MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ KHOA QUẢN LÝ ĐÀO TẠO QUỐC TẾ - TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN VÀ BÀI TOÁN QUẢN LÝ ĐÀO TẠO 3
1.1 Giới thiệu về khoa quản lý đào tạo quốc tế. 3
1.2 Giới thiệu về chương trình cử nhân quốc tế ngành quản trị kinh doanh IBD. 10
1.3 Thực trạng tin học hóa tại khoa quản lý đào tạo quốc tế và bài toán quản lý đào tạo theo hình thức tín chỉ 23
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ PHƯƠNG PHÁP LUẬN PHÁT TRIỂN WEBSITE 26
2.1 Tổng quan về phương pháp phát triển hệ thống thông tin 26
2.1.1 Thông tin và vai trò của thông tin trong các tổ chức. 26
2.1.2 Hệ thống thông tin (HTTT). 27
2.1.3 Phương pháp phát triển hệ thống thông tin 37
2.2 Tổng quan về phương pháp thiết kế Website 49
2.2.1 Mạng Internet và dịch vụ mạng toàn cầu World Wide Web 49
2.2.2 Mô hình client – server 54
2.2.3 Ngôn ngữ HTML,CSS và ASP.NET 58
2.2.3 Công cụ sử dụng 69
3.1 Phân tích hệ thống thông tin quản lý đào tạo theo hình thức tín chỉ 74
3.1.1 Khảo sát hệ thống 74
3.2 Thiết kế hệ thống thông tin quản lý đào tạo theo hình thức tín chỉ. 82
3.2.1 Thiết kế quan hệ thực thể 82
3.2.2 Thiết kế cơ sở dữ liệu 84
3.2.3 Thiết kế thuật giải 89
3.2.4 Thiết kế website quản lý đào tạo theo hình thức tín chỉ 93
3.3 Triển khai hệ thống Website quản lý đào tạo theo hình thức tín chỉ. 111
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 115
PHỤ LỤC S116
162 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 3080 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Xây dựng Website quản lý đào tạo theo hình thức tín chỉ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhau. Cho dù lúc nào server cũng ở trạng thái sẵn sàng chờ nhận yêu cầu từ client nhưng trên thực tế một tiến trình liên tác qua lại (interaction) giữa client và server lại bắt đầu ở phía client, khi mà client gửi tín hiệu yêu cầu tới server. Các chương trình server thường đều thi hành ở mức ứng dụng (tầng ứng dụng của mạng). Sự thuận lợi của phương pháp này là nó có thể làm việc trên bất cứ một mạng máy tính nào có hỗ trợ giao thức truyền thông chuẩn cụ thể ở đây là giao thức TCP/IP. Với các giao thức chuẩn này cũng giúp cho các nhà sản xuất có thể tích hợp nhiều sản phẩm khác nhau của họ lên mạng mà không gặp phải khó khăn gì. Với các chuẩn này thì các chương trình server cho một dịch vụ nào đấy có thể thi hành trên một hệ thống chia sẻ thời gian (timesharing system) với nhiều chương trình và dịch vụ khác hoặc nó có thể chạy trên chính một máy tính cá nhân bình thường. Có thể có nhiều server cùng làm một dịch vụ, chúng có thể nằm trên nhiều máy tính hoặc một máy tính. Với mô hình trên chúng ta nhận thấy rằng mô hình client/server chỉ mang đặc điểm của phần mềm không liên quan gì đến phần cứng mặc dù trên thực tế yêu cầu cho một máy server là cao hơn nhiều so với máy client. Lý do là bởi vì máy server phải quản lý rất nhiều các yêu cầu từ các clients khác nhau trên mạng. Ưu và nhược điểm chính: có thể nói rằng với mô hình client/server thì mọi thứ dường như đều nằm trên bàn của người sử dụng, nó có thể truy cập dữ liệu từ xa (bao gồm các công việc như gửi và nhận file, tìm kiếm thông tin, ...) với nhiều dịch vụ đa dạng mà mô hình cũ không thể làm được. Mô hình client/server cung cấp một nền tảng lý tưởng cho phép tích hợp các kỹ thuật hiện đại như mô hình thiết kế hướng đối tượng, hệ chuyên gia, hệ thông tin địa lý (GIS) ... Một trong những vấn đề nảy sinh trong mô hình này đó là tính an toàn và bảo mật thông tin trên mạng. Do phải trao đổi dữ liệu giữa 2 máy ở 2 khu vực khác nhau cho nên dễ dàng xảy ra hiện tượng thông tin truyền trên mạng bị lộ.
- Client: Trong mô hình client/server, người ta còn định nghĩa cụ thể cho một máy client là một máy trạm mà chỉ được sử dụng bởi 1 người dùng với để muốn thể hiện tính độc lập cho nó. Máy client có thể sử dụng các hệ điều hành bình thường như Win9x, DOS, OS/2... Bản thân mỗi một client cũng đã được tích hợp nhiều chức năng trên hệ điều hành mà nó chạy, nhưng khi được nối vào một mạng LAN, WAN theo mô hình client/server thì nó còn có thể sử dụng thêm các chức năng do hệ điều hành mạng (NOS) cung cấp với nhiều dịch vụ khác nhau (cụ thể là các dịch vụ do các server trên mạng này cung cấp), ví dụ như nó có thể yêu cầu lấy dữ liệu từ một server hay gửi dữ liệu lên server đó... Thực tế trong các ứng dụng của mô hình client/server, các chức năng hoạt động chính là sự kết hợp giữa client và server với sự chia sẻ tài nguyên, dữ liệu trên cả 2 máy Vai trò của client Trong mô hình client/server, client được coi như là người sử dụng các dịch vụ trên mạng do một hoặc nhiều máy chủ cung cấp và server được coi như là người cung cấp dịch vụ để trả lời các yêu cầu của các clients. Điều quan trọng là phải hiểu được vai trò hoạt động của nó trong một mô hình cụ thể, một máy client trong mô hình này lại có thể là server trong một mô hình khác. Ví dụ cụ thể như một máy trạm làm việc như một client bình thường trong mạng LAN nhưng đồng thời nó có thể đóng vai trò như một máy in chủ (printer server) cung cấp dịch vụ in ấn từ xa cho nhiều người khác (clients) sử dụng. Client được hiểu như là bề nổi của các dịch vụ trên mạng, nếu có thông tin vào hoặc ra thì chúng sẽ được hiển thị trên máy client.
- Server: Server còn được định nghĩa như là một máy tính nhiều người sử dụng (multiuser computer). Vì một server phải quản lý nhiều yêu cầu từ các client trên mạng cho nên nó hoạt động sẽ tốt hơn nếu hệ điều hành của nó là đa nhiệm với các tính năng hoạt động độc lập song song với nhau như hệ điều hành UNIX, WINDOWS... Server cung cấp và điều khiển các tiến trình truy cập vào tài nguyên của hệ thống. Các ứng dụng chạy trên server phải được tách rời nhau để một lỗi của ứng dụng này không làm hỏng ứng dụng khác. Tính đa nhiệm đảm bảo một tiến trình không sử dụng toàn bộ tài nguyên hệ thống. Vai trò của server. Như chúng ta đã bàn ở trên, server như là một nhà cung cấp dịch vụ cho các clients yêu cầu tới khi cần, các dịch vụ như cơ sở dữ liệu, in ấn, truyền file, hệ thống... Các ứng dụng server cung cấp các dịch vụ mang tính chức năng để hỗ trợ cho các hoạt động trên các máy clients có hiệu quả hơn. Sự hỗ trợ của các dịch vụ này có thể là toàn bộ hoặc chỉ một phần thông qua IPC. Để đảm bảo tính an toàn trên mạng cho nên server này còn có vai trò như là một nhà quản lý toàn bộ quyền truy cập dữ liệu của các máy clients, nói cách khác đó là vai trò quản trị mạng. Có rất nhiều cách thức hiện nay nhằm quản trị có hiệu quả, một trong những cách đang được sử dụng đó là dùng tên Login và mật khẩu
2.2.3 Ngôn ngữ HTML,CSS và ASP.NET
2.2.3.1 Ngôn ngữ HTML
HTML (tiếng Anh, viết tắt cho HyperText Markup Language, tức là "Ngôn ngữ Đánh dấu Siêu văn bản") là một ngôn ngữ đánh dấu được thiết kế ra để tạo nên các trang web, nghĩa là các mẩu thông tin được trình bày trên World Wide Web. Được định nghĩa như là một ứng dụng đơn giản của SGML, vốn được sử dụng trong các tổ chức cần đến các yêu cầu xuất bản phức tạp, HTML giờ đây đã trở thành một chuẩn Internet do tổ chức World Wide Web Consortium (W3C) duy trì. Phiên bản mới nhất của nó hiện là HTML 4.01. Tuy nhiên, HTML hiện không còn được phát triển tiếp. Người ta đã thay thế nó bằng XHTML.
HTML nói chung tồn tại như là các tập tin văn bản chứa trên các máy tính nối vào mạng Internet. Các file này có chứa thẻ đánh dấu, nghĩa là, các chỉ thị cho chương trình về cách hiển thị hay xử lý văn bản ở dạng văn bản thuần túy. Các file này thường được truyền đi trên mạng internet thông qua giao thức mạng HTTP, và sau đó thì phần HTML của chúng sẽ được hiển thị thông qua một trình duyệt web, một loại phần mềm trực quan đảm nhiệm công việc đọc văn bản của trang cho người sử dụng), phần mềm đọc email , hay một thiết bị không dây như một chiếc điện thoại di động.
Có bốn loại phần tử đánh dấu trong HTML:
Đánh dấu Có cấu trúc miêu tả mục đích của phần văn bản (ví dụ, Golf sẽ điều khiển phần mềm đọc hiển thị "Golf" là đề mục cấp một),
Đánh dấu trình bày miêu tả phần hiện hình trực quan của phần văn bản bất kể chức năng của nó là gì (ví dụ, boldface sẽ hiển thị đoạn văn bản boldface) (Chú ý là cách dùng đánh dấu trình bày này bây giờ không còn được khuyên dùng mà nó được thay thế bằng cách dùng CSS),
Đánh dấu liên kết ngoài chứa phần liên kết từ trang này đến trang kia (ví dụ, Wikipedia sẽ hiển thị từ Wikipedia như là một liên kết ngoài đến một URL) cụ thể.
Các phần tử thành phần điều khiển giúp tạo ra các đối tượng (ví dụ, các nút và các danh sách).
2.2.3.2 Ngôn ngữ CSS
Cascading Style Sheets (CSS): tập tin định kiểu theo tầng – được dùng để miêu tả cách trình bày các tài liệu viết bằng ngôn ngữ HTML và XHTML. Ngoài ra ngôn ngữ định kiểu theo tầng cũng có thể dùng cho XML, SVG, XUL v.v...
Các đặc điểm kỹ thuật của CSS được duy trì bởi World Wide Web Consortium (W3C).
Thay vì đặt các thẻ qui định kiểu dáng cho văn bản HTML (hoặc XHTML) ngay trong nội dung của nó, bạn nên sử dụng CSS.
Tác dụng
Hạn chế tối thiểu việc làm rối mã HTML của trang web bằng các thẻ quy định kiểu dáng (chữ đậm, chữ in nghiêng, chữ có gạch chân, chữ màu...), khiến mã nguồn của trang web được gọn gàng hơn, tách nội dung của trang web và định dạng hiển thị, dễ dàng cho việc cập nhật nội dung.
Tạo ra các kiểu dáng có thể áp dụng cho nhiều trang web, giúp tránh phải lặp lại việc định dạng cho các trang web giống nhau.
Sử dụng
Có 3 cách để sử dụng CSS.
Áp dụng trực tiếp trên một đối tượng nhất định bằng thuộc tính style
Đoạn text cần in đậm, gạch chân, màu đỏ
Đặt CSS ở đầu trang web để áp dụng kiểu dáng cho một mình trang ấy
Đặt đoạn CSS trong header của web (giữa và ):
body {font-family:verdana;color:#0000FF;} // Kiểu chữ trong trang web là "Verdana", màu chữ thông thường là màu xanh dương
Đặt các thuộc tính CSS vào một tệp riêng biệt (*.css), có thể đưa vào nhiều trang khác nhau
Nội dung tệp style.css:
body {font-family:verdana;color:#0000FF;}
Đặt tệp này vào trang web bằng đoạn mã (mã có thể nằm ngoài thẻ ):
Chú thích: Mở đầu bằng /* và kết thúc bằng */.
Cú pháp: cú pháp của : tên_css { thuộc_tính: giá_trị_của_thuộc_tính; }
ví dụ: body {
background: #eeeeee;
font-family: Verdana, Arial, serif;
}
Tính kế thừa: như ví dụ trên thì tòan bộ các tag HTML có tên body + những tag HTML nằm trong body đều được định dạng theo body, nghĩa là background: #eeeeee và font-family: Verdana, Arial, serif; mà body là thẻ lớn nhất chưa nội dung của website cho nên tất cả các tag khác đều sử dụng các định dạng của body
trong trường hợp muốn sử dụng một định dạng khác trong một đối tượng nhỏ hơn body giả sử: p thì chỉ việc định nghĩa thêm đối tượng đó p {font-family: Tahoma, serif;} lúc này tất cả nội dung trong thẻ HTML đều có font là Tahoma chứ khônng phải Verdana của body
Tính kết hợp: có thể định nghĩa nhiều css cùng một thuộc tính ví dụ: h1, h2, h3, h4, h5, h6 {
color: #009900;
font-family: Georgia, sans-serif;
}
=> định nghĩa cung một thuộc tính cho tất cả các tag h1,h2,h3,h4,h5,h6 thay vì phải định nghĩa: h1{
color: #009900;
font-family: Georgia, sans-serif;
} ...................... h6 {
color: #009900;
font-family: Georgia, sans-serif;
}
2.2.3.3 Giới thiệu về ASP.NET
ASP.NET - Active Server Pages .NET (.NET ở đây là .NET framework) là một nền tảng ứng dụng web (web application framework) được phát triển và cung cấp bởi Microsoft, cho phép những người lập trình tạo ra những trang web động, những ứng dụng web và những dịch vụ web. Lần đầu tiên được đưa ra thị trường vào tháng 2 năm 2002 cùng với phiên bản 1.0 của .NET framework, là công nghệ nối tiếp của Microsoft's Active Server Pages(ASP). ASP.NET được biên dịch dưới dạng Common Language Runtime (CLR), cho phép những người lập trình viết mã ASP.NET với bất kỳ ngôn ngữ nào được hỗ trợ bởi .NET language.
Tại sao ta lại quan tâm và phát triển mạng với ASP.NET
Ta phải công nhận một điều là .NET Framework và các ứng dụng của nó đã và đang tạo một cuộc cách mạng kỹ thuật trong công nghệ Tin Học (Information Technology), thay đổi tận gốc rễ các kiểu mẫu lập trình hay phát triển và triển khai mạng trên thế giới và do đó tạo một vận hội mới đáp ứng mọi yêu cầu khẩn thiết cho các ngành nghề kỹ thuật và thương mại hiện nay cũng như vạch một hướng đi vững chắc và dài lâu cho tương lai Tin Học. ASP.NET chính là một trong những ứng dụng quan trọng nhất để phát triển và triển khai mạng một cách dễ dàng chưa từng ... thấy từ xưa đến nay.
Những đặc tính nổi bật của ASP.NET
Khả năng phát triển
Mô hình lập trình đơn giản: ASP.NET giúp ta phát triển và triển khai các ứng dụng về mạng trong một thời gian kỷ lục vì nó cung cấp cho ta một kiểu mẫu lập trình dễ dàng và gọn gàng nhất. Ngoài ra còn bãnh hơn nữa, các trang ASP.NET làm việc với mọi browsers hiện nay như Internet Explorer (IE), Netscape, Opera, AOL, ... mà không cần phải đổi tới đổi lui các nguồn mã rất vất vã như trước.
Lựa chọn ngôn ngữ linh hoạt: Không như ASP kiểu cổ điển chỉ giới hạn với VBScripts and JScripts, ASP.NET yểm trợ trên 25 .NET ngôn ngữ lập trình (dĩ nhiên ngoài các ngôn ngữ mới thiết lập đã cài sẵn yểm trợ .NET framework như là VB.NET, C# và JScript.NET còn có MC++.NET, Smalltalk.NET, COBOL.NET, Eiffel.NET, Perl.NET, Component Pascal.NET, Mercury.NET, Oberon.NET, Python.NET, vv…
Hỗ trợ công cụ tuyệt vời: Mặc dù ta có thể chỉ cần dùng tới Notepad để triển khai các trang ASP.NET nhưng Visual Studio.NET giúp năng suất triển khai mạng thêm phần hiệu quả ví ta có thể quan sát các kế hoạch của ta dễ dàng hơn khi phát họa (design) các thành phần của ASP.NET bằng hình ảnh với ASP.NET Web Forms hay Services theo phương pháp 'drag-drop-doubleclick' quen thuộc của nền Windows. Thêm nữa, lại còn yểm trợ ta trong việc phát hiện và loại bỏ những lỗi sai một cách rất thuận lợi trong khi phát triển các ứng dụng về mạng (support for debugging and deploying ASP.NET Web applications).
Lớp nền tảng phong phú: Nhờ nền tảng vững vàng và tài nguyên phong phú của .NET Framework với hơn 5000 classes bao gồm đủ thứ mọi chuyện trên trời dưới đất như XML, data access, file upload, regular expressions, transactions, message queuing, SMTP mail, vv… nên việc thiết kế các đặc tính trong một ứng dụng trở nên nhẹ nhàng và thoải mái hơn xưa rất nhiều.
Cải thiện việc thực thi chương trình
Biên dịch thành file chạy: ASP.NET không những chạy nhanh hơn ASP cổ điển gấp 5 lần mà còn có thể duy trì kiểu mẫu cập nhật gọi là kiểu mẫu 'just hit save', nghĩa là ASP.NET tự động dò tìm mọi sự thay đổi và compile files khi cần thiết cũng như lưu trữ kết quả compile đó để cung ứng dịch vụ cho những yêu cầu tiếp theo sau, nhờ vậy ứng dụng của bạn luôn luôn cập nhật hóa và chạy nhanh.
Bộ nhớ cache lớn: ASP.NET có khả năng lưu trữ một kết quả chung trong phân bộ memory của trang để gởi giải đáp cho cùng một yêu cầu từ nhiều khách hàng khác nhau và nhờ đó không những tiết kiệm được sự lập đi lập lại công tác thi hành của một trang web mà còn gia tăng hiệu xuất một cách ngoạn mục do giới hạn tối đa việc chất vấn các cơ sở dữ liệu (eliminating the need to query the database on every request) rất tốn nhiều thời gian.
.NET Outperforms J2EE: Trong việc đối đầu với nhau về hiệu xuất (performance) và scalability với cùng một ứng dụng phát triển giữa Sun's Java Pet Store J2EE và ASP.NET thì ASP.NET không những nhanh vượt trội hơn J2EE đến 28 lần (khoãng 2700%), nguồn mã lại ít hơn nhiều (khoãng 1/4 nguồn mã của J2EE) mà còn dùng bộ xử lý (processor) chỉ khoãng 1/6 lần so với việc sử dụng processor của J2EE.
Nâng cao tính tin cậy
Memory Leak, DeadLock và Crash protection: ASP.NET cũng có khả năng tự động dò tìm và phục hồi (detects and recovers) những trở ngại nghiêm trọng như deadlocks hay bộ nhớ (memory) bị rỉ để bảo đảm ứng dụng của bạn luôn luôn sẵn sàng khi dùng mà không làm cản trở việc cung ứng dịch vụ cần thiết thường lệ.
Dễ phát triển
Phát triển ứng dụng dễ dàng: ASP.NET đơn giản hóa việc triển khai ứng dụng mạng, do đó biến việc triển khai toàn bộ ứng dụng trở nên dễ dàng và thuận lợi hơn hẳn trước kia vì bây giờ ta chỉ cần sao (với XCOPY) và lưu trữ ở Server chứ không cần phải chạy chương trình 'regsrv32' để đăng ký bất cứ thành phần nào cả, và thêm nữa, khi cần lưu trữ những yếu tố phụ cần thiết cho việc thiết lập hay bố trí các ứng dụng, ta chỉ cần lưu giữ nó vào trong một hồ sơ dưới dạng XML là đủ.
Tự động cập nhật các thành phần đã biên dịch: ASP.NET cho phép ta tự động cập nhật hóa (update) các thành phần đã compiled (compiled components) mà không cần phải khởi động lại (re-start) các Web Server.
Tích hợp với các ứng dụng cũ: Ta không cần phải du nhập những ứng dụng được phát triển và triển khai bằng ASP cổ điển hiện có của bạn vào ASP.NET vì ASP.NET có thể chạy song song với ... cựu chiến binh ASP ở cùng một Internet Information Server (IIS) trong nền Windows2000 hay nền Windows XP. Các ứng dụng cũ vẫn tiếp tục chạy hết sức thoải mái với ASP.DLL trong khi ASP.NET engine sẽ xử lý các ứng dụng mới. Ngoài ra, ASP.NET còn cho phép bạn dùng lại những thành phần thương mại hiện nay kiểu COM cổ điển trong các ứng dụng của nó.
XML Web Services: Dịch vụ tân kỳ về mạng với XML cũng cho phép bạn truyền đạt (communicate) và chia sẻ (share) các dữ liệu (data) xuyên qua mạng Internet dễ dàng tới các SOAP client mà không hề phân biệt đối sử các hệ điều hành hay các ngôn ngữ lập trình khác nhau (regardless of OS or programming language). Nhờ đó, ta không cần phải học thêm hay đào sâu các kiến thức về Networking, XML hay SOAP, ...
Hỗ trợ Mobile Web Servic: Thêm nữa, ASP.NET Mobile Controls còn giúp ta phát triển và triển khai mạng nhắm vào thị trường những cell phone hay PDA với gần hơn 80 Mobile Web Services đuợc cung cấp trong .NET framework. Bạn chỉ cần lập trình cho ứng dụng của bạn như thường lệ rồi phó mặc cho Mobile Controls đó tự động phát sinh ra những nguồn mã như WAP/WML, HTML hay iMode thích hợp với từng loại thiết bị (device) riêng biệt.
Định dạng file ASPX
ASPX là dịnh dạng file văn bản được sử dụng làm các web-form trong môi trường .NET. Trong thuật ngữ lập trình, file ASPX thường chỉ chứa mã HTML tĩnh mà các nhà phát triển đưa vào đó tất cả các form cần thiết và nội dung văn bản cho trang web. Đoạn mã động liên quan đến các yêu cầu (request) và phản hồi (response) của máy chủ được đặt trong trang html với thẻ (khối) , thẻ này rất giống với các công nghệ phát triển web khác như ASP và JSP. ASP.NET hỗ trợ các khối mã inline nằm trong file ASPX, nhưng không nên làm như vậy.
Với các dự án phát triển bằng công nghệ Microsoft .NET, các web-form và các trang web có mã html được đổi tên thành dịnh dạng ASPX với đoạn mã động được chèn vào trong thẻ trên. Khi một máy khách yêu cầu thông tin từ máy chủ, chẳng hạn khi có yêu cầu kiểm tra giá vé từ một đại lý du lịch, trang ASPX chứa văn bản và các form lấy các thông tin từ máy khách truyền lên máy chủ. Nhờ các đoạn mã động trong thẻ trên mà máy khách có được sự phản hồi hay thông tin yêu cầu (giá vé) từ máy chủ.
Các file ASPX và các file tài nguyên khác được đặt trong host ảo IIS hay các máy chủ tương thích ASP.NET khác. Khi một máy khách yêu cầu thông tin, .NET framework phân tích và biên dịch file thành các lớp .NET và gửi phản hồi cho máy khách. Không giống các công nghệ phát triển web khác sẽ biên dịch các file vào thời điểm phản hồi máy khách, các file ASPX sẽ được biên dịch chỉ lần đầu tiên khi được truy cập và do đó việc sử dụng lại này giúp giảm thiểu thời gian phản hồi. Các nhà phát triển còn có thể lựa chọn giải phát biên dịch đoạn mã trước khi triển khai, nhờ vậy làm giảm nhu cầu biên dịch “just in time” trong một môi trường thực.
Lợi thế của ASP.NET so với ASP
Mã nguồn được biên dịch trước đồng nghĩa với việc các ứng dụng chạy nhanh hơn nhờ nhiều lỗi trong thời gian thiết kế được bẫy trong giai đoạn phát triển.
Việc xử lý lỗi trong giai đoạn thực thi được cải thiện đáng kể thông qua sử dụng các ngoại lệ và các khối try-catch.
Các điều khiển người dùng định nghĩa thường cho phép sử dụng như các mẫu template, chẳng hạn như các thực đơn.
Phép so sánh tương đương với các ứng dụng Windows như các điều khiển hay các sự kiện tạo ra sự phát triển mạnh mẽ về giao diện người dùng, điều mà trước đây chỉ có thể có trên desktop.
Tập điều khiển được mở rộng và các thư viện lớp cho phép xây dụng ứng dụng nhanh hơn.
ASP.NET tận dụng khả năng đa ngôn ngữ của .NET CLR, cho phép các trang web chứa mã nguồn viết bằng VB.NET, C#, J#...
Cung cấp khả năng bộ đệm (cache) toàn bộ trang hoặc chỉ các phần của trang để cải thiện hiệu năng.
Cung cấp khả năng sử dụng mô hình phát triển “code-behind” để phân tách logic tính toán ra khỏi trình diễn.
Nếu một ứng dụng ASP.NET gây lỗi bộ nhớ, ASP.NET ngừng tải AppDomain có ứng dụng lỗi và tải ứng dụng đó sang một AppDomain mới.
Trạng thái Session trong ASP.NET được ghi lại trong CSDL của SQL Server hoặc trong một tiến trình riêng biệt đang chạy trong máy đó với vai trò là một máy chủ web hay thậm chí trong một máy khác. Theo phương pháp đó, giá trị của Session không bị mất đi khi máy chủ web khởi động lại hoặc tiến trình làm việc ASP.NET được tái chế.
Nhược điểm đối với các platform khác.
Framework của máy chủ chạy trên IIS 5.0 (hoặc cao hơn) và Cassini, một máy chủ web phát triển trên nền .NET (cùng với Visual Studio 2005 và môi trường phát triển miễn phí ASP.NET 1.1 là WebMatrix); Tuy nhiên nó có thể chạy trên Linux trên nền bất cứ framework thay thế nào dựa trên chuẩn ECMA. Nổi tiếng nhất là framework miễn phí/mã nguồn mở với tên gọi Mono Project.
Các phiên bản trước đây của ASP.NET (1.0 và 1.1) bị chỉ trích vì sự thiếu tuân thủ các chuẩn. Mã HTML và JavaScript sinh ra để gửi cho trình duyệt máy khách không phải lúc nào cũng xác nhận các chuẩn W3C/ECMA. Thêm vào đó, tính năng phát hiện trình duyệt của framework đôi khi không chính xác ngoại trừ chính Internet Explorer của Microsoft (gọi là “downlevel”) và do vậy mã HTML/JavaScript trả về máy khách đó sẽ không chính xác. Tuy nhiên trong phiên bản 2.0, tất cả các điều khiển tạo ra HTML4.0 chuẩn, XHTML 1.0 (mặc định), hoặc đầu ra XHTML 1.1, sự phụ thuộc vào cấu hình trang đó, sự phát hiện trình duyệt web tuân theo chuẩn nào tạo ra sự bền vững hơn và hỗ trợ CSS được mở rộng hơn.
2.2.3 Công cụ sử dụng
2.2.3.1 Bộ công cụ phát triển Visual Studio 2005
Cũng giống như các phiên bản Visual Studio .Net trước đây, phiên bản Visual Studio 2005 cũng hỗ trợ các ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng mới như: C# , VB.Net, J# và ngôn ngữ lập trình "siêu mạnh" là C++.Net, đều có những cải tiến đáng kể. Visual Studio 2005 là bộ công cụ phát triển phần mềm tích hợp mạnh mẽ với những tính năng hấp dẫn:
- Thiết kế giao diện, hỗ trợ viết mã (coding)
Nếu đã từng sử dụng Visual Studio.Net chắc hẳn bạn rất thích thú với sự hỗ trợ viết mã IntelliSense. IntelliSense không những giúp viết mã nhanh hơn, đúng hơn mà còn giúp những lập trình viên mới làm quen với .Net nhanh chóng hơn. Đặc biệt, VS 2005 còn có khả năng sử dụng lại các đoạn mã mẫu. Không những thế, VS 2005 cho phép tạo ứng dụng với giao diện giống với giao diện của Outlook đầy hấp dẫn.
- Xây dựng ứng dụng Web nhanh hơn
VS 2005 đã đưa vào công cụ phát triển Web mới là Visual Web Developer. Công cụ này cho phép tạo ra các ứng dụng Web được viết bằng ASP.NET 2.0. Với Visual Web Developer, có khoảng 50 điều khiển Web mới được tích hợp giúp phát triển ứng dụng Web nhanh và đơn giản hơn. Cải tiến lớn trong ASP.NET 2.0 là hỗ trợ tạo Master Page và cho phép các trang khác kế thừa lại Master Page. Một ưu điểm lớn nữa của Visual Web Developer là dễ dàng tạo một dự án ứng dụng Web (Web project) rất đơn giản. Trước đây, khi tạo một dự án Web, bạn phải xác định một thư mục ảo (vitual directory) trong máy chủ Web IIS (Internet Information Services) và khi sao chép dự án này sang máy khác thì thật "mệt mỏi". Nhưng với VS 2005, tạo ứng dụng Web không cần những thao tác trên, và thực sự đơn giản như tạo một ứng dụng trên Windows bình thường.
- Hỗ trợ phát triển ứng dụng cho thiết bị di động
Lập trình trên các thiết bị di động đang trở thành một xu hướng. Không đơn giản chỉ là phát triển ứng dụng cho các thiết bị này mà phát triển các trò chơi trên thiết bị di động cũng đang bùng nổ. Phát triển ứng dụng cho các thiết bị di động mà đặc biệt là điện thoại di động ngày càng hấp dẫn hơn, doanh thu đem lại cũng cao và nhanh hơn. Trong lĩnh vực này, Microsoft đã "chậm chân" hơn so với Sun. Đa số các ứng dụng trên các điện thoại di động, thiết bị di động đều được viết bằng J2ME (Java 2 Micro Edition), cho phép ứng dụng chạy trên các thiết bị có màn hình nhỏ, số màu ít, và lượng bộ nhớ hạn chế. Tuy nhiên, Microsoft nhanh chóng nhận ra lĩnh vực này là thị trường "béo bở", đầy tiềm năng. Chính vì vậy, hãng phần mềm "khổng lồ" này đã xây dựng môi trường phát triển ứng dụng .Net Compact Framework vừa nhỏ gọn như J2ME mà lại đơn giản, dễ sử dụng như .Net. Môi trường phát triển ứng dụng này có thể hoạt động trên các điện thoại di động, các thiết bị có sử dụng HĐH Windows CE, Windows Mobile...
- Đóng gói và triển khai ứng dụng
Visual Studio 2005 cho phép đóng gói và triển khai ứng dụng đơn giản và dễ dàng hơn. Nhờ công nghệ đóng gói và triển khai ứng dụng ClickOne mới, bạn sẽ dễ dàng triển khai các ứng dụng đó trên máy chủ Web, hoặc các mạng chia sẻ tập tin.
- Hỗ trợ ứng dụng 64 bit
Xu hướng bộ xử lý 64 bit và bộ xử lý đa nhân đang ngày càng phát triển mạnh mẽ và cũng gây khó cho các nhà phát triển phần mềm. NetFramework 2.0 cũng như Visual Studio 2005 hỗ trợ tốt và tối ưu cho tính toán 64 bit.
- Đa dạng sản phẩm
Visual Studio 2005 được phát hành không chỉ là vài bản như: Standard, Pro, Premium... giống các phiên bản trước. Microsoft phát hành không chỉ nhiều hạng mục mà đa dạng sản phẩm khác nhau phục vụ cho những mục đích khác nhau của người dùng. Nhưng đáng chú ý nhất là 2 bản: Visual Studio Express và Visual Studio Team System.
Visual Studio Express là bản miễn phí và giới hạn thời gian sử dụng 1 năm. Bởi vì đây là phiên bản miễn phí nên một số tính năng hấp dẫn sẽ không có như: đóng gói và triển khai ứng dụng ClickOne, không hỗ trợ lập trình thiết bị di động, không hỗ trợ lập trình phát triển Office, tài liệu hỗ trợ ít... Tuy nhiên, Visual Studio Express vẫn là lựa chọn tuyệt vời cho sinh viên, lập trình viên nghiệp dư hay đơn giản bạn là người đam mê công nghệ và muốn khám phá.
Visual Studio Team System là bộ công cụ phát triển mạnh nhất trong họ sản phẩm Visual Studio. Visual Studio Team System phù hợp với các doanh nghiệp và đặc biệt là các công ty sản xuất phần mềm. Visual Studio 2005 Team Foundation Server là hệ thống máy chủ cho phép quản lý toàn bộ các dự án, cũng như giao việc tới từng bộ phận phát triển. Còn hệ thống máy trạm là các bộ sản phẩm có thể phục vụ cho nhu cầu của mỗi bộ phận phát triển riêng như: kiến trú
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Xây dựng Website quản lý đào tạo theo hình thức tín chỉ.DOC