MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: MÔI TRƯỜNG VĂN HÓA VÀ VAI TRÒ CỦA XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG VĂN HÓA TRONG SỰ NGHIỆP ĐỔI MỚI 7
1.1. Quan niệm về môi trường văn hóa 7
1.2. Vai trò của xây dựng môi trường văn hóa trong sự nghiệp đổi mới 30
Chương 2: THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG VĂN HÓA Ở THÀNH PHỐ HẠ LONG 43
2.1. Khái quát chung về thành phố Hạ Long 43
2.2. Thực trạng xây dựng môi trường văn hóa ở thành phố Hạ Long 54
Chương 3: NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐẨY MẠNH XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG VĂN HÓA Ở THÀNH PHỐ HẠ LONG TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI HIỆN NAY 80
3.1. Nhóm giải pháp về tổ chức chỉ đạo xây dựng môi trường văn hóa 81
3.2. Nhóm giải pháp về thực hiện chương trình, kế hoạch xây dựng môi trường văn hóa 94
KẾT LUẬN 117
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 120
124 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1784 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Xây dựng môi trường văn hóa ở thành phố Hạ Long trong thời kỳ đổi mới hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lần thứ VI, thành phố Hạ Long bắt đầu có những đổi thay căn bản. Đặc biệt là từ khi đất nước bước vào thời kỳ "đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa" (1996), diện mạo của thành phố từng bước được khởi sắc. Sự kiện sát nhập thị xã Hòn Gai và thị trấn Bãi Cháy để thành lập thành phố Hạ Long theo Nghị định 102 NĐ/CP của Thủ tướng Chính phủ ngày 27/12/1993 càng có ý nghĩa quan trọng trong việc động viên nhân dân toàn thành phố phát huy mọi khả năng, lợi dụng mọi tiềm năng, tạo mọi điều kiện để xây dựng và phát triển thành phố, đưa Hạ Long trở thành một đô thị hiện đại.
2.2.1. Khái quát về môi trường văn hóa thành phố Hạ Long
Điểm qua diện mạo thành phố, ta thấy rõ những đổi thay của một đô thị đang trên đà phát triển. Hệ thống giao thông trong thành phố được sửa chữa, nâng cấp và xây mới, một số trục đường quan trọng như đường quốc lộ 18A, đoạn qua thành phố (dài 30 km, mặt đường rộng từ 7 - 18m) hiện đang được cải tạo nâng cấp thành đường cấp 3; quốc lộ 18B, đoạn dài gần 50 km (bao quanh thành phố) được rải cấp phối; đường nội thị có tổng chiều dài 500 km, trong đó đã hoàn thành được một số trục đường chính rộng 25 - 35 m như đường du lịch Bãi Cháy, đường Phố Mới; các tuyến đường lớn như đường bao biển từ Cọc 3 đến Cọc 5, đường bao biển Vựng Đâng đang hình thành. Thành phố đang phát triển theo quy hoạch với tốc độ xây dựng khá nhanh, ở phía Đông (khu vực Hòn Gai), dọc theo vành đai quanh thành phố nhanh chóng mọc lên các dãy nhà cao tầng có kiến trúc hiện đại, đẹp mắt, các Kho than 1, Kho than 2 đã được triển khai xây dựng thành những khu chung cư hiện đại; phía Tây (khu vực Bãi Cháy) đang được nâng cấp thành trung tâm du lịch lớn của tỉnh; nhiều khu phố mới mọc lên dọc những trục đường mới mở hội đủ các cấp độ kiến trúc hiện đại tạo cảm giác về một sức trẻ đầy triển vọng. Cầu Bãi Cháy (được dự kiến thay thế cho hệ thống phà đò bắc qua eo Cửa Lục, nối 2 vùng phía Đông và phía Tây của thành phố) đã bắt đầu được triển khai xây dựng theo một quy mô hiện đại và độc đáo bậc nhất Đông Nam á, sẽ vừa đem lại sự thuận lợi về giao thông, sinh hoạt vừa tạo thêm vẻ hoành tráng, khỏe khoắn cho thành phố du lịch nổi tiếng xinh đẹp và thơ mộng này. Những bãi đất hoang ven biển đầy cỏ dại nay trở thành các thiết chế văn hóa quan trọng của thành phố như Thư viện tỉnh, Cung thiếu nhi, Công viên thành phố, Công viên Hoàng Gia... hay một số công trình văn hóa, khu vui chơi nghỉ mát như Đài tưởng niệm, nhà thi đấu thể thao, bãi tắm... đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa tinh thần ngày càng cao của nhân dân.
Cùng với tốc độ đô thị hóa nhanh của thành phố, các hoạt động xây dựng cuộc sống mới của người dân cũng được chú trọng đẩy mạnh. Từ khi thực hiện đường lối đổi mới của Đảng đến nay, thành phố Hạ Long luôn là đơn vị dẫn đầu tỉnh về xây dựng nếp sống văn minh (NSVM), gia đình văn hóa (GĐVH).
Nhờ có sự năng động tích cực của các cấp lãnh đạo và sự hưởng ứng nhiệt tình của mọi tầng lớp nhân dân, các phong trào xây dựng MTVH và đời sống văn hóa (ĐSVH) ở các xã, phường đã góp phần đáng kể điểm tô diện mạo của thành phố. Các phong trào "Xây dựng nếp sống văn minh đô thị", "Vì Hạ Long xanh - sạch - đẹp", "Ra quân làm sạch đường phố", "Phòng chống tệ nạn xã hội", "Xây dựng gia đình văn hóa mới"... liên tiếp được phát động, triển khai một cách cụ thể, có chất lượng. Các buổi lễ phát động phong trào được tổ chức theo quy mô toàn thành phố, đến tận các địa bàn dân cư, từng cơ quan, đơn vị tạo nên một sự hưởng ứng khá đồng bộ, cho hiệu quả hoạt động tốt.
Các hoạt động trên cùng với nhiệm vụ "xã hội hóa các hoạt động văn hóa" được đông đảo nhân dân tham gia, ủng hộ đã tạo nên một không khí tích cực, sôi động ở nhiều nơi trên địa bàn thành phố. Trong ba năm (1998 - 2000) đã có 10/18 phường xã có sân chơi cho thiếu nhi với kinh phí hàng tỷ đồng từ nguồn đóng góp. Năm 2001, phong trào chỉnh trang đô thị được tiến hành theo phương châm "Nhà nước và nhân dân cùng làm", trong đó Nhà nước chi 60% ngân sách, nhân dân đóng góp 40% kinh phí để "bê tông hóa" đường tiểu mạch; tổng số tiền nhân dân đóng góp lên đến 15 tỷ đồng [41, tr. 3].
Nhiều hoạt động văn hóa do nhân dân tự tổ chức như các buổi sinh hoạt, biểu diễn văn nghệ tại khu phố, hội diễn văn nghệ cấp phường, xã... hoạt động đều tay, làm phong phú thêm đời sống văn hóa tinh thần ở các địa phương.
Phong trào xây dựng NSVM, GĐVH được phát triển sâu rộng đã góp phần giảm thiểu, ngăn ngừa TNXH và những hủ tục lạc, hậu mê tín dị đoan. Nếp sinh hoạt nơi công sở cũng có nhiều chuyển biến tốt, ý thức văn minh cộng đồng đã phát triển sâu rộng. Phong trào "xanh - sạch - đẹp" được triển khai thành các hoạt động cụ thể và được đông đảo nhân dân ở các cụm dân cư tham gia như: khơi cống rãnh thoát nước, đổ rác đúng nơi quy định, trồng cây xanh làm đẹp nhà, đẹp đường phố. Các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh được tu bổ, giữ gìn. Các hoạt động văn hóa, thể dục thể thao (TDTT) được tổ chức thường xuyên với nhiều hình thức phong phú trong các dịp lễ, tết như: bơi lội, đua thuyền, vật dân tộc, cờ tướng, cầu lông, bóng bàn...
Tất cả các hoạt động trên đã góp phần tạo vẻ đẹp cảnh quan đô thị, bảo vệ môi trường sinh thái của thành phố, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, phát huy những nét độc đáo của văn hóa Hạ Long, tạo nên sức thu hút mạnh mẽ khách du lịch. Bởi vậy, lượng khách du lịch đến thành phố ngày một tăng, làm cho du lịch ngày càng khẳng định vị trí ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế của thành phố (xem bảng 2.1).
Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu về ngành du lịch
TT
Đơn vị
1990
1995
2000
Tăng trưởng BQ 96-2000
1
Số lượt khách du lịch
Người
60.150
239.685
1.151.600
36,88
Trong đó: Khách quốc tế
10.592
111.300
462.928
32,99
Khách trong nước
49.558
128.385
688.672
39,93
2
Doanh thu du lịch
Tr. đ
7,8
52.682
248.837
36,41
Nguồn: Phòng Thống kê thành phố Hạ Long, 2000.
Có thể nói, mọi lĩnh vực hoạt động của thành phố trong thời kỳ đổi mới đều thể hiện sự quyết tâm và ý chí phấn đấu vươn lên cao độ của nhân dân thành phố. Sự khởi sắc đáng tự hào về diện mạo của thành phố dự báo việc trở thành một đô thị hiện đại của thành phố Hạ Long không còn là viễn cảnh xa xôi. Thành phố đang có tốc độ đô thị hóa nhanh, không chỉ trong địa bàn mà còn lan tỏa ra các vùng xung quanh. Đời sống vật chất của nhân dân từng bước được cải thiện, nhu cầu hưởng thụ văn hóa ngày một cao, các sinh hoạt văn hóa tinh thần ngày càng thêm phong phú, có chất lượng. Các hoạt động xây dựng NSVM, xây dựng ĐSVH cơ sở được triển khai thực hiện có tổ chức, có nề nếp và thường xuyên, tạo cho người dân ý thức tự giác tham gia vào các hoạt động văn hóa vừa để thỏa mãn nhu cầu văn hóa của mình, vừa góp phần làm sinh động, lành mạnh và phong phú hơn các giá trị văn hóa cộng đồng.
Điểm qua một cách khái quát diện mạo của thành phố như trên có thể thấy, thành phố Hạ Long từ khi đổi mới đã mang một sắc diện mới, đang trên đà phát triển theo hướng đô thị hóa để trở thành một đô thị văn minh, hiện đại. Tuy nhiên, để hiểu được một cách chính xác thực trạng của MTVH Hạ Long cần phải đi sâu khảo sát ở một số lĩnh vực cụ thể.
2.2.2. Những thành tựu và hạn chế trong quá trình xây dựng môi trường văn hóa ở thành phố Hạ Long thời gian qua
Về lĩnh vực chính trị tư tưởng
Một cách chung nhất, chính trị là mối quan hệ giữa các giai cấp và giữa các cộng đồng quốc gia, là sự tham gia của nhân dân vào các công việc của nhà nước và xã hội. Chính trị là tổng hợp những phương hướng, mục tiêu và hoạt động thực tiễn chính trị của các giai cấp, đảng phái, nhà nước để thực hiện đường lối của mình đề ra, có ảnh hưởng tới toàn bộ các lĩnh vực của đời sống xã hội và đời sống của từng cá nhân. Một nền chính trị vững chắc sẽ là nền tảng cho việc giữ vững sự ổn định và phát triển lâu dài của xã hội theo hướng lành mạnh, bền vững. Mặt khác, chính trị bao giờ cũng là biểu hiện tập trung của trình độ phát triển kinh tế, văn hóa và xã hội. Bởi vậy, muốn phát triển kinh tế xã hội, muốn xây dựng MTVH trong sạch, lành mạnh trước hết phải tạo lập cho được một môi trường chính trị lành mạnh và nhân văn.
Nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng và ảnh hưởng của việc giữ vững ổn định chính trị làm cơ sở cho sự tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hóa của thành phố, từ khi đổi mới, các cấp ủy Đảng của thành phố luôn quan tâm chỉ đạo và tổ chức các hoạt động chính trị của thành phố một cách đầy đủ và có chất lượng. Công tác tư tưởng được thực hiện một cách khoa học, có tác dụng chỉ đạo, khơi nguồn cho hoạt động chính trị đều khắp ở các địa phương, các đơn vị. Hàng năm đã tổ chức các đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong toàn Đảng bộ thành phố về học tập, triển khai thực hiện các Nghị quyết của Đảng. Thường xuyên thông báo tình hình thời sự trong nước và quốc tế, phổ biến tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện chủ trương đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước ở 18/18 phường xã trên địa bàn thành phố. Năm 2001, Thành ủy Hạ Long đã tổ chức được hai lớp học tập nghị quyết cho các cán bộ chủ chốt của thành phố và các cán bộ lãnh đạo tỉnh đã nghỉ hưu. Tính đến ngày 31-12-2001 đã có 95/95 cơ sở Đảng triển khai học tập nghị quyết, đạt tỷ lệ 100%. Trung tâm Bồi dưỡng chính trị của thành phố trong hai năm 2000 - 2001 đã tổ chức được 50 lớp cho 4.002 học viên để bồi dưỡng lý luận chính trị, kiến thức quản lý nhà nước, nghiệp vụ công tác Đoàn, công tác Đảng, bồi dưỡng phát triển đảng viên mới... cho cán bộ đảng viên, đoàn viên, hội viên từ cơ sở đến thành phố [41, tr. 8]
Quán triệt Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2) về việc kiểm điểm tự phê bình và phê bình, năm 2001, đã tổ chức đánh giá 51 cán bộ chủ chốt thành phố, bổ nhiệm có thời hạn 45 đồng chí, đề bạt điều động 21 đồng chí, bố trí công tác khác 6 đồng chí [41, tr. 9].
Hoạt động bồi dưỡng, kết nạp đảng viên mới được thực hiện thường xuyên, có chất lượng; trong hai năm 2000, 2001 kết nạp 631 đảng viên mới [41, tr. 9]. Song song với việc đẩy mạnh các hoạt động chính trị, công tác kiểm tra của thành phố cũng được tiến hành một cách nghiêm túc. Năm 2000, các cơ sở Đảng đã tiến hành 179 cuộc kiểm tra, tiếp nhận và giải quyết 40 đơn thư khiếu nại, tố cáo (tăng 60% so với năm 1999) [40, tr. 9]. Năm 2001, ủy ban kiểm tra cơ sở đã tiến hành kiểm tra 183 cuộc, đạt 100% kế hoạch. Cấp ủy cơ sở kiểm tra kịp thời 114 đảng viên có dấu hiệu vi phạm, trong đó có 21 đồng chí là cấp ủy viên cơ sở và chi ủy viên [41, tr. 10].
Có thể nói, ở lĩnh vực chính trị - tư tưởng, trong thời kỳ đổi mới, đặc biệt là những năm gần đây, Đảng bộ và nhân dân thành phố Hạ Long đã có nhiều cố gắng trong việc giáo dục, bồi dưỡng nâng cao nhận thức đảng viên. Có sự thống nhất tư tưởng trong Đảng về chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, về quan điểm, đường lối đổi mới của Đảng, vì vậy đã tạo được sự ổn định chính trị - xã hội của thành phố. Sự vươn lên mạnh mẽ của thành phố trong những năm qua là kết quả tất yếu bởi được tạo đà phát triển từ một nền tảng chính trị - tư tưởng vững chắc. Tuy nhiên, trong lĩnh vực này, bên cạnh những kết quả trên vẫn còn bộc lộ những thiếu sót, khuyết điểm cần khắc phục.
Về chất lượng đảng viên có những điểm đáng lo ngại. Trong hai năm 2000 - 2001 có 49 đảng viên bị xử lý kỷ luật (do vi phạm chính sách, pháp luật: 37 người, vi phạm phẩm chất, lối sống: 4 người,...), trong đó có một số là cấp ủy viên cơ sở. Công tác kiểm tra năm 2001 cho thấy, trong số 62 tổ chức cơ sở Đảng được kiểm tra có 22 tổ chức có dấu hiệu vi phạm [41, tr. 10]. Con số này nói lên những bất cập về trình độ nghiệp vụ, sự yếu kém về ý thức trách nhiệm, chất lượng hoạt động của một số tổ chức cơ sở Đảng, đòi hỏi mau chóng có các biện pháp tích cực để chấn chỉnh, uốn nắn kịp thời, tạo nên sự ổn định vững chắc về chính trị - xã hội của thành phố. Đây cũng là điều kiện quan trọng để tạo lập MTVH trong sáng, lành mạnh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hóa của thành phố trong thời kỳ đổi mới...
Về lĩnh vực đạo đức - xã hội
Với một nền kinh tế phát triển, xã hội ổn định, an ninh chính trị được giữ vững, không có điểm nóng, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm, vấn đề đạo đức - xã hội ở thành phố Hạ Long trong thời kỳ đổi mới có nhiều điểm đáng khích lệ.
Tốc độ đô thị hóa nhanh và xu hướng phát triển của xã hội hiện đại đã làm hình thành những nét mới trong giá trị văn hóa và chuẩn mực đạo đức, trước hết là ở tính năng động, tính tích cực công dân được phát huy, sở trường và năng lực cá nhân được khuyến khích trên nhiều lĩnh vực: công tác, học tập, tham gia hoạt động xã hội. Đây là nguyên nhân chủ yếu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của thành phố trong những năm gần đây, đóng góp quan trọng cho kinh tế của toàn tỉnh: Năm 2001, tổng giá trị sản phẩm của tỉnh (GDP) tăng 12% so với năm 2000; sản xuất công nghiệp tăng 17,2%; sản xuất thủy sản tăng 15,8%..., nâng tổng vốn đầu tư toàn tỉnh lên 5.700 tỷ đồng, tăng 30% so với năm 2000 [41, tr. 2].
ở mỗi địa phương cơ sở, trong từng đơn vị công tác, không khí dân chủ được phát huy mạnh mẽ theo phương châm "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra" là nét mới trong đạo đức xã hội, trái ngược với thói gia trưởng, quan liêu, sách nhiễu, cửa quyền... trong cơ chế tập trung, quan liêu bao cấp trước đây, tạo điều kiện cho người dân được trực tiếp biết đến những chủ trương, kế hoạch hoạt động của đơn vị, tổ chức; được đóng góp ý kiến xây dựng biện pháp hành động; được trực tiếp tham gia các hoạt động, tham gia vào việc kiểm tra, đánh giá hoạt động của đơn vị. Những nét mới này đem lại cho người dân thành phố niềm tin tưởng phấn khởi và ý thức lao động sáng tạo, phát huy năng lực của mình đóng góp cho thành phố, quê hương. Năm 2000, Thành ủy đã thực hiện hai cuộc kiểm tra theo kế hoạch về công tác thu chi ngân sách ở các Đảng bộ phường, xã và công tác quản lý việc tổ chức dạy thêm, học thêm trên địa bàn thành phố, phát hiện và chấn chỉnh 59 nhóm lớp dạy thêm, học thêm trái quy định của Nhà nước [40, tr. 9]. Công tác kiểm tra giám sát của Hội đồng nhân dân các cấp được tăng cường. Việc tiếp xúc với cử tri diễn ra dân chủ, thẳng thắn. Trong năm 2000 đã tổ chức 284 cuộc tiếp xúc với 12.400 đại biểu cử tri, tiếp thu 1.341 ý kiến của cử tri và nhân dân phản ánh, giải quyết 99/117 đơn thư của dân, đạt 84,6% [40, tr. 10]. Đây là những hoạt động tích cực của các cấp lãnh đạo và nhân dân thành phố nhằm thực hiện dân chủ, phát hiện kịp thời và phòng ngừa, ngăn chặn các vụ việc tiêu cực vi phạm quyền dân chủ của nhân dân.
Những hoạt động tích cực nhằm xây dựng đạo đức mới còn được thể hiện rõ nét ở lớp thanh niên trẻ - lực lượng hùng hậu của thành phố - có khả năng tiếp thu nhanh những kiến thức mới, có ý chí vươn lên lập thân, lập nghiệp, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Năm 2001, phong trào học tập rèn luyện vì ngày mai lập nghiệp thu hút 10.240 lượt đoàn viên tham gia; phong trào thanh niên tình nguyện, hiến máu nhân đạo được thực hiện có kết quả tốt; chương trình thanh niên tham gia phát triển công nghiệp và dịch vụ có 19 sáng kiến, làm lợi cho nhà nước 172 triệu đồng [41, tr. 9].
Thành quả nổi bật nhất trong lĩnh vực đạo đức xã hội được thể hiện thông qua việc hình thành ý thức đạo đức mới, thiết lập các mối quan hệ, xây dựng các hành vi ứng xử cộng đồng của mọi người dân. Phát huy truyền thống đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ nhau theo tinh thần "lá lành đùm lá rách", hàng loạt các phong trào hoạt động được tổ chức và triển khai một cách thường xuyên, sâu rộng đã cho những kết quả rất tốt đẹp. Đó là các phong trào "Đền ơn đáp nghĩa", "Xóa đói giảm nghèo", giúp nhau làm kinh tế gia đình, cứu trợ đồng bào vùng thiên tai, bão lụt... cùng một số các hoạt động từ thiện, khuyến học, giúp đỡ trẻ em mồ côi, tàn tật và người già cô đơn..., xây dựng nếp sống văn minh trong ma chay, cưới xin... được nhân dân đồng tình ủng hộ. Tính đến hết năm 2001, thành phố đã có 8/20 phường, xã được tỉnh công nhận hoàn thành nâng cao đời sống cho đối tượng chính sách. Phong trào xây dựng quỹ đền ơn đáp nghĩa được duy trì thường xuyên, kết quả là chỉ riêng năm 2001, tổng số tiền đóng góp vào quỹ "Đền ơn đáp nghĩa" của thành phố là 500 triệu đồng [41, tr. 2]. Hiện nay, số đối tượng chính sách của thành phố là: 1.035 gia đình liệt sĩ, 1.185 thương bệnh binh, 4 bà mẹ Việt Nam anh hùng, 14 cán bộ lão thành cách mạng... Mặc dù còn nhiều khó khăn, thành phố đã quan tâm giải quyết tốt chế độ chính sách cho các đối tượng trên. Đến năm 2001 đã xây dựng được 55 nhà tình nghĩa, cấp 930 thẻ bảo hiểm y tế cho thương bệnh binh và gia đình liệt sĩ, tặng 54 sổ tiết kiệm và trợ cấp ưu đãi năm 2001 là 3,374 tỷ đồng cho đối tượng chính sách [40, tr. 6].
Đã từ nhiều năm nay, thành phố chú trọng chỉ đạo triển khai các phong trào xây dựng NSVM, GĐVH, khối phố văn hóa, phường xã lành mạnh. Các phong trào này được gắn với phong trào "Xóa đói giảm nghèo", "Toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư", "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa"... tạo nên một không khí phấn khởi trong đời sống xã hội, ảnh hưởng tốt đến môi trường đạo đức cộng đồng. Đến năm 2001 đã xây dựng được 32 khu phố văn hóa trên địa bàn thành phố [41, tr. 2]. Tham gia vào các hoạt động này, nhận thức về trách nhiệm và nghĩa vụ của công dân, ý thức tự giác tham gia vào các hình thức sinh hoạt cộng đồng và lao động công ích để xây dựng cuộc sống mới, xây dựng NSVM đô thị của người dân thành phố được nâng lên rõ rệt. ý thức chính trị, tính tích cực công dân được khơi dậy, các sinh hoạt thiếu lành mạnh, vi phạm đạo đức xã hội như trộm cắp, bói toán, mê tín dị đoan, phá rối trật tự trị an... bị dư luận lên án và ngăn chặn.
Một số vấn đề xã hội có ảnh hưởng tích cực đến việc xây dựng môi trường đạo đức ổn định, trong sạch như: giải quyết công ăn việc làm, chăm sóc sức khỏe cho người dân, phòng chống TNXH cũng được thành phố hết sức quan tâm.
Việc làm luôn là vấn đề bức xúc và được thành phố tập trung chỉ đạo, giải quyết. Với nhiều cố gắng nỗ lực, từ năm 1991 đến năm 2000 số lao động giải quyết việc làm của thành phố là 26.019 người [53, tr. 3] (xem bảng 2.2).
Bảng 2.2: Tình hình giải quyết việc làm từ năm 1991 đến năm 2000
Năm
1991
1992
1993
1994
1995
1996
1997
1998
1999
2000
Số lao động giải quyết việc làm
1.876
2.000
2.067
2.100
2.350
2.500
2.800
3.098
3.262
3.966
Nguồn: Phòng Tổ chức - Lao động - Thương binh xã hội thành phố Hạ Long, 2001.
Nhờ giải quyết tốt vấn đề việc làm cho người lao động, công tác xóa đói giảm nghèo cũng đạt những kết quả đáng mừng. Năm 2001 giúp cho 241 hộ (chiếm 13,25%) thoát nghèo [41, tr. 6]. Đời sống dân cư ở cả nông thôn và thành thị tăng lên rõ rệt (xem bảng 2.3).
Bảng 2.3: Một số chỉ tiêu về mức sống dân cư thành phố Hạ Long
Đơn vị
1990
1995
2000
Thu nhập bình quân
USD / người /năm
403
579
700
Số lượng điện thoại
Cái / 100 dân
3,8
5,11
12,2
Số lượng tivi
Cái / 100 dân
14
18
22
Nguồn: Phòng Thống kê thành phố Hạ Long, 2001.
Nhằm mục tiêu phát triển con người toàn diện cả về trí tuệ và thể lực tạo ra nguồn nhân lực có chất lượng cao cho sự phát triển bền vững của thành phố, các hoạt động y tế, chăm sóc sức khỏe cộng đồng cũng được chú trọng. Chỉ riêng năm 2001, Trung tâm y tế thành phố đã khám chữa bệnh thông thường cho 93.155 lượt người, đạt 103% kế hoạch. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền phòng chống HIV/AIDS, tổ chức 192 buổi hội nghị, hội thảo, cổ động, mít tinh với 4.642 người tham gia. Theo dõi sức khỏe tư vấn cho 505/724 người nhiễm HIV/AIDS đạt 69,7% [37, tr. 1-2]. Đây là hoạt động tích cực nhằm giáo dục nhận thức cho người dân, phát hiện và có biện pháp điều trị kịp thời cho những người mắc bệnh, đặc biệt là những căn bệnh hiểm nghèo dễ lây lan như lao phổi, HIV/AIDS..., đóng góp quan trọng vào việc ngăn chặn và đẩy lùi đại dịch HIV/AIDS và tệ nạn ma túy trên địa bàn thành phố.
Song song với việc xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai hoạt động của các đơn vị một cách có hiệu quả, công tác đấu tranh phòng chống TNXH cũng được đẩy mạnh trong những năm qua, trở thành phong trào cách mạng chung của quần chúng nhân dân cũng như các tổ chức chính trị xã hội trong toàn thành phố.
Đảng ủy, chính quyền các cấp đều có nghị quyết chuyên đề về công tác phòng chống TNXH, triển khai đến 100% các chi bộ, khối phố, tổ dân. Năm 2001 có 100% khối phố ký cam kết phấn đấu khối phố không có TNXH. Ngành Công an và ngành Văn hóa thông tin có sự phối hợp thực hiện kế hoạch liên tịch 5 năm phòng chống TNXH (1996 - 2001), thực hiện Nghị định 87/CP đạt kết quả tốt. Năm 2001, số lượng TNXH giảm xấp xỉ 20% so với năm 2000. Tổ chức mời 100% các chủ nhà hàng, khách sạn, nhà nghỉ, quán karaoke đến tập huấn Nghị định 87, 88/CP, ký hợp đồng lao động. Thường xuyên kiểm tra phát hiện và triệt phá các ổ nhóm mại dâm: từ 1996 đến 2001 bắt giữ 106 vụ hoạt động với 302 đối tượng (chủ chứa, dẫn mối, gái bán dâm) [52, tr. 3]. Tiến hành lập hồ sơ truy tố, xử phạt hành chính, ra lệnh đóng cửa các hoạt động mại dâm trá hình: cà phê, giải khát, vũ trường, karaoke... Hoạt động tích cực này đã đem lại kết quả: xóa được nhiều tụ điểm mại dâm, giữ được sự trong sạch cho các hoạt động văn hóa tinh thần của người dân thành phố.
Công tác phòng chống và đẩy lùi tệ nạn ma túy cũng diễn ra rất sôi động và quyết liệt, từ năm 1996 đến 2001 đã bắt giữ 1.504 vụ với 2.116 đối tượng (tàng trữ, vận chuyển, sử dụng). Riêng năm 2001, qua đấu tranh đã bóc gỡ được 3 đường dây vận chuyển ma túy từ địa phương khác vào thành phố [52, tr. 3-4].
Kết hợp với việc phát hiện, đấu tranh, triệt phá ổ nhóm và bắt giữ, xử lý đối tượng, thành phố đã chỉ đạo việc tổ chức điều tra, khảo sát các đối tượng mại dâm, ma túy đã được cải tạo, giáo dục nhằm quản lý, giúp đỡ người lầm lỡ tiến bộ, từ đó có các biện pháp đấu tranh ngăn ngừa tái phạm, tạo điều kiện giúp đỡ các đối tượng có cơ hội hoàn lương, hòa nhập vào cộng đồng với các hình thức: dạy nghề, cho vay vốn, tạo công ăn việc làm ổn định... Chỉ trong 6 tháng đầu năm 2002 đã có 315 đối tượng nghiện và 263 đối tượng có tiền án tiền sự được tuyên truyền giáo dục, đỡ đầu và cảm hóa. Nhờ có những biện pháp tích cực đó, các TNXH ở thành phố đã giảm dần, đặc biệt là ở các đơn vị đăng ký xây dựng phường xã lành mạnh. Tỷ lệ nghiện ma túy 6 tháng đầu năm 2002 đã giảm 30% so với cùng kỳ năm 2001. Các tệ nạn khác như mại dâm, cờ bạc, số đề, trộm cắp... cũng giảm nhiều, không còn bức xúc như những năm trước đây [54, tr. 2].
Những nỗ lực cố gắng của các cấp lãnh đạo chính quyền và người dân thành phố trong các hoạt động trên đã đem lại nhiều kết quả khả quan, giữ vững trật tự an toàn xã hội, làm giảm thiểu tình trạng vi phạm pháp luật, gây rối trật tự trị an, góp phần quan trọng ngăn chặn sự gia tăng các căn bệnh xã hội, đặc biệt là đại dịch HIV/AIDS. Tuy nhiên, thực trạng vấn đề đạo đức xã hội của thành phố cũng còn nhiều điểm đáng lo ngại. Sự tăng trưởng nhanh của nền kinh tế thành phố làm nảy sinh không ít những vấn đề xã hội, trước hết là sự phân hóa giàu nghèo, số hộ nghèo tăng nhanh (xem bảng 2.4) [51, tr. 53].
Bảng 2.4: Phân loại hộ gia đình theo mức sống
Mức sống
1995
2000
Tỷ trọng %
1995
2000
Tổng số hộ
31.567
41.076
100
100
Giàu
5.432
9.490
17,21
23,10
Trung bình
25.184
29.768
79,78
72,47
Nghèo
951
1.818
3,01
4,43
Nguồn: Phòng Thống kê thành phố Hạ Long, 2001.
Kết quả thống kê về lao động những năm qua và dự báo tăng trưởng nguồn nhân lực đến năm 2010 cũng cho thấy vấn đề giải quyết việc làm trong tương lai của thành phố hết sức bức xúc. Theo tính toán, đến năm 2010, thành phố phải tạo việc làm cho khoảng trên 5 vạn lao động, chưa kể phải giải quyết việc làm cho lao động dôi dư do việc khai thác than thu hẹp dần và các doanh nghiệp đi vào tổ chức sản xuất có hiệu quả hơn. Đây là một khó khăn lớn của thành phố mà nếu không được giải quyết tốt sẽ trở thành nguyên nhân làm cho các TNXH tăng cao: nghèo đói thất nghiệp dẫn đến các hành vi gây rối trật tự trị an, vi phạm đạo đức xã hội.
Do đặc điểm của thành phố Hạ Long là thành phố du lịch, tình hình phát sinh và phát triển của các TNXH có diễn biến phức tạp, khó kiểm soát. 100% gái mại dâm là người tỉnh ngoài, huyện thị ngoài đến thành phố hành nghề dưới nhiều hình thức trá hình: cắt tóc, mát sa, nhân viên phục vụ nhà hàng, tiếp viên karaoke, quán cơm... Chỉ trong 9 tháng đầu năm 2001, thành phố có 216 lượt số nhà hàng, quán karaoke, khách sạn vi phạm Nghị định 87, 88/CP, trong đó cơ sở nhà nước: 3, cơ sở tư nhân: 213. Số tội phạm mại dâm bị bắt giữ là 64 đối tượng [52, tr. 3].
Mặc dù đã thực hiện nhiều biện pháp đồng bộ đấu tranh ngăn chặn bài trừ tệ nạn ma túy song số người vi phạm vẫn lớn. Cũng trong 9 tháng đầu năm 2001, số tội phạm ma túy bị bắt giữ là 640 đối tượng [52, tr. 4].
Nghiêm trọng hơn cả là tình trạng mại dâm, ma túy trong tuổi vị thành niên ở học sinh, sinh viên vẫn tồn tại. Đây là vấn đề hết sức nhức nhối đòi hỏi phải có những biện pháp hữu hiệu, sát sao để phòng ngừa, ngăn chặn.
Về lĩnh vực giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ (GD-ĐT, KH-CN)
Quán triệt tinh thần Nghị quyết Trung ương 2 (khóa VIII) của Đảng coi GD-ĐT, KH-CN là "quốc sách hàng đầu", trong những năm gần đây, sự nghiệp giáo dục của thành phố có bước phát triển mới. Ngành giáo dục đã tổ chức sắp xếp phát triển mạng lư
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LUANVAN.doc
- MUCLUC.doc