Luận văn Xây dựng và nâng cao năng lực của người cán bộ đoàn cấp cơ sở trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa - Hiệnđại hóa đất nước hiện nay qua thực tiễn tại tỉnh Nghệ An

Trang phụ bìa .2

Lời cam đoan .3

Danh mục các chữ viết tắt .4

Danh mục các bảng .5

Mở đầu .6

1. Lý do chọn đề tài .8

2. Lịch sử nghiên cứu .9

3. Mục đích, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu.11

4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu.12

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO CỦA CÁN BỘ

ĐOÀN CƠ SỞ TRONG THỜI KỲ ĐẨY MẠNH CNH – HĐH .13

1.1. CÁN BỘ ĐOÀN CƠ SỞ .13

1.1.1. Khái niệm cán bộ đoàn cơ sở .13

1.1.2. Vai trò của cán bộ đoàn cơ sở .14

1.1.3. Đặc điểm của cán bộ đoàn cơ sở .16

1.1.4. Phân loại cán bộ đoàn cơ sở .16

1.2. NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO CỦA CÁN BỘ ĐOÀN CƠ SỞ .17

1.2.1. Khái niệm năng lực lãnh đạo .17

1.2.2. Yêu cầu đối với năng lực lãnh đạo của cán bộ đoàn cơ sở trong thời kỳ đẩy mạnh

công nghiệp hóa – hiện đại hóa .18

1.2.3. Tiêu chí đo lường năng lực lãnh đạo của cán bộ đoàn cơ sở .21

1.2.4. Yếu tố ảnh hưởng đến năng lực lãnh đạo của cán bộ đoàn cơ sở .22

Chương 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO CỦA

NGƯỜI CÁN BỘ ĐOÀN CẤP CƠ SỞ TRONG THỜI KỲ ĐẨY MẠNH CNH –

HĐH ĐẤT NƯỚC HIỆN NAY QUA THỰC TIỄN TẠI TỈNH NGHỆ AN .25

pdf88 trang | Chia sẻ: lanphuong92 | Lượt xem: 623 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Xây dựng và nâng cao năng lực của người cán bộ đoàn cấp cơ sở trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa - Hiệnđại hóa đất nước hiện nay qua thực tiễn tại tỉnh Nghệ An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
à nước vào cuộc sống, điển hình là phong trào thi đua làm giàu, xây dựng quê hương, phong trào phấn đấu trở thành người đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, phong trào thanh niên tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng... Đây chính là điểm mới trong năng lực của người cán bộ đoàn cơ sở được hình thành khá rõ nét trong những năm gần đây có nhiều tiến bộ, từng bước đáp ứng được yêu cầu trong tình hình hiện nay. Năng lực đội ngũ cán bộ đoàn cơ sở ở tỉnh Nghệ An trong những năm qua có chuyển biến tích cực đảm bảo yêu cầu công tác mà thực tiễn đang đặt ra. Mặt tiến bộ rõ nhất trình độ văn hóa, chuyên môn, chính trị của cán bộ đoàn được nâng lên một bước so với chỉ tiêu của Tỉnh đoàn đặt ra đều đạt và vượt. Số đông có đạo đức, tác phong công tác tốt, có kỹ năng nghiệp vụ và tâm huyết với phong trào, không ngừng đưa công tác đoàn và phong trào thanh thiếu nhi chuyển biến từ cơ sở, góp phần tích cực vào phong trào chung của cả tỉnh. 2.2.3. Cơ cấu Về cơ cấu đội ngũ cán bộ đoàn cơ sở ở Nghệ An nhìn chung là khá hợp lý giữa nam, nữ, dân tộc thiểu số, tôn giáo, tỷ lệ đảng viên, độ tuổi (tính đến đối tượng bí thư đoàn cơ sở – số liệu tính đến hết năm 2012: nguồn: Ban Tổ chức – Kiểm tra Tỉnh đoàn Nghệ An) + Về số lượng: 480 Trong đó: Nữ: 69 đồng chí = 14,4% - Dân tộc thiểu số: 38 + Dân tộc Thái: 70 đồng chí = 14,6% + Dân tộc Thổ: 10 đồng chí = 2,09% + Dân tộc H’Mông: 7 đồng chí = 1,46% + Dân tộc Khơ Mú: 8 đồng chí = 1,67% + Dân tộc Thanh: 2 đồng chí = 0,41% - Tôn giáo: 2 đồng chí Bảng 2.1: Thống kê độ tuổi của đội ngũ cán bộ đoàn cấp cơ sở tỉnh Nghệ An Độ tuổi T vụ 5 40 Bí thư 0 0 1 0 1 9 5 11 3 2 1 0 0 1 0 0 Phó BT 0 3 10 2 4 11 7 9 4 1 2 1 0 0 0 0 UVBT V 17 17 29 11 15 36 28 30 16 3 4 1 0 0 1 0 0 Nguồn: Ban Tổ chức – Kiểm tra Tỉnh đoàn Nghệ An năm 2012 + Về trình độ: * Chuyên môn: Đại học, Cao đẳng: 257 đồng chí (53,5%); trung cấp: 210 đồng chí (43,8%); sơ cấp: 13 đồng chí (2,7%). * Lý luận chính trị: Cao cấp: 0 đồng chí (0%); trung cấp: 248 đồng chí 39 (51,9%); sơ cấp và chưa có trình độ: 232 đồng chí = 40,9% Bảng 2.2: Thống kê về trình độ chuyên môn và lý luận chính trị của đội ngũ cán bộ đoàn cấp cơ sở tỉnh Nghệ An Số lượng Trình độ chuyên môn Trình độ chính trị TT Chức vụ Nam Nữ SC TC CĐ ĐH SC TC CN, CC Bí thư 411 69 13 210 20 237 232 248 0 Phó BT 355 139 0 98 204 192 0 178 0 UVBTV 523 245 351 230 83 104 691 77 0 Nguồn: Ban Tổ chức – Kiểm tra Tỉnh đoàn Nghệ An năm 2012 2.3. ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO CỦA CÁN BỘ ĐOÀN CẤP CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN 2.3.1. Điểm mạnh và nguyên nhân Sau khi có Quyết định số 631-QĐ/TU ngày 20/11/2007 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An về phân cấp quản lý cán bộ, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn đã xây dựng và thực hiện quy trình tuyển chọn, quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, phân công cán bộ theo phân cấp quản lý cán bộ và hướng dẫn các cấp bộ đoàn thực hiện qua đó nhằm xây dựng và nâng cao năng lựcc của người cán bộ đoàn cơ sở. Trên cơ sở phát huy vai trò, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, cán bộ đoàn cấp cơ sở bước đầu đã tham 40 mưu cho cấp ủy, phối hợp với chính quyền, các tổ chức đoàn thể nâng cao chất lượng và năng lực đội ngũ cán bộ đoàn. Từng bước tiêu chuẩn hóa đội ngũ cán bộ, việc đánh giá, sử dụng cán bộ tốt hơn và dân chủ hơn trước, đã đào tạo bồi dưỡng một thế hệ cán bộ đoàn có trình độ lý luận, đạo đức, tác phong công tác cơ bản đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ. Đặc biệt đoàn cấp xã trên cơ sở hướng dẫn của đoàn cấp trên, đã cụ thể hóa và xây dựng được tiêu chuẩn cán bộ phù hợp, lấy đó làm căn cứ đánh giá cán bộ, và cũng thông qua tiêu chuẩn cán bộ từng bước nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ. Có thể đánh giá những ưu điểm của việc xây dựng, củng cố và nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ đoàn cơ sở ở tỉnh Nghệ An trên các mặt sau: (1). Tính tiên phong, gương mẫu và khả năng quy tụ, tập hợp thanh niên của đội ngũ cán bộ đoàn cơ sở. Phần lớn đội ngũ cán bộ đoàn cơ sở có năng lực thông qua việc họ luôn nhận thức được vai trò tiên phong, gương mẫu của mình. Thể hiện qua việc họ là những người đi đầu trong công tác quy tụ, đoàn kết và lãnh đạo phong trào thanh niên, điển hình là các phong trào như xây dựng nông thôn mới, phủ xanh đất trống đồi trọc, tuyên truyền xây dựng đời sống văn hóa mới trên địa bàn dân cư của thanh niên nông thôn hay hoạt động mùa hè tình nguyện của các tổ chức đoàn ở đô thị. Nhìn chung bằng sự tiên phong gương mẫu, phát huy cao độ tinh thần đoàn kết, với vai trò là hạt nhân của phong trào thanh niên đội ngũ cán bộ đoàn cơ sở đã không ngừng củng cố và nâng cao năng lực của mình, đây là nhân tố quan trọng để đẩy mạnh quá trình CNH-HĐH trên địa bàn tỉnh Nghệ An hiện nay. (2). Trình độ chuyên môn, lý luận chính trị; năng lực triển khai công việc trong thực tế; năng lực tổng kết thực tiễn của cán bộ đoàn cơ sở, khả năng tự học tập, tự tu dưỡng rèn luyện để nâng cao phẩm chất, năng lực; khả năng tập hợp, thu hút thanh niên. 41 Hầu hết đoàn cơ sở đều nhận thức được tầm quan trọng và đã rất chú ý đến công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, cán bộ đoàn cơ sở những năm gần đây được đào tạo, bồi dưỡng toàn diện cả về lý luận chính trị, quan điểm đường lối của Đảng, trình độ quản lý Nhà nước, quản lý kinh tế và chuyên môn nghiệp vụ ngày một tăng lên điều này đã góp phần không nhỏ vào việc nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ đoàn cơ sở. Việc lựa chọn cán bộ đi đào tạo, bồi dưỡng đều xuất phát từ tổ chức, từ yêu cầu nhiệm vụ, từ quy hoạch cán bộ và đổi mới mà lựa chọn cán bộ đi đào tạo, bồi dưỡng cũng là nhằm từng bước trẻ hóa, trí thức hóa đội ngũ cán bộ, đồng thời đảm bảo tính liên tục, tính kế thừa trong đội ngũ cán bộ đoàn cơ sở. Việc lựa chọn cán bộ được thực hiện theo nguyên tắc tập thể, dân chủ, từ đó nhận định các mặt mạnh, yếu của từng cán bộ để cử đi đào tạo, bồi dưỡng. Hầu hết các cán bộ được lựa chọn đào tạo, bồi dưỡng đều có khả năng phát triển tốt, đảm bảo năng lực trước thanh niên và cộng đồng, trước cơ quan cấp trên. Đội ngũ cán bộ đoàn đã không ngừng học tập nâng cao trình độ. Cán bộ đoàn cơ sở đã được cấp ủy các cấp quan tâm và có chủ trương giao cho trung tâm chính trị, Ban Tuyên giáo, Ban Tổ chức – Kiểm tra Tỉnh đoàn mở các lớp tập huấn giáo dục chính trị tư tưởng, bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ cho cán bộ đoàn cơ sở đoàn cấp xã, cấp huyện tập huấn cho cán bộ đoàn cấp xã và chi đoàn. Đặc biệt, để nâng cao trình độ, các cán bộ đoàn cấp xã đã chủ động đăng ký, dự tuyển tham gia các chương trình học nâng cao trình độ như học tại chức, từ xa tất cả các ngành học mà địa phương, đơn vị đang cần để phục vụ công tác. (3). Phong cách làm việc của đội ngũ cán bộ đoàn cơ sở Phần lớn đội ngũ cán bộ đoàn cấp cơ sở có phong cách làm việc dân chủ, đúng “chất” thanh niên. Với phong cách làm việc dân chủ, đội ngũ cán bộ đoàn cơ sở có khả năng thu hút, tập hợp được phong trào thanh niên, tạo ra động lực để thanh niên phát huy hết khả năng của mình, cống hiến cao nhất cho hoạt động đoàn, khơi gợi được 42 tiềm năng, lợi thế của mỗi cán bộ và của địa phương vào mục đích chung. Phong cách làm việc dân chủ, khoa học là nhân tố quan trọng tạo nên năng lực của người cán bộ đoàn cơ sở, chính họ là nhân tố để quy tụ thanh niên và đi đầu trong các phong trào của địa phương, cơ sở trên địa bàn tỉnh Nghệ An thời gian vừa qua. (4). Khả năng đưa ra những quyết định đúng, phù hợp và được đoàn viên thanh niên cũng như xã hội ủng hộ. Cán bộ Đoàn cơ sở có khả năng quy tụ, phát huy được phong trào; nhờ tri tri thức, khả năng biến kiến thức thành hiện thực trong phong trào nên phần lớn các quyết định của đội ngũ cán bộ đoàn cơ sở đưa ra có được sự ủng hộ của đông đảo thanh niên, của cấp ủy đảng, chính quyền và tổ chức đoàn cấp trên. Nguyên nhân dẫn đến những ưu điểm trên có thể đánh giá như sau: + Đại bộ phận đoàn cấp trên, cấp ủy cơ sở nhận thức đúng đắn về vị trí, vai trò, năng lực của đội ngũ cán bộ đoàn đối với phong trào thanh niên nên đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo việc triển khai các nghị quyết của Đảng về công tác cán bộ, đồng thời ra một số nghị quyết chuyên đề về công tác thanh niên nhằm chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ đoàn trên tất cả các mặt về tiêu chuẩn, tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí sử dụng; tăng cường kiểm tra, đôn đốc hệ thống chính trị quan tâm đến công tác thanh niên, vì vậy đã tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ trong nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ đoàn cơ sở. + Chính quyền, mặt trận, đoàn thể đã tăng cường phối hợp với tổ chức đoàn trong triển khai công tác thanh niên, từng bước cụ thể hóa được Nghị quyết của Đảng về công tác cán bộ thành các chương trình về giáo dục, văn hóa, giải quyết việc làm và các chính sách kinh tế - xã hội khác vào chương trình phát triển thanh niên, tạo môi trường thuận lợi cho đội ngũ cán bộ đoàn rèn luyện, học tập nâng cao trình độ về mọi mặt đáp ứng yêu cầu mới. 43 + Tổ chức đoàn cấp cơ sở đã tích cực tham mưu với cấp ủy Đảng về công tác cán bộ, không ngừng nâng cao phẩm chất đạo đức, rèn luyện bản lĩnh chính trị, kỹ năng nghiệp vụ công tác; chủ động làm tốt công tác quy hoạch, đánh giá, tiêu chuẩn hóa đội ngũ cán bộ bằng nhiều hình thức phong phú, sáng tạo trong triển khai chủ trương của đoàn cấp trên; giúp đỡ, tôn vinh nhau để cùng nâng cao năng lực đội ngũ và trưởng thành. 2.3.2. Điểm yếu và nguyên nhân - Việc đánh giá cán bộ đoàn một số nơi thực hiện chưa đúng quy trình, còn qua loa, sơ sài, chung chung cho nên vẫn còn hiện tượng năng lực được tạo ra thiếu thực chất. Kết quả đánh giá cán bộ chưa được đưa vào hồ sơ lưu trữ làm căn cứ để nhận xét, đánh giá cán bộ cho cả một quá trình, nên nhiều khi chưa làm cơ sở cho đề bạt cán bộ có chất lượng. Còn hiện tượng đánh giá cán bộ chưa dân chủ, chế độ tự phê bình và phê bình chưa được phát huy trong tập thể ban thường vụ, ban chấp hành đoàn, mà còn dựa vào nhận xét của cá nhân đồng chí lãnh đạo chủ chốt, dẫn đến còn đánh giá cảm tính... đây là những nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tình trạng thiếu năng lực của một số cán bộ đoàn cơ sở; hoặc có năng lực nhưng thiếu tính thực chất. - Năng lực của một số cán bộ đoàn cơ sở còn nhiều bất cập, do nguồn cán bộ để bổ sung cho đội ngũ cán bộ đoàn cơ sở hiện nay thiếu những cán bộ được đào tạo bài bản, đủ tiêu chuẩn về năng lực trình đọ chuyên môn, nghiệp vụ nên việc bổ nhiệm hết sức khó khăn, chưa chọn được những người có năng lực thực sự đảm nhận các chức danh của tổ chức đoàn cơ sở. Một số đơn vị chưa tuân thủ quy trình trong đánh giá cán bộ, lấy phiếu tín nhiệm trong đoàn viên thanh niên, còn chủ quan, hời hợt dẫn đến trong công tác tuyển chọn cán bộ thông qua bầu cử chưa đảm bảo dúng định hướng, nhiệm kỳ đại hội đoàn cấp xã 2005-2010 có 81 đồng chí không đúng định hướng, trong đó 54 đồng chí bầu không đúng cơ cấu ban chấp hành, 14 đồng chí bầu không đúng định hướng ban thường vụ và có 13 đồng chí không đúng định hướng bí 44 thư và phó bí thư, điều này phản ánh năng lực của một số tổ chức đoàn cơ sở chưa thực sự cao, nhiều trường hợp vẫn mang tính hình thức, thiếu thực chất. - Một số cấp ủy và tổ chức đoàn các cấp chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của công tác cán bộ đoàn, còn buông lỏng và coi nhẹ việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ đoàn cơ sở, chưa quan tâm đến quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng cán bộ. Quan điểm và phương pháp đánh giá cán bộ chậm đổi mới; nhiều nghị quyết, chủ trương về công tác cán bộ thiếu các biện pháp đồng bộ, thiết thực để triển khai; việc sơ tổng kết đúc rút kinh nghiệm và phê phán những biểu hiện tiêu cực trong công tác cán bộ chưa được thực hiện tốt. - Chính quyền, mặt trận và các đoàn thể còn xem công tác cán bộ là của cấp ủy, chưa thật sự chú ý đến vị trí, vai trò của cán bộ đoàn, do vậy chưa chủ động có các chương trình đầu tư thỏa đáng để nâng cao chất lượng cán bộ như tạo điều kiện cho cán bộ học tập nâng cao trình độ, giải quyết chế độ chính sách đối với cán bộ đoàn. Nguyên nhân của những hạn chế có thể khái quát như sau: - Tổ chức đoàn cấp cơ sở chưa làm tốt quy trình về công tác cán bộ, còn thiếu đầu tư nghiên cứu, trăn trở đề ra các chương trình hành động nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ đoàn; năng lực tham mưu và tổ chức thực hiện về công tác cán bộ còn hạn chế. Một số cán bộ đoàn chưa thực sự tu dưỡng rèn luyện, học tập nâng cao trình độ, còn biểu hiện né tránh đùn đẩy việc khó, ít tiếp thu ý kiến của đoàn viên thanh niên và chưa lắng nghe dư luận xã hội. Đây là nguyên nhân chính của những hạn chế trong nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ đoàn cơ sở trong giai đoạn hiện nay. - Công tác đào tạo, bồi dưỡng, cán bộ đoàn cơ sở còn thụ động, thiếu kế hoạch, phụ thuộc vào phân bố chỉ tiêu của cấp trên. Mới chỉ có một số cán bộ được cử đi học lớp nghiệp vụ công tác thanh thiếu nhi tập trung một tháng còn ít, trong khi đó nội dung tập huấn còn đơn điệu, mới chỉ tập trung chủ yếu vào nghiệp vụ công tác đoàn 45 (công tác đoàn vụ), triển khai các nghị quyết, chương trình mới mà chưa mở rộng đến các nội dung cần thiết hơn như phương pháp xây dựng và duy trì các mô hình, tổ chức các hoạt động, kỹ năng thiết kế hoạt động... nên chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chưa được nâng lên nhiều. - Đang còn tình trạng lựa chọn cán bộ đi đào tạo dàn trải, chất lượng hiệu quả thấp, đào tạo chưa gắn với sử dụng và tiêu chuẩn chức danh; đang còn bị chi phối bởi tư tưởng cục bộ địa phương theo kiểu “dòng họ gia tộc”, thậm chí có hiện tượng cử cán bộ đi đào tạo, bồi dưỡng do ý kiến của một vài người có quyền, việc lấy ý kiến dân chủ là hình thức nhằm hợp thức hóa quan điểm cá nhân. Đây là những nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tình trạng năng lực của đội ngũ cán bộ đoàn cơ sở chưa cao. - Năng lực của đội ngũ cán bộ đoàn cơ sở chưa cao xuất phát từ việc trình độ chuyên môn của họ chưa đáp ứng yêu cầu, số chưa qua đào tạo vẫn còn, nhiều nhất là ở vùng sâu, vùng xa. Đây là điểm yếu của cán bộ đoàn cơ sở hiện nay, trong khi đó hoạt động của người cán bộ đoàn lại cần kiến thức tổng hợp, ngoài các kỹ năng về công tác thanh niên thông thường, người cán bộ đoàn còn phải biết kiến thức về khuyến nông, khuyến ngư; chăm sóc sức khỏe cộng đồng, về hoạt động kinh tế,... thì mới đảm đương được nhiệm vụ công tác đoàn và phong trào thanh thiếu nhi hiện nay. Một nguyên nhân khác đó là trình độ chính trị, đang còn 87 đồng chí cán bộ đoàn chưa có trình độ trung cấp, sơ cấp về chính trị (trong đó có đến 86 đồng chí là Bí thư), vì vậy khả năng nắm bắt và cụ thể hóa các chủ trương chính sách của Đảng sẽ hạn chế, dẫn tới việc tuyên truyền về đường lối chính trị của Đảng tới thanh niên không theo kịp diễn biến tình hình, thiếu chiều sâu, còn chung chung, nên khó đi vào cuộc sống của thanh niên. Điểm đáng lưu ý là những hạn chế ở trên vẫn còn tồn tại khá lớn ở trong đội ngũ cán bộ đoàn cơ sở chủ chốt, nếu không kịp thời có chính sách đào tạo, bồi dưỡng thì trong tương lai đội ngũ cán bộ đoàn cơ sở ở Nghệ An sẽ không đủ năng lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, và như vậy với số cán bộ này cũng sẽ khó trưởng thành 46 ở những cương vị mới. - Công tác quản lý cán bộ đoàn cấp cơ sở chưa được quan tâm đúng mức. Nhìn chung hồ sơ sổ sách quản lý cán bộ ở cơ sở còn sơ lược, việc thực hiện tự phê bình và phê bình còn yếu, nên chất lượng nội dung bổ sung hồ sơ cán bộ còn thấp, Công tác đoàn vụ chưa được chú trọng, công tác lưu trữ hồ sơ sổ sách làm thiếu bài bản, nên hầu như khi chuyển giao giữa các thế hệ đã làm thất thoát tài liệu, ảnh hưởng đến đánh giá, quản lý cán bộ cả quá trình. Đặc biệt việc quản lý cán bộ được cử đi đào tạo, bồi dưỡng thiếu chặt chẽ nên dẫn đến chất lượng của cán bộ còn thấp. - Một số đơn vị bố trí cán bộ không phù hợp vị trí công tác và khả năng của cán bộ hoặc có trường hợp cán bộ phải phụ trách quá nhiều mảng công việc nên hiệu quả công việc chưa cao. Cũng có đơn vị khi bố trí nhân sự dàn đều cho các lĩnh vực theo kiểu “dĩ hòa vi quý” để khỏi mất lòng nhau. Điểm đáng lưu ý là không ít nơi sau khi cán bộ được đi đào tạo, bồi dưỡng trở về địa phương không được sử dụng, nên vào dịp bầu cử hội đồng nhân dân, đại hội Đảng, đại hội Đoàn hầu như cán bộ đoàn cơ sở đều “bám trụ” ở địa phương để được bố trí vào cơ cấu trong bộ máy, làm cho chất lượng cán bộ không được nâng lên kịp thời. - Chưa có chính sách thỏa đáng về đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng đối với đội ngũ cán bộ đoàn cơ sở, mà chủ yếu còn khai thác mặt mạnh của cán bộ như nhiệt tình công tác, tinh thần tình nguyện trước những khó khăn của cộng đồng. Chính sách đãi ngộ về vật chất với cán bộ đoàn cơ sở còn rất hạn hẹp, còn nhiều cán bộ đoàn chưa có phụ cấp, dù họ thường xuyên phải công tác thêm ngoài giờ hành chính; phương tiện, cơ sở vật chất phục vụ công tác còn thiếu thốn; vẫn còn cơ chế “xin cho” trong giải quyết kinh phí hoạt động và chế độ đối với cán bộ. Việc ban hành, sửa đổi chính sách cán bộ đoàn còn nhiều bất hợp lý, chưa thật sự khuyến khích người có tài năng, người làm việc có hiệu quả. Chế độ đãi ngộ thu hút nhân tài chưa đủ sức hấp dẫn đối với cán bộ trẻ, giỏi về công tác tại xã. 47 - Do vị trí địa lý, đặc điểm tự nhiên, xuất phát điểm của các xã ở Nghệ An nhìn chung là thấp, nhất là vùng biển, dân tộc, miền núi và vùng giáo đang gặp nhiều khó khăn, nguồn tuyển chọn cán bộ đoàn hạn hẹp, chất lượng hạn chế. Thanh niên thường xuyên phải rời quê đi làm ăn xa, kéo theo đó làm đội ngũ cán bộ đoàn thường xuyên biến động, mất ổn định nên đào tạo, bồi dưỡng cán bộ không kịp để kiện toàn, dẫn đến quy trình cán bộ không đảm bảo và ảnh hưởng đến việc nâng cao năng lực ngũ cán bộ đoàn đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước. - Mặt trái của cơ chế thị trường tác động đến nhiều mặt đời sống chính trị xã hội, một số vấn đề bức xúc đang đặt ra cho thahh niên nói chung chưa thể giải quyết được như việc làm, nghề nghiệp, thu nhập, nên nhiều đoàn viên thanh niên có khả năng không muốn trở thành cán bộ đoàn, mà chỉ làm những công việc có thu nhập cao. Hơn nữa với chính sách cán bộ hiện nay, đã làm những cán bộ đoàn cơ sở đang công tác chưa thực sự yên tâm công tác và gắn bó với tổ chức. - Nghệ An đang nỗ lực tập trung cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, bước đầu triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới. Đây là quá trình đầy khó khăn, nhiều vấn đề mới đặt ra, môi trường kinh tế xã hội phức tạp, do vậy trong công tác cán bộ không thể tránh khỏi lúng túng, bất cập. Cấp ủy cấp cơ sở chưa dự báo trước được những tình huống mới, đoàn cấp trên chưa hiểu đầy đủ về cơ sở, chưa giúp được cơ sở những giải pháp hữu hiệu và các yêu cầu nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ đoàn cấp cơ sở. 48 Chương 3 GIẢI PHÁP XÂY DỰNG VÀ NÂNG CAO NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO CỦA CÁN BỘ ĐOÀN CẤP CƠ SỞ TRONG THỜI KỲ ĐẨY MẠNH CNH - HĐH ĐẤT NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN 3.1. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ ĐOÀN CẤP CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN CỦA TỈNH NGHỆ AN Hiện nay, sự tăng trưởng kinh tế, sự nâng cao mức thu nhập chung của xã hội sẽ mở ra những điều kiện khách quan và chủ quan thuận lợi để Nhà nước và toàn dân ta quan tâm nhiều hơn tới thanh niên. Tỷ lệ ngân sách Nhà nước dành cho thanh niên sẽ lớn hơn, việc đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị cho công tác chăm sóc, giáo dục, bồi dưỡng thanh niên sẽ được nâng cao, môi trường lao động, học tập sinh hoạt, vui chơi giải trí cho thanh niên sẽ được triển khai, tạo cơ sở pháp lý cần thiết cho các hoạt động tự giác và chủ động của thanh niên trong đời sống hàng ngày. Trong bối cảnh trên, chúng ta có thể dự báo được những điều cơ bản sau đây về tình hình thanh niên. - Nhu cầu về vật chất và tinh thần của thanh niên sẽ phong phú, đa dạng và cao hơn, khác hơn với thế hệ cha anh. Đó là lẽ thường tình và tự nhiên của phát triển chứ không phải theo kiểu "Tri túc tân thường lạc, vô cầu phẩm tự cao". Người lãnh đạo, quản lý phải giáo dục, làm gương cho thanh niên Việt Nam mới làm chủ đất nước, làm chủ khoa học kỹ thuật hiện đại, làm chủ nhu cầu bản thân. - Về cơ cấu dân số thanh niên: Với việc thực hiện tốt công tác dân số - kế hoạch gia đình, mức độ của tăng dân số ở nước ta có chiều hướng giảm dần và trong cơ cấu dân số chung, số nhân khẩu thanh niên sẽ giảm dần. Tuy nhiên, trong những năm trước mắt, tỷ lệ dân số thanh niên trong cơ cấu vẫn khá cao trong những năm đầu thế kỷ XXI, thanh niên chiếm tỷ lệ cao trong lao động xã hội. Trong cơ cấu của nhóm nhân khẩu thanh niên, tỷ lệ những người không có việc 49 làm sẽ giảm dần, tỷ lệ nhóm công nhân kỹ thuật, công nhân có tay nghề cao sẽ tăng lên cùng với đà phát triển của quá trình CNH-HĐH. Thanh niên giữa các khu vực, vùng miền, giữa các đối tượng tiếp tục có sự phân hóa, chênh lệch về thu nhập, mức sống, về trình độ học vấn, về cơ hội và điều kiện phát triển cũng như hưởng thụ văn hóa, vui chơi, giải trí... Sự chênh lệch ấy sẽ dần dần được khắc phục bởi các chính sách kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước. - Sự phát triển thể chất và sức khỏe của thanh niên được nâng lên một bước: Trong bối cảnh kinh tế tiếp tục phát triển, điều kiện chăm sóc sức khỏe và chế độ dinh dưỡng được cải thiện, thanh niên nước ta chắc chắn sẽ phát triển vượt hơn về thể chất và sức vóc. Tuy nhiên do sự phát triển mạnh mẽ của quá trình CNH, HĐH, một số bệnh như: tim mạch, thần kinh, nhiễm độc về môi trường và thực phẩm, hoặc một số bệnh xã hội cũng sẽ xuất hiện và phát triển. Bởi vậy, chúng ta cần có chính sách và chương trình hoạt động cụ thể để ngắn chặn kịp thời những loại bệnh tật này. Khả năng về trí tuệ và chuyên môn của thanh niên không ngừng phát triển. Được quan tâm tốt hơn về điều kiện giáo dục và đời sống văn hóa, tinh thần, trình độ văn hóa của thanh niên sẽ được nâng cao hơn. Đặc biệt, trong điều kiện phát triển mới của khoa học kỹ thuật, sư xuất hiện của những ngành nghề đòi hỏi trình độ chuyên môn cao, làm cho thanh niên phải sống trong môi trường cạnh tranh mạnh mẽ về chất lượng học tập, lao động. Điều đó buộc họ phải có những nỗ lực lớn trong học tập, nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn và về mọi mặt. Nó cải tạo môi trường khách quan để thanh niên không ngừng phát triển năng lực tư duy và sáng tạo. Trong bối cảnh này, khả năng trí tuệ và chuyên môn của thanh niên sẽ có những bước phát triển đáng kể, giúp họ năng động và tự chủ hơn trong lao động, làm giàu cho Tổ quốc, quê hương và bản thân mình. Xã hội ngày càng tạo điều kiện để các nhân tài trẻ xuất hiện và đến lượt mình những nhân tài trẻ tuổi lại đóng góp tích cực vào sự phát triển và sự tiến bộ của xã hội. 50 Tính tích cực xã hội của thanh niên được phát huy: Những thành tựu của công cuộc đổi mới, xây dựng và phát triển đất nước mà thanh niên là lực lượng tham gai nòng cốt đã khiến cho chính thanh niên ngày càng nhận thức được rõ hơn về tương lai và tiền đồ của đất nước, của dân tộc Việt Nam và của bản thân. Nhận thức chính trị của thanh niên được tăng cường sẽ giúp họ tiếp tục duy trì tinh thần chủ động và tích cực trong việc bảo vệ và xây dựng đất nước, bảo vệ thành quả cách mạng mà các thế hệ trước mang lại. Thanh niên tiếp tục là lực lượng chủ yếu trên mặt trận bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tình nguyện ở những nơi khó khăn gian khổ. Đa số thanh niên Việt Nam sẽ là chủ tương lai của Tổ quốc Việt Nam XHCN, thanh niên Việt Nam nhất định sẽ trở về với cội nguồn dân tộc. "Con hơn cha là nhà có phúc", "Trò hơn thầy là nước phúc dày", do đó thanh niên Việt Nam nhất định đưa Tổ quốc Việt Nam độc lập, dân chủ và giàu mạnh sánh vai với các cường quốc năm châu. Đó là xu thế lịch sử không thể đảo ngược dù có biến động và thách thức đến mức nào. Tuy nhiên, sẽ có một bộ phận thanh niên bị cuốn hút bởi sự cám dỗ của đồng tiền và những đòi hỏi về vật chất, ít quan tâm đến quyền lợi chung của tập thể, sa vào các tệ nạn xã hội. Số thanh niên vi phạm pháp luật, nghiện ma túy, tham gia vào các tệ nạn cờ bạc mại dâm... nếu không được ngăn chặn kịp thời sẽ còn tăng lên. Có năng lực và thực chất là yêu cầu tiêu chuẩn hàng đầu để cán bộ đoàn cơ sở tỉnh Nghệ An có thể hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao, để tổ chức Đoàn xứng đáng với vai trò và vị trí lực lượng xung kích, chủ đạo trong quá trình CNH, HĐH đất nước. Yêu cầu mới về năng lực đội ngũ cán bộ đoàn cơ sở đòi hỏi ngày càng cao về mọi mặt. Đội ngũ cán bộ đoàn cơ sở phải có tầm nhìn sâu rộng, biết kế thừa truyền thống anh hùng của dân tộc Việt Nam, thật sự xứng đáng là con cháu Hồ Chí Minh, biết giữ vững và thực hiện mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, biết dẫn dắt và duy trì sự tin cậy, lòng trung thành và sự tôn trọng người khác, biết huy động họ làm việc sáng tạo để đạt được kết quả ngày càng cao hơn. 51 Những yêu cầu mới về năng lực của đội ngũ cán bộ đoàn cơ sở tỉnh Nghệ An trong tình hình mới không nằm ngoài

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf000000273682_3381_1951438.pdf
Tài liệu liên quan