Luận văn Yếu tố hiện thực và yếu tố lãng mạn trong sáng tác của Khái Hưng và Nhất Linh thuộc nhóm Tự Lục Văn Đoàn

Nhất Linh quan niệm văn chương phục vụthiết thực cho đời sống xã hội. Do đó, Nhất Linh

đã phần nào thỏa mãn được ý hướng của mình, thành lập Tựlực văn đoàn, dùng báo chí làm

phương tiện vừa đểphá hoại vừa đểxây dựng. Phá hoại những tàn tích cũ đã thoái hóa, đảphá

những hủlậu của chế độgia đình phong kiến, bài xích óc bảo thủ, tôn ti trật tựhà khắc, quan liêu

thủcựu, tham ô quan lại, xây dựng tinh thần tựdo cá nhân, xây dựng đời sống công bằng, bác ái.

Khái Hưng xem nghềvăn, nghềbáo nhưlà nguồn sống cao quý với tâm tư, tình cảm, nhận

thức của văn nhân đểcùng nhau trang trải nỗi niềm. Nhà giáo, nhà báo, nhà văn nhưông , luôn

luôn mang tâm hồn nhân bản đểxây dựng cái hay, cái đẹp nhân cách con ngươi, giá trị đạo đức

trong từng cá nhân, gia đình và xã hội, Khái Hưng vẫn còn khảnăng cống hiến cho đời những đứa

con tinh thần đáng giá. Nhưng tiếc thay cây bút đầy lòng nhân đành dấn thân cho nghiệp dĩ đã bịsát

hại.

pdf126 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2928 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Yếu tố hiện thực và yếu tố lãng mạn trong sáng tác của Khái Hưng và Nhất Linh thuộc nhóm Tự Lục Văn Đoàn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phổ biến trong xã hội. Khái Hưng đã lấy môi trường tôn giáo để biểu hiện tình yêu. Hạnh phúc trong tôn giáo là hẹn ước xa xôi của thiên đường ảo tưởng. Tình yêu đòi hỏi sự giải phóng bản ngã và tôn giáo biến bản ngã thành lệ thuộc, thụ động trước những uy tín thần thánh. Nếu Hồn bướm mơ tiên dựng câu chuyện tình lãng mạn hiện đại lồng vào cảnh tôn giáo, chùa chiền thì Nửa chừng xuân là tác phẩm chống lễ giáo phong kiến khá mạnh và bảo vệ tự do hôn nhân. Đồng thời xuất phát từ thực tế xã hội lúc ấy, ái tình vẫn là mối băn khoăn của những ai đang tuổi yêu đương. Nó đặt ra lắm câu hỏi bồi hồi mà người ta không ngừng tìm lời giải. Đối với họ, ái tình là lẽ sống duy nhất, là hạnh phúc vô song. Khái Hưng đã khơi sâu tâm lý ái tình này và mô tả nó trong tiểu thuyết. Đây cũng là hiện thực tâm trạng của tầng lớp thanh niên bấy giờ. Những phấp phỏng lo âu, những dằn vặt nghi ngờ, những cảm động sung sướng, những ý nghĩ bồi hồi, những ước mơ diễm ảo đều được mô tả tỉ mỉ. Do đó, Khái Hưng đã quyến rũ những độc giả của mình là vì độc giả thấy mình trong tác phẩm. Đó là cái tình lẩn tránh của Lan (Hồn bướm mơ tiên), cái tình trắc trở của Mai (Nửa chừng xuân), cái tình mộc mạc của Liên (Gánh hàng hoa), cái ngây ngô của Vọi (Trống mái), cái tình lẳng lơ của Tuyết (Đời mưa gió), tình của sinh viên, tình của họa sĩ, tình của thiếu nữ mới lớn lên,… tình ở phòng khách, tình trên bãi biển, tình ở nông thôn, tình ở tỉnh lỵ…. Nhiều cá tính, nhiều màu sắc trong tình yêu, mà bao giờ cũng duyên dáng, đậm đà, rất sống. Đương thời, độc giả quên mình rồi lại nhớ mình trên trang tiểu thuyết. Đẹp là câu chuyện gia đình của tầng lớp giàu sang. Những lối sống xa xỉ, ăn chơi ở chốn thị thành xô đẩy các nhân vật đến chỗ phân hóa và một bộ phận không nhỏ đã bị tha hóa. Trong Đẹp, nhân vật chính là Nam, một họa sĩ tài năng và một lối sống không màng đến cuộc sống gia đình. Nam có được nhiều phẩm chất của một nghệ sĩ, say mê nghề nghiệp. Nam có quan hệ bè bạn bền vững, chung thủy và mơ ước một mối tình đẹp. Nam đề cao cái đẹp tuyệt đối: “Cái đẹp và cái lạ như một mộng tưởng, ảo tưởng. Cái lạ cái đẹp mỗi khi đã thấy hay tưởng thấy thì còn gì nữa. Sự thực hiện ra và mộng ảo tan đi”. Tuy nhiên, Nam vẫn không tìm được một hướng đi lâu dài. Về cuộc sống, còn thiếu mục đích sáng tỏ về con đường đi tới mai sau. Đây cũng là tình trạng chung của một lớp nghệ sĩ trẻ trong giai đoạn này. Có thể thấy qua tác phẩm này, Khái Hưng đã phần nào phản ánh không khí của thời thế ở lớp trẻ. Họ vốn là những người tốt, chưa có bản lĩnh và hướng đi ổn định, nhiều ảo tưởng. Có đủ mặt các nhân vật, nào Thuyết nghiêng về lý thuyết, Thư đa ngôn, sách vở, rồi Nguyên luôn nói về dự cảm. Nguyên có dự kiến nói về một cuốn tiểu thuyết có hàng trăm nhân vật: “Tôi sẽ làm hoạt động tới một trăm nhân vật, toàn là nhân vật thực trong xã hội hiện đại, trong đám thanh niên vô lý tưởng của ta…”. Những lời nói trên chưa có những hành động xã hội cụ thể mà chỉ là những ý tưởng thuần túy phản ánh đúng thực trạng của lớp văn nghệ sĩ trẻ khi bước vào đời. Khái Hưng cũng không đẩy những xung đột trong tác phẩm phát triển sâu sắc hơn, phức tạp hơn và cái kết thúc cũng là tốt đẹp. Riêng với Khái Hưng trong thời điểm này tuy có những đổi thay phức tạp về chính trị, xã hội nhưng cũng chưa ảnh hưởng gì nhiều đến trang viết. Tác phẩm Băn khoăn của Khái Hưng muốn nói “băn khoăn” của ai? Một là của Cảnh? Cậu sinh viên trường luật học giỏi nhưng vẫn lởn vởn trong đầu chàng câu hỏi “học để làm gì” ? Và đỗ để làm gì?”. Hai là “băn khoăn” của ông Thanh Đức, xuất thân từ một gia đình buôn bán, cai thầu, kinh doanh và lúc nào cũng chỉ nghĩ đến tiền, đến mỏ, đến đồn điền. Hay cái “băn khoăn” của Hảo muốn sống một cuộc đời nhung lụa với bên cạnh vô số bậc thượng lưu trí thức? Trong câu chuyện Băn khoăn, Phải chăng Khái Hưng đặt ra vấn đề suy nghĩ về lớp trí thức Tây học mới sinh ra sau khi lớp trí thức Nho học đã tàn. Tình thế đó, người trí thức Tây học chạy theo ngay cái mới, hạ bệ cái cũ, và cái mới chói lòa trước mắt họ làm cho họ không nhìn thấy cái gì nữa. Họ lên án nhà Nho thì chính họ lại bước theo con đường đó để đến với Tây và tạo ra một lớp trí thức mất gốc, rơi vào cái thực trạng mà cuốn Băn khoăn của Khái Hưng đã phản ánh. Lỗi lầm của tầng lớp trí thức Tây học từ ngay lúc đầu đã gây ra, đưa đến hiện trạng tha hóa? Với lớp người như thế, với tư tưởng như thế, họ làm sao không thất bại, phải chăng đó chính là điều “băn khoăn” trong hiện thực tâm trạng của Khái Hưng? Nhưng chúng ta tự hỏi : vì sao giữa lúc bước chân vào cuộc tranh đấu cách mạng mà Khái Hưng lại viết được Băn khoăn? Không hề có ảnh hưởng giữa đời sống và tư tưởng tác giả với tác phẩm sao? Khách quan mà nói thì Băn khoăn cũng phản ánh được phần nào tình trạng bế tắc, khủng hoảng về tinh thần của một bộ phận tiểu tư sản trí thức thành thị sống buông thả trong đam mê và khoái lạc. Lan Hương, nhân vật nữ cao thượng thường thấy trong tác phẩm Khái Hưng, đã có lúc “băn khoăn”, khi thấy đám thanh niên sống không mục đích, hay với mục đích chơi bời, phóng đãng thì ghê sợ và tiếc cho họ nữa…. Những bậc thanh niên trí thức mà chịu làm việc, làm việc với lòng tín ngưỡng thì hay biết bao, có ích cho đồng bào biết bao?”. Phải chăng đây cũng là “băn khoăn” của Khái Hưng, những ngày tham gia hoạt động chống Pháp trong đảng Đại Việt dân chính thân Nhật? 2.2.4. Hiện thực trong miêu tả phong tục và tính cách nhân vật Tiểu thuyết “Gia đình” của Khái Hưng là một bức tranh phong tục và tâm lý về một gia đình giàu có của gia đình ông Án Báo. Bằng một sự quan sát tinh tế và cái nhìn hiện thức sắc sảo, Khái Hưng đã miêu tả một cách chân thực tâm lý hám danh, ngay cả những việc nhỏ nhặt nhất trong gia đình ông Án Báo qua các nhân vật Phụng, Nga, Huyện Viết, ông bà Án Báo…. Đây không phải là một cuộc sống cá biệt mà là một bức tranh tiêu biểu của đời sống con người, nhất là của xã hội thượng lưu. Điều này có nét giống với “nguyên tắc sáng tác của chủ nghĩa hiện thực” chăng, khi mà “cơ sở của nó là các tính cách và hoàn cảnh trong tác phẩm nghệ thuật được cắt nghĩa ở bình diện xã hội – lịch sử…?” (73.281). Đặc biệt, Khái Hưng đã phanh phui xã hội quan trường thối nát với tất cả sự trâng tráo và bỉ ổi của nó. Khái Hưng miêu tả con đường thăng quan tiến chức của Huyện Viết cũng đồng thời là con đường tha hóa về nhân cách của nhân vật này: “Ngồi trong ô tô, Viết cười một mình. chàng không còn hổ thẹn với lương tâm như thời mới xuất chính nữa. Tàn ác lâu ngày trở thành thói quen…. Hễ thấy bạn đồng nghiệp nào hơi gìn giữ, hơi có lòng liêm sỉ là chàng liệt ngay vào hạng giả đạo đức” và “muốn làm một ông quan tốt chỉ có một cách chịu khổ, chịu sở, chịu thiếu thốn” (Gia đình). Cùng với “Gia đình” thì “Thừa tự” cũng là một tác phẩm thường được xếp chung vào loại tiểu thuyết viết về những khía cạnh phong tục của gia đình cũ Việt Nam. Nếu “Gia đình” là một bức biếm họa về công danh, phú quý, về con đường làm quan thì “Thừa tự” lại vạch trần những mưu mô, dối trá, lừa lọc và những toan tính rất vụn vặt nhưng cũng rất con người trong một gia đình quyền quý. Món “thừa tự” mà bà Ba đưa ra có một sức mạnh ghê gớm. Nó có thể làm cho con người vốn đang sống đùm bọc và yêu thương bỗng xoay ra thù ghét, chì chiết lẫn nhau. Nó làm cho một người “tu hành” như sư Giáp phải dùng những lời lẽ đãi bôi để lấy lòng người có của. Miếng mồi “Thừa tự” khiến cho con người không còn nhìn thấy lẽ phải và đạo lý, ngay cả trong tình yêu ở những người có học. Song, miếng mồi đó chỉ là ảo tưởng, và tất cả những người lao vào cuộc thực sự chỉ là những kẻ đáng thương. Xét về tính cách nhân vật thì trong tác phẩm Hồm bướm mơ tiên, Khái Hưng đã xây dựng tính cách nhân vật Lan có những mặt phát triển chân thực và hợp lý. Tính cách của chú tiểu Lan bị hai mãnh lực ái tình và tôn giáo lôi kéo mà “hai cái mãnh lực ấy lại tương đương nên tâm trí chú càng bị thắt chặt vào hai tròng. Đến với tình yêu, Lan sung sướng và thấy đúng với bản chất và những mong muốn của lòng mình nhưng rồi Lan lại cảm thấy như có tội với đức Phật tổ và những lời hứa dứt bỏ cuộc sống trần tục. Còn Ngọc tôn thờ ái tình mang nhiều tính chất lãng mạn, ảo tưởng “thờ ở trong tâm trí cái linh hồn dịu dàng của Lan” và nguyện “suốt đời tôi, tôi không lấy ai, chỉ sống trong thế giới mộng ảo của ái tình lý tưởng, của ái tình bất vong, bất diệt”. Nhận xét về hai tác phẩm Hồn bướm mơ tiên và Nửa chừng xuân, Vũ Ngọc Phan cho rằng: “Cả hai quyển tiểu thuyết Hồn bướm mơ tiên và Nửa chừng xuân đều được rất nhiều phụ nữ trí thức Việt Nam hoan nghênh và như thế không có gì là lạ. Trong đó người ta đã thấy những tính tình, cảnh vật đầy mơ mộng, đẹp đẽ và êm ái rất hợp với tâm hồn người ta”. Trong những cuốn tiểu thuyết lãng mạn như Nửa chừng xuân, Đoạn tuyệt, Đôi bạn… có những cảnh gia đình, những bức tranh xã hội, những chân dung được quan sát và miêu tả chính xác đến từng chi tiết. Nhất Linh và Khái Hưng đã tập trung khám phá, miêu tả mẫu hình nhân vật mới. Đó là hình tượng con người cá nhân cá thể, mà tập trung nhất là hình tượng người trí thức Tây học. Họ là con những ông Tuần, ông Án, bà Phán, bà Huyện, nhưng họ là những nghịch tử, không theo nền nếp Nho giáo, gia huấn, gia đạo, hay tập tục của cổ nhân truyền lại. Họ trẻ trung, học chữ Tây, sống trên phố, trọng tự do cá nhân, trọng nếp sống phương Tây. Đồng thời Nhất Linh, Khái Hưng cũng phê phán bọn quan lại và những tên trọc phú ở nông thôn với ngòi bút sắc sảo có khả năng dựng lên được những bức chân dung sinh động, những tính cách chân thực gắn với cuộc sống thực như : Bà Án, Hàn Thanh trong Nửa chừng xuân; bà Bá, Sư cụ trong Thừa tự, bà Tuần trong Gia đình; bà Phán trong Thoát ly; Nghị Đá trong Những ngày vui…. Có thể nói các tác giả đã khắc họa được những chân dung hiện thực khá độc đáo. Một bà lý Thuận, chuyên đóng vai con mẹ nặc nô đi đòi nợ cho “cụ lớn Án”, một ông Thanh Hương, đầy tớ cụ lớn Án, có hiệu buôn lớn ở Hà Nội, một sư cụ chuyên nịnh nọt và tán tỉnh bà Ba, một mụ mối đã năm mươi tư tuổi nhưng vẫn còn trang điểm chải chuốt theo thói quen của những mụ đồng, đệ tử trung thành ở các cửa đền, cửa phủ…. Bên cạnh đó, tác giả còn dựng lên hình ảnh ông Huyện và ông Phán nhố nhăng, kịch cởm, hách dịch, đanh đá… với lời lẽ châm biếm, gay gắt cho phù hợp với nhân vật đang bị nguyền rủa. Tác giả “Về Tự lực văn đoàn” có một nhận xét tinh tế về nét riêng nhân vật của Gia đình như sau: “Tính cách của mấy nhân vật phụ nữ được xây dựng thành công: Nga hay ghen tỵ, so bì nhưng nhiều lúc dễ thương; Phụng quá quắt, hợm hĩnh và lấn át em chỉ vì chồng là tri huyện; bà Án khôn khéo hơn nham hiểm”. Một nhà phê bình đương thời viết: “Tôi chưa từng thấy trong văn học Việt Nam một nhà văn, kể cả Nhất Linh đã tả người đàn bà một cách xác đáng như Khái Hưng”. Hay có thể khẳng định như Vu Gia: “Ở Gia đình với những An, những Nga, những Huyện Viết, nhưng ông Án Báo v.v… không hiện thực thế nào mới được gọi hiện thực? Qua chặng đường tiểu thuyết của Khái Hưng đến tác phẩm này không thể bảo những nhân vật trong tiểu thuyết của Khái Hưng gần với sự thực hay xa rời sự thực mà chỉ có thể nói những nhân vật ấy “thực một cách sâu sắc” (theo Lược truyện tác giả Việt Nam, NXB KHXH, Hà Nội, 1992). Trong tác phẩm Nửa chừng xuân có sự hiện diện của nhân vật Hàn Thanh. Khái Hưng viết nhiều về nhân vật này, chính hắn đã đẩy Mai bỏ làng quê ra Hà Nội, rồi do đó mà lấy Lộc. Như vậy, trước cải cách ruộng đất, trong văn học Việt Nam bên cạnh Nghị Hách, Nghị Quế, Nghị Lại của các nhà văn hiện thực phê phán, còn có Hàn Thanh của nhà văn lãng mạn. Những trang viết về gia đình bà Án cũng có thể xem là những trang hiện thực. Bà Án trong Nửa chừng xuân, bà Phán trong Thoát ly, bà Ba trong Thừa tự rồi bà Án trong Gia đình, hoàn cảnh mỗi người mỗi khác, tính cách mỗi người cũng mỗi khác, nhưng đều là những người đàn bà điển hình của giai cấp phong kiến và tiểu tư sản trong xã hội Việt Nam buổi ấy. Họ nhỏ nhen, giả dối, ganh tỵ nhau, chèn ép nhau, làm cho nhau đau khổ một cách vô ích. Họ gây ra trong gia đình nhiều bi kịch, nhưng họ lại làm cho người khác thấy họ là hiền lành, phúc hậu. Ở chỗ này, Khái Hưng đi sâu vào tâm lý, tính cách nhân vật, phản ánh xã hội và nếp sống trong các gia đình phong kiến hoặc tiểu tư sản thời ấy. 2.2.5. Bức biếm họa về công danh, quyền lợi, về mối quan hệ mẹ ghẻ con chồng Theo dõi những tiểu thuyết như Nửa chừng xuân, Thoát ly, Thừa tự, ta thấy những tác phẩm này, trước hết vì tính hiện thực khá sắc sảo của nó. Tác giả đưa người đọc vào cái không khí ngột ngạt của đại gia đình phong kiến với những tranh giành quyền lợi vị kỷ nhỏ nhen, những âm mưu tính toán thâm độc hèn hạ, những sinh hoạt hủ bại dưới vẻ bề ngoài quyền quý hào nhoáng. Kèm theo đó là mối xung đột giữa một nếp sống trì trệ ngưng động theo lễ giáo phong kiến và những tư tưởng mới mẻ thanh thoát được đại diện bởi những thanh niên nam nữ thấm nhuần ít nhiều văn hóa Âu Tây. Mối xung đột, mâu thuẫn này là một đặc điểm có tính thời đại của những năm 30, mà tác giả đã nhanh nhạy nắm được, hẳn vì bản thân tác giả cũng là người trong cuộc. Có thể nói rằng thời kỳ đó, với tài năng và tấm lòng của người viết, các tác phẩm đã thành công trong việc hướng người đọc mà chủ yếu là tầng lớp tiểu tư sản thành thị, vào cái yêu cầu, khát vọng đấu tranh đổi mới xã hội, bắt đầu từ trong khuôn khổ gia đình. Thừa tự là truyện một người dì ghẻ – bà Án ba, mà những kẻ nịnh hót vẫn tâng bốc là “cụ lớn” – với mấy người con chồng đã trưởng thành. Bà muốn chọn một người để cho ăn “thừa tự”. Bà ngỏ cái ý về thừa tự ấy với Bỉnh, để chàng này nói lại với hai em. Từ đó, hai cặp vợ chồng Trình và Khoa đâm ra nghi kỵ lẫn nhau. Sau hai bên đều hiểu là hão cả. Mâu thuẫn trong Thừa tự không phải là mâu thuẫn giữa tư tưởng gia tộc truyền thống và chủ nghĩa cá nhân như trong Gia Đình, mà là mâu thuẫn giữa những con người trong gia đình khi quyền lợi cá nhân bị xâm phạm. Quyền lợi cá nhân có thể làm họ xích lại gần nhau hay trở thành thù địch. Mâu thuẫn trong truyện chủ yếu xảy ra giữa bà Ba, Trình và Khoa. Khái Hưng đã khéo quan sát và miêu tả được những cử chỉ, lời nói, điệu bộ, khi kín đáo, khi bộc lộ, khi ngọt ngào, khi mỉa mai châm biếm của các nhân vật nữ. Xung đột không giả tạo mà có cơ sở thực tế của hoàn cảnh, của những cái gọi là “tục” và “lệ” trong gia đình. Khái Hưng cũng tỏ ra sắc sảo khi viết về những chuyện đời thường, những mặt phức tạp trong cuộc sống hằng ngày. Yếu tố hiện thực của Thừa tự là ở chỗ đó. Gia đình giàu có nhưng trở thành bi kịch bởi lòng tham, đố kỵ, giành giựt, tranh nhau chiếm đoạt đất đai để thủ lợi. Rút cục ta thấy gì trong tác phẩm? Sự thiết lập ấy trong gia đình và xã hội Việt Nam, nếu xét đến nguồn gốc cũng đã là vô lý, không đợi đến khi nó biến hình như ngày nay. Ngày nay, người lợi dụng nó coi nó như một miếng mồi đáng đem ra để nhử mà người ta tưởng như không có sự xấu xa và nhục nhã. Phải chăng vì thế mà trong xã hội Việt Nam lại luôn có những cuộc tranh luận, những cuộc âm mưu về thừa tự như thế? Thừa tự đánh dấu một bước phát triển mới của Khái Hưng là có thêm chất thực của đời sống với nếp cảm nghĩ gần gũi với mọi người và những hình ảnh chân thực gợi cảm. Do vậy, “Thừa tự” đã xây dựng được những điển hình thực sự của chủ nghĩa hiện thực, không phải ngẫu nhiên mà ngay từ năm 40 , Vũ Ngọc Phan đã có nhận xét: “Thừa tự vào số những tiểu thuyết phong tục có giá trị…. Một quyển tiểu thuyết về phong tục, do một ngòi bút lão luyện viết, bao giờ cũng là một quyển có giá trị về phong tục lưu truyền” (theo Lược truyện tác giả Việt Nam, NXB KHXH, Hà Nội, 1992). Về mối quan hệ mẹ ghẻ – con chồng thì trong tác phẩm Thoát ly, Khái Hưng đã nêu lên một vấn đề quan trọng trong gia đình phong kiến, một vấn đề tưởng chừng muôn thuở trong xã hội. Người con chồng đó là Hồng. Năm lên 6 tuổi, mẹ chết, Hồng phải sống chung với bố và dì ghẻ, ông bà Phán Trình. Bà Phán là một người dì ghẻ gian ác, nham hiểm, cầm quyền trong gia đình, luôn tìm mọi cách để hành hạ, vùi dập Hồng. Mong muốn duy nhất của Hồng là có chồng để “thoát ly” khỏi gia đình đó nhưng cô vẫn không tìm được cho mình một con đường nào để thoát khỏi người dì ghẻ đó. Cuối cùng, Hồng bất lực trước cuộc sống và tìm đến cái chết để thoát ly cõi đời lầm than, bất hạnh. Có thể tìm thấy ở tiểu thuyết này một khát vọng được giải phóng, một cái tôi cá nhân cần được khẳng định. Toàn bộ tác phẩm là một bức tranh chân thực về cuộc đấu tranh giữa quan niệm cũ và mới, giữa mẹ ghẻ và con chồng trong gia đình cũ. Người đọc có thể tìm thấy trong hơn 200 trang sách nhiều chi tiết chân thực, sinh động, sắc sảo từ việc miêu tả ngoại hình đến nội tâm, sự phát triển hợp logic nội tại của nhân vật… So với giai đoạn trước, Khái Hưng không còn mơ mộng, lãng mạn ở những câu chuyện tình xa xôi mà trở về với cuộc sống thực của đời sống gia đình đang chịu những tác động của xã hội. Khi cuộc đấu tranh đòi tự do hôn nhân đã tạm giải quyết xong thì vấn đề nổi lên hàng đầu đối với lớp thanh niên trí thức tư sản dường như không có con đường nào khác là đi vào chuyện công danh chốn quan trường. Với vốn tri thức, họ hiểu rõ sự thật: “Các tri huyện ngày nay rẻ lắm rồi, bị tai tiếng nhiều lắm rồi”. Các tri huyện Viết, rồi An trước sau đều trượt sâu vào con đường tham nhũng, tàn ác. Khái Hưng đã miêu tả quá trình này khá chân thực và hợp lý. Lúc đầu nhận đồng tiền tham nhũng còn ngại ngần sau trở thành con sâu đục khoét, lúc đầu còn mủi lòng trước cảnh thương tâm, sau trở thành kẻ lạnh lùng, tàn ác. Nếu trong cái gia đình ấy còn một người có lương tri muốn giúp đỡ người nghèo khổ thì họ lại trở thành lạc lõng. Cái gia đình ấy thực sự đã phân hóa theo hướng xấu, tiêu cực vì công danh, vì quyền lợi, phù hợp với không khí phức tạp và đi xuống của xã hội đương thời. Các nhận vật bộc lộ rõ bản chất giai cấp qua những toan tính, thủ đoạn và hành động. Khái Hưng viết những cuốn tiểu thuyết trên với cách nhìn của người trong cuộc nên những trang viết chân thực, cụ thể. Có những điểm tương đồng với một số tác phẩm văn học hiện thực khi các tác phẩm văn chương này phản ánh được mốt số vấn đề của đời sống hiện thực. Tuy vậy, Khái Hưng không thuộc những nhà văn tả chân xã hội, không lấy đích phê phán mặt trái của xã hội làm mục đích, không hăng hái đi vào tìm hiểu và miêu tả nhiều mảng sống phức tạp khác nhau của đời sống. Khái Hưng chỉ miêu tả quan hệ gia đình với những chuyện có thật, mắt thấy tai nghe nên có giá trị thuyết phục. Qua mảng tiểu thuyết có nội dung xã hội này: “Ông lại để tâm đến việc cải cách những hủ tục trong gia đình Việt Nam nên những tiểu thuyết phong tục của ông đều là những tiểu thuyết có giá trị” (Vũ Ngọc Phan). Chất hiện thực được miêu tả qua những trang viết cũng không dồn nén mạnh mẽ, quyết liệt như các nhà văn hiện thực mà đều là một lối hiện thực khoan hòa, dung dị và hóm hỉnh trong nhiều trang bất hủ của Gia đình, nhất là của Thừa tự. Thành công của Khái Hưng là đã tả được chân thực không khí gia đình phong kiến đang rạn vỡ vì những xung đột kinh tế, những lề thói phong tục tưởng như là những nguyên tắc đạo lý ổn định cũng trở thành mong manh không được tôn trọng trong sinh hoạt gia đình. Những khác biệt, va chạm giữa các thế hệ và đặc biệt là thế hệ đồng đẳng giữa lớp con cháu đã trưởng thành và bắt đầu nhập vào cuộc sống thực tế. Khái Hưng không đẩy xung đột đến mức đối địch vì thực chất đây là mâu thuẫn của người cùng nhà, cùng dòng họ nên không có những biểu hiện quyết liệt của những lực lượng đối kháng về giai cấp. Những tác phẩm này của Khái Hưng vẫn mang không khí sinh hoạt của những gia đình quyền thế ở phủ huyện, không khí của thời cuộc chi phối đến cuộc sống của họ. Đời sống xã hội ngày càng phức tạp, bộ mặt của thành thị với sự đi xuống về mọi mặt báo hiệu cơn khủng hoảng về chính trị, xã hội, văn hóa đang chuẩn bị bùng nổ. Nhìn chung, các tác phẩm của Khái Hưng đã phản ánh những cảnh đời chân thực của một số gia đình lớp trên sa sút về đạo đức, sản phẩm của thời cuộc ở thời buổi hỗn loạn. Tuy không trực tiếp phê phán nhưng rõ ràng qua các nhân vật chúng ta như thấy hiện lên các vấn đề về xã hội và cuộc sống con người thời đó với bao quan hệ phức tạp, mâu thuẫn chằng chịt đan xen, để qua đó bộc lộ một phần thái độ của tác giả. Chỉ tiếc là nhà văn như người đứng ngoài cuộc, mặc cho dòng đời trôi chảy. 2.2.6. Quan niệm mới, một lối sống mới, đồng thời xây dựng một nền văn học mới, phù hợp với thời đại mới Đoạn tuyệt và Lạnh lùng thông qua việc lên án chế độ đại gia đình phong kiến còn nêu cao một quan niệm mới, một lối sống mới. Quan niệm sống mới này được thể hiện qua suy nghĩ hành động, qua lời bình luận của tác giả, của nhân vật, qua lời nói, qua đối thoại, qua xung đột cụ thể mẹ chồng – nàng dâu, cá nhân – gia đình…, được bộc lộ ở nhiều bình diện, ở nhiều tình huống, qua nhiều hoàn cảnh khác nhau. Loan trong Đoạn tuyệt, nhiều lần bảo phải “thoát ly” khỏi đại gia đình (các trang 48, 61, 65, 106, 151…) nàng nói với Thảo (trong một bữa liên hoan) “Em uống kỷ niệm cái ngày hôm nay em đoạn tuyệt với cuộc đời cũ” và tác giả lấy chữ “Đoạn tuyệt” làm tên tác phẩm. Ngay đầu tác phẩm lời đề của tác giả cũng đã nói: “Tặng Khái Hưng, tác giả Nửa chừng xuân, nhà văn cùng quan niệm với tôi về xã hội hiện thời, tặng các thanh niên nam nữ đã từng chịu những nỗi khắt khe của cuộc đời xung đột mới cũ”. Đoạn tuyệt với cuộc sống cũ, đòi hỏi giải phóng cá nhân ra khỏi xiềng xích của đại gia đình phong kiến. Đòi quyền tự lập, quyền được hưởng hạnh phúc. Đó là lập trường táo bạo, mới mẻ của Nhất Linh. Khi mới ra đời, Đoạn tuyệt đặt ra vấn đề nóng bỏng trong xã hội lúc bấy giờ: vấn đề giải phóng con người, giải phóng phụ nữ, vấn đề quyền cá nhân. Tác giả Đoạn tuyệt cũng đã góp phần dấy lên một phong trào chống phong kiến sôi nổi mạnh mẽ. Bởi ở đó người ta thấy tấm lòng thành của tác giả đặt nhân đạo lên trên luân thường đạo lý, thấy các biến chuyển về chất trong xã hội Việt Nam trong giai đoạn hiện tại. Theo tôi, đây cũng chính là vấn đề hiện thực xã hội miền Bắc những năm 30-45 được soi chiếu vào trong một số tác phẩm của Tự lực văn đoàn. Trong Đoạn tuyệt, lời kết án của trạng sư trong phiên tòa xử Loan: “Biết bao người không chịu nổi cái chế độ cay nghiệt ấy đã liều mình hy sinh cho thoát nợ… cái chế độ gia đình vô nhân đạo kia đã đến ngày tàn và phải nhường chỗ cho một gia đình khác, hợp với cái bấy giờ, hợp với quan niệm của những người có học mới” (103.162). Đó cũng chính là lời tuyên án của tác giả đối với chế độ đại gia đình phong kiến, nó thể hiện một quan niệm mới ở chỗ chế độ đại gia đình, lễ giáo phong kiến, chế độ ấy đã đến lúc phải phá bỏ, nó không thể tồn tại. Xung đột con người cá nhân với xã hội truyền thống là dấu hiệu của sự hiện diện tích cực nhất của con người cá nhân Tự lực văn đoàn. Họ tìm sự khẳng định cá nhân của mình theo nhiều hướng khác nhau. Con người cá nhân bộc lộ quan niệm mới trong tình yêu, trong thế giới nội tâm hay trong những ước mơ về một lối sống mới, về cái cách xã hội. Trước hết đó là quan niệm mới về quyền cá nhân, quyền con người như Loan, Dũng, Trạng sư, nhà báo Hoạch, Lâm, Thảo (trong Đoạn Tuyệt) Nhung, Nghĩa, Lịch, Minh (trong Lạnh lùng) là những người phát ngôn cho tác giả về những quan niệm mới, về quyền cá nhân. Trong Đoạn tuyệt nhiều lần Loan nói đến “quyền làm người”, quyền được tư do yêu đương kết hôn: “Xin mẹ để tùy con định nên lấy chồng hay không nên lấy chồng” (103.38). Khi bà Nghè than than khóc với Nhung (trong Lạnh lùng) về việc em gái nàng tự quyền yêu đương, Nhung cũng cho rằng em nàng nói là phải: “Hai người yêu nhau thì cho hai người lấy nhau” (105.19). Trong tiểu thuyết của Khái Hưng, ta cũng thấy quan niệm về quyền tự do yêu đương. Mai, Lộc tự do yêu nhau, lấy nhau. Hồng (trong Thoát ly) bị ngăn chặn về tình yêu, vẫn quyết tâm: “hai người sẽ lấy nhau dù ông Phán có bằng lòng hay không cũng mặc kệ” (84.176). Đến Nhất Linh quyền tự do yêu đương hầu như đã được xác lập một cách công khai và thắng lợi, được mọi người ủng hộ, thế lực đại gia đình phải nhượng bộ. Nhung cứ tìm cách đến với Nghĩa, bà Án không ngăn cản được Lâm, Thảo, Độ hết sức giúp đỡ cho mối tình Loan Dũng để hai người được hạnh phúc. Nhất Linh còn nêu ra quyền bình đẳng nam nữ. Loan đã so sánh: “Sao đàn ông họ bỏ vợ này lấy vợ khác là sự thường” (103.20), nhà văn phản đối kịch liệt việc đánh đập hành hạ phụ nữ. Quan niệm mới về cá nhân, về lối sống mới của thanh niên được Nhất Linh thể hiện rõ trong tôn chỉ, tâm niệm của Tự lực văn đoàn, biểu hiện một thế giới quan tiến bộ và nhân sinh quan lành mạnh. Qua Đoạn tuyệt và Lạnh lùng, Nhất Linh thể hiện một quan niệm mới, tiến bộ về quyền con người, quyền cá nhân một cách triệt để thẳng thắng, đồng thời, đưa ra một lối số

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLVVHLLVH015.pdf
Tài liệu liên quan