lực nói chung cần phải được chú trọng hơn nữa về mặt chất lượng nhân lực nhằm đáp ứng được những yêu cầu của xã hội trong thời kỳ đổi mới của đất nước: thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Để làm được điều đó đòi hỏi phải có những chính sách về phát triển nguồn nhân lực một cách đúng đắn, hợp lý cũng như các điều kiện về cơ sở hạ tầng vật chất, đội ngũ CBCNV có năng lực chuyên môn, kỹ năng, kinh nghiệm biết cập nhật những kiến thức, thông tin mới đang thay đổi từng ngày từng giờ đặc biệt đó là các yếu tố về công nghệ. Công ty phải coi trọng theo hướng chuẩn hóa việc xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, đảm bảo chất lượng, đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu, đặc biệt nâng cao phẩm chất đạo đức, lương tâm nghề nghiệp và trình độ chuyên môn của CBCNV, nâng cao năng lực đội ngũ đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp phát triển kinh tế. Đây là một cơ hội rất lớn đối với việc phát triển nguồn nhân lực của công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủ công Mỹ Nghệ Nam Định. iv) Yếu tố văn hóa, xã hội:Văn hóa xã hội ở Việt Nam đã và đang tạo cơ hội thuận lợi cho phát triển nguồn nhân lực của công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủ công Mỹ Nghệ Nam Định. Sự thay đổi vai trò của phụ nữ trong xã hội đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu hút lao động nữ làm việc tại công ty. Xu hướng dịch chuyển lao động từ các ngành sản xuất nông nghiệp sang các ngành sản xuất công nghiệp cũng tạo ra cơ hội lớn cho công ty tuyển dụng nhân lực dễ dàng hơn. Văn hoá xã hội ở tỉnh Nam Định có những nét đặc thù riêng . Chẳng hạn như tại Nam Định, nhiều gia đình còn nặng về phong kiến, người chủ gia đình – mà chủ yếu là người chồng, người cha – hầu như quyết định mọi việc, gây ra tình trạng thụ động cho các thành viên khác trong gia đình. Ngay tại một số tổ chức cũng vậy, vẫn có những người đứng đầu tổ chức còn mang tư tưởng và hành vi của chế độ phong Luận văn Thạc sĩ QTKD 2011 Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Học viên: Nguyễn Thị Minh Huệ Viện Kinh tế và Quản lý 51 kiến, luôn thích ra lệnh cho người dưới quyền, không biết tận dụng khả năng và chất xám của người lao động, chưa thực sự biết cách sử dụng nhân tài. Đôi khi trong việc khuyến khích cho người lao động học tập nâng cao trình độ còn bị xem nhẹ, không chú trọng không được tạo điều kiện một cách đúng mực... Tuy nhiên, việc tuyển dụng nhiều lao động nữ cũng tạo ra những thách thức trong công tác phát triển nhân lực của công ty đó là sự hạn chế về thời gian của lao động nữ, sự tận tâm với công việc do họ phải tập trung nhiều vào vấn đề sinh con, nuôi con, chăm sóc gia đình. Ngoài ra công tác đào tạo, phát triển, nâng cao trình độ cho lao động nữ cũng khó khăn hơn đối với lao động nam cũng với lý do tương tự. v) Sự phát triển khoa học – kỹ thuật: Việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào công việc đã hỗ trợ rất hiệu quả cho hoạt động của CB trong công ty như: sử dụng máy in; sử dụng máy tính để thiết kế mẫu sản phẩm, sử dụng hệ thống mạng máy scanđể thực hiện các công việc của khối phòng ban Như vậy, cơ hội đến từ sự phát triển khoa học-kỹ thuật đối với phát triển nguồn nhân lực công ty đó là nguồn nhân lực trẻ có khả năng ứng dụng tốt thiết bị máy móc hiện đại và thách thức đến từ sự phát triển khoa học-kỹ thuật đó là sự hạn chế về kinh phí đầu tư vào máy móc thiết bị của công ty và sự hạn chế về năng lực, điều kiện kinh tế của người cán bộ, trong công tác quản lý nhân sự không có cơ chế đào tạo, không có cơ chế hỗ trợ trong việc ứng dụng. Sự tiến bộ khoa học công nghệ luôn là một yếu tố tích cực trong việc thúc đẩy nền sản xuất phát triển. Phần lớn công nghệ mới ra đời để thay thế công nghệ cũ, lạc hậu, kém phát triển. Năng suất từ việc ứng dụng công nghệ mới sẽ cao hơn, tạo ra những sản phẩm có tính năng tốt hơn, đa dạng hơn, đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của con người. Công ty trong năm 2011 đã đầu tư các máy móc thiết bị mới để nâng cao năng suất lao động và khắc phục giá nhân công ngày tăng cao. Máy móc trang thiết bị của Công ty được đầu tư lắp đặt cho từng công đoạn sản xuất và kết cấu sản phẩm như 50 máy cuốn hàng tre, 20 máy đánh ráp, 4 buồng phun sơn, 5 phòng máy sấy bảo ôn và 1 lò sấy hơi. Với điều kiện công nghệ như hiện nay công ty có thể sản xuất ra các sản phẩm với chất lượng cao có chi phí thấp. Luận văn Thạc sĩ QTKD 2011 Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Học viên: Nguyễn Thị Minh Huệ Viện Kinh tế và Quản lý 52 2.3.2.2. Các yếu tố thuộc môi trường vi mô: i) Đối thủ cạnh tranh: Hiện nay, sự cạnh tranh trên thị trường của các doanh nghiệp xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ ngày càng gay gắt. Vì vậy, việc nâng cao năng lực cạnh tranh cho công ty là một trong những vấn đề được công ty rất quan tâm. Đối thủ cạnh tranh trong nước mà hiện tại công ty đánh giá là những đối thủ cạnh tranh gay gắt nhất là Công ty TNHH Najimex, Bởi các công ty này chuyên sản xuất kinh doanh các mặt hàng giống công ty là Công ty cổ phần XNK thủ công mỹ nghệ tỉnh Nam Định hơn nữa đều có chung những khách hàng lớn là khách hàng truyền thống Bảng 2.11: Bảng so sánh cơ cấu nhân lực của công ty cổ phần Najimex với Công ty XNK Thủ Công Mỹ Nghệ Nam Định năm 2011 Đơn vị tính: Người Tên công ty Trên ĐH ĐH CĐ Trung cấp Công nhân Cộng SL TL % SL TL % SL TL % SL TL % SL TL % Công ty cổ phần Najimex 10 2.7 47 12,9 45 12,5 39 10,7 222 61,3 363 Công ty XNK thủ công Mỹ Nghệ Nam Định 2 1 15 8.7 34 17.3 58 29.6 87 44.3 196 (Nguồn: Phòng tổ chức hành chính 2 công ty) Cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn kỹ thuật tương đối ổn định, ở trình độ đại học đa phần đều nằm ở đội ngũ cán bộ quản lý công ty cổ phần Najimex chiếm 15.6% so với tổng số lao động trong khi đó ở công ty XNK thủ công Mỹ Nghệ chỉ chiếm 9.7% . Ở trình độ cao đẳng và trung cấp một phần được bố trí ở các phòng ban, một phần giữ các vị nhiệm vụ như tổ trưởng, tổ phó, thủ kho, công ty cổ phần Najimex chiếm 23.1%, ở công ty XNK thủ công Mỹ Nghệ chỉ chiếm tỷ lệ khá cao 46,9%. Công nhân công ty cổ phần Najimex chiếm 61.3% Luận văn Thạc sĩ QTKD 2011 Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Học viên: Nguyễn Thị Minh Huệ Viện Kinh tế và Quản lý 53 chủ yếu là lực lượng lao động trực tiếp chiếm tỷ lệ cao nhất. Từ bảng trên cho thấy lực lượng lao động trực tiếp của công ty cổ phần XNK thủ công mỹ nghệ thấp hơn so với công ty cổ phần Najimex. Đây là khó khăn đối với công ty cô phần xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ Nam định Ngoài lực lao động trực thuộc công ty cổ phần Najimex nêu trên, công ty cổ phần Najimex còn hợp đồng với hệ thống các làng nghề dưới huyện, xã trong tỉnh Nam Định và mở rộng sang các tỉnh lân cận như Thái Bình, Hải Phòng, Hà Tây, Hà Nam, Ninh Bình, Thanh HóaVới lực lượng lao động này chủ yếu họ sản xuất sản phẩm thô theo hình thức phi tập trung với số lượng lao động là trên 11000 người, đa số là lao động nông nhàn. Qua số liệu nêu trên, cho thấy công ty cổ phần Najimex có một đội ngũ cán bộ và một đội ngũ lao động lành nghề, các nhân viên có trình độ vững vàng, đã được đạo tạo chính quy từ các trường đại học và qua môi trường công tác thực tiễn của bản thân. Chính điều này cũng là một khó khăn rất lớn đối với công ty XNK thủ công Mỹ Nghệ Nam Định khi phát triển sản xuất kinh doanh * Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh công ty cổ phần Najimex Bảng 2.12: Báo cáo kết quả hoạt động SXKD giai đoạn năm 2009-2011 ĐVT: 1.000 đồng Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 1. Doanh thu BH và cung cấp dịch vụ 108.972.712 128.856.391 193.648.784 2 Giá vốn hàng bán 96.959.468 112.859.760 167.698.472 3. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 7.800.028 9.336.863 15.032.402 4. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 7.800.028 8.235.818 13.386.650 (Nguồn: Phòng Kế toán công ty) Qua bảng thì năm 2009 doanh thu của công ty cổ phần Najimex đạt gần 109 tỷ đồng. Mặc dù chịu tác động của nhiều yếu tố cả vĩ mô và vi mô nhưng năm 2010 Luận văn Thạc sĩ QTKD 2011 Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Học viên: Nguyễn Thị Minh Huệ Viện Kinh tế và Quản lý 54 doanh thu tăng lên và đạt gần 113 tỷ đồng tức tăng 18,25% so với cùng kỳ. năm 2011doanh thu của công ty cổ phần Najimex tiếp tục tăng và đạt trên 193 tỷ đồng. Đây là một thách thức lớn đối với hoạt động phát triển nguồn nhân lực của Công ty cổ phần XNK thủ công mỹ nghệ tỉnh Nam Định. Hiện nay, các doanh nghiệp thủ công Mỹ Nghệ khác đã và đang thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao là những người đã có nhiều kinh nghiệm, tay nghề cao và đã tốt nghiệp thạc sỹ của công ty bằng những chế độ về lương bổng, đãi ngộ tốt hơn. Ví dụ, có doanh nghiệp đã đưa ra chế độ thu hút lao động có trình độ như có tay nghề cao, có bằng thạc sỹ khi chuyển sang làm việc tại doanh nghiệp đó thì tăng một bậc lương, nếu là cán bộ tuyển mới thì tăng từ 1-2 bậc lương. Bảng 2.13: Số lượng CBCNV có tay nghề cao của công ty XNK thủ công Mỹ Nghệ Nam Định chuyển đi Năm Trình độ 2008 2009 2010 2011 - Thạc sỹ 2 4 3 4 - Đại học 0 0 0 0 - CN tay nghề cao 2 3 2 2 Tổng 4 7 5 6 (Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chính) Từ bảng 2.13 cho ta thấy một thực trạng là từ năm 2008 đến 2011 năm nào cũng có CBCNV của công ty chuyển sang công tác tại doanh nghiệp khác, năm ít thì cũng có tới 4 cán bộ chuyển đi, còn năm nhiều thì lên tới 7 cán bộ chuyển đi. Và số cán bộ chuyển đi đều thuộc diện là các cán bộ đã có tay nghề cao, có bằng thạc sỹ-nguồn nhân lực cốt cán của công ty. Chủ yếu họ chuyển sang doanh ngiệp như: Công ty TNHH Najimex, công ty cổ phần Thủ công Mỹ Nghệ Hoa Phương, đó là những đơn vị sẽ tạo cho họ nhiều cơ hội phát triển hơn, môi trường làm việc tốt hơn và chế độ đãi ngộ cũng tốt hơn. Điều này đã, đang và sẽ đặt ra những thách thức không nhỏ tới hoạt động phát triển nguồn nhân lực cụ thể là: chế độ đãi ngộ, lương bổng và các cơ chế quản lý khác nhằm thu hút và giữ chân người lao động có trình độ. Luận văn Thạc sĩ QTKD 2011 Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Học viên: Nguyễn Thị Minh Huệ Viện Kinh tế và Quản lý 55 ii) Áp lực từ quyền thương lượng của khách hàng: Hiện nay sản phẩm của công ty cổ chủ yếu được xuất sang thị trường Hoa Kỳ, thị trường EU và thị trường Châu Á. Thực tế các thị trường

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf000000271318_2069_1951888.pdf
Tài liệu liên quan