Luận văn Xây dựng một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thuế giá trị gia tăng đối với hộ kinh doanh cá thể ở chi cục thuế thành phố Nam Định

LỜI CAM ĐOAN .i

LỜI CẢM ƠN.ii

MỤC LỤC. iii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.vii

DANH MỤC BẢNG BIỂU . viii

DANH MỤC HÌNH.ix

PHẦN MỞ ĐẦU.1

CHƯƠNG 1 :CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ THUẾ GTGT VÀ CÔNG TÁC QUẢN

LÝ THUẾ GTGT .5

1.1 Khái niệm về chung về thuế và thuế GTGT.5

1.1.1. Khái niệm chung về thuế.5

1.1.2. Chức năng của thuế .6

1.1.3. Phân loại thuế .6

1.1.4. Khái niệm thuế GTGT.7

1.1.5. Các yếu tố cấu thành của thuế GTGT .8

1.2. Vai trò của thuế GTGT đối với hộ kinh doanh cá thể .9

1.2.1. Vị trí vai trò của kinh tế cá thể trong nền kinh tế thị trường.9

1.2.2. Vai trò của thuế GTGT đối với hộ kinh doanh cá thể.10

1.3. Nội dung của công tác quản lý thuế GTGT đối với hộ kinh doanh cá thể .12

1.3.1 Khái niệm, đặc điểm về công tác quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá

thể .12

1.3.2. Quy trình và nội dung công tác quản lý thuế .17

1.3.2.1. Đăng ký thuế .18

1.3.2.2. Điều tra doanh số ấn định thuế GTGT.18

1.3.2.3. Xét miễn giảm thuế GTGT .19

1.3.2.4. Tính thuế, lập sổ bộ thuế GTGT(đối với hộ ấn định thuế) .19

1.3.2.5. Xử lý tờ khai thuế GTGT.20

1.3.2.6. Xử lý giấy nộp tiền, lập báo cáo kê toán thống kê thuế GTGT .21

pdf114 trang | Chia sẻ: lanphuong92 | Lượt xem: 552 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Xây dựng một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thuế giá trị gia tăng đối với hộ kinh doanh cá thể ở chi cục thuế thành phố Nam Định, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hạm vi hoạt động rộng lớn nên đặc điểm hoạt động kinh doanh của hộ cá thể ở thành phố Nam Định là rất đa dạng với nhiều phương thức kinh doanh khác nhau. Tuy nhiên, như chúng ta đã biết, hộ cá thể hoạt động kinh doanh một cách tự phát, chủ yếu vì mục tiêu lợi nhuận, kinh nghiệm kinh doanh không nhiều ý thức chấp hành pháp luật còn hạn chế. Chính những yếu tố này đã tác động và ảnh hưởng đến đặc điểm hoạt động kinh doanh của hộ kinh doanh cá thể ở thành phố Nam Định. Đó là quy mô kinh doanh thường nhỏ hẹp, vốn kinh doanh không lớn, hoạt động kinh doanh lẻ tẻ, thiếu sự phối hợp với các ngành các cấp và các đơn vị kinh doanh khác. Đây là một đặc điểm ảnh hưởng không ít đến sự phát triển kinh tế ở hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn thành phố Nam Định. Mặc dù như vậy, những kết quả do hoạt động kinh doanh của hộ kinh doanh cá thể ở thành phố Nam Định đem lại là không thể phủ nhận. Nhà nước (thông qua cơ quan Nhà nước có thẩm quyền) và các ban ngành chức năng trong thành phố Nam Định cần sớm có biện pháp nhằm khai thác, phát huy những thế mạnh của hộ kinh doanh cá thể, mặt khác khắc phục, cải thiện những gì còn hạn chế để cho hoạt động kinh doanh từ khu vực kinh tế hộ kinh doanh cá thể ngày càng sôi động hơn, từ đó mang lại số thu cho NSNN nhiều hơn. Bên cạnh các hộ kinh doanh cá thể làm ăn nghiêm chỉnh, kinh doanh tuân thủ pháp luật của Nhà nước thì vẫn còn không ít các hộ kinh doanh cá thể không trung thực, tính tuân thủ pháp luật Nhà nước về tài chính và kinh tế còn kém. Đặc biệt là lợi dụng danh nghĩa doanh nghiệp để trốn thuế . Luận văn thạc sĩ QTKD Trần Văn Hải CHQTKD 2011A 42 Từ tình hình thực tiễn về sự phát triển của các doanh nghiệp trong thành phố thời gian vừa qua và xu hướng phát triển của nó ta nhận thấy sự phát triển của các hộ kinh doanh cá thể trong Thành phố Nam Định đã góp phần đáp ứng nhu cầu đời sống vật chất, văn hoá của nhân dân trong tỉnh, góp phần thúc đẩy trở lại đối với sản xuất. Sự phát triển mạnh mẽ cả về số lượng lẫn quy mô, hộ kinh doanh cá thể đã góp phần tăng thu NSNN và giải quyết việc làm cho nhân dân trong tỉnh. Song với số lượng hộ kinh doanh lớn và ngày càng tăng đã khiến cho công tác quản lý thu thuế trở lên phức tạp, tạo điều kiện cho những hành vi vi phạm pháp luật thuế nảy sinh và phát triển.Vì vậy, việc nghiên cứu tìm hiểu tình hình quản lý thu thuế đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh ở các hộ kinh doanh cá thể là điều hết sức cần thiết, không chỉ trên phương diện đảm bảo số thu cho ngân sách thành phố, mà còn có ý nghĩa trên phương diện quản lý. 2.3. Phân tích thực trạng công tác quản lý thuế GTGT đối với hộ kinh doanh cá thể tại Chi cục thuế thành phố Nam Định giai đoạn (2006 – 2012) Bảng 2.1.Kết quả thu NSNN giai đoạn 2006-2012 Năm tài chính Dự toán (triệu đồng) Thực hiện (triệu đồng) % so với dự toán(%) % so với năm trước(%) 2006 137.340 126.147 92 2007 165.725 148.791 90 118 2008 175.735 166.532 95 112 2009 174.410 209.313 120 126 2010 221.150 228.750 103 109 2011 254.323 264.565 104 116 2012 284.841 288.267 101 109 Nguồn: Chi cục thuế Thành phố Nam Định Luận văn thạc sĩ QTKD Trần Văn Hải CHQTKD 2011A 43 Trong những năm qua, Chi cục Thuế thành phố Nam Định đã thực hiện thành công nhiệm vụ trọng tâm đó là tổ chức chỉ đạo hoàn thành nhiệm vụ thu NSNN. Từ năm 2006–2012 có 3 năm 2006,2007,2008 chi cục không hoàn thành thu thuế theo dự toán các năm còn lại đều hoàn thành mức dự toán theo pháp lệnh. Số thu ngân sách trên địa bàn thành phố năm 2006 là 126.147 triệu đồng, năm 2012 là 288.267 triệu đồng, tăng gấp hơn 2,29 lần, tốc độ tăng bình quân 5 năm đạt 14%/năm. 2.3.1. Phân tích công tác quản lý thuế GTGT đối với hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn thành phố Nam định (2006-2012) theo kết quả thu thuế Giai đoạn 6 năm, 2006-2012, Chi cục thuế Thành phố Nam Định liên tục hoàn thành vượt mức nhiệm vụ thu ngân sách và đạt được tốc độ thu năm sau cao hơn năm trước. Số thu ngân sách trên địa bàn thành phố của hộ kinh doanh cá thể năm 2006 là 28,51 tỷ đồng, năm 2012 là 104 tỷ đồng, tăng hơn 3,6 lần, tốc độ tăng bình quân 5 năm là 20%. Bảng 2.2. Số thu thuế GTGT hộ kinh doanh cá thể hàng năm trên địa bàn Thành phố Nam Định Năm tài chính Tổng số thu ngân sách hộ kd cá thể (triệu đồng) Số thuế GTGT (triệu đồng) Tỷ trọng thuế GTGT trên tổng thu hộ cá thể(%) Tỷ trọng thuế TGT so với năm trước(%) 2006 28.510 9.723 34 2007 37.756 11.522 31 119 2008 44.516 13.774 31 120 2009 60.759 14.142 23 103 2010 80.000 16.292 20 115 2011 91.722 19.550 21 120 2012 104.563 23.138 22 118 Nguồn:Chi cục thuế Thành phố Nam Định Luận văn thạc sĩ QTKD Trần Văn Hải CHQTKD 2011A 44 Trên địa bàn Thành phố Nam Định có các khoản thu thường xuyên đối với hộ kinh doanh cá thể là: thuế GTGT, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế TNCN, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế môn bài, thuế tài nguyên, tiền thuê mặt đất, mặt nước, thu sử dụng đất,..., trong đó thuế GTGT luôn là khoản thu chiếm tỷ trọng lớn trong các khoản thu; thuế GTGT chiếm khoảng 20% đến 34% tổng số thu hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn. Số liệu bảng thống kê dưới đây (bảng 2.3) cho thấy, thuế GTGT luôn là khoản thu lớn nhất trong các khoản thu trên địa bàn Thành phố Nam Định (sau tiền sử dụng đất). Về chỉ tiêu chất lượng thấy rằng số thuế GTGT năm sau tăng hơn năm trước đặc biệt từ năm 2008 đến 2012 tăng trưởng rất nhanh. Bảng 2.3. Kết quả thu ngân sách hộ kinh doanh cá thể năm 2012 tại chi cục thuế Thành phố Nam Định. Số STT Chỉ tiêu Kế hoạch (triệu đồng) Thực hiện 2012 (triệu đồng) TH so với KH(%) Tổng số 101.517 104.563 103 1 VAT 22.501 23.138 103 2 Môn bài 2.511 2.792 111 3 Nhà đất 9.962 10.221 104 4 TNCN 798 821 103 5 CQSDĐ 16.647 16.118 97 6 Trước bạ 6.339 7.226 114 7 Tiền SDĐ 40.009 41.397 103 8 Bán nhà 2 2 100 9 Thuê đất 90 80 89 10 Phí 2.450 2.553 104 11 Khác NS 208 215 104 Nguồn: Chi cục thuế Thành phố Nam Định Luận văn thạc sĩ QTKD Trần Văn Hải CHQTKD 2011A 45 Đánh giá về chỉ tiêu kết quả thu thuế năm 2012 đối với hộ kinh doanh cá thể: Qua bảng trên cho thấy về tổng thể Chi cục thuế Nam Định đã hoàn thành vượt mức kế hoạch thu thuế năm 2012 đối với hộ kinh doanh cá thể là 3%, có 9/11 khoản thu, sắc thuế hoàn thành và hoàn thành vượt mức dự toán, trong đó có nhiều khoản thu vượt mức dự toán khá cao như trước bạ, môn bài, thuế GTGT, thu tiền sử dụng đất, thu nhập cá nhân. Số thu vượt dự toán ở một số khoản thu bù đắp cho một số sắc thuế không đạt dự toán như thuê đất, chuyển quyền sử dụng đất. Đánh giá về chỉ tiêu hiệu quả công tác lập kế hoạch, dự toán thấy rằng: - Chất lượng lập dự toán cao (sai số ± 5%) có 9/11 sắc thuế. - Chất lượng lập kế hoạch trung bình (sai số ± 5% đến 10%) có 0/11 sắc thuế. - Chất lượng lập dự toán chưa sát (sai số ± >10%) có 2/11 sắc thuế. Về tổng thể công tác lập kế hoạch ở mức chất lượng cao (sai số 3%). Tuy nhiên để đánh giá chính xác và khách quan công tác này thì còn căn cứ vào một số nguyên nhân chủ quan và khách quan khác. Tổng kết công tác thu thuế hộ kinh doanh cá thể tại các đội thuế và các đội văn phòng chi cục thuế Thành phố Nam Định có 9/11 sắc thuế thu hoàn thành vượt mức dự toán thu ngân sách được giao trong đó có 2 sắc thuế hoàn thành vượt dự toán trên 10%. Các sắc thuế không hoàn thành dự toán thu ngân sách thuộc các sắc thuế có số thu nhỏ nên không ảnh hưởng nhiều tới kế hoach thu toàn chi cục. Về chỉ tiêu chất lượng xây và giao dự toán thu thuế có 2/11 sắc thuế chưa sát. Việc xây và giao dự toán thu thuế như thế sẽ ảnh hưởng tới kết quả thi đua của các đơn vị vì đây là chỉ tiêu quan trọng về kết quả. 2.3.2. Phân tích công tác quản lý thuế GTGT đối với hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn thành phố Nam định (2006-2012) theo đối tượng kinh doanh Theo luật Quản lý thuế quy định thì tất cả các cơ sở sản xuất, kinh doanh phải có trách nhiệm kê khai đăng ký thuế với cơ quan thuế theo quy định của Nhà Luận văn thạc sĩ QTKD Trần Văn Hải CHQTKD 2011A 46 nước. Qua đó cơ quan thuế có thể nắm được số hộ sản xuất kinh doanh trên địa bàn, phân loại hộ và phân nghành nghề để có thể quản lý một cách chặt chẽ đối tượng nộp thuế. Tuy nhiên, do tình hình chung về sự thiếu tự giác của các hộ nộp thuế nên các cán bộ thuế quản lý địa bàn đã liên hệ phối hợp với UBND các phường, công an, quản lý thị trường và nhiều ngành liên quan khác để nắm vững các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn các phường, các chợ. Các bộ thuế thuộc các đội lập danh sách các cơ sở kinh doanh mà mình phụ trách quản lý, thông qua điều tra doanh thu, phân loại nghành nghề, quy mô để quản lý cho phù hợp. Sau khi đã thông qua Hội đồng tư vấn thuế phường đưa số hộ đó vào bộ để quản lý thu thuế GTGT nộp hàng tháng. Hàng tháng vào ngày 5 các cán bộ quản lý phải lập được danh sách hộ nghỉ kinh doanh trên địa bàn, hộ mới ra kinh doanh và làm tổng hợp ghi thu phân loại hộ nhằm áp dụng chế độ thu thích hợp. Cũng từ số liệu này của cán bộ quản lý mà văn phòng chi cục thuế mới có điều kiện để lập bộ quản lý các hộ kinh doanh. - Phân loại đối tượng nộp thuế Để đáp ứng yêu cầu quản lý đối tượng nộp thuế, chi cục thuế thực hiện phân loại hộ kinh doanh. Đối với các hộ kinh doanh nói chung, chi cục thuế phân loại theo quy mô kinh doanh mà tiêu thức phân loại được căn cứ theo bậc môn bài. Hộ kinh doanh có bậc môn bài 1, 2 được xếp vào hộ kinh doanh lớn, hộ kinh doanh có môn bài bậc 3, 4 xếp vào hộ vừa, hộ kinh doanh có bậc môn bài 5 và 6 là các hộ kinh doanh nhỏ. Đối với các hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán thường là những hộ kinh doanh nhỏ và vừa, các hộ nộp thuế theo phương pháp kê khai có bậc thuế môn bài cao. Từ bảng số liệu 2.4 ta thấy các hộ kinh doanh trên địa bàn Thành phố Nam Định qua các năm đều tăng và tăng ở tất cả các bậc, năm 2012 so với năm 2006 như sau: Bậc 1, 2: tăng 140 hộ tương ứng 14% Luận văn thạc sĩ QTKD Trần Văn Hải CHQTKD 2011A 47 Bậc 3, 4: tăng 609 hộ tương ứng 31% Bậc 5, 6: tăng 158 hộ tương ứng 7% Như vậy, các hộ đã chuyển hướng nâng cấp dần tình trạng kinh doanh của mình ổn định hơn có sự đầu tư và thu nhập khá hơn. Bảng 2.4: Phân loại hộ kinh doanh phải nộp thuế GTGT theo bậc môn bài trên địa bàn thành phố Nam Định Đơn vị tính: Hộ Năm Số hộ bậc môn bài 1,2 Số hộ bậc môn bài 3,4 Số hộ bậc môn bài 5,6 Số hộ nộp thuế GTGT theo phương pháp kê khai Số hộ nộp thuế GTGT theo phương pháp khoán 2006 1.009 1.938 3.495 184 6.258 2007 1.035 1.971 3.521 193 6.334 2008 1.045 2.170 3.523 204 6.534 2009 1.093 2.297 3.595 215 6.771 2010 1.115 2.472 3.643 225 7.005 2011 1.137 2.521 3.716 230 7.144 2012 1.149 2.547 3.753 232 7.217 Nguồn: Chi cục Thuế Thành phố Nam Định Qua bảng 2.4 có thể thấy các hộ cá thể trên địa bàn đã phát triển cả về số lượng và quy mô sản xuất kinh doanh. Nguyên nhân của sự phát triển trên là do chính sách của nhà nước đã tạo cho môi trường kinh doanh thuận lợi hơn. Cơ chế thị trường kết hợp với các chính sách của Đảng và Nhà nước đã giúp cho thành phần kinh tế này phát triển. Các hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai thường là các hộ kinh doanh lớn (có bậc thuế môn bài 1, 2), trong đó các hộ khoán lại là các hộ vừa và Luận văn thạc sĩ QTKD Trần Văn Hải CHQTKD 2011A 48 nhỏ (có bậc thuế môn bài 3, 4 và 5, 6). Nhìn chung qua công tác phân loại hộ kinh doanh trên địa bàn quản lý của Chi cục ta thấy số hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai còn rất ít (<3,1%) so với tổng số hộ kinh doanh trên địa bàn. Các hộ kinh doanh ở mỗi bậc môn bài đều tăng song tăng nhiều hơn là các hộ có bậc môn bài bậc 3,4. Điều đó chứng tỏ các hộ kinh doanh trên địa bàn đa phần là các hộ nhỏ lẻ, chưa phổ biến việc áp dụng ghi chép sổ sách, sử dụng hóa đơn chứng từ trong hoạt động kinh doanh. - Để phân tích rõ hơn ta xét bảng quản lý theo ngành nghề các hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn Thành phố Nam Định. Tại Chi cục thuế Thành phố Nam Định các hộ kinh doanh được phân loại thành 4 loại ngành nghề chủ yếu đó là: dịch vụ, ăn uống, kinh doanh và sản xuất. Bảng 2.5: Phân loại hộ phải thu thuế GTGT theo ngành nghề(2006-2012) Sản xuất Thương Nghiệp ăn uống Dịch vụ Năm Toàn địa bàn (Số hộ) (%) (Số hộ) (%) (Số hộ) (%) (Số hộ) (%) 2006 6.442 280 4,3 3.999 62,1 757 11,8 1.406 21,8 2007 6.527 290 4,4 4.011 61,5 784 12,0 1.442 22,1 2008 6.738 312 4,6 4.099 60,8 819 12,2 1.508 22,4 2009 6.985 320 4,6 4.227 60,5 859 12,3 1.579 22,6 2010 7.230 325 4,5 4.360 60,5 889 12,3 1.656 22,5 2011 7.374 302 4,1 4.491 60,9 922 12,5 1.659 22,5 2012 7.449 306 4,1 4.536 60,9 931 12,5 1.676 22,5 Nguồn: Chi cục Thuế Thành phố Nam Định Từ số liệu bảng 2.5 cho thấy: Với ngành sản xuất: Số hộ thuộc ngành này tăng năm 2012 so với năm 2006 là 26 hộ tương ứng 9%. Nhưng xét tỷ trọng số hộ trong ngành ta thấy tỷ trọng của Luận văn thạc sĩ QTKD Trần Văn Hải CHQTKD 2011A 49 ngành này năm 2012 so với năm 2006 giảm đi. Năm 2005 chiếm tỷ trọng 4,3% nhưng đến năm 2012 lại chỉ chiếm 4,1% . Mặt hàng chủ yếu của ngành này là sản xuất cơ kim khí, sản xuất các mặt hàng công nghiệp thực phẩm như: sản xuất bánh kẹo, giò chả, bún bánh... Những mặt hàng này việc kinh doanh còn tương đối ổn định nhưng sản xuất cơ khí tiêu dùng thì ngày càng bị thu hẹp do sự tác động của nhiều mặt hàng trên thị trường. Các hộ kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ do điều kiện sản xuất và tiêu thụ gặp nhiều khó khăn. Nhìn chung ta thấy các hộ kinh doanh trong cả 4 ngành nghề đều tăng hằng năm, trong đó tăng cao nhất vẫn là trong lĩnh vực thương nghiệp, và tăng chậm nhất là lĩnh vực sản xuất. Đối với hoạt động dịch vụ : Số người hoạt động trong ngành dịch vụ tăng về số tuyệt đối nhưng về số tương đối lại giảm. Năm 2006 có 1.406 hộ chiếm 21,8%. Năm 2012 có 1.676 hộ chiếm 22,5%.Từ đó ta thấy rằng hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ này không hiệu quả mặc dù số hộ có tăng lên về số tuyệt đối bởi vì do thay đổi lại điều kiện cấp phép kinh doanh cho các hộ kinh doanh karaoke mà nhiều hộ kinh doanh loại này đã phải chuyển hoặc thôi không kinh doanh nữa. Các hộ kinh doanh sửa chữa lặt vặt và nhất là sửa chữa điện lạnh ở trên địa bàn kinh doanh không ổn định và kém hiệu quả nên một số đã xin chuyển sang bán thương nghiệp, một số phải chuyên đi kinh doanh ở nơi khác có hiệu quả hơn. Số hộ tăng lên tuyệt đối của ngành dịch vụ chủ yếu là loại hình rửa xe máy, photocopy, chụp ảnh nhưng không phải là sự tăng lên đáng kể. Ngành thương nghiệp: có xu hướng tăng lên cả về số tương đối và tuyệt đối qua các năm. Năm 2012 có 4.536 hộ chiếm 60,9%. Điều này chứng tỏ rằng ngành thương nghiệp kinh doanh có hiệu quả hơn các ngành khác, tuy nhiên có quá nhiều hộ kinh doanh nên số tăng không lớn. Mặt hàng chủ yếu của các hộ kinh doanh thương nghiệp là bán tạp hoá, đồ điện dân dụng, ở chợ các các mặt hàng thực phẩm thiết yếu đối với đời sống của Luận văn thạc sĩ QTKD Trần Văn Hải CHQTKD 2011A 50 nhân dân. Các hộ kinh doanh trong lĩnh vực thương nghiệp trên địa bàn thành phố Nam Định chủ yếu là các chủ cửa hàng buôn bán nhỏ, nhưng chiếm một tỷ trọng lớn do đây là trung tâm buôn bán của cả tỉnh, lại là tỉnh phát triển trong lĩnh vực may mặc nên hoạt động buôn bán đặc biệt là hàng may mặc rất phát triển. Ngành ăn uống : Số hộ kinh doanh ăn uống tăng lên về số tuyệt đối và số tương đối. Cụ thể năm 2006 có 757 hộ chiếm 11,8% năm 2012 có 931 hộ chiếm 12,5%. Số hộ tăng này chủ yếu là những hộ kinh doanh ăn uống nhỏ bình dân, không phải là những nhà hàng, ăn uống cao cấp. Qua bảng số liệu phân loại hộ theo ngành nghề ta thấy số hộ kinh doanh trong lĩnh vực thương nghiệp chiếm tỷ trọng lớn nhất (> 60%), lĩnh vực dịch vụ chiếm tỷ trọng cao thứ hai (>22%), lĩnh vực ăn uống chiếm tỷ trọng cao thứ 3 (>11%) và lĩnh vực sản xuất chiếm tỷ trọng nhỏ nhất (>4%). 2.3.3. Phân tích công tác quản lý thu thuế GTGT đối với hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn thành phố Nam định (2006-2012) theo địa bàn quản lý Hiện nay trên địa bàn Thành phố Nam Định đang quản lý 25 phường xã chia làm 2 đội thuế và đội thuế chợ. Tại các đội thuế gắn mỗi cán bộ với một vài tuyến đường từ vài chục cá biệt đến vài trăm hộ. So với các năm khác những năm gần đây đã có bước biến đổi về chất tương đối lớn. Tuy tình trạng nợ đọng trên các địa bàn vẫn tồn tại nhưng cơ bản các hộ thu được thuế đều nộp đúng hạn và đúng mức thuế ấn định đối với hộ khoán và hộ kê khai. Chỉ còn sai sót do ghi nhầm biên lai hoặc thừa do các hộ tính sai thuế phải nộp. Do công tác kiểm tra nội bộ làm khá tốt nên tình trạng xâm tiêu tiền thuế tại chi cục thuế Thành phố Nam Định hầu như không xảy ra, 100% số thuế thu được đều chuyển vào NSNN theo đúng thời hạn quy định hoặc nếu có chậm trễ thì đều có tờ trình nêu rõ lý do. Kết quả thu theo đội được thể hiện qua bảng (2.6) Luận văn thạc sĩ QTKD Trần Văn Hải CHQTKD 2011A 51 Bảng 2.6. Tổng hợp thu thuế GTGT hộ kinh doanh cá thể theo địa bàn thu thuế. Số STT Chỉ tiêu Năm 2006 (triệu đồng) Năm 2012 (triệu đồng) Năm 2012/năm 2006(lần) Tổng 9.723 23.138 2,38 1 Bà Triệu 1.874 2.601 1,39 2 Quang Trung 1.183 1.953 1,65 3 Vỵ Xuyên 237 714 3,01 4 Trần Tế Xương 104 313 3,01 5 Hạ Long 142 421 2,96 6 Lộc Vượng 215 563 2,62 7 Thống Nhất 280 1.140 4,07 8 Lộc Hạ 108 280 2,59 9 Nguyễn Du 371 1.290 3,48 10 Vỵ Hoàng 391 1.116 2,85 11 Trần Hưng Đạo 528 1.366 2,59 12 Phan Đình Phùng 272 690 2,54 13 Cửa Bắc 375 1.304 3,48 14 Lộc Hoà 231 645 2,79 15 Trần Đăng Ninh 167 428 2,56 16 Văn Miếu 60 180 3,00 17 Trường Thi 139 301 2,17 18 Mỹ Xá 103 187 1,82 19 Ngô Quyền 219 543 2,48 20 Năng Tĩnh 194 429 2,21 21 Trần Quang Khải 56 180 3,21 22 Lộc An 38 268 7,05 23 Cửa Nam 55 153 2,78 24 Nam Phong 25 91 3,64 25 Nam Vân 89 278 3,12 26 Ba Chợ 2.267 5.704 2,52 Nguồn: Chi cục Thuế Thành phố Nam Định Luận văn thạc sĩ QTKD Trần Văn Hải CHQTKD 2011A 52 Qua bảng (2.6) ta thấy hầu hết các phường trọng điểm trung tâm thành phố có số thu cao hơn hẳn so với các phường còn lại đó là các phường Bà Triệu, Quang Trung, Trần Hưng Đạo, đội Chợ .... Các phường nhỏ như Lộc An trong 6 năm từ 2006 đến 2012 số thu tăng lên tới gần 7 lần đây là do sự nỗ lực của các cán bộ Đội thuế liên phường, xã số 2 và đặc biệt là cán bộ trực trực tiếp quản lý phường Lộc An, thêm nữa do địa bàn phường Lộc an trong những năm gần đây có bước chuyển tương đối lớn có khu đô thị Đồng Quýt thu hút lực lượng lớn dân cư, chuyển từ xã lên phường, tốc độ tăng dân cư nhanh và hình thành lên một tuyến đường chuyên kinh doanh ăn uống...Tóm lại, tổng số thu NSNN của hộ cá thể theo địa bàn năm 2012 tăng 2,38 lần so với năm 2006 2.3.4. Phân tích công tác quản lý thuế GTGT đối với hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn thành phố Nam định (2006-2012) theo nội dung công tác quản lý thuế phải thực hiện Theo luật thuế GTGT quy định thì tất cả các cơ sở sản xuất, kinh doanh phải có trách nhiệm kê khai đăng ký thuế với cơ quan thuế theo quy định của Nhà nước. Qua đó, cơ quan thuế có thể nắm được số hộ sản xuất kinh doanh trên địa bàn, phân loại hộ và phân nghành nghề để có thể quản lý một cách chặt chẽ đối tượng nộp thuế. Đồng thời theo quyết định số 75/1998/QĐ- TTg của Thủ tướng Chính Phủ thì mọi tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh chịu thuế đều phải kê khai đăng ký thuế để được cấp mã số thuế và hệ thống mã số này được ứng dụng kể từ ngày 1/1/1999. Theo quyết định trên, cơ quan thuế có trách nhiệm sử dụng mã số đối tượng nộp thuế để quản lý đối tượng nộp thuế, theo dõi số liệu nộp thuế của đối tượng nộp thuế và ghi mã số đối tượng nộp thuế trên mọi giấy tờ giao dịch với đối tượng nộp thuế như: thông báo nộp thuế, thông báo phạt, lệnh thu, các quyết định phạt hành chính thuế, biên bản kiểm tra về thuế.. Như vậy việc quản lý đối tượng nộp thuế trên mã số đã đem lại hiệu quả rõ rệt cho các cấp quản lý thuế và cho Chi cục thuế thành phố Nam Định nói riêng. Kể từ đây cán bộ thuế có thể ứng dụng máy vi tính vào công tác quản lý đối tượng nộp Luận văn thạc sĩ QTKD Trần Văn Hải CHQTKD 2011A 53 thuế, giúp việc quản lý được chặt chẽ hơn, đỡ vất vả vì phải theo dõi ghi chép bằng tay trên sổ bộ hàng tháng. * Công tác cấp mã số thuế cho hộ kinh doanh Đội thuế nhận hồ sơ đăng ký thuế, vào sổ nhận hồ sơ và lập phiếu hẹn. Đội thuế kiểm tra hồ sơ đăng ký thuế, đối chiếu với các chỉ tiêu trên tờ khai đăng ký thuế, trường hợp nếu phát hiện tờ khai đăng ký có sai sót thì yêu cầu hộ kinh doanh chỉnh sửa tờ khai đăng ký thuế theo đúng quy định. Sau khi đã kiểm tra hồ sơ đã hợp lệ, đội thuế chuyển ngay trong ngày cho Đội kê khai kế toán thuế - tin học và tổng hợp NVDT. Đội kê khai kế toán thuế - tin học và tổng hợp NVDT kiểm tra, xác nhận thủ tục cấp mã số thuế cho từng hộ kinh doanh, in Giấy chứng nhận đăng ký thuế của các hộ kinh doanh trình lãnh đạo Chi cục ký. Đội kê khai lập danh bạ hộ kinh doanh đã đăng ký thuế và đã được cấp Mã số, trả Giấy chứng nhận đăng ký thuế đã ký trong ngày cho Đội thuế. Đội thuế cấp Giấy chứng nhận đăng ký thuế cho từng hộ kinh doanh và lập sổ theo dõi cấp giấy chứng nhận đăng ký thuế và đưa vào bộ thuế. Đội thuế có trách nhiệm phối hợp với chính quyền địa phương, xã điều tra số hộ có sản xuất, kinh doanh trên địa bàn để đối chiếu với danh bạ do đội kê khai đã lập. Đối với các trường hợp có biến động như: hộ mới ra kinh doanh, hộ nghỉ kinh doanh, hộ kinh doanh đổi tên, di chuyển địa điểm kinh doanh đội thuế hướng dẫn và đôn đốc để hộ kê khai theo quy định, các thông tin thay đổi chuyển cho đội kê khai để bổ xung chỉ tiêu thay đổi hoặc đóng mã số thuế theo quy định. Chi cục đã thực hiện theo đúng quy trình về quản lý thu thuế đối với các hộ kinh doanh cá thể. Từ việc đăng ký thuế, cấp mã số thuế, quản lý thu thuế đến tổ chức thu nộp thuế, tổ chức thực hiện luật thuế GTGT. Luật thuế GTGT quy định, tất cả các cơ sở kinh doanh, kể cả các chi nhánh, cửa hàng trực thuộc cơ sở kinh doanh chính, các cá nhân... đều phải đăng ký nộp thuế với Cục thuế hoặc Chi cục thuế, khai báo địa điểm kinh doanh, ngành nghề, lao Luận văn thạc sĩ QTKD Trần Văn Hải CHQTKD 2011A 54 động, tiền vốn, nơi nộp thuế và các chỉ tiêu liên quan khác theo mẫu đăng ký nộp thuế và hướng dẫn của cơ quan thuế. Thông qua đó, cơ quan thuế nắm được số hộ sản xuất kinh doanh; phân loại hộ theo ngành nghề, hiện nay tại chi cục có phân loại thành 4 ngành nghề là ngành ăn uống, dịch vụ, thương nghiệp, sản xuất; chi cục nắm được số hộ kinh doanh theo địa bàn quản lý, bao gồm 2 đội thuế liên xã phường và đội thuế chợ chịu trách nhiệm trực tiếp; quản lý thuế theo phương pháp tính thuế: theo kê khai và theo hộ khoán... để có thể quản lý chặt chẽ số lượng cũng như sự biến động của người nộp thuế. Bảng 2.7: Quản lý hộ kinh doanh trên địa bàn Thành phố Nam Định: Năm Số hộ thực tế kinh doanh(hộ) Số hộ được cấp mã số thuế(hộ) Tỷ lệ hộ được cấp mã số thuế/Số hộ quản lý(%) 2006 6.748 4.286 64 2007 6.730 4.979 74 2008 6.934 5.199 75 2009 7.090 5.566 79 2010 7.200 7.200 100 2011 7.374 7.374 100 2012 7.449 7.449 100 Nguồn: Chi cục Thuế Thành phố Nam Định Với kết quả như vậy có thể thấy rằng, Chi cục và các cán bộ quản lý đã có những cố gắng rất tích cực trong việc nắm bắt các hộ kinh doanh để đưa vào quản lý. Qua mỗi năm số hộ kinh doanh ngày càng tăng lên, công việc của các cán bộ quản lý ngày càng nặng nề, họ phải đi sâu đi sát đến từng ngóc nghách trên địa bàn mình quản lý nhằm thâm nhập một cách cặn kẽ tình hình thực tế, đưa các hộ mới ra kinh doanh vào diện quản lý. . Trên thực tế, một số hộ kinh doanh có tiến hành kinh doanh mà không đăng ký nộp thuế như. Lý do của hiện tượng này có thể là do không hiểu biết luật pháp, Luận văn thạc sĩ QTKD Trần Văn Hải CHQTKD 2011A 55 hoặc có thể là do cố ý không đăng ký nộp thuế để trốn, lậu thuế. Trước tình hình ấy, Chi cục thuế thành phố Nam Định đã phối hợp với các cơ quan hành pháp của thành phố như công an, quản lý thị trường và nhiều ngành liên quan khác để nắm vững các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn. Cán bộ thuế thuộc các đội lập danh sách các cơ sở kinh doanh mà mình phụ trách quản lý, thông qua điều tra doanh thu, phân loại ngành nghề, quy mô để quản lý cho phù hợp...Năm 2012 Chi cục thuế đã thực hiện cấp mã số thuế đưa vào quản lý trên phần mềm quản lý cấp cục nhằm đảm bảo chính xác và kịp thời các số. Theo số liệu năm 2006 thì số lượng hộ chưa được cấp mã số thuế là 2.462 hộ. Đến năm 2012 tất cả các hộ quản lý là 7.449 hộ đều được cấp mã số thuế. Việc quản lý đối tượng nộp thuế trên mã số đã đem lại hiệu quả rõ rệt cho các cấp quản lý thuế và cho Chi cục thuế Thành phố Nam Định nói riêng. Kể từ đây cán bộ thuế có thể ứng dụng máy vi tính vào công tác quản lý đối tượng nộp

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf000000272448_6751_1951720.pdf
Tài liệu liên quan