Luận văn Xây dựng lớp học vật lý trực tuyến nhằm hỗ trợ học sinh tự học chương Động lực học chất điểm (Vật lý 10 Nâng cao)

Hiện nay trên thếgiới đã có khá nhiều hệthống hỗtrợcho việc xây dựng và

quản lý lớp học trực tuyến, có thểkể đến nhưhệthống thương mại Blackboard,

WebCT hay hệthống mã nguồn mởMoodle. Trong sốnày, hệthống mã nguồn mở

Moodle hiện đang được quan tâm đến khá nhiều không chỉbởi tính cộng đồng rộng

rãi mà còn bởi những tính năng hỗtrợkhá phù hợp cho việc xây dựng các lớp học

trực tuyến. Việc so sánh các tính năng của Moodle với những hệthống trên có thể

được trình bày bằng bảng sau

pdf173 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2347 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Xây dựng lớp học vật lý trực tuyến nhằm hỗ trợ học sinh tự học chương Động lực học chất điểm (Vật lý 10 Nâng cao), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- HS hiểu được thế nào là lực đàn hồi và nêu được ví dụ về lực đàn hồi - HS hiểu rõ các đặc điểm của lực đàn hồi của lò xo và dây căng, thể hiện được các lực này trên hình vẽ. - HS phát biểu được định luật Hooke và viết hệ thức của định luật này đối với độ biến dạng của lò xo. - HS biết vận dụng hệ thức của định luật Hooke để giải các bài tập về sự biến dạng của lò xo. Bài 20 : Lực ma sát - HS hiểu và nêu được những đặc điểm của lực ma sát nghỉ và ma sát trượt. - HS viết được biểu thức của msnF và mstF - HS biết vận dụng kiến thứv để giải thích các hiện tượng thực tế có liên quan đến ma sát và giải bài tập. - Xác định hệ số ma sát trượt bằng thí nghiệm. Bài 21 : - HS nêu được hệ quy chiếu phi quán tính là gì và các đặc - HS giải thích được một số hiện tượng liên quan Hệ quy chiếu có gia tốc. Lực quán tính điểm của nó. - HS hiểu được lí do đưa ra và lập luận dẫn đến khái niệm lực quán tính. - HS biết viết biểu thức của lực quán tính, nêu được đặc điểm của lực này và vẽ đúng vectơ biểu diễn lực quán tính. đến lực quán tính. - HS biết vận dụng kiến thức để giải một số bài toàn trong hệ quy chiếu phi quán tính. Bài 22 : Lực hướng tâm và lực quán tính li tâm. Hiện tượng tăng, giảm, mất trọng lượng - HS hiểu rõ khái niệm, biểu thức của lực hướng tâm, lực quán tính li tâm. - HS biết cách giải thích hiện tượng tăng, giảm, mất trọng lượng. - HS giải thích được các hiện tượng liên quan đến lực quán tính li tâm. - HS biết vận dụng kiến thức để giải được một số bài toán động lực học về chuyển động tròn đều. Bài 23 : Bài tập về động lực học - Vẽ được hình diễn tả các lực chi phối chuyển động. - Biết vận dụng các định luật Newton để giải bài toán về chuyển động. 2.5.1.3 Thiết kế Phiếu học tập cho các bài có trong chương “Động lực học chất điểm” Phiếu học tập được thiết kế nhằm giúp cho HS định hướng rõ ràng cho việc chuẩn bị bài trước ở nhà. Phiếu được cấu trúc theo từng mục theo nội dung của bài. Các câu hỏi được sử dụng như gợi ý về nội dung chính có trong từng mục mà các em phải nắm bắt. Việc tìm được câu trả lời cho những câu hỏi này sẽ giúp cho các em nắm rõ nội dung bài học. Phiếu được chia ra làm 2 cột. Cột thứ nhất là cột “Chuẩn bị bài ở nhà”. Đây là phần nội dung mà các em cần tìm được câu trả lời và điền vào chỗ trống chừa sẵn. Cột thứ hai là cột “Ghi chú bổ sung” dùng cho việc các em ghi nhận thêm các nội dung mà các em trả lời còn thiếu hoặc dùng để các em ghi lại những chú thích, những lưu ý mà GV nhắc nhở trong quá trình học tập trên lớp. Sau khi soạn hoàn tất phần nội dung chính, phiếu học tập còn có phần yêu cầu tóm tắt lại nội dung bài học dưới dạng sơ đồ. Việc các em phải ngồi vẽ các khối, sắp xếp chúng theo một thứ tự sao cho hợp lý sẽ giúp các em một lần nữa nhớ lại nội dung mình vừa soạn một cách logic. Đồng thời đây cũng là bước đầu giúp cho các em HS làm quen với cách thức hệ thống, tóm tắt lại những gì mình đã học. Tiếp đó, các em được vận dụng ngay kiến thức vừa soạn bằng cách trả lời các câu trắc nghiệm cho sẵn. Đây không chỉ là những câu trắc nghiệm kiểm tra kiến thức ở mức độ nhớ mà còn cả một số câu ở mức độ hiểu và vận dụng. Những khó khăn bước đầu này sẽ tạo động lực cho các em khi tham gia vào bài học trong lớp nhằm tìm kiếm câu trả lời chính xác nhất. Mục “Câu hỏi mở” là hệ thống một số câu hỏi được soạn ra nhằm mở rộng hơn nội dung bài học. Kiến thức trong bài không chỉ được gói gọn trong nội dung của bài ghi mà còn được mở rộng ra nhiều hướng khác nhau. Các câu hỏi mở đưa ra chỉ là gợi ý ban đầu để các em có hướng suy nghĩ, thảo luận trong buổi học tại lớp. Các câu hỏi nảy sinh trong quá trình soạn bài hoặc những câu hỏi chưa có lời giải đáp mà các em quan tâm sẽ được ghi nhận thêm vào phần này. Phiếu học tập được sử dụng như một bản thảo trước khi HS hoàn chỉnh nội dung bài học vào vở nhưng lại đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trình tự học của các em. Những câu hỏi trong phần nội dung nhằm định hướng nội dung chính từng mục, sơ đồ tóm tắt nội dung bài học giúp các em hệ thống lại kiến thức, các câu trắc nghiệm vận dụng giúp các em luyện tập cách vận dụng những gì mình vừa tìm kiếm được, và câu hỏi mở giúp các em mở rộng hơn nữa những kiến thức mình vừa ghi nhận được. Tuy phần việc các em phải làm là tương đối nhiều nhưng tất cả đều được sự hỗ trợ khá tích cực từ lớp học trực tuyến. Khi truy cập vào lớp học trực tuyến các em không chỉ nhanh chóng tìm được câu trả lời chính xác mà còn thu thập thêm được khá nhiều thông tin thú vị khác. Các thông tin này sẽ được các em HS ghi nhận lại và sử dụng để thảo luận trong các tiết học trên lớp. Tất cả Phiếu học tập của các bài có trong chương được tôi soạn sẵn, photo đóng thành tập và phát ra cho HS. Các em có thể chuẩn bị bài sẵn mà không hề thụ động, chờ đợi sự nhắc nhở của GV. Sau đây là 2 mẫu phiếu học tập của 2 bài có trong chương “Động lực học chất điểm”. PHIẾU HỌC TẬP BÀI 14 : ĐỊNH LUẬT I NEWTON Nếu không có lực tác dụng thì vật có thể tiếp tục chuyển động? CHUẨN BỊ Ở NHÀ GHI CHÚ BỔ SUNG 1. Quan niệm của Aristote. - Hãy nêu quan niệm của Aristote về việc muốn duy trì vận tốc đang có của một vật? ………………………………………………………………… 2. Thí nghiệm của Galileo. - Vẽ hình và mô tả lại thí nghiệm trên máng nghiêng của Galilê một cách ngắn gọn. - Nêu kết luận của thí nghiệm này. ………………………………………………………………… - So sánh quan điểm của Aristote và Galileo? ………………………………………………………………… 3. Định luật I Newton - Nêu nội dung định luật I Newton? ………………………………………………………………… 4. Ý nghĩa của định luật I Newton - Quán tính là gì? ………………………………………………………………… - Nêu các biểu hiện của quán tính? Cho ví dụ về các biểu hiện này? SƠ ĐỒ TÓM TẮT NỘI DUNG BÀI HỌC …………………………………………………………………………………… VẬN DỤNG BÀI 14 : 1. Hãy chọn câu đúng. Nếu một vật đang chuyển động dưới tác dụng của một lực mà lực tác dụng vào nó bỗng nhiên dừng lại thì A. vật lập tức dừng lại. B. vật chuyển động chậm dần rồi dừng lại. C. vật chuyển động chậm dần trong một thời gian, sau đó sẽ chuyển động thẳng đều. D. vật chuyển sang ngay trạng thái chuyển động thẳng đều. 2. Nếu thôi không tác dụng lực vào vật nhưng vật vẫn chuyển động thẳng đều là do A. không có ma sát. B. vật vẫn còn gia tốc. C. vật có quán tính. D. các lực tác dụng cân bằng nhau. 3. Một vật đang chuyển động với vận tốc không đổi thì lực tác dụng vào nó A. bằng 0 B. tỉ lệ với khối lượng của vật C. tỉ lệ với trọng lượng D. tỉ lệ với tốc độ CÂU HỎI MỞ 1. Tại sao quan niệm Aristote lại sai? 2. Tại sao ở nhiều nước lại bắt buộc người lái xe và những người ngồi trong xe ôtô phải khoác một đai bảo hiểm vòng qua ngực? 3. Có rất nhiều tai nạn giao thông có nguyên nhân là quán tính. Em hãy tìm một số ví dụ cho thấy điều đó. 4. Muốn rũ bụi trên quần áo ta thường làm như thế nào? Hãy giải thích vì sao phải làm như vậy ? 5. Tại sao một vận động viên muốn đạt thành tích tốt về môn nhảy cao lại phải luyện tập chạy nhanh? PHIẾU HỌC TẬP BÀI 15 : ĐỊNH LUẬT II NEWTON Làm cách nào vật thu được gia tốc? Gia tốc mà vật thu được liên hệ với các đại lượng khác như thế nào? CHUẪN BỊ Ở NHÀ GHI CHÚ BỔ SUNG 1. Định luật II Newton. a. Quan sát : Xem xét hiện tượng đẩy xe trên sàn nhà. Rút ra kết luận về liên hệ giữa vectơ gia tốc a với vectơ lực F và khối lượng m của vật? …………………………………………………………………… b. Định luật : Khái quát hóa các kết luận trên và nêu lên thành nội dung định luật II Newton? …………………………………………………………………… - Trong trường hợp vật đồng thời chịu tác dụng của nhiều lực nFFF ,..., 21 thì biểu thức của định luật II Newton sẽ được viết lại như thế nào? …………………………………………………………………… 2. Các yếu tố của vectơ lực - Từ hiểu biết về định luật II Newton, hãy nêu các yếu tố của vectơ lực về điểm đặt, phương, chiều và độ lớn? …………………………………………………………………… - Đơn vị đo lực là gì? Ý nghĩa của đơn vị đo lực? …………………………………………………………………… 3. Khối lượng và quán tính. - Từ định luật II Newton có kết luận gì về mối liên hệ giữa khối lượng và quán tính? …………………………………………………………………… Cho ví dụ nhằm làm rõ các kết luận trên. …………………………………………………………………… 4. Khối lượng và trọng lượng. - Từ định luật II Newton, hãy nêu mối liên hệ giữa khối lượng và trọng lượng. …………………………………………………………………… 5. Điều kiện cân bằng của một chất điểm. - Thế nào là trạng thái cân bằng? …………………………………………………………………… - Từ định luật II Newton rút ra điều kiện cân bằng của chất điểm? …………………………………………………………………… SƠ ĐỒ TÓM TẮT NỘI DUNG BÀI HỌC …………………………………………………………………………………… VẬN DỤNG BÀI 15 : 1. Câu nào sau đây đúng? A. Không có lực tác dụng thì các vật không thể tiếp tục chuyển động được. B. Một vật chịu tác dụng của một lực có độ lớn tăng dần thì chuyển động nhanh dần. C. Một vật có thể chịu tác dụng đồng thời của nhiều lực mà vẫn chuyển động thẳng đều. D. Không vật nào có thể chuyển động ngược chiều với lực tác dụng lên nó. 2. Từ công thức của định luật II Newton ta suy ra: A. Gia tốc có cùng hướng với lực B. Khối lượng của vật tỉ lệ với độ lớn của lực C. Vật luôn chuyển động theo hướng của lực tác dụng D. Cả 3 kết luận trên đều đúng m F  3. Vật khối lượng m = 2,0 kg đặt trên mặt sàn nằm ngang và được kéo nhờ lực F như hình bên. Biết F hợp với mặt sàn góc  = 600 và có độ lớn F = 2,0 N. Bỏ qua ma sát. Lấy g = 10 m/s2. Độ lớn gia tốc của vật khi chuyển động là A. 1,0 m/s2 B. 0,50 m/s2 C. 0,85 m/s2 D. 0,25 m/s2 CÂU HỎI MỞ 1. Cho biết đặc điểm của hệ 2 lực, hệ 3 lực cân bằng? 2. Tại sao máy bay càng nặng thì đường băng phải càng dài? 2.5.1.4 Tìm hiểu thực tế dạy học chương “Động lực học chất điểm” ở trường THPT Theo Phân phối chương trình lớp 10 THPT, môn vật lý của Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh trong năm học 2008 – 2009, chương “Động lực học chất điểm” được dạy từ tiết 19 đến tiết 36 trải dài trong 9 tuần, mỗi tuần 2 tiết. Trong đó, tổng số tiết lý thuyết của cả chương là 11 tiết, số tiết bài tập là 4 tiết, số tiết thực hành là 2 tiết và số tiết kiểm tra là 1 tiết. Như đã phân tích ở trên, các kĩ năng mà các em cần được rèn luyện trong chương này là khá nhiều nhưng số tiết bài tập là khá hạn chế (chỉ 4 tiết bài tập và 2 tiết thực hành để rèn luyện và vận dụng các kiến thức có trong 11 tiết lý thuyết). Chính vì lý do này mà hầu hết các trường THPT đều tăng số tiết dạy thực lên từ 4 đến 6 tiết / tuần. Đối với trường THPT Nguyễn Khuyến mà tôi tiến hành thực nghiệm sư phạm thì tiết thực dạy trên lớp của GV là 4 tiết/ tuần. Trong đó, đối với chương trình Nâng cao thì 3 tiết dành cho việc giảng dạy theo yêu cầu của phân phối chương trình, tiết còn lại được sử dụng cho việc hướng dẫn HS làm bài tập. Đây là một thuận lợi để GV có dịp rèn luyện thêm cho các em những kĩ năng cần thiết. Tuy nhiên, với đối tượng đầu vào là đối tượng HS trung bình thì khi dạy chương này GV ở trường Nguyễn Khuyến cũng gặp phải một số khó khăn nhất định. Khó khăn đầu tiên gặp phải là thời gian học trên lớp là khá ít so với lượng kiến thức cần cung cấp và lượng kĩ năng cần phải rèn luyện. Đây là một trong những chương khá quan trọng trong chương trình. Những kiến thức có trong chương sẽ là nền móng cho những chương học sau, và cả ở những năm học sau này. Vì vậy HS cần thêm rất nhiều thời gian để chuyển hoá các kiến thức đã học trên lớp thành kiến thức của riêng mình và tự rèn luyện thêm nữa các kĩ năng cần thiết trong chương. Thế nhưng khả năng tự học của HS lại hạn chế rất nhiều mặt. Các em khá thụ động trong việc tìm cách tự tiếp cận các nguồn tài liệu tham khảo như từ bạn bè, từ các sách tham khảo, từ nguồn thông tin trên Internet. Thêm vào đó, do thói quen ỷ lại, các vấn đề khó chưa được các em thật sự đầu tư suy nghĩ để giải quyết mà các em thường nghĩ đến giải pháp duy nhất là sự giúp đỡ của thầy cô trên lớp.Thói quen ít chịu động não, đầu tư thời gian để giải quyết vấn đề khi gặp khó khăn, không biết cách tự học đã dẫn đến việc các em học và vận dụng lý thuyết khá máy móc, lúng túng khi gặp những dạng bài mới, lạ so với bài giải mẫu được hướng dẫn trên lớp. Hơn thế nữa, do đặc điểm của lứa tuổi, sự phát triển của tự ý thức, nhu cầu tự khẳng định vị trí của mình trong tập thể, trong giai đoạn này cũng đem đến một số khó khăn nhất định về mặt tâm lý. Dù liên tục được GV khuyến khích nhưng chỉ cần vài sự chế giễu, nhận xét không hay từ phía các bạn cùng lớp do câu hỏi không thật sự cần thiết hay do câu trả lời không chính xác có thể làm các em trở nên rụt rè và ít phát biểu hơn. Càng ít phát biểu, GV lại càng ít có cơ hội sửa chữa, giúp đỡ các em. Tình trạng này kéo dài cho đến khi GV kiểm tra miệng hoặc cho làm kiểm tra trên lớp mới có thể phát hiện ra. Đến lúc này, thì việc củng cố. lấy lại phần kiến thức và những kĩ năng cơ bản ở những bài đã qua cho các em là rất khó khăn và mất nhiều thời gian. Ngoài những khó khăn chung thường gặp phải ở các chương học thì một trong những khó khăn khi HS học chương “Động lực học chất điểm” là kĩ năng phân tích, tổng hợp các vectơ lực. Các em thường không biết có hay không có những lực nào tác dụng lên vật, việc vẽ phương, chiều của những lực này cũng là một vấn đề. Chọn phương chiếu như thế nào cho phù hợp, phân tích các vectơ lực lên các phương khác nhau ra sao, đoạn nào là hình chiếu, sử dụng hàm lượng giác nào để tính giá trị của hình chiếu tương ứng, … thường làm các em HS lúng túng nhiều. Bên cạnh đó, một khó khăn cơ bản khác của các em là không hiểu được hiện tượng vật lý mà đề bài nói đến phải vận dụng kiến thức nào. Hay nói cách khác, HS chỉ thuộc và biết lý thuyết, khả năng vận dụng lý thuyết vào các bài toán còn hạn chế nhiều. Các em có thể làm lại các dạng bài tập mẫu một cách dễ dàng nhưng lại không biết cách nào tự làm một bài tập mới khi không có GV hướng dẫn cách làm. Lý do chính của vấn đề này là do quỹ thời gian trên lớp của GV khá hạn hẹp nên thông thường GV chỉ kịp hướng dẫn qua phần lý thuyết có trong SGK bằng cách dùng lời nói mô tả, giải thích nhanh cách làm một bài toán mẫu đơn giản. Các hiện tượng vật lý có trong bài vì vậy trở nên trừu tượng và khó hiểu hơn đối với HS. Cũng vì lý do thời gian mà các ứng dụng trong đời sống cũng không được quan tâm nhiều. GV thường chỉ nói qua hoặc đôi khi không nói đến. Môn học do đó cũng mất đi phần nào ý nghĩa đối với các em. Tuy là môn khoa học tự nhiên nhưng có khá nhiều em HS học thuộc lòng các bài học vật lý đến từng chữ, quên chữ đầu tiên thì sẽ không nhớ được chữ tiếp theo là gì. Cách học này thường vì điểm số, hoặc vì áp lực từ phía gia đình và GV hơn là vì lợi ích của kiến thức mà môn học đem lại cho bản thân các em. Và chính vì vậy ta thường thấy có hiện tượng HS học bài sau thì quên bài trước, sau khi kiểm tra xong một chương thì cũng không nhớ ra là mình đã học được những gì trong chương đó. Để giải quyết những khó khăn này, tôi đã nghĩ đến việc tìm kiếm và cung cấp cho các em thêm một hình thức học khác. Bên cạnh việc cung cấp và rèn luyện thêm các kĩ năng cần thiết cho các em, hình thức học này sẽ như bước đệm ban đầu giúp tăng cường tính độc lập, tự tin và quan trọng hơn nữa là giúp cho HS bước đầu biết cách tự học hiệu quả. Đó chính là hình thức học với LHVLTT và gói phần mềm hỗ trợ khá hiệu quả - Moodle. 2.5.2. Giai đoạn 2 : Tìm hiểu về ứng dụng hỗ trợ cho việc xây dựng lớp học vật lý trực tuyến – Hệ thống Moodle 2.5.2.1. Moodle là gì? Hiện nay trên thế giới đã có khá nhiều hệ thống hỗ trợ cho việc xây dựng và quản lý lớp học trực tuyến, có thể kể đến như hệ thống thương mại Blackboard, WebCT hay hệ thống mã nguồn mở Moodle. Trong số này, hệ thống mã nguồn mở Moodle hiện đang được quan tâm đến khá nhiều không chỉ bởi tính cộng đồng rộng rãi mà còn bởi những tính năng hỗ trợ khá phù hợp cho việc xây dựng các lớp học trực tuyến. Việc so sánh các tính năng của Moodle với những hệ thống trên có thể được trình bày bằng bảng sau : [34] Bảng 2.2 Bảng đối chiếu một số tính năng của hệ thống Moodle với hệ thống Blackboard và Web CT Tính năng Blackboard WebCT Moodle Up load và chia sẻ tài liệu Có Có Có Tạo một trang web và soạn thảo với html online Không Có Có Thảo luận online Có Có Có Đánh giá HS Không Có Có Chat Online Có Có Có Xem thông tin của các HS khác Không Không Có Khảo sát và điều tra Có Có Có Bảng xếp hạng Có Có Có HS tự đánh giá bài làm của mình Không Không Có Nhóm HS Có Có Có Nhật ký HS Không Không Có Đánh dấu thuật ngữ Không Không Có Ngoài ra, các so sánh với những hệ thống khác có thể xem tại địa chỉ Tất cả các so sánh đều cho thấy Moodle là phù hợp nhất cho e-learning. Moodle (Modular Object – Oriented Dynamic Learning Enviroment [45]) là ứng dụng tin học chạy trên mạng (mạng cục bộ hoặc mạng Internet) phát triển dựa trên ngôn ngữ PHP (ngôn ngữ được dùng bởi các công ty web lớn như Yahoo, Flick, Baidu, Digg, CNET), được cung cấp miễn phí với mục đích đưa ra các khoá học (course) dựa trên Internet và website được sáng lập vào năm 1999 bởi Martin Dougiamas, người hiện đang tiếp tục điều hành và phát triển chính của hệ thống này. Moodle có chức năng là một hệ thống quản lí học tập (Learning Managemenet System – LMS hoặc Virtual Learning Environment – VLE), là một công cụ quan trọng để xây dựng hệ thống e-learning, hỗ trợ học tập trên mạng. [45] Tính đến tháng 6 năm 2009, theo thống kê của Martin tại trang cho ta những số liệu khá thuyết phục về số người sử dụng Moodle như sau : Bảng 2.3 Thống kê số sử dụng hệ thống Moodle (tính đến tháng 6/2009) Số site đăng ký sử dụng 40,820 Số quốc gia 203 Số khoá học 2,426,453 Số người dùng 26,481,112 Số GV tham gia 1,445,701 Số bài đưa lên diễn đàn 35,281,076 Số nguồn tài nguyên 20,090,182 Các số liệu thu được từ thống kê tự động của hệ thống cho ta thấy số lượng người sử dụng và khai thác Moodle hiện nay là khá đông. Trên 200 quốc gia với hơn 40 nghìn site sử dụng, mở ra đến gần 2.5 triệu khóa học đã cho thấy mức độ phổ biến và hiệu quả mà Moodle đem lại. Và hiện nay, số người đăng ký sử dụng Moodle ngày một nhiều hơn. Cộng đồng Moodle tai phát triển khá mạnh tạo điều kiện cho mọi người trao đổi thông tin về các khoá học, các thắc mắc về hệ thống cũng sẽ nhanh chóng được cộng đồng này chia sẻ, giúp đỡ. Càng nhiều khoá học trực tuyến ra đời sẽ tạo ra càng nhiều cơ hội cho mọi người được tiếp cận với những bài giảng hay nhất và phù hợp nhất. 2.5.2.2. Các chức năng nổi bật của Moodle Cũng theo trang web [53] và một số trang web khác, các chức năng nổi bật của Moodle phù hợp với việc xây dựng lớp học trực tuyến đã được khá nhiều người đồng tình có thể được kể đến là  Chức năng quản lý khoá học Site được quản lý bởi một người quản trị, được xác định trong quá trình cài đặt. Người quản trị site có khả năng phân quyền cho người dùng dưới nhiều mức độ. Với vai trò là GV, người dùng có thể điều khiển tất cả các thiết lập cho khoá học. Có nhiều định dạng cho khoá học như theo tuần, theo chủ đề hoặc một cuộc thảo luận về một vấn đề nào đó. Các hỗ trợ cho khoá học cũng rất đa dạng như diễn đàn, bài thi, các nguồn tài nguyên, các lựa chọn, bài tập lớn, chat, …Các hoạt động này rất dễ dàng đưa vào khoá học và được sắp xếp tùy theo mục đích của mỗi GV. Những hoạt động của HS, bao gồm lần truy cập cuối cùng, điểm số khi tham gia các bài kiểm tra, các bài viết mà HS đã đọc, những thay đổi gần nhất, … đều được cập nhật một cách liên tục và GV hoàn toàn có thể tải về máy để có cái nhìn tổng quan về các HS tham gia khoá học. Chức năng tích hợp e-mail của Moodle sẽ gửi các bản sao các bài viết trên diễn đàn, thông tin phản hồi của GV, các tin nhắn của các thành viên, … được gửi đến hộp thư của các thành viên. Điều này sẽ giúp cho GV và tât cả các thành viên trong lớp học có mối liên hệ thường xuyên với nhau hơn. Các khoá học còn có thể đóng gói thành một tập tin nén .zip bằng cách sử dụng chức năng sao lưu. Các khoá học này có thể được phục hồi trên bất kỳ hệ thống nào sử dụng Moodle.  Chức năng tạo ra các tài nguyên tĩnh Tài nguyên tĩnh là loại tài nguyên mà người học chỉ có thể xem nhưng không thể tương tác với tài liệu. Trong Moolde có hỗ trợ GV tạo ra các loại tài nguyên tĩnh: + Một trang văn bản, một nhãn + Một trang web + Một liên kết tới website khác + Các thư mục, các tập tin được tải lên + Các chữ, hình ảnh, công thức toán học Chức năng này giúp cho GV có thể chuẩn bị trước ở máy tính cá nhân trước khi upload lên lớp học.  Chức năng tạo ra các tài nguyên tương tác Các tài nguyên tương tác là các tài nguyên mà người dùng có thể tương tác với tài liệu, xây dựng tài liệu (trả lời câu hỏi, nhập văn bản, tải tập tin lên, …). Có 6 loại modun: bài tập lớn (assignment), lựa chọn (choice), nhật ký (journal), bài học (lesson), bài thi (quiz), điều tra, khảo sát (survey) - Modun bài tập lớn : Dùng để giao và nộp các nhiệm vụ trực tuyến hoặc ngoại tuyến. GV có thể chỉ ra hạn cuối, điểm tối đa cho các bài tập lớn, mức độ nộp muộn được hiển thị và quy định rõ ràng. Về phía học viên, họ có thể tải lên các bài tập lớn, ở bất kỳ định dạng nào, tới máy chủ và được đánh dấu ngày nộp. Đối với mỗi bài tập lớn, đặc biệt toàn bộ thành viên trong lớp học có thể truy cập cho điểm và ghi chú. Các thông tin phản hồi từ phía GV được thêm vào trang tổng kết bài tập lớn của mỗi thành viên, và các thông báo được gửi đi qua email. - Modun lựa chọn : GV tạo ra một câu hỏi và một số các lựa chọn cho học viên, các kết quả được gửi lên để học viên xem. Modun này được sử dụng để thực hiện các cuộc điều tra nhanh chóng về vấn đề đang quan tâm. - Modun nhật kí : modun này giúp các thành viên lưu lại các ý tưởng, ghi chú trong suốt quá trình học. - Modun bài học : Cho phép GV tạo và quản lý một loạt các trang được kết nối với nhau. Mỗi trang có thể kết thúc bởi một câu hỏi. HS trả lời câu hỏi, sau đó sẽ đi tiếp, lùi hoặc ở nguyên vị trí cũ là tùy vào kết quả trả lời của HS và mục đích của GV. - Modun bài thi : cho phép GV tạo tất cả các dạng câu hỏi như đúng – sai, nhiều lựa chọn, trả lời câu hỏi ngắn, …Với modun này, GV có thể tạo ra một ngân hàng câu hỏi và sử dụng lại trong các bài thi khác nhau. Các câu hỏi được lưu trữ dưới dạng các thư mục dễ truy cập chúng từ bất kỳ vị trí nào trên hệ thống. GV hoàn toàn có thể đưa ra các thiết lập cho những bài thi mà học viên sẽ làm như số câu ở mỗi bài, thời gian làm bài, cách tính điểm, các bài thi có thể làm được nhiều lần hay không, học viên có thể xem các thông tin trả lời hay không, …Các bài thi ở mỗi lần xuất ra đều được đảo thứ tự câu hỏi, câu trả lời một cách ngẫu nhiên. - Modun điều tra, khảo sát : modun này giúp cho GV làm cho các lớp học trên mạng thêm hiệu quả, bằng cách cung cấp một tập các câu hỏi điều tra.  Chức năng tạo ra các tài nguyên tương tác với người khác Các tài nguyên này giúp cho học viên và GV có thể tương tác với nhau, trao đổi, thảo luận và góp ý. Trong Moodle có 5 loại : chat, diễn đàn (forum), thuật ngữ (glossary), wiki, hội thảo (workshop) - Modun chat : cho phép trao đổi thông tin theo thời gian trực tuyến. Tất cả các phiên chat đều được ghi lại cho các học viên khác xem lại. - Modun diễn đàn : các cuộc thảo luận được phân chi chủ đề cho phép người học trao đổi các vấn đề được họ quan tâm. - Modun bảng thuật ngữ : giúp tạo ra một bảng các thuật ngữ được sử dụng trong lớp học. Modun này được sử dụng như một từ điển giúp HS tra cứu các từ đã học một cách thuận tiện và nhanh chóng. - Modun wiki : giúp xây dựng và quản lý các trang thông tin do nhiều thành viên cùng hợp tác phát triển. Đặc điểm của wiki là mọi người đều có thể chỉnh sửa, thêm mới, bổ sung thông tin trên các trang tin. - Modun hội thảo : mọi hoạt động của các thành viên đều được mọi người tham gia nhận xét, đánh giá. Với những chức năng khá phong phú và phù hợp cho việc xây dựng lớp học trực tuyến như trên, tính đến nay đã có khá nhiều trường Đại học, Cao đẳng sử dụng Moodle để xây dựng các lớp học trực tuyến cho một số các chuyên ngành đào tạo. (Xem phần phụ lục để biết một số trường cụ thể) 2.5.3. Giai đoạn 3 : Xây dựng nội dung lớp học vật lý trực tuyến Các bước xây dựng LHVLTT được tiến hành như sau :  Xây dựng offline các nội dung cơ bản của lớp học. Để tiết kiệm thời gian các nội dung cơ bản của LHVLTT được xây dựng trước trên máy tính cá nhân từ sơ đồ bài học, nội dung bài học, những ứng dụng trong đời sống, … cho đến các câu trắc nghiệm và những phản hồi cho các câu. Những nội dung này được xây dựng theo các tiêu chí đã được đặt ra từ trước cho LHVLTT.  Lựa chọn trang web phù hợp. Liên hệ với admin của trang Sau khi tìm hiểu về về nội dung và mục tiêu mà chư

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf89977LVVLPPDH041.pdf
Tài liệu liên quan