Luận văn Xây dựng cơ sở dữ liệu về một số loài thực vật trên đất cát ven biển Phan Thiết - Tỉnh Bình Thuận

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN . 1

LỜI CẢM ƠN. 2

MỤC LỤC. 3

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT . 5

MỞ ĐẦU . 6

I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI .6

II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU.6

III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.6

IV. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU.6

V. PHẠM VI NGHIÊN CỨU.7

VI. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN.7

VII. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA LUẬN VĂN .7

Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU . 8

1.1. TỔNG QUAN VỀ THÀNH PHỐ PHAN THIẾT.8

1.1.1. Vị trí điạ lý của thành phố Phan Thiết .8

1.1.2. Địa hình.9

1.1.3. Thổ nhưỡng .9

1.1.4. Khí tượng - thuỷ văn .9

1.1.5. Tài nguyên rừng .10

1.2. TỔNG QUAN VỀ CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VÀ XÂY

DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU THỰC VẬT ĐẤT CÁT VEN BIỂN.11

1.2.1. Trên thế giới .11

1.2.2. Việt Nam .12

Chương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 15

2.1. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU.15

2.1.1. Thời gian nghiên cứu .15

2.1.2. Địa điểm nghiên cứu .15

2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .16

2.2.1. Phương pháp nghiên cứu, tổng hợp tài liệu viết .16

2.2.2. Phương pháp thu mẫu ngoài thiên nhiên.164

2.2.3. Phương pháp mô tả hình thái thực vật .16

2.2.4. Phương pháp xác định và kiểm tra tên khoa học .17

2.2.5. Phương pháp xây dựng bảng danh lục thực vật .17

2.2.6. Phương pháp xây dựng cơ sở dữ liệu và phần mềm tra cứu thực vật đất

cát ven biển Phan Thiết.17

2.2.7. Phương pháp chụp hình mẫu vật.18

Chương 3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN. 19

3.1. KẾT QUẢ KHẢO SÁT SƠ BỘ VỀ HỆ THỰC VẬT VÙNG ĐẤT CÁT

VEN BIỂN THÀNH PHỐ PHAN THIẾT.19

3.2. THÀNH PHẦN LOÀI THỰC VẬT ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG CSDL20

3.2.1. Thành phần loài theo các bậc phân loại .20

3.2.2. Thành phần loài theo đặc điểm hình thái .28

3.2.3. Thành phần loài theo các điểm đặc biệt.32

3.3. KẾT QUẢ XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU THỰC VẬT VÙNG ĐẤT

CÁT THÀNH PHỐ PHAN THIẾT.32

3.3.1. Mục tiêu của CSDL.32

3.3.2. Cấu trúc mục tin của CSDL .33

3.3.3. Cấu trúc cơ sở dữ liệu thực vật đất cát ven biển Phan Thiết.35

3.3.4. Hướng dẫn sử dụng cơ sở dữ liệu .40

Chương 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ . 61

4.1. KẾT LUẬN.61

4.2. KIẾN NGHỊ.61

TÀI LIỆU THAM KHẢO . 62

PHỤ LỤC. 66

pdf73 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 604 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Xây dựng cơ sở dữ liệu về một số loài thực vật trên đất cát ven biển Phan Thiết - Tỉnh Bình Thuận, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ái. 2.2.7. Phương pháp chụp hình mẫu vật Phương pháp này được áp dụng trong suốt quá trình làm luận văn. Chụp hình ngoài thiên nhiên: - Nguyên vẹn 1 cây hoàn chỉnh. - 1 cành 30cm gồm cả lá, hoa, quả. - 1 đoạn thân - 1 dạng rễ khí sinh - Lá: Lá kép hoặc lá đơn chụp mặt ngửa và mặt úp. - 1 cụm hoa hay 1 hoa riêng lẽ. - 1 cụm quả và một quả, hạt nếu có. - Riêng hoa nào nhỏ có thể chụp dưới kính lúp ở phòng thí nghiệm. Mỗi mẫu chụp 3 – 5 kiểu. Những hình ảnh chụp được nhằm phục vụ cho việc phân loại và lựa chọn với mỗi mục tin về hình lấy 1 hình rõ nhất. Sử dụng photoshop CS6 để ghép các mẫu hình theo chủ đề: lá, hoa, quả Chụp xong lưu hình sắp mỗi loài vào một folder. Đặc tên Folder là tên khoa học của loài không gồm tên tác giả và không chứa khoảng trống để có thể lấy đường dẫn lưu hình. 19 Chương 3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 3.1. KẾT QUẢ KHẢO SÁT SƠ BỘ VỀ HỆ THỰC VẬT VÙNG ĐẤT CÁT VEN BIỂN THÀNH PHỐ PHAN THIẾT Kết quả khảo sát sơ bộ về hệ thực vật vùng đất cát ven biển Phan Thiết cho thấy: Vào mùa mưa các loài cây sinh sống trên vùng đất cát khá phong phú, ở các vùng cát lài thấp phía dưới có sự hiện diện của rất nhiều loài cây họ Đậu (Fabaceaehay còn gọi Leguminosae), họ Trôm (Sterculiaceae), họ Hoa môi (Lamiaceae), họ Thài lài (Commelinaceae) và họ Lúa (Poaceae)... Điển hình như cây É lớn tròng - Hyptis suaveolens (L.) Poit. (họ Hoa môi) phân bố rất nhiều ở vùng đất cát xã Tiến Thành. Càng lên cao hơn sẽ thấy nhiều loài cây có thân to xuất hiện như họ Thầu dầu (Euphorbiaceae), họ Mai vàng (Oleaceae), họ Đậu, họ Mua (Melastomataceae) Đa số các loài cây ở đây sinh sản nhờ gió, một số loài hạt có lông, có gai, nhẹ giúp chúng dễ dàng bay trong gió và bám vào vật thể khác để phát triển thành cây mới thường thấy ở các loài họ Cúc. Tầng cát ẩm giữ nước tạo điều kiện cho các loài thực vật sinh sống. Hình 3.1. Sinh cảnh thực vật mùa mưa. Hình 3.2. Tầng cát vào mùa mưa. 20 Vào mùa khô, thời tiết vô cùng hanh nóng lượng nước được giữ lại trong cát ít và ở tầng cát sâu hơn mùa mưa nên phần lớn các loài cây bị chết đi. Tuy nhiên cũng có những loài sống được nhờ bộ rễ đâm sâu và chắc như cây Bòng bòng to - Calotropis gigantea (L.) Dryand. (họ Thiên lý -Asclepiadaceae) Một số loài cây thì vào đầu mùa khô các bộ phận phía trên mặt cát chết đi, đến cuối mùa khô, thì từ phần thân (hoặc rễ) dưới mặt cát sẽ bắt đầu đâm chồi phát triển trở lại như cây Hoàng tiền - Waltheria americana L. (họ Trôm - Sterculiaceae). Tầng cát khô, ít nước cây khó sinh trưởng và phát triển. Hình 3.1. Sinh cảnh thực vật mùa khô. Hình 3.2. Tầng cát vào mùa khô. 3.2. THÀNH PHẦN LOÀI THỰC VẬT ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG CSDL 3.2.1. Thành phần loài theo các bậc phân loại Cơ sở dữ liệu thực vật ở vùng đất cát thành phố Phan Thiết chứa thông tin của 111 loài thực vật thuộc 43 họ của ngành Ngọc lan – Magnoliophyta với 2lớp: lớp Ngọc lan – Magnoliopsida và lớp Hành – Liliopsida. Trong đó lớp Ngọc lan – Magnoliopsida chiếm số lượng lớn hơn gồm 97 loài thuộc 37 họ (Bảng 3.1.). 21 Bảng 3.1. Độ đa dạng về phân loại thực vật ở vùng đất cát thành phố Phan Thiết trong cơ sở dữ liệu theo các ngành thực vật TÊN NGÀNH – LỚP Họ Loài Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Magnoliophyta - Magnoliopsida 37 86,05 97 87,39 Magnoliophyta - Liliopsida 6 13,95 14 12,61 TỔNG CỘNG 43 100 111 100 Trong CSDL các loài thực vật được sắp xếp vào các thứ bậc từ Ngành, Lớp, Phân lớp, Liên bộ, Bộ, Phân bộ, Họ, Phân họ, Loài. Khi thống kê ở 43 họ thực vật trong cơ sở dữ liệu có 23 họ chỉ có 1 loài, họ có nhiều loài nhất là họ Đậu (Fabaceae) với 24 loài, họ Thầu dầu (Euphorbiaceae) với 8 loài và họ Lúa (Poaceae) 6 loài. Các họ còn lại có từ 2 – 5 loài. Nhìn chung thực vật ở thành phố Phan Thiết khá đa dạng về họ và loài. (Bảng 3.2). Bảng 3.2. Bảng thống kê số lượng loài theo họ STT Magnoliophyta Ngành Ngọc lan Số lượng Magnoliopsida Lớp Ngọc Lan 1 Annonaceae Họ Na 1 2 Lauraceae Họ Long não 1 3 Caryophyllaceae Họ Cẩm chướng 1 4 Nyctaginaceae Họ Hoa giấy 1 5 Molluginaceae Họ Rau đắng 1 6 Cactaceae Họ Xương rồng 2 7 Amaranthaceae Họ Rau dền 3 8 Ochnaceae Họ Mai vàng 1 9 Ebenaceae Họ Thị 1 10 Passifloraceae Họ Lạc tiên 1 11 Cucurbitaceae Họ Bầu bí 1 12 Capparaceae Họ Màn màn 2 22 13 Tiliaceae Họ Đay 2 14 Sterculiaceae Họ Trôm 5 15 Malvaceae Họ Bông 3 16 Ulmaceae Họ Du 1 17 Euphorbiaceae Họ Thầu dầu 8 18 Onagraceae Họ Rau dừa nước 2 19 Combretaceae Họ Bàng 1 20 Melastomataceae Họ Mua 1 21 Fabaceae Họ Đậu 24 22 Connaraceae Họ Dây khế 1 23 Rutaceae Họ Cam 1 24 Simaroubaceae Họ Thanh thất 2 25 Zygophyllaceae Họ Họ Gai chống 1 26 Anacardiaceae Họ Đào lộn hột 1 27 Loranthaceae Họ Tầm gửi 1 28 Rubiaceae Họ Cà phê 2 29 Asclepiadaceae Họ Thiên lý 3 30 Oleaceae Họ Nhài 1 31 Solanaceae Họ Cà 3 32 Convolvulaceae Họ Khoai lang 6 33 Scrophulariaceae Họ Hoa mõm chó 1 34 Bignoniaceae Họ Núc nác 1 35 Verbenaceae Họ Cỏ roi ngựa 2 36 Lamiaceae Họ Hoa môi 3 37 Asteraceae Họ Cúc 5 Ngành Ngọc lan Lớp Hành 38 Melanthiaceae Họ Tỏi độc 1 39 Asparagaceae Họ Họ Thiên môn đông 1 40 Smilacaceae Họ Kim cang 1 41 Cyperaceae Họ Cói 2 42 Commelinaceae Họ Thài lài 3 43 Poaceae Họ Lúa 6 Mặc dù không được thiên nhiên ưu đãi về điều kiện thời tiết nhưng xét trên tổng quát các loài thực vật ở thành phố Phan Thiết - tỉnh Bình Thuận khá đa dạng. 23 111 loài thực vật vùng đất cát ven biển Phan Thiết được sắp xếp, hệ thống lại theo hệ thống phân loại của Takhtajan (Bảng 3.3.). Bảng 3.3. Danh mục loài theo hệ thống phân loại Takhtajan STT (1) TAXON (2) TÊN TIẾNG VIỆT (3) Phylum Magnoliophyta Ngành Ngọc lan Class 1. Magnoliopsida Lớp Ngọc Lan Subclass.1. Magnoliidae Phân lớp Ngọc lan Superordo 1. Magnolianae Liên bộ Ngọc lan Ordo 1. Annonales Bộ Na Fam.1. Annonaceae Họ Na 1 Anomianthus dulcis (Dun.) Sinclair Vô danh hoa Ordo 2. Laurales Bộ Long não Fam.1. Lauraceae Họ Long não 2 Cassytha filiformis L. Tơ xanh Subclass.2. Caryophyllidae Phân lớp cẩm chướng Superordo 1. Caryophyllanae Liên bộ cẩm chướng Ordo 1. Caryophyllales Bộ Cẩm chướng Subordo 1. Caryophyllineae Phân bộ Cẩm chướng Fam.1. Caryophyllaceae Họ Cẩm chướng 3 Polycarpaea corymbosa (L.) Lam Đa quả tản phòng Fam.2. Nyctaginaceae Họ Hoa giấy 4 Boerhavia diffusa L. Nam sâm bò Fam.3. Molluginaceae Họ Rau đắng đất 5 Glinus oppositifolius (L.) Aug.DC. Rau đắng đất Fam.4. Cactaceae Họ Xương Rồng 6 Opuntia dillenii (Ker Gawl.) Haw. Vợt gai 7 Cereus peruvianus (L.) Mill. Xương rồng khế Subordo 2. Chenopodiineae Phân bộ Rau muối Fam.1. Amaranthaceae Họ Rau dền 8 Celosia argentea L. Mồng gà 9 Gomphrena celosioides Mart. Nở ngày đất 10 Amaranthus spinosus L. Dền gai Subclass.3. Dilleniidae Phân lớp Sổ Superordo 1. Theanae Liên bộ Chè Ordo 1. Ochnales Bộ Mai vàng Fam.1. Ochnaceae Họ Mai vàng 11 Ochna integerrima (Lour.) Merr. Huỳnh mai Superordo 2. Ericanae Liên bộ Đỗ quyên Ordo 1. Ebenales Bộ Thị Fam.1. Ebenaceae Họ Thị 24 12 Diospyros montana Roxb. Thị núi Superordo 3. Violanae Liên bộ Hoa tím Ordo 1. Violales Bộ Hoa tím Fam.1. Passifloraceae Họ Lạc tiên 13 Passiflora foetida L. Nhãn lồng Ordo 2. Cucurbitales Bộ Bầu bí Fam.1. Cucurbitaceae Họ Bầu bí 14 Coccinia grandis (L.) Voigt Mảnh bát Ordo 3. Capparales Bộ Màn màn Fam.1. Capparaceae Họ Màn màn 15 Cleome chelidonii L.f. Màn màn tím 16 Cleome viscosa L. Màn màn trĩn Superordo 4. Malvanae Liên bộ Bông Ordo 1. Malvales Bộ Bông Fam.1. Tiliaceae Họ Đay 17 Grewia paniculata Roxb. Bung lai 18 Corchorus aestuans L. Bố dại Fam.2. Sterculiaceae Họ Trôm 19 Helicteres hirsuta Lour. Dó lông 20 Pterospermum grewiifolium Pierre Lòng mán nhỏ 21 Waltheria americana L. Hoàng tiền 22 Heliters angustifolia L. Dó hẹp 23 Melochia corchorifolia L. Trứng cua lá bố Fam.3. Malvaceae Họ Bông 24 Hibiscus sabdariffa L. Bụp giấm 25 Sida acuta Burm. f. Chổi đực 26 Sida cordifolia L. Ké đồng tiền Superordo 5. Urticanae Liên bộ Gai Ordo 1. Urticanles Bộ Gai Subordo 1. Ulmineae Phân bộ Du Fam.1. Ulmaceae Họ Du 27 Trema orientalis (L.) Blume Trần mai đông Superordo 6. Eupherbianae Liên bộ thầu dầu Ordo1. Euphorbiales Bộ thầu dầu Fam.1. Euphorbiaceae Họ Thầu dầu 28 Breynia coriacea Beille Dé dai 29 Breynia fruticosa (L.) Mull. Arg. Dé bụi 30 Ricinus communis L. Thầu dầu 31 Acalypha indica L. Tai tượng Ấn 32 Croton hirtus L'Herit Cù đèn lông 33 Jatropha gossypifolia L. Dầu lai vải 34 Microstachys chamaelea (L.) Ess. -Arg. Kỳ nhông 35 Phyllanthus virgatus Forst. f. Vẩy ốc 25 Subclass.4. Rosidae Phân lớp Hoa hồng Superordo 1. Myrtanae Liên bộ Sim Ordo 1. Myrtales Bộ Sim Subordo 1. Myrtineae Phân bộ Sim Fam.1. Combretaceae Họ Bàng 36 Combretum deciduum Collett & Hemsl. Chưn bầu rụng lá Fam.2. Melastomataceae Họ Mua 37 Memecylon caeruleum Jack Sầm lam Subordo 2. Onagrineae Phân bộ Rau dừa nước Fam.1. Onagraceae Họ Rau dừa nước 38 Ludwigia adscendens (L.) H. Hara Rau dừa nước 39 Ludwigia prostrata Roxb Rau mương nằm Superordo2. Fabanae Liên bộ Đậu Ordo 1. Fabales Bộ Đậu Fam.1. Fabaceae Họ Đậu Subfam. 1.1. Caesalpinioideae Phân họ Vang 40 Bauhinia touranensis Gagnep. Móng bò Đà Nẵng 41 Caesalpinia godefroyana O. Ktze Móc ó 42 Cassia mimosoides L. Muồng trinh nữ 43 Cassia tora L. Muồng hôi Subfam. 1.2. Faboideae Phân họ Đậu 44 Alysicarpus vaginalis (L.) DC. Hàng the 45 Canavalia maritime (Aubl.) Thouars Đậu biển 46 Christia constricta (Schindl.) T. C. Chen Kiết thảo thắt, Re nác 47 Crotalaria retusa L. Sục sạc tà 48 Desmodium harmsii Schindl. Tràng quả Harms 49 Indigofera glabra L. Chàm nhẵn 50 Indigofera hirsuta L. Chàm lông 51 Indigofera nummulariifolia (L.) Alston Chàm tiền 52 Zornia gibbosa Span. Lưỡng diệp 53 Rothia indica (L.) Thuan Hồng đậu 54 Tephrosia purpurea (L.) Pers. Đoãn kiếm tía 55 Tephrosia villosa (L.) Pers. Đoãn kiếm lông 56 Crotalaria pallida Aiton Sục sạc tái 57 Desmodium griffithyanum Benth. Tràng quả Griffith 58 Macroptilum atropurpureum (DC.) Urb. Đậu điều đen đỏ Subfam.1.3. Mimosoideae Phân họ Trinh nữ 59 Adenanthera pavonina var microsperma (Teysm. & Binn.) I. Niels. Ràng ràng 60 Albizia nigricans Gagnep. Sóng rắn sừng nhỏ 26 61 Mimosa pudica L. Trinh nữ 62 Leucoena leucocephala Lamk. Bọ chét 63 Albizia nigricans Gaynep Sống rắn đen Superordo 3. Rutanae Liên bộ Cam Ordo 1. Connarales Bộ Dây khế Fam.1. Connaraceae Họ Dây khế 64 Connarus cochinchinensis (Baill.) Pierre Lốp bốp Ordo 2. Rutales Bộ Cam Fam.2. Rutaceae Họ Cam 65 Murraya koenigii (L.) Spreng. Cari Fam.3. Simaroubaceae Họ Thanh thất 66 Brucea javanica (L.) Merr. Sầu đâu cứt chuột 67 Harrisonia perforata (Bl.) Merr. Hải sơn Fam.4. Zygophyllaceae Họ Gai chống 68 Tribulus terrestris L. Quỉ kiến sầu nhỏ Fam.5. Anacardiaceae Họ Đào lộn hột 69 Buchanania reticulata Hance Mô ca Superordo 4. Celastranae Liên bộ Dây gối Ordo 1. Sautalales Bộ Đàn hương Fam.2. Loranthaceae Họ Tầm gửi 70 Macrosolen tricolor (Lec.) Dans. Đại cán tam sắc Subclass.5. Lamiidae Phân lớp Hoa môi Superordo 1. Gentiananae Liên bộ Long đởm Ordo 1. Gentianales Bộ Long đởm Fam.1. Rubiaceae Họ Cà phê 71 Borreria articularis (L.f.) F. N. Williams Ruột gà 72 Randia spinosa (L.f.) Poiret Găng gai Fam.2. Asclepiadaceae Họ Thiên lý 73 Calotropis gigantea (L.) Dryand. Bòng bòng to 74 Raphistemma hooperianum (Blume) Decne. Trâm hùng 75 Toxocarpus villosus (Blume) Decne. Tiễn quả lông dày Ordo 2. Oleales Bộ Nhài Fam.1. Oleaceae Họ Nhài 76 Jasminum undulatum Ker Gawl. Lài dúng Superordo 2. Solananae Liên bộ Cà Ordo 1. Solanales Bộ Cà Fam.1. Solanaceae Họ Cà 77 Datura metel L. Cà độc dược 78 Physalis angulata L. Thù lù cạnh 27 79 Solanum diphyllum L. Cà hai lá Ordo 2. Convolvulales Bộ Khoai lang Fam.1. Convolvulaceae Họ Khoai Lang 80 Argyreia mollis (Burm. f.) Choisy Thảo bạc che 81 Ipomoea pes-tigridis L. Bìm chân cọp 82 Xenostegia tridentata (L.) D.F. Austin & Staples Bìm ba răng 83 Ipomoea obscura (L.) Ker Gawl Bìm mờ 84 Ipomoea pes-caprae (L.) Sw. subsp. brasiliênse (L.) Ooststr. Rau muống biển 85 Ipomoea triloba Linn Bìm ba thuỳ Superordo 3. Lamianae Liên bộ Hoa môi Ordo 1. Scrophulariales Bộ Hoa mõm sói Fam.1. Scrophulariaceae Họ Hoa mõm chó 86 Lindernia ciliata (Colsm.) Penn Màn ria Fam.2. Bignoniaceae Họ Núc nác 87 Stereospermum neuranthum Kurz Quao núi, Khé núi Ordo 2. Lamiales Bộ Hoa môi Subordo 1. Lamiineae Phân bộ hoa môi Fam.1. Verbenaceae Họ Cỏ roi ngựa 88 Lantana camara L. Thơm ổi 89 Gmelina asiatica L . Tu hú Fam.2. Lamiaceae Họ Hoa môi 90 Hyptis suaveolens (L.) Poit. É lớn-tròng 91 Leonotis nepetifolia (L.) R. Br. Sư nhĩ 92 Leucas zeylanica (L.) W.T.Aiton Mè đất Subclass.6. Asteridae Phân lớp Cúc Superordo 1. Asteranae Liên bộ Cúc Ordo1. Asterales Bộ Cúc Fam.1. Asteraceae Họ Cúc 93 Ageratum conyzoides (L.) L. Cỏ cức heo 94 Tridax procumbens (L.) L. Cúc mai, Thu thảo 95 Emilia sonchifolia (L.) DC. Cỏ chua lè 96 Launae samentosa (Willd.) Sch-Bip ex O.Ktze Hải cúc trườn 97 Vernonia cinerea (L.) Less. Bạch đầu ông Phylum 1. Magnoliophyta Ngành Ngọc lan Class.2. Liliopsida Lớp Hành Subclass.1. Liliidae Phân lớp Hành Superordo 1. Lilianae Liên bộ Hành Ordo 1. Liliales Bộ Hành Fam.1. Melanthiaceae Họ Tỏi độc 98 Gloriosa superba L. Ngót nghẻo Ordo 2. Asparagales Bộ Thiên môn đông 28 Fam.1. Asparagaceae Họ Thiên môn đông 99 Asparagus cochinchinensis (Lour.) Merr Tút thiên nam Ordo 3. Smilacales Bộ Kim cang Fam.1. Smilacaceae Họ Kim cang 100 Smilax ferox Wall. ex Kunth Kim cang hiên ngang Superordo 2. Juncanae Liên bộ Bấc Ordo 1. Cyperales Bộ Cói Fam.1. Cyperaceae Họ Cói 101 Cyperus stoloniferus Retz. Cú biển 102 Fimbristylis sericea (Poir.) R. Br. Mao thư tơ Superordo 3. Commelinanae Liên bộ Thài lài Ordo 1. Commelinales Bộ Thài lài Fam.1. Commelinaceae Họ Thài lài 103 Commelina benghalensis L. Trai Ấn, Đầu riều 104 Cyanotis cristata (L.) D. Don Bích trai mồng 105 Murdannia nudiflora (L.) Brenan Trai hoa trần Ordo 2. Poales Bộ Lúa Fam.1. Poaceae Họ Lúa 106 Dactyloctenium aegyptium (L.) Willd Cỏ chân gà 107 Digitaria heterantha (Hook. f.) Merr. Túc hình dị hoa 108 Paspalidium punctatum (Burm.f.) A. Cam. Cỏ sâu đốm 109 Perotis indica (L.) Kuntze Thiên nhĩ ấn 110 Rhynchenlytrum repens (Willd.) C. E. Hubb. Cỏ hồng thảo 111 Spinifex littoreus (Burm. f.) Merr. Cỏ chông 3.2.2. Thành phần loài theo đặc điểm hình thái 3.2.2.1. Thành phần loài theo dạng sống Khi tiến hành nghiên cứu thảm thực vật ở vùng đất cát ven biển của thành phố Phan Thiết kết quả thu được đó là sự khác biệt rõ rệt về các loài thực vật sinh trưởng ở đây trong mùa mưa và mùa khô. Nếu như mùa khô hầu hết các loài sẽ chết đi, chỉ một số ít cây lâu năm hay có đặc điểm thích nghi đặc biệt mới sống được thì trong mùa mưa các cây một năm sẽ phát triển mạnh mẽ về số lượng và thành phần loài. Do đó ở vùng này đa số là các loài cây có dạng sống là cây thân thảo chiếm đến 51,35% trong 4 nhóm dạng sống, các dạng sống khác thì chỉ chiếm 48,65% trên tổng số (Bảng 3.4.). 29 Bảng 3.4. Số lượng loài thực vật theo dạng sống STT Dạng sống Số lượng Tỉ lệ (%) 1 Bán kí sinh 2 1.80 2 Cây bụi 10 9.01 3 Cây gỗ 26 23.42 4 Dây leo, bò 16 14.41 5 Cây thảo 57 51.35 3.2.2.2. Thành phần loài theo kiểu lá Trong 111 loài thực vật có mặt trong cơ sở dữ liệu, các loài có các dạng lá như: lá kép chân vịt, lá kép lông chim, lá đơn nguyên, lá đơn có thùy hay không có lá. Trong đó đa số là các loài thực vật có loại lá đơn nguyên với số lượng 62 loài chiếm 55,86% (Bảng 3.5.). Bảng 3.2. Bảng số lượng loài thực vật theo dạng lá STT Dạng lá Số lượng Tỉ lệ (%) 1 Không có lá 3 2.70 2 Lá kép chân vịt 8 7.21 3 Lá đơn nguyên 62 55.86 4 Lá đơn có thuỳ 17 15.32 5 Lá kép lông chim 21 18.92 3.2.2.3. Thành phần loài theo cách mọc lá Quan sát cách mọc lá của các loài thực vật ở vùng đất cát thành phố Phan Thiết nhìn chung có 3 dạng chủ yếu: mọc cách, mọc đối, mọc vòng. Trong đó kiểu mọc cách chiếm số lượng nhiều nhất 79 loài tương ứng 71,17% (Bảng 3.6.). Việc lá 30 mọc cách giúp cây nhận được nhiều ánh sáng giúp cây quang hợp mạnh mẽ hơn tạo ra nhiều năng lượng để thích nghi tốt hơn. Bảng 3.6. Bảng số lượng các loài thực vật theo cách mọc lá STT Cách mọc Số lượng Tỉ lệ 1 Không có lá 3 2.70 2 Lá mọc cách 79 71.17 3 Lá mọc đối 22 19.82 4 Lá mọc vòng 7 6.31 3.2.2.4. Thành phần loài theo lá kèm Các loài thực vật trong cơ sở dữ liệu có số lượng về cây có lá kèm và không có lá kèm có sự chênh lệch không lớn, tuy nhiên số lượng loài không có lá kèm thì nhiều hơn (Bảng 3.7.). Bảng 3.7. Bảng số lượng các loài thực vật có hoặc không có lá kèm STT Lá kèm Số lượng Tỉ lệ (%) 1 Có lá kèm 43 38,74 2 Không có lá kèm 68 61,26 3.2.2.5. Thành phần loài theo dạng hoa Thực vật vùng đất cát thành phố Phan Thiết chủ yếu có hoa nhỏ, mảnh, hoa có thể có lông. Các hoa thường mọc thành chùm, bông hay tán để dễ dàng phát tán trong gió. Ngoài ra nhiều loài có hoa đơn (Bảng 3.8.). Bảng 3.8. Bảng số lượng các loài thực vật theo dạng hoa STT Dạng hoa Số lượng Tỉ lệ (%) 31 1 Cụm bông, bông kép 18 16.22 2 Cụm chùm, chùm kép 26 23.42 3 Hoa đầu, đâu trạng 9 8.11 4 Hoa đơn 23 20.72 5 Cụm hoa hỗn hợp 4 3.60 6 Cụm ngù, ngù kép 3 2.70 7 Cụm tán, tán kép 16 14.41 8 Cụm xim, xim co, xim kép 12 10.81 3.2.2.6. Thành phần loài theo dạng quả Trong 9 nhóm dạng quả, dạng quả nang chiếm tỷ lệ cao nhất (35,14%), kế đến là quả đậu (21,62%) (Bảng 3.9.). Cả hai dạng này đều là dạng quả mở, giúp hạt phát tán dễ dàng, đây cũng là một đặc điểm thích nghi tốt giúp cây duy trì nòi giống. Ngoài ra cũng có một số loài cây có dạng quả khác, cho thấy sự đa dạng về dạng quả của thực vật nơi đây. Bảng 3.9. Bảng số lượng các loài thực vật theo dạng quả STT Dạng quả Số lượng Tỉ lệ (%) 1 Quả bế 13 11.71 2 Quả cải 2 1.80 3 Quả đại 1 0.90 4 Quả đậu 24 21.62 5 Quả dĩnh 6 5.41 6 Quả hạch 8 7.21 7 Quả hạp 2 1.80 8 Quả mọng 16 14.41 9 Quả nang 39 35.14 32 3.2.3. Thành phần loài theo các điểm đặc biệt Thực vật đất cát thành phố Phan Thiết phần lớn có lông. Lông giúp phản chiếu ánh nắng gay gắt lên bề mặt cây, ngoài ra chúng cũng giúp cây giữ được nước. Lông ở các bộ phận hoa, quả có tác dụng bám giúp cây sinh sản bằng cách phát tán nhờ gió thuận lợi (Bảng 3.10.). Ngoài ra trong cơ sở dữ liệu cũng có một số loài thực vật có độc, chất độc có thể gây hại cho người, động vật (không đưa vào bảng đặc điểm đặc biệt). Như cây Ngót nghoẻo -Gloriosa superba L. (họ Họ Tỏi độc – Melanthiaceae), cây Cà độc dược - Datura metel L. (họ Cà - Solanaceae), cây Bòng bòng to - Calotropis gigantea (L.) Dryand. (họ Thiên lý - Asclepiadaceae). Bảng 3.10. Bảng số lượng loài theo đặc điểm đặc biệt STT Đặc điểm đặc biệt Số lượng 1 Thân có cạnh 15 2 Cây có gai 10 3 Không đặc điểm đặc biệt 21 4 Có lông ở thân, lá, cành 73 5 Cây có nhựa mủ 9 6 Thân có lóng rỗng 2 3.3. KẾT QUẢ XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU THỰC VẬT VÙNG ĐẤT CÁT THÀNH PHỐ PHAN THIẾT 3.3.1. Mục tiêu của CSDL Việc xây dựng cơ sở dữ liệu góp phần quản lý thông tin về các loài thực vật trong một chương trình, giúp người dùng dễ dàng tiếp cận, thao tác khi muốn tra cứu, bổ sung thêm hay hoàn thiện các thông tin chưa chính xác, còn thiếu của một loài thực vật nào đó. 33 Người dùng chỉ có thể thao tác được trên các biểu mẫu (form) mà không thể can thiệp vào dữ liệu đã có trong các bảng (table), truy vấn (queries) hay báo cáo (report) cũng như thay đổi các định dạng đã có của mỗi form. Khi người dùng muốn thêm, thay đổi hay xóa thông tin của một loài nào đó thì khi thực hiện, cơ sở dữ liệu sẽ chạy code kiểm tra các thông tin liên quan trong cơ sở dữ liệu để tránh làm sai lệch nguồn dữ liệu ban đầu. Cơ sở dữ liệu được xây dựng với các mục thông tin về phân loại (ngành thực vật, họ thực vật, loài thực vật), về đặc điểm hình thái (dạng sống, dạng lá, dạng hoa). Các thông tin này được liên kết với nhau tạo nên tính thống nhất trong cơ sở dữ liệu. Ngoài ra, cơ sở dữ liệu cũng cung cấp hình ảnh của các loài thực vật giúp người sử dụng dễ dàng nhận biết khi tra cứu. 3.3.2. Cấu trúc mục tin của CSDL Để xây dựng cơ sở dữ liệu, các mẫu thu được từ các đợt thu mẫu được xem xét, nghiên cứu các thông tin về phân loại, hình thái, mô tả chung và hình ảnh. Nhóm thông tin về phân loại bao gồm các thông tin về ngành thực vật, lớp thực vật, phân lớp thực vật, liên bộ thực vật, bộ – phân bộ thực vật, họ – phân họ thực vật , loài thực vật. + Về ngành thực vật bao gồm tên khoa học và tên Việt Nam của ngành. + Về phân lớp thực vật bao gồm tên khoa học và tên Việt Nam của phân lớp. + Về liên bộ, bộ, phân bộ cũng bao gồm tên khoa học và tên Việt Nam. + Về họ thực vật bao gồm tên khoa học và tên Việt Nam của họ. Bên cạnh đó còn thông tin về phân họ đối với những họ phổ biến. + Về loài thực vật bao gồm tên khoa học, tên Việt Nam, tên đồng danh, tên Việt Nam khác và các đặc điểm về hình thái mô tả chung và hình ảnh. Nhóm thông tin về đặc điểm hình thái bao gồm các thông tin về dạng sống, dạng lá, cách mọc lá, lá kèm, dạng hoa, dạng quả và đặc điểm đặc biệt. + Về dạng sống bao gồm các dạng sống mà các mẫu thu được có như cây bụi, cây gỗ, dây leo hay bò, bán kí sinh và cây thảo. 34 + Về dạng lá thì mẫu sẽ được xét trong các dạng như lá kép chân vịt, lá kép lông chim, lá đơn nguyên, lá đơn có thùy. + Về cách mọc lá bao gồm: lá mọc cách, lá mọc đối, lá mọc vòng. + Về lá kèm mẫu sẽ được xét theo hai dạng là có lá kèm và không có lá kèm. + Về dạng hoa bao gồm 8 dạng: cụm bông, bông kép; cụm chùm, chùm kép; hoa đầu, đầu trạng; hoa đơn; cụm hoa hỗn hợp; cụm ngù, ngù kép; cụm tán, tán kép; cụm xim, xim co, xim kép. + Về dạng quả bao gồm 9 dạng: quả bế; quả cải; quả đại; quả đậu; quả dĩnh; quả hạch; quả mọng; quả nang; quả hạp. + Về đặc điểm đặc biệt thì dựa trên các đặc điểm mà thực vật đất cát Phan Thiết có tác giả chia thành các dạng như: thân có cạnh; cây có gai; có lông ở thân, lá, cánh hoa; cây có nhựa mủ; thân có lóng rỗng và không có đặc điểm đặc biệt. Nhóm thông tin về mô tả chung thì dựa trên các đặc điểm của mẫu và sách Cây cỏ Việt Nam của Phạm Hoàng Hộ mô tả dạng sống, dạng thân cành, hình dạng lá và kích thước của lá, hình dạng mép lá, mặt trên và dưới lá, kích thước và hình dạng của lá kèm (nếu có), dạng hoa cùng với màu sắc của hoa, số lượng hoa, số lượng nhị - bầu (một số loài), hình dạng kích thước của quả, số hạt của quả. Ngoài ra trong mô tả còn đề cập đến thông tin về nguồn gốc của loài, sự phân bố của loài ở Việt Nam và thế giới. Tuy không phải là nhóm thông tin chính của cơ sở dữ liệu nhưng thông tin về công dụng và tác hại (nếu có) của các loài thực vật cũng được đưa vào mô tả nhằm cung cấp thêm thông tin về loài cho người dùng. Nhóm thông tin về hình ảnh trong cơ sở dữ liệu bao gồm 5 hình ảnh cho mỗi loài thực vật bao gồm hình cây sống trong tự nhiên, hình cành mang hoa, hình hoa, hình lá, hình quả. Hình đã được photoshop bằng phần mềm Photoshop CS6 nên sáng và rõ hơn hình chụp lúc ban đầu và dùng lượng cũng nhẹ hơn khi đưa vào cơ sở dữ liệu. 35 3.3.3. Cấu trúc cơ sở dữ liệu thực vật đất cát ven biển Phan Thiết 3.3.3.1. Bảng dữ liệu Cơ sở dữ liệu bao gồm có 15 bảng dữ liệu để mã hóa và lưu trữ các thông tin về thực vật. Bảng danh mục ngành bao gồm 3 cột thông tin: mã ngành, tên ngành Việt Nam, tên ngành khoa học. Mã ngành được thiết kế theo kiểu số tự động (Autonumber) sẽ tự động tăng khi ta thêm ngành mới và không cần phải đặt theo quy tắc giúp người sử dụng thuận tiện hơn trong các khâu thao tác với các dữ liệu. Bảng danh mục phân lớp bao gồm cột thông tin: mã phân lớp, tên phân lớp Việt Nam, tên phân lớp khoa học, mã ngành. Mã phân lớp được thiết kế theo kiểu số tự động (Autonumber). Bảng danh mục liên bộ bao gồm 4 cột thông tin: mã liên bộ, tên liên bộ Việt Nam, tên liên bộ khoa học, mã phân lớp. Bảng danh mục bộ gồm cột 4 thông tin: mã bộ, tên bộ Việt Nam, tên bộ khoa học, mã liên bộ. Bảng danh mục phân bộ bao gồm 4 cột thông tin: mã phân bộ, tên phân bộ Việt Nam, tên phân bộ khoa học, mã bộ. Bảng danh mục họ bao gồm 7 cột thông tin: mã họ, tên họ Việt Nam, tên họ khoa học, mã ngành, mã bộ, mã phân bộ và cột gia đình. Mã họ cũng được thiết kế theo kiểu số tự động (Autonumber) nếu thêm, xoá 1 họ nào đó mã họ sẽ tự động thay đổi. Trong bảng này có thêm cột gia đình giành cho các phân họ. Nếu thông tin nhập vào là họ thì cột gia đình sẽ để trống và nếu thông tin nhập vào là phân

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftvefile_2014_12_18_7287466233_4596_1871635.pdf
Tài liệu liên quan