Luận văn Xử phạt vi phạm hành chính về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ tại quận 1, thành phố Hồ Chí Minh

Trang phụ bìa

Lời cam đoan

Danh mục các bảng

MỞ ĐẦU . 1

Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM

HÀNH CHÍNH VỀ SỬ DỤNG, KHAI THÁC TRONG PHẠM VI ĐẤT

DÀNH CHO ĐƢỜNG BỘ. 8

1.1. Khái niệm vi phạm hành chính về sử dụng, khai thác trong phạm

vi đất dành cho đƣờng bộ. 8

1.2. Khái niệm xử phạt vi phạm hành chính về sử dụng, khai thác trong

phạm vi đất dành cho đƣờng bộ . 16

1.2.1. Xử phạt vi phạm hành chính. 16

1.2.2. Xử phạt vi phạm hành chính về sử dụng, khai thác trong phạm vi

đất dành cho đường bộ. 19

1.3. Chủ thể, nguyên tắc, hình thức, thẩm quyền, trình tự, thủ tục xử

phạt vi phạm hành chính về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành

cho đƣờng bộ . 21

1.3.1. Chủ thể của hành vi vi phạm hành chính về sử dụng, khai thác trong

phạm vi đất dành cho đường bộ. 21

1.3.2. Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính về sử dụng, khai thác trong

phạm vi đất dành cho đường bộ. 22

1.3.3. Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và các biện pháp khắc

phục hậu quả về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ

. 26

1.3.4. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về sử dụng, khai thác

trong phạm vi đất dành cho đường bộ . 27

pdf89 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 19/02/2022 | Lượt xem: 385 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Xử phạt vi phạm hành chính về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ tại quận 1, thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ộ vì tính chất của các hành vi này cần phải được xử lý nhanh chóng triệt để nhằm răn đe người vi phạm. Từ các phân tích nêu trên có thể thấy công tác xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ là hết sức quan trọng. Vì các hành vi trên chủ yếu xâm phạm trong phạm vi lòng đường, vỉa hè – vốn là một phần quan trọng trong cấu trúc không gian đô thị. Càng giảm được các hành vi vi phạm trong lĩnh vực này sẽ góp phần giúp cho đường thông, hè thoáng tạo đà thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo trật tự an toàn xã hội. Hoạt động sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ diễn ra ở mọi nơi, mọi lúc, liên quan đến mọi tầng lớp dân cư, mọi chủ thể trong xã hội, cho nên việc xử phạt vi phạm hành chính hiệu quả trong lĩnh vực này sẽ góp phần bảo đảm trật tự xã hội. Đồng thời tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước, tạo điều kiện để tài sản, tính mạng và mọi lợi ích chính đáng khác của các chủ thể được đảm bảo ổn định. 33 Tiểu kết chƣơng 1 Công tác xử phạt vi phạm hành chính về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ là một trong những vấn đề phức tạp có ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế và xã hội. Qua các phân tích về cơ sở pháp lý liên quan đến xử phạt vi phạm hành chính về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ có thể rút ra một số kết luận như sau: 1. Khái niệm liên quan đến các thuật ngữ vi phạm hành chính, xử phạt vi phạm hành chính về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ còn một số hạn chế về kỹ thuật lập pháp. 2. Các hành vi vi phạm hành chính về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ tương đối đa dạng và phân thành nhiều mức xử phạt khác nhau. 3. Chủ thể có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực này cũng rất nhiều. Tùy loại hành vi cụ thể mà mỗi loại chủ thể sẽ có thẩm quyền xử phạt khác nhau căn cứ vào mức tiền phạt ứng với các hành vi vi phạm. 4. Nguyên tắc, trình tự, thủ tục xử phạt vi phạm hành chính về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ được áp dụng theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012. Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực này có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển của đất nước. Các hành vi vi phạm trong lĩnh vực này sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến cả một quốc gia vì phạm vi đất dành cho đường bộ là nơi có mục đích phục vụ cho các hoạt động giao thông, bố trí hệ thống hạ tầng kỹ thuật nhằm phục vụ cho đời sống của người dân trong phạm vi đó. 34 Chương 2: THỰC TRẠNG XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ SỬ DỤNG, KHAI THÁC TRONG PHẠM VI ĐẤT DÀNH CHO ĐƢỜNG BỘ TẠI QUẬN 1, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 2.1. Tổng quan về Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh 2.1.1. Vị trí địa lý và dân cư Quận 1 nằm ở vị trí trung tâm của Thành phố Hồ Chí Minh, bao gồm Quận Nhất và Quận Nhì (Sài Gòn cũ) được sáp nhập vào năm 1976 là một trung tâm kinh tế trọng điểm của Thành phố Hồ Chí Minh. Quận 1 có diện tích khoảng 7,7211 km2, bao gồm 10 phường. Phía Bắc giáp quận Bình Thạnh, quận Phú Nhuận, lấy rạch Thị Nghè làm ranh giới và giáp Quận 3, lấy đường Hai Bà Trưng và đường Nguyễn Thị Minh Khai làm ranh giới. Phía Đông giáp Quận 2, lấy sông Sài Gòn làm ranh giới. Phía Tây giáp Quận 5, lấy đường Nguyễn Văn Cừ làm ranh giới. Phía Nam giáp Quận 4, lấy rạch Bến Nghé làm ranh giới [11]. Xét về diện tích thì diện tích Quận 1 chiếm 0,35% diện tích Thành phố Hồ Chí Minh, đứng hàng thứ năm về diện tích trong số 12 quận nội thành. Diện tích sông rạch chiếm 8,1% và diện tích xây dựng chiếm 57,27% diện tích quận và thuộc loại hàng đầu so với các quận, huyện khác. Về mặt dân cư, theo số liệu thống kê từ Niên giám thống kê năm 2017 của Cục Thống kê Thành phố Hồ Chí Minh thì dân số trung bình tại Quận 1 là 211.220 người và mật độ dân số 27.325 người/km2 [3, tr. 49] có xu hướng gia tăng so với năm 2016 (dân số trung bình là 208.475 người và mật độ dân số là 25.049 người/km2). Do giáp sông Sài Gòn và có nhiều kênh rạch nên Quận 1 có hệ thống giao thông thủy bộ khá quan trọng và lâu đời của Thành phố Hồ Chí Minh nói 35 riêng và cả nước nói chung. Là nơi tập trung các hệ thống sông ngòi kênh rạch, là nơi có các hệ thống bến cảng khá quan trọng trong quá trình phát triển hiện nay cũng như trong tương lai của quận. 2.1.2. Đặc điểm về kinh tế - xã hội Quận 1 có nhiều ưu thế thuận lợi cho việc phát triển kinh tế, đặc biệt các ngành kinh tế như dịch vụ, du lịch, thương mại, đầu tư và xuất nhập khẩu. Quận 1 có 128 cơ quan ban ngành Thành phố, Trung ương trú đóng, đặc biệt là một số cơ quan quan trọng như: Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chính phủ, Ủy ban nhân dân Thành phố, Sở Công an, Sở Ngoại vụ, và Sở, Ban, Ngành... các cơ quan báo đài của Đảng, Đoàn thể thuộc Thành phố, Trung ương. Về lĩnh vực ngoại giao, Quận 1 là nơi trú đóng của 28 cơ quan là lãnh sự quán hoặc đại diện của các nước có quan hệ ngoại giao với Việt Nam; đặc biệt là lãnh sự quán các nước Mỹ, Anh, Pháp, Úc, Nhật Bản, Trung Quốc, Canada... Hoạt động dịch vụ - tài chính - ngân hàng trên địa bàn Quận 1 đã hình thành trong lịch sử và diễn ra phong phú, đa dạng như hoạt động của các ngân hàng, các công ty bảo hiểm, công ty tài chính: công ty dịch vụ chứng khoán, trung tâm giao dịch chứng khoán... số lượng khách hàng chiếm gần 90% của Thành phố. Về hoạt động dịch vụ du lịch - thương mại phát triển đa dạng, Quận 1 là nơi tập trung nhiều khách sạn và doanh nghiệp từ khắp nơi trong và ngoài nước đến quan hệ giao dịch. Quận hiện có nhiều tổ chức hoạt động văn hóa nghệ thuật phục vụ nhu cầu giải trí cho nhân dân, đồng thời cũng là những cơ sở phúc lợi văn hóa quan trọng. Bên cạnh đó Quận 1 cũng là nơi tập trung nhiều danh lam thắng cảnh, những di tích lịch sử nổi tiếng cũng như những công trình văn hóa tồn tại cả hàng trăm năm. Những thuận lợi về mặt vị trí địa lý, dân cư và kinh tế - xã hội khiến cho Quận 1 trở thành đầu tàu kinh tế của Thành phố Hồ Chí Minh. Cũng chính vì vậy nên chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh nói chung và Quận 1 36 nói riêng đều quan tâm đến công tác quản lý, chấn chỉnh trật tự đô thị để đảm bảo giao thông Quận 1 thuận lợi, hạn chế các trường hợp vi phạm về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ để Quận 1 xứng đáng là trung tâm của Thành phố Hồ Chí Minh. 2.2. Tình hình vi phạm hành chính về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đƣờng bộ tại Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh Xuất phát từ tính chất đặc thù của Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế của Thành phố Hồ Chí Minh. Do đó, số lượng các cao ốc văn phòng, công ty lớn đa quốc gia chủ yếu tập trung tại khu vực Quận 1. Chính vì vậy mà lượng người tập trung đến Quận 1 để làm việc tương đối lớn kéo theo nhiều hoạt động kinh doanh mua bán hoặc dịch vụ xoay quanh Quận 1 để phục vụ cho nhu cầu sống của người dân sinh sống và làm việc tại đây. Tuy nhiên, không phải chủ thể nào kinh doanh mua bán hoặc dịch vụ đều tuân thủ các quy định của pháp luật. Trong quá trình khai thác các nguồn lợi từ phạm vi đất dành cho đường bộ để phục vụ riêng cho cá nhân, các chủ thể này đã vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 12 Nghị định 46/2016/NĐ-CP ngày 26/05/2016 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt. Vấn đề chấn chỉnh trật tự đô thị luôn được chính quyền Quận 1 quan tâm. Quận 1 có thể được xem là bộ mặt của Thành phố Hồ Chí Minh vì vậy công tác ra quân kiểm tra xử lý các hành vi vi phạm về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành dành cho đường bộ được thực hiện thường xuyên. Nổi bật là công cuộc ra quân chấn chỉnh trật tự đô thị của Đoàn kiểm tra liên ngành Quận 1 do ông Đoàn Ngọc Hải – Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Quận 1 lãnh đạo trực tiếp. Hoạt động ra quân của Ủy ban nhân dân Quận 1 đã phần nào giảm tải được số lượng hành vi vi phạm về sử dụng, khai thác trong phạm 37 vi đường bộ tại Quận 1. Theo Ủy ban nhân dân Quận 1 báo cáo về kết quả đạt được sau một thời gian ra quân chấn chỉnh trật tự đô thị như sau: [13] Tình hình trật tự tại các tuyến đường thông thoáng; tình trạng dừng, đỗ xe ô tô trái quy định, mua bán hàng rong và tiểu tiện nơi công cộng giảm đáng kể. Các bãi giữ xe trên vỉa hè chấp hành nghiêm các quy định về sử dụng diện tích, thu phí đúng giá; các quán nhậu trước 22 giờ 00 sắp xếp gọn trong nhà; quản lý được tình hình không để xảy ra các trường hợp lập bãi xe tự phát và thu tiền quá giá quy định. Người dân đã ý thức chấp hành các quy định pháp luật về trật tự, an toàn giao thông, đô thị, tự giác thu dọn, tháo dỡ các vật cản, vật dụng và các Cấp ủy, Ban điều hành khu phố, tổ dân phố cũng đồng tình hưởng ứng chủ trương di dời các chốt dân phòng trên vỉa hè. Tuy nhiên, bên cạnh các kết quả đạt được thì công tác chấn chỉnh trật tự đô thị tại Quận 1 vẫn có một số tồn tại như: Tình trạng tái lấn chiếm tại một số khu vực như: đường Hoàng Sa (sau 22 giờ 00), đường Bà Lê Chân (khu vực chợ Tân Định), khu vực Chợ Bến Thành, đường Bùi Viện, Bệnh viện Từ Dũ; Tình trạng xe 03, 04 bánh thô sơ buôn bán dưới lòng đường tại một số phường như phường Cầu Ông Lãnh; một số hàng ăn, quán nhậu về đêm vẫn tiếp tục cố tình bày bàn ghế lấn chiếm vỉa hè khi các lực lượng kiểm tra đã mỏng như đường Hoàng Sa thuộc phường Tân Định Từ kết quả báo cáo của Ủy ban nhân dân Quận 1 có thể thấy được tình hình vi phạm hành chính về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ tại Quận 1 chủ yếu là các hành vi vi phạm hành chính từ các chủ thể kinh doanh mua bán trên lòng đường, vỉa hè như: bán hàng rong hoặc bán hàng hóa nhỏ lẻ khác trên lòng đường đô thị, trên vỉa hè các tuyến phố có quy định cấm bán hàng; họp chợ; kinh doanh dịch vụ ăn uống; bày, bán hàng hóa; sửa chữa phương tiện, máy móc, thiết bị; rửa xe; Chiếm dụng lòng đường đô 38 thị hoặc hè phố làm nơi trông, giữ xe; Bởi chính vì Quận 1 là nơi thu hút kinh tế của cả Thành phố Hồ Chí Minh nên việc kinh doanh mua bán trên lòng đường, vỉa hè trái quy định xảy ra rất phổ biến. Hiện tại căn cứ theo Quyết định số 699/QĐ-UBND ngày 06/02/2013 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành danh mục các tuyến đường cho phép sử dụng tạm thời một phần vỉa hè làm bãi giữ xe công cộng có thu phí, phục vụ kinh doanh dịch vụ, buôn bán hàng hóa và cho phép đỗ xe dưới lòng đường có thu phí trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh thì tại Quận 1 chỉ cho phép sử dụng tạm thời một phần vỉa hè làm bãi giữ xe công cộng có thu phí hoặc cho phép đỗ xe dưới lòng đường có thu phí chứ không cho phép sử dụng tạm thời một phần vỉa hè phục vụ kinh doanh dịch vụ, buôn bán hàng hóa vì vậy việc kinh doanh trên vỉa hè tại Quận 1 đều trái quy định pháp luật. Tuy nhiên, vấn đề kinh doanh mua bán trên vỉa hè đã tồn tại từ rất lâu đời và đã hình thành thói quen cho người dân vì vậy hành vi này là rất phổ biến. Bên cạnh đó, lợi nhuận thu được từ việc mua bán trên vỉa hè là rất cao nên tình trạng tái vi phạm sau khi bị xử phạt vi phạm hành chính thường xuyên xảy ra. 2.3. Thực trạng xử phạt vi phạm hành chính về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đƣờng bộ của Ủy ban nhân dân Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh Mặc dù quy định của pháp luật về việc xử phạt vi phạm hành chính về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ đã được quy định từ rất lâu. Thế nhưng các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực này vẫn xảy ra ngày càng nhiều hơn bất chấp việc hàng năm các cơ quan quản lý đều ra quân chấn chỉnh trật tự đô thị. Việc xử phạt không hiệu quả sẽ khiến cho các hành vi vi phạm ngày càng xuất hiện nhiều hơn làm ảnh hưởng đến trật tự xã hội. Ban Bí Thư Trung ương Đảng đã ban hành Chỉ thị số 18-CT/TW ngày 04 tháng 9 năm 2012 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác 39 bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông. Trong đó, có các nội dung nâng cao trách nhiệm của chính quyền các cấp và đơn vị chức năng về quản lý hành lang an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, quản lý vỉa hè, đường phố và an toàn giao thông cầu, đường, hầm; xác định rõ trách nhiệm của các cấp chính quyền trong việc quản lý đường, hè phố; xử lý nghiêm các vi phạm chiếm dụng trái phép hè phố, đậu đỗ xe trái quy định và những vi phạm là nguyên nhân trực tiếp gây ùn tắc giao thông; đi đôi với việc sắp xếp nơi trông giữ xe, xây dựng các bãi đỗ xe, điểm đỗ xe ngầm hoặc nhiều tầng. Bên cạnh đó, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh cũng ban hành Chỉ thị số 22/CT-UBND ngày 29/12/2016 về thực hiện công tác quản lý, sử dụng lòng lề đường, vỉa hè trên địa bàn thành phố. Trong đó khẳng định tình trạng buôn bán lấn chiếm trái phép long lề đường vẫn còn diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến trật tự, mỹ quan đô thị và tiềm ẩn nguy cơ gây mất an toàn giao thông. Một trong những nguyên nhân chính là ý thức chấp hành pháp luật của một bộ phận người dân còn hạn chế; bên cạnh đó, một số cấp ủy đảng, chính quyền, người đứng đầu cơ quan, tổ chức chưa thật sự quan tâm trong việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nghiêm quy định trong công tác quản lý, lòng đường. Do đó tiếp tục giao Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận – huyện tiếp tục thực hiện công tác chấn chỉnh trật tự đô thị. Trên tinh thần thực hiện chỉ thị trên, trong giai đoạn gần đây, tình hình xử phạt vi phạm hành chính liên quan đến sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ được các ngành chức năng, chính quyền các cấp tăng cường kiểm tra, xử lý. Điển hình là hoạt động ra quân lập lại trật tự lòng đường, vỉa hè của Ủy ban nhân dân Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh với sự tham gia của rất nhiều lực lượng. 40 Dựa trên phân tích về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm trong việc sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ có thể thấy chủ thể có quyền thực hiện công tác kiểm tra đối với lĩnh vực này tương đối đa dạng. Tuy nhiên, trên cơ sở phân tích các báo cáo của Ủy ban nhân dân Quận 1 có thể phân định được những lực lượng chức năng nào thực hiện chủ yếu công việc kiểm tra về các hành vi vi phạm trong việc sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ. Theo đó tại Ủy ban nhân dân Quận 1, các chủ thể xử lý vi phạm hành chính về lĩnh vực này chủ yếu là lực lượng Công an, Đội Quản lý trật tự đô thị Quận 1 và Ủy ban nhân dân 10 phường thuộc địa bàn Quận 1. Nhìn chung các chủ thể giúp việc cho Ủy ban nhân dân Quận 1 chỉ xoay quanh lực lượng Công an và Đội Quản lý trật tự đô thị. Đội Quản lý trật tự đô thị Quận 1 là một bộ phận của Phòng Quản lý đô thị Quận 1 có chức năng giúp Ủy ban nhân dân Quận 1 thực hiện công tác quản lý nhà nước về trật tự đô thị, vệ sinh môi trường, tổ chức thi hành các quyết định hành chính và thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch Ủy ban nhân dân Quận 1 giao (Điều 1 Quyết định số 03/2017/QĐ-UBND ngày 12/12/2017 của Ủy ban nhân dân Quận 1 ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của Phòng Quản lý đô thị Quận 1). Nhiệm vụ chủ yếu của Đội Quản lý trật tự đô thị Quận 1 được quy định dựa trên Quyết định số 55/2013/QĐ- UBND ngày 06/12/2013 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành quy chế (mẫu) tổ chức và hoạt động của Đội Quản lý trật tự đô thị quận - huyện. Nội dung về chức năng nhiệm vụ chủ yếu bao gồm một số hoạt động tiêu biểu như: xây dựng chương trình, kế hoạch về tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong lĩnh vực quản lý trật tự đô thị và kiểm tra việc chấp hành pháp luật trên các lĩnh vực quản lý trật tự đô thị, vệ sinh môi trường trên địa bàn, tham mưu Trưởng Phòng Quản lý đô thị trình Chủ tịch (hoặc Phó 41 Chủ tịch) Ủy ban nhân dân Quận 1 phê duyệt và tổ chức thực hiện; Tham mưu trình Chủ tịch (hoặc Phó Chủ tịch) Ủy ban nhân dân Quận 1 kế hoạch tổ chức kiểm tra, kịp thời phát hiện, lập biên bản vi phạm hành chính và yêu cầu tổ chức, cá nhân đình chỉ ngay các hành vi vi phạm trong các lĩnh vực về trật tự lòng lề đường, nơi công cộng và vệ sinh môi trường trên địa bàn Quận 1; (Điều 2 Quyết định số 55/2013/QĐ-UBND ngày 06/12/2013 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành quy chế (mẫu) tổ chức và hoạt động của Đội Quản lý trật tự đô thị quận - huyện). Trong quá trình ra quân chấn chỉnh trật tự đô thị Quận 1 vào cao điểm 06 tháng đầu năm 2017, Quận 1 cũng thiếu nhân sự cộng tác viên trật tự đô thị của Quận 1 và 10 phường thuộc Quận 1. Theo báo cáo của Ủy ban nhân dân Quận 1 thì vào thời điểm này số lượng cộng tác viên chỉ là 234 người/358 định biên được giao, thiếu 124 người vì vậy cũng phần nào khiến cho công tác lập lại trật tự đô thị có phần bị hạn chế. Tuy nhiên, không vì thiếu nhân sự mà Quận 1 không ra quân chấn chỉnh trật tự đô thị. Trong 06 tháng đầu năm 2017, các lực lượng Công an, Đội Quản lý trật tự đô thị quận và Ủy ban nhân dân 10 phường thuộc Ủy ban nhân dân Quận 1 đã tăng cường kiểm tra và lập biên bản vi phạm hành chính 6.474 trường hợp vi phạm trên lĩnh vực giao thông đường bộ, vệ sinh môi trường với tổng số tiền xử phạt là 3.476.525.000 đồng; tạm giữ 4.774 phương tiện, vật dụng lấn chiếm lòng đường, vỉa hè. Vận động các hộ dân, doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị tự giác tháo dỡ 3.447 vật dụng, vật cản trên lòng, lề đường; buộc tháo dỡ 1.924 vật dụng, vật cản [13]. Tình hình xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ của Ủy ban nhân dân Quận 1 qua các năm 2016 2017 và 2018 được biểu hiện tại bảng 2.1 cụ thể như sau: [12], [14], [15] Bảng 2.1: Tình hình xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đƣờng bộ của Ủy ban nhân dân Quận 1 từ năm 2016-2018 42 2016 2017 2018 Tổng số vụ vi phạm 19.008 18.292 11.774 Tổng số tiền xử phạt 9.908.226.000 12.574.785.000 11.310.400.000 Đã thi hành 15.980 15.640 9.460 Chƣa thi hành 3.028 2.652 2.314 (Nguồn: Báo cáo của Ủy ban nhân dân Quận 1 về tình hình xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ từ năm 2016-2018) Qua số liệu thống kê tại bảng 2.1 có thể thấy hoạt động ra quân chấn chỉnh, xử lý các vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ vẫn được thực hiện xuyên suốt các năm. Số vụ vi phạm bị xử lý giảm dần qua các năm 2016, 2017, tuy nhiên lại có sự chênh lệch đáng kể bắt đầu từ năm 2018. Từ số liệu trên cho thấy hoạt động xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ được diễn ra thường xuyên. Mặc dù số vụ bị xử lý vào năm 2018 có suy giảm so với các năm trước do năm 2018 công tác chấn chỉnh trật tự đô thị đã giảm nhiệt so với năm 2017 (năm tâm điểm của Quận 1 về chấn chỉnh trật tự đô thị). Số liệu này có thể cho thấy hoặc là tình hình vi phạm trong lĩnh vực này đã suy giảm hoặc là công tác ra quân chấn chỉnh trật tự đô thị đã hạ nhiệt thế nhưng nhìn chung số tiền thu được từ việc xử phạt tương đối lớn. Tuy vậy, công tác thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính vẫn chưa được giải quyết triệt để, vẫn còn khá nhiều các trường hợp vi phạm hành chính nhưng không chấp hành. Thông qua các số liệu báo cáo trên có thể thấy được sự quyết tâm chấn chỉnh tình hình trật tự lòng lề đường của các cấp chính quyền, điển hình là Ủy ban nhân dân Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh là rất lớn tuy nhiên tình hình vi phạm trong lĩnh vực này vẫn còn rất cao. 43 2.4. Nguyên nhân vi phạm Theo tác giả, nguyên nhân xảy ra tình trạng vi phạm pháp luật trong lĩnh vực này xuất phát từ cả chủ thể vi phạm và chủ thể quản lý với một số nội dung như sau: 2.4.1. Nguyên nhân trong thiếu sót xử lý vi phạm hành chính Một số hành vi vi phạm trong lĩnh vực này được quy định cụ thể tại Điều 12 Nghị định 46/2016/NĐ-CP ngày 26/05/2016 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, tiêu biểu như: bán hàng rong hoặc bán hàng hóa nhỏ lẻ khác trên lòng đường đô thị, trên vỉa hè các tuyến phố có quy định cấm bán hàng... Xuất phát từ bản chất của hành vi vi phạm, các hành vi nêu trên đều đem lại lợi ích cho người vi phạm. Chẳng hạn, việc buôn bán hàng rong hoặc bán hàng hóa nhỏ lẻ khác trên lòng đường đô thị, trên vỉa hè các tuyến phố có quy định cấm bán hàng hoặc sử dụng trái phép lòng đường, hè phố để kinh doanh dịch vụ ăn uống, bày bán hàng hóa đều đem lại nguồn thu nhập cho chủ thể vi phạm. Bên cạnh đó, các hình thức buôn bán trên không cần phải tốn chi phí thuê mặt bằng và nộp thuế cho nguồn ngân sách nhà nước. Một số trường hợp kinh doanh lấn chiếm lòng đường, vỉa hè là do những người già yếu, nghèo khó, không có khả năng chuyển đổi sang ngành nghề khác đứng ra kinh doanh. Chính vì vậy, các chủ thể này coi hoạt động buôn bán của mình là nguồn sống và tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm bất chấp việc xử lý, cưỡng chế của chính quyền. Mặc dù thế việc vi phạm các quy định của pháp luật về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ cũng đều bất hợp pháp. Tuy nhiên, hiện trạng vi phạm hiện nay cũng xuất phát từ một phần thiếu sót của cơ quan quản lý nhà nước. Chính sự thiếu quyết liệt trong công tác ra quân xử phạt vi phạm hành chính của các cơ quan chức năng là nguyên nhân dẫn đến tình 44 trạng vi phạm trong việc sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ. Nhiều trường hợp xử lý mang tính hình thức, phong trào mà không giải quyết triệt để để hình thành thói quen của người vi phạm do nghĩ rằng việc ra quân chỉ thực hiện một thời gian ngắn rồi sau đó lại buôn lỏng quản lý. Bên cạnh đó, công tác quy hoạch đô thị không hiệu quả đã đem lại một lỗ hổng tương đối lớn khiến cho các chủ thể buộc phải vi phạm để đáp ứng nhu cầu của bản thân. Chẳng hạn đối với hành vi xây, đặt bục bệ; làm mái che bị xử phạt từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với tổ chức theo quy định tại Điểm b, Khoản 4, Điều 12 Nghị định 46/2016/NĐ-CP ngày 26/05/2016 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, do tình trạng ngập xảy ra buộc các hộ dân phải nâng cốt nền nhà cao hơn rất nhiều so với mặt đường, vỉa hè. Ở Thành phố Hồ Chí Minh, theo số liệu thống kê của Trung tâm điều hành chương trình chống ngập nước thì tính đến năm 2017 có 179 tuyến hẻm, đường bị ngập nước [10] vì vậy buộc người dân có tâm lý phải nâng cao nền nhà để tránh ngập nước và phải xây các bục bệ, tam cấp để thuận tiện trong việc đi lại từ nhà ra đường. Không những thế việc đặt các mái che để che nắng, che mưa cũng được coi là hành vi vi phạm do quy hoạch hiện nay vướng phải trường hợp chỉ giới đường đỏ trùng với chỉ giới xây dựng. Theo quy định tại Mục 2, 8, 10 Chương 2 QCXDVN 01:2008/BXD ngày 03/04/2008 của Bộ Xây dựng về quy hoạch xây dựng, mái đón là mái che của cổng, gắn vào tường ngoài nhà và đưa ra tới cổng vào nhà và hoặc che một phần đường đi từ hè, đường vào nhà; mái hè phố là mái che gắn vào tường ngoài nhà và che phủ một đoạn vỉa hè. Mái đón, mái hè phố phải đảm bảo đáp ứng một số yêu cầu như: được thiết kế cho cả dãy phố hoặc cụm nhà, đảm bảo tạo cảnh quan; đảm bảo tuân thủ các quy định về phòng cháy chữa 45 cháy; ở độ cao cách mặt vỉa hè 3,5m trở lên và đảm bảo mỹ quan đô thị; không vượt quá chỉ giới đường đỏ; bên trên mái đón, mái hè phố không được sử dụng vào bất cứ việc gì khác (như làm ban công, sân thượng, sân bày chậu cảnh...). Do đó việc lắp đặt các mái che vượt quá chỉ giới đường đỏ đều vi phạm. Tuy nhiên, cũng chính trong quy định của Quy chuẩn xây dựng Việt Nam số 01:2008/BXD ngày 03/04/2008 của Bộ Xây dựng về quy hoạch xây dựng lại khuyến khích việc xây dựng mái hè phục vụ công cộng để tạo điều kiện thuận lợi cho người đi bộ và mái che lại có thể nhô ra khỏi chỉ giới đường đỏ. Cụ thể, trong trường hợp ở độ cao 3,5m so với mặt hè thì mái đón, mái hè phố (mái che) có thể nhô ra khỏi chỉ giới đường đỏ và vươn ra độ dài tới khi cách mép vỉa hè tối thiểu 0,6m nếu mái che là phần nhô ra không cố định. Tuy nhiên thế nào là mái che là bộ phận cố định của nhà và thế nào là mái che là phần nhô ra không cố định thì lại không quy định cụ thể. Nếu mái che là phần nhô ra không cố định nhưng lại để cố định liên tục thì có được phép không thì lại không có hướng dẫn cụ thể do đó rất khó trong công tác quản lý. Có thể nói chính sự thiếu hụt về cơ sở hạ tầng và công tác quản lý, quy hoạch của nhà nước đã hình thành ý thức vi phạm của các chủ thể trong việc sử dụng lòng đường, vỉa hè. Đối với hành vi chiếm dụng lòng đường đô thị hoặc hè phố làm nơi trông, giữ xe bị xử phạt từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với tổ chức (nếu chiếm dụng dưới 05 m2 còn từ 05 m2 trở lên thì có mức phạt khác), bên cạnh xuất phát từ lợi ích của chủ thể vi phạm nhưng cũng phải nhìn nhận thực tế là nhu cầu sử dụng phương tiện giao thông như xe ô t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_xu_phat_vi_pham_hanh_chinh_ve_su_dung_khai_thac_tro.pdf
Tài liệu liên quan