Luận văn Xây dựng một số biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cho Công ty Bia NADA

MỤC LỤC

Trang

PHẦN MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: HIỆU QUẢ KINH DOANH VÀ VẤN ĐỀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH Ở DOANH NGHIỆP 4

1. Hiệu quả kinh doanh trong doanh nghiệp 4

1.1. Hiệu quả kinh doanh 4

1.2. Phân loại hiệu quả kinh doanh 8

1.2.1. Hiệu quả cá biệt và hiệu quả kinh tế quốc dân 9

1.2.2. Hiệu quả của chi phí bộ phận và chi phí tổng hợp 9

1.2.3. Hiêu quả tuyệt đối và hiệu quả so sánh 9

1.3. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu qủa kinh doanh đối với doanh nghiệp trong cơ chế thị trường 10

1.4. Phương hướng nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp 12

1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh 13

1.5.1. Nhân tố thuộc về doanh nghiệp 13

1.5.2. Những nhân tố ngoài doanh nghiệp 17

1.6. Phương pháp đánh giá hiệu quả kinh doanh 21

1.6.1. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh trong các doanh nghiệp 21

1.6.2. Các quan điểm cơ bản trong việc đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp 30

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH Ở CÔNG TY BIA NADA 32

2. Vài nét về công ty Cổ phần Bia NADA 32

2.1. Lịch sử hình thành và phát triển 32

2.2. Chức năng, nhiệm vụ của doanh nghiệp 33

2.2.1. Quyền hạn: 33

2.2.2. Nhiệm vụ: 33

2.3. Hình thức pháp lý và loại hình sản xuất kinh doanh 34

2.3.1. Hình thức pháp lý 34

2.4. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty Bia 34

2.4.1. Đặc điểm về công nghệ sản xuất Bia NaDa 34

2.4.2. Đặc điểm về sử dụng nguyên vật liệu 39

2.4.3. Đặc điểm tổ chức: 42

2.4.4. Đặc điểm tổ chức quản lý sản xuất – lao động 45

2.4.5. Đặc điểm về hạch toán kinh doanh 47

2.4.8. Đặc điểm phân phối lợi nhuận 50

2.5. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty 51

2.5.1. Kết quả chung 51

2.5.2. Kết quả hoạt động tiêu thụ, thuế nộp ngân sách và tiền lương bình quân của Công ty Bia NADA 54

2.6. Phân tích hiệu quả kinh doanh ở Công ty Bia NADA 55

2.6.1. Hiệu quả doanh thu, doanh thu thuần và lợi nhuận so với tổng chi phí của Công ty cổ phần Bia NADA 55

2.6.2. Hiệu quả sử dụng tài sản cố định 56

2.6.3. Hiệu quả sử dụng Tài sản lưu động 60

2.6.4. Hiệu quả sử dụng nguồn vốn, vốn vay và khả năng sinh lời của Công ty cổ phần Bia NADA 62

2.6.5. Chất lượng sản phẩm và khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường 67

2.6.6. Hiệu quả sử dụng lao động 74

2.6.7. Tóm tắt chương 2 77

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH Ở CÔNG TY BIA NADA 83

3.1. Định hướng hoạt động của công ty trong thời gian tới 83

3.2.1. Biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn 84

3.2.2. Hoàn thiện bộ máy tổ chức Marketing và tăng cường các hoạt động quảng cáo. 91

3.2.3.Biện pháp nâng cao chất lượng lao động của Công ty Bia NADA 99

KẾT LUẬN 105

Tµi liÖu tham kh¶o 106

 

 

docx99 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1760 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Xây dựng một số biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cho Công ty Bia NADA, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, panô, áp phích, quà khuyến mại. Trong bối cảnh thị trường cạnh tranh khốc liệt đó sản phẩm bia NADA vẫn đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Thị trường Nam Định có rất nhiều sản phẩm bia của các công ty, các hãng cùng bán như: Bia Hà Nội, bia Halida, bia Vida... Hiện nay hai đối thủ cạnh tranh của công ty trên thị trường Nam Định đó là công ty bia Hà Nội và công ty bia Đông Nam Á. Sản phẩm của công ty bia Hà Nội bồm bia hơi, bia chai, bia lon đang được một số đại lý phân phối trên địa bàn Nam Định. Sản phẩm của công ty bia Đông Nam Á cũng gồm bia hơi, bia chai Halida, bia chai Carlsberg, bia lon Halida và bia lon Carlsberg. ( Nguồn: Phòng Kinh doanh-Thị trường của công ty Bia NADA) Đây là hai công ty sản xuất bia có lịch sử ra đời từ rất sớm do đó sản phẩm của các công ty này được biết đến ở hầu hết các tỉnh trong cả nước. Đây chính là khó khăn cho công ty bia NADA vì công ty được thành lập cách đây không lâu, khách hàng đã quen với việc tiêu dùng sản phẩm của hai công ty nói trên trong khi đó sản phẩm của công ty chưa đa dạng, chỉ có hai loại sản phẩm đó là bia hơi và bia chai. Vì vậy công ty phải có chiến lược lâu dài để đa dạng hoá sản phẩm và mở rộng thị trường tiêu thụ. 2.4.8. Đặc điểm phân phối lợi nhuận Lợi nhuận là kết quả cuối cùng của các hoạt động kinh doanh, là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế các hoạt động của doanh nghiệp. Lợi nhuận là nguồn tích luỹ cơ bản để mở rộng sản xuất và tái sản xuất xã hội. Sau khi tính toán tất cả các khoản phải chi phải nộp, thì phần còn lại chính là lợi nhuận của công ty. Khoản lợi nhuận này trước tiên được sử dụng để bù đắp các khoản lỗ phát sinh, các khoản chi phí không hợp lệ, phần còn lại khi có quyết định phê duyệt mới được trích vào các quỹ, còn trong năm chỉ tạm trích theo kế hoạch. Lợi nhuận Quỹ đầu tư phát triển(50%) Quỹ khen thưởng phúc lợi(45%) Quỹ dự phòng, trợ cấp mất việc(5%) Hình 2.7: Phân phối lợi nhuận mà Công ty áp dụng 2.5. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty 2.5.1. Kết quả chung Như đã giới thiệu ở trên về nhiệm vụ của công ty NADA, thì mặt hàng kinh doanh chủ yếu là bia hơi với một dây chuyền công nghệ tự thiết kế theo mẫu của hãng bia Đan Mạch. Với chất lượng sản phẩm cao, công ty đã nhanh chóng chiếm lĩnh được thị trường trong nước, có uy tín cao với khách hàng. Là một công ty có tư cách pháp nhân và hạch toán độc lập, công ty có nhiệm vụ sản xuất và kinh doanh mặt hàng bia hơi có tính chất thời vụ. Hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Bia NADA đã thể hiện qua hai bảng : Bảng cân đối kế toán và bảng kết quả kinh doanh dưới đây Bảng 2.5: Bảng cân đối kế toán năm 2006 Đơn vị: 1.000đ Chỉ tiêu 2006 Đầu năm Tỷ lệ (%) Cuối năm Tỷ lệ (%) 10.TSLĐ&ĐTNH 45.131.985 69,63 32.080.853 68,23 11.Tiền 638.265 0,98 2.292.177 4,88 12. Khoản phải thu 16.184.356 24,97 12.589.572 26,78 - Phải thu KH 9.540.337 14,72 7.540.419 16,04 - Trả trước người bán 658.210 1,02 1.218.692 2,59 - Phải thu nội bộ 3.623.873 5,59 0 0 - Phải thu khác 2.361.936 3,64 3.830.461 8,18 13. Tồn kho 26.665.655 41,14 13.510.447 28,74 -N.V.L 18.848.602 29,08 10.828.443 23,03 - C.C.D.C 853.267 1,32 37.903 0,08 - CP SPDD 6.537.938 10,09 2.641.130 5,63 - Thành phẩm 425.803 0,65 3.000 - 14. TSLĐ khác 1.653.809 2,54 3.688.667 7,83 20. TSCĐ&ĐTDH 19.686.751 30,37 14.936.515 31,77 21. TSCĐ 17.842.558 27,53 12.624.187 26,85 - Nguyên giá 19.832.278 13.913.130 - Hao mòn (1.989.720) (1.288.943) 22.C.P XDCB DD 1.844.193 2,84 2.312.328 4,93 Cộng 64.818.736 100 47.017.368 100 30. Nợ phải trả 47.153.309 72,25 31.647.987 67,31 31. Nợ ngắn hạn 36.415.202 56,18 25.327.239 53,87 32. Nợ dài hạn 10.738.107 16,57 6.302.738 13,44 40. Vốn chủ 17.665.427 27,25 15.369.381 32,69 41. Nguồn vốn KD 12.186.737 18,80 10.461.044 22,25 42. Lãi chưa phân phối 1.112.820 1,72 1.106.102 2,35 43. Vốn góp 1.700.000 2,24 2.200.000 3,26 44. Quỹ đầu tư PT 158.974 0,25 677.071 1,44 45. Quỹ khen thưởng 2.499.734 3,86 1.590.716 3,39 46. C.L đánh giá lại TS 252.166 0,38 - 0 Cộng 64.818.736 100 47.017.368 100 ( Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty Cổ phần Bia NADA) Nhìn vào bảng cân đối kế toán, nó cho ta biết tình hình tài sản và nguồn vốn của năm 2006 Trong năm 2006, tình hình tài sản cố định của công ty không có biến động lớn. So với năm 2005 tỷ trọng tài sản cố định của công ty tăng lên 1,4%. Với TSLĐ, tỷ trọng của nó giảm đi 1,4%. Vốn bằng tiền cuối năm đạt được 4,48% một mức tăng lên khá cao so với thời gian này cuối năm 2005. Tình hình nguồn vốn của công ty năm 2006 cơ bản có sự tăng lên trong tỷ trọng vốn chủ sở hữu, và giảm đi các khoản nợ ngắn hạn ( vốn chủ tăng 5,44%) nhưng nợ ngắn hạn lên tới 53,87%. Tuy vậy nó khẳng định uy tín của doanh nghiệp trong quan hệ buôn bán với các doanh nghiệp khác. Bảng 2.6: Kết quả kinh doanh của Công ty Bia NADA Đơn vị: 1.000.000đ Chỉ tiêu Năm 2005 2006 1.Doanh thu bán hàng 136.000 175.000 2.Các khoản khấu trừ - Thuế T.T. Đ.B 88.400 113.750 - Thuế VAT 22.440 28.875 3.Gía vốn hàng bán 16.909 19.050 4. Lãi gộp 8.251 13.325 5. Chi phí bán hàng 1.379 1.107 6. Chi phí quản lý 3.380 2.654 7. Lãi kinh doanh 3.492 9.564 8. Lãi hoạt động tài chính - - 9. Chi phí hoạt động tài chính - - 10. Lợi nhuận trước thuế 3.492 9.564 11. Thuế thu nhập D.N 977 2.677 12. Lợi nhuận sau thuế 2.514 6.886 13. Cổ tức ưu đãi 0 0 14. Tổng cổ tức đại chúng 1.700 2.200 15. Lợi nhuận giữ lại 814 4.686 ( Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty Cổ phần Bia NADA) Qua bảng số liệu ta thấy lợi nhuận của công ty đạt được qua các năm đều tăng: năm 2004 đạt 1tỷ đồng, năm 2005 đạt trên 2tỷ đồng và năm 2006 đạt trên 6tỷ đồng, với tốc độ tăng bình quân là 3%/năm. Kết quả này cho thấy tình hình kinh doanh của doanh nghiệp rất khả quan. Số liệu trên cho thấy các năm doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả. Đây là kết quả, nỗ lực của toàn bộ tập thể cán bộ công nhân viên của công ty. Nhìn vào bảng số liệu bảng 2.7 cho ta thấy lợi nhuận tăng là do chi phí sản xuất giảm, trong đó đặc biệt là chi phí bán hàng và chi phí quản lý giảm. Năm 2004 là 383%, năm 2005 là 81% thì năm 2006 là 80%. Một nhân tố khác làm tốc độ gia tăng lợi nhuận tăng là giá vốn hàng bán. Mặc dù so với các năm giá hàng bán năm 2005 là 148% nhưng sang năm 2006 thì giảm xuống còn 113% với doanh thu thuần chỉ tiêu này nhỏ hơn 0,11%. Sự không ổn định của giá vốn hàng bán này cũng là vấn đề cần giải quyết. Xét từng năm một, một cách độc lập thì doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, cụ thể là lợi nhuận năm nào cũng đạt số dương. Nếu xét tương quan năm trước so với năm sau thì tình hình kinh doanh của công ty ngày càng tăng, nhất hai năm 2005, 2006. 2.5.2. Kết quả hoạt động tiêu thụ, thuế nộp ngân sách và tiền lương bình quân của Công ty Bia NADA Tiêu thụ sản phẩm là một trong những chức năng nhiệm vụ của Công ty. Tình hình tiêu thụ được xem xét qua chỉ tiêu sản lượng tiêu thụ trong tương quan với kế hoạch và công suất thiết kế. Bảng 2.7: Kết quả hoạt động tiêu thụ, thuế nộp ngân sách và tiền lương bình quân tháng của Công ty Năm Thực tế tiêu thụ Thuế nộp ngân sách Tiền lương bqtháng 2003 20,5 ( triệu lít) 62.092.600 900.000 2004 21 ( triệu lít) 17.144.000 1.050.000 2005 31 ( triệu lít) 111.817.760 1.200.000 2006 33,5 ( triệu lít) 145.302.920 1.375.000 Tình hình tiêu thụ của Công ty qua các năm đều tăng, năm 2003 công ty hoàn thành kế hoạch tiêu thụ sản lượng 107,89%, do Công ty được lắp thêm thiết bị dây chuyền mới của nước ngoài. Và đến hai năm tiếp theo Công ty đã hoàn thành vượt mức kế hoạch tiêu thụ, năm 2004 đạt 103,82% và năm 2005 đạt 101,33%, năm 2006 công ty hoàn thành vượt mức kế hoạch tiêu thụ 104,69%. Và dự kiến kế hoạch năm 2007 là 40 triệu lít bia. Tình hình nộp ngân sách và tiền lương của công nhân: nộp thuế là nghĩa vụ, trách nhiệm của mọi doanh nghiệp. Sự đóng góp của công ty đối với nhà nước thể hiện ở số thuế nộp ngân sách. Từ năm 2002-2006 công ty phải nộp 3 loại thuế cơ bản sau: thuế tiêu thụ đặc biệt 65%, và thuế thu nhập doanh nghiệp 28%, thuế VAT với mức thuế là 10%. Do hoạt động kinh doanh ngày càng mở rộng nên việc thực hiện nghĩa vụ với nhà nước của Công ty ngày một tăng. Năm 2003 Công ty nộp ngân sách 62 tỷ thì năm 2005 Công ty đã nộp 111 tỷ đồng. Mức tiền lương bình quân của Công ty trả công nhân viên ngày một tăng, chênh lệch của năm 2006 và 2003 là 475.000đồng/tháng. Mức tiền lương tăng cho thấy công nhân của Công ty ngày càng được coi trọng và đây cũng là kết quả thực hiện chủ trương tăng lương của công ty. 2.6. Phân tích hiệu quả kinh doanh ở Công ty Bia NADA 2.6.1. Hiệu quả doanh thu, doanh thu thuần và lợi nhuận so với tổng chi phí của Công ty cổ phần Bia NADA Công ty Bia NADA là một doanh nghiệp cổ phần cũng như bao doanh nghiệp khác cũng coi trọng hoạt động sản xuất kinh doanh là vấn đề sống còn quyết định sự phát triển và tồn tại của doanh nghiệp. Doanh thu và lợi nhuận là hai chỉ tiêu động lực thúc đẩy doanh nghiệp phát triển và được doanh nghiệp coi trọng trong xây dựng kế hoạch chiến lược. Doanh thu chính là giá trị hay số tiền mà doanh nghiệp có được nhờ thực hiện kinh doanh. Lợi nhuận chính là hiệu quả cuối cùng mà doanh nghiệp đạt được, mong muốn của doanh nghiệp là giảm thiểu chi phí đến mức tối thiểu. Kết quả doanh thu và lợi nhuận của công ty Bia NADA được thể hiện qua bảng sau Bảng 2.8: Hiệu quả doanh thu, doanh thu thuần, lợi nhuận so với chi phí Đơn vị: 1.000.000đ Chỉ tiêu 2005 2006 06-05 % 1. Doanh thu 136.000 175.000 2. Doanh thu thuần 25.160 32.375 3. Tổng chi phí 21.668 22.881 4. Lợi nhuận sau thuế 2.514 6.886 5. Doanh thu so với tổng chi phí 6,2765 7,6483 1,3718 21,85 6. Doanh thu thuần so với tổng chi phí 1,6112 1,4149 -0,1963 12,18 7. Lợi nhuận so với tổng chi phí 0,1160 0,3009 0,1849 159 8. Lợi nhuận so với doanh thu thuần 0,0999 0,2702 0,1703 170 Bảng 2.8 cho thấy các chỉ tiêu về kết quả của công ty tăng đến năm 2006. Năm 2005 công ty bỏ ra một đồng chi phí thì sẽ thu được 6,2765 đồng doanh thu, sang năm 2006 thu được 7,6483 đồng, tương ứng 21,85% điều này làm cho kết quả lợi nhuận tăng từ 0,1160 đồng đến 0,3009 đồng, tương ứng 159%. So sánh lợi nhuận thu được và doanh thu thuần thì cứ một doanh thu tại thời điểm năm 2005 công ty chỉ thu được 0,0999 đồng lãi, năm 2006 thu được 0,2702 đồng lãi tương ứng 170%. Bốn chỉ tiêu này là những chỉ tiêu cơ bản thì xem xét hiệu quả kinh doanh. Căn cứ vào những số liệu mà chỉ tiêu đưa lại ta có thể nhận thấy nhìn chung công ty Bia NADA kinh doanh rất hiệu quả, xét tương quan thì hiệu quả kinh doanh của công ty đang tăng theo từng năm. 2.6.2. Hiệu quả sử dụng tài sản cố định 2.6.2.1.Tài sản cố định và sự bảo toàn, phát triển TSCĐ Do quy mô sản xuất ngày càng lớn nên cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty có sự biến động lớn qua các năm theo chiều hướng ngày càng tăng như nhà cửa, máy móc thiết bị, phương tiện vận chuyển... có sự tăng như vậy là do năm 2003, được sự giúp đỡ của các ngành, UBND tỉnh tạo điều kiện cho công ty đưa gần 100 tấn máy móc thiết bị và lắp đặt hoàn chỉnh nâng công suất của bia chai lên gấp đôi, của bia hơi lên gấp 1,8 lần tạo tiền đề cho việc ổn định chất lượng và nâng cao sản lượng. Năm 2004 đã xây dựng thêm một số cửa hàng mới ở các tỉnh như Vĩnh Yên, Thái Nguyên, Ninh Bình,... và cải tạo thêm một số công trình như cửa hàng Tam Điệp, Non Nước, nhà kho bảo quản nguyên liệu và thành phẩm, cải tạo nhà nồi hơi,... Công ty cũng liên tục đầu tư thêm cho cơ sở vật chất kỹ thuật tạo nền tảng cho sự mở rộng quy mô sản xuất cả về khối lượng và chất lượng sản phẩm nhằm chiếm lĩnh được thị trường tiêu thụ và có sức cạnh tranh lớn. Bảo toàn và phát triển tài sản cố định: Bảo toàn và phát triển tài sản là yếu tố quan trọng đảm bảo cho các doanh nghiệp duy trì và phát triển sản xuất. Đối với doanh nghiệp Nhà nước, hàng năm Nhà nước công bố rõ hệ số điều chỉnh giá TSCĐ cho phù hợp với đặc điểm và cơ cấu hình thành TSCĐ của từng ngành kinh tế kỹ thuật làm căn cứ để doanh nghiệp điều chỉnh giá trị TSCĐ, thực hiện bảo toàn và phát triển vốn. Bảng 2.9: Bảo toàn và phát triển TSCĐ năm 2006 Đơn vị: 1.000đ Chỉ tiêu Giá trị Nguồn vốn cố định Ngân sách Trợ cấp 1. Sô TSCĐ phải bảo toàn đầu năm 13.913.130 11.130.504 2.782.626 2. Số TSCĐ cuối năm 12.624.187 9.846.865 2.777.322 3. Số TS đã thu hồi bằng khấu hao 1.288.943 1.283.639 5.304 4. Số TS thực tế đã bảo toàn (4=2+3) 13.913.130 11.130.504 3.782.626 5. Chênh lệch giữa số TS đã bảo toàn và phải bảo toàn (5=4-1) 0 0 0 Bảng số liệu cho thấy số tài sản cố định công ty phải bảo toàn đầu năm bằng với số tài sản bảo toàn thực tế, tức Công ty đã bảo toàn được tài sản cố định, tốt công tác bảo toàn tài sản, phát triển tài sản cố định góp phần vào việc nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định. 2.6.2.2.Hiệu quả sử dụng tài sản cố định Bảng 2.10: Hiệu quả sử dụng TSCĐ Đơn vị: 1.000.000đ Chỉ tiêu 2005 2006 So sánh 05 – 06 C.lệch % 1.Doanh thu 136.000 175.000 - - 2.Lợi nhuận 2.514 6886 - - 3.Nguyên giá TSCĐ bình quân 19.832 13.913 - - 4. Giá trị còn lại bình quân 17.843 12.624 - - 5. Hiệu suất sử dụng TSCĐ (5=1/3) 6,857 12,578 5,721 - 0,65 6. Hiệu suất sử dụng tài sản cố định (6=1/4) 7,622 13,863 6,241 - 1,51 7. Hàm lượng tài sản cố định (7=4/1) 0,131 0,072 -0,059 1,72 8. Tỷ suất lợi nhuận tài sản cố định (8=2/4) 0,141 0,545 0,404 - 28,78 9. Sức sinh lợi của TSCĐ (9=2/3) 0,127 0,495 0,368 - 28,80 10. Suất hao phí của TSCĐ (10=3/1) 0,146 0,080 -0,066 0,62 Nhìn chung hiệu quả sử dụng TSCĐ của Công ty năm 2006 cao hơn năm 2005. Cụ thể như sau: - Hiệu suất sử dụng TSCĐ: phản ánh một đồng nguyên giá TSCĐ đem lại mấy đồng doanh thu. Năm 2005 một đồng nguyên giá TSCĐ đem lại 6,857 đồng doanh thu, năm 2006 gần gấp 2 lần năm 2005 là 12,578 đồng, tăng 5,721 đồng. Nguyên nhân là do tốc độ tăng doanh thu cao hơn so với tốc độ tăng nguyên giá. Mức hao phí TSCĐ năm 2006 ( so với 2005) là: 175000/6,857 – 13913 = 11608 ( triệu đồng) Hiệu suất sử dụng vốn cố định: phản ánh một đồng giá trị còn lại của TSCĐ đưa vào sản xuất kinh doanh đem lại mấy đồng doanh thu. Năm 2003 là 7,622 và năm 2006 là 13,863. Mức tăng là 6,241. Giả sử, hiệu suất sử dụng năm 2006 bằng năm 2005, để đạt mức doanh thu năm 2005 thì phải sử dụng một lượng TSCĐ có giá trị là: 175000/7,622 = 22959,85(triệu đồng) Như vậy, thực tế công ty đã sử dụng hiệu quả lượng TSCĐ là: 12624 – 22959,85 = - 10335,85 ( triệu đồng) Nguyên nhân là do doanh thu tăng nhanh trong khi đó giá trị còn lại chưa nhiều. Hàm lượng tài sản cố định: cho biết để tạo ra một đồng doanh thu cần đưa vào bao nhiêu đồng tài sản cố định. Năm 2005 là 0,131 và năm 2006 là 0,072. Mức giảm là 0,059 đồng, với tỷ lệ 1,72%. Tỷ suất lợi nhuận tài sản cố định: phản ánh một đồng giá trị còn lại của TSCĐ đưa vào sản xuất đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận. Năm 2005 là 0,141 và năm 2006 là 0,545. Mức tăng 0,404 đồng. Giả sử, tỷ suất lợi nhuận tài sản cố định năm 2006 bằng năm 2005 thì giá trị TSCĐ phải huy động vào sản xuất là: 6886,08: 0,141 = 48837,45 ( triệu đồng) Thực tế sử dụng TSCĐ được thu thêm là: 12624 – 48837,45 = - 36213,45 ( triệu đồng) Sức sinh lợi của TSCĐ: cho biết một đồng nguyên giá TSCĐ đem lại mấy đồng lợi nhuận. Năm 2005 là 0,127 và năm 2006 là 0,495. Mức tăng là 0,368 đồng, tỷ lệ là 28,8%. Suất hao phí TSCĐ: cho biết để có một đồng doanh thu cần đưa vào sản xuất kinh doanh bao nhiêu đồng nguyên giá. Năm 2005 là: 0,146; Năm 2006 là : 0,080. Mức tăng là 0,066 tương ứng tỷ lệ là 0,62. Như vậy là để tạo ra một đồng doanh thu thì năm 2006 cần nhiều hơn so với năm 2005 là 0,066 đồng nguyên giá TSCĐ. 2.6.3. Hiệu quả sử dụng Tài sản lưu động Bảng 2.11: Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng TSLĐ Đơn vị: 1.000.000đ Chỉ tiêu 2005 2006 C.lệch 06-05 % 1. Doanh thu bán hàng 136.000 175.000 2. Doanh thu thuần 25.160 32.375 3. Lợi nhuận 2.514 6.886 4. Hàng tồn kho 26.665 13.510 5. TS lưu động bình quân trong kỳ 39.692 27.708 6. Số vòng luân chuyển (6)=(2)/(5) 0,6339 1,1684 0,5345 84,3 7. Độ dài một vòng luân chuyển (7)=365/(6) 576 312 -264 -45,8 8. Hệ số đảm nhiệm (8)=(5)/(2) 1,5776 0,8559 0,7217 45,7 9. Sức sản xuất TS lưu động (9)=(1)/(5) 3,4264 6,3159 2,8895 84,3 10. Sức sinh lợi TS lưu động (10)=(3)/(5) 0,0633 0,2485 0,1852 293 11. Hệ số quay kho (11)=(1)/(4) 5,1003 12,9534 7,8531 154 12. Thời gian một vòng quay (12)=365/(11) 71,5 28,1 -43,4 60,7 Với các chỉ tiêu nêu trong bảng ta nhận định: Hai chỉ tiêu sức sản xuất và sức sinh lợi của tài sản lưu động phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản lưu động của công ty tăng. Năm 2005 một đồng tài sản lưu động mang lại 3,4264 đồng doanh thu và 0,0633 đồng lợi nhuận. Năm 2006 một đồng tài sản lưu động mang lại gần gấp đôi là 6,3159 đồng doanh thu và 0,2485 đồng lợi nhuận. Lượng tài sản lưu động của Công ty thiếu so với nhu cầu và vốn do vậy tăng sức sản xuất và khả năng sinh lợi của vốn. Vòng quay tài sản lưu động tăng mạnh từ 0,6339 lên đến 1,1684. Do vậy số ngày của một vòng luân chuyển giảm từ 576 xuống 312 ngày. Để tạo ra một đồng doanh thu thuần năm 2005 cần 1,5776 đồng tài sản lưu động, năm 2006 chỉ cần tới 0,8559 đồng. Số tài sản lưu động mà công ty đã tiết kiệm là: 27708 – 32375*15776 = - 23366,8 ( triệu đồng) Sự tiết kiệm này là nhiều và cho thấy việc sử dụng vốn của công ty triệt để. Tốc độ luân chuyển tài sản lưu động rõ ràng phù hợp với doanh nghiệp sản xuất bia. Để đánh giá rõ ảnh hưởng của các bộ phận trong tài sản lưu động tới hiệu quả sử dụng tài sản lưu động cần xem xét bộ phận hàng tồn kho. Hàng tồn kho cuối năm giảm với một nguyên nhân cơ bản là sự hạch toán độc lập của Công ty cổ phần NADA. Các bộ phận hàng tồn kho sẽ được xem xét qua tỷ trọng trong tổng hàng tồn kho. Trong cơ cấu hàng tồn kho thì nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn, năm 2005 là 70,68% trong khi đó chi phí sản phẩm dở dang chiếm 24,52%, năm 2006 dự trữ nguyên vật liệu là 80,15% hàng tồn kho. Hệ số quay kho năm 2005 là 5,1003 năm 2006 tăng lên 12,9534. Do vậy thời gian hàng tồn kho được rút ngắn từ 71,5 ngày xuống 28,1 ngày. Đây là cố gắng của công ty trong quản lý hàng tồn kho. Mặc dù có sự giảm xuống trong thời gian hàng tồn kho nhưng đây là những chỉ số chưa hợp lý cho một Công ty sản xuất bia hơi. Trong cơ cấu hàng tồn kho, thành phẩm chiếm một tỷ trọng nhỏ năm 2005 là 1,6% năm 2006 là 0,02%, như vậy chứng tỏ sản phẩm của Công ty được tiêu thụ mạnh, phù hợp với nhu cầu thị trường. Nhìn chung tình hình sử dụng tài sản lưu động của công ty là hợp lý, mức độ hiệu quả rất cao. Công ty cần có các biện pháp nhằm thu hồi các khoản nợ, các khoản bị chiếm dụng, xây dựng kế hoạch dự trữ nguyên vật liệu hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng Tài sản lưu động. 2.6.4. Hiệu quả sử dụng nguồn vốn, vốn vay và khả năng sinh lời của Công ty cổ phần Bia NADA 2.6.4.1. Cơ cấu vốn của Công ty cổ phần Bia NADA Từ bảng cân đối kế toán và bảng kết quả kinh doanh ta có các chỉ tiêu phân tích sau : Bảng 2.12: Cơ cấu vốn của Công ty Bia NADA Đơn vị : 1.000đ Chỉ tiêu Năm 2006 So sánh Chênh lệch % Đầu năm Cuối năm 1. TSLĐ và ĐTNH 45.131.985 32.080.853 - - 2. TSCĐ và ĐTDH 19.686.751 14.936.515 - - 2.1. TSCĐ 17.842.558 12.624.187 3. Nợ phải trả 47.153.309 31.647.987 - - 3.1. Nợ ngắn hạn 36.415.202 25.327.239 - - 3.2. Nợ dài hạn 10.738.107 6.302.738 - - 4. Tổng số vốn 64.818.736 47.017.368 - - 5. Vốn chủ sở hữu 17.665.427 15.369.381 - - 6. Hệ số nợ 0,7275 0,6731 -0,054 -7,5 7. Hệ số VCSH 0,2725 0,3269 0,054 19,9 8. Hệ số nợ/VCSH 2,6692 2,0592 -0,61 -22,9 9. Tỷ suất TSCĐ và NV thường xuyên 0,6931 0,6892 -0,0039 0,56 10. Tỷ suất TSLĐ và NV ngắn hạn 1,2394 1,2667 0,0273 2,2 11. Tỷ suất tự tài trợ TSCĐ 0,9900 1,2175 0,2275 23 12. Tỷ suất cơ cấu tài sản 2,2925 2,1478 -0,1447 -6,3 13. Hệ số an toàn tài chính 0,7800 0,8556 0,0756 9,69 Hệ số nợ của công ty Bia NADA Nam Định năm 2006 so với năm 2005 giảm 0,054 tương ứng với 7,5%, phản ánh nợ phải trả và tỏng số vốn giảm. Hệ số VCSH của công ty Bia NADA Nam Định năm 2006 so với năm 2005 tăng 0,054 tương ứng với 19,9%, phản ánh vốn chủ sở hữu tăng mà tổng vốn giảm. Hệ số nợ trên VCSH của công ty Bia NADA Nam Định năm 2006 so với năm 2005 giảm 0,61 tương ứng với 22,9%, phản ánh nợ phải trả giảm nhưng vốn chủ sở hữu tăng. Tỷ suất TSCĐ và nguồn vốn thường xuyên của công ty Bia NADA Nam Định năm 2006 so với năm 2005 giảm 0,0039 tương ứng với 0,56%. Tỷ suất TSLĐ và nguồn vốn ngắn hạn của công ty Bia NADA Nam Định năm 2006 so với năm 2005 tăng 0,0273 tương ứng với 2,2%. Tỷ suất tự tài trợ TSCĐ của công ty Bia NADA Nam Định năm 2006 so với năm 2005 tăng là 0,2275 tương ứng với 23%, phản ánh khả năng tự tài trợ TSCĐ là rất tốt. Tỷ suất cơ cấu tài sản của công ty Bia NADA Nam Định năm 2006 so với năm 2005 giảm 0,1447 tương ứng với 6,3%. Hệ số an toàn tài chính của công ty Bia NADA Nam Định năm 2006 so với năm 2005 tăng 0,0756 tương ứng với 9,69%, phản ánh mức độ an toàn về tài chính là tốt, ngoài ra còn cho biết khả năng đảm bảo việc trả nợ đến hạn trong tương lai gần của doanh nghiệp là tốt. 2.6.4.2. Khả năng thanh toán Thông qua tài sản lưu động và các khoản nợ có thể đánh giá tình hình tổ chức của Công ty qua một số chỉ tiêu tiêu biểu sau Bảng 2.13: Khả năng thanh toán của Công ty Bia NADA Đơn vị : 1.000đ Chỉ tiêu 2006 So sánh Đầu năm Cuối năm Chênh lệch % 1. Tổng số vốn sản xuất 64.818.736 47.017.368 - - 2. Tổng tài sản lưu động 45.131.985 32.080.853 - - 3. Hàng tồn kho 26.665.655 13.510.447 - - 4. Tổng số nợ 47.153.309 31.647.987 - - 5. Nợ ngắn hạn 36415202 25.327.239 - - 6. Vốn bằng tiền 638.265 2.292.177 - - 7. Khả năng thanh toán ngắn hạn 1,24 1,27 0,03 2,4 8. Khả năng thanh toán nhanh 0,51 0,59 0,08 16,0 9. Khả năng thanh toán tức thời 0,02 0,09 0,07 350 Các chỉ số phản ánh khả năng thanh toán của công ty ở mức chấp nhận được. Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn của cả 2 năm 2005, 2006 đều lớn hơn 1. Năm 2005 là 1,24; năm 2006 là 1,27. Năm 2006 so với năm 2005 là 0,03 tương ứng với 2,4% phản ánh khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty quá thấp. Hệ số khả năng thanh toán nhanh của cả 2 năm 2005, 2006 đều nhỏ hơn 1. Năm 2005 là 0,51; năm 2006 là 0,59. Năm 2006 so với năm 2005 là 0,08 tương ứng với 16% phản ánh khả năng thanh toán nhanh của c ông ty rất cao. Hệ số khả năng thanh toán nhanh của cả 2 năm 2005, 2006 đều nhỏ hơn 1. Năm 2005 là 0,02; năm 2006 là 0,09. Năm 2006 so với năm 2005 là 0,07 tương ứng với 350% phản ánh khả năng thanh toán nhanh của công ty rất cao. Chỉ số mắc nợ của công ty rất cao ( năm 2005 là 0,72 và năm 2006 là 0,67) phản ánh nguồn vốn kinh doanh của công ty chủ yếu là đi vay mượn và chiếm dụng của các doanh nghiệp khác. 2.6.4.3. Khả năng sinh lời vốn Từ bảng cân đối kế toán và kết quả kinh doanh ta có những chỉ tiêu để đánh giá khả năng sinh lời nguồn vốn của công ty Bia NADA. Bảng 2.14: Khả năng sinh lời vốn của Công ty Bia NADA Đơn vị : 1.000.000đ Chỉ tiêu 2005 2006 06-05 % 1. Doanh thu bán hàng 136.000 175.000 - - 2. Doanh thu thuần 25.160 32.375 - - 3. Tổng tài sản 64.818 47.017 - - 4. Lợi nhuận trước lãi vay và thuế 3.492 9.564 - - 5. Thuế ( 28%) : (3)x28% 978 2.678 - - 6. Lợi nhuận sau thuế : (4) – (5) 2.514 6.886 - - 7. Tổng cổ tức ưu đãi 0 0 - - 8. Lãi ròng của cổ đông đại chúng : (6) – (7) 2.514 6.886 4.372 1,74 9. Tổng cổ tức đại chúng: Vốn góp- CTƯĐ 1.700 2.200 500 1,74 10. Lợi nhuận giữ lại: (7) – (8) 814 4.686 3872 4,75 11. Năng suất sử dụng tổng tài sản : ( 2)/(3) 0,3882 0,6886 0,3004 77,4 12. Lợi nhuận biên (PM) hay (ROS) :(8)/(1) 0,018 0,039 0,021 1,16 13. Sức sinh lợi cơ sở ( BEP): (4)/(2) 0,054 0,203 0,149 2,76 14. Tỷ suất thu hồi tài sản (ROA) : (8)/(2) 0,039 0,147 0,108 2,77 15. Tỷ suất thu hồi vốn CSH ( ROE) :(8)/(9) 1,479 3,139 1,66 1,12 Lợi nhuận biên (PM) hay (ROS) của công ty cổ phần Bia NADA Nam Định năm 2006 so với năm 2005 ROS tăng 116%, do lãi ròng của cổ đông đại chúng tăng 174% lớn hơn mức tăng của doanh thu. Sức sinh lợi cơ sở (BEP) của công ty cổ phần Bia NADA Nam Định năm 2006 so với năm 2005 tăng 0,149 tương ứng 276%, do lợi nhuận trước lãi vay và thuế (EBIT) tăng 174%. ROA của công ty cổ phần Bia NADA Nam Định năm 2006 so với năm 2005 tăng, như vậy ROA phụ thuộc vào 2 nhân tố ROS và năng suất tổng tài sản. Sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn để xác định ảnh hưởng của 2 nhân tố này đến ROA: DROA = ROA2006 – ROA2005 = 0,039 – 0,147 = 0,108 tương ứng 2,77%. Bước 1: Thay thế nhân tố ROS để xác định mức độ ảnh hưởng của nó đến ROA: DROS = ROS2006 – ROS2005 = 0,039 – 0,018 = 0,021 tương ứng 1,16%. Bước 2: Thay thế nhân tố năng suất tổng tài sản (NSTTS) để xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố này đến ROA: DNSTTS = 0,3882 – 0,6886 = 0,3004 tương ứng với 77,4%. Như vậy :

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxXây dựng một số biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cho Công ty Bia NADA.docx
Tài liệu liên quan