MỤC LỤC
Lời cam đoan .i
Lời cảm ơn .ii
Tóm lược luận văn.iii
Danh mục các chữ viết tắt.iv
Danh mục các sơ đồ .v
Danh mục các biểu đồ.v
Danh mục các bảng .vi
Mục lục.vii
MỞ ĐẦU .1
CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ XÂY DỰNG VÀ
PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU.7
1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ THƯƠNG HIỆU.7
1.1.1. Thương hiệu .7
1.1.2. Thương hiệu sản phẩm địa phương.9
1.1.2.1. Chỉ dẫn địa lý .9
1.1.2.2. Tên gọi xuất xứ hàng hóa .9
1.1.3. Giá trị thương hiệu .10
1.1.4. Các yếu tố thương hiệu.11
1.1.4.1. Tên thương hiệu .11
1.1.4.2. Biểu tượng đặc trưng (logo) .11
1.1.4.3. Tính cách thương hiệu .11
1.1.4.4. Câu khẩu hiệu (slogan) .12
1.1.4.5. Nhạc hiệu.12
1.1.4.6. Bao bì sản phẩm.12
1.1.5. Phân loại thương hiệu .12
1.1.5.1. Thương hiệu cá biệt .13
1.1.5.2. Thương hiệu gia đình.13
1.1.5.3. Thương hiệu tập thể (còn được gọi là thương hiệu nhóm).13
1.1.5.4. Thương hiệu quốc gia.14
1.2. MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ CHUỖI CUNG ỨNG SẢN PHẨM.14
1.2.1 Chuỗi cung ứng sản phẩm .14
1.2.2. Các tác nhân trong chuỗi cung ứng sản phẩm nông nghiệp.15
1.2.3. Mối quan hệ giữa các tác nhân trong chuỗi cung sản phẩm.16
1.3. CHỨC NĂNG VÀ VAI TRÒ CỦA THƯƠNG HIỆU.17
1.3.1. Chức năng.17
1.3.1.1. Nhận biết và phân đoạn thị trường.17
1.3.1.2. Thông tin và chỉ dẫn .17
1.3.1.3. Tạo sự cảm nhận và tin cậy.17
1.3.1.4. Chức năng kinh tế .18
1.3.2. Vai trò .18
1.3.2.1. Vai trò của thương hiệu đối với doanh nghiệp.19
1.3.2.2. Vai trò của thương hiệu đối với người tiêu dùng.19
1.3.2.3. Vai trò của thương hiệu đối với nền kinh tế trong xu thế hội nhập. .20
1.4. QUY TRÌNH XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU .20
1.4.1. Thu thập, nghiên cứu và phân tích thông tin.20
1.4.2. Xây dựng tầm nhìn thương hiệu.21
1.4.3. Hoạch định chiến lược phát triển thương hiệu.21
1.4.4. Định vị thương hiệu .22
1.4.5. Xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu .22
1.4.6. Thiết kế thương hiệu.22
1.4.7. Thực hiện phát triển thương hiệu.23
1.4.8. Bảo vệ thương hiệu .23
1.4.8.1. Đăng ký bảo hộ thương hiệu .23
1.4.8.2. Xây dựng các biện pháp tự bảo vệ thương hiệu.24
1.4.9. Đánh giá thương hiệu.24
1.5. NHỮNG THÁCH THỨC ĐỐI VỚI VIỆC TẠO DỰNG MỘT
THƯƠNG HIỆU CÓ GIÁ TRỊ.25
1.5.1. Áp lực cạnh tranh.25
1.5.2. Sự phân tán của thị trường và hoạt động truyền thông.25
1.5.3. Sự phức tạp của các chiến lược thương hiệu.26
1.5.4. Xu hướng đi ngược lại sự đổi mới .26
1.5.5. Áp lực đầu tư ở nơi khác .26
1.5.6. Các áp lực về kết quả kinh doanh ngắn hạn.27
1.6. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIÁ TRỊ THƯƠNG HIỆU.27
1.6.1. Các yếu tố bên trong doanh nghiệp.27
1.6.2. Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp .29
1.7. KINH NGHIỆM XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU
NÔNG SẢN Ở VIỆT NAM.31
1.7.1. Tình hình chung .31
1.7.2. Thực tiễn xây dựng và phát triển thương hiệu một số nông sản địa phương.33
1.7.3. Bài học kinh nghiệm trong xây dựng và phát triển thương hiệu nông sản
ở Việt Nam.35
CHƯƠNG 2. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VÀ CÔNG TÁC
XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU KHOAI DEO HẢI NINH,
HUYỆN QUẢNG NINH, TỈNH QUẢNG BÌNH.37
2.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KT-XH CỦA ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU .37
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình .37
2.1.1.1. Đặc điểm tự nhiên.37
2.1.1.2. Điều kiện Kinh tế - Xã hội .38
2.1.2. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Hải Ninh.39
2.1.3. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH, LĨNH VỰC CỦA
HUYỆN ĐẾN NĂM 2020.41
2.2. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH SẢN XUẤT, CHẾ BIẾN VÀ KINH DOANH
SẢN PHẨM KHOAI DEO HẢI NINH .42
2.2.1. Tình hình chung về cây khoai lang trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.42
2.2.2. Tình hình chung về sản xuất chế biến và tiêu thụ Khoai deo Hải Ninh. .43
2.2.2.1. Tình hình chung về sản xuất chế biến Khoai deo Hải Ninh.43
2.2.2.2. Phân tích chuỗi cung ứng sản phẩm Khoai deo Hải Ninh .47
2.2.2.3 Tình hình tiêu thụ sản phẩm Khoai deo Hải Ninh .50
2.2.3. Kết quả và hiệu quả sản xuất, kinh doanh.52
2.3. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN
THƯƠNG HIỆU KHOAI DEO HẢI NINH.54
2.3.1. Động lực thúc đẩy quyết định mua hàng.55
2.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến thương hiệu Khoai deo Hải Ninh .57
2.3.3. Chất lượng sản phẩm Khoai deo Hải Ninh .59
2.3.4. Nhận thức của cơ sở về xây dựng và phát triển thương hiệu .61
2.3.5. Chuyên môn trong xây dựng và phát triển thương hiệu.64
2.3.6. Vốn.66
2.3.7. Thực trạng về xúc tiến bán hàng.69
2.3.8. Thực trạng xây dựng các thành phần thương hiệu.72
2.3.9. Sự trung thành của khách hàng đối với Khoai deo Hải Ninh.72
2.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU
SẢN PHẨM KHOAI DEO HẢI NINH.75
2.4.1. Những kết quả đạt được.75
2.4.2. Những khó khăn, hạn chế.76
Chương 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP HỖ TRỢ XÂY DỰNG VÀ
PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU KHOAI DEO HẢI NINH .79
3.1. XÁC ĐỊNH TẦM NHÌN VÀ MỤC TIÊU XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU .79
3.1.1. Xác định tầm nhìn thương hiệu.79
3.1.2. Mục tiêu xây dựng và phát triển thương hiệu .79
3.2. CHIẾN LƯỢC XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU.80
3.2.1. Phân tích SWOT .80
3.2.2. Chiến lược xây dựng thương hiệu.82
3.2.3. Lựa chọn chiến lược phát triển thương hiệu.83
3.3. ĐỊNH VỊ THƯƠNG HIỆU.84
3.4. GIẢI PHÁP XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU.84
3.4.1. Nhóm giải pháp xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu .84
3.4.1.1. Chất lượng đầu vào.85
3.4.1.2. Công nghệ sản xuất, chế biến.85
3.4.1.3. Công nghệ sau chế biến.86
3.4.1.4. Tổ chức sản xuất .87
118 trang |
Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 1368 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Xây dựng và phát triển thương hiệu Khoai deo Hải Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rời
rạc không ổn định, hàng năm thường xảy ra tình trang cát bay, cát lấp đất nông
nghiệp và cây cối hoa màu. Ngoài đặc trưng chung của khí hậu nhiệt đới gió mùa,
Hải Ninh còn có đặc trưng của tiểu khí hậu duyên hải miền Trung, ảnh hưởng trực
tiếp của đới ven biển cho nên thời tiết, khí hậu có phần mát mẻ và ôn hoà hơn.
* Dân số, lao động: Toàn xã hiện có 1.120 hộ với 4.937 nhân khẩu, trong đó
có 2.800 nhân khẩu trong độ tuổi lao động, chiếm gần 50% nhân khẩu toàn xã.
Nghề nghiệp chủ yếu của người dân xã Hải Ninh là đánh bắt hải sản, nuôi trồng
thuỷ hải sản, chăn nuôi gia súc, gia cầm, trồng màu và cây thực phẩm, chế biến,
dịch vụ ... Hầu hết nam giới trong xã làm nghề đánh bắt hải sản trên biển (với 1.310
lao động), nữ giới ở nhà trông coi nhà cửa.
* Cơ sở hạ tầng: Trong những năm vừa qua, được sự đầu tư của Nhà nước
và một số chương trình, dự án, hệ thống giao thông liên thôn, nội thôn của xã đã
được cải thiện đáng kể. Hầu hết các tuyến đường đã được mở rộng, nâng cấp bằng
đất cấp phối. Đường nối từ xã ra đến đường quốc lộ 1A với chiều dài 05 km, rộng
5m đã được rãi nhựa, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân đi lại, giao lưu, buôn bán.
Nguồn nước cho sản xuất và sinh hoạt của xã Hải Ninh chủ yếu là nước
ngầm từ cát chảy ra. Do xã không có đất trồng lúa mà chỉ đủ đất cho trồng khoai
lang, các loại rau gia vị nên nguồn nước tưới đảm bảo quanh năm. Chất lượng
nguồn nước tốt, đảm bảo cho sinh hoạt, sản xuất và nuôi trồng thuỷ hải sản.
Đến nay, 100% số hộ dân trong xã đã sử dụng điện lưới quốc gia. Trường
học, trạm ytế bưu điện văn hoá xã đáp ứng nhu cầu học tập, khám chữa bệnh và sinh
hoạt văn hoá – thông tin. Trên địa bàn xã có 02 chợ tự phát, hiện đang là chợ tạm
chưa đáp ứng được nhu cầu họp chợ và trao đổi hàng hoá của nhân dân.
* Tình hình sản xuất nông, ngư nghiệp và dịch vụ
Về nông nghiệp: Hải Ninh là xã bãi ngang ven biển, đất cát là chủ yếu nên
toàn xã không có diện tích canh tác lúa nước. Đất trồng chủ yếu phù hợp với trồng
hoa màu thực phẩm và cây gia vị. Diện tích khoai lang và cây thực phẩm khoảng
100ha, trong đó diện tích trồng khoai lang là 90 ha, với năng suất từ 90-120 tạ/ha.
Từ khoai lang củ, người dân trong xã đã chế biến thành sản phẩm Khoai deo và trở
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
41
thành đặc sản riêng có của xã Hải Ninh. Ngành chăn nuôi của xã bước đầu đã có
những chuyển biến tích cực. Đến nay trên địa bàn xã có 02 trang trại chăn nuôi lợn
và gia cầm có quy mô tương đối lớn. Các dịch vụ khuyến nông và thú y đã được chú
trọng. Đàn bò hiện có 167 con; đàn lợn 1520 con; đàn gia cầm trên 4500 con.
Về ngư nghiệp: Nhân dân trên địa bàn xã đã mạnh dạn đầu tư, mua sắm
thuyền máy, ngư lưới cụ như nghề đèn cao áp, nghề lưới ba cao lườn, lưới hai, te
dạ ruốc, lưới mực nang, lừ mực lá, lồng bẩy ghẹ, ốc hương, nghề dạ cào...Trong
những năm gần đây, sản lượng đánh bắt bình quân đạt từ 1.000 – 1.250 tấn/năm,.
trong đó sản lượng xuất khẩu đạt 129 tấn chiếm 24 % tổng sản lượng đánh bắt. Về
nuôi trồng thuỷ sản, toàn xã có 17,7 ha ao hồ trong đó 2 doanh nghiệp đóng trên địa
bàn 16,2 ha, hộ gia đình 1,5 ha, sản lượng thu hoạch 89,5 tấn trong đó cá 3,5 tấn,
tôm 86 tấn.
Về dịch vụ, chế biến: Dịch vụ, chế biến các ngành được duy trì và phát triển,
hiện toàn xã có 5 máy sản xuất đá lạnh vận hành hết công suất phục vụ tốt cho nhu
cầu giải khát và sản xuất, máy đúc gạch blook, máy gò hàn; có 01 hợp tác xã chế
biến khoai gieo; 02 hợp tác xã chế biến nước mắm. Dịch vụ thu mua hải sản,
chuyên thu mua tại bến tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân trong việc tiêu thụ sản
phẩm. Dịch vụ bải tắm phục vụ khá đáp ứng nhu cầu cho khách đến nghỉ ngơi, tắm
biển. Tình hình sản xuất, tiêu thụ khoai deo tăng nhanh qua các năm.
2.1.3. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH, LĨNH VỰC
CỦA HUYỆN ĐẾN NĂM 2020
- Tiếp tục xây dựng, phát triển kinh tế với tốc độ tăng trưởng cao và ổn định
(tốc độ phát triển giai đoạn 2005 - 2010 đạt 8,82%; giai đoạn 2010 - 2015 đạt
14,36%; giai đoạn 2015 - 2020 đạt 20,71%).
- Xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý theo hướng tăng tỷ trọng Công nghiệp -
Tiểu thủ công nghiệp; Thương mại - Dịch vụ. Giảm tỷ trọng ngành Nông - Lâm -
Ngư nghiệp.
- Đầu tư có trọng điểm vào một số lĩnh vực mà huyện có lợi thế như công
nghiệp vật liệu xây dựng, khai thác khoáng sản, du lịch, dịch vụ, chế biến nông sản.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TẾ
HU
Ế
42
- Hình thành một số sản phẩm mũi nhọn có sức cạnh tranh cao; phát triển
mạnh nguồn lực con người bằng giáo dục đào tạo và khoa học công nghệ; phát triển
và hoàn thiện cơ sở hạ tầng; bảo vệ tốt môi trường sinh thái; tăng cường an ninh
quốc phòng, giữ vững ổn định chính trị và an toàn xã hội.
2.2. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH SẢN XUẤT, CHẾ BIẾN VÀ KINH DOANH
SẢN PHẨM KHOAI DEO HẢI NINH
2.2.1. Tình hình chung về cây khoai lang trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
Khoai lang là một trong những cây trồng khá phổ biến trên địa bàn tỉnh
Quảng Bình, với tổng diện tích trồng hàng năm đạt trên 4.000 ha, chiếm gần 6%
tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh, sản lượng bình quân
đạt 26.648 tấn/năm, tập trung nhiều nhất ở huyện Quảng Trạch, Bố Trạch, Lệ Thuỷ
và Quảng Ninh.
Mặc dù lá và thân non cũng ăn được, nhưng các rễ củ nhiều tinh bột mới là
sản phẩm chính và quan trọng nhất từ khoai lang. Khoai lang chứa nhiều vitamin A,
B, C, E, protein, tinh bột, chất nhựa, các axit amin và hơn 10 loại nguyên tố vi
lượng cần thiết cho sức khoẻ cơ thể như: canxi, kẽm, sắt, magieVì vậy, các
chuyên gia dinh dưỡng đã gọi khoai lang là loại “thực phẩm cân bằng dinh dưỡng
nhất”. Mặc dù có vị ngọt, nhưng khoai lang trên thực tế là thức ăn tốt cho những
người mắc bệnh đái tháo đường do các nghiên cứu sơ bộ trên động vật cho thấy nó
hỗ trợ cho sự ổn định nồng độ đường trong máu và làm giảm sức kháng insulin.
Giầu dinh dưỡng nhưng khoai lang lại có tác dụng giảm cân hiệu quả. Vì vậy, khoai
lang còn là thực phẩm lý tưởng cho phái đẹp trong việc giảm cân. Các axit amin,
protein và enzym tiêu hoá trong khoai lang sẽ hầu như được giữ nguyên khi chế
biến bằng phương pháp luộc, hấp và nướng. Không giống như cơm và các thực
phẩm khác, tinh bột có trong khoai lang khi rán, xào với dầu mỡ sẽ dễ tạo thành
chất khó tiêu hoá. Còn khi ăn sống sẽ dễ bị đau bụng, nôn mửa, ỉa chảy. Vì vậy,
việc chế biến Khoai deo thành những lát khoai khô nhưng vẫn đảm bảo độ dẻo,
thơm, ngọt là một bí quyết riêng có của người dân vùng biển Hải Ninh, huyện
Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
43
Bảng 2.1: Diện tích, năng suất và sản lượng khoai lang trên địa bàn
tỉnh Quảng Bình năm 2010
TT Huyện Diện tíchkhoai (ha)
Năng suất
khoai(tấn/ha)
Sản lượng
khoai(tấn)
1 Quảng Trạch 1.600 6,96 11.131
2 Lệ Thuỷ 680 6,63 4.505
3 Bố Trạch 646 6,49 4.190
4 Quảng Ninh 380 5,53 2.101
5 Tuyên Hoá 350 6,85 2.396
6 Minh Hoá 202 7,1 1.434
7 Đồng Hới 147 6,05 891
Tổng cộng: 4.005 45,62 26.648
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Bình năm 2010)
Từ bảng số liệu trên ta thấy, sản lượng khoai lang trên địa bàn toàn tỉnh khá dồi
dào, đảm bảo nguồn nguyên liệu đầu vào cho việc chế biến Khoai deo. Mặc dù
Quảng Ninh chỉ xếp thứ 4 về diện tích và xếp thứ 5 về sản lượng khoai lang trong
tổng số 7 huyện, thành phố của tỉnh nhưng có thể thu mua khoai lang củ từ huyện
giáp ranh là Lệ Thuỷ, xếp thứ 2 toàn tỉnh về diện tích cũng như sản lượng khoai
lang.
2.2.2. Tình hình chung về sản xuất chế biến và tiêu thụ Khoai deo Hải Ninh.
2.2.2.1. Tình hình chung về sản xuất chế biến Khoai deo Hải Ninh
Như bao xã vùng biển khác, chị em phụ nữ xã Hải Ninh chủ yếu ở nhà nội
trợ, chăm sóc con cái để chồng yên tâm đi biển đánh bắt hải sản. Là vùng đất cát,
khoai lang được xem là cây trồng chủ lực. Để tăng thêm thu nhập cho gia đình, từ
những năm 80, phụ nữ xã Hải Ninh đã phát triển mạnh nghề chế biến Khoai deo. Vì
vậy, có thể xem chế biến Khoai deo từ củ khoai lang là nghề truyền thống của người
dân xã Hải Ninh, đặc biệt là dân nghèo. Quy trình và công cụ chế biến Khoai deo
tương đối đơn giản, dễ làm, không cần phải đầu tư nhiều vốn. Trước đây, người dân
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
44
chế biến Khoai deo chủ yếu để ăn và bán một phần ở chợ và hộ gia đình các vùng
lân cận với giá bán tương đối rẻ chỉ từ 17.000 đ - 20.000 đ/kg. Nhưng trong những
năm gần đây, được sự hỗ trợ của các chương trình/dự án, kỹ thuật chế biến Khoai
deo đã được cải tiến, sản phẩm được đóng gói, in ấn nhãn mác (mặc dù còn rất đơn
giản) trước khi tung ra thị trường, Khoai deo được bán trên thị trường với mức giá
từ 40.000 đ - 50.000 đ/kg. Vào mùa đông, điều kiện phơi, sấy khó khăn, hiếm hàng,
giá 1 kg Khoai deo lên đến 90.000- 100.000 đồng (giá bán trên thị trường năm
2010).
Hình thức SXCB Khoai deo trên địa bàn xã Hải Ninh cũng đã có những thay
đổi theo hướng tăng quy mô, đảm bảo chất lượng với sự ra đời của tổ hợp chế biến
đầu tiên “Tổ hợp chế biến khoai deo Tân Định” do một số chị em phụ nữ thôn Tân
Định cùng nhau góp vốn, thành lập. Sản phẩm của tổ hợp đã được Trung tâm y tế
dự phòng tỉnh Quảng Bình công nhận đạt tiêu chuẩn về chất lượng. Tuy nhiên,
trong thực tế sản phẩm" Khoai deo Tân Định" chưa được nhiều người biết đến, đặc
biệt là khách ngoại tỉnh do hình thức đóng gói, nhãn mác sản phẩm còn quá đơn
giản, chưa có sức hấp dẫn người mua vì vậy lợi nhuận thu được chưa cao. Bên cạnh
đó, quy mô sản xuất của tổ hợp còn nhỏ chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường.
Năm 2009, THT “Khoai deo Tân Định” được nâng lên thành “Hợp tác xã SXCB
Khoai deo Hải Ninh”, hoạt động theo Luật Hợp tác xã và trở thành cơ sở thu mua,
chế biến Khoai deo lớn nhất trên địa bàn tỉnh Quảng Bình, tạo thêm việc làm cho
nhiều lao động, đặc biệt là phụ nữ, giúp các hộ tăng thu nhập, cải thiện đời sống.
Hiện nay trên địa bàn toàn xã có 733 hộ SXCB khoai deo, chiếm 69% số hộ
trong toàn xã. Hầu hết quá trình SXCB khoai deo được thưc hiện tại các hộ gia
đình, chỉ có duy nhất 01 Hợp tác xã với 10 xã viên. Quy mô SXCB của các hộ nhỏ
lẻ, phân tán, phụ thuộc nhiều vào sản lượng khoai tự sản xuất và nguồn vốn tự có
của gia đình. Thu nhập từ SXCB khoai deo mỗi năm trên địa bàn toàn xã đạt trên
6 tỷ đồng. Vì vậy, SXCB khoai deo được xem là nghề chủ lực giúp địa phương
thoát nghèo.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
45
Bảng 2.2: Số hộ SXCB khoai deo trên địa bàn xã Hải Ninh
giai đoạn 2006 – 2010
T
T Tên thôn Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
1 Tân Định 90 127 140 156 164
2 HiểnTrung 35 45 50 56 70
3 Xuân Hải 27 35 53 61 68
4 Cửa Thôn 150 210 256 320 355
5 Tân Hải 35 45 60 65 76
Cộng 337 462 559 658 733
(Nguồn: Số liệu thống kê xã Hải Ninh năm 2010)
0
5
10
15
20
25
2006 2007 2008 2009 2010
Tốc độ tăng trưởng
hộ SX, chế biến
Khoai deo Hải Ninh
12,72%
15,8%
20,66%
18,42%
Biểu đồ 2.1: Tốc độ tăng trưởng hộ SXCB Khoai deo Hải Ninh
giai đoạn 2006 - 2010
Qua số liệu trên ta thấy, trong 5 năm gần đây, số hộ tham gia SXCB Khoai deo
Hải Ninh tăng nhanh, đặc biệt trong các năm 2007, 2008, 2009. Năm 2009 có tốc độ
tăng trưởng cao nhất, tăng 20,66% so với năm 2008. Tuy nhiên, đến năm 2010, mặc
dù số hộ SXCB khoai deo vẫn tăng nhưng tốc độ chậm hơn so với năm trước, chỉ
tăng 18,42% do thị trường tiêu thụ sản phẩm không được mở rộng, các hộ gặp khó
khăn về vốn đầu tư sản xuất.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
46
Bảng 2.3: Số hộ SXCB khoai deo trên địa bàn xã Hải Ninh năm 2010
TT Tên thôn Số hộ
Diện tích
trồng
khoai
lang (ha)
Sản
lượng
khoai
lang (tấn)
Số hộ làm
khoai deo
Tỷ lệ % số
hộ làm
khoai deo
1 Tân Định 278 28 304 164 58,99
2 Xuân Hải 128 7 85 68 53,13
3 Tân Hải 191 12 114 76 39,79
4 Hiển Trung 144 8 95 70 48,61
5 Cừa Thôn 419 35 352 355 84,73
Toàn xã 1 160 90 950 733 63,19
(Nguồn: Số liệu thống kê xã Hải Ninh năm 2010)
Qua bảng 2.3 ta thấy, Cừa Thôn có số hộ SXCB khoai deo nhiều nhất xã với
tỷ lệ 84,72%. Tiếp theo là thôn Tân Định với tỷ lệ số hộ SXCB khoai deo gần 59%.
Thứ 3 là thôn Xuân Hải với tỷ lệ hộ SXCB khoai deo ở mức 53,13%. Thôn Hiển
Trung xếp thứ 4 với tỷ lệ là 48,61% và cuối cùng là thôn Tân Hải với gần 40% số
hộ làm Khoai deo. Tỷ lệ này phù hợp với diện tích trồng khoai lang ở các thôn.
Hiện nay, diện tích trồng khoai lang nhiều nhất ở thôn Cừa Thôn, tiếp đến là Tân
Định, thứ 3 là Tân Hải, xếp thứ 4 là Xuân Hải và cuối cùng là Hiển Trung. Là xã
bãi ngang ven biển, do ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, người dân Hải Ninh có rất
ít ngành nghề phụ để tăng thu nhập cho gia đình. Vì vậy, ngoài nghề đánh bắt thuỷ
hải sản, người dân Hải Ninh xem chế biến khoai deo là ngành nghề quan trọng thứ 2
và được gọi là nghề của chị em phụ nữ.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
47
2.2.2.2. Phân tích chuỗi cung ứng sản phẩm Khoai deo Hải Ninh
- Người cung
cấp giống khoai
- Người bán lẻ
phân bón
- Người bán
thuốc Bảo vệ
thực vật
- Các hộ trồng
khoai - Người chế biến
khoai deo.
- Hợp tác xã chế
biến Khoai deo
Hải Ninh.
- Người thu
gom
- Nhà bán
buôn (trong
và ngoài
tỉnh)
- Nhà bán lẻ
(trong và
ngoài tỉnh)
- Người tiêu
thụ tại địa
phương
- Người tiêu
thụ trong tỉnh
- Các Trung
tâm du lịch
- Người tiêu
thụ ở các địa
phương khác
Sơ đồ 2.1: Chuỗi cung ứng sản phẩm Khoai deo theo đối tượng
* Người cung cấp các đầu vào cụ thể:
- Giống khoai: Hầu hết các hộ nông dân đều sử dụng giống khoai tự có hoặc
các loại giống ở các địa phương lân cận có năng suất cao như khoai lang trắng,
khoai mở gà, khoai ruột đỏ và khoai rìa KLR3. Giống chủ yếu được mua tại xã, các
xã lân cận hoặc các địa phương giáp Quảng Bình như Vĩnh Linh tỉnh Quảng Trị.
- Phân bón: Phân bón phục vụ trồng khoai deo thường từ 2 nguồn: phân
chuồng từ các hộ gia đình, phân vô cơ được mua từ các đại lý vật tư tại địa bàn hoặc
trung tâm huyện lỵ. Việc cung cấp phân bón tại địa bàn là thuận lợi và có nhiều lựa
chọn cho nông dân. Tuy nhiên, nguồn phân bón chủ yếu dùng để trồng khoai vẫn là
phân chuồng nên người dân ít phụ thuộc vào nguồn phân vô cơ, phân vô cơ được
xem như dùng để bón thúc.
- Thuốc bảo vệ thực vật: Các gia đình tự mua tại huyện hoặc thành phố Đồng
Hới. Tuy nhiên theo ý kiến của người dân thì hiện nay thuốc bảo vệ thực vật rất đa
dạng, do đó nếu không có tập huấn, hướng dẫn cụ thể của cán bộ khuyến nông và
các ban ngành thì nhiều người dân không biết thuốc nào là an toàn và sử dụng nó
như thế nào cho hợp lý.
Người cung
cấp đầu
vào
Hộ trồng
khoai
Nhà
thương
mại
Người
tiêu thụ
Người chế
biến
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
48
- Lao động: Những hộ trồng ít diện tích thì chủ yếu dùng lao động gia đình và
thỉnh thoảng có đổi công cho hộ khác. Những hộ có quy mô sản xuất lớn thì có thuê
lao động mùa vụ, nhất là mùa trồng và thu hoạch.
- Nước tưới: Nguồn nước tưới chủ yếu dựa vào thời tiết hoặc nguồn nước sinh
từ cát chảy ra, trên địa bàn xã chưa có hệ thống thuỷ lợi.
* Người trồng khoai:
Trên địa bàn xã, người trồng khoai chủ yếu thuộc quy mô hộ gia đình. Mặc dù
có truyền thống trồng khoai lâu đời song đa số người dân vẫn trồng theo tập quán
truyền thống, tính sản xuất hàng hoá còn thấp, kỹ thuật hạn chế dẫn đến năng suất
thấp, chất lượng kém.
Qua kinh nghiệm chế biến của các hộ trên địa bàn xã, chỉ có khoai lang củ
trồng trên đất cát mới đảm bảo cho việc SXCB Khoai deo Hải Ninh. Khoai lang củ
dùng cho chế biến khoai deo phải được bới lên bằng tay, không được dùng cuốc,
hoặc dụng cụ khác để tránh cho khoai không được trầy, xước lớp vỏ bên ngoài. Có
như vậy, lát khoai deo mới có độ vàng, trong, thơm, dẻo mà chỉ Hải Ninh mới có.
Thông thường để sản xuất 1kg Khoai deo cần có 4kg khoai củ. Sản lượng khoai
lang củ trên địa bàn xã qua các năm khá ổn định. Với diện tích 90 ha, sản lượng
khoai lang củ của trên địa bàn xã luôn giữ mức gần 1.000 tấn. Trong đó, 30% sản
lượng khoai lang củ được người dân địa phương chế biến thành khoai khô làm
lương thực dự trữ trong những kỳ giáp hạt hoặc phục vụ chăn nuôi, 70% sản lượng
còn lại làm nguyên liệu đầu vào cho chế biến khoai deo.
* Người chế biến khoai deo:
Người chế biến khoai deo cũng là người trồng khoai, họ chế biến thành phẩm
khoai deo từ sản phẩm khoai lang thu hoạch được, họ sử dụng khoảng 70% nguyên
liệu chế biến do mình làm ra, 30% mua ngoài để chế biến khi sản phẩm tiêu thụ bán
chạy trên thị trường, nguồn nguyên liệu mua ngoài cũng được mua ở các địa
phương lân cận như xã Hồng Thuỷ, Ngư Thuỷ Bắc...Với hơn 650 tấn khoai lang củ
tự cung và 50 tấn khoai lang củ được mua bổ sung tại các vùng lân cận, mỗi năm
người dân Hải Ninh chế biến được từ 120 -150 tấn khoai deo.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
49
Hiện tại phần lớn các hộ sản xuất và các cơ sở chế biến khoai deo đang sử
dụng kỹ thuật sản xuất truyền thống lâu đời đó là luộc, bóc vỏ, thái lát và đem phơi
nắng. Chưa đầu tư xây dựng hệ thống sấy công nghiệp nên mức độ chất lượng của
sản phẩm không đồng đều, phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết. Những ngày trời mưa,
người chế biến khoai deo phải ngừng chế biến, hoặc dùng phương pháp thủ công để
sấy khoai với số lượng rất hạn chế. Quy mô sản xuất chủ yếu là quy mô nông hộ
nhỏ lẻ, sản lượng sản xuất hàng năm dao động trong khoảng từ 300 đến 1.700
kg/hộ/năm. Hợp tác xã SXCB Khoai deo Hải Ninh được xem là cơ sở chế biến
khoai deo lớn nhất trong toàn tỉnh với công suất dự kiến là 21.000 kg/năm nhưng
hiện nay cũng chỉ mới đạt ở mức 6.000 kg/năm.
* Người thu gom khoai deo:
Đây là những trung gian mua bán và vận chuyển khoai deo từ người sản xuấ,
chế biến đến người bán buôn hoặc bán lẻ ở các chợ hoặc các trung tâm du lịch. Một
số trường hợp họ cũng là người bán lẻ song tỷ lệ này không lớn.
* Người bán buôn: Là những người kinh doanh khoai deo có quy mô tương
đối lớn và có quan hệ hai chiều với người cung cấp khoai deo (hộ chế biến, người
thu gom) và người mua khoai deo (người bán lẻ, người buôn khoai deo ở các địa
bàn khác).
* Người bán lẻ: Người bán lẻ là một trong những mắt xích quan trọng nhất
đưa khoai deo đến người tiêu dùng. Nguồn khoai deo chủ yếu họ mua từ người bán
buôn, hoặc mua trực tiếp từ người SXCB, hoặc những người thu gom.
* Người tiêu dùng: Là những người trực tiếp tiêu dùng Khoai deo Hải Ninh
trên địa bàn tỉnh Quảng Bình và các tỉnh lân cận như Hà Tĩnh, Quảng Trị. Trong
một số trường hợp, thông qua các hội chợ quốc tế, họ là người tiêu dùng tại Thái
Lan, Lào, Campuchia. Khách hàng chủ yếu là các hộ gia đình tiêu dùng trực tiếp,
các cơ quan mua làm quà biếu, quà cho con đi học hoặc khách du lịch. Tuy nhiên,
đối với khách du lịch họ phải mất nhiều thời gian để giải thích cách sử dụng, công
dụng của khoai deo vì trên bao bì không thể hiện và khách chỉ mua với số lượng ít
để dùng thử.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
50
2.2.2.3 Tình hình tiêu thụ sản phẩm Khoai deo Hải Ninh
Để thấy rõ thực trạng tiêu thụ sản phẩm Khoai deo Hải Ninh, ta phân tích mối
liên kết của các đối tượng tham gia trong chuỗi cung ứng sản phẩm.
(5)
(11) (6)
(10) (11%)
(4) (8)
(9) (7)
(3)
(68%) (2) (18,5%)
Ghi chú: : Mối quan hệ chặt và bền vững lâu dài
: Mối quan hệ ít chặt và bền vững
Sơ đồ 2.2: Mối quan hệ giữa các tác nhân trong chuỗi cung ứng sản phẩm
Người tiêu dùng
( cơ quan, khách du lịch , học sinh, sinh viên)
Người bán lẻ
Cơ sở cung cấp dịch vụ đầu vào
( giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật ...)
Hộ SXCB
Cơ sở thu gom
(1)
Người bán buôn
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
51
Qua sơ đồ 2.2 ta thấy có 11 mối quan hệ giữa các tác nhân trong chuỗi:
(1) Quan hệ giữa các cơ sở cung cấp dịch vụ đầu vào ( giống, phân bón,
thuốc BVTV...) với các hộ SXCB
(2) Quan hệ giữa hộ SXCB với cơ sở thu gom
(3) Quan hệ giữa cơ sở thu gom và người bán buôn
(4) Quan hệ giữa người bán buôn với người bán lẻ
(5) Quan hệ giữa người bán lẻ với người tiêu dùng
(6) Quan hệ giữa hộ SXCB với người bán buôn
(7) Quan hệ giữa hộ SXCB với người bán lẻ
(8) Quan hệ giữa hộ SXCB với người tiêu dùng
(9) Quan hệ giữa cơ sở thu gom với người bán lẻ
(10) Quan hệ giữa người bán buôn với người tiêu dùng.
(11) Quan hệ giữa cơ sở thu gom và người tiêu dùng
Với 11 mối quan hệ trên ta thấy, mối quan hệ số (2) và số (3) là chặt chẽ, bền
vững. Còn các mối quan hệ: (1), (4), (5), (6), (7), (8), (9), (10), (11) là ít chặt chẻ,
tạm thời và tính ổn định thấp. Nguyên nhân chính dẫn đến những mối quan hệ chặt
chẽ hay ít chặt chẻ là do quan hệ cung cầu về hàng hóa, dịch vụ của các tác nhân
với nhau.
Chuỗi cung ứng sản phẩm Khoai deo Hải Ninh bao gồm 3 kênh chủ yếu
(xem sơ đồ 2.2):
Kênh 1: Người sản xuất Người thu gom Người bán buôn Người bán lẻ
Người tiêu dùng
Đây là kênh tiêu thụ quan trọng nhất gồm các mắt xích (2)(3)(4)(5) trong
chuỗi cung sản phẩm, tiêu thụ đến 68% lượng Khoai deo Hải Ninh.
Kênh 2: Người sản xuất Người bán buôn Người bán lẻ (trong và ngoài
tỉnh) Người tiêu dùng
Tiêu thụ một lượng ít hơn, chiếm khoảng 18,5% lượng Khoai deo tiêu thụ.
Kênh 3: Người sản xuất Người bán lẻ Người tiêu dùng
Tiêu thụ một lượng ít hơn kênh 1 và 2, chiếm 11% lượng Khoai deo tiêu thụ
Các kênh còn lại chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong hệ thống phân phối, tiêu thụ sản phẩm.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TẾ
HU
Ế
52
Mặc dù khoai deo được chế biến và sản xuất tại địa phương và được tiêu thụ
trong và ngoài tỉnh song kênh tiêu thụ từ người sản xuất đến người tiêu dùng còn
ngắn, đơn giản, rời rạc, manh mún, chưa có đầu mối bao tiêu sản phẩm có quy mô
lớn, hơn nữa hầu hết sản phẩm khoai deo sản xuất ra chưa được kiểm định chất
lượng nên chưa có nhãn mác gắn liền với sản phẩm của từng cơ sở SXCB. Mối liên
kết giữa các đối tượng trong chuỗi cung ứng khoai deo nhìn chung không bền vững.
Phần lớn sản lượng tiêu thụ phụ thuộc chủ yếu vào nhu cầu của người tiêu dùng.
Người thu gom chiếm một vai trò quan trọng trong hệ thống phân phối, thường quyết
định giá cả và thực hiện phần thu gom, bán lại cho các nhà bán buôn để phân phối
tiếp đến các khâu khác trong chuỗi. Hợp tác xã cũng như hộ gia chưa có các đại lý tại
trung tâm các huyện và thành phố mà chủ yếu bán lại cho người thu gom trên địa bàn
xã, hoặc vận chuyển cho người bán buôn chủ yếu tại thành phố Đồng Hới.
Trong chuỗi cung ứng này, người sản xuất khá thụ động trong khâu phân phối
và tiêu thụ. Gần 70% khối lượng sản xuất được nông dân bán thẳng cho người thu
gom. Trên địa bàn xã, chỉ có duy nhất Hợp tác xã sản xuất Khoai deo Hải Ninh có
đầu mối tiêu thụ lớn là các nhà bán buôn tại thành phố Đồng Hới, Trung tâm du lịch
và một số chợ huyện tại tỉnh Quảng Trị và Hà Tĩnh. Các mô hình liên kết SXCB
khoai deo hoạt động hết sức yếu ớt. Theo số liệu điều tra, có 99% số cơ sở điều tra
SXCB theo hình thức hộ gia đình. Chỉ có 1% cơ sở SXCB theo hình thức Hợp tác
xã nhưng cũng chỉ với quy mô nhỏ gồm 10 xã viên. Các hộ đã SXCB khoai tại hộ
gia đình trong một thời gian dài nên họ ngại thay đổi tập quán sản xuất. Việc vận
động các gia đình liên kết làm ăn, thành lập THT, Hợp tác xã tại địa phương chưa
được chú trọng và mô hình Hợp tác tác xã hiện có chưa chứng minh rõ tính ưu việt
của mô hình. Mặt khác, các hộ sản xuất mong muốn tiêu thụ nhanh nhất để thu tiền
ngay lập tức (qua người thu gom). Vì vậy, việc sản xuất Khoai deo tại Hải Ninh
đang diễn ra theo kiểu các gia đình tự điều phối sản xuất. Điều này ảnh hưởng
không nhỏ đến việc xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm địa phương.
2.2.3. Kết quả và hiệu quả sản xuất, kinh doanh
Hiệu quả kinh tế là một trong những chỉ tiêu quan trọng để tính hiệu quả làm
ăn của doanh nghiệp hay của người nông dân. Hiệu quả kinh tế được thể hiện ở mối
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
53
quan hệ giữa kết quả thu được và chi phí bỏ ra. Trong sản xuất nông nghiệp, hiệu
quả kinh tế được đánh giá qua một số chỉ tiêu như: Giá trị sản xuất (GO), giá trị gia
tăng (VA) và sau đó là các chỉ tiêu về hiệu quả như: hiệu quả sử dụng lao động,
hiệu quả sử dụng chi phí;
Giá trị sản xuất (GO): Giá trị sản xuất nông nghiệp là toàn bộ giá trị của cải
vật chất và dịch vụ được tạo ra trong lĩnh vực nông nghiệp trong một thời gian nhất
định thường là một năm.
Giá trị gia tăng (VA): Giá trị gia tăng là một trong những chỉ tiêu phản ánh kết
quả cuối cùng của các hoạt động sản xuất, là nguồn gốc của mọi khoản thu nhập, sự
giàu có và phồn thịnh của xã hội. Đối với các hộ nông dân thì giá trị gia tăng chính
là điều kiện để họ thực hiện quá trình tích lũy và tái sản xuất.
Giá trị sản xuất trên chi phí trung gian GO/IC: Đây là một chỉ tiêu tổng hợp
phản ánh việc bỏ ra một đồng chi phí trung gian người sản xuất sẽ thu được bao
nhiêu đồng giá trị sản xuất
Giá trị gia tăng trên chi phí trung gian VA/IC:Là chỉ tiêu phản ánh hiện thực
giá trị gia tăng khi bỏ ra một đồng chi phí trung gian. Đây là chỉ tiêu quan trọng để
lựa chọn phương án tốt nhất trong giới hạn nguồn lực về chi phí.
Bảng 2.4: Kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh Khoai deo Hải Ninh
của các cơ sở điều tra
Chỉ tiêu ĐVT Giá trị
I. Kết quả sản xuất kinh doanh
1. Giá trị sản xuất (GO) 1.000 đ 3.244.465
2. Chi phí trung gian (IC) 1.000 đ 2.419.670
3. Giá trị gia tăng (VA) 1.000 đ 824.795
II. Các chỉ tiêu hiệu quả
1. GO/IC Lần
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- xay_dung_va_phat_trien_thuong_hieu_khoai_deo_hai_ninh_huyen_quang_ninh_tinh_quang_binh_1077_1912403.pdf