Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các biểu đồ, đồ thị
MỞ ĐẦU. 1
1. Lý do chọn đề tài luận văn. 1
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn. 3
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn. 5
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn. 6
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn. 6
6. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩ thực tiễn của luận văn . 7
7. Kết cấu của luận văn . 8
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH
TRONG LĨNH VỰC GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ. 9
1.1. Vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ . 9
1.2. Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ . 22
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao
thông đường bộ . 40
Tiểu kết Chương 1. 45
Chương 2. THỰC TRẠNG XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG
LĨNH VỰC GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIA
LAI . 46
2.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Gia Lai. 46
117 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 16/03/2022 | Lượt xem: 439 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ tại địa bàn tỉnh Gia Lai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
có thể nói là lỏng lẻo, tình
trạng mạnh ai người đó làm vẫn còn diễn ra phổ biến, vì vậy hiệu quả của hoạt
động này cũng bị ảnh hưởng.
Việc phân công, phân cấp và quy trách nhiệm cho các chủ thể trong
công tác xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB hiện nay còn nhiều bất cập, nhiệm
vụ này chủ yếu dồn cho CSGT và Thanh tra Giao thông, trong khi đó lực
lượng này lại quá tập trung vào hoạt động xử phạt, vì vậy có thể nói tính hiệu
quả của hoạt động xử lý không đáp ứng được những kỳ vọng của nhà nước và
xã hội.
1.3.3. Đội ngũ cán bộ, công chức xử lý vi phạm hành chính trong
lĩnh vực giao thông đường bộ
Trong xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ thì
năng lực thực thi pháp luật của các lực lượng chức năng cũng có ảnh hưởng
rất lớn đến hoạt động xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB. Trong thực tiễn vẫn
còn tình trạng cán bộ được giao thẩm quyền xử lý các VPHC trong lĩnh vực
42
GTĐB còn yếu về chuyên môn, nghiệp vụ; kiến thức pháp luật về xử lý
VPHC còn chưa đầy đủ, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ còn lúng túng khi
áp dụng pháp luật vào xử lý những tình huống cụ thể; có trường hợp người
làm công tác xử lý không nắm được đầy đủ những kiến thức liên quan đến
hoạt động này. Điều này đã làm ảnh hưởng tiêu cực đến công tác xử lý với các
hành vi VPHC trong lĩnh vực GTĐB. Bên cạnh sự yếu kém về kiến thức
chuyên môn, nghiệp vụ làm ảnh hưởng đến năng lực thực thi pháp luật về xử
lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB thì kỹ năng xử lý tình huống cũng là một vấn
đề cần phải lưu ý, phải xác định rõ tầm quan trọng của kỹ năng xử lý và giải
quyết tình huống trong công tác xử lý VPHC về GTĐB để từ đó có những giải
pháp kịp thời để nâng cao kỹ năng này cho đội ngũ thực thi công vụ.
1.3.4. Ý thức pháp luật của cá nhân, tổ chức đối với xử lý vi phạm
hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ
Nhận thức của người tham gia giao thông ở Việt Nam, và trên địa bàn
tỉnh Gia Lai nói riêng khi tham gia giao thông nhìn chung còn thấp; chính bởi
nhận thức của người tham gia giao thông không cao, vì vậy dẫn đến những sai
lệch hành vi của người tham gia giao thông, điều này được thể hiện thông qua
tình hình VPHC trong lĩnh vực GTĐB của người tham gia giao thông vẫn còn
ở mức cao. Trong các hành vi sai lệch của nhóm đối tượng điều khiển xe mô
tô, xe gắn máy và các phương tiện tương tự được khảo sát, thì hành vi không
mang theo giấy phép lái xe hoặc bảo hiểm dân sự bắt buộc là cao nhất, chiếm
70,08%, bởi họ quan niệm với những loại giấy tờ đó không cần thiết phải
mang theo khi điều khiển phương tiện xe cơ giới; tiếp đó, các vi phạm như
không đội mũ bảo hiểm hay không chấp hành đèn tín hiệu giao thông cũng là
những vi phạm phổ biến. Mặc dù theo quy định của pháp luật đây là những
yêu cầu bắt buộc đối với tất cả các chủ thể điều khiển phương tiện khi tham
gia giao thông, nhưng do ý thức pháp luật của các chủ thể này không cao vì
43
thế đã dẫn đến những hành vi sai lệch như trên. Cũng từ sự yếu kém về ý thức
của các chủ thể khi tham gia gia thông, vì vậy khi tiến hành xử lý đối với các
vi phạm của các chủ thể này, đã gặp nhiều khó khăn, bởi nhiều người vi phạm
nhận thấy vi phạm của mình chưa đến mức phải xử lý và các lực lượng chức
năng hoàn toàn có thể “thông cảm” và “bỏ qua”; khi không được “thông cảm”
hay “bỏ qua” thì xuất hiện xung đột thậm chí va chạm giữa người vi phạm và
các lực lượng chức năng. Số vụ việc có biểu hiện chống lại các lực lượng chức
năng của người vi phạm giao thông trong những năm gần đây đang có xu
hướng gia tăng là một minh chứng cho vấn đề này.
Bên cạnh đó cũng xuất phát từ ý thức pháp luật của một bộ phận người
vi phạm, vì lợi ích cá nhân (đặc biệt lợi ích về kinh tế), nên tâm lý muốn giảm
bớt các thiệt hại cho bản thân mà sẵn sàng “làm luật” còn phổ biến, dẫn đến
tình trạng “chung chi” cho lực lượng thi hành công vụ còn diễn ra; cũng như
việc một số người có thẩm quyền xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB lợi dụng
quyền hạn của mình đế nhũng nhiễu, đòi người vi phạm “chung chi”. Thậm
chí một số trường hợp lợi dụng sự thiếu kiến thức pháp luật về GTĐB của
người tham gia giao thông để “hù dọa” buộc người vi phạm phải “làm luật”
[6] theo Báo cáo số 171-BC/BTGTU của Ban tuyên Giáo Tỉnh ủy Gia Lai,
điều này đã làm ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động xử lý VPHC trong lĩnh vực
GTĐB. Vì vậy bên cạnh việc nâng cao nhận thức của người tham gia giao
thông thì còn phải thay đổi nhận thức của các chủ thế có thẩm quyền xử lý các
VPHC trong lĩnh vực GTĐB về tầm quan trọng của việc chấp hành nghiêm
các quy định của pháp luật về xử lý VPHC trong lĩnh vực này, và cần phải có
biện pháp xử lý thực sự nghiêm khắc đối với những vi phạm của các chủ thế
có thẩm quyền xử lý.
Nhận thức của chủ thể có thẩm quyền xử lý VPHC trong GTĐB cũng
còn nhiều vấn đề cần phải khắc phục. Do nhận thức xử lý VPHC trong lĩnh
44
vực GTĐB chỉ là xử phạt các hành vi VPHC trong lĩnh vực này, vì vậy lực
lượng này chỉ chú ý vào việc là phải cố gắng đế hoàn thành nhiệm vụ xử phạt
mà không chú ý đến những hoạt động khác. Trong khi đó rõ ràng xử lý VPHC
trong lĩnh vực GTĐB không chỉ thuần túy là hoạt động xử phạt mà còn bao
gồm cả những biện pháp ngăn chặn và khắc phục hậu quả. Hơn thế thông qua
hoạt động xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB các chủ thể có thẩm quyền còn
phải làm tốt nhiệm vụ tuyên truyện vận động dẫn đến thay đổi nhận thức của
người vi phạm về trách nhiệm, nghĩa vụ cũng như các lợi ích khi họ chấp hành
đúng các quy định của pháp luật khi tham gia GTĐB. Vì vậy cần phải có một
nhận thức thực sự đúng đắn và đầy đủ về bản chất cũng như nội dung của hoạt
động xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB, có như vậy mới có thể mang lại
những hiệu quả mong muốn. Trong nhận thức của một số cán bộ, chiến sĩ làm
công tác xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB còn hiểu chưa đúng về tính chất
và mục đích của công tác tuần tra, kiểm soát, và khi xử lý vi phạm mong
muốn được làm công việc này để đem lại những lợi ích cho bản thân, vì vậy
đã ảnh hưởng xấu đến hoạt động xử lý VPHC trong lĩnh vực này.
1.3.5. Đầu tư nguồn lực tài chính và cơ sở vật chất, kỹ thuật đối với
xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ
Thực tiễn cho thấy khi chúng ta có được nguồn lực tài chính và cơ sở
vật chất, kỹ thuật đủ mạnh thì chúng ta mới có điều kiện để đầu tư cho các
hoạt động hoàn thiện pháp luật (trong đó có pháp luật về xử lý VPHC trong
lĩnh vực GTĐB), cũng như có những chính sách đãi ngộ hợp lý đối với đội
ngũ cán bộ, công chức có thẩm quyền xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB, từ
đó hạn chế những hành vi nhũng nhiễu, tiêu cực trong thực thi công vụ của
nhóm chủ thể này.
45
Tiểu kết Chương 1
Để thực hiện mục đích nghiên cứu của đề tài nghiên cứu, ở Chương 1,
luận văn tập trung xây dựng cơ sở lý luận về xử lý vi phạm hành chính trong
lĩnh vực GTĐB thông qua việc phân tích, làm rõ khái niệm vi phạm hành
chính, xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực GTĐB; chỉ ra các đặc điểm
của vi phạm hành chính và các yếu tố ảnh hưởng đến công tác xử lý vi phạm
hành chính trong lĩnh vực GTĐB.
Trên cơ sở đó, luận văn phân tích, rút ra khái niệm xử lý vi phạm hành
chính trong lĩnh vực GTĐB là hoạt động của các cơ quan nhà nước, người có
thẩm quyền áp dụng các hình thức xử phạt VPHC, các biện pháp khắc phục
hậu quả, các biện pháp ngăn chặn VPHC và đảm bảo việc xử lý VPHC đối
với những cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi VPHC trong lĩnh vực GTĐB
nhằm đảm bảo trật tự ATGTĐB. Đồng thời, xác định 06 đặc điểm xử lý vi
phạm hành chính trong lĩnh vực GTĐB; 07 nguyên tắc chung, 02 nguyên tắc
riêng cho hoạt động xử lý VPHC trong GTĐB và xác định thẩm quyền xử lý
vi phạm hành chính trong lĩnh vực GTĐB.
Đặc biệt, quá trình tổ chức thực hiện và kết quả xử lý vi phạm hành
chính trong lĩnh vực GTĐB nói riêng chịu ảnh hưởng bởi một số yếu tố cơ
bản như: Mức độ hoàn thiện của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong
lĩnh vực giao thông đường bộ; Tổ chức bộ máy và cơ chế vận hành của bộ
máy xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ; Đội ngũ
cán bộ, công chức xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường
bộ; Ý thức pháp luật của cá nhân, tổ chức đối với xử lý vi phạm hành chính
trong lĩnh vực giao thông đường bộ; Đầu tư nguồn lực tài chính và cơ sở vật
chất, kỹ thuật đối với xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông
đường bộ.
46
Chương 2
THỰC TRẠNG XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC
GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIA LAI
2.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Gia Lai
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
Gia Lai là một tỉnh miền núi nằm ở phía Bắc Tây Nguyên, có vị trí
chiến lược quan trọng về kinh tế - an ninh quốc phòng. Với diện tích tự
nhiên 15.510,99 km2, phía bắc giáp tỉnh Kon Tum, phía Nam giáp tỉnh Đăk
Lăk; phía Đông giáp tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên; phía Tây giáp
tỉnh Ratanakiri (Vương quốc Campuchia) với đường biên giới dài 90 km,
trong đó có hơn 19 km đường biên giới trên sông. Với địa hình đồi núi, nhiều
đèo dốc quanh co.
Gia Lai hiện có 17 đơn vị hành chính gồm: Thành phố Pleiku, thị xã
An Khê, thị xã Ayun Pa và các huyện Chư Sê, Chư Pưh, Phú Thiện, Ia Pa,
Krông Pa, Đăk Đoa, Mang Yang, Đăk Pơ, Chư Păh, Kông Chro, Kbang,
Chư Prông, Đức Cơ và Ia Grai; trong đó có 222 đơn vị cấp xã gồm: 24
phường, 14 thị trấn và 184 xã, 2.161 tổ dân phố, thôn làng, trong đó có 3
huyện, 7 xã biên giới [10].
2.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội
Gia Lai thuộc vùng khí hậu cao nguyên nhiệt đới gió mùa, độ ẩm cao,
có lượng mưa lớn, hầu như không có bão và chỉ ảnh hưởng bởi áp thấp nhiệt
đới. Khí hậu chia làm 2 mùa rõ rệt, mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc
vào tháng 10; mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
Tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh: Tổng sản phẩm GRDP (tính theo
giá so sánh năm 2010) ước đạt 33.739,3 tỷ đồng, tăng 7,44% so với cùng kỳ
năm 2014 (nông-lâm nghiệp, thủy sản tăng 6,28%; công nghiệp-xây dựng
47
tăng 8,82%; dịch vụ tăng 7,66%, thuế sản phẩm tăng 6,09%). Cơ cấu kinh tế
tiếp tục chuyển dịch tích cực; GDP bình quân đầu người đạt 35 triệu đồng [5].
Dân số toàn tỉnh Gia Lai tính đến hết năm 2017 là 1.437.400 người.
Mật độ dân số bình quân là 99,67 người/km2. Tỉnh có 34 cộng đồng dân tộc
cùng sinh sống, trong đó dân tộc thiểu số chiếm 44,75%. Dân tộc Kinh chiếm
55,3% dân số, dân tộc Jrai (29,5%), dân tộc Bahnar (12%), còn lại dân tộc
Giẻ-triêng, Xơ-đăng, Thái, Mường... Cư dân Gia Lai có thể chia làm hai bộ
phận: Bộ phận cư dân bản địa đã sinh sống ở Gia Lai từ lâu đời gồm dân tộc
Jrai và dân tộc Bahnar, bộ phân cư dân mới đến bao gồm người Việt và các
dân tộc ít người khác [10].
2.1.3. Hệ thống giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Gia Lai
Do đặc thù địa hình của tỉnh Gia Lai phần lớn là cao nguyên, đồi núi,
nên giao thông trên địa bàn tỉnh chủ yếu giao thông đường bộ. Mạng lưới giao
thông đường bộ của tỉnh phát triển khá, được xếp loại trung bình của cả nước.
Tổng chiều dài đường bộ trong tỉnh khoảng 12.224 km, mật độ đường toàn
tỉnh bình quân đạt 0,79 km/km2 và 8,72 km/1.000 dân. Trong đó: quốc lộ dài
764 km (6,25%), đường tỉnh 10 tuyến dài 372 km (3,04%), đường đô thị 965
km (7,89%), đường huyện 1.900 km (15,54%); đường xã, phường, thị trấn,
thôn xóm, khu phố khoảng 7.706 km (63,04%), đường chuyên dùng 517
km(4,23%) và 167 cầu với tổng chiều dài 7548 md (mét dài) cầu. Mạng lưới
đường bộ hợp lý, đảm bảo sự liên hoàn, thông suốt giữa các huyện, thị xã,
thành phố, giữa giao thông tỉnh với giao thông quốc gia. Tổng quan hiện trạng
các tuyến đường khái quát như sau:
Quốc lộ: Qua địa bàn tỉnh gồm các tuyến QL.19, QL.19D, Đường Hồ
Chí Minh (QL.14), QL.14C, QL25, Đường Trường Sơn Đông và Đường Hồ
Chí Minh tuyến tránh TP Pleiku, Đường Hồ Chí Minh tuyến tránh Chư Sê.
48
Đường tỉnh: Mạng đường Tỉnh gồm 10 tuyến với tổng chiều dài 372
km; trong đó bao gồm: Bê tông xi măng 11,48km; bê tông nhựa 177,62km;
láng nhựa 114,02 km; đường đất 68,91km. Cụ thể:
Mạng lưới đường đô thị: Hiện tại toàn tỉnh có 965 km, với 371 Km là
mặt đường BTN; 136 mặt đường BTXM; 261 Km mặt đường láng nhựa; 196
Km đường cấp phối và đường đất.
Mạng lưới đường huyện, đường xã: Hiện tại toàn tỉnh có 1.900 km
đường huyện (với khoảng trên 68,61% đã có kết cấu mặt) và 6.021 km đường
xã và đường thôn buôn (với khoảng trên 40,41% đã có kết cấu mặt).
Đường chuyên dùng: Hiện tại toàn tỉnh có khoảng 517 km đường
chuyên dùng chủ yếu phục vụ cho các công ty cao su, nông, lâm trường,
trong đó có khoảng 30% km đường đã có kết cấu mặt, còn lại là đường đất.
6% 3%
16%
63%
8% 4% Quốc lộ
Đường tỉnh
Đường huyện
Đường xã
Đường Đô thị
Đường chuyên dùng
Biểu đồ 2.1: Tỷ lệ các loại đường bộ trên địa bàn tỉnh Gia Lai
(Nguồn: Sở Giao thông vận tải tỉnh Gia Lai)
2.1.4. Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ: Cùng với sự phát
triển kinh tế - xã hội, số lượng phương tiện cơ giới đường bộ trong tỉnh tăng
nhanh trong thời gian vừa qua. Tính đến 31/12/2018, tổng số phương tiện cơ
giới đường bộ đã đăng ký là 837.109 phương tiện. Ngoài ra còn có 38.646 xe
máy kéo nhỏ phục vụ sản xuất nông, lâm nghiệp chưa được đăng ký vì
vướng mắc về thủ tục.
49
Biểu đồ 2.2: Phương tiện cơ giới đường bộ tỉnh Gia Lai
(Nguồn: Công an tỉnh Gia Lai)
2.2. Thực trạng tai nạn giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Gia
Lai
2.2.1 Tai nạn giao thông đường bộ
Thực hiện Chỉ thị số 18-CT/TW, ngày 04/9/2012 của Ban Bí thư Trung
ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đảm bảo trật
tự, an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục
ùn tắc giao thông và Nghị quyết số 30/NQ-CP, ngày 01/3/2013 của Chính phủ
ban hành chương trình hành động thực hiện Chỉ thị số 18-CT/TW, tình hình
tai nạn giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh trong thời gian gần đây có xu
hướng giảm cả 3 tiêu chí song diễn biến phức tạp, rất khó lường. Từ năm
2013 đến năm 2018 toàn tỉnh xảy ra 2.421 vụ tai nạn giao thông, làm chết
1.415 người và bị thương 2.737 người.
50
Bảng 2.1 Thống kê tình hình tai nạn giao thông trên địa bàn tỉnh Gia Lai
Năm Số vụ Số người chết Số người bị thương
2013 436 236 512
2014 340 211 348
2015 412 269 472
2016 425 234 494
2017 413 233 486
2018 395 232 425
Tổng 2.421 1.415 2.737
(Nguồn: Ban An toàn giao thông tỉnh Gia Lai)
Theo báo cáo kết quả điều tra dư luận xã hội về công tác đảm bảo trật
tự an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy
Gia Lai thì đa số các ý kiến cho rằng tình hình trật tự an toàn giao thông thời
gian qua có chuyển biến ở cả 03 khu vực: thành phố, thị xã, thị trấn và nông
thôn. Trong đó khu vực thành thị có chuyển biến tích cực nhất (27.2%) và khu
vực nông thôn được đánh giá là có chuyển biến nhưng còn hạn chế (19.3%);
khu vực thị trấn được đánh giá là có chuyển biến ngày càng phức tạp (15.2%).
2.2.2. Tỷ lệ tai nạn giao thông trên 10.000 phương tiện
Số lượng phương tiện giao thông cơ giới những năm qua tăng nhanh
chóng. Trong khi đó, số vụ tai nạn giao thông và số người chết có sự biến
động, tăng, giảm thất thường dẫn đến số người chết trên 10.000 phương tiện
có sự thay đổi không ổn định.
51
Đồ thị 2.1: Quan hệ gia tăng phương tiện cơ giới đường bộ và tai nạn giao
thông đường bộ tỉnh Gia Lai
(Nguồn: Ban An toàn giao thông tỉnh Gia Lai)
Tai nạn giao thông theo mức độ nghiêm trọng: Các tai nạn nghiêm
trọng chiếm khoảng 46.3% tổng số vụ tai nạn giao thông. Các tai nạn rất
nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng chiếm khoảng 5.6%. Tỷ lệ của cùng
một mức độ nghiêm trọng tăng, giảm thất thường. Từ đó, có thể thấy tình hình
tai nạn giao thông trên địa bàn tỉnh có diễn biến phức tạp và khó lường.
Biểu đồ 2.3: Thống kê mức độ nghiêm trọng của tai nạn giao thông đường
bộ tỉnh Gia Lai
(Nguồn: Ban An toàn giao thông tỉnh Gia Lai)
52
2.2.3. Tai nạn giao thông liên quan đến người đồng bào dân tộc thiểu
số
Đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 44.75% dân số của tỉnh, trình độ văn
hóa còn nhiều hạn chế. Về tai nạn giao thông có liên quan đến người đồng bào
dân tộc thiểu số trong những năm qua có xu hướng tăng dần qua từng năm. Từ
năm 2013 đến năm 2018 xảy ra 612 vụ tai nạn giao thông liên quan đến người
đồng bào dân tộc thiểu số (chiếm 25.3% tổng số vụ), làm chết 499 người
(chiếm 30.3% tổng số người chết vì tai nạn giao thông) và bị thương 541
người (chiếm 19.8% tổng số người bị thương)
Bảng 2.2 Thống kê tai nạn giao thông liên quan đến người đồng bào dân
tộc thiểu số
Năm Số vụ Số người chết Số người bị
thương
2013 58 60 50
2014 75 69 53
2015 84 91 83
2016 101 95 75
2017 138 72 127
2018 156 112 153
Tổng 612 499 541
(Nguồn: Công an tỉnh Gia Lai)
2.2.4. Tai nạn giao thông liên quan đến xe công nông, xe tự chế
Luật Giao thông đường bộ năm 2001, đặc biệt là Nghị quyết số
32/2007/NQ-CP ngày 29/6/2007 của Chính phủ về một số giải pháp cấp bách
nhằm kiềm chế tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông đã quy định “ từ ngày
01/01/2008 đình chỉ lưu hành xe công nông, xe tự chế 3,4 bánh”. Đến Nghị
quyết số 05/2008/NQ-CP ngày 04/02/2008, Chính phủ có quy định các tỉnh,
thành phố hoàn thành trước 31/12/2008. Tuy nhiên, cũng như các địa phương
53
có đặc thù chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, thì việc sử dụng xe tự chế, xe
công nông để phục vụ sản xuất vẫn diễn ra. Với đặc điểm của phương tiện
không đảm bảo về điều kiện an toàn kỹ thuật do đó trong những năm qua đã
xảy ra nhiều vụ tai nạn giao thông liên quan đến xe tự chế, xe công nông, mức
độ nguy hiểm cao: 110 người chết/111 vụ tai nạn giao thông.
Bảng 2.3 Thống kê tai nạn giao thông liên quan đến xe công nông
Năm Số vụ Số người chết Số người bị
thương
2013 19 19 27
2014 17 17 3
2015 25 32 23
2016 17 17 7
2017 13 11 5
2018 20 14 19
Tổng 111 110 84
(Nguồn: Công an tỉnh Gia Lai)
Tuyến đường xảy ra tai nạn: Tai nạn xảy ra trên quốc lộ chiếm 33.3%
(806/2.421 vụ), đường tỉnh chiếm 12.2% (296/2.421 vụ), đường nội thị chiếm
13.3% (323/2.421 vụ) và đường giao thông nông thôn chiếm 13.3%
(323/2.421 vụ).
Biểu đồ 2.4: Tai nạn giao thông theo loại đường
(Nguồn: Ban An toàn giao thông tỉnh Gia Lai)
54
2.2.5. Phương tiện, đối tượng trực tiếp gây ra tai nạn
Tai nạn chủ yếu do phương tiện mô tô. Từ năm 2013 đến năm 2018
phương tiện, đối tượng trực tiếp gây ra tai nạn cụ thể như sau: Mô tô 1.006
trường hợp (chiếm 63.7%), ô tô 321 trường hợp (chiếm 20.3%), người đi bộ
47 trường hợp (chiếm 3%), phương tiện khác 57 trường hợp (chiếm 3.6%),
chưa rõ 149 trường hợp (chiếm 9.4%)
Bản 2.4 Thống kê loại đối tượng gây tai nạn giao thông
Năm Ô tô Mô tô Người đi bộ Phương tiện khác Chưa rõ
2013 43 122 6 10 32
2014 47 123 6 7 6
2015 44 138 5 16 23
2016 50 134 3 8 19
2017 92 280 17 10 14
2018 115 209 10 6 55
Tổng 321 1.006 47 57 149
(Nguồn: Công an tỉnh Gia Lai)
2.2.6. Giới tính, độ tuổi và thời gian xảy ra các vụ tai nạn giao thông
Giới tính trong các vụ tai nạn giao thông: Nam chiếm 85.3%, nữ
chiếm 5%, còn lại chưa rõ đối tượng gây tai nạn giao thông chiếm 9.7%.
Bảng 2.5 Thống kê giới tính chủ thể trong các vụ tai nạn giao thông
Năm Nam Nữ Chưa rõ
2013 176 7 30
2014 174 8 7
2015 202 13 11
2016 183 9 22
2017 361 28 24
2018 312 17 66
Tổng 1.408 82 160
(Nguồn: Công an tỉnh Gia Lai)
Độ tuổi trong các vụ tai nạn giao thông: Chủ yếu xảy ra ở độ tuổi từ 18
đến 55 tuổi
55
Bảng 2.6 Thống kê độ tuổi chủ thể trong các vụ tai nạn giao thông
Năm Dưới 18 tuổi
Từ 18-30
tuổi
Từ 31 đến
55 tuổi
Trên 55
tuổi
Chưa rõ
tuổi
2013 20 68 80 8 37
2014 25 64 80 12 8
2015 29 90 70 8 29
2016 18 89 75 11 21
2017 44 182 141 19 27
2018 32 152 128 18 65
Tổng 168 645 574 76 187
Tỷ lệ 10.2% 39.1% 34.8% 4.6% 11.3%
(Nguồn: Công an tỉnh Gia Lai)
Thời gian xảy ra tai nạn giao thông đường bộ: Từ 7h đến 11h (184 vụ,
chiếm 11.2%), từ 11h đến 13h (98 vụ chiếm 6%), từ 13h đến 17h (342 vụ
chiếm 20.7%), từ 17h đến 22h (792 vụ chiếm 48%), từ 22h đến 7h hôm sau
(234 vụ, chiếm 14.2%)
Bảng 2.7 Thống kê thời gian xảy ra tai nạn giao thông
Năm Từ 7h đến 11h
Từ 11h
đến 13h
Từ 13h
đến 17h
Từ 17h
đến 22h
Từ 22h đến 7h
hôm sau
2013 19 20 56 80 38
2014 27 6 42 79 35
2015 21 12 49 116 28
2016 20 13 41 108 32
2017 40 22 76 220 55
2018 57 25 78 189 46
Tổng 184 98 342 792 234
(Nguồn: Công an tỉnh Gia Lai)
2.2.7. Nguyên nhân gây tai nạn giao thông
56
Qua bảng thống kê số liệu cho thấy, tai nạn giao thông đường bộ trên
địa bàn tỉnh xảy ra chủ yếu do lỗi của người tham gia giao thông (chiếm
98.1%). Các lỗi phổ biến gồm: Lấn đường, đi sai làn đường, phần đường; vi
phạm tốc độ; không chú ý quan sát; tránh, vượt sai quy định; sử dụng rượu
bia; vi phạm quy trình, thao tác xe. Có thể thấy, ý thức chấp hành pháp luật
trật tự, an toàn giao thông đường bộ của người tham gia giao thông hiện nay
còn thấp.
Bảng 2.8 Thống kê nguyên nhân gây tai nạn giao thông
Nguyên nhân 2013 2014 2015 2016 2017 2018 Tổng
Không chú ý quan
sát
40 32 40 49 86 65 312
Tránh, vượt sai quy
định
26 22 21 37 69 75 250
Vi phạm tốc độ 52 43 46 25 78 78 322
Lấn đường, đi sai
phần đường, ..
84 72 94 73 154 127 604
Vi phạm quy trình,
thao tác lái xe
10 13 3 4 1 3 34
Phương tiện không
đảm bảo an toàn kỹ
thuật
6 7 9 3 5 4 34
Sử dụng rượu bia 29 25 21 9 22 39 145
Nguyên nhân khác 9 5 4 4 22 43 87
Tổng số lỗi vi
phạm
256 219 238 204 437 434 1.788
(Nguồn: Ban An toàn giao thông tỉnh Gia Lai)
57
2.3. Phân tích thực trạng xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực
giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Gia Lai
2.3.1. Thực trạng vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông
đường bộ trên địa bàn tỉnh Gia Lai
Thực tế cho thấy, các lực lượng chức năng trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã
có nhiều cố gắng trong triển khai thực hiện việc xử lý vi phạm hành chính
trong lĩnh vực GTĐB. Coi đây là một trong những biện pháp mang tính răn đe
nhằm ngăn chặn những hành vi vi phạm tiếp theo, đa số các vụ vi phạm đều
đã được xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, tình trạng vi
phạm trật tự, an toàn giao thông đường bộ vẫn diễn ra thường xuyên. Các vi
phạm chủ yếu: Vi phạm hành lang an toàn giao thông đường bộ như lấn,
chiếm, chiếm dụng vỉa hè, lòng đường trái phép để buôn bán hoặc nơi trông
giữ xe, vi phạm hành lang bảo vệ đường bộ, dừng, đỗ phương tiện trên lòng
đường, đua xe,....
Từ năm 2013 đến năm 2018 qua công tác kiểm tra, kiểm soát của các
lực lượng chức năng: Thanh tra giao thông, cảnh sát giao thông, cảnh sát trật
tự, công an xã, lực lượng tự quản an toàn giao thông tham gia tuần tra kiểm
soát và lực lượng kiểm soát quân sự đã phát hiện 654.898 trường hợp vi phạm,
trong đó nhắc nhở 192,117 trường hợp và xử lý 462.781 trường hợp với tổng
số tiền là 234.701 tỷ.
Bảng 2.9 Thống kê kết quả xử lý vi phạm
Năm Phát hiện Nhắc nhở Xử lý Phạt tiền
2013 106.153 22.787 83.366 37.756
2014 114.865 33.280 81.585 34.723
2015 107.537 34.333 73.204 33.560
2016 88.918 20.456 68.462 43.632
2017 121.584 46.144 75.440 49.240
2018 115.841 35.117 80.724 44.790
Tổng 654.898 192.117 462.781 234.701
(Nguồn: Sở Giao thông vận tải và Công an tỉnh Gia Lai)
58
2.3.2. Thực trạng xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông
đường bộ trên địa bàn tỉnh Gia Lai
Lực lượng có chức năng tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm về trật tự, an
toàn giao thông đường bộ gồm có Công an tỉnh (gồm: cảnh sát giao thông,
cảnh sát trật tự, cảnh sát cơ động, công an xã, phường, thị trấn), Thanh tra
giao thông và lực lượng kiểm soát quân sự. Hàng năm, đều tăng cường, bổ
sung lực lượng, phương tiện đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu, nhiệm vụ
công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ đạt kết quả như sau:
Công an tỉnh: Tăng cường chỉ đạo các đơn vị, công an các địa phương
thường xuyên phối hợp, huy động lực lượng, phương tiện, phát huy tối đa
hiệu quả thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, mở các đợt cao điểm tuần tra, kiểm soát,
xử lý vi phạm, bảo đảm trật tự, an toàn giao thông; trong đó, tập trung vào
các dịp lễ, tết, các sự kiện chính trị quan trọng của đất nước, của dân tộc, của
tỉnh, tập trung kiểm tra, xử lý nghiêm các đối tượng có nguy cơ gây tai nạn
cao, trên tất cả các tuyến, địa bàn, vào thời gian cao điểm thường xảy ra tai
nạn giao thông; kết hợp giữa biện pháp tuần tra, kiểm soát công khai với hóa
trang, bí mật sử dụng phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ để giám sát và xử lý
nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ. Thông qua
công tác tuần tra, kiểm soát, lực lượng Cảnh sát giao thông phát hiện và xử lý
nhiều trường hợp sử dụng giấy phép lái xe giả, không hợp lệ, chứng nhận
đăng ký giả, chứng nhận đăng ký, giấy chứng nhận kiểm định tẩy xóa; kịp
thời bắt giữ, bàn giao lực lượng nghiệp vụ xử lý nhiều đối tượng, vụ việc
phạm tội liên qua
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_xu_ly_vi_pham_hanh_chinh_trong_linh_vuc_giao_thong.pdf