LỜI CAM ĐOAN . i
LỜI CẢM ƠN . ii
MỤC LỤC.iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT . iv
DANH MỤC CÁC BẢNG. v
DANH MỤC CÁC HÌNH. vi
MỞ ĐẦU . 1
1. Lí do chọn đề tài. 1
2. Mục tiêu, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu. 2
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề . 3
4. Quan điểm nghiên cứu . 6
5. Phương pháp nghiên cứu. 7
6. Những đóng góp chính của luận văn . 8
7. Cấu trúc đề tài . 9
Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ XÂY DỰNG NÔNG
THÔN MỚI . 10
1.1. Cơ sở lí luận . 10
1.1.1. Một số lí luận cơ bản về nông thôn. 10
1.1.2. Những vấn đề cơ bản về phát triển “Nông Thôn Mới” . 13
1.1.3. Nguyên tắc thực hiện xây dựng NTM . 20
1.1.4. Các bước xây dựng NTM . 21
1.1.5. Nội dung Bộ tiêu chí Quốc gia về NTM. 22
1.2. Cơ sở thực tiễn . 28
1.2.1. Kinh nghiệm xây dựng NTM ở một số nước trên thế giới . 28
1.2.2. Tình hình xây dựng NTM ở Việt Nam . 31
1.2.3. Khái quát xây dựng Nông thôn mới ở tỉnh Bắc Ninh. 33
Tiểu kết Chương 1. 35
100 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 26/02/2022 | Lượt xem: 400 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Xây dựng nông thôn mới huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2010 - 2017, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây
dựng nông thôn mới (NTM), tỉnh Bắc Ninh mới đạt bình quân 8,84 tiêu chí/xã.
Đến nay, sau bảy năm, toàn tỉnh có 58 trong tổng số 97 xã “về đích” nông thôn
mới, bình quân số tiêu chí đạt chuẩn NTM trên địa bàn tỉnh là 17,28 tiêu chí/xã
(cao hơn bình quân cả nước 3,58 tiêu chí/xã). Nông thôn Bắc Ninh từng bước
thay đổi cả về diện mạo và đời sống.
Bắc Ninh là địa phương có nhiều thuận lợi về nguồn lực dành cho xây
dựng NTM. Chỉ tính riêng giai đoạn 2010 - 2015, trong tổng số 5.288 tỷ đồng
34
cho chương trình, ngân sách địa phương đã là 2.888,6 tỷ đồng (chiếm 52,6%),
ngân sách trung ương 244,6 tỷ đồng; còn lại từ các nguồn vốn khác.
Để nâng cao đời sống cho người dân, tỉnh Bắc Ninh ban hành nhiều chính
sách hỗ trợ cũng như tạo điều kiện để các doanh nghiệp đầu tư làm nông
nghiệp. Toàn tỉnh hình thành được 60 vùng sản xuất tập trung. Bước đầu, một
số mô hình đem lại hiệu quả kinh tế cao, như vùng trồng khoai tây cho thu nhập
từ 70 đến 90 triệu đồng/ha/năm; vùng trồng cà-rốt cho thu nhập 120 triệu
đồng/ha/năm; vùng cà chua 180 triệu đồng/ha/năm; vùng hành tỏi 150 triệu
đồng/ha/năm; vùng rau xanh 300 triệu đồng/ha/năm
Nhờ làm đến đâu chắc đến đó, xây dựng NTM ở Bắc Ninh đạt được nhiều
kết quả đáng khích lệ. Đến nay, thu nhập bình quân đầu người khu vực nông
thôn đạt 43,5 triệu đồng/năm; 100% số xã đều đạt chuẩn y tế giai đoạn 1; Tỷ lệ
cư dân nông thôn được sử dụng nước sạch, nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt
99%, các xã đạt chuẩn y tế giai đoạn 2 chiếm 92,8%.
Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng NTM một số địa phương mới chỉ tập
trung xây dựng cơ sở hạ tầng. Trong khi đó, phương thức sản xuất vẫn chưa có
sự thay đổi đáng kể, chuyển dịch cơ cấu còn chậm. Nhiều xã đã đạt chuẩn
nhưng lại chưa xây dựng được phương án phát triển một cách bền vững.
35
Tiểu kết Chương 1
Xây dựng NTM với 19 tiêu chí chính là CNH - HĐH nông nghiệp, nông
thôn góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế, chính trị, xã hội và đặc biệt
quan trọng trong tiến trình CNH - HĐH đất nước, đưa đất nước phát triển
nhanh và bền vững.
Việc thực hiện mục tiêu Quốc gia XDNTM phải dựa vào nhiều nhân tố,
trong đó nhân tố chủ thể XDNTM (người nông dân) đóng vai trò rất quan
trọng, bởi người nông dân phải tham gia từ khâu quy hoạch, tham gia trực tiếp
vào lao động sản xuất để tạo ra của cải vật chất, giữ gìn bản sắc dân tộc, đồng
thời cũng là người hưởng lợi từ thành quả của NTM.
Gia Bình là huyện thuần nông nên còn gặp nhiều khó khăn trong phát triển
kinh tế. Để biến ước mơ thoát khỏi đói nghèo từ vùng đất trũng, vươn tới giàu
đẹp, văn minh, Đảng bộ Gia Bình đang nỗ lực quy tụ sức mạnh toàn dân trên
tinh thần đồng tâm nhất trí, chung lưng đấu cật từ những khối óc, những bàn
tay lao động. Hình ảnh một miền quê trù phú, một huyện nông thôn mới ở Gia
Bình đang dần hiện hữu là một minh chứng sống động trong việc phát huy vai
trò lãnh đạo của tổ chức đảng, tiếp tục củng cố niềm tin của nhân dân vào sự
lãnh đạo của Đảng.
36
Chương 2
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ THỰC TRẠNG XÂY DỰNG
NÔNG THÔN MỚI Ở HUYỆN GIA BÌNH, TỈNH BẮC NINH
GIAI ĐOẠN 2010 - 2017
2.1. Các nhân tố ảnh hưởng tới xây dựng nông thôn mới huyện Gia Bình,
tỉnh Bắc Ninh
2.1.1. Các nhân tố tự nhiên
2.1.1.1. Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ
Huyện Gia Bình vào thời Minh là huyện An Định, thuộc châu Gia Lâm,
phủ Bắc Giang. Thời Lê là huyện Gia Định, năm Minh Mạng thứ nhất (1820)
đổi là Gia Bình vì trùng tên với tỉnh Gia Định. Năm 1950 Gia Bình và Lương
Tài hợp nhất thành Gia Lương. Năm 1999, huyện Gia Lương được tách thành
hai huyện Gia Bình và Lương Tài như cũ. Huyện Gia Bình gồm trung tâm là thị
trấn Gia Bình và 13 xã: xã Vạn Ninh, Thái Bảo, Giang Sơn, Cao Đức, Đại Lai,
Song Giang, Bình Dương, Lãng Ngâm, Nhân Thắng, Xuân Lai, Đông Cứu, Đại
Bái, Quỳnh Phú. Diện tích tự nhiên toàn huyện là 107,85 km2.
Huyện Gia Bình (thuộc tỉnh Bắc Ninh) nằm trong không gian phát triển
kinh tế sôi động của ĐBSH và vùng trọng điểm kinh tế Bắc Bộ. Đây là điều
kiện thuận lợi để huyện giao lưu, phát triển kinh tế và học hỏi kinh nghiệm để
phát triển kinh tế huyện.
Vị trí này tạo điều kiện thuận lợi cho huyện Gia Bình giao lưu và phát triển
kinh tế với các huyện khác trong toàn tỉnh và các địa phương khác. Trung tâm
kinh tế, chính trị, văn hóa của huyện là thị trấn Gia Bình (cách thủ đô Hà Nội
khoảng 40km). Nếu hệ thống giao thông được phát triển tốt hơn sẽ là cơ sở quan
trọng cho huyện có thể thực hiện giao lưu trao đổi các sản phẩm nông nghiệp,
công nghiệp và sử dụng các dịch vụ tốt của thủ đô. Phía Đông của huyện giáp
tỉnh Hải Dương, từ Gia Bình có thể sang Hải Dương bằng cả đường bộ và đường
thủy. Huyện Gia Bình nằm ở phía Nam của tỉnh Bắc Ninh cách thành phố 20km
37
thông qua các huyện Quế Võ, Thuận Thành có thể trao đổi các sản phẩm, phát
triển kinh tế với các địa phương ở phía Bắc huyện và thành phố Bắc Ninh. Đặc
biệt tại địa bàn huyện đang đầu tư xây dựng cây cầu Thiên Đức bắc qua sông
Đuống là điều kiện thuận lợi giúp huyện rút ngắn khoảng cách sang huyện Quế
Võ, lên thành phố Bắc Ninh và sang tỉnh Hải Dương.
Bảng 2.1. Diện tích, dân số và mật độ dân số huyện Gia Bình năm 2017
Đơn vị hành chính
Diện tích
tự nhiên (km2)
Dân số trung bình
(người)
Mật độ dân số
(Ng/km2)
Toàn huyện 107.85 103100 959
Thị trấn Gia Bình 4.54 6864 1512
Vạn Ninh 8.27 6710 811
Thái Bảo 7.08 5590 790
Giang Sơn 7.68 5485 714
Cao Đức 11.40 4840 425
Đại Lai 8.20 7510 916
Song Giang 7.13 6720 942
Bình Dương 6.88 5320 773
Lãng Ngâm 6.34 6710 1.058
Nhân Thắng 8.19 7685 938
Xuân Lai 11.3 8310 735
Đông Cứu 6.46 6150 952
Đại Bái 6.22 8810 1.416
Quỳnh Phú 8.15 5581 679
Nguồn: NGTK huyện Gia Bình năm 2017
Tuy nhiên, so với các huyện khác trong tỉnh, vị trí của Gia Bình kém
thuận lợi hơn do nằm xa trung tâm thành phố Bắc Ninh và thủ đô Hà Nội.
38
Hình 2.1. Bản đồ hành chính huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh
Nguồn: Niên giám thống kê Bắc Ninh năm 2017
39
2.1.1.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
a. Địa hình
Địa hình tương đối phẳng, hướng dốc chủ yếu từ Bắc xuống Nam và từ
Tây sang Đông có độ cao phổ biến từ 3 - 7m. Đại bộ phận huyện đều là diện
tích đồng bằng màu mỡ. Địa hình của huyện có thể chia làm 2 bộ phận.
Vùng đồi núi: có diện tích nhỏ ở núi Thiên Thai thuộc xã Lãng Ngâm là
vùng núi có độ cao khoảng 100 - 200m chiếm khoảng 0,1% diện tích của
huyện. Đây là vùng đất đá cổ có một số núi đá vôi và đất feralit đã bị bạc màu.
Vùng đồng bằng: Chiếm diện tích chủ yếu trên 90% ở huyện, có độ cao
phổ biến từ 3 - 7m. Địa hình bằng phẳng, đất đai màu mỡ thuận lợi cho canh
tác và phát triển nông nghiệp.
b. Các loại đất
Huyện Gia Bình có tổng diện tích đất tự nhiên là 107,85 km2 (chiếm
khoảng 13,2% diện tích của tỉnh). Huyện được bao bọc bởi dòng sông Đuống
nên có khoảng 20km đê chống lụt chia đất của huyện ra làm hai bộ phận đất
phù sa trong đê và đất phù sa được bồi đắp thường xuyên ở ngoài đê.
* Đất phù sa trong đê là đất phù sa cổ được bồi đắp từ lâu đời do hệ thống
sông Hồng và sông Thái Bình sử dụng từ hàng ngàn năm nay nên đã bạc màu,
xám trắng, chua, thành phần cơ giới nhẹ có diện tích khoảng 754,5 ha chiếm
70% diện tích đất của huyện. Phân bố ở hầu hết các xã trong toàn huyện: xã
Vạn Ninh, Thái Bảo, Giang Sơn, Cao Đức, Đại Lai, Song Giang, Bình Dương,
Lãng Ngâm, Nhân Thắng, Xuân Lai, Đông Cứu, Đại Bái, Quỳnh Phú. Đất phù
hợp với cây trồng lúa và trồng một số cây rau trong vụ đông
* Đất phù sa ngoài đê được bồi đắp thường xuyên hàng năm do hệ
thống sông Đuống nên rất màu mỡ, tơi xốp chiếm khoảng 30% diện tích đất
toàn huyện. Đất này phân bố ở các xã ven sông Đuống: Vạn Ninh, Cao Đức,
Thái Bảo, Đại Lai. Đây là điều kiện thuận lợi để trồng các loại cây ngô, lạc,
cà rốt, khoai
40
Vùng phía Tây của huyện có những bậc thềm cao, phù sa cổ, ở đó xuất hiện
quá trình feralit và đá ong hóa. Nói chung là bạc màu, khô chặt, giữ nước kém, lại
nằm trên địa hình dốc nên khó canh tác. Tuy nhiên nếu cải tạo và sử dụng hợp lí
thì đây là khu vực thuận lợi để trồng cây ăn quả và cây công nghiệp.
* Tình hình sử dụng đất
Bảng 2.2. Tình hình sử dụng đất huyện Gia Bình năm 2017
Các loại đất Diện tích (ha) Cơ cấu (%)
Đất sản xuất nông nghiệp 5.315,0 55,3
Đất nuôi trồng thủy sản 899 9.3
Đất lâm nghiệp 42,4 0.5
Đất chuyên dùng 1.908,6 19,9
Đất ở 1.310,4 13,6
Đất chưa sử dụng 129,8 1,4
Nguồn: Niên giám thống kê Bắc Ninh năm 2017
Trong tổng số 9.605,2 ha đất tự nhiên đất sử dụng vào các mục đích
chiếm 88,4%, trong đó đất sản xuất nông nghiệp chiếm 55,3%, đất nuôi trồng
thủy sản chiếm 9,3%, đất lâm nghiệp chiếm 0,5%, đất chuyên dùng chiếm
19,9%, đất ở chiếm 13,6%, ngoài ra vẫn còn 1,4% đất chưa sử dụng.
Như vậy, quỹ đất của Gia Bình chủ yếu là đất sản xuất nông nghiệp
(đặc biệt là đất trồng cây hàng năm nhất là trồng lúa). Đất lâm nghiệp chiếm
tỉ lệ thấp.
41
Hình 2.2. Cơ cấu sử dụng đất huyện Gia Bình năm 2017
Hiện nay, phần lớn đất của huyện đang trong quá trình thoái hóa, bạc
màu với những mức độ khác nhau do con người khai thác từ lâu đời. Vì vậy
muốn phát triển lâm nghiệp phải đẩy mạnh thâm canh tăng vụ, với phương
pháp canh tác khoa học kết hợp với biện pháp sinh học, kĩ thuật đồng bộ để cải
tạo phục hồi độ phì nhiêu của đất.
c. Khí hậu
Huyện Gia Bình nằm trong vùng khí hậu miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ,
chịu ảnh hưởng chung của vùng nhiệt đới gió mùa cận chí tuyến Bắc có mùa hè
nắng nóng từ tháng V đến tháng VIII và mùa đông lạnh từ tháng X tới tháng III
năm sau. Tháng IV và tháng IX là thời kỳ chuyển tiếp với khí hậu ôn hòa. Gió
mùa đã ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động kinh tế huyện nhất là đối với
ngành nông nghiệp tạo nên tính mùa vụ trong ngành nông nghiệp.
42
Tính chất tổng quát đó cũng phân hóa theo từng địa phương và cũng có
sự biến động thất thường từ năm này qua năm khác.
- Chế độ nhiệt:
Nhiệt độ trung bình năm là 24,30C (lớn hơn 210C đạt tiêu chuẩn nhiệt
đới). Nhiệt độ cao nhất trong năm thường là vào các tháng 6, 7 dao động từ 27 -
310C; thấp nhất trong tháng 1, trung bình từ 14 - 180C. Số ngày có nhiệt độ cao
hơn 300C và thấp hơn 100C là rất ít. Mùa nắng nóng từ tháng 4 đến hết tháng
10; mùa lạnh từ tháng XI đến hết tháng III. Gia Bình có địa hình chủ yếu là
đồng bằng nên không có sự phân hóa khí hậu theo đai cao.
Số giờ nắng trong năm là 1.298,2 giờ. Tháng có số giờ nắng cao nhất là
V, VI, VII, VIII, IX, X; thấp nhất là tháng XII, I, II, III. Trong những tháng
mưa phùn, số giờ nắng rất ít (khoảng 20% tổng số giờ nắng).
- Lượng mưa
Là huyện nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa nên lượng mưa trung bình
hàng năm khoảng 1000 - 1500mm/ năm. Theo Trung tâm dự báo Khí tượng -
Thủy văn Bắc Ninh, lượng mưa trung bình năm của huyện đạt 1.326,3 mm.
Mưa phân theo hai mùa rõ rệt. Mùa mưa nhiều: kéo dài từ tháng V đến
tháng IX, lượng mưa tập trung chiếm 83 - 86% tổng lượng mưa cả năm, tháng
có lượng mưa lớn nhất là tháng 8 đạt 345,6 mm/năm. Mùa mưa ít: từ tháng X
đến tháng IV năm sau, lượng mưa nhỏ chỉ chiếm 14 - 17% tổng lượng mưa cả
năm, tháng có lượng mưa ít nhất là tháng 11 chỉ đạt 0,7 mm/năm. Lượng mưa
cũng biến đổi thất thường trong các năm.
- Độ ẩm không khí của khu vực khá cao, trị số bình quân 80 - 85%. Vào
mùa mưa, độ ẩm không khí đạt tới 86%, về mùa khô thấp nhất vào tháng 11,
đạt 77%.
- Chế độ gió: Gia Bình thịnh hành 2 loại gió chính là gió Đông Bắc và gió
Đông Nam.
+ Gió Đông Bắc: Thổi từ tháng X đến tháng IV năm sau, thịnh hành là
gió Bắc và gió Đông Bắc, tốc độ gió trong những đợt gió mùa Đông Bắc đạt tới
43
cấp 5, cấp 6. Đặc biệt mỗi đợt gió mùa đông bắc tràn về, thời tiết thường lạnh,
giá rét; đôi khi còn có sương đá, sương muối, có ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt
động kinh tế.
+ Gió Đông Nam: thịnh hành từ tháng V đến tháng IX là gió nam và
đông nam, gió thổi từ biển vào mang theo hơi nước tạo nên không khí mát mẻ.
Tốc độ gió trung bình từ 2 - 4m/s.
- Bão, sương muối
Gia Bình không giáp biển nên bão từ biển thổi vào ảnh hưởng cũng ít.
Nông nghiệp huyện chưa ảnh hưởng bởi hiện tượng sương muối. Về mùa đông
khi nhiệt độ xuống quá thấp sẽ xuất hiện sương muối. Sương muối thường xuất
hiện vào tháng I tháng II và kéo dài mỗi đợt từ 1 - 3 ngày.
Tóm lại, khí hậu của huyện thuộc nhiệt đới gió mùa có một mùa đông
lạnh, khí hậu cũng tương đối ổn định, ít có biến động mạnh. Đây là điều kiện
thuận lợi cho các hoạt động sản xuất và đời sống của huyện, nhất là nông
nghiệp. Huyện không chỉ phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới mà còn cho phép
trồng một số vụ cây ngắn ngày ôn đới như các loại rau vụ đông: bắp cải, su
hào, súp lơ, khoai tây,
Nhưng các tháng mùa đông hay có mưa phùn sương muối hoặc thời tiết
âm u, có những đợt gió Bắc lạnh và khô cũng ảnh hưởng không nhỏ đến phát
triển nông nghiệp nói riêng và các ngành kinh tế khác nói chung.
d. Nước
* Nguồn nước mặt
Mạng lưới sông ngòi khá dày đặc, khoảng 1,3 km/km2, vừa bao gồm hạ
lưu sông Đuống, các sông nhỏ và những kênh tưới nước lớn nhỏ. Độ dốc của
sông Đuống rất nhỏ, chỉ 2 đến 5cm/km2 nên dòng sông uốn khúc quanh co.
Tổng lượng dòng chảy khá lớn gồm nước của dòng sông từ trên vùng núi
xuống và lượng nước do mưa sinh ra.
Do đặc điểm địa hình và khí hậu nên chế độ thủy văn của sông Đuống
cũng chia làm 2 mùa rõ rệt. Mùa cạn dòng chảy nhỏ, nước trong, ít phù sa, lưu
44
lượng nước chỉ bằng 25% của dòng chảy năm, kéo dài 6 tháng (từ tháng XI đến
tháng IV), mực nước thấp nhất của sông Đuống vào tháng III là 58 cm. Còn
mùa lũ dòng chảy lớn, nhiều phù sa, dài 6 tháng (từ tháng V đến tháng X), mực
nước cao nhất vào tháng VIII là 299 cm. Lũ có thể đến sớm hoặc đến muộn,
còn trong mùa lũ thì có đến vài lần lũ lên xuống đột ngột. Vì thế, nếu không có
đê, vụ lúa nào cũng có thể bị đe dọa.
* Nước ngầm
Huyện có nguồn nước ngầm phong phú với 2 tầng nước ngầm chính là
tầng nước ngầm trong trầm tích Holocene và nước ngầm trong trầm tích Trung
và Thượng Pleitocene.
Tầng nước ngầm trong trầm tích Holocene có độ dày biến đổi vài m đến
40m. Lưu lượng nước của các giếng biến đổi từ 0,001 l/s với độ sâu 1m. Độ sâu
của lớp nước từ 0,5 đến 2m trong mùa mưa và từ 2 đến 8m trong mùa khô tủy
theo từng vị trí. Nước ngầm được nạp lại chủ yếu do mưa và nước tưới. Tầng
nước ngầm này là không đáng kể đối với việc cung cấp nước ở quy mô lớn.
Tầng nước ngầm trong trầm tích Pleitocene chiều dày biến đổi từ 10-20
đến 100m. Nguồn nước ngầm chủ yếu là từ hệ thống sông, mưa và nước tưới.
Theo tính toán, mức độ nạp lại theo hệ thống sông chiếm tới 70% giới hạn khai
thác. Lượng nước ngầm nhìn chung là tốt.
e. Tài nguyên sinh vật
Huyện không giáp biển nên các sinh vật dưới nước chủ yếu là nước ngọt
được nuôi ở các sông, hồ, ao. Rừng chiếm diện tích nhỏ ở xã Lãng Ngâm chủ
yếu là rừng keo được trồng để phòng hộ.
2.1.2. Các nhân tố kinh tế - xã hội
2.1.2.1. Dân cư và nguồn lao động
a. Dân cư
Gia Bình có số dân trên 100 nghìn người phân bố ở 13 xã và 01 thị trấn.
45
Hình 2.3. Quy mô dân số huyện Gia Bình giai đoạn 2000 - 2017
Nguồn: Xử lý từ [1]
* Quy mô và tốc độ gia tăng dân số:
So với cả nước, Gia Bình có dân số tập trung khá nhưng do dân số Bắc
Ninh tập trung đông nên huyện vẫn xếp ở mức có dân số ít so với toàn tỉnh
(đứng thứ 6/8 huyện), chiếm 8,9% dân số toàn tỉnh. Dân số của huyện đang có
xu hướng tang từ 94.949 người (năm 2010) lên 103.100 người (năm 2017) do tỉ
suất gia tăng tự nhiên của huyện tăng. Từ 2010 - 2015 dân số giảm do đẩy
mạnh công tác tuyên truyền, truyền thông lồng ghép về công tác dân số,
KHHGĐ tạo sự chuyển biến tích cực trong nhận thức và hành động của người
dân. Qua đó, tỷ lệ sinh, tỷ số mất cân bằng giới tính khi sinh bước đầu được
khống chế, chất lượng dân số từng bước được cải thiện. Nhưng đến 2017 quy
mô dân số lại tăng vọt dù huyện đã và đang thực hiện các biện pháp để giảm tỉ
lệ sinh và gia tăng dân số. Tuy nhiên tỉ suất sinh của huyện vẫn tăng trong khi tỉ
suất tử ở mức thấp. Vì vậy, gia tăng tự nhiên của huyện ở mức cao.
46
* Cơ cấu dân số:
Cơ cấu dân số theo tuổi của huyện có sự thay đổi đáng kể trong những
năm gần đây do thực hiện tốt công tác kế hoạch hóa gia đình. Trong cơ cấu dân
số theo nhóm tuổi, tỉ lệ trẻ em từ 0 - 14 tuổi giảm từ 25,1% (2010) xuống còn
20,5% (2017) thấp hơn nhiều so với mức trung bình của cả nước (26,8%). Số
người trong độ tuổi lao động tăng lên và chiếm trên 60% tổng số dân của
huyện, số người già tăng từ 10% lên 12,2%. Như vậy, dân số của huyện cũng
đang bước vào giai đoạn già hóa.
Gia Bình có cơ cấu giới tính tương đối cân bằng. Năm 2017, dân số nam
của huyện là 50.395 người, dân số nữ là 55.368người. Như vậy trong cơ cấu
giới tính của huyện nam chiếm 48,8%, nữ chiếm 51,2% hay tỉ lệ giới tính là
95% nghĩa là cứ 100 nữ thì có 95 nam.
* Phân bố dân cư:
Năm 2017, mật độ dân số trung bình của huyện là 959 người/km2, cao gấp
3,3 lần so với mật độ dân số của cả nước (311 người/km2) nhưng thấp hơn trung
bình của Đồng bằng sông Hồng (1238 người/km2), thấp hơn mật độ trung bình
của tỉnh (1545 người/km2), thấp hơn các huyện khác trong tỉnh: Từ Sơn (2345
người/km2), thành phố Bắc Ninh (6064người/km2). Dân số của huyện phân bố
không đều giữa các xã, thị trấn. Nơi tập trung đông dân nhất là thị trấn Gia Bình
(1512 người/km2), nơi tập trung thưa nhất là xã Cao Đức (425 người/ km2).
Quá trình đô thị hóa của huyện cùng diễn ra chậm. Tỉ lệ dân đô thị rất thấp
chỉ có 6.864 người (chiếm 7,4% tổng số dân của huyện), thấp hơn cả nước
(34,7%) và thấp hơn của toàn tỉnh (25,9%) năm 2017do quá trình công nghiệp
hóa, đô thị hóa của huyện cũng diễn ra chậm.
b. Nguồn lao động
Nguồn lao động dồi dào (số người trong độ tuổi lao động chiếm trên 60%
dân số của huyện). Tổng số lao động làm việc trong các ngành kinh tế của
47
huyện không ngừng tăng lên năm 2010 là 50689 người đến năm 2017 tăng lên
53282 người và chiếm 9,0% lao động của tỉnh. Số lượng lớn, tốc độ tăng cao
sẵn sàng cung cấp đủ lao động cho mọi nhu cầu phát triển KT- XH và cũng
đặt ra sức ép lớn về giải quyết việc làm và cải thiện chất lượng cuộc sống của
nhân dân.
Chất lượng nguồn lao động huyện nằm trong tỉnh Bắc Ninh và thuộc vùng
ĐBSH nên chất lượng nguồn lao động có trình độ học vấn và dân trí khá cao
nhưng lao động có trình độ cao lại ít làm việc ở trong huyện.
Bảng 2.3. Hiện trạng lao động huyện Gia Bình năm 2010 và 2017
TT Danh mục Đơn vị 2010 2017
1 Dân số người 94 949 103100
2 Lao động người 56 357 55 100
3 Tỷ lệ lao động so với tổng dân số % 59,4 59,7
4 Lao động trong các ngành kinh tế
(% so với toàn tỉnh)
người
%
50 689
9,2
53 282
8,4
4.1 Nông lâm thủy sản % 67,3 51,5
4.2 Công nghiệp - xây dựng % 22,3 30,0
4.3 Dịch vụ % 10,4 18,5
Nguồn: Xử lý từ Niên giám thống kê huyện Gia Bình năm 2017
Lao động làm việc trong nền kinh tế và chuyển dịch cơ cấu lao động trong
các ngành kinh tế thể hiện trình độ và chất lượng của nguồn lao động. Tổng lao
động làm việc trong nền kinh tế của huyện tăng liên tục năm 2010 là 50689
người đến năm 2017 tăng lên 53282 người và chiếm 8,4% lao động của tỉnh.
48
Hình 2.4. Cơ cấu lao động phân theo ngành kinh tế huyện Gia Bình
giai đoạn 2010 - 2017
Trong đó, lao động trong khu vực nông - lâm - ngư nghiệp giảm dần tỉ
trọng từ 67,3% năm 2010 xuống còn 51,5% năm 2017.
Bảng 2.4. Tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị và tỉ lệ thời gian làm việc
được sử dụng của lao động nông thôn huyện Gia Bình giai đoạn 2010 -2017
Đơn vị:%
Chỉ tiêu 2010 2015 2017
Tỉ lệ thất nghiệp thành thị
- Bắc Ninh
- Gia Bình
3,96
3,51
3,82
3,22
2,89
3,01
Tỉ lệ thời gian làm việc của lao động nông thôn
- Bắc Ninh
- Gia Bình
82,6
82,3
82,9
82,5
83,3
83,0
(Nguồn: Xử lí từ NGTK Bắc Ninh và NGTK Gia Bình năm 2017)
49
Lao động trong khu vực công nghiệp - xây dựng tăng liên tục từ 22,3% năm
2010 lên 30,0% năm 2017 do huyện cũng đang thực hiện công nghiệp hóa.
Theo thống kê của huyện, tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị của huyện và thời
gian sử dụng lao động ở nông thôn của huyện ở mức trung bình của tỉnh.
Nguyên nhân chủ yếu là do quá trình công nghiệp hóa, chuyển dịch cơ cấu kinh
tế diễn ra còn chậm chưa đủ khả năng giải quyết việc làm cho người lao động.
Lao động vẫn chủ yếu làm trong ngành nông - lâm - ngư nghiệp thời gian nông
nhàn còn nhiều.
2.1.2.2. Hệ thống cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật
Hệ thống cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật của huyện ngày càng
được đầu tư nâng cấp và hoàn thiện phần nào đáp ứng nhu cầu phát triển của
các ngành kinh tế nói chung và ngành nông nghiệp nói riêng trong huyện.
Hệ thống giao thông vận tải
- Đường ô tô:
Hệ thống đường giao thông huyện có các loại hình giao thông chính là
đường thủy và đường bộ. Hệ thống đường bộ đang được đầu tư nâng cấp đảm
bảo giao thông thuận tiện. Huyện có các tuyến đường tỉnh lộ là 280, 282, 284.
Quan trọng nhất là tỉnh lộ 282 đang được nâng cấp thành quốc lộ 282 đoạn
(Quế Võ - Gia Bình - Thuận Thành thuộc tỉnh Bắc Ninh) nối Quốc lộ 18 (tại
Quế Võ) với Quốc lộ 5 (Hà Nội - Hải Phòng) tại thị trấn Trâu Quỳ - Gia Lâm -
Hà Nội (cách cầu vượt Thanh Trì khoảng 2 km hướng nội thành).
Tỉnh lộ 280 nối từ Cầu Hồ qua thị trấn Gia Bình đến thị trấn Thứa
(huyện Lương Tài). Đoạn qua huyện Gia Bình dài khoảng 10 km là tuyến
đường quan trọng nối Gia Bình với thành phố Bắc Ninh và huyện Lương Tài.
Tỉnh lộ 284 nối từ Thứa qua xã Quỳnh Phú, xã Quảng Phú (Lương Tài) qua
Đại Bái rồi nối với quốc lộ 282 ở Đại Bái dài trên 10 km.
Đường máng nối từ thị trấn Gia Bình quan xã Xuân Lai, xã Đại Lai, xã
Thái Bảo và đến xã Vạn Ninh dài khoảng 12km. Đây cũng là con đường ngắn
nhất để nối xã Vạn Ninh với trung tâm huyện.
50
Đường đê chạy trong địa phận huyện dài khoảng 20 km, hiện nay đã
được nâng cấp và bê tông hóa cũng là tuyến đường giao thông quan trọng nối
các xã của huyện xã Cao Đức, xã Vạn Ninh, xã Thái Bảo, xã Đại Lai; nối
huyện với huyện Lương Tài và sang thành phố Hải Dương
Trong năm qua tổng số vốn đầu tư là 1500 tỷ đồng, trong đó vốn của nhà
nước đầu tư là 296,5 tỷ đồng để đầu tư nâng cấp các tuyến đường tỉnh lộ.
Huyện đã có 69/74 thôn đạt 93,2% số thôn làm đường bê tông.
- Đường thủy:
Giao thông đường thủy ở huyện cũng phát triển do có dòng sông Đuống
ôm lấy huyện giúp vận chuyển hàng hóa trọng tải lớn và vận chuyển hành
khách theo nhiều hướng đến nhiều địa điểm khác nhau.
Hệ thống thủy lợi.
Hệ thống thủy lợi được nâng cấp đến nay toàn huyện có 69 trạm bơm
cục bộ do HTX quản lí, 9 trạm bơm mối do xí nghiệp thủy nông quản lý được
nâng cấp và xây dựng mới hóa được 79km kênh mương. Các công trình xây
đựng đều đảm bảo chất lượng, phục vụ thiết thực cho sản xuất, tạo điều kiện
quan trọng nâng cao đời sống nông dân. Bên cạnh đó còn một số lượng lớn các
giếng khai thác nước ngầm và các công trình lấy nước mặt phục vụ cấp nước
cho dân sinh đô thị, nông thôn và các ngành khác.
- Mạng lưới điện:
Mạng lưới điện nông thôn từng bước được nâng cấp và cải tạo, phục vụ
tốt cho nhu cầu sản xuất và đời sống sinh hoạt của nhân dân. Hiện nay trong địa
bàn huyện đã có điện lưới quốc gia đưa về 100% các xã và 100% số hộ đã sử
dụng điện lưới quốc gia.
- Hệ thống viễn thông:
Hệ thống viễn thông phát triển, phủ sóng di động toàn huyện đảm bảo
thông tin liên lạc thông suốt. Toàn huyện có 51 điểm cung cấp các dịch vụ bưu
51
chính viễn thông, có 27720 máy điện thoại cố định, bình quân 29,9 máy/100
dân. Mạng lưới đài truyền thanh đã được xây dựng ở 100% xã, thị trấn (2012).
Có thể nói kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật của huyện so với các
huyện khác trong tỉnh và trong cả nước được đánh giá vào loại khá nhưng so
với yêu cầu nhìn chung vẫn chưa đáp ứng được. Hệ thống đường quốc lộ đã
được nâng cấp nhưng chưa đáp ứng yêu cầu phát triển. Hệ thống thủy lợi, kênh
mương nội đồng chưa được bê tông hóa Vì vậy, muốn phát triển ngành nông
nghiệp của huyện phải không ngừng đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng.
2.1.2.3. Vốn đầu tư
Nguồn vốn của huyện chủ yếu huy động ở vốn thu ngân sách nhà nước,
vốn đầu tư của nhà nước, không có vốn đầu tư từ nước ngoài.
Thu ngân sách nhà nước (không tính thu tiền sử dụng đất và các khoản
quản lí qua ngân sách) năm 2000 là 7993 triệu đồng, năm 2006 là 13454 triệu
đồng, năm 2012 đạt 15608 triệu đồng tăng bình quân hàng năm là 22,3%.
Hoạt động của hệ thống ngân hàng, kho bạc đã đáp ứng cơ bản nhu cầu
tiền vốn trên địa bàn. Các ngân hàng trên địa bàn huyện đã huy động trên 1
nghìn tỉ đồng cho các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế - xã hội và nhân dân
vay để phát triển sản xuất, góp phần xóa đói giảm nghèo, vươn lên làm giàu.
Trong 5 năm qua, tổng số vốn đầu tư 1500 tỷ đồng (trong đó vốn của nhà
nước đầu tư là 296,5 tỷ đồng). Số vốn c
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_xay_dung_nong_thon_moi_huyen_gia_binh_tinh_bac_ninh.pdf