Luận văn Ý thức phái tính trong thơ nữ đương đại (khảo sát qua hai tác giả Tuyết Nga và Phạm Thị Ngọc Liên)

PHẦN MỞ ĐẦU. 4

1. Lí do chọn đề tài . 4

2. Lịch sử vấn đề. 7

3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu. 12

4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu. 13

5. Phương pháp nghiên cứu. 13

6. Cấu trúc luận văn. 14

CHƯƠNG I TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ PHÁI

TÍNH TRONG TIẾN TRÌNH THƠ VIỆT NAM VÀ SỰ NGHIỆP SÁNG

TÁC CỦA TUYẾT NGA, PHẠM THỊ NGỌC LIÊN. 14

1.1. Giới thuyết về phái tính và nữ quyền. 14

1.1.1. Ý thức phái tính. 14

1.1.2. Ý thức nữ quyền - một khái niệm liên quan . 16

1.2. Sự hình thành và phát triển ý thức phái tính trong thơ Việt Nam qua các

thời kỳ.

1.2.1. Ý thức phái tính trong thơ dân gian.

1.2.2. Ý thức phái tính trong thơ trung đại .

1.2.3. Ý thức phái tính trong thơ hiện đại.

1.3. Hành trình sáng tác của hai tác giả Tuyết Nga và Phạm Thị Ngọc Liên.

1.3.1. Tuyết Nga.

1.3.2. Phạm Thị Ngọc Liên.

CHƯƠNG 2 BIỂU HIỆN Ý THỨC PHÁI TÍNH TRONG THƠ TUYẾT

NGA VÀ PHẠM THỊ NGỌC LIÊN.

2.1. Ý thức về cái tôi bản thể .

2.1.1. Ý thức về vẻ đẹp nữ tính.

2.1.2. Ý thức về vẻ đẹp cá tính .

pdf22 trang | Chia sẻ: anan10 | Lượt xem: 722 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Ý thức phái tính trong thơ nữ đương đại (khảo sát qua hai tác giả Tuyết Nga và Phạm Thị Ngọc Liên), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
..... Error! Bookmark not defined. 3.4.2. Ngôn ngữ thơ táo bạo và phá cách.......... Error! Bookmark not defined. KẾT LUẬN ......................................................... Error! Bookmark not defined. TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 17 5 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Trong suốt chiều dài hình thành và phát triển lịch sử - xã hội, dân tộc ta chịu ảnh hưởng lớn bởi tư tưởng trọng nam khinh nữ, đề cao vị thế của người đàn ông và đánh giá thấp vị trí của người phụ nữ. Bàn về vấn đề trọng nam khinh nữ trong văn hóa Việt, Phan Kế Bính viết: "Tục ta trọng nam khinh nữ thì là một tục trái hẳn với cách văn minh... Tục ta thì phần nhiều áp chế đàn bà quá. Có người coi vợ như kẻ ăn người ở, nào là bắt sửa túi nâng khăn, nào là bắt cơm dâng nước tiến, nào là bẻ hành bẻ tỏi, nào là bắt nhặt bắt khoan. Chồng ăn chơi như phá không sao, vợ xểnh ra một chút đã sinh ra ỏm tỏi; chồng chim chuột như quỷ thì chẳng hề gì, vợ động đi đâu một lúc thì sinh ra ngờ vực, ấy là trái với đạo công bằng. Tục ta buộc cho đàn bà một chữ trinh mới lại nghiệt nữa. Đã đành trinh tiết là một nết rất qu{ ở Á Đông ta, không có thể sao bỏ được, nhưng thủ trinh với chồng cốt ở trong bụng, chứ giữ gìn từng li thì tựa như đàn ông quá hà khắc..." [5,181]. Tư tưởng Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô chịu ảnh hưởng nặng nề từ quan niệm Nho giáo, bám riết lấy nhận thức của con người, len lỏi vào mọi khía cạnh của đời sống. Sự kì thị về giới tính mang đến sự chênh lệch về quyền lợi và vị trí giữa nam và nữ, khiến người phụ nữ luôn khép mình trong những khuôn khổ khắt khe của lễ giáo phong kiến. Tuy vậy, xét về vai trò chính trị và mọi mặt trong đời sống xã hội, ngƣời phụ nữ có đầy đủ khả năng và trí lực để có đƣợc vị trí ngang bằng với ngƣời đàn ông. Họ yêu cầu sự thừa nhận và coi trọng nhƣ nhau các đặc điểm giống và khác nhau giữa phụ nữ và nam giới. Phụ nữ và nam giới có vị thế bình đẳng, có cùng điều kiện để phát huy hết khả năng và thực hiện các nguyện vọng của mình. Họ có cơ 6 hội bình đẳng để tham gia, đóng góp và thụ hƣởng các nguồn lực xã hội và thành quả phát triển, đƣợc bình đẳng trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình. Trong xã hội hiện đại, ngƣời phụ nữ tự ý thức đƣợc giá trị của bản thân mình, dám đứng lên đòi quyền quyết định và khẳng định khả năng của bản thân cũng nhƣ của giới. 1.2. Phong trào nữ quyền trên thế giới đƣợc khởi phát vào năm 1789 tại Paris khi một nhóm phụ nữ xông vào trụ sở Quốc dân Đại hội đòi bình quyền sau khi cuộc cách mạng tƣ sản Pháp bùng nổ. Kể từ phát súng đầu tiên này, phụ nữ trên khắp thế giới đã lần lƣợt đứng lên giành lấy quyền bình đẳng và tích cực tham gia vào mọi hoạt động văn hoá, chính trị, xã hội nhằm khẳng định quyền lực giới. Đây là cơ hội để chủ nghĩa nữ quyền ra đời. Chủ nghĩa nữ giới hay chủ nghĩa nữ quyền, chủ nghĩa duy nữ là một tập hợp của các phong trào và ý thức hệ nhằm mục đích xác định, xây dựng và bảo vệ quyền lợi chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội bình đẳng cho phụ nữ. Điều này bao gồm việc tìm cách thiết lập cơ hội bình đẳng cho phụ nữ trong giáo dục và việc làm. Ngƣời theo chủ nghĩa nữ giới là ngƣời vận động hoặc ủng hộ các quyền và bình đẳng của phụ nữ. Các vấn đề thƣờng liên quan với khái niệm quyền của phụ nữ bao gồm: cơ thể toàn vẹn và tự chủ; quyền đƣợc giáo dục và làm việc; đƣợc trả lƣơng nhƣ nhau; quyền sở hữu tài sản; tham gia vào các hợp đồng hợp pháp, tổ chức các cơ quan công quyền; quyền bầu cử; quyền tự do kết hôn, bình đẳng trong gia đình và tự do tôn giáo. Lý thuyết nữ giới chủ nghĩa, nổi lên từ phong trào nữ giới chủ nghĩa, nhằm mục đích để hiểu bản chất của bất bình đẳng giới bằng cách kiểm tra vai trò xã hội của phụ nữ và kinh nghiệm sống. Những nhà hoạt động nữ giới chủ nghĩa vận động cho quyền của phụ nữ - chẳng hạn nhƣ trong luật hợp đồng, tài sản, và bỏ phiếu - trong khi cũng thúc đẩy sự toàn vẹn thân thể, quyền tự chủ, và quyền sinh sản cho phụ nữ. Các chiến dịch nữ quyền đã thay đổi xã hội, đặc biệt là ở phƣơng 7 Tây, bằng cách đạt đƣợc quyền bầu cử của phụ nữ, trung lập giới tính bằng tiếng Anh, bình đẳng lƣơng cho phụ nữ, quyền sinh sản cho phụ nữ, và quyền đƣợc ký kết hợp đồng và tài sản riêng. Những ngƣời theo chủ nghĩa nữ giới đã làm việc để bảo vệ phụ nữ và trẻ em gái khỏi bạo lực gia đình, quấy rối tình dục và tấn công tình dục. Họ cũng đã ủng hộ cho các quyền tại nơi làm việc, bao gồm nghỉ thai sản, và chống lại các hình thức phân biệt đối xử đối với phụ nữ. 1.3. Trong văn học, vào những năm giữa thế kỷ XX, lý thuyết nữ quyền và văn học nữ quyền lần đầu tiên đƣợc đề cập đến. Cho đến nay, cả phƣơng Tây và phƣơng Đông đã có không ít học giả, nhà văn, nhà nghiên cứu đi sâu vào tìm hiểu vấn đề này. Ở Việt Nam, tƣ tƣởng nữ quyền tuy chƣa phát triển mạnh thành trào lƣu nhƣ các nƣớc phƣơng Tây, nhƣng có thể nói từ rất sớm, vấn đề vị trí và vai trò của ngƣời phụ nữ đã đƣợc quan tâm trong văn học. Thơ ca cũng mở rộng cánh cửa của mình để chào đón các cây bút nữ. Sự xuất hiện ồ ạt của các nhà thơ nữ cùng với sự ra đời dồn dập của các tuyển tập thơ nữ đã thổi một luồng gió mới cho thơ ca Việt Nam sau 1975, góp phần tô điểm cho diện mạo nền văn học, lấy lại thế cân bằng trong sáng tác của các tác giả nam và nữ. Thậm chí, nhà văn Võ Phiến đã cho rằng chúng ta đang có một nền văn chƣơng đổi phái tính. Trong văn học nữ, ngƣời cầm bút giờ đây đã tự ý thức cao về bản thân, về giới của mình trong sự khác biệt với phái nam, tự tìm cho mình những đặc trƣng riêng, những dấu ấn riêng. 1.4. Việc tìm hiểu những biểu hiện của ý thức phái tính trong văn học Việt Nam sau 1975 nói chung và thơ nữ nói riêng cần phải xuất phát từ một tác giả cụ thể. Trong khuôn khổ luận văn, chúng tôi đi sâu vào tìm hiểu các sáng tác của hai tác giả: Tuyết Nga và Phạm Thị Ngọc Liên. Lựa chọn hai tác giả này, chúng tôi muốn đi từ hai cây bút trƣởng thành trong giai đoạn chuyển mình của nền văn học, sớm đã có những tìm tòi và cách nhìn mới về thơ ca và cuộc sống, 8 những trải nghiệm độc đáo và táo bạo của riêng mình, giành đƣợc nhiều tình cảm của độc giả và có những biểu hiện khá rõ nét về ý thức phái tính . Với đề tài "Ý thức phái tính trong thơ nữ đương đại (Khảo sát qua hai tác giả Tuyết Nga và Phạm Thị Ngọc Liên), chúng tôi hy vọng đóng góp vào việc khẳng định những thành tựu của văn chƣơng nữ quyền nói riêng và văn học Việt Nam đƣơng đại nói chung. Đây cũng là bƣớc tìm hiểu sâu hơn thế giới nghệ thuật của hai nhà thơ Tuyết Nga và Phạm Thị Ngọc Liên - hai ngƣời phụ nữ với hành trang không hề nhẹ nhƣng đã bƣớc đi vững vàng trên suốt con đƣờng văn chƣơng của mình để khắc lại những dấu ấn trong lòng độc giả. 2. Lịch sử vấn đề 2.1. Về phái tính và phái tính trong thơ nữ Cùng với nhiều hƣớng nghiên cứu mới, những năm gần đây, văn học đƣợc tiếp cận dƣới một góc độ khá mới mẻ: góc độ phái tính/ giới tính. Trào lƣu văn học nữ quyền trên thế giới ảnh hƣởng không nhỏ tới văn học Việt Nam, nhất là trong thời đại giao lƣu văn hoá toàn cầu nhƣ hiện nay. Chúng tôi xin đƣợc điểm qua những công trình nghiên cứu về phái tính ở nƣớc ta hiện nay. Năm 2000, trên website tienve.org dành chuyên mục số 4 để nói về vấn đề "Tình yêu, tình dục và vấn đề phái tính trong văn học" với các bài viết về phái tính nhƣ "Phụ nữ và văn chương" của Châm Khanh, "Văn tự và phái tính" của Tú Ân, "Phái tính trong ngôn ngữ học và văn học" của Phan Việt Thuỷ, "Chuyện hiếp dâm và vấn đề phái tính trong văn học Việt Nam" của Nguyễn Hƣng Quốc. Trong bài viết của mình, Nguyễn Hƣng Quốc đã khẳng định: "Các nhà nữ quyền luận đã nhìn con người trước hết như một phái tính: người ta viết và đọc bao giờ cũng như một người nam hoặc như một người nữ chứ không bao giờ như một con người chung chung" [45]. Châm Khanh kết luận: "Ai cũng biết nam giới và nữ giới khác nhau rất nhiều phương diện, từ cách ăn, cách mặc, cách giải trí đến cách cảm xúc, cách suy nghĩ và cách ứng xử trong cuộc sống Nếu giữa hai phái có một sự khác 9 biệt sâu rộng như vậy thì trong lĩnh vực văn chương chắc chắn họ cũng rất khác nhau" [44]. Chủ yếu các bài nghiên cứu đề cập đến vấn đề phái tính ở góc độ nữ quyền tức là sự bất bình đẳng về phái tính trong ngôn ngữ, sự kì thị phái tính biểu hiện trong văn học. Bản thân phái tính, ý thức của ngƣời cầm bút về phái tính và cách thể hiện trong tác phẩm chƣa đƣợc tác giả đề cập đến. Năm 2006, Nguyễn Đăng Điệp với bài viết "Vấn đề phái tính và âm hưởng nữ quyền trong văn học Việt Nam" đã tìm cách lý giải sự khác biệt giới tính ảnh hƣởng đến cách nhìn nhận thế giới và lý giải thế giới bằng con mắt và đặc trƣng giới mình. Tác giả điểm qua lịch sử văn học dân tộc trƣớc 1975 để thấy đƣợc sự "thay đổi rất lớn về ý thức phái tính và thái độ đề cao vai trò của nữ giới". Cuối cùng, tác giả đi tới khẳng định: "Vấn đề phái tính và âm hưởng nữ quyền chủ yếu nằm trong hệ tư tưởng chung của thời đại chứ chưa trở thành mối quan tâm thực sự của nhà văn với tư cách là người thiết tạo nên những tư tưởng nghệ thuật riêng của mình" [46]. Nhận định về sự phát triển của văn học sau đổi mới, tác giả dùng khái niệm "văn học nữ tính" đồng thời chỉ ra những nguyên nhân, dấu hiệu cơ bản của âm hƣởng nữ quyền trong các tác phẩm. Nhìn chung, bài nghiên cứu chủ yếu âm hƣởng nữ quyền trong văn học chứ chƣa chú trọng nhiều đến khái niệm phái tính. Bài viết này của Nguyễn Đăng Điệp thực ra muốn mở rộng cánh cửa chào đón những nghiên cứu về phái tính và về văn học nữ quyền. Theo tác giả, văn học Việt Nam đƣơng đại hiện nay mới chỉ có âm hƣởng nữ quyền và nó thể hiện trên bốn phƣơng diện: "ngôn ngữ quyết liệt không kém gì nam giới; công khai xét lại lịch sử và các điển phạm nghiên thuật bằng cái nhìn riêng của cá nhân và giới nữ; công khai bày tỏ thái độ chống lại sự lệ thuộc vào thế giới đàn ông và dám xông vào các đề tài tình dục; tuy quyết liệt nhưng hơi ấm nữ tính vẫn được "bảo lưu một cách vô thức" [46]. 10 Cũng bắt đầu từ khoảng thời gian năm 2006, những nghiên cứu về phái tính trong văn học nữ trong nƣớc xuất hiện ngày một nhiều, trong đó có khuynh hƣớng nghiên cứu văn học nữ thiên về dục tính/sex. Sau sự ra đời của hàng loạt tác phẩm gây sốc trên văn đàn, trên các báo, các trang mạng lập tức xuất hiện nhiều bài viết về sex trong văn học nói chung và trong văn học nữ nói riêng. Trang Vietnamnet mở cả một chuyên đề về sex trong văn học. Nói là chuyên đề nhƣng thực ra các cây bút góp mặt lại viết khá tản mạn bằng những quan điểm chủ quan và không có sự phân tích một cách chi tiết, cụ thể. Đối tƣợng chủ yếu mà các tác giả hƣớng tới là sex trong văn học nữ với những bài viết nhƣ: Tính dục trong văn học hôm nay, Dục tính và những ranh giới mong manh (Nguyễn Huy Thiệp), Văn học sex: chấp nhận để tìm cách đổi khác? (Vƣơng Trí Nhàn), Lịch sử, văn hoá và sex trong văn chương (Nguyễn Hoà) Hầu hết, trong những bài viết này, sex đƣợc đánh giá dựa vào quan điểm đạo đức chứ chƣa nâng đƣợc vấn đề sex trong văn học nữ thành vấn đề phái tính. Đó là khuynh hƣớng có khả năng đánh đồng phái tính trong văn học là dục tính. Năm 2011, Tạp chí Văn học số 9 đăng bài viết Ý thức phái tính trong văn xuôi nữ đương đại của Nguyễn Thị Bình đã chỉ ra những biểu hiện của ý thức phái tính trong những tuyên ngôn về viết, qua những nhân vật và ngôn ngữ đậm ý thức phái tính, kiến tạo nên thứ ngôn ngữ của ý thức phái tính trong tác phẩm. Đây là công trình mang tính hệ thống về vấn đề ý thức phái tính trong văn học đƣơng đại, nhƣng không phải trong thơ mà là trong văn xuôi nữ. Tuy nhiên, trong khuôn khổ của một bài viết có tính chất gợi mở vấn đề, nhà nghiên cứu Nguyễn Thị Bình cũng chỉ dừng lại ở việc đề cập đến việc các nhà văn nữ xử lý mối quan hệ giữa nhân vật nữ với nghiệp viết, giữa nhân vật nữ với nhân vật nam, nhân vật nữ với vấn đề tình dục và đƣa ra một số biểu hiện của một thứ ngôn ngữ mang màu sắc phái tính trong văn xuôi nữ. Sự nhận diện, lý giải về vai trò của ý thức phái tính đối với hoạt động sáng tạo của văn chƣơng nữ giới của tác giả Nguyễn Thị Bình mới chỉ cung 11 cấp cho ngƣời đọc một vài điểm nhìn trong quá trình khám phá bức tranh đa diện về thới giới qua con mắt những ngƣời phụ nữ vốn vô cùng bí ẩn. Nhƣ vậy, qua những tài liệu mà chúng tôi có đƣợc, có thể thấy vấn đề phái tính trong văn học gần đây đã đƣợc các nhà nghiên cứu quan tâm hơn. Tuy nhiên, khoảng trống của vấn đề còn rất lớn. Thực tế văn học đã và đang đòi hỏi, tạo cơ hội cho những ngƣời nghiên cứu trẻ đóng góp tiếng nói của mình. 2.2. Về thơ nữ đương đại và Tuyết Nga, Phạm Thị Ngọc Liên Sau 1975, trên thi đàn dân tộc, ngƣời ta thấy một hợp âm mới , lúc đằm thắm ngọt ngào, lúc ngậm ngùi xót xa, lúc chát chúa và gai góc. Những tiếng thơ ấy dễ đi vào lòng ngƣời, dễ khơi gợi đƣợc sự đồng cảm và yêu mến. Tuy chƣa đạt đƣợc những thành tựu thực sự xuất sắc nhƣ các tác giả nam nhƣng các cây bút nữ đã tạo cho mình những ấn tƣợng riêng và càng về sau càng thu hút đƣợc sự chú ý quan tâm của các nhà nghiên cứu phê bình văn học. Có thể tìm đƣợc rất nhiều các bài viết về thơ nữ sau 1975 nói chung và về thơ của từng tác giả nữ sau 1975 nói riêng trong lời giới thiệu của các tuyển tập thơ, các tập thơ, trong các chuyên luận khoa học, các bài báo, tạp chí, các công trình nghiên cứu, khoá luận tốt nghiệp, luận văn thạc sĩ, Điều đó chứng tỏ sức chinh phục và ảnh hƣởng sâu rộng của thơ nữ đƣơng đại. Trên thi đàn thơ ca đương đại, Tuyết Nga xuất hiện không ồn ào, nhưng lại thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu, phê bình, các nhà văn, nhà thơ. Thơ Tuyết Nga cuốn hút người đọc bởi những ẩn ngầm sâu xa bên trong con chữ, càng đọc càng thấy lôi cuốn, càng đọc càng bị cuốn vào thế giới nghệ thuật đầy sức gợi. Cho đến nay, chưa có một công trình hệ thống và đầy đủ về thơ Tuyết Nga nhưng đã có nhiều bài viết, bài phê bình nhìn nhận, đánh giá về thơ Tuyết Nga một cách rõ nét, khu biệt và độc đáo. 12 Có rất nhiều bài nghiên cứu, phê bình tập trung vào việc khẳng định tài năng thơ ca của Tuyết Nga: Bình Nguyên Trang trong bài viết Tuyết Nga, một mình một góc khuất đã nhận xét: “Thơ Tuyết Nga dù không gây sốc nhưng lại có khả năng len lỏi trong trí nhớ người đọc bằng sự tinh tế và đằm sâu của một tâm hồn thành thật, không xiêm áo, cầu kz. Thơ của chị giống như hương của một loài hoa, rất khiêm nhường ẩn sâu trong đám lá, cần tri âm của những người đủ bình tĩnh trong cuộc kiếm tìm” [47]. Nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo trong bài viết Tuyết Nga - Ảo giác vết thương chìm lại nhận xét: “Trong khi không ít người làm thơ thi nhau chạy đua về số lượng đầu sách thì Tuyết Nga lặng lẽ đứng về phía nỗi đau, chăm chút cho từng câu thơ, từng cảm xúc bất thường chợt đến. Có những khoảng trống không thể vội vã lấp đầy. Trầm tĩnh và bình tĩnh cũng là cách thơ của Tuyết Nga”[48]. Là người nối tiếp Xuân Quznh, Lâm Thị Mỹ Dạ, Phan Thị Thanh Nhàn, Ý Nhi, nhưng lại không trẻ và gây chấn động như Vi Thuz Linh, Phan Huyền Thư, bên cạnh Tuyết Nga còn có Phạm Thị Ngọc Liên. Công trình nghiên cứu về thơ Phạm Thị Ngọc Liên đến nay chưa có nhiều và thực sự hệ thống, chúng tôi chỉ xin trích dẫn những nhận định để hướng đến cái nhìn chung nhất về tác giả. Năm 1989, Chim Trắng vẽ những nét đầu tiên về Phạm Thị Ngọc Liên trên văn đàn qua bài nhận định Từ: "Đối với làng thơ, Phạm Thị Ngọc Liên đã xuất hiện như một cô bé, nhưng khi đọc thơ chị, trước mắt tôi cứ hiển hiện hình bóng của một người đàn bà đang đi trong cơn bão rớt của tình yêu, mái tóc rối bời, giọt mưa đời và giọt lệ của chính chị đan chéo vào nhau, còn đôi mắt thì no nê nỗi đau và căm hận". [24,7] 13 Năm 1992, trong Hình dung về Phạm Thị Ngọc Liên, nhà thơ Ý Nhi đã nhận xét: "Phạm Thị Ngọc Liên, qua các bài thơ của chị, là một người phụ nữ (hiển nhiên là đẹp) khao khát được yêu thương hết mình, khao khát được dâng hiến trọn vẹn, khao khát được chia sẻ đến cùng. Chị không chịu đựng được sự nửa vời, sự yếu đuối, sự toan tính. Mà cuộc đời thì quá nhiều nửa vời, quá nhiều yếu đuối, quá nhiều toan tính". [23,162] Như vậy, có thể thấy rằng trong những bài viết, nghiên cứu về thơ Tuyết Nga, Phạm Thị Ngọc Liên, các nhà nghiên cứu phê bình đã có những đóng góp nhất định trong việc phát hiện những nét đặc sắc trong thơ của hai nhà thơ này. Tuy nhiên, những bài viết này mới chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu một vài khía cạnh riêng lẻ chứ chưa có một chuyên luận nào đi sâu vào nghiên cứu thơ Tuyết Nga, Phạm Thị Ngọc Liên mà cụ thể là tìm hiểu về { thức phái tính trong thơ. Chính vì vậy chúng tôi đi vào phạm vi đề tài còn bỏ ngỏ này. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng khảo sát, nghiên cứu của luận văn là các tập thơ đã xuất bản của hai tác giả: Tuyết Nga và Phạm Thị Ngọc Liên: - Ảo giác, Tuyết Nga, Nxb Hội nhà văn, 2002 - Hạt dẻ thứ tư, Tuyết Nga, Nxb Văn học, 2008 - Viết trước tuổi mình, Tuyết Nga, Nxb Nghệ An, 1992 - Biển đã mất, Phạm Thị Ngọc Liên, Nxb Hội Nhà văn, 1990 - Em muốn giăng tay giữa trời mà hét, Phạm Thị Ngọc Liên, Nxb Hội Nhà văn, 1992 - Những vầng trăng chỉ mọc một mình, Phạm Thị Ngọc Liên, Nxb Trẻ, 1989 - Thức đến sáng và mơ, Phạm Thị Ngọc Liên, Nxb Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh, 2004 14 3.2. Phạm vi nghiên cứu Trong luận văn, chúng tôi chỉ tìm hiểu những vấn đề liên quan đến ý thức phái tính và những biểu hiện của nó trong thơ Tuyết Nga, Phạm Thị Ngọc Liên ở mặt nội dung: { thức về cái tôi bản thể, { thức về tình yêu, { thức về cuộc sống, xã hội, và trong hình thức: qua hệ thống biểu tượng, thể thơ, ngôn ngữ, 4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 4.1. Mục đích Thông qua việc tìm hiểu Ý thức phái tính trong thơ nữ đương đại (khảo sát qua hai tác giả Tuyết Nga và Phạm Thị Ngọc Liên), chúng tôi muốn tìm ra những biểu hiện của { thức phái tính trong tác phẩm trên các bình diện. Từ đó, chúng tôi muốn góp phần khẳng định đóng góp của các tác giả đối với việc tạo nên diện mạo phong phú, đặc sắc của thơ ca đương đại; đồng thời bước đầu nhìn nhận một trong những đặc điểm tiêu biểu của thơ nữ Việt Nam sau 1975: viết với { thức của một người nữ. 4.2. Nhiệm vụ - Tìm hiểu những vấn đề mang tính l{ luận chung về phái tính và { thức phái tính trong văn học Việt Nam. - Nghiên cứu, tìm hiểu những biểu hiện của { thức phái tính trong thơ Tuyết Nga và Phạm Thị Ngọc Liên trên các bình diện của tác phẩm, từ quan niệm nghệ thuật chi phối đề tài, chủ đề đến những lựa chọn về biểu tượng, ngôn ngữ, nhằm biểu hiện { thức phái tính của nhà thơ. 5. Phương pháp nghiên cứu Luận văn tiếp cận đề tài bằng nhiều phương pháp - truyền thống và hiện đại, trong đó kết hợp chủ yếu các phương pháp sau: - Phương pháp thống kê - phân loại - Phương pháp phân tích - tổng hợp 15 - Phương pháp so sánh - đối chiếu 6. Cấu trúc luận văn Ngoài các mục Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, luận văn gồm 03 chương: Chương 1: Tổng quan về { thức phái tính trong tiến trình thơ Việt Nam và sự nghiệp sáng tác của Tuyết Nga, Phạm Thị Ngọc Liên Chương 2: Biểu hiện { thức phái tính trong thơ Tuyết Nga và Phạm Thị Ngọc Liên Chương 3: Nghệ thuật thể hiện { thức phái tính trong thơ Tuyết Nga và Phạm Thị Ngọc Liên CHƯƠNG I TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ PHÁI TÍNH TRONG TIẾN TRÌNH THƠ VIỆT NAM VÀ SỰ NGHIỆP SÁNG TÁC CỦA TUYẾT NGA, PHẠM THỊ NGỌC LIÊN 1.1. Giới thuyết về phái tính và nữ quyền 1.1.1. Ý thức phái tính Thuật ngữ phái tính được sử dụng nhiều và phổ biến trên nhiều lĩnh vực, nhưng cho đến nay, vẫn chưa có một định nghĩa chính xác, toàn diện và thống nhất về thuật ngữ này. Phái tính trước hết là khái niệm để chỉ sự khác biệt về thuộc tính của giới (giữa hai giới nam và nữ) trên nhiều phương diện sinh l{, tâm l{, hành động, chức năng xã hội Nói đến phái tính trước hết là nói tới sự khác biệt mang tính chất sinh học về đặc trưng của giới tính nam và nữ. Đồng thời sự khác biệt thiên về thuộc tính tự nhiên sẽ bước đầu in dấu trong tư duy, { thức. 16 Do đó, khái niệm phái tính dùng để chỉ { thức hệ mà ở đó con người tự { thức và đề cao được giới phái của mình, nhận thức được tính chất riêng biệt về giới của mình và bình đẳng giới. Cụ thể hơn, nếu chiết tự từ phái tính, ta sẽ nắm được một vài nét nghĩa cơ bản của danh từ mới này. Trước tiên là từ tính. Theo Đại từ điển tiếng Việt do Nguyễn Như Ý chủ biên, tính có thể được hiểu theo ba nghĩa: Một là những đặc trưng tâm l{ ổn định riêng của mỗi người; hai là đặc điểm riêng của sự vật; ba là giới. Ở đây, ta nên hiểu đơn giản từ tính theo nghĩa thứ ba, là yếu tố thuộc về giới. Còn từ phái, cũng theo Đại từ điển tiếng Việt, ở góc độ danh từ, nó có thể được hiểu như một "tập hợp những người đứng ở phía này, phe này hay phía khác, phe khác: chia bè chia phái, các phái đấu tranh gay gắt với nhau" [41,1315]. Người ta hay nói đến các từ như phái nam, phái nữ, phái mạnh, phái yếu, Ở góc độ này, phái là sự tương tác với từ tính, tạo sinh tính thành hai phạm trù rất rõ ràng: tính nam, tính nữ. Hiểu như vậy chúng ta sẽ thấy phái tính là một biến thể mở rộng của giới tính. Như vậy, ở nghĩa sơ khởi, phái tính chính là giới tính, nhưng khái niệm phái tính có nội hàm rộng hơn khái niệm giới tính. Giới tính bị quy chế bởi cách yếu tố sinh l{ và xã hội, còn phải tính hàm chứa trong nó cả { thức của chủ thể về chính giới tính của mình. Nếu giới là một khái niệm khách quan thì phái tính là một khái niệm chủ quan, thuộc về { thức. Ý thức là { thức của con người, nằm trong con người, không thể tách rời con người. Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan, phản ánh bộ óc con người thông qua lao động, ngôn ngữ và các quan hệ xã hội, là một hiện tượng xã hội. Ý thức phái tính là quá trình tự { thức khi con người tự soi lại bản thể để nhận thức về giới của mình, từ đó xác lập quyền bình 17 đẳng giới. Nó bao hàm chủ thể là cả hai giới nam và nữ. Tuy nhiên, do lịch sử phát triển của xã hội và tư duy loài người, người ta thường sử dụng phổ biến thuật ngữ này trong nghiên cứu và tìm hiểu sự tự { thức của giới nữ hay nói rộng hơn là trong nghiên cứu nữ quyền. Cũng cần phân biệt giữa phái tính và tính nữ. Tính nữ, cũng như tính nam là hai vế của giới tính, do giống sẵn có và hoàn cảnh xã hội quyết định tạo nên những nét riêng về tâm l{ cũng như sinh l{ ở cả hai giới. Tuy nhiên, tính nữ cũng không phải là một cái gì tất định và bất biến. Nói như Simone de Beauvior: Người ta không phải sinh ra đàn bà, mà là trở thành đàn bà. Định thức này chỉ ra sự phân biệt giữa hữu thành và sinh thành, hiện thể và chuyển thể, giữa giống, tính và mở rộng hơn, phái tính. Nhìn chung, ở cấp độ này, phái tính có thể được định nghĩa là nữ tính kết hợp với sự tự thức sâu sắc về tính nữ, nhất là trong sự đối sánh với tính nam, một cách tự giác, mạnh mẽ và bình đẳng. 1.1.2. Ý thức nữ quyền - một khái niệm liên quan Trong suốt chiều dài lịch sử phát triển của xã hội loài người, sự khác biệt giữa hai giới nam và nữ luôn luôn tồn tại rõ ràng. Phụ nữ luôn là đại diện cho những điều yếu đuối và thấp kém. Từ thời cổ đại, nhà triết học Aristote đã đề cao người nam và công khai hạ thấp bản chất, xem thường giới nữ. Như vậy từ triết học cổ đại đã tồn tại sự bất bình đẳng giới. Theo Aristote, mọi sự khổ đau mà người phụ nữ phải gánh chịu trên cõi đời này là đều bởi cái thiếu sót tồn tại một cách tự nhiên như quy luật tất yếu trong chính bản chất vốn có của phụ nữ. Do đó, trong cuộc sống, họ chỉ mang thân phận lệ thuộc và ít phẩm chất tốt đẹp hơn nam giới. Ở phương Đông, Khổng Tử và Nho giáo cũng luôn khẳng định bản chất thấp kém của người phụ nữ. Đạo Nho cho rằng "Nhất nam viết hữu/ Thập nữ viết vô", 18 vị trí của người nữ trong xã hội gần như bị phủ định Thân phận của người phụ nữ theo quan niệm truyền thống phương Đông là bị lệ thuộc và phục tùng nam giới, trói buộc bởi tam tòng tứ đức. Người phụ nữ phong kiến Nho giáo không được đi học, tham gia khoa cử và không thể làm quan bởi trí tuệ của đàn bà bị coi là ngu muội và dốt nát. Quan điểm này ăn sâu vào tiềm thức con người, ảnh hưởng sâu sắc đến vai trò, chức năng và vị trí của người phụ nữ trong xã hội. Chính vì vậy, khi nhắc đến sự tự { thức về giới và bình đẳng giới, môt cách hữu nhiên, cũng có nghĩa là sự hướng đến, bênh vực cho vai trò của người phụ nữ và cân bằng cán cân nam - nữ. Trong nhiều nghiên cứu gần đây, khái niệm phái tính thường gắn liền với { thức nữ quyền. Nhìn chung vấn đề { thức phái tính được xác lập từ bình diện cá nhân sau đó được nâng lên thành { thức nữ quyền. Thuật ngữ nữ quyền (Féminisme) do Fourer (1722-1823) đưa ra lần đầu vào năm 1830. Đến năm 1837, khái niệm nữ quyền hay còn gọi là chủ nghĩa nữ quyền chính thức xuất hiện trong từ điển tiếng Pháp. Theo đó, khái niệm

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf02050004416_1864_2006732.pdf
Tài liệu liên quan